Lưu trữ

Posts Tagged ‘PV’

Con Chiên Ngày Thứ Năm Tuần Thánh

Con_chien

Buổi sáng ngày Thứ Năm Tuần Thánh, ba đi tập nghi thức ở nhà thờ, mang về một bộ áo dài khăn đóng và một cây gậy sơn màu vàng. Tôi chạy ra đỡ cây gậy bằng gỗ nặng chịch từ tay ba.
– Năm nay ba làm ông Tông Đồ nữa hở ba?
– Ừ!
– Ba làm ông Phêrô hở ba?
– Không, ba không được làm ông Phêrô. Ông Phêrô phải đi đầu tiên.
– Thế ba làm ông gì?
– Ông Giacôbê.
– Tại sao ba làm ông Giacôbê?
– Tại ba đứng ở giữa hàng.
– Ba đừng làm ông Giuđa, ba há.
– Ừ, không làm.
– Ông Giuđa xấu, ba há.
Ba im lặng không trả lời. Tôi nhắc lại:
– Ông Giuđa bán Chúa, là người xấu, ba há? À, chiều nay ba nhớ mang thịt chiên về cho con nhé!
– Ừ, con ăn mấy nắm?
– Ba nắm! Tôi giơ nắm tay nhỏ xíu của mình lên.

Buổi chiều hôm đó, trong cái nóng hầm hập và ngột ngạt của mùa hè, ba nghiêm nghị mặc áo dài trắng, quần trắng, đội khăn đóng màu đen, tay chống cây gậy gỗ, xếp hàng theo đoàn rước mười hai ông Tông Đồ, thong thả tiến lên gian Cung Thánh. Mười hai ông, ngồi thành hai hàng ghế, oai vệ chờ được rửa chân. Cha xứ lần lượt quỳ xuống trước mặt từng ông, cúi xuống rửa chân rồi cẩn thận lau lại bằng một cái khăn bông trắng toát. Trong khi các ông Tông Đồ hoan hỉ xỏ chân lại vào giày thì cha xứ đẫm mồ hôi, quay trở lại bàn thờ tiếp tục làm lễ.

Con chiên được làm bằng xôi trắng, nằm trên một cái mâm đồng. Người ta chắc phải nấu nhiều chõ xôi, để có thể nặn ra một con chiên “khổng lồ” như thế. Rồi dính bông gòn bên ngoài làm lông chiên. Tôi nín thở nhìn cha xứ rưới cồn lên và châm lửa. Lửa xanh, rồi lửa đỏ loang loáng phủ khắp mình chiên, rồi bốc cao. Con chiên cháy đùng đùng một góc bàn thờ.

Con chiên ngày Thứ Năm Tuần Thánh của năm 1975 cũng là con chiên bị sát tế cuối cùng của tuổi thơ tôi. Những năm sau 1975 khi miền Nam rơi xuống “vực thẳm” (chữ của nhà văn Mai Thảo), cả nước đói nghèo, người ta không còn làm con chiên bằng xôi nữa. Thậm chí cả Thánh lễ cũng làm “chay” vì không có bột mì làm bánh lễ. Giáo dân đi dự lễ nhưng không được rước lễ, phải rước lễ tưởng tượng, gọi một cách văn vẻ là “rước lễ thiêng liêng”.

Miền Nam của tôi từ đó đẫm máu và nước mắt. Miền Nam của tôi có khác nào con chiên bị sát tế trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh? Miền Nam của tôi đã bị bán đứng cho những mưu đồ chính trị của các cường quốc. Bốn mươi năm nay, dân tộc tôi vẫn chưa có ngày phục sinh.

Tuy thế, tôi vẫn không bỏ mất niềm hy vọng của ngày Thứ Bảy Tuần Thánh. Tôi vẫn mong mỏi sẽ có ngày không còn bóng dáng độc tài cộng sản. Sẽ có ngày Chúa Nhật Phục Sinh trên quê hương tôi.

Ba thương,
Cơn sốt hầm hập hồ như đã thiêu cháy thân xác còm cõi của ba, mà chiếc giường sắt ba nằm tựa như một góc bàn thờ đốt con chiên năm nào. Ba nằm đó, rướn lên từng hơi thở mệt nhọc, thưa dần…

Của lễ ba dâng lên Chúa là quãng đời niên thiếu khi còn là chú giúp lễ “tiếng la tinh” cho “cha Y Pha Nho”. Là quãng đường chú nhỏ đi bộ mấy mươi cây số từ thành phố về thôn quê, để chỉ còn thấy được nấm đất nơi an nghỉ người cha thân yêu đã bao năm nay chú chưa được thấy mặt lại. Là quãng đời thanh niên sôi nổi trong quân ngũ, là những ngày về phép ngắn ngủi kịp cho một đám cưới vội vàng thời chiến. Là những ngày ưu tư pha lẫn lo lắng cho một tương lai vô định, cùng người vợ mới cưới theo cha xứ bước chân lên con “tàu há mồm” chạy trốn cộng sản vô thần, đi tìm tự do tôn giáo, bỏ lại sau lưng làng mạc, nhà cửa, ruộng nương… và biết bao thân bằng quyến thuộc.

Hồi ức những năm tháng cuối đời của ba chỉ chừng đó. Trí nhớ của ba dừng lại ở mảnh đất miền Nam nắng ấm, nơi người ta “buôn bán, làm ăn sầm uất”. Vượt trên tất cả là ba được hít thở không khí tự do, được tự do “giữ đạo thánh Chúa”, được đóng vai “ông Tông Đồ” mỗi năm… Còn mọi sự khác ba đã quên hết, trong vùng trí nhớ lãng đãng, mịt mờ sương khói, ba chẳng buồn nhớ dù là những khuôn mặt rất đỗi thân quen là các con, các cháu của ba. Chỉ chừng đó thôi. Nhớ như thế là đủ, là nhiều rồi ba ạ. Chúng con không dám đòi hỏi gì hơn.

Xin ông bạn già ăn mày ba mời ăn cơm, uống rượu thuở trước, vào một buổi trưa 30 Tết năm nào xa lắc xa lơ, dẫn ba vào trình diện với Chúa. Chúng con tin chắc một điều là ông bạn này chưa bao giờ nằm trong vùng trí nhớ của ba, dù chỉ một ngày.

Chuyên mục:Khác Thẻ:

Mẹ và Những Lời Kinh Xưa

Hình ảnh Mẹ tôi thuở tôi còn thơ ấu là những kỷ niệm gắn liền với đời sống cầu nguyện. Cái hình thức cầu nguyện mộc mạc, giản dị của người nhà quê nghèo, ít học, và cũng vì nó đơn sơ nên tôi nhớ mãi.

Cơ quan cứu trợ nhi đồng Liên hiệp quốc

Khi tôi biết bập bẹ tập nói thì Mẹ bắt tay phải, dậy cho làm dấu Thánh giá trên trán, dậy đọc thuộc lòng những bài kinh ngắn (như kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, kinh Sáng Danh). Ngoài việc chiều chiều lẫm chẫm theo Mẹ đi lễ nhà thờ, thì mỗi tối trước khi đi ngủ Mẹ bắt lập lại theo Mẹ tới độ thuộc lòng những “bài” cầu nguyện ngăn ngắn theo kiểu “tự phát”, đại loại như sau: “Con xin Chúa, xin Đức Mẹ, xin Thánh Giuse gìn giữ con đêm nay được bình an trong tay Ba Đấng… Xin ban cho con “hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới”… Con xin cảm ơn Ba Đấng con đi ngủ.”

Đấy là “phần” của chị em chúng tôi. Làm xong “bổn phận sự” là chúng tôi lăn ra ngủ. Thế còn Mẹ cầu nguyện riêng điều gì, tôi đâu có biết. Chỉ biết là lắm khi tôi đã ngủ “no mắt” một giấc rồi, thức dậy thấy Mẹ vẫn đang ngồi lần chuỗi một mình.

Hồi nhỏ chúng tôi (tức là các chị em tôi) đứa nào cũng từng trải qua cái màn “thẩm vấn” kỳ khôi như thế này. Không rõ cái “bản văn” này có phải được du nhập vào miền Nam theo làn sóng di cư 1954? Tôi còn nhớ như in bài “hỏi đáp” này như sau:

– Con tên gì? – Con tên…
– Con lên mấy? – Con lên ba (bốn, năm).
– Con là con ai? – Con Đức Chúa Trời.
– Cháu ai? – Cháu Adong.
– Giòng ai? – Giòng Đa-vít.
– Vít gì? – Vít vồ. (???) (*)
– Quê ở đâu? – Quê ở Thiên đàng.
– Họ hàng với ai? – Họ hàng với các thánh.
– Tên thánh là gì? – Tên thánh là Anna.
Thưa xong câu này tôi sà ngay vào lòng Mẹ, lần nào cũng thế, chỉ mong cho màn “thẩm vấn” mau đến câu cuối cùng 😀

Đấy là chuyện “ngày xưa còn bé”. Giờ thì tôi chỉ còn được “nhìn” thấy Mẹ trong trí tưởng, hình ảnh bà cụ những ngày cuối đời, trên tay lúc nào cũng là xâu chuỗi, miệng móm mém thì thào từng câu kinh. Những bài kinh mà thời trẻ bà say mê đọc, thì ở tuổi già bà vẫn đọc, như một quán tính. Nơi bà cụ, tôi tìm thấy ý nghĩa của câu Kinh Thánh này: “Người đầu bạc thì khôn ngoan và tuổi già là một cuộc đời thanh sạch” (Kn 4,9).

——

(*) Vít- vồ là từ cổ của giáo dân Việt Nam. Thuở xưa linh mục được gọi là Thầy cả, còn giám mục được gọi là “vít- vồ”. Từ này có gốc từ tiếng Bồ Đào Nha Bispo, hoặc nói trại từ tiếng Latin Épiscovo mà ra.

——

Dưới đây là những câu thơ viết cho Mẹ của hai nhà thơ họ Đỗ (nguồn):

1

.

2

Chuyên mục:Khác Thẻ:

Tháng Mười Một và Hai Vị Tổng Thống

Đạo Công Giáo dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho những người đã khuất. Tôi đặc biệt nhớ đến hai vị tổng thống cùng qua đời trong tháng 11. Hai ông bị ám sát cùng tháng, cùng năm, cách nhau chỉ hai mươi ngày: Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm (02/11/1963) và Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (22/11/1963).

Hai con tem in hình Tổng thống John F. Kennedy:

xem tiếp

Chuyên mục:Tem Thẻ:

Như Chuối Ba Hương

Ngày còn bé, tôi có nhiều bạn học sinh hoạt trong Gia đình Phật tử và hay lân la theo các bạn đến chùa. Ngôi chùa thâm nghiêm thường hay cửa đóng then cài vào những buổi chiều Chúa nhật. Tôi ngồi dưới tán cây bồ đề cổ thụ ngoài sân xem bạn sinh hoạt, thấy cũng na ná như các sinh hoạt của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể nơi nhà thờ chỗ tôi ở.

Vào mùa Vu Lan tôi mê mải xem bạn ngồi kết những bông hồng bằng giấy màu trắng và màu hồng. Tôi cũng xin làm thử nhưng không có “hoa tay” để làm được những bông hoa xinh xắn như bạn, tuy thế vẫn được bạn hào phóng tặng vài bông đem về chơi đồ hàng. Rồi vào buổi tối hôm áp lễ lại hớn hở theo bạn đứng xếp hàng trong sân chùa chờ được cài một bông hồng lên áo.

1

đọc tiếp

Chuyên mục:Tem Thẻ:

Tháng Giêng Nhớ Vua Quang Trung


(Tem vua Quang Trung, phát hành ngày 28/01/1972)

.

Nếu như tháng đầu tiên của năm dương lịch dành tưởng niệm các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974, thì tháng Giêng âm lịch tôi kính nhớ đến vị anh hùng áo vải Quang Trung.

Tượng Vua Quang Trung

Tượng Vua Quang Trung

Trích “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”:

Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh, truyền cho mọi người nghe lệnh:
đọc tiếp

Chuyên mục:Đọc sách Thẻ: