Mẹ và Những Lời Kinh Xưa
Hình ảnh Mẹ tôi thuở tôi còn thơ ấu là những kỷ niệm gắn liền với đời sống cầu nguyện. Cái hình thức cầu nguyện mộc mạc, giản dị của người nhà quê nghèo, ít học, và cũng vì nó đơn sơ nên tôi nhớ mãi.
Khi tôi biết bập bẹ tập nói thì Mẹ bắt tay phải, dậy cho làm dấu Thánh giá trên trán, dậy đọc thuộc lòng những bài kinh ngắn (như kinh Lạy Cha, kinh Kính Mừng, kinh Sáng Danh). Ngoài việc chiều chiều lẫm chẫm theo Mẹ đi lễ nhà thờ, thì mỗi tối trước khi đi ngủ Mẹ bắt lập lại theo Mẹ tới độ thuộc lòng những “bài” cầu nguyện ngăn ngắn theo kiểu “tự phát”, đại loại như sau: “Con xin Chúa, xin Đức Mẹ, xin Thánh Giuse gìn giữ con đêm nay được bình an trong tay Ba Đấng… Xin ban cho con “hay ăn chóng lớn, học hành tấn tới”… Con xin cảm ơn Ba Đấng con đi ngủ.”
Đấy là “phần” của chị em chúng tôi. Làm xong “bổn phận sự” là chúng tôi lăn ra ngủ. Thế còn Mẹ cầu nguyện riêng điều gì, tôi đâu có biết. Chỉ biết là lắm khi tôi đã ngủ “no mắt” một giấc rồi, thức dậy thấy Mẹ vẫn đang ngồi lần chuỗi một mình.
Hồi nhỏ chúng tôi (tức là các chị em tôi) đứa nào cũng từng trải qua cái màn “thẩm vấn” kỳ khôi như thế này. Không rõ cái “bản văn” này có phải được du nhập vào miền Nam theo làn sóng di cư 1954? Tôi còn nhớ như in bài “hỏi đáp” này như sau:
– Con tên gì? – Con tên…
– Con lên mấy? – Con lên ba (bốn, năm).
– Con là con ai? – Con Đức Chúa Trời.
– Cháu ai? – Cháu Adong.
– Giòng ai? – Giòng Đa-vít.
– Vít gì? – Vít vồ. (???) (*)
– Quê ở đâu? – Quê ở Thiên đàng.
– Họ hàng với ai? – Họ hàng với các thánh.
– Tên thánh là gì? – Tên thánh là Anna.
Thưa xong câu này tôi sà ngay vào lòng Mẹ, lần nào cũng thế, chỉ mong cho màn “thẩm vấn” mau đến câu cuối cùng 😀
Đấy là chuyện “ngày xưa còn bé”. Giờ thì tôi chỉ còn được “nhìn” thấy Mẹ trong trí tưởng, hình ảnh bà cụ những ngày cuối đời, trên tay lúc nào cũng là xâu chuỗi, miệng móm mém thì thào từng câu kinh. Những bài kinh mà thời trẻ bà say mê đọc, thì ở tuổi già bà vẫn đọc, như một quán tính. Nơi bà cụ, tôi tìm thấy ý nghĩa của câu Kinh Thánh này: “Người đầu bạc thì khôn ngoan và tuổi già là một cuộc đời thanh sạch” (Kn 4,9).
——
(*) Vít- vồ là từ cổ của giáo dân Việt Nam. Thuở xưa linh mục được gọi là Thầy cả, còn giám mục được gọi là “vít- vồ”. Từ này có gốc từ tiếng Bồ Đào Nha Bispo, hoặc nói trại từ tiếng Latin Épiscovo mà ra.
——
Dưới đây là những câu thơ viết cho Mẹ của hai nhà thơ họ Đỗ (nguồn):
.
Cám ơn Chị PV.
Bài viết thật cảm động. Những Bà Mẹ Vietnam đơn sơ, mộc mạc , nhân hâu. Các Bà cũng là những nhà giáo dục tuyệt vời với cuộc sống bản thân làm mẫu mực.
Khi còn nhỏ, trời Saigon mùa hè nóng. Tôi ham chơi nên thuờng ở trần. Tuy thế , trước khi đi ngủ, bao giờ cũng mặc áo, đọc kinh và nghe Má kể chuyện Các Thánh. Má tôi nói : Bàn đêm, Đức Bà đi thăm, đứa nào không bận áo thì không nhan la con Đức Bà.
Ồ, bác Chinook nhắc em mới nhớ. Mẹ em cũng tương tự thế, bà bảo rằng đứa nào đi ngủ không ăn mặc đàng hoàng thì các Thiên thần Bản mệnh sẽ không gìn giữ.
Các Bà Mẹ là những Người Thầy đầu tiên của mình, bác nhỉ.
Nhớ Mẹ lắm…hở chị Năm!
Những dòng chữ mộc mạc giản đơn, nhưng đã gói ghém tất cả những gì thuộc về ký ức tuổi thơ êm đềm thân quen bên Mẹ một cách chân thành đầy rung động sâu lắng…
Chính sự giản đơn đầy tình cảm chân thành trong từng câu chữ, đã chứng minh…”Văn là Người”…đấy chứ…
Đâu có cần gì…những lời chấp cánh văn hoa sáo rỗng…mới nhớ mẹ…!
Với chủ đề entry “Nhớ Mẹ”, em lượm lặt vài mẫu truyện ngăn ngắn… góp chuyện, chị Năm nghen:
1/ MẸ TÔI
Mẹ bán bún. Sớm nào tôi cũng phụ xách đồ ra chỗ bán. Hai mẹ con đi bộ. Mẹ thường nói:
– Đi như thế này vừa tập thể dục vừa tiết kiệm.
Con đường quen thuộc qua mấy ngã ba, hàng cây, dãy phố…nuôi tôi khôn lớn cùng gánh bún của Mẹ.
Cả đời đi bộ, hôm nay mẹ đi xe, qua con đường ngày nào nhưng sao đầu tôi trống rỗng, lòng nặng trĩu. Ảnh Mẹ nhạt nhoà hương khói, dẫu biết quy luật này không ai ngoại lệ, nhưng, ngày Mẹ…được đi xe…sao buồn thảm quá…!
( Nguyễn Hữu Bé )
2/ NUÔI CON
Nhà có cháu, bố mẹ đi làm cả ngày nên muốn thuê người ngoài.
Bà Nội muốn tự tay mình chăm sóc cháu.
Mẹ làm ngành y rất kỹ lưỡng về vệ sinh, có ý không thích để bà nuôi.
Một hôm mẹ làm về sớm thấy Bà mớm cho cháu, không bằng lòng nên nói với bố.
Đến tối, bố nói với Bà:
– Mẹ nuôi theo kiểu dân gian, mất vệ sinh lắm nên cháu bệnh hoài, thôi để con thuê người chăm cho cháu.
Bà ngỡ ngàng, chống chế yếu ớt:
– Con cũng lớn, mạnh khoẻ mà có sao đâu!
( Song Vũ )
3/ CÓ MẸ
Nhà thằng Long, 7 tuổi, ở dưới quê. Nó sống với Bà Ngoại trên thành phố để đi học. Mỗi lần, nhìn mấy đứa bạn trong xóm có cha mẹ ấp ủ thương yêu, nó lại cảm thấy buồn buồn. Lâu ngày đâm ra mặc cảm. Đi đâu nó cũng lặng lẽ cúi đầu, chịu thua chịu thiệt.
Một hôm, thấy mặt nó vênh vênh, không chịu lép như ngày thường, tụi bạn ngạc nhiên nói:
– Thằng này hôm nay giở chứng!
– Hôm nay Mẹ tao lên, tao cũng có Mẹ như tụi mày. Thằng Long hất kênh mặt trả lời.
( Hải Âu )
4/ MẸ
Tôi bệnh. Mẹ từ Quy Nhơn vô thăm, tay xách, nách mang nào nếp, gà, khô mực, rượu Bàu Đá…Nhìn vẻ lam lủ, quê mùa của Mẹ, tôi thầm nghĩ: “Nói với các bạn là…vú nuôi”
Mẹ bước vô phòng tôi trọ học, các bạn cùng phòng reo mừng ríu rít, đứa kêu Mẹ, đứa gọi Má…
Mẹ cười rạng rỡ với những đứa con tứ phương lần đầu hội ngộ…
Tôi đứng lặng…
( Lưu Quang Vũ )
Cảm ơn Tuấn Anh. Thế còn kỷ niệm của em với Mẹ em là gì? Chị Năm kể “mồi” rồi đó, em tiếp đi 😀
Chị Năm ơi, post nhạc phẩm LÒNG MẸ nhạc và lời của Ns Y Vân, với tất cả giọng ca mà chị có thể tìm…, nghe đi chị Năm.
Thân mời Tuấn Anh và cả nhà nghe Lòng Mẹ của nhạc sĩ Y Vân nhé.
” Hồi nhỏ chúng tôi đứa nào cũng từng trải qua cái màn “thẩm vấn” kỳ khôi…”
Thế, hiện tại bây giờ chị Năm có áp dụng cái bài “thẩm vấn” đó với.. các cháu của ròm em không đó?
Chị Năm: Dạ, vì trẻ em vừa mới hơi hơi..”nhú lớn” đã bị.. “chèn nhét” cái bài hát sặc mùi “chính chị chính em”…rồi: ” Em là mầm non của đảng”: – Em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng, sướng vui có đảng tiền phong….huhuhuhuhuhu…
..Băng..Minh Râu! hihihihihi…
“…của..”băng” tiền phong dẫn đường”…tới thiên đường..cắt.., đập..búa liềm…!!!!
Một số lớn “cháu ngoan” lại..”mờ mờ nhân ảnh”…vênh vênh, hích hích..lổ mũi, xem đó là…vinh dự tự hào..mới chết, chứ chị Năm!!!!
Chị Ba chị Năm ơi, Ròm em đề nghị hai chị gợi ý.. chị Cam Li hát nhạc phẩm LÒNG MẸ này..tặng mọi người đi?
Bởi ròm em đã có nghe chị Cam Li ngâm bài thơ ” Đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười – củaTrần Trung Đạo”…với giọng ngâm thật tuyệt vời!
Cảm ơn Tín đã nhắc. Mời Tín và cả nhà nghe Chị Cam Li hát bài Lòng Mẹ của Y Vân.
Ròm em gợi nhắc.. chút chút..kỷ niệm xưa, coi..chị Năm..e lệ, đánh trống lảng..đó nghen!!!! hihihihihi..
Anh Năm ơi, mau tới cơ quan nhanh nhanh..chở chị Năm..dzề..ăn cơm trưa..cà…hihihihihihi..
Ý nghĩa lắm!
– Vũ trụ không có nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan tuyệt phẩm nhất là trái tim người Mẹ.
( Bernard Shaw )
Chúc mừng ngày lễ Mẹ với tất cả bạn đọc trên trang Phay Van.
Nguyệt Mai thân mời các bạn nghe thêm những bài hát về Mẹ:
1) Mừng tuổi Mẹ với tiếng hát Quang Lê:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=IwkQCF1L7C
2) Mẹ là Phật với tiếng hát Gia Huy:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=kp80psX5Sk
3) Mẹ với tiếng hát Lưu Bích:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=fKxitIID0a
Cám ơn chị Ba với links nhạc về Mẹ.
Cảm xúc thật sâu lắng khi lần đầu tiên em nghe bản nhạc “Mẹ là Phật” với tiếng hát của ca sĩ Gia Huy…đó chị Ba.
Phay Van và Tuấn Anh,
Không có chi hai em à. Chị rất vui khi thấy Tuấn Anh thích bản nhạc “Mẹ là Phật” do Gia Huy hát. Bài nhạc về Mẹ nhiều lắm. Hôm nay chị mới tìm được thêm một số bài nhạc về Mẹ nữa và post trong Tủ nhạc về Mẹ đăng trên blog của chị. Khi nào rảnh và thích nghe, em vô nghe nhé.
Chị gửi cho em nghe vài links:
1) Mẹ trùng dương với tiếng hát Thái Thanh:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=WQ54wuCRD5
2) Maman với tiếng hát Kiều Nga:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=WZY7UVgew7
3) Mẹ hiền yêu dấu với tiếng hát Ngọc Lan:
http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=H4GgW4aHR3
Dạ, em cũng cám ơn chị Ba.
Em vừa mới vào nghe “Tủ Nhạc” trong trang nhà chị đấy…
Cha..cha…! Trưa nay ông ròm..rãnh dữ hén! Tám chuyện..” vàng rực” cả entry luôn!!!!
P/s: Làm xong bài cả nhóm phân công chưa đó…ông ròm? Thứ hai phải xong đó nghen…còn mình ông thôi đó!
Trời..trời..! Hôm nay mà chị Năm còn..giận và “tuyên chiến”, gởi tối hậu thư..”tuyệt thực”.. cho anh Năm hở??!!!
Công nhận chị Năm..”kiên cường, dũng cảm”…thiệt đó!!!! hihihihihih…
Cha..! Chị Năm “tự tin” dữ hén!
“tuyệt thực” miết, có ngày..anh Năm…”Aller sans retour”…đó nghen bà chị của Út!!!! hihihihihi…
À, nhân tiện nói..Aller sans retour, chị Năm tìm post bản nhạc Pháp: “Aller sans retour – Julliette “…rất hay, nghe đi chị Năm…
Em xem phải không:
Dạ, đúng là.. “hắn”…rồi chị Năm…! Út gõ chép lời bản nhạc, và cũng là một cách học ôn luyện tiếng Pháp nghen…
ALLER SANS RETOUR
Ce que j’oublierai, c’est ma vie entière
La rue sous la pluie, le quartier désert
La maison qui dort, mon père et ma mère
Et les gens autour, noyés de misère
En partant d’ici, pour quel paradis ou pour quel enfer
J’oublierai mon nom, j’oublierai ma ville
J’oublierai même que je pars pour l’exil
Il faut du courage pour tout oublier
Sauf sa vieille valise et sa veste usée
Au fond de la poche un peu d’argent pour
Un ticket de train, aller sans retour
Aller sans retour
J’oublierai cette heure où je crois mourir
Tous autour de moi se forcent à sourire
L’ami qui plaisante, celui qui soupire
J’oublierai que je ne sais pas mentir
Au bout du couloir
J’oublierai de croire
Que je vais revenir
J’oublierai même si ce n’est pas facile
D’oublier la porte qui donne sur l’exil
Il faut du courage pour tout oublier
Sauf sa vieille valise et sa veste usée
Au fond de sa poche un peu d’argent pour
Un ticket de train, aller sans retour
Aller sans retour
Ce que J’oublierais, si j’étais l’un d’eux
Mais cette chanson n’est qu’un triste jeu
Et quand je les vois passer dans nos rues
Etranges étrangers, humanité nue
Quoi qu’ils aient fuit
La faim, le fusil
Quoi qu’ils aient vendu
Je ne pense qu’à ce bout de couloir
Une valise posée en guise de mémoire…
P/s: Út có “nghe”.. loáng thoáng… là hồi trước 1975, có một bộ phim cùng tên với bài hát này, phải không chị Năm?
Cám ơn chị Năm giới thiệu, nhưng đây nó là phim sản xuất năm 1986 cơ mà?
Ý của Út muốn hỏi để biết phim “Aller sans retour” trước 1975 cơ?
Chị Năm kính: Kỷ niệm về Mẹ, không riêng em, mà chắc với tất cả mọi người, thì chắc là nhiều lắm, đúng không chị Năm.
Nhưng em nghĩ, để cảm nhận được sâu lắng và sâu sắc những kỷ niệm đầy trìu mến thân thương về Mẹ, thì ta cần phải có nhiều thời gian trải nghiệm trong cuộc đời, những va vấp, sóng gió cùng những thành công lẫn thất bại trong cuộc sống…thì lúc ấy, những kỷ niệm về Mẹ…mới sâu sắc trong ta…
Chẳng hạn như chị Năm, nếu chị Năm ở vào độ tuổi như em hiện nay, thì làm gì chị Năm…bày tỏ tuôn trào được những suy nghĩ chân thành đơn sơ…nhưng đầy sâu sắc kỷ niệm cảm động như bài viết này…về người MẸ..của chị Năm…
Hoặc, bài thơ em gõ chép dưới đây, một người trẻ không thể nào…tuôn trào được cảm xúc kỷ niệm…hay tuyệt.. như vậy về.. MẸ…
Em nghĩ vậy có..”bị sai” ..gì không chị Năm, mong chị Năm chỉ dạy em..thêm ạ…
NGÀY XƯA CÓ MẸ
Khi con biết đòi ăn
Mẹ là người mớm con muỗng cháo
Khi con đòi ngủ
Mẹ là người thức hát ru con
Bầu trời trong mắt con
Ngày một xanh hơn
Là khi tóc Mẹ
Ngày thêm sợi bạc…
Mẹ có thành hiển nhiên trong trời đất
Như cuộc đời không thể thiếu trong con
Nếu có đi vòng quanh quả đất tròn
Người mong con mỏi mòn
Vẫn không ai ngoài Mẹ!
Cái vòng tay mở ra từ tấm bé
Cứ rộng dần theo con trẻ lớn lên
Mẹ là người đã đặt cho con cái tên riêng
Trước cả khi con bật lên tiếng…Mẹ!
Mẹ là tiếng từ khi bập bẹ
Đến lúc trưởng thành
Con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu
Mẹ có nghĩa là bắt đầu
Cho sự sống, tình yêu và hạnh phúc.
Mẹ có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời, một mặt đất, một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Những đã cho con dư dả nụ cười tiếng hát
Mẹ có nghĩa là ánh sáng
Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim
Mẹ có nghĩa là mãi mãi
Là cho đi không đòi lại bao giờ
Nhưng có một lần Mẹ không ngăn con khóc
Mẹ không thể lau nước mắt cho con
Là khi Mẹ không còn
Hoa hồng đỏ từ đây hoá trắng
Cổ tích thường khi bắt đầu
Xưa có một vị vua hay một nàng công chúa
Nhưng cổ tích con
Bắt đầu từ ngày xưa có… MẸ !
( Thanh Nguyên )
Dạ, chị Năm cũng thấy bài thơ này hay hở chị!
Khi gặp đọc, em thấy “cảm” ngay, và nhờ chị, bây giờ em mới biết tác giả là…Nữ…đó!
Lần đầu tiên chị biết thơ Thanh Nguyên là năm học lớp 12. Để chị copy tặng em bài đó há:
Khi biết yêu người ta bắt đầu nói dối
Thầy văn học đọc câu phương ngôn
“Khi biết yêu người ta bắt đầu nói dối”
Có đúng thế không, hở bạn bè cùng tuổi ?
Lứa tuổi bắt đầu yêu
Sáng nay em gởi gì qua ánh mắt nheo
Mà khiến anh đêm về khó ngủ
Ở gần thôi mà sao vẫn nhớ
Ngắn vô cùng – không đủ để nhìn nhau
Đừng ai hiểu lầm ai muốn làm cao
Dù đôi lúc ngó lơ sang chỗ khác
Thì ra, thầy bảo mà đúng thật
Khi biết yêu trước tiên mình tự dối mình
Rồi nếu lỡ bạn bè nhắc đến đúng một cái tên
Tự dưng em quá chừng xấu hổ
Má đỏ bừng và không cười nói nữa
Có ai hỏi :”hắn đấy à ?”
Vội đáp : “còn lâu !”
Và anh thì có khác gì đâu
Cũng bối rối rồi vội vàng phủ nhận
Ai lại dám tỏ bày niềm xúc động
Nên bất ngờ phải nói “có” thành “không”
Bài hát anh hát cho cả lớp nghe chung
Sao ánh mắt cứ nghiêng về một phía ?
Tự dưng em không dám lên lớp trễ
Chỉ sợ anh chê : con bé ấy lười !
Tự dưng em vui hơn và anh càng thấy yêu đời
Anh đi dạo thường xuyên hơn ngang qua căn phòng em ở
Chỉ cần một cái nhìn…hai đứa sẽ ngủ ngon
Nhưng bạn bè ơi
Đừng tìm hiểu gì hơn
Em sẽ bảo em chỉ ngồi hóng gió
Anh sẽ giải thích, anh đi ngang qua căn phòng đó
Như đi ngang qua bao căn phòng khác của trường
Khi biết yêu, ai cũng ngỡ mình vẫn bình thường
Dù sự thật có rất nhiều thay đổi
Mà thay đổi trước tiên là bắt đầu nói dối
Sự nói dối vụng về trẻ nít
Rất dễ thương
Và dĩ nhiên đáng được khoan dung
Hãy tha thứ cho những người
Vì bắt đầu yêu nên bắt đầu nói dối
Nhân Tuấn Anh và Phay Van nói về thơ Thanh Nguyên, chị Google search và tìm ra tiểu sử và nhiều bài thơ khác của cô ấy. Chị Ba gởi tặng các em link này:
http://sites.google.com/site/thothanhnguyen/
Dạ, cảm ơn Chị Ba. Em vừa xem nhưng không thấy có mấy bài thơ cũ của chị ấy. Sao họ không đưa hết lên Chị nhỉ?
Chị Ba chị Năm ơi!
Với chủ đề entry này, em mạn phép đề nghị chị Ba, chị Năm, có thể dẫn thêm links: một bài viết, và một bài hát, để mọi người cùng đọc và nghe thêm…được không ạ:
1/ NGHĨ VỀ MẸ – nhà văn Võ Hồng
2/ Nhạc phẩm: BÔNG HỒNG CÀI ÁO – ca sĩ Khánh Ly.
Cám ơn hai chị
Dạ, ròm em nhớ lại rồi!
Cám ơn chị Năm..”sửa lưng”..ròm em lần nữa nghen! hihihihihi..
Ròm em để ý chị Năm sử dụng “chiêu” này..với anh Năm ròm em.. nhiều lần rồi à nhen!
Chiêu này phụ nữ sử dụng có tác dụng..”ghê gớm”..lắm hở chị Năm?!
Như dzậy là..tiêu tán đường..anh Năm ròm em rồi..!!!!!
Yên tâm đi..người đẹp!
No problem!
Không biết có ngày mẹ … kế không nhỉ ?
Bác Trà: thời học sinh anh em mình bị cái gọi là “văn học hiện thực phê phán xhcn” đầu độc, nên thường hay nhìn thấy cái ác, cái xấu, cái chưa hoàn thiện hơn là mặt thiện, mặt tốt của người khác (trong đó có… mẹ kế). Thực ra thì không phải mẹ kế nào cũng không tốt.
Đây là ý kiến của một vị:
Khi chúng ta vinh danh MẸ là vinh danh cả những người THAY MẸ nữa: bà nội, bà ngoại, dì, cô, những người hy sinh để nuôi trẻ mồ côi… cho nên không thể sót những người mẹ kế (nếu có) thay thế mẹ ruột để nuôi ta khôn lớn (dĩ nhiên mẹ ác thì không vinh danh).
BácTrà hâm lại kính: Cái lời còm của bác quả thật là…dí dỏm hết sức!
Đọc, mà con thinh thích..và…thâm thấm, cứ tủm tỉm cười hoài…hihihihihi..
Phay Van và Tuấn Anh,
Thực ra chữ mẹ nó bao la của tình mẫu tử chứ không gói gọn chỉ trong giá trị sinh học ! Nói cho vui cửa vui nhà chứ có những người mẹ không sinh nhưng ơn dưỡng dục lại quyết định toàn bộ cuộc đời mỗi người,…
chúng ta hãy chúc cho những bà mẹ luôn có những đức con hiếu thảo ,…
còn mẹ Việt nam của cúng ta đang đau lòng vì những đứa con bất hiếu đang làm mẹ khổ nhục không cùng,…. ôi !
Bác Trà và chị Năm: Qua lời còm của bác và chị, em nhớ có đọc mẫu chuyện ngăn ngắn này, ngăn ngắn nhưng với nội dung thật nhân văn cảm động…, em gõ chép lại nghen…
MẸ GHẺ
Cô tôi muộn chồng vì quá dữ tánh, ruột thịt cũng chẳng ai muốn gần, đành lấy dượng, đã goá vợ.
Sáu tuổi, Lộc về với mẹ ghẻ, làm đủ việc mà lằn roi mới vẫn chồng lên dấu đòn cũ…
Lộc 15 tuổi, dượng chết. Đinh ninh Lộc bỏ đi, nên ngày mở cửa mả, cô đuổi khéo:
– Có muốn về với bà ngoại mày không?
Lộc cúi đầu, nói trong nước mắt:
– Con đi rồi, mẹ ở với ai?
Sau câu nói, dường như bà mẹ ghẻ đã ở lại với nấm mồ!
Cô tôi về, đi chùa, ăn chay. Lộc trở thành cậu ấm, học hành trở thành Thạc sĩ, mẹ con thân thương như một phép màu…
( B.M.P )