Trang chủ > Văn > Hát bài “Rừng Lá Thấp”

Hát bài “Rừng Lá Thấp”

Các bạn thân mến,
Nguyệt Mai trân trọng giới thiệu một truyện ngắn mới nhất của chị Cam Li. Chị đã viết để vinh danh những người đã từng “bùn lầy pha sắc áo xanh”, mà nay những người này đang mang thân phận thảm thương trên chính quê hương của họ, hoặc họ đã hy sinh một phần thân thể hay đã vĩnh viễn nằm xuống trong lòng đất quê hương.

Thân mời cả nhà nghe Chị Cam Li hát bài Rừng Lá Thấp, một nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh.

Nghệ Sĩ Đường Phố

*

Hát bài “Rừng Lá Thấp”

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

Phố xá Las Vegas tấp nập, nhộn nhịp suốt ngày đêm. Có những điều rất tương phản mà vui vui. Đêm, đèn thắp sáng choang. Thành phố không có một phút nào ngủ. Ngày, có thể ngắm bầu trời hoàng hôn sẫm tối bên trong khuôn viên những khách sạn. Đó là những vòm trời nhân tạo nhưng trông “rất thật”. Các khu vực khách sạn nối kết với nhau như những phần của một thành phố. Nơi đó diễn ra những trò chơi, những show ca nhạc, xiếc, ảo thuật, hoạt cảnh, và, dĩ nhiên, những sòng bài.

Thật ra có những người đến Las Vegas không để đánh bài. Họ tìm một không gian thu nhỏ gồm những biểu tượng của một số nơi nổi tiếng trên thế giới. Họ vui với tháp Eiffel và Khải Hoàn Môn của Paris, Tượng Nữ Thần Tự Do của New York, những tượng nhân sư của Ai Cập, hay những tượng thần La Mã; đi thuyền trên dòng kinh ở thành phố Venice thu nhỏ… trên lầu, rồi thưởng thức nhạc nước, ăn uống… nội chừng đó cũng đã chiếm hết bao nhiêu thời gian rồi, không còn rảnh để vào casino.

Tịnh thưởng thức những thú vui tao nhã ấy, và tay luôn cầm máy để chụp ảnh, quay phim. Chị thầm cám ơn những kiến trúc sư đã thu gọn thế giới vào một nơi. Nhưng chị thấy vẫn còn thiếu một cái gì.

Tịnh đi rảo trên phố, “phố thật”, nghĩa là phố ở ngoài trời. Những chú chuột Mickey, cô chuột Minnie, vịt Donald, những vũ công mặc áo váy gắn lông công vui mắt, những “robot-người” đứng làm động tác cứng ngắc… mời gọi khách qua đường chụp hình cùng, và nhận những đồng tiền “tip”.

Đi tìm một cái thiếu. Tịnh tự cười nhạo chính mình.

Tịnh ngừng lại trước hai người nhạc sĩ trên cây cầu vượt nối liền hai khách sạn. Họ đang chơi ghi-ta một bản song tấu nhạc Mexico. Một người chơi đàn thùng còn người kia đàn điện. Tịnh vốn thích thưởng thức lối chơi nhạc trên đường phố như vậy. Chị hay dừng lại để nghe cho trọn vẹn một bản nhạc rồi mới rời đi, sau khi đã gửi vào chiếc hộp hoặc thùng giấy của họ vài đồng bạc. Có khi họ là những nghệ sĩ khá lành nghề, họ hát hoặc đàn để bán đĩa CD nên không để cái hộp đựng tiền tip, mà họ có bàn bày bán CD, nhận tiền mặt hoặc tính tiền trong thẻ tín dụng. Khách hàng ái mộ có thể tốn mười hay mười lăm đồng để mua một CD. Nhưng hai người nghệ sĩ này thì không có CD để bán. Họ cũng không hát nhạc có lời. Họ diễn tả ý nhạc qua những ngón tay đàn. Tịnh đứng nghe chăm chú. Nhưng vẫn thấy thiếu một cái gì.

Bỗng dưng Tịnh muốn chụp ảnh chung với hai người nghệ sĩ này. Tịnh nhờ một người đứng bên cạnh chụp ảnh giùm, và đến ngỏ lời mượn một cây đàn để chụp ảnh. Người nhạc sĩ cao lêu nghêu tình nguyện đưa cây đàn thùng cho Tịnh. Nhưng người kia lại vội giành trao cho Tịnh cây đàn điện của mình. Tịnh mỉm cười, đeo cây đàn ghi-ta điện vào. Tịnh khảy vài nốt nhạc. Bỗng thấy như rõ từng chi tiết trước mắt, hình ảnh cô bé học lớp Tám ở Sài Gòn ngày xưa đàn hát trong ban nhạc “Les Fantasques” của anh cả, đi “lưu diễn” ở các sân khấu học trò. Cô bé nhỏ chút xíu khệ nệ vác cây đàn điện to cao gần bằng mình, vậy mà cũng “làm ra trò”. Rồi sau này thỉnh thoảng lại có dịp “phải” chơi đàn điện. Cô sinh viên lên sân khấu đại học vác cây đàn điện vẫn còn quá nặng so với sức của mình, đàn hát những bài tình ca. Thật lạ đời!

Ảnh đã được chụp xong. Tịnh toan trả cây đàn, nhưng người cao lêu nghêu hỏi ngay:
– Cô có muốn đàn một bản với tôi không?
Tịnh thú vị đáp:
– Được ạ. Nhưng tôi chưa nghĩ ra bản gì.
– Không sao, cứ từ trong tâm mình mà đàn ra thôi!
– Vâng.
Cứ từ trong tâm mình! A, anh chàng nhạc sĩ nầy hay nhỉ! Tịnh có một khúc nhạc ở đâu đó trong trí mà không nghĩ ra lời. Tịnh nhớ thoang thoáng bản “Stand by me” mà các nghệ sĩ đường phố khắp thế giới đã hát cùng nhau và phối lại nhờ kỹ thuật thông thường trong thu âm. Đứng bên tôi! Tịnh từ từ nhớ lại và sắp xếp lời trong đầu vì bản nhạc này chị không thường hát. Trong khi đó thì Tịnh và người nhạc sĩ kia cứ hát “La la là là lá lá là….” theo âm điệu của “bài nhạc không tên không lời” đang được chơi một cách tùy ý. Ấy vậy mà lại thành một bản vui vui. Thế là cứ “la la la”, và cái hộp của hai người nghệ sĩ đường phố cứ đầy thêm với những tờ giấy bạc, những đồng xu đủ loại.

Thế rồi cũng đến lượt “Stand By Me”. Nhạc có lời. Nhưng sao Tịnh vẫn cảm thấy có một cái gì thiếu thiếu…

– Xin cho tôi nghe bản “Rừng Lá Thấp”! (*)
Tịnh giật mình. Tiếng nói phát ra bên phía đối diện, sau những người qua lại tấp nập. Một người xuất hiện. Một người đàn ông ngồi trên xe lăn. Người ấy lăn xe đến gần, nhắc lại:
– Xin hát cho tôi nghe bản “Rừng Lá Thấp”.
Hai người nghệ sĩ ngạc nhiên không hiểu. Tịnh nghe hiểu nhưng chưa biết mình phải làm gì. Tịnh nhìn kỹ người đàn ông trên chiếc xe lăn đã đến gần trước mặt. Có một nét quen quen nhưng không hẳn là quen. Người khoảng ngoài sáu mươi tuổi, nói tiếng Việt, là một người Việt Nam. Chiếc xe lăn và bộ quần áo lính mặc trên người đã nói lên tất cả.
– Chào ông!
– Chào cô! Tôi đoán là cô có thể hát bản “Rừng Lá thấp”. Đúng không?
Tịnh nghẹn ngào:
– Vâng.
– Vậy xin cô hãy hát cho tôi nghe.
Tịnh quay sang người nghệ sĩ cầm đàn thùng:
– Xin lỗi ông, tôi muốn chơi cây đàn thùng, được không ạ?
– OK, không sao cả.
Hai người đổi đàn cho nhau. Anh bạn kia cầm hai cái “đùi gà” (maracas), hỏi:
– Chúng tôi phụ họa cho cô. Bản nhạc điệu gì?
– Bolero.
– Được.
– Các ông cứ chơi theo tôi, thật chậm, thật tình cảm nhé! Tôi bắt đầu trước.

Và như thế, “Rừng Lá Thấp” bắt đầu.

“Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi
Thành phố sau lưng ôm mộng ước gì
Tôi là người vui chinh chiến dài lâu
Nên mộng ước đầu tôi nghe đã chìm sâu.

Từ máy thu thanh cô nàng vừa ca
Trọn kiếp yêu anh lính khổ xa nhà
Giữa rừng già nghe tiếng hát thật cao
Nhưng giữa rừng già tôi có thấy gì đâu!”

Bỗng như có một sự đồng cảm qua hồn nhạc, hai người nghệ sĩ kia đã hòa được với tiếng đàn và giọng hát của Tịnh. Người lính ngồi trên xe lăn nhắm đôi mắt, trán hơi nhăn lại như để tìm về một đoạn nào của thời tuổi trẻ. Đám đông xa lạ cũng dừng lại. Đa số họ không hiểu lời, nhưng đã nắm bắt được ý. Trong cái dòng người đông đảo ấy, chỉ có sự lặng thầm. Họ chăm chú nghe.

Và cũng một khoảng đời nào trong tuổi sinh viên của Tịnh, bỗng nổi lên như một cơn sóng. Nó không mạnh, nhưng đủ tràn bờ. Trong những ngày của một mùa hè đỏ lửa, cô sinh viên áo trắng đi vào quân y viện băng bó cho những người thương binh, và sau công việc cô ôm cây đàn ghi-ta thùng hát những bài nhạc “theo yêu cầu” của họ. Cô bắt gặp nhịp đập của từng trái tim, lúc lắng chìm trong nỗi nhớ gia đình, lúc bùng lên khi xông pha ngoài chiến trận. Cứ như thế. Có người xuất viện, trở ra chiến trường. Có người mang thương tật suốt đời. Có người đi không trở lại. Thế nhưng Tịnh đã hồ như thuộc lòng những bản nhạc mà họ yêu thích nhất. Và “Rừng Lá Thấp” là một trong số đó.

“Sao không hát cho người giết giặc trên cầu
Khi bùn lầy còn pha sắc áo xanh
Trong khói súng xây thành
Mắt quầng thâm mất ngủ
Tàn đêm khói lửa giờ chỉ cần hai tiếng mến anh

Sao không hát cho những người còn mải mê
Lá rừng che kín đường về phồn hoa
Không hát cho những bà mẹ từng đêm nhớ con xa
Hay hát cho những người vừa nằm xuống chiều qua”.

Đứa bé Tịnh, nhóc con già trước tuổi, bị nhà trêu là “ông cụ non” vì hay ngồi một mình trầm ngâm. Đứa bé hay suy niệm về những điều mà người khác coi là bình thường và dễ bỏ qua. Đứa bé khi mười lăm tuổi đã có bài viết về chiến tranh gửi đăng báo. Và sau đó, khi ở lứa tuổi lẽ ra chỉ học hành và chưng diện vui chơi thì cô bé đi vào quân y viện băng bó vết thương cho những người thương binh. Làm sao mà hồn nhiên như các bạn được? Nhưng là do cô đã chọn. Rồi từ chỗ chỉ thích hát nhạc Beatles, cô đã hát thuộc những bài ca cho lính. Vì họ thích, và họ yêu cầu. Không giống các ca sĩ trình diễn trên sân khấu vì không chải chuốt, cô chỉ khoác chiếc áo “blouse” trắng, tóc cột gọn, và đàn hát bên giường bệnh của họ.

“Rừng lá xanh xanh lối mòn chạy quanh.
Ðời lính quen yêu gian khổ quân hành
Nghe từ ngày thơ tiếng súng triền miên
Ðánh giặc lâu bền cho non nước bình yên.

Lời hát xin gây rung động thật lâu
Ðừng hát như chim trên vùng lá sầu
Xin thật lòng trong câu hát đầu môi
Như lính giữa rừng yêu lá thấp mà thôi…”

Người ngồi trên xe lăn bấm nút cho chiếc xe tiến đến gần Tịnh hơn. Ông gật đầu, chớp nhanh đôi mắt và nói:
– Cám ơn cô. Cám ơn cô rất nhiều!
Ông đưa bàn tay ra. Tịnh bắt tay ông. Những vết chai sần trên bàn tay và những vết sẹo trên cánh tay của ông làm Tịnh đau lòng. Còn đôi chân của ông ra sao Tịnh không thể biết, vì đã được đắp bởi một tấm chăn. Không có ai đi cùng với ông. Ông sử dụng chiếc xe lăn tự động nên có lẽ cũng không cần ai theo cùng. Nhưng cuộc đời của ông thì sao? Có là đơn độc như ông đang đơn độc trên đường phố hôm nay?

Ông nói:
– Tôi là thương phế binh.
Tịnh nhẹ gật đầu:
– Dạ, tôi đã đoán biết như thế ạ! Thưa ông, mong rằng ông hài lòng với bài hát này. Tôi không phải là ca sĩ ạ!
– Tôi rất hài lòng. Tôi rất vui. Bài hát nhắc tôi một thời làm lính. Đó là bài hát tôi thích nhất.
– Vâng, đó cũng là bài hát ngày xưa tôi được hát nhiều nhất ạ!
Người lính gật gù. Nhìn thấy ánh mắt lo âu của Tịnh, ông nói:
– Xin cô đừng áy náy cho tôi. Tuy tôi mang nhiều thương tật, nhưng tôi may mắn đến được và sống trên đất nước tự do này. Anh em thương phế binh còn ở lại trong nước khổ hơn tôi nhiều. Họ rất tội nghiệp.

Ông nói “thank you” với hai người nhạc sĩ, rồi bỏ vào chiếc hộp của họ một tờ giấy bạc. Ông chào tạm biệt và bấm nút cho xe lăn đi. Tịnh nhìn theo ông với mái tóc hoa râm, bằng chứng của thời gian ghi dấu trên con người. Dù sao, ông chắc cũng cảm nhận được niềm vui của người còn được tự do. Ông sẽ có những giây phút nhớ thương bạn hữu, nhớ thương những ngày đi làm việc nước non. Tịnh xót xa nghĩ đến một người thương binh nằm triền miên trong Khu Tê Liệt của một bệnh viện, khi tâm sự với cô sinh viên lúc ấy, đã nói về cảnh ngộ của ông. Bị vợ phản bội và con gái phải gửi cho người bà con nuôi ăn học, ông chỉ mong chờ đến ngày con của ông được mười tám tuổi, tạm gọi là lớn khôn, lúc đó ông sẽ “tự diệt”. Ngày đó cô sinh viên đã viết nên một câu chuyện, “làm” cho người cha ấy quyết định sống để nhìn thấy con mình lớn khôn theo dòng ngày tháng. “Ông” đã không còn muốn chết. Còn người thương binh ngoài đời thật, sau ngày “đổi đời”, Tịnh không còn gặp lại ông nữa. Ông có can đảm sống tiếp hay đã làm theo ý nguyện “tự diệt”của mình? Cuộc đời thật… có khi còn bi đát hơn là truyện!

Còn những người thương binh khác trên khắp Miền Nam, sau cuộc “đổi đời”, họ đi về đâu? Họ bị đuổi ra khỏi các quân y viện, người mù cõng người què, lang thang vô định. Có người về được với gia đình, có kẻ bị xã hội quay lưng hắt hủi. Không có một sự ưu đãi nào dành cho họ. Họ sống bằng đủ loại nghề vặt vãnh để kiếm sống qua ngày. Và, một người bạn thương binh của Tịnh, khi tình cờ liên lạc được với nhau, đã cho Tịnh biết anh đang sống bằng nghề đàn hát dạo ở bến xe đò miền tây. Thật ra không phải là nghề. Anh đi xin ăn thì đúng hơn. Rất nhiều người thương binh lang thang trên các bến xe, bến đò, trở thành những nghệ sĩ đường phố bất đắc dĩ. Những người lính can đảm xông pha một thuở, nay đem tiếng hát nghẹn ngào tức tưởi gửi lại cho đời. Xem ra những bài nhạc ngày xưa Tịnh hát cho họ nghe, đến nay vẫn còn rất thịnh hành, không phải trên làn sóng radio hay TV, mà ở những “sân khấu đường phố”. Thịnh hành và được ưa chuộng đến nỗi một nhạc sĩ nổi tiếng thời đó đã phải bật khóc khi thấy nhạc của ông – và ông – còn ở trong lòng nhiều người như thế.

Tịnh trả cây đàn thùng lại cho người nhạc sĩ. Hai người nhìn chị với ánh mắt cảm thông trìu mến. Tịnh cười trong lúc một giọt nước mắt rơi xuống. Tự nhiên cũng cảm thấy thương mến họ, những người nghệ sĩ trên đường phố. Có lẽ ngày ngày họ cũng từng hát những ca khúc nói lên thân phận của một nhóm người, một sắc dân, hay cả một dân tộc nào đó. Không cần biết họ là da trắng, vàng hay đen, ai cũng có một cội nguồn, một đoạn đời để nhớ. Tịnh bỗng không còn cảm thấy thiếu một cái gì.

– Tạm biệt hai ông. Cám ơn hai ông nhiều lắm.
– Tạm biệt cô. Hẹn gặp lại.
Không biết một dịp nào trở lại, Tịnh có gặp họ nữa không? Duy một điều có thể, là người ta sẽ nghe được nhạc Việt, tiếng Việt, do những người nghệ sĩ đường phố hát. Họ không phải là người khất thực. Có thể họ cũng có một cái hộp đựng tiền “tip” bên cạnh. Có thể họ có một cái bàn bày CD để bán. Và những lời hát, họ hát từ trong tâm mình, từ trong kỷ niệm về một quê hương mà ra. Xưa họ hát cho những người “bùn lầy pha sắc áo xanh”, nay những người chiến đấu đó mang thân phận thảm thương, họ sẽ hát tiếp để vinh danh những người ấy. Họ hát cho những người còn ở lại, hay cho những người đang sống kiếp xa nhà. Họ hát cho những người đã hy sinh một phần thân thể cho quê hương. Họ hát cho những người đã nằm xuống. Họ sẽ làm được một điều gì đó để tri ân đất nước, tri ân cuộc đời.

Tháng Tư, 2012

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

(*) Rừng Lá Thấp: nhạc phẩm của Trần Thiện Thanh

(nguồn: vietbao.com)

Chuyên mục:Văn Thẻ:
  1. Đinh Thành
    30/04/2012 lúc 15:46

    Cũng lâu lắm rồi chưa nghe lại bản nhạc “Rừng lá thấp”…
    Hôm nay vào chơi đọc bài, cùng lúc song song mở nghe bản nhạc với âm lượng vừa đủ, đã khiến cho tôi tự nhiên có một cảm trạng hơi xao xuyến ngùi ngùi, đầy sâu lắng, khi chợt thoáng nhớ về những người bạn…ngày ấy…
    Thế mới thấy sức sống nội tâm sâu lắng của những bản nhạc trữ tình, nó chuyển tải một cách tự nhiên bình dị, và hết sức nhân văn, đi vào lòng người sâu sắc như thế nào, khi có người thật tinh tế như tác giả Cam Li hôm nay…”điểm trúng huyệt” !
    Như nhân vật ngồi xe lăn trong truyện, tôi cũng muốn nói…Thank you Writer and Singer…

    • Đinh Thành
      02/05/2012 lúc 20:43

      Hơi ngạc nhiên, sao lại…”Cảm ơn bác Đinh Thành”?!
      Một lời giải thích chứ cô Phay Van?

  2. 30/04/2012 lúc 17:06

    Chiến tranh đã qua đi dễ đến gần hai cuộc đời nhưng sao vết thương vẫn còn rỉ máu ?
    Bao giờ chúng ta mới nhìn chung về một hướng để cho mẹ VN mừng vui với những đứa con chung tay xây dựng cơ đồ ? Cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn có một không hai trong lịch sử đã gây nên bao đau thương cho bao thế hệ Việt không lẽ không có một ngày … THỐNG NHẤT ?????

    • Ngô Tấn
      30/04/2012 lúc 20:48

      Cái “còm” đầy suy nghĩ trăn trở của bác trà hâm lại, thiết nghĩ cũng là nỗi suy nghĩ trăn trở của rất nhiều người dân VN lắm lắm…
      Mong lắm thay!
      Nhưng cũng thật là buồn, đau, và tiếc lắm thay, khi người gọi là “chiến thắng”, họ có bao giờ thật lòng muốn như thế! Cứ khách quan nhìn nhận là sẽ thấy ngay thôi, vì hàng năm vào những ngày tháng Tư đau buồn này của cả dân tộc Việt Nam, thì chính họ lại là người luôn luôn chủ động, hờ hởi, khơi gợi lại chuyện… ” có triệu người vui mà cũng có triệu người buồn” này trước, cũng như quan chức cán bộ tổ chức mừng rầm rộ, hoang phí, đó là chưa nói đến những chủ trương chính sách đối xử có quá nhiều bất công khác, đối với những người thuộc…”triệu người buồn”…
      Đau, buồn, tiếc và mong lắm thay, nhưng quả thật, với tình hình thực tế như thế, thì rõ ràng “THỐNG NHẤT” và “HOÀ HỢP HOÀ GIẢI”…chỉ là chuyện dài…rất nhiều tập!
      Tôi nghĩ thế, mong các bác có thể chia sẻ ý kiến thêm để đồng cảm…cùng nhìn chung về một hướng, như ý bác trà hâm lại…đã trăn trở…

      • Ngô Tấn
        01/05/2012 lúc 20:10

        Ô hô, vui và thú vị nhỉ! Thế thì cô Phay Van có cùng suy nghĩ và cảm giác với tôi, khi đánh giá đúng cái thái độ “kẻ cả, khệnh khạng” trong câu nói của tay VVK này rồi đấy!
        Nhiều bạn bè đồng lứa chúng tôi khi trò chuyện, ai nấy đều thấy rõ cái bản chất xảo ngôn, quỷ biện, trong câu nói ” …có triệu người…” của tay VVK này, và cho đó là một thái độ…xấc láo, đểu cán, thủ đoạn, nhằm xoa dịu tình hình một cách trịch thượng như ban phát…
        Vậy mà vẫn có nhiều người ngây thơ, cho câu nói của tay VVK này là…”lời vàng ngọc”… của sự hoà hợp hoà giải đấy!

    • 02/05/2012 lúc 10:38

      Bác Ngô Tấn kính và cô em Phay Van,
      Ngày 30/4/1975 là ngày gì ? Rất nhiều lần tranh cãi với đồng nghiệp, thậm chí tôi còn bị cảnh cáo ( lúc đang còn mần việc thuê cho chính quyền ) chỉ vì đưa ra quan điểm : THỐNG NHẤT hay GIẢI PHÓNG ? Ở miền Nam VN , lúc bấy giờ có ai bị áp bức bóc lột , đè nén đâu mà giải phóng ?sống dưới chính quyền Sài Gòn ,người ta vẫn làm ăn, vẫn sống, thậm chí còn có cuộc sống tốt hơn, dân chủ hơn ngàn vạn lần ,… Một ngày mà hai miền sum họp, thống nhất do một chính quyền thắng trong cuộc nội chiến đê hèn nhất trong lịch sử dân tộc ( có thể xem cuộc chiến Trịnh – Nguyễn xưa cũng không tàn độc như vậy ,……. ) cầm quyền. Chúng ta có thể chỉ dùng đó là ngày thống nhất hai miền, cơ hội đầu tiên là người Việt Nam được sống trong hạnh phúc sum họp !
      Đất nước đã thống nhất bao năm rồi, vẫn còn đó những đau thương tang tóc vẫn chưa bao giờ được ” thống nhất ” – nhưng chúng ta có quyền hi vọng vào nhân dân Việt Nam sẽ được hưởng một nền thái bình , thống nhất trọn vẹn !

    • Võ Trung Tín
      02/05/2012 lúc 11:51

      Bác Trà hâm lại kính: Cho phép Tín ròm con vô lễ chen vô..hô một câu…nghen bác Trà…
      Bravo! Bravo! Bravo.. bác Trà hâm lại!
      Đây là lần đầu tiên trong trang nhà chị Năm,Tín ròm con mới cảm nhận được hết cái suy nghĩ trăn trở đầy trách nhiệm, và tự sự về hiện trạng đất nước của bác đó, bác Trà ạ!
      Con rất thích một cái còm ngắn gọn nhưng hàm chứa đầy đủ ý nghĩa của sự..phẫn nộ, mà bác re-com cho bác Dân Cổng Chốt ở entry: “Ta thắng – nhân dân thua!….” ngày 26/4/2012

      ” CHÚNG ĐÃ ĐÁNH CẮP VÀ ĐÁNH ĐỔ TẤT CẢ ! ”

      Và cũng từ cái câu còm sắc sảo đầy ý nghĩa này của bác, ròm con lại nhớ đến cái câu kết rất ấn tượng ở trang nhà bác cua đồng, trong entry: “Tháng Tư và Rê thứ” , cái câu kết đanh, ngắn gọn, và cũng hàm chứa đầy đủ ý nghĩa của…sự phẫn nộ:

      ” ĐỊT MẸ CHÚNG NÓ ”

      Bravo…hai bác!

    • Ngô Tấn
      02/05/2012 lúc 19:56

      Bác trà hâm lại kính: Cám ơn bác đã nói lên suy nghĩ rất chân thật, trong tinh thần rất khoáng đạt của người nhận chân được bối cảnh lịch sử, và hiện tình thực trạng của đất nước.
      Vâng, rất tâm đắc, xin được bắt tay bác một cái.
      Rất mong sao có được nhiều người cùng chung suy nghĩ thật sự khoáng đạt như bác.
      Thân ái.

    • Võ Trung Tín
      02/05/2012 lúc 21:25

      Phay Van :Rê thứ chúng nó chứ, Tín???

      Huhuhuhuhuhu..!!!!! Chị Năm..mắng..ròm em hở?!
      Ròm em trích dẫn.. “nguyên con”..tiếng nghiến rít ken két qua kẻ răng..đầy phẫn nộ..của bác cua đồng…chứ bộ! hihihihihihi…

  3. Lãng Tử
    30/04/2012 lúc 21:17

    Xin chia sẻ với mọi người, bác nào quan tâm…đọc tham khảo, suy ngẫm một bài viết, tuy là được post năm ngoái (2011), nhưng tính chân lý khách quan của nó đến nay vẫn…nguyên vẹn:

    Vào google: ” BS Hồ Hải: Dành cho 30/4/2011: Một tài liệu quý về lịch sử Việt “

  4. Trần thị Bảo Vân
    01/05/2012 lúc 09:37

    Không phải đây là lần đầu tiên Út mới biết và nghe bản nhạc “Rừng lá thấp” này, nhưng những lần thi thoảng có dịp nghe trước đây, thì.. chỉ là nghe..vậy thôi, chứ không có suy nghĩ gì nhiều lắm!
    Nhưng hôm nay, khi đọc bài để rồi hiểu được ý nghĩa và cảm nhận qua lời tự sự dẫn chuyện thú vị của chị Cam Li; Út như thấy bài hát đẹp hơn trong bản chất ý nghĩa của những dòng ca từ, cảm nhận bài hát như thăng hoa hơn, vì như đã vỡ ra cái tính nhân văn ẩn chứa trong ca từ của bản nhạc, bởi những lời tự sự dẫn chuyện..trong truyện ngắn…

    Thật là…”bực mình khó chịu”.. và muốn..” tát tai” một cái..cho đỡ bực, khi ai đó “ngu xuẩn xách mé” gọi đây là dòng nhạc…”sến”! hihihihihihi…

    • 01/05/2012 lúc 09:59

      Tặng em cái hình này:

      Các thương phế binh rất trẻ bị bỏ lại, để khi "giải phóng" vào họ bị đẩy ra ngoài đường

      Nếu em có thể đọc thì thông điệp là đây.

      • Phạm Hoàng Trọng
        01/05/2012 lúc 11:29

        ” – Xin cô đừng áy náy cho tôi. Tuy tôi mang nhiều thương tật, nhưng tôi may mắn đến được và sống trên đất nước tự do này. Anh em thương phế binh còn lại ở trong nước khổ hơn tôi nhiều. Họ rất tội nghiệp. ”

        Đọc những dòng chữ trên, rồi nhìn tấm hình cô Phay Van post…”tặng” cháu BV, mà thấy sống mũi cay cay, ngùi ngùi…
        Ôi, bản chất của lòng dạ đầy thù hận trả thù hẹp hòi…quá nhẫn tâm, với những người thương phế binh trẻ đã ngã ngựa, của những kẻ gọi là…”giải phóng”!

    • Ngô Tấn
      01/05/2012 lúc 20:31

      Bảo Vân: Trước 1975, với dòng nhạc “trữ tình” này, có thể có người thích, có người không thích; nhưng chắc chắn là không một ai..”ngu xuẩn xách mé”… gọi những bản nhạc của dòng nhạc “trữ tình” này là…”sến” cả, cháu ơi!
      Chỉ có sau 1975, trong từ ngữ, ta mới thấy xuất hiện cái gọi là…”tâm lý đám đông”…a dua…”ngu xuẩn xách mé” (như cháu gọi, mà bác cũng đồng thuận ) gọi những bản nhạc trong dòng nhạc “trữ tình” này là…”sến”, thôi cháu ạ.

      • Ngô Tấn
        02/05/2012 lúc 20:09

        Vâng, phải thừa nhận là các nước cs nói chung (chẳng hạn Bắc Hàn nổi tiếng với… “khóc ngu tập thể”) và csvn nói riêng, đã tinh quái sử dụng thủ thuật tuyên truyền “đe doạ khủng bố” để dẫn dắt cái “tâm lý đám đông” vô thức…thuộc vào hàng “sư tổ”!

    • Nguyễn Tuấn Anh
      01/05/2012 lúc 22:46

      Bảo Vân: Ui cha, người đẹp ơi!!!! Đừng có..”bực mình khó chịu”..và muốn..”tát tai” một cái..cho đỡ bực…Tuấn Anh tui đó nghen người đẹp!!!!
      Bởi, tui cũng đã từng..”xách mé” ( nhưng không có..”ngu xuẩn”..à nghen người đẹp! hihihihi..) gọi dòng nhạc này là…”sến”…đó!!!!!! hihihihihi…
      Có muốn..”tát tai” cho đỡ bực mình, thì có…Ròm Tào Tháo..sẵn sàng chịu đòn đó, người đẹp ơi…!!!!!! hihihihihi…

      • Võ Trung Tín
        02/05/2012 lúc 12:20

        Ông “Phật đất” nói..đúng…đúng..!!!! Ròm này sẵn sàng..

        “Ai lỡ tát má bên phải con, thì con hãy chìa thêm má bên trái”

        Chị Năm ơi!!!! Ròm em..”trích dẫn”..câu này, có gì sai và..”vô lễ”…hông chị Năm??!! hihihihihi

      • Võ Trung Tín
        02/05/2012 lúc 21:27

        Phay Van :Lỡ người tát em không phải là “ấy” mà là (giả sử)… một đảng viên cs ( ), em có chìa tiếp má còn lại không???

        Không giả sử gì hết chị Năm ơi!!!!
        Chị..”ra đề”..mà không cho tình huống cụ thể gì cả?!
        Bổ sung vào..”đề thi”..tình huống cụ thể đi, để ròm em..xử lý đẹp…cho chị Năm coi!!!!! hihihihihi…

  5. Trần thị Bảo Vân
    01/05/2012 lúc 09:39

    Chị Ba chị Năm ơi!!!!! Hai chị hãy xem lại, khi post bài này có..”sơ sót thiếu”.. một chi tiết quan trọng nào không đó??!!
    Út đã vừa ghé qua khu vườn của chị Cam Li và phát hiện ra cái..sơ sót thiếu…này của hai bà chị đó nghen!!!! hihihihihihi…
    Có cần con bé Út Vân này..”bật mí”…không đó..HAI BÀ CHỊ……ơi…??!! hihihihihi…

    • Công Thành
      01/05/2012 lúc 13:03

      Cô Mai cô Phay Van: Ơ! Nếu tôi đoán không lầm thì…cô bé sv BV này chắc là nói về tấm hình chị Cam Li đang mang đàn đứng hát với người nghệ sĩ đường phố…thì phải? ( tôi cũng vừa vào trang nhà chị Cam Li đọc bài )
      Nếu vậy, thì cô bé BV nói đúng đấy, hai cô nên post tấm hình đó trong entry này đi, có thế entry mới sinh động ý nghĩa chứ!
      OK?

  6. Công Thành
    01/05/2012 lúc 12:45

    Truyện ngắn vừa mới được viết vào bối cảnh tháng Tư này, cùng với bài hát ” Rừng lá thấp”, quả là đã chuyển tải được một thông điệp hết sức xúc động, thông điệp đúng thật là một suy nghĩ đong đầy ý nghĩa nhân văn lắm!
    Cám ơn chị Cam Li.
    Đúng thế, Văn của chị quả là…tải ĐẠO!

  7. Nguyễn Tuấn Anh
    01/05/2012 lúc 22:34

    Thú thật, dòng nhạc này trước đây em vốn ít nghe và cũng ít chú ý lắm!
    Nhưng, hôm trước có đọc bài của nữ văn sĩ Huyền Chiêu nói về dòng nhạc này của NS Trúc Phương, và hôm nay đọc bài này của chị Cam Li cũng với dòng nhạc này của NS Trần Thiện Thanh…
    Hai nữ văn sĩ, mỗi người một phong cách diễn đạt, nhưng trong tinh thần thật nghiêm túc và tư cách đứng đắn, với trải nghiệm thực tế của mình, hai chị đã hoà mình, để rồi lặng cảm nhận trong thẳm sâu xúc cảm, hai chị đã bật lên ngòi viết của mình tuôn trào những dòng chữ thật súc tích cảm động, những dòng chữ mang nhiều ý nghĩa nhân văn, đã có sức bật làm lay động cái tính “thiện” ẩn ngầm trong tâm thức của mỗi người độc giả…
    Đọc những bài viết sâu sắc rất chất lượng như thế này, chắc em, và có lẽ rất nhiều người khác nữa, chắc chắn sẽ có cái nhìn…đẹp, khi “ngộ” ra được ý nghĩa nhân văn cao đẹp của dòng nhạc này…

  8. Phạm Sơn
    02/05/2012 lúc 10:18

    Bài viết lồng minh hoạ bản nhạc mang nhiều ý nghĩa lắm!
    Nhưng, mạn phép góp ý một chút: phải chi trang chủ sưu tầm, post nhiều hình ảnh về những cảnh ngộ thương tâm của những người “thương phế binh VNCH” còn lê lết sống trong nước, thì chủ đề entry sẽ giá trị rất nhiều.

    • 02/05/2012 lúc 10:30

      Cảm ơn bác Phạm Sơn đã góp ý thật hay. Em xin copy hầu bác bài báo này để có cái nhìn tổng quát về hiện tình các Thương phế binh VNCH. Bài báo này hơi cũ vì cách đây… hai năm (đăng ngày 28/04/2010):

      35 năm cuộc sống của thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa
      Thanh Phương

      Nếu cuộc sống của người dân thường sau năm 1975 gặp rất nhiều cơ cực, thì đối với những người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa lại càng nghiệt ngã hơn. Là người thương tật, không hề nhận được một sự giúp đỡ nào, lại bị phân biệt đối xử; họ đã phải hết sức vất vả để tồn tại được trong 35 năm qua. Thanh Phương phỏng vấn một số thương phế binh “chế độ cũ” và ông Nguyễn Quang Hạnh, Hội trưởng Hội Bạn của Thương Phế Binh VNCH.

      Ông Nguyễn Văn Mười từ Cần Thơ, nói về tâm trạng của các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, 35 năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Ông Nguyễn Văn Mười nguyên là trung sĩ, trung đội trưởng nghĩa quân, bị thương và giải ngũ năm 1968 và sau đó làm tổng thư ký làng phế binh đến năm 75, tức là cho đến khi các làng này bị giải tán, các thương phế binh phải tứ tán mỗi người một phương. Thật ra thì sau chiến tranh, cuộc sống các thương binh bên này hay bên kia đều cực khổ. Bên phía các thương binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những khoản trợ cấp ít ỏi không đủ để bù đắp cho cuộc sống thiếu thốn của thân phận tàn phế. Nhưng về phía các thương phế binh VNCH, một số người cho tới nay vẫn còn bị phân biệt đối xử, tuy rằng với thời gian hoặc tùy theo địa phương, thái độ của chính quyền đối với họ có khác nhau.

      Trường hợp của cựu trung úy Phạm Văn Hưng, ở Khánh Hoà, nguyên là trưởng “công-voa”, bị thương ở mắt ngày 10/3/75 ở Daklak khi chở các chiến cụ lên đây, bị bắt làm tù binh và sau ngày 30/4, vẫn bị đưa đi cải tạo.

      Còn đối với thương phế binh Phạm Văn Phú ở Vĩnh Long, bị mìn nổ cụt cả hai chân vào năm 1971 trong một trận đánh dữ dội tại Vĩnh Long, thì không gặp vấn đề gì với chính quyền địa phương, nhưng cũng chẳng nhận được sự giúp đỡ, tuy rằng trong suốt nhiều năm trời, ông phải lết đi để kiếm ăn.

      Về phần ông Nguyễn Trọng Đạt ở Ban Mê Thuột, nguyên là đại úy binh chủng nhảy dù, bị thủng đùi và gãy xương quai xanh ở Bình Long – An Lộc vào mùa hè đỏ lửa năm 1972. Tuy là thương phế binh, ông cũng đã bị đưa đi học tập cải tạo trong 2 năm 8 tháng 23 ngày. Nhưng số phận nghiệt ngã đến nỗi, mặc dù hòa bình đã lập lại, nhưng cái nợ chiến tranh vẫn đeo bám ông Đạt. Cụ thể là vào năm 1988, ông lại bị cụt mất hai tay khi đào hố trồng càphê, đụng phải một viên đạn M79

      Ông Đoàn Tiếng, tiểu đoàn 11 pháo binh, yểm trợ cho trung đoàn 1 thuộc sư đoàn 1 bộ binh, bị thương ở trận Lam Sơn 719 Hạ Lào năm 1971, một con mắt bị mù, còn mắt kia bị mờ. Bị bắt làm tù binh, ông được đưa ra lao động cải tạo tại Yên Bái, đến khi gọi là « giải phóng » Quảng Trị thì được thả về quê, tức là được thả trưóc ngày 30/4, chứ không bị đi cải tạo. Nhưng sống ở đất Quảng Trị khí hậu khắc nghiệt, cuộc sống của những thương phế binh như ông Đoàn Tiếng càng thêm khó khăn

      Là Hội trưởng Hội Bạn của Thương Phế Binh VNCH từ gần 20 năm nay, ông Nguyễn Quang Hạnh, là người hiểu rất rõ tâm trạng của các thương phế binh này hơn ai hết. Trao đổi với RFI, ông Hạnh nhắc lại hoạt động của Hội trong 20 năm qua và tỏ ý hy vọng sẽ có người nối tiếp ông trong cương vị Hội trưởng.

      (nguồn)

      ——–

      Cách đây vài ngày, thầy Thích Không Tánh (trụ trì chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn) nhắn mời tôi và mấy chị em bạn trưa ngày 12/8/2011 sang ăn cơm chùa nhân dịp lễ Vu Lan và phát quà cho thương phế binh (TPB) VNCH.
      Đúng hẹn, tôi và chị Dương Thị Tân (vợ cũ Điếu Cày), cô Lưu Thị Thu Trang (dân oan), ông Nguyễn Văn Mỹ (bạn tôi) đến chùa Liên Trì.
      Tại đây, tôi được tiếp xúc nhiều chú, bác TPB tình trạng thân thể rất thê thảm. Thương tật nhẹ nhất là mất 1 chân, trung bình là mất 2 chân, kế tiếp là mất 2 chân 1 tay hoặc mất 2 tay 2 chân, nặng nhất có chú Hai Giúp ở Đồng Tháp mất 2 mắt, 2 chân cụt tới háng và 1 tay.
      Anh Tùng (con trai chú Hai Giúp) nói: “Ba tôi suốt ngày ngồi một chỗ giữ nhà và canh điện thoại, ai gọi đến ba tôi trả lời. Phiếu nhận quà của chùa gởi xuống nhà tôi bị Công an xã đến tận nhà lấy, hăm dọa ba tôi không được đi nhận quà. Tôi cõng ba tôi trốn đi từ 5 giờ sáng. Còn ở xóm tôi có 5 chú TPB cũng bị CA lấy mất phiếu nhận quà, hăm dọa nên mấy chú đó sợ không dám đi”.

      Thương phế binh QLVNCH đến chùa Liên Trì ở Sàigòn để nhận quà hôm 13.08/2011

      Chùa Liên Trì mỗi năm tổ chức phát quà kèm theo đãi cơm chay bữa trưa cho TPB và người nghèo bị ung bướu ít nhất 4 lần (trước Tết Nguyên đán, rằm tháng 8 âm lịch, rằm tháng giêng, lễ Vu Lan tháng 7). Ngoài ra, chùa còn phát quà vào những dịp đột xuất khác. Mỗi lần phát khoảng 250 đến 350 suất quà tùy theo nguồn tiền ủng hộ của Mạnh Thường Quân là bà con Việt kiều ở hải ngoại. Vu Lan năm nay, thầy Thích Không Tánh gửi giấy mời nhận quà đích danh 150 TPB VNCH và 50 cựu tù nhân chính trị đến chùa nhận quà.
      Công an đặt chốt chặn hai con đường vào chùa, nghe nói TPB nào đi ngang họ chặn lại, bắt nộp giấy mời. Một số người tàn tật khác (có phải thương binh nhà nước hay không thì chưa biết) lại có nhiều giấy mời cầm vào chùa giả TPB VNCH nhận quà. Tuy nhiên, các Phật tử phụ giúp chùa cảnh giác xem xét lại giấy tờ, phát hiện nhiều người mặt non choẹt mà cầm giấy của ông cụ, giấy ghi quê quán miền Bắc mà nói giọng Nam hoặc ngược lại, nên không phát quà (…)
      Rất đông TPB ngồi ở sân trước chánh điện, hành lang dọc hai bên hông chánh điện, trong chánh điện. Thầy Thích Không Tánh liên tục phát loa mời anh em TPB vào chánh điện ngồi trật tự thầy sẽ phát quà tận tay, không có chuyện chùa không phát quà như Công an tuyên truyền sai sự thật, những TPB bị mất phiếu mời nhận quà chỉ cần báo họ tên, địa chỉ, số quân đúng với danh sách nhà chùa đang giữ cũng được nhận quà, ai ở xa sẽ được cho thêm tiền xe 2 chuyến đi về. Thầy Không Tánh còn phát loa lớn ra đường lặp di lặp lại: “Hôm nay là Vu Lan, chùa chỉ phát quà an ủi các TPB VNCH, chứ có làm gì đâu… Tại sao các ông công an lại cướp phiếu mời lãnh quà của các TPB? Các TPB nào có mất phiếu thì cứ vào chùa, danh sách đã có sẵn, sẽ phát sau khi kiểm soát lại giấy tờ. Còn mấy thương binh cộng sản vào cướp phần quà của TPB VNCH sẽ bị lộ”.
      Ngoài số TPB ở Sài Gòn, còn có những TPB từ miền Đông, miền Tây Nam bộ đến nhận quà.
      Tại chùa, tôi được gặp thầy Thích Thiện Minh là đồng hương với tôi, cô Trần Thị Lệ (mẹ cô Lê Thị Công Nhân), anh Ngô Duy Quyền (chồng cô Công Nhân), cô Ngọc Minh (mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị án tù), chú Đoàn Văn Viên (cha anh Đoàn Huy Chương đang bị án tù), cô Anh Thư (con gái tù nhân Nguyễn Hữu Cầu), cô Lê Thị Kim Thu (dân oan, cựu tù) và một số anh chị em cựu tù chính trị khác. Mọi người vui mừng hàn huyên chuyện nhà chuyện cửa, chuyện những người con, người cha người chồng tù nhân mà gia đình họ từ “không biết gì” chuyển sang thái độ “tự hào” vì “đứa con (người cha, người chồng) tù” kiên cường, bất khuất của mình. Tôi sẽ trở lại câu chuyện về những người mẹ “tự hào có con tù” này vào một bài viết chi tiết khác.

      Trích một đoạn từ bài viết của Tạ Phong Tần ngày 12/08/2011
      (nguồn: VRNs)

  9. Võ Trung Tín
    02/05/2012 lúc 22:23

    Chị Năm ơi…Ròm em thả bộ dạo mát qua các khu vườn thân quen, thấy bài thơ hay và ý nghĩa với entry này, Ròm em…gõ vào còm này nghen…

    BÀI THÁNG TƯ

    Buồn tênh và héo hắt
    Khi nghĩ về tháng Tư
    Cha thì đi vô tù
    Mẹ chợ trời buôn bán

    Anh cùng với đám bạn
    Không còn được học hành
    ( Đại Học chỉ để dành
    Cho con cháu cán bộ…)

    Em là nhi đồng nhỏ
    Nghe lời trên dạy răn
    Vì “lợi ích” trăm năm
    Sách báo hay đốt hết…

    ( Bởi chúng muốn tiêu diệt
    Tận gốc rễ sâu xa
    Kéo dân tộc xuống đà
    Hố sâu của ngu dốt )

    Năm trăm đồng đổi một
    Rồi một còn tám hào
    Kế mười đồng ăn một
    Khiến dân chúng lao đao

    Cơm gạo độn khoai sắn
    Mẹ tần tảo chắt chiu
    Thương con, khổ đã sẵn
    Thương chồng biết bao nhiêu

    Nhớ Mẹ và kỷ niệm
    Nước mắt cứ dâng trào
    Mỗi lần em nghĩ đến
    Tháng Tư buồn năm nao…

    ( Trần thị Nguyệt Mai )

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này