Lưu trữ
Lời Cho Bố Những Ngày Đi Biển
Phan Đức Quý
(Bán Nguyệt San Ngàn Thông số 17, ngày 05/01/1972)
.
Tưởng niệm ngày Hoàng Sa.
Cám ơn Anh Đinh Thanh Nguyện đã scan tặng số báo này.
.
Quần đảo Hoàng Sa – Những nỗ lực của chính phủ VNCH
Tháng Giêng – cùng sống lại với Việt Nam Cộng Hòa những ngày Hoàng Sa, tưởng nhớ các Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến Hoàng Sa 19/1/1974.
Cám ơn anh Đinh Thanh Nguyện đã gởi tặng trang PV tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ DV&CH, VNCH xuất bản tháng 3/1974.
.
Bài đọc thêm:
Quần đảo Hoàng Sa – Địa dư và Lịch sử
Bình minh trên đảo Hoàng Sa của nhạc sĩ Hoàng Bích (1957)
***
Cuộc Hải Chiến Hoàng Sa 1974
Trang PV xin đăng lại những trang sách cũ tường thuật Cuộc Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 được trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ DV&CH, VNCH xuất bản tháng 3/1974 như những nén hương tưởng nhớ các Chiến Sĩ Hải Quân VNCH đã anh dũng hy sinh cách đây bốn mươi năm.
Xin chân thành cám ơn anh Đinh Thanh Nguyện đã gởi tặng tài liệu quý báu này.
*
Quần đảo Hoàng Sa – Địa dư và Lịch sử
Tài liệu lịch sử, địa lý về quần đảo Hoàng Sa được trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ DV&CH, VNCH xuất bản tháng 3/1974. Xin chân thành cám ơn anh Đinh Thanh Nguyện đã gởi tặng những trang sách quý báu này.
*
Tại hòa hội San Francisco, ngày 7-9-1951, với sự tham dự của 51 quốc gia, Đại biểu Việt Nam đã long trọng tuyên bố xác nhận chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, và lời xác nhận này, sau đó, đã không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào cả. Hơn nữa, điều 2 của Hòa ước San Francisco có hiệu lực tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia trong nhất thời đã bị quân đội Nhật chiếm cứ. Do đó, hai quần đảo Paracels và Spratley là bộ phận bất khả của Trung Việt và Nam Việt thuộc quốc gia Việt Nam.
Tôi Đã Làm Việc Ở Hoàng Sa
“Tôi Đã Làm Việc Ở Hoàng Sa” được trích từ tập san HOÀNG SA – LÃNH THỔ VIỆT NAM CỘNG HÒA do Bộ DV&CH, VNCH xuất bản tháng 3/1974. Xin chân thành cám ơn anh Đinh Thanh Nguyện đã gởi tặng tài liệu quý báu này.
*
Hiệp ước Cựu Kim Sơn tháng 9.1952 của Trung Hoa và các cường quốc trên thế giới cũng như các quốc gia ở vùng Á Đông đã từng bị quân đội Phù Tang dày xéo lên quê hương bởi chánh sách xâm lăng tại Đông Á hoặc các nước Tây Phương có thuộc địa tại vùng Á Đông như: Mỹ, Anh, Pháp, Bồ Đào Nha, Hòa Lan đều ký tên vào Hiệp Ước Cựu Kim Sơn, đặc biệt nhất có Trung Hoa Dân Quốc lúc bấy giờ là một trong ngũ cường, có Phi Luật Tân, Nam Dương, Việt Nam, trong văn kiện của một Hiệp ước mà một nước chiến bại Nhật Bổn đối với quốc gia chiến thắng để minh định rõ ràng biên giới nào bị Nhật xâm lăng và được bồi thường chiến tranh do nước chiến bại gánh chịu thì không một quốc gia nào tại Đông Nam Á phản ứng tranh giành quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Hiệp Ước Cưụ Kim Sơn nhìn nhận chủ quyền hai quần đảo nói trên thuộc lãnh thổ của VNCH.
Còm