Trang chủ > Tem > Nông nghiệp Việt Nam qua tem bưu chính VNCH

Nông nghiệp Việt Nam qua tem bưu chính VNCH

Dưới đây là một ít tem bưu chính VNCH, chủ đề Nông nghiệp Việt Nam. Phần thuyết minh lấy từ cuốn 20 Năm Bưu hoa Việt Nam 1951-1971 (Phủ Quốc Vụ Khanh xb 1971) của Nhà sưu tập tem Nguyễn Bảo Tụng.

Cải-Tiến Nông-Thôn

Giá tiền 0đ50-xanh hồng đậm; 1đ00-hồng đậm, xanh dương; 2đ00-nâu, xanh; 10đ00-xanh dương. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 1đ00- 1 triệu; 2đ00- 3 triệu; 10đ00- 1 triệu Hình do họa sĩ Hoàng-Nhật-Tân vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 11/12/1961. Đề tài: Mẫu tem hình dung, hàng đầu, máy ủi đất tại một khu rừng đang được khai phá. Loại máy này cùng các máy cày được thay thế lần hồi, những nông cụ thô sơ và nông-súc trong công việc đồng áng của ta. Ở hàng nhì, bên trên là khung cảnh ngoạn-mục của miền quê, với dẫy nhà đầy ánh sáng, xây cất theo hàng lối ngay ngắn, rộng rãi với những thửa ruộng phì nhiêu, hình ảnh của xứ sở đang thực hiện chương trình Cải Tiến Nông-Thôn. Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

*

Xây Dựng Nông Thôn

Bộ tem Xây dựng nông thôn gồm 04 loại, giá từ 1đ, 9đ, 10đ, và 20đ phát hành ngày 26/01/1968.

*
Luật người cày có ruộng

Kỷ niệm ngày ban hành Luật người cày có ruộng: 26/03/1970

*

Luật người cày có ruộng

Bộ tem Người cày có ruộng gồm 01 loại phát hành ngày 29/08/1970.

*

Phát triển bưu chính nông thôn

Bộ tem Phát triển bưu chính nông thôn gồm 03 loại phát hành ngày 20/12/1971.

*

Mùa gặt

Bộ tem Mùa gặt gồm 03 loại phát hành ngày 28/09/1971.

*

Cộng đồng phát triển

Bộ tem Cộng đồng phát triển gồm 02 loại phát hành ngày 04/02/1972.

*

Ngày nông dân Việt Nam 26/03/1972

Bộ tem Ngày nông dân Việt Nam gồm 02 loại phát hành ngày 26/03/1972.

.

Ngày nông dân Việt Nam

Bộ tem Ngày nông dân Việt Nam phát hành ngày 26/03/1973.

*

Con trâu

Bộ tem Con trâu phát hành ngày 20/12/1973

.

Tác giả con tem này là họa sĩ Vivi:

*

Kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ban hành luật người cày có ruộng in lại giá tiền

Ngày 02/07/1974 phát hành tem Kỷ niệm đệ nhất chu niên ngày ban hành luật người cày có ruộng in lại giá tiền.

———————————-

Theo tài liệu, ngày 26-3-1970, sau khi được lưỡng viện thông qua, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh ban hành luật “Người cày có ruộng”. Theo đó ruộng đất không trực canh đương nhiên bị truất hữu (nhưng được bồi thường với giá trị quy định là 2,5 lần giá năng suất thóc từ mảnh ruộng đó) và được cấp phát miễn phí cho tá điền. Theo số liệu của Tổng nha Điền Địa vào năm 1974, toàn miền Nam đã cấp phát gần 1,3 triệu ha cho khoảng 75 vạn nông hộ, với khoảng 5 triệu nông dân. Nông dân được nhận kèm giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất. Thành công nhất của Luật là chấm dứt chế độ tá canh ở miền Nam khi tá điền trở thành điền chủ. Bản thân các đại địa chủ cũng được bồi thường, chứ không bị thu trắng, với số tiền lên tới 171 tỷ đồng. Luật “Người cày có ruộng” bấy giờ được dư luận hết lời ca ngợi, thậm chí còn được The New York Times đánh giá là cuộc cách mạng ruộng đất mang nhiều tham vọng và tiến bộ nhất thế kỷ 20.

Ngày nay dưới sự lãnh đạo sáng suốt của đảng, ruộng đồng (cho dù phải mất biết bao năm mới có được lớp đất phù sa màu mỡ như ở miền Tây Nam bộ) đã được “qui hoạch” thành các sân golf, thành các khu công nghiệp, khu đô thị, du lịch sinh thái…

Ấy thế mà một số nông dân ta từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam- vì trình độ dân trí thấp, lại còn bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước “diễn biến hòa bình”, xúi giục, kích động, nên mới khư khư bám lấy mảnh đất ruộng; chế súng hoa cải, chế bom mìn chống người thi hành công vụ, lại còn khiếu kiện lôi thôi, làm xấu đi hình ảnh của một nhà nước dân chủ công bằng văn minh, của dân, do dân và vì dân. Nông dân ngoan cố không chịu hiểu rằng đất đai là sở hữu toàn dân, như hiến pháp qui định.

Để thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, nhà nước đã phải dùng đến các lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân (*) và cả chó berge (nhân dân?) để cưỡng chế giải tỏa một số vùng- nơi mà các ông chủ nông dân ngoan cố không chịu giao nộp lại cái “sở hữu toàn dân” ấy cho đầy tớ nhà nước.

Sau ngày 30.04.1975, nhà trường xhcn dạy học sinh rằng: “xã hội miền Nam Việt Nam dưới chế độ Mỹ-ngụy là một xã hội phồn vinh giả tạo“. Phồn vinh giả tạo hay không thì mọi người đã biết.

Nhưng hãy xem những con tem trên đây: Cứ thế này mãi thì biết đến bao giờ VN mới có được những tòa nhà cao cao, những golf thủ tầm cỡ quốc tế?

Gạo không có thì nhập khẩu, lo gì. Điều này không phải ai cũng nghĩ ra được, duy chỉ có “thiên tài đảng ta”.

———–

(*) Gần đây mới có lệnh của ông thủ tướng là không dùng quân đội nhân dân để cưỡng chế giải tỏa đất đai nữa (chó và công an nhân dân là đủ).

Chuyên mục:Tem Thẻ:
  1. Phạm Sơn
    02/06/2012 lúc 11:59

    Cám ơn cô Phay Van còn lưu giữ được và post giới thiệu những con tem giá trị cách đây 40 năm, để mọi người được cùng thưởng thức.

    • 02/06/2012 lúc 16:03

      Dạ, em phải cảm ơn bác Phạm Sơn đã gợi ý trước đây, trong bài “Quân Sử VNCH…”.
      Em sẽ tiếp tục giới thiệu lần lần những con tem cũ hiện đang còn giữ.

      • Nguyễn Tuấn Anh
        02/06/2012 lúc 16:13

        Chị Năm: Chị cứ…”nhem nhem”…vậy, thì gây…”tưng tức” và không mãn nhãn người thưởng thức (như em) ! hihihihi…
        Làm một entry…cho mãn nhãn đi chị Năm?

  2. Phạm Sơn
    02/06/2012 lúc 12:02

    Chủ đề entry này, thật tình, đã làm gợi nhớ lại những dấu mốc sự kiện lịch sử, về…ruộng đất!
    1/ Người nông dân rùng mình, ám ảnh, ghê rợn thật sự, với những cuộc đấu tố chiếm đoạt ruộng, giết địa chủ trong Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc năm 1953, tiếng là “chia” cho nông dân nghèo làm chủ thửa ruộng, nhưng thực chất là lại “lùa” tất cả vào “hợp tác xã, làm ăn tập thể”…đến ngộp thở!
    2/ Người nông dân vui mừng, hớn hở…thật sự, với :
    – Chính sách Cải Cách Điền Địa thời Đệ Nhất Cộng Hoà: Chính phủ mua lại ruộng cũ của các địa chủ để bán trả góp cho nông dân, nhờ đó, mỗi nông dân được sỡ hữu thật sự một thửa ruộng.
    – Chính sách Người Cày Có Ruộng thời Đệ Nhị Cộng Hoà: Chính phủ mua ruộng của người giàu, phát không cho người nông dân nghèo để họ làm chủ thật sự một thửa ruộng.

    • 02/06/2012 lúc 16:00

      Bác Phạm Sơn: về số (1) em xin có ý kiến thế này: Thời CCRĐ ở miền Bắc, nông dân phấn khởi đấu tố những kẻ khốn khổ bị coi (gán ghép) là “địa chủ” và nhận những mảnh ruộng, nhận những con trâu do (cái gọi là) hợp tác xã nông nghiệp giao cho để cày cấy. Vài chục năm sau họ mới thực sự vỡ mộng khi cái mỹ từ “sở hữu toàn dân” phát huy tác dụng, như mọi người đang thấy hiện nay.

  3. Trần thị Bảo Vân
    02/06/2012 lúc 12:18

    Chị Năm có thú sưu tầm tem…thanh nhã…thật!
    Chị bắt đầu sưu tầm tem là khi nào vậy chị Năm?
    Hiện “gia tài tem” của chị, thống kê số lượng các loại…được bao nhiêu con vậy chị Năm?

    • 02/06/2012 lúc 15:54

      Bảo Vân: Nhiều lắm, không đếm xuể 😀
      Nói đùa, chị ngại cái vụ thống kê lắm.
      Vì chơi tài tử nên mình xếp theo quốc gia, rồi quốc gia nào mình có nhiều nhiều (như VNCH hoặc Mỹ, Úc) thì xếp theo chủ đề.
      Bắt đầu chơi từ khi chưa đi học em à. Hồi đó các chị lớn chơi, con nào có dư thì cho chị (Năm).

  4. Trần thị Bảo Vân
    02/06/2012 lúc 12:26

    Chị Năm: Thế hệ của Út hiện nay ít gởi thư, do đó nhìn vào giá tiền cước các con tem, từ thấp nhất là 0,50đ…đến cao nhất là…30đ…
    Vậy, 0,50đ…thì cước gởi…đi đâu?
    và…30đ…thì là cước gởi..ra nước ngoài, hở chị Năm?
    Một sự chênh lệch cước khá lớn, Út hơi khó hiểu, chị Năm có thể giải thích?

    • 02/06/2012 lúc 15:49

      Bảo Vân: Chênh lệch này chưa “ghê” đâu.
      Bộ tem “Các loại cá” phát hành ngày 16/11/1971 gồm 03 loại: 2đ, 10đ và… 100đ.
      Có lẽ như em đoán đó. Chị không rành về thời giá hồi đó. Một cái thư nội địa thì phải dán tem trị giá bao nhiêu mới đủ số cước qui định chắc phải hỏi… hihi, Chị Ba 😀

    • Mai
      02/06/2012 lúc 19:50

      Bảo Vân và Phay Van:
      Chị Ba “già cả” rồi đâu còn nhớ nổi nữa hai em ơi. Nhưng chị có lên mạng tìm được những tài liệu này, hai em vào xem để có thể đoán giá cước tem thời đó nhé:
      http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?s=9367ef6c5eed10860cf20e4c6eb51076&t=3989

      http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?t=1546

      Một bài viết thú vị cho những ai bắt đầu chơi tem nè hai em:
      http://www.vietstamp.net/forum/showthread.php?s=9367ef6c5eed10860cf20e4c6eb51076&t=9428

      Và một bút ký nói đến Hồn Tem:
      http://thatsonchaudoc.com/banviet2/ThaiLy/HoiKy/HonTem.htm

      • Võ Trung Tín
        02/06/2012 lúc 22:55

        Cám ơn chị Ba.
        Những links chị giới thiệu, đọc xem thật thú vị.

      • Trần thị Bảo Vân
        03/06/2012 lúc 15:43

        Dạ, Út cám ơn chị Ba giới thiệu links có nhiều thông tin về cước phí gởi thư hồi xưa ạ.

        P/s: Chị Ba ơi, Út hổng tin chị Ba…”già cả”…đâu đó nghen! hihihihihi…
        Út kính tặng chị Ba kính mến câu này nè:

        – ” Còn gì đẹp hơn một người phụ nữ lớn tuổi trở nên thông thái cùng tuổi tác? Mỗi tuổi đều có thể khiến ta say mê, miễn là ta sống trong nó. ” – Brigitte Bardot –

        ( What could be more beautiful than a dear old lady growing wise with age? Every age can be enchanting, provided you live within it. )

      • Trần thị Bảo Vân
        03/06/2012 lúc 15:46

        Chị Ba, chị Năm ơi: Qua links chị Ba giới thiệu, ở cái link cuối, đọc bài “Hồn Tem của Thái Lý” có cái câu này…Út chẳng hiểu?! Đó là:

        – ” Bộ tem cuối cùng trong dòng tem VNCH được phát hành ngày 26 tháng 3 năm 1976 nhân kỷ niệm ngày nông dân VN gồm 2 tem theo mẫu thiết kế của hoạ sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt và Nguyễn Văn Ri. ”

        Năm 1975, miền Nam đã bị…”đứt phim”…thì sao tem của VNCH lại được phát hành ngày… 26/3/1976 , Lạ nhỉ….?!

      • 03/06/2012 lúc 16:39

        Bảo Vân: Theo tài liệu của trang truclamyentu.info, thì “những con tem dưới đây vừa in xong nhưng chưa được phát hành rộng rãi vì xảy ra biến cố 30/04/1975 khi quân đội nhân dân việt cộng tạm chiếm (sic) thủ đô Sài Gòn“:

        Phát Triển Giao Thông
        Chủ đề Phát Triển Giao Thông được vẽ thành 3 chủ đề nhỏ với 3 giá tiền khác nhau.

        1/ Tem Phi Cảng Tân Sơn Nhất ghi giá 200đ do họa sĩ Võ Hùng Kiệt trình bày

        2/ Tem Phát Triển Giao Thông – Cầu Sông Hương ghi giá 25 đ do họa sĩ Tôn Thất Vân trình bày

        3/ Tem Phát Triển Giao Thông – Ghe Thuyền Lưu-Thông Trên Kinh Rạch Nam-Phần ghi giá 10 đ do họa sĩ Võ Hùng Kiệt trình bày.

        Phẩm Chất Tạo Thịnh Vượng

        Tem Phẩm Chất Tạo Thịnh Vượng ghi giá 80 đ, do họa sĩ Uyển Vân 74 trình bày.

        Tiết Kiệm Và Sản Xuất

        Tem Tiết Kiệm Và Sản Xuất ghi giá 50 đ, do họa sĩ Hiệp.NG trình bày.

        Luật 007/72 Định Chuẩn
        Phát Triển Kỹ Nghệ

        Tem Luật 007/72 Định Chuẩn Phát Triển Kỹ Nghệ ghi giá 25 đ do họa sĩ họa sĩ N-V-Phụng trình bày.

        Cải Tiến Phẩm Chất – Gia Tăng Xuất Cảng

        Tem Cải Tiến Phẩm Chất – Gia Tăng Xuất Cảng ghi giá 10 đ do họa sĩ N-V-Phụng trình bày.

        Điện Hóa Nông Thôn

        Tem Điện Hóa Nông Thôn ghi giá 80 đ do họa sĩ NG.Thanh Trúc trình bày, và tem ghi giá 25 đ do họa sĩ N.M.Hoàng trình bày.

        Năm Thìn

        Tem Năm Thìn (Con Rồng) ghi giá 10 đ do họa sĩ N.M.Hoàng trình bày; tem ghi giá 500 đ do họa sĩ Lê-Minh-Đức trình bày.

        Khánh Thành Hệ Thống Nhiệt Điện Miền Tây CBV

        Tem Khánh Thành Hệ Thống Nhiệt Điện Miền Tây CBV ghi giá 25 đ ; tem ghi giá 20 đ không thấy ghi tên họa sĩ.

        Tháp Chàm

        Tem THÁP CHÀM POH KLONG GARAI (PHAN RANG)ghi giá 100 đ do họa sĩ NG. THANH TRÚC trình bày.

        Thư Viện Quốc Gia

        Tem Thư Viện Quốc Gia đã được phát hành vào ngày 14/04/1974, nhưng chỉ có hai loại ghi giá tiền là 10 đ do họa sĩ HIỆP.NG trình bày và 15 đ do họa sĩ VÕ HÙNG KIỆT trình bày; riêng con tem sau cùng phát hành năm 1975 ghi giá tiền là 5 đ do họa sĩ NGUYỄN VĂN RI – De La Rue C. trình bày.

        Toàn Dân Đoàn Kết Và Chuẩn Bị Bắc Tiến

        Kỷ niệm đại hội thanh niên phật giáo thế giới lần thứ nhất

      • Trần thị Bảo Vân
        03/06/2012 lúc 16:01

        Chị Năm, Út lang thang vô tình đọc thấy chi tiết thú vị này, chị, nhà sưu tập tem…xem thử nghen…

        ” Luật Người Cày Có Ruộng – 1971
        Mẫu tem đổi giá 25đ in đè trên mẫu tem 16đ (1971) có 1 mẫu in đề lổi rất rất quý hiếm, là in đề 2 lần, 1 lần in ngược, nguyên tờ 50 tem, 17 năm về trước, tôi mua được bộ sưu tập của ông Sioug, (một đại gia chơi tem nổi tiếng trước năm 1975 tại Saigon, ổng có bộ sưu tập tem Indo-Chine cũng rất phong phú, có cả con tem grasset 75c in đề ngược và bộ tem TQ thời Mãn Thanh, có đầy đủ những mẩu tem quý hiếm của con niêm đỏ, trong đó có luôn con one dollar chử nhỏ, giá thị trường hiện nay gằn 1 triệu dollars US/con,) trong đó có tờ in lổi này, 2 năm sau, vì tham tiền, nguyên tờ bán cho 1 ông đại gia chơi tem VNCH với giá tôi coi là cao, nhưng không phải người VN.” (nguồn: temviet.com )

        Trời! Tem gì mà một con giá tới…MỘT TRIỆU DOLLAR US…!!!
        Khiếp thật! Chị Năm có loại tem…triệu đô…này không dzậy?! hihihihihi…

      • Mai
        03/06/2012 lúc 20:31

        Út Vân:
        Cám ơn em đã tặng chị câu nói rất dễ thương của BB. Nhưng chị thì lại không được thông thái với tuổi tác mới chết chứ. Cảm thấy mình càng ngày càng lẩm cẩm và hay quên lắm em ạ.
        Về câu hỏi của em:
        ” Bộ tem cuối cùng trong dòng tem VNCH được phát hành ngày 26 tháng 3 năm 1976 nhân kỷ niệm ngày nông dân VN gồm 2 tem theo mẫu thiết kế của hoạ sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt và Nguyễn Văn Ri. ”
        Chị nghĩ đây là một lỗi do đánh máy. Câu ấy nên là:
        “Bộ tem cuối cùng trong dòng tem VNCH được phát hành ngày 26 tháng 3 năm 1975 nhân kỷ niệm ngày nông dân VN gồm 2 tem theo mẫu thiết kế của hoạ sĩ ViVi Võ Hùng Kiệt và Nguyễn Văn Ri. ”

        Tín: Không có chi, em à. Đây là diễn đàn để tất cả các bạn cùng trò chuyện, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, phải không em. Mình vào nhà chị Năm thật vui, em nhỉ.

      • Võ Trung Tín
        03/06/2012 lúc 23:20

        Chị Ba: Dạ, nhưng..chị Ba vào chơi, gắng còm nhiều nhiều…cho tụi em học hỏi phong cách ứng xử, cũng như “lóm” tiếp thu nhiều kiến thức thông qua còm…từ các chị chứ…

      • Mai
        04/06/2012 lúc 18:47

        Tín Ròm: Chị sẽ cố gắng nhưng có những lúc chị Ba bận quá nên ít vô nhà như em đã thấy. Nên em cũng đừng buồn chị nha. Tụi em sắp được nghỉ hè rồi phải không?

  5. Võ Trung Tín
    02/06/2012 lúc 22:36

    ” Gạo không có thì nhập khẩu, lo gì…”

    Sao chị Năm nói trúng và hay, như mấy ông ổng ở…trển trển…dzâậy!
    Nghi..nghi.. chị Năm là…tbt…băng minh râu quá! hihihihihi..

    • Võ Trung Tín
      03/06/2012 lúc 23:26

      Sao nói chắc như…đinh đóng cột…dzậy chị?
      Bộ Chị Năm mới…đi họp..ở.. trên trển.. dzề đó hở?! hihihihihihi…

  6. Võ Trung Tín
    02/06/2012 lúc 22:45

    ” Sau ngày 30.04.1975, nhà trường xhcn dạy học sinh rằng: “xã hội miền Nam Việt Nam dưới chế độ Mỹ-nguỵ là một xã hội phồn vinh giả tạo”

    Ủa! Hồi đó có đoạn văn “kinh điển” “mực thước” này hở chị Năm?
    Công nhận chị Năm…thuộc bài…siêu đẳng…đó nghen! hihihihihi..

    • Võ Trung Tín
      03/06/2012 lúc 23:36

      Nhớ dai!
      Wow.., thế chị Năm có..nhớ dai…cái ông “thần nước mặn” này không? ( hihihihi..học cụm từ này của bác Chinook )

      – Yêu biết mấy nghe con tập nói…

      Năm nay đề “dzăng”…thi tốt nghiệp phổ thông…có “lôi đầu” cái ông thần nước mặn này dzô..để nhồi sọ cho tụi trẻ nó…”nhớ dai”…đó chị Năm!!!!

  7. Võ Trung Tín
    07/06/2012 lúc 11:29

    Mai :Tín Ròm: Chị sẽ cố gắng nhưng có những lúc chị Ba bận quá nên ít vô nhà như em đã thấy. Nên em cũng đừng buồn chị nha. Tụi em sắp được nghỉ hè rồi phải không?

    Chị Ba kính mến: Dạ, thi cử khoảng 10 ngày nữa thì xong chị Ba à.
    Hè này ròm em chỉ về chơi thăm nhà khoảng 10 ngày rồi vào lại Saigon, vì cả nhóm kiến của tụi em có nhận một..”dự án”..nho nhỏ, cũng thuộc chuyên ngành tụi em học…, nên cả nhóm quyết tâm làm để thử sức trong thực tế, và cũng để…kiếm thêm tiền trang trải cho việc học năm sau, chị Ba ạ.

    • Mai
      08/06/2012 lúc 05:46

      Tín mến,
      Như vậy thì chị Ba chúc em và nhóm Kiến sẽ làm bài thật xuất sắc và được điểm cao trong kỳ thi này nhé. Chị Ba cũng xin chia vui với tụi em có cơ hội thực hiện một “dự án” nho nhỏ để thử sức trong thực tế, và cũng để kiếm thêm tiền trang trải cho việc học năm sau. Thân ái chúc các em sẽ thành công và đạt thành mọi ước mơ trên bước đường sắp tới.

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: