Những Ngày Nắng Vỡ
Các bạn thân mến,
Hôm nay Nguyệt Mai xin gửi đến các bạn truyện ngắn mới nhất của chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh về những ngày cuối của cuộc chiến. Có những chuyện mình chẳng bao giờ ngờ tới đã xảy ra. Và với entry này Nguyệt Mai muốn riêng tặng cho các em Bảo Vân, Trung Tín và Tuấn Anh để các em thấy được một phần của lịch sử…
Chị Cam Li cũng muốn tặng truyện này cho tất cả quý anh chị từng là chứng nhân một thời.
*
Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh
Nắng lập lòe…
Những tiếng nổ như vỡ ra từ ống khói của chiếc xe Cady màu vàng. Không có gì bền vững hơn nó, cũng không có gì mong manh hơn nó, chiếc xe Cady. Đoan cau mày suy nghĩ. Cái tiếng xe nổ dòn vui mọi ngày, hôm nay được thay bằng một tràng những tiếng là lạ, như xô đẩy nhau, như giục giã, như bất an. Đoan vuốt nhẹ lên “ghi-đông” sáng bóng. Chỉ có chỗ đó là sáng bóng. Còn lại là một chiếc xe bám đầy bụi bặm. Đoan đã không có thì giờ để lau chùi như thói quen lâu nay. Bàn tay của Đoan như mơn man trên đầu của một con ngựa nhỏ. Phải, nó như con ngựa nhỏ, chở Đoan đi, về mỗi ngày vài bận, khi đến trường, khi vào bệnh viện.
Nhà để xe như vơi đi hơn một nửa. Đoan ngỡ mắt mình hoa lên vì nắng. Không! Đúng là như vậy mà! Đám xe gắn máy, xe đạp, sao thưa thớt quá! Ngày nào mà hai giảng đường Một và Hai đều có lớp, như hôm nay, thì sân để xe phải chật cứng mới đúng. Sinh viên nghỉ học đi đâu cả? Đoan dựng xe, khóa lại, chào bác giữ xe rồi chạy vội đến trước Giảng đường Một. Những hàng ghế thưa vắng. Sinh viên ngồi trông ra ngoài như chờ đợi. Trên bục giảng, không có thầy.
Giảng đường Hai cũng vậy!
Đoan chạy nhanh lên lầu. Các “labo” (*) vẫn mở cửa, lác đác người ra vào. Nhưng cái không khí lạ lắm, như một nốt nhạc trầm chùng xuống lạ kỳ. Đoan bước nhanh về phòng thí nghiệm Ký Sinh Trùng. Cánh cửa chớp đang lung lay như có ai vừa mới vào phòng. Quả nhiên, Đoan thấy Thầy Tính, dường như Thầy mới đến. Thầy chưa khoác áo blouse. Nghe động, Thầy Tính ngó ra. Thầy hơi mỉm cười khi thấy Đoan. Đoan chào:
– Dạ thưa Thầy con mới đến ạ!
Thầy Tính gật đầu, hỏi:
– Chị vẫn đi học?
Đoan ngơ ngác:
– ???
Thầy gật gù:
– Tốt lắm!
– Dạ cám ơn Thầy. Hôm nay…Thầy dạy bài nào để con soạn hình vẽ ạ?
– Không. Vì… có lẽ sinh viên sẽ không đến nhiều đâu! Tôi muốn cho họ nghỉ.
– Dạ.
Rồi không biết nói thêm điều gì, Đoan tiến đến phòng thay áo, định thay áo blouse để làm nốt những công việc còn dở dang hôm qua. Nhưng Thầy Tính gọi:
– Không cần phải làm gì đâu! Sẽ có những thay đổi cho labo này, cho cả trường này, cho cả…
Thầy bỏ lửng câu nói. Thấy Đoan bỡ ngỡ, Thầy lại tiếp:
– Sáng nay Khoa trưởng đi rồi!
– Dạ, sao ạ?
– Ông Khoa trưởng đi rồi, mới nhậm chức có một ngày. Nhưng sẽ có ông khác thay. Mình không phải lo. Tôi có chuyện muốn nói với chị. Chị ngồi đi!
Đoan ngồi ở băng ghế dành cho học trò. Thầy Tính ngồi ở bàn giấy của Thầy. Ông nói:
– Chị Đoan, có bao giờ… chị gặp V.C. chưa?
Đoan giật mình, tê dại trong một tích-tắc, nhưng đáp ngay được, như một cái máy:
– Dạ thưa Thầy… chưa ạ.
Thầy Tính cười, nụ cười không lộ tình cảm, nói chắc nịch:
– Tôi là V.C. đây! Chị nghĩ sao?
Đoan thấy mình giật bắn người. Đoan trân mắt nhìn Thầy Tính, chưa nói được lời nào thì Thầy tiếp:
– Nghe vậy chị có sợ không?
Đôi mắt của Đoan càng mở to hơn nữa. Ôi! Sao giống như thuở nhỏ đi xem phim ma với anh chị, khi đến đoạn gặp ma, ông anh – lúc ấy cũng là một cậu nhóc, thường hỏi: “Ma đó! Em có sợ không?” Và con bé khóc ré lên.
Bây giờ thì không. Đoan không thể khóc, dù câu hỏi đột ngột và câu tự trả lời của Thầy Tính cũng đột ngột. Sao lại sợ nhỉ? Đoan tự trấn an mình. Thật ra thì V.C. cũng là người mà! Theo báo chí phim ảnh tin tức hàng ngày là như thế. Thầy Tính nhìn Đoan, chờ đợi câu trả lời. Đoan có câu trả lời rồi!
– Dạ thưa Thầy, nếu V.C. … giống như Thầy thì… con không sợ ạ!
Đoan còn định nói thêm một tràng dài, rằng Thầy là người tận tụy trong phòng thí nghiệm, lo lắng cho sinh viên qua mỗi kỳ thi; Thầy làm việc quên ăn, quên thời gian; Thầy là người dìu dắt Đoan và các bạn làm phụ tá cho Thầy, kỹ lưỡng từng bài vở từng nét vẽ, sắp xếp một cách khoa học cái phòng thực tập này v.v… Nhưng Đoan thấy gương mặt của thầy Tính bỗng dưng xa lạ. Xa lạ như tiếng nổ kỳ khôi của chiếc xe Cady hồi nãy ở dưới sân. Như là Đoan cùng một lúc nhìn thấy hai con người.
Thầy Tính cười, lại một cái cười không biểu lộ cảm xúc buồn hay vui:
– Không có gì phải sợ cả. Chị còn trẻ, chưa biết nhiều về thời cuộc. Tôi tin rằng chị sẽ sớm hòa nhập vào cuộc sống mới.
Đoan ngơ ngác. Cuộc sống mới? Đoan không hiểu nổi. Thầy Tính nói tiếp:
– Sẽ có cuộc sống mới. Chị tin đi!
Đoan ù cả hai tai. Cuộc sống mới là thế nào? Những ngày xảy ra bao nhiêu thay đổi trong trường là chuẩn bị cho “cuộc sống mới” ư? Như một cái sân khấu chính trị thu nhỏ, nhà trường này trong vài ngày đã xảy ra lắm điều trọng đại. Chức Khoa trưởng được bàn giao cho một vị giáo sư cũng là người giảng dạy trong trường. Ngày hôm sau thì người tân Khoa trưởng biến mất, và người khác lên thay. Sân trường vắng vẻ. Các giảng đường và phòng thí nghiệm thưa thớt người. Chỉ có những sinh viên chăm chỉ như Đoan đến trường. Thật ra không phải là chăm chỉ. Tâm trạng của Đoan cũng rối bời. Nhà của dì Đoan đông nghẹt người di tản từ các thành phố đến. Họ cũng chờ đợi. Đoan muốn thoát khỏi bầu không khí chờ đợi ngột ngạt ấy nên vác xe chạy đến trường. Chỉ còn nơi này, sự yên tĩnh ít ra cũng giải tỏa được phần nào căng thẳng.
Nhưng giờ đây lời nói của Thầy Tính làm Đoan hoang mang, chóng mặt. Đoan xin phép thầy, ra khỏi labo. Đoan tì người vào thanh lan can, nhìn xuống sân trường vắng. Hai nhỏ bạn thân không đến. Hai đứa thuộc loại “sâu gạo” thế mà lại biến mất. Hôm nay có giờ thực tập Vi Trùng Học, có lẽ chỉ một mình Đoan với mớ đĩa thủy tinh, với đèn cồn, que cấy và đám vi trùng vô tri.
– Chị Đoan, sao chị đứng đây?
Đoan quay lại. Một người bạn học đồng thời là em họ của Đoan: Hùng, con của người cô ruột. Hùng hỏi lại:
– Chị làm gì mà đứng một mình vậy?
– Chị đi học.
– Đi học?
– Vâng.
– Học cái gì giờ này?
– Thế còn Hùng?
– Em chạy vào tìm mấy đứa bạn… rồi về nhà ngay.
Hùng kề sát tai Đoan, nói nhỏ:
– Em đi chị à!
– Đi đâu?
– Di tản.
– Sao?
– Di tản. Em ra bến tàu ngay đây!
Hùng vội vã bước đi. Bỗng Hùng dừng phắt lại, hỏi Đoan:
– Chị đi với em không?
Đoan thấy mình giật mình. Giống như cái giật mình khi nghe câu hỏi của Thầy Tính ban nãy. Và… bỗng như một phản xạ, Đoan lắc đầu, nói nhanh:
– Chị không đi đâu!
Đoan không biết Hùng còn nói gì nữa. Nhưng cái bóng nhanh nhẹn của Hùng đã khuất sau khúc quanh hành lang rồi.
Đoan chạy đến phòng thực tập Vi Trùng. Không có ai. Buồn rầu, Đoan vòng trở lại và lên thang lầu. Tầng trên cùng thường ngày đã vắng, giờ lại càng vắng hơn. Đứng ở vị trí cao nhất này, tầng thứ ba của tòa nhà chính, Đoan thấy mình giống như một người đã thoát khỏi những phiền toái vụn vặt. Đoan nhắm mắt lại, muốn hít thở luồng không khí mát lành vào thật sâu đến hai buồng phổi.
Không được năm giây, Đoan phải mở mắt ra vì nghe vẳng lại tiếng khóc rấm rứt. Tiếng khóc như đến từ phía cầu thang. Tiếng khóc của con gái. Đoan rón rén tiến về phía đó.
Tiếng khóc bỗng im bặt. Đoan ngạc nhiên, không ngăn được mình bước nhanh hơn. Và, Đoan đã thấy, nơi đầu cầu thang, hai người, một nam một nữ. Họ như đang khóa chặt vào nhau trong một cái hôn tưởng chừng không thể dứt. Đoan chợt nghĩ ngay đến Hùng. Trong một hoàn cảnh vỡ tung như thế này, có lẽ một trong hai người đã chọn ra đi. Họ hầu như không còn biết gì về xung quanh. Đoan đứng lặng chỉ trong tích-tắc, rồi lại rón rén đi ngược trở về. Đoan dùng chiếc cầu thang ở đầu bên kia, vì muốn tôn trọng phút giây cảm động của họ.
Đoan không biết phải làm gì. Sân trường càng vắng thêm. Đoan vòng ra phía vườn dược thảo. Khu vườn vẫn xanh một vẻ đẹp hiền lành. Đoan như con chim muốn bay vào đó trốn nắng. Đoan đi bên những cây đại thụ, rồi ngồi xuống bên đám bông dừa. Những cây thuốc này có chữa lành được ngay các vết thương chiến cuộc đang nóng bỏng hay không? Đoan bàng hoàng, cảm thấy lênh đênh như người đang bơi trong một vùng nước quá lớn.
Hôm nay chắc là sẽ không được học gì cả. Như cái bánh xe đang lăn đều bỗng có ai lấy một vật cản chẹn ngang, mọi sinh hoạt đều khựng lại. Mấy hôm trước, khi thực tập cùng với nhau trong phòng Sinh Hóa, Đoan thấy vẻ mặt của nhỏ Mỹ có vẻ khác thường. Mỹ như muốn tránh nói chuyện với bạn bè. Nhỏ bạn này, cái gì cũng chia sẻ với Đoan, kể cả chuyện về những người cô người chú bí ẩn của hắn. Còn nhỏ Xuân nữa, cái miệng lúc nào cũng líu lo, lại mau nước mắt, nhưng trong buổi thực tập ấy cô nàng cũng có vẻ trầm ngâm. Đến hôm nay thì cả Mỹ và Xuân cùng vắng mặt. Chưa bao giờ Đoan cảm nhận một nỗi cô đơn như thế này.
Đứng phắt dậy, Đoan vùng chạy ra khỏi vườn. Nắng lại lóa trước mặt như quất lên da. Chưa bao giờ thấy một thứ nắng quái đản như vậy. Một vài tiếng nổ xa xa nghe như tiếng súng. Đoan hoảng hốt. Chiến trận đã về gần! Mỗi ngày nhà của dì lại tiếp đón một số người mới. Mọi người cùng chen chúc nương náu trong một không gian chật hẹp. Như là một cái trạm vậy. Và mỗi ngày lại có một vài người biến mất. Họ có lẽ đã như Hùng, chạy ra bến tàu, hay chạy vào phi trường? Những người còn lại thì chờ đợi. Chờ đợi gì? Sự chờ đợi hằn trên đôi mắt thâm quầng của người lớn, trên nụ cười gượng gạo của trẻ con vì phải sống quá gò bó. Mọi thứ đều vượt quá khả năng của gia đình dì. Đoan ngoài giờ học và làm ở trường, về nhà cũng xắn tay áo phụ dì nấu nướng, dọn dẹp. Gần năm mươi miệng ăn. Một con số gây choáng váng. Nhưng mọi người vẫn cố gắng vén khéo để vượt qua những ngày khó khăn. Mỗi khi có một người hay một gia đình thoát chạy được về đến Sài Gòn, mọi người đều reo mừng hớn hở. Như cái dòng nước chảy xuôi ra hướng biển, làn sóng người cuốn dần xuống nam. Mỗi ngày lại nghe một phần đất bị mất. Và trong hoàn cảnh vỡ vụn đó, Thắng từ Khánh Dương trở về. Cánh tay đã bị thương nhiều lần, bây giờ lại treo lên ngang ngực. Anh được tản thương về Sài Gòn ngay ngày Khánh Dương thất thủ. Thắng đứng lặng trước cửa nhà, không dám bước vào, vì kẻ nằm người ngồi đầy nhà không có chỗ chen chân. Đoan cùng Thắng ra quán nước gần nhà để trò chuyện. Rồi Thắng trở vào bệnh viện. Từ hôm đó Đoan thường vào thăm Thắng bằng chiếc xe Cady vàng.
Đoan đi vào nhà để xe. Nắng vẫn chói lọi. Có lẽ phải về thôi! Không có gì để làm ở trong trường nữa. Đoan chạy theo dòng xe cuồn cuộn. Đường phố xao xác những con người hối hả. Có một cái gì đè nặng lên những gương mặt lướt qua. Chợt có tiếng còi hụ của xe cứu thương. Đoàn xe tấp qua bên phải để tránh đường. Đoan chợt lạnh người. Thảng thốt, Đoan vụt có ý nghĩ: “Phải vào đó ngay!”. Và Đoan phóng xe thật nhanh.
Vượt qua nhiều phố xá tấp nập, Đoan rẽ vào con đường yên tĩnh quen thuộc. Đường cây còng. Trại Hoàng Hoa Thám trước mặt đây rồi! Đoan sẽ gặp Thắng trong bệnh viện Đỗ Vinh. Đoan sẽ được nhìn thấy Thắng ngồi trên giường, đang tự tay tháo lớp băng, chờ y tá đến thay. Đoan sẽ thấy yên lòng vì ít ra Thắng cũng đã được bình an.
Đoan phải xuống xe. Người lính gác cổng ngăn lại. Đoan chuẩn bị trình thẻ căn cước. Nhưng anh lính lắc đầu, nói:
– Hôm nay không ai được vào trại hết, cảm phiền cô trở về.
Đoan ngơ ngác:
– Ồ, sao vậy thưa anh?
– Lệnh đã ban hành, tôi không thể giải thích thêm, xin cô thông cảm.
– Nhưng tôi chỉ xin vào thăm bệnh.
Người lính lại lắc đầu, giọng ái ngại:
– Dù là thăm bệnh cũng không được. Mọi người đều được lệnh cấm trại, không ai được ra vào.
– Nhưng…
Chưa ai nói được gì thêm thì người lính gác phải mở cổng cho một chiếc quân xa chạy vào. Đoan chỉ kịp nhìn thấy những người lính trên xe với những bộ quân phục đầy bụi bặm. Những đôi mắt thấm mệt nhìn xuống.
Đoan đứng lặng bên vệ đường. Người lính gác như quên mất sự có mặt của Đoan. Đoan nhón chân nhìn vào bên trong. Chiếc quân xa đã nhỏ dần, mất hút. Bỗng như bật ra một tiếng nấc từ trong tim. Thắng ơi! Thắng ơi!…
Nắng vỡ vụn dưới những tán lá của hàng cây còng.
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
2012
(*) labo: laboratory, phòng thí nghiệm
(nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 51 – tháng 4 năm 2012)
Mở cửa đầu tiên vào nhà… giữ chỗ, đọc sau cô Phay Van nhé!
Ui Chao! Cám ơn chị Ba đã nghĩ tới lớp trẻ tụi em mà riêng tặng entry này, chị Ba nhé…
Với thời điểm bối cảnh lịch sử xảy ra trong truyện mà chị Cam Li viết, khi đó tụi em chắc…còn là hạt bụi ở tận đẩu đâu…hihihihihi..!
Tuy nhiên, đọc truyện, Út vẫn cảm được cái nhịp trong nỗi lòng..thơ thẫn, ngơ ngác đến bất thần… hụt hẫng… về nỗi xót xa cho những..sự chia tay, sự chia lìa, sự mất mát…và cả những gì bất ngờ thay đổi, làm cho người chứng nhân trong cuộc một thời, phải..kêu lên thảng thốt..đầy ấn tượng..đau xé lòng, nhưng cũng thật lung linh đẹp về… hình tượng…
“…Thắng ơi! Thắng ơi!…
Nắng vỡ vụn dưới những tán lá của hàng cây còng…”
Út rất thích văn phong đẫm chất nhẹ nhàng, làm vương vấn trong lòng người đọc của chị Cam Li, đọc truyện như đồng lắng cảm với cụm từ..”Nắng vỡ vụn…” mà chị Cam Li..”xuất thần” quan sát sử dụng làm câu kết của truyện…vậy…!
Chị Năm kính mến: Một lời giải thích cho nội dung cái còm này của chị chứ? hihihihihihi…
Tuấn Anh: hồi đó chị sợ lắm, vì thế này:
Nhà chị còn kẹt lại ông ngoại và gia đình cậu ở ngoài Bắc sau 1954. Ông ngoại bị đấu tố là địa chủ, may chưa bị chôn sống 😦
Hồi nhỏ mấy chị em trú dưới hầm tránh pháo kích, hay thì thào với nhau: Có khi nào con cậu là VC và vào miền Nam giết tụi mình không.
Cám ơn Tuấn Anh nghen, BV cũng định hỏi chị Năm như thế! hihihihihi…
Chị Năm: Út thấy..V.C. họ..”hiền”…mà, còn..cs..mới rùng rợn, khủng khiếp, dã man, tàn bạo… chứ! hihihihihihihi…
Chị Năm: Vậy là đại gia đình của chị cũng..”nội chiến” à?!
Thế, những V.C…của gia đình chị bây giờ có ai làm..quan cs..không vậy?! hihihihihihi..
Chị Năm: “pháo kích” ? Ai..”pháo kích”.. vào nhà dân? Nhà chị Năm ở thành phố BH mà? Lạ nhỉ…
Đọc entry này, Út liên tưởng và tự nhiên sao…muốn gõ bài thơ này lắm……
CÒN GẶP NHAU
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui
Chuyện đời như nước chảy hoa trôi
Lợi danh như bóng mây chìm nổi
Chỉ có tình thương để lại đời
Còn gặp nhau thì hãy cứ thương
Tình người muôn thuở vẫn còn vương
Chắt chiu một chút tình thương ấy
Gửi khắp muôn phương vạn nẻo đường
Còn gặp nhau thì hãy cứ chơi
Bao nhiêu thú vị ở trên đời
Vui chơi trong ý tình cao nhã
Cuộc sống càng thêm nét tuyệt vời
Còn gặp nhau thì hãy cứ cười
Cho tình thêm thắm, ý thêm tươi
Cho hương thêm ngát, đời thêm vị
Cho đẹp lòng tất cả mọi người
Còn gặp nhau thì hãy cứ chào
Giữa miền đất rộng với trời cao
Vui câu nhân nghĩa, tròn sau trước
Lấy chữ chân tình gửi tặng nhau
Còn gặp nhau thì hãy cứ say
Say tình, say nghĩa bấy lâu nay
Say thơ, say nhạc, say bè bạn
Quên cả không gian lẫn tháng ngày
Còn gặp nhau thì hãy cứ đi
Đi tìm chân lý – lẽ huyền vi
An nhiên tự tại – lòng thanh thản
Đời sống tâm linh thật diệu kỳ…
( Tôn Nữ Hỷ Khương )
Trời..trời..!!! Chọn lọc thơ, rồi ngồi gõ..gần chết, mà chị..”phán”..có 2 câu hay thôi, chịu chị luôn đó..chị Năm ơi….!!!!!!
Chị Cam Li kính mến ơi,
Biết chị là… “dân”..DƯỢC KHOA Saigon trước 1975, Út xin phép vui vui, gợi lại 2 cái tên cho chị hoài niệm nghen…
1/ Cố Giáo Sư TRƯƠNG VĂN CHÔM
2/ Cố Giáo Sư NGUYỄN VĨNH NIÊN
Chắc chị Cam Li..nhớ lại vùng trời kỷ niệm ngày xưa chứ, mà.., chị đừng có rưng rưng và mắng Út đó nghen….hihihihihihihi…
Trời ơi!!!!! Bận gì mà bận..dzữ dzậy..chị Cam Li kính mến! huhuhuhuhuuhu…
Đọc truyện xong mà cứ thẩn thờ, thẫn thờ vì…như thấy mình đang xem những thước phim quá khứ buồn…quay chậm lại vậy!
Vâng, cái thời điểm nghiệt ngã của lịch sử đã thay đổi tất cả những gì dấu yêu của miền Nam, dẫu chỉ là một câu chuyện ngắn ngủi, lấy bối cảnh không gian là một ngôi trường, nhưng tác giả đã phân tích diễn biến tâm lý nhân vật, cũng như phát hoạ lại đầy đủ cái không khí hoang mang…của những người trong cuộc lúc ấy…; ngay bây giờ, đọc, thấy thật là thấm, như tựa đề truyện chị đã chọn:..” Những Ngày Nắng Vỡ “…!
Bác Đinh Thành: vào “cái thời điểm nghiệt ngã của lịch sử” ấy bác có thấy “nắng vỡ” không?
Cô Phay Van: “Nắng vỡ”…đến…”vụn”…luôn đấy chứ cô, ai ở miền Nam hồi ấy cũng có tâm trạng này hết cô ạ, ngay cả cái…cột đèn!
Cô xem nhé: ” Bỏ phiếu bằng chân – Nguyễn Hưng quốc “
Bác Đinh Thành ơi!
Đọc cái còm ở trên này của bác, mà con cứ cười..tủm tỉm…miết thôi đó!!!!! hihihihihihi…
” – Sẽ có cuộc sống mới. Chị tin đi! ”
Không biết cái ông thầy Tính VC nằm vùng “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” liệu còn sống không nhỉ, và nếu còn sống, không biết giờ này ông ta có hối hận tự vấn lương tâm mình…là ảo tưởng, là ngu si mê muội…đã lao đầu như con thiêu thân theo con đường… bánh vẽ xhcn của bọn “quỷ dữ” không nhỉ?!
Ôi, cái loại… “trí thức” mê muội, ảo tưởng của miền Nam!!!!
Trong khi nhà văn nữ miền Bắc, Dương Thu Hương, sau 30/4/1975, khi vào miền Nam thì lại…bật khóc ngon lành, khi nhận chân ra rằng..” chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người” …và lấy làm ân hận, bởi…”tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí…”
Với câu truyện ngắn, chọn tựa đề thật hay “Những Ngày Nắng Vỡ”, được viết với văn phong nhẹ nhàng nữ tính, tác giả đã làm cho người đọc phải thao thức, lắng chìm trong suy tưởng về một giai đoạn lịch sử nhiều lắm…
Cô Phay Van: “truyện” của chị Cam Li…tải đạo, đấy chứ cô Phay Van!
Đọc, tôi nghiệm ra thế…
Cám ơn chị Ba kính mến.
Cũng như bạn BV, trong giai đoạn biến cố lịch sử lúc ấy, em chỉ là…một khoảng không mênh mông vô tận…
Những câu chuyện thế này, đọc, sẽ cho thế hệ chúng em, ít nhiều có những cái nhìn “trung thực” hơn về khía cạnh nào đó của lịch sử, bởi dù là truyện, nhưng nó được viết bởi người viết là chứng nhân một thời…có uy tín và trách nhiệm lương tâm với ngòi viết của mình.
Em tin điều ấy, qua chính nhận thức khi đọc của mình…
” – Dạ thưa Thầy, nếu V.C…giống như Thầy thì…con không sợ ạ! ”
Chị Cam Li ơi, cho em hỏi thật nghen:
– Không phải là trong truyện, thì vào thời điểm trước 1975, thật sự “ở ngoài đời” lúc ấy, chị..”thấy”..V.C. họ như thế nào? phát hoạ vài nét thật sự về V.C. lúc ấy cho tụi em hình dung thử, đi chị? hihihihihi…
Chị Cam Li ơi!
Em không.. “nói theo”.. các bác đâu nghen!
Nhưng thật sự, cái tựa đề truyện: “Những Ngày Nắng Vỡ”, chị chọn đặt thật là hay, đẹp và ý nghĩa!
Một vài lời…giải thích cho lý do chị chọn đặt tên truyện…hay như thế, được chứ chị?
Trong truyện chị nói..”xe Cady”?!
Đó là loại xe gì vậy chị Cam Li ?
Tuấn Anh: Chị Cam Li tặng em cái hình đây:
Có cái hình xe Cady này hơi giống chiếc xe của Đoan (Những Ngày Nắng Vỡ) và của Mai (Rừng xuân đã khép), nhưng màu khác hơn.
cady1970
Em cám ơn chị Cam Li và chị Năm đã post hình cho em thấy biết loại xe Cady này.
Vào thời đó, xe Cady này chắc phải là loại xe..”xịn” nhất phải không hai chị?
Tuấn Anh:
Hãng Motobécane cũng tung ra kiểu xe Cady nhỏ nhắn thích hợp với giới học sinh. Cái tên Cady có lẽ từ chữ Cadet, cho biết đây là kiểu em út trong gia đình Motobécane. Tuy cũng dùng động cơ 50 cc nhưng xe chỉ chạy được tối đa 40km/giờ. Chạy chậm có vẻ là một khuyết điểm của xe cộ nhưng đây lại là ưu điểm vì nó là lý do để các bậc phụ huynh chọn mua xe cho con mình để được an tâm hơn.
Em đọc thêm bài này nhé.
Truyện gợi nhớ một giai đoạn tháng tư buồn!
Vậy mà có người từng khệnh khạng kẻ cả, phát biểu như là lời phủ dụ vuốt ve, nguỵ biện cho những tội lỗi của họ, đã đưa và làm cho cả dân tộc VN này phải chịu nhiều tang thương, biến động, trong một cuộc chiến nội chiến huynh đệ tương tàn vô nghĩa!
” Ngày 30/4 có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”
Thật là mỉa mai đầy chua xót!
“…hàng triệu người vui…hàng triệu người buồn..”
Để rồi tất cả kẻ vui người buồn ở trong nước, đều bị biến thành:
1/ ” Chuột bạch và con nợ – Dr. Nikonian “
2/ ” Vấn đề thể chế – bs ngọc “
Em tặng bác Ngô Tấn câu này:
“Chúng ta phải biết ơn Đảng đã cho chúng ta được sống trong những giây phút thần kỳ, không giống một thời đại nào, không giống một lịch sử nào khác, tự cổ chí kim.” (Nguyễn thị Thanh Sâm- Cõi Đá Vàng- chương VII)
Hi hi. Đọc xong “yêu” đảng quá thể.
Trước 75 đa số giới khoa bảng Miền Nam đều được đào tạo tại Pháp.
Nhiều nguyên nhân như chưa có kinh nghiệm thực tế , phần không ưa thích lắm văn hóa mới chịu ảnh huởng của Mỹ nên có cảm tình với chủ nghia Cộng sản..
Hiện tượng này không phải chỉ ở Miền Nam mà còn ở Cambodia , Lào và nhiều thuộc địa cũ của Pháp.
Khi ở Pháp tôi có một người bạn gốc Madagascar. Những người trẻ trong dòng tộc Anh đều được gửi đi du học ở Pháp hoặc Liên xô.
Đa số những người học ở Pháp đếu có cảm tình với Chủ nghĩa Cộng sản,, và tất cả những ngưòi học ở Liên xô về đều chống Cộng. Một hiện tượng đáng để ta suy nghĩ.
rất đơn giản bác chinook ạ, những người học ở LX ( cũ ) do quá rành về cộng sản nên họ chống là phải ! Chỉ những người mơ hồ mới có ý ngả theo hoặc cảm tình .
Giống như những con cá bơi xung quanh cái lờ bóng bẩy. còn ở ngoài muốn chui vô, con ở trong thì vẫy vùng chui ra bằng được !
Bác Trà: Thế ra dân LX ngày xưa cũng “phản động” giống chúng ta ư?
Hoá ra “thần dân” của các nước cs đều có một mẫu số chung…
Bác trà hâm lại nhận xét rất chính xác!
Có phải câu này không bác trà hâm lại:
“Cá trong lơ đỏ lờ con mắt
Cá ngoài lơ lấp ló nhảy vô…”
Hihihihihihihihihi
Không ai có thể chọn nơi mình sinh ra, vì vậy, còn nhỏ, nhưng cháu nhận thức được: thật là..”khốn nạn” thay… khi mình “bị'” có quốc tịch ở một nước..cs!!!!
Bác Chinook, cùng bác trà hâm lại kính: Con đọc ở đây đó, thi thoảng có gặp cái từ..VẸM..và..VÈ, con hiểu mang máng có nghĩa là..V.C.?! Có đúng không hai bác?
Chẳng hạn có câu: ” bọn VẸM chém VÈ..!!!!!” đọc, mà con chẳng hiểu đầu cua tai nheo gì cả! hihihihihhi…
Kính, hai bác có thể giải thích một chút, được không ạ?
Tôi chưa đọc Karl Max, nhưng J.J. Rousseau tôi có được đọc..
Những gì viết ở đây làm tôi kinh ngạc.
Trong trước tác quan trọng nhất của Ông “Du contrat social ou principes du droit politique”( Of Social Contract or Principles of Politital Right) .Rousseau chủ trương :
– Mọi người, kể cả Quân vương đều phải tuân theo luật lệ.
– Luật chỉ có hiệu lực khi được nhân dân phê chuẩn.
Tư tưởng này ảnh huởng mạnh đến xã hội Pháp và phong trào Dân chủ trên Thế giới mà khởi đầu là cách mạng 1789.
Khuynh huớng, chủ nghĩa xã hội không xấu.
Xấu là những kẻ treo đầu dê, bán thịt chó.
Dạ, bác Chinook có thể đọc toàn bài tại đây. Hôm qua đang “còm” dở dang em có việc phải đi nên chưa kịp cho link vào.
——————-
Cám ơn chị Phay Van
Tôi xin giải thích rõ hơn một chút VM là chữ viết tắt của Việt Minh.Vẩn xưa đánh vần là Vê Em = Vẹm.
Chém vè thởi tôi được hiểu là tháo chạy.
Con rất cám ơn bác Chinook và chị Năm đã giải thích tường tận cho con hiểu từ VẸM và VÈ ạ.
Theo tôi được biết thì “Chém vè” là động tác ẩn náu dưới nước (hoặc lẩn dưới đám lục bình) sát mép bờ của các chiến binh bên cộng sản khi hoạt động bí mật để lẩn tránh sự truy tầm của các chiến binh bên VNCH.
Bây giờ thì những chuyện đại loại như bác Chinook ngồi tán chuyện vui với một người ngày xưa đã từng phải chém vè khi bác ngồi trên máy bay HU-1A đi tuần là có thể xảy ra (và tôi nghĩ là nên xảy ra).
————————————–
Cám ơn chị Phay Van
Chị Ba, chị Năm ơi!
Mấy hôm nay không vào chơi được, vì em..về nhà và mới vô lại Saigon chiều nay..hai chị ơi!
Bây giờ ròm em đọc bài nghen….
Lại mới “viêm màng túi” giống Tuấn Anh hở em?
Viết về không khí chiến tranh, mà lại dùng hình ảnh thật đẹp, thật ấn tượng..”Nắng vỡ”! Vẫn biết rằng, đề cập đến chiến tranh là đề cập đến sự mất mát, là sự chia lìa, là sự đau thương, thậm chí sự đau buồn tang tóc..! Nhưng..”vỡ” trong “nắng vỡ”, vẫn cho người đọc truyện này một cảm nhận trong cái cảm giác tinh thần về chiến tranh một cách..”dễ chịu hơn”, phải chăng, đó cũng là nét bản chất nhân văn trong tình cảm của chị được thể hiện qua văn phong nhẹ nhàng nữ tính của chị, dù trong truyện, những cụm từ “tượng hình về nắng” chị sử dụng, ít nhiều, đã cho người đọc cảm nhận được cái không gian bức bối, ngột ngạt…của cái thời điểm “nghiệt ngã lịch sử 30/4/1975 ngày ấy” như..Nắng lập loè, Nắng vẫn chói lọi, Nắng quái đản, Nắng loá mắt, mắt hoa lên vì Nắng, và Nắng..vỡ vụn!
Không biết có ai đã sử dụng hình ảnh “Nắng vỡ” này, để nói về chiến tranh hay chưa, nhưng quả thật đây là lần đầu tiên ròm em mới đọc biết…
Ủa!!! là sao chị Năm? chị Năm cảm nhận giọng còm của ròm em là..Nữ..hả!!!!????
Trời..trời…! chị Năm này thiệt là..”quá thể”..đó nghen!!!!!!
Lần đầu tiên,..tui..công nhận ông ròm còm..hay!
Chị Năm: Vậy mà em cứ tưởng chị…..!!!!
Em ngán ngán cái ý chị..lấp lửng rồi bỏ nhỏ..ròm em quá!
“Ấy”…ơi!!!!
Thiệt hông đó, người đẹp!? Chắc sắp..động đất..rồi quá!!!!!
Để bớt đi phần nào cái cảm giác..”ngột ngạt..nắng vỡ” của chiến tranh, ròm em gõ một bài thơ về..Nắng, thư giãn nghen..chị Ba, chị Năm….hihihihihihi..
NẮNG THƠ
Nắng mới lên cho em hồng đôi má
Mắt long lanh có nắng chiếu ánh vàng
Tóc thêm xanh bởi màu mây cao vút
Da trắng ngần nhờ nắng ấp men thơm
Nắng lên vàng cho sắc tím bằng lăng
Cho phượng đỏ ngập tràn trên góc phố
Cho loa kèn thôi phai màu nhung nhớ
Cho ve sầu ngân mãi khúc đồng ca
Nắng ươm mầm cho sức sống tình ta
Làm ấm lại những đông dài xa cách
Làm sống mãi mầm tình yêu thử thách
Xua nỗi buồn, hờn giận lẫn khổ đau
Nắng sẽ buồn nếu ai lỡ xa nhau
Sẽ hết hồng màu má ai chúm chím
Không còn tím màu bằng lăng trìu mến
Và hết xanh mái tóc của hồn nhiên
Hãy vì nắng tô thêm màu nhung nhớ
Xây yêu thương, chấp cánh những niềm tin
Dựng hy vọng, thắp nên ánh bình minh
Và ngày mới cửa ngập đầy hoa nắng
Em ơi em, giữ nguyên da màu nắng
Tóc màu mây và má ửng hồng thơm
Mắt long lanh đừng đọng nét hoàng hôn
Và môi xinh mãi căng đầy hương nắng…
( Ròm em không nhớ ai là tác giả? )
Chị Năm ơi, chị Năm gõ chỉnh lại em một từ, trong câu thơ thứ 2 của khổ thơ cuối nghen chị Năm…
– từ..” hồng” của “hồng thơm”
“Tóc màu mây và má ửng hồng thơm ”
Cám ơn chị Năm.
Chưa ăn thua gì cả chị Năm ơi!!!!
Bị..”ấy”..Xiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii….miết thôi hà, chị Năm ơi!
Quăng phao cứu ròm em với, chị Năm, chị Ba ơi!!!!!!!!!!!!
Ròm em ơi!
Chị thấy tín hiệu rất tốt.
Vui em nhé!
Chị Ba, chị Năm: Là sao hai chị, hai chị cứ nói..lấp lửng.., làm ròm em..hồi hộp quá?
Sắp đến ngày 30/4 ,
Cứ đến ngày này lại xuất hiện những tình cảm trái ngược nhau tuy không nhiều lắm. Tôi cũng rất không đồng tình với việc một số người cố tình không chịu hiều hoặc giả cuồng tín khi cho rằng bảo vệ ” lá cờ ba sọc ” là mãi mãi,…. Đất nước Việt nam của chúng ta đã oằn mình gánh gồng nhiều đau thương rồi, chúng ta hãy cùng nhau xiết lại một hình hài đất nước , Tổ quốc Việt nam! cái gì xấu xa ắt hẳn sẽ không tồn tại ! hãy tin vào đất nước !
Trên blog cá nhân của Phay van@ ( tôi hay coi như cô em gái ) có rất nhiều các anh chị em còn nhỏ tuổi, hãy đọc và nghe lời khuyên chân thành của lão trà hâm lại này, các bạn hãy là những người xoa dịu những vết sẹo đau thương , đừng nhìn lại , đừng khui ra những đau thương của quá khú ! Hãy xứng đáng là những chủ nhân thật sự của đất nước , ….
Người việt nam chỉ yêu Tổ quốc Việt Nam !
Sự kiện lịch sử luôn có 2 mặt, vì vậy, chân lý của lịch sử không thể vô tình hay cứ cố tình dấu diếm, che đậy, khoả lấp, hoặc lập lờ đánh lận con đen, để rồi cứ tô hồng nhồi sọ biết bao thế hệ…! Theo tôi, đó là tâm thế của cái gọi là “thượng phong trong mặc cảm!”
Với lịch sử thì..”không ai lấy thắng bại để luận anh hùng”, điều cốt lõi là chân lý lịch sử…
Một trong vô vàn những minh chứng hùng hồn, dẫn đến hậu quả nhỡn tiền trong sự cố tình đánh tráo khái niệm, khoả lấp những sự kiện lịch sử, lập lờ đánh lận con đen để cố tình tô hồng lịch sử..
Chúng ta, nếu ai quan tâm hãy thử suy ngẫm…
” Điểm thi môn sử thấp không ngờ: Lỗi từ cách dạy – Tuổi trẻ online “
Tại sao lại thế nhỉ….
Chị Năm..biết cái “bịnh” này của tụi em rồi mà còn..”la làng” lên nữa chứ!!!!!
Dạ, nhưng cũng còn một việc khác nữa chị ạ:
– Bà Nội em.. mất!
Bác trà hâm lại kính: Dạ, tụi con cám ơn lời khuyên chân thành của bác trà ạ, bởi, vào chơi nhà chị Năm lâu nay, tụi con hiểu phần nào tấm lòng chân tình của bác ạ.
Nhưng bác trà ơi:
– “..hãy tin vào đất nước..”
– “..hãy xứng đáng là những chủ nhân thật sự của đất nước”
Theo con, những “khái niệm” bác khuyên ở trên, cá nhân con thấy nó…chung chung..quá,
bác trà ơi! ( bác đừng mắng con nghen, con cũng nói thật bụng đó )
Bởi lẽ, những lời nói, những hành động của các vị “lãnh đạo đất nước” chẳng bao giờ đi đôi với nhau, những lời nói và việc làm của họ, con nói thật, đã làm mất lòng tin người dân nói chung và bọn trẻ có chút ít suy nghĩ như chúng con nói riêng..nhiều lắm lắm!!!!
Vào trang nhà của bác, con có đọc một số bài mà bác post “phản ánh” tình trạng…mất niềm tin này..đó chứ bộ, bác không tin, con nêu lên một số entries ở nhà bác nghen:
1/ Thế nào là yêu nước – 6/4/2012
2/ Uỷ viên bộ chính trị hay là thế mới là…knoor? – 2/4/2012
3/ Thế này mà không có vụ “Tiên Lãng” mới lạ – 29/3/2012
4/ Miệng quan trôn trẻ – 25/3/2012
5/ Lần lượt – 18/3/2012
………..v..v…………
Con nói có sách, mách có chứng!…..đó nghen bác Trà hâm lại….hihihihihihihihi…
Dạ, ròm em cám ơn chị Năm .
Sao chị Năm “khen” em vậy, lý do?
Tín ơi,
Cho chị được “chia buồn” muộn với em nha.
Lâu nay chị bận quá không vào “còm”.
Chị Ba kính: dạ, thay mặt gia đình, em kính cám ơn chị Ba ạ.
Chị Năm: Trời..trời..!!! Ròm em hỏi..”lý do”? Chị “chơi” câu trả lời..”huề vốn”..như dzậy luôn!
Chị Năm đúng là người…”gọn bưng”!!!! hihihihihihihi..
“…chưa có ai dũng cảm phơi bày bộ mặt thật gian hiểm của cs cũng như đã nhìn thấy được cái đẹp của một đôi mắt lé, một cách nói độc đáo khi nói về nhân cách và tâm hồn của những con người trí thức đi theo ngọn cờ cách mạng. ngọn cờ ấy KHÔNG PHẢI NỀN ĐỎ SAO VÀNG, CŨNG KHÔNG PHẢI NỀN VÀNG BA SỌC ĐỎ, mà là MÀU XANH CỦA ĐỒNG LÚA, MÀU NÂU CỦA ĐẤT MẸ VÀ MÀU TRẮNG CỦA THANH BÌNH ”
( Khuất Đẩu: đọc lại Cõi Đá Vàng của Nguyễn thị Thanh Sâm )