tin nhắn

  1. 24/08/2010 lúc 16:15

    Trần Phan đang đọc lại những bài của NV GP. Ôi, một thời…

  2. 28/08/2010 lúc 10:36

    Không biết bạn biết người này (http://thuykhue.free.fr/) không? Dù có nhiều chỗ không cùng quan điểm nhưng mình rất thích cây bút này.

  3. 29/08/2010 lúc 21:15

    Có một bài viết của GS N.Đ.Chú về XTNT, không biết bạn đã đọc chưa?

    http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Nhan-Thuc/Xuan_thu_nha_tap_ban_ve_nguoi_tri_thuc/

  4. 25/11/2010 lúc 08:26

    Khi nào bạn Phay Văn vào SG thì nhắn mình qua mail sonatan05@yahoo.com nhá, mình mời cafe thật mà :))

    • 25/11/2010 lúc 09:43

      Vâng, chị So. Phay Văn sẽ nhất định được diện kiến chị 😀

  5. 31/12/2010 lúc 08:36

    Năm mới sắp đến rồi, chúc chủ nhà cùng gia đình an khang, thịnh vượng, thành đạt và hạnh phúc.
    Vì đang mới, xin phép Phay Van cho HB được lục lọi, tìm kiếm thông tin trong nhà PV nhé 😀

    • 05/07/2012 lúc 14:34

      Hôm nay sang nhà em vào mục này đọc lại những kỷ niệm xưa thấy thú vị quá! Từ dưng nàng thành chàng rồi bỗng dưng nàng đã mất chàng! Chàng Phay Van và nàng Phay Van.

      Khỏe không em ơi, lâu ngày quá chưa được comment cùng em nên thấy nhớ nhớ, vì bận nên không đủ thời gian đọc những bài viết rất hay mà em đã chọn lọc và đưa lên Blog. Chúc em luôn đem lại niềm vui và tiếng cười cho mọi người nhé!

      • 13/07/2012 lúc 10:05

        Vậy là em vẫn sang thăm nhà chị, sao chẳng thấy em comment gì, những bài thơ chị viết tặng anh Mô là những bài thơ được viết lên tự đáy lòng nên rất dễ đi vào lòng người phải không em! Giờ thì nguồn cảm hứng cho chị viết những bài thơ tình đã không còn nữa, nếu có viết thì chỉ toàn những nỗi buồn thôi em ạ!

  6. 31/12/2010 lúc 14:35

    Năm mới, đi chúc mỗi nhà một ly lá chá rồi. Bây giờ qua đây em với bác làm tới sáng hén. Anh em nói nhiều đâm khách sáo. Cu Tèo, bưng chai rượu của bố Phay Van ra đây cho chú nào…

  7. 20/01/2011 lúc 10:32

    Dạ, anh Phong bận wá nên cử Út Khánh wa uống giùm. Hìhì
    Lần đầu ghé nhà anh Phay Van. Xin chúc chủ nhà… (chúc gì cho hoành tá tràng nhể) càng ngày càng… hăng (í của em là viết càng ngày càng hăng í ạ ^^)

  8. ha linh
    26/01/2011 lúc 16:40

    Ui chời, nàng Phay! Tưởng vô mở hàng ai ngờ đông đảo bà con đã tụ hợp nơi đây rồi!
    Nàng Phay nghe y như tên công chúa mô ở Lào í nhỉ? đồng hương với đồng chí Ôm phản lao xuống biển ( bí chú là cách thời học sinh nhà tui phát âm tên một đồng chí anh em mô đó )

  9. ha linh
    26/01/2011 lúc 16:43

    Đồng chí Phay Van đã tạo ra môt mốc son đáng nhớ trong quá trình xây dựng và phát triển xóm wp ta. Ấy là đồng chí đã thành công vượt bậc trong việc làm cho ai đi xa mô cũng nhớ về đồng chí do đồng chí có kỉ niệm quá hay.
    Tui dám chắc trên đường đi làm, đồng chí sẽ mỉm cười nhớ về sự kiện các cư dân xóm ta nhất mực kính cẩn gọi đồng chí là anh…Làm tui muốn mật thư cho đồng chí mà cũng ngại ghê!

    • ha linh
      27/01/2011 lúc 15:21

      k biết có ý tứ sâu xa chi nữa không nhưng mà về nguyên tắc thì nhất trí!

  10. ha linh
    31/01/2011 lúc 11:42

    Ui ngắm được dung nhan nàng Trịnh rồi nhé.
    Phay Van& Trịnh Hâm: trân trọng kính chúc 2 nàng đón Tết vui Xuân về lòng dào dạt niềm vui nhé.
    Cảm ơn nàng Phay tận tình chia sẻ mọi nỗi…
    Cảm ơn nàng Trịnh lúc ẩn lúc hiện rất là bí ẩn…
    Mong 2 nàng luôn khỏe, luôn dí dỏm vui như Tết đến Xuân vìa!

  11. 02/02/2011 lúc 09:48

    Năm mới thắng lợi mới 😀

  12. lyvinhhue
    02/02/2011 lúc 22:17

    Đón Tết trên mạng thôi, Phay Văn ơi mời bác dạo ta bà, thiên hạ đó làm sao… refresh;
    Sang năm làm blog thử, Thu Nguyệt hỡi xin nàng truyền bí kíp, độc chiêu nào để được… comment?

    • ha linh
      03/02/2011 lúc 06:08

      Đúng rồi anh Lý làm blog đi!

  13. ha linh
    03/02/2011 lúc 06:08

    Năm mới đến thật rồi, 2 nàng Trịnh Hâm và Phay Van năm mới nhiều niềm vui mới nha!

    • 03/02/2011 lúc 08:19

      Hùa theo O Hà Linh, mang mức gừng sang chúc mừng năm mới Phay Văn

  14. ha linh
    14/02/2011 lúc 13:05

    Quên quên, chúc Hướng Dương Nâu ( Brown Sunflower) của tui và nàng công chúa xứ Lào cũng của tui nốt có ngày tình nhân thật ngọt, ngọt đến độ mà cả năm tới không cần đường, không cần bánh kẹo cho tới ngày TN năm sau!

    • ha linh
      14/02/2011 lúc 14:16

      thì mọi hôm nàng Phay công nhận rồi mà!
      hôm nay HL ra đường trong lòng phấn chấn nhìn ai cũng thành công chúa hết!

      • ha linh
        15/02/2011 lúc 09:01

        Nhắm mắt và cảm giác mình đang đứng trước 3 quân thiên hạ, trăm ngàn người sẵn sàng tuân lệnh mình coi răng nhá!

      • ha linh
        15/02/2011 lúc 20:22

        thế cũng oách chớm tui nỏ có tên thị nữ mô thì zăng!

      • ha linh
        16/02/2011 lúc 19:04

        tui là thị nữ của họ đấy!

  15. ha linh
    16/02/2011 lúc 19:03

    Có anh mô đang cắn cọng cỏ, đứng chờ nàng Phay bên levinhhuy.wodpress.com kìa!

  16. 01/03/2011 lúc 12:45

    em chào chị, ở bên nhà chị Hà Bắc em tưởng chị là Nam, em cứ gọi chị là chị nhé!

    • 01/03/2011 lúc 16:58

      hi, em nhỏ lắm chị, em là hậu bối thôi, em cũng có biết gì IT đâu. Bánh tết hãy còn vương đây chị à.

  17. 08/03/2011 lúc 06:19

    Ngày 8/3 và cả những ngày khác nữa, vui vẻ khoẻ khoắn nha bạn.

  18. ha linh
    27/03/2011 lúc 10:02

    Vui cuối tuần nha nàng Phay, cho HL gửi lời thăm chị Trịnh!
    Nhớ chị Trịnh ghê!

  19. ha linh
    04/04/2011 lúc 06:27

    Nàng Phay, lúc nào rỗi rủ cả nàng “hướng dương nâu” vào xem hoa anh đào nhé!
    Một tuần mới thật hiệu quả!

  20. 23/04/2011 lúc 08:20

    Một ngày cuối tuần êm nhé chị! ^^

  21. ha linh
    23/04/2011 lúc 09:18

    Nàng Phay và ” my Hướng Dương Nâu” cuối tuần an bình nhé!

  22. ha linh
    07/05/2011 lúc 06:24

    Nàng Phay & ” my Hướng Dương Nâu”@ 2 nàng khỏe mạnh không?
    An vui cuối tuần nhé!

    • 07/05/2011 lúc 23:06

      “My Hướng Dương Nâu” là ai vậy em.
      Chúc em ngày nghỉ an lành
      Mời em qua xem ảnh gia đình chị nhé.

  23. 14/05/2011 lúc 10:18

    Mỗi ngày trôi qua là chúng ta tiến đến cái chết một ngày. Tuy nhiên, đó không phải là sự sợ hãi, ngược lại đó là niềm vui vì được giải thoát khỏi cuộc sống đầy nhược trọc này!

  24. ha linh
    18/06/2011 lúc 12:06

    Hướng Dương Nâu và nàng Phay vui cuối tuần nhé, khỏe mạnh nhé, bình an nhé, có rủ nhau đi uống cà phê thì uống giùm cho HL một ly!

  25. ha linh
    25/06/2011 lúc 07:41

    Vui khỏe cuối tuần nha 2 nàng của tui!

  26. 11/07/2011 lúc 19:56

    Phay Van ơi! Không hiểu sao từ sáng tới giờ – từ lúc Phay post bài “Ngày thế giới không tra tấn tù nhân” lên tới giờ – mình toàn phải trèo tường mới vào được, muốn còm thì bị văng ra; dùng máy cty vào thử cũng thế…

  27. 13/07/2011 lúc 20:30

    Mình vừa kiểm tra lại rồi: thì ra tại hơn 2 tháng nay mình không có làm vệ sinh ổ cứng, cả 2 máy đều bị rác bu ngập, hihi!

  28. tran-long
    22/07/2011 lúc 04:05

    đã gửi cho phay van ca khúc hận trường sa không biết có nhận được không ? nếu không nhận được cho bác biết ..ok. Sẽ gửi lại

  29. tran-long
    22/07/2011 lúc 10:29

    @phay van : Hôm qua bác họa sĩ ViVi từ Sandiego u.s.a. co’ ghé thăm bác. 21 năm mơi’ gặp lại .Sau khi bác thì từ thành phố Toronto dọn nhà đến thành phố Vancouver còn bác ViVi thì di chuyển sang hoa kỳ .Tình cờ gặp lại hôm qua .Bác ViVi ở nhà bác một đêm tâm sự nhiều chuyện ..Bác ViVi rất cảm động khi bác nhắc đến phay văn đã sưu tầm được hàng chục số báo tuổi hoa với hình bìa mà bác vivi đã vẽ năm xưa con` đăng cả tiểu sự nữa ..bác vivi mĩm cười hehehhehe..rất tiếc bác không biết bài đó nằm ở đâu ? Sáng nay ngày 21-7-2011 bác vivi đã về lại hoaky chắc chắn sẽ còn gặp dài dài vì từ nơi bác lai xe dến nơi ở của bác vivi khoảng 20 giờ lái xe thôi …hehhe một chút thông tin về bác vivi . chúc phay văn luon mạnh khỏe . Và bằng an.

  30. 20/08/2011 lúc 11:20

    Kính chào anh Phay Văn

    Được thưởng lãm những bìa báo Tuổi Hoa của anh thật là ngưỡng mộ. Rất cám ơn anh đã lưu trữ cho thế hệ sau một tài sản rất quý.
    Hiện nay em đang ra sức sưu tập những họa sĩ vẽ truyện tranh trước năm 1975 để thực hiện lịch sử truyện tranh qua các thời kỳ, em được biết trong báo tuổi hoa có 1 số trang truyện tranh, anh có thể scan và gửi cho em được không

    Nếu được anh giúp thì thật là tuyệt vời, nếu không thể thì em vẫn gửi đến anh sự ngưỡng mộ

    • 20/08/2011 lúc 12:27

      Chào bạn,
      Trước 1975 có họa sĩ Vivi và Nguyễn Tài hay vẽ truyện tranh trong Tuổi Hoa.
      Nhưng lượng truyện tranh đáng kể hơn thì phải nói đến tạp chí Thiếu Nhi của ông Nguyễn Hùng Trương, mà cây cọ chính yếu là họa sĩ Vivi. Tiếc là mình không có một số báo Thiếu Nhi nào cả.
      Bạn có thể xem thêm những trang này:
      http://tuoihoa.hatnang.com/
      http://www.nhasachducme.com/bannguyetsan.php

      Thân mến,

  31. 22/08/2011 lúc 15:37

    Anh đọc truyện của Camli mà rưng rưng trong lòng. Cám ơn em nhé Phay van!

  32. 20/09/2011 lúc 05:58

    Nàng Phay, có điều gì xảy ra vậy?

  33. hth
    15/10/2011 lúc 00:13

    @Phay van: “bác” hth tìm mãi sao không thấy bài về sưu tàm tem đâu nhỉ?

  34. 10/11/2011 lúc 23:38

    Dạo này thấy Phay Van ít viết về lĩnh vực tôn giáo nhỉ? Cho mọi người hiểu biết thêm về tôn giáo đâu phải là cái gì cấm kỵ đâu?

  35. 04/12/2011 lúc 11:03

    Em nên vào mục cài đặt Thảo luận, chỉnh có 10 lớp Phản hồi thì mọi người trao đổi trực tiếp với nhau dễ hơn. Hy vọng là em hiểu!
    Chúa Nhựt an lành nghe em!

    • 05/12/2011 lúc 14:27

      Dạ em cảm ơn bác Giao. Em làm thử mà thấy cái còm thứ 10 nó… dài quá 😀 (nó hẹp lại, và xuống dòng liên tục). E người đọc hiểu nhầm là… thơ? 😀

      • 05/12/2011 lúc 15:59

        Em lại “kê” anh rồi!
        Nhưng dầu sao thì sẽ tiện hơn cho người comment!

  36. 24/12/2011 lúc 19:10

    Chúc em cùng gia đình một giáng sinh an lành và hạnh phúc nhé

  37. hth
    01/01/2012 lúc 09:10

    HAPPY NEW YEAR TO PHAY AND ALL EVERY BODIES! 😀

    • Trần thị Bảo Vân
      01/01/2012 lúc 12:37

      Anh Hai hth kính: Cha..cha..!!! hôm nay mới thấy anh Hai xuất hiện à nhen!!!
      Phẻ..hông anh hai?
      Út cũng khính chúc anh hai và gia đình năm mới dzui dzẻ hạnh phúc nghen.

      P/s: Anh hai..mới..”sáng tạo”..câu chúc..tiếng Anh..độc đáo..quá hén..!!!! hihihihihihi..
      Tức út..hông..anh hai…hihihihihihi….

      • hth
        01/01/2012 lúc 23:38

        @Bảo Vân: Khính chúc là cái chi? “Sáng tạo ” ha? 😀 😀 😀
        Năm mới, anh cũng có lời chúc em và gia đình an khang, thịnh vượng, chúc thằng em Tín có sức khỏe dẻo dai ha! ( Không dẻo dai sức đâu mà chở em sau xe đạp ). Hihiii…. chắc chắn em hiểu lời chúc tiếng Anh của anh, phải không! Anh dùng tiếng Anh theo kiểu lính Lê dương ( muốn biết là thế nào thì em tự tìm hiểu thêm nha ), hihiii……. 😀
        @PhayVan:Công chuyện cuối năm lu bu mà entry liên tục như vầy thì giỏi quá. Năm mới nhiều cái mới nhé PhayVan.

  38. Dân cổng Chốt
    01/01/2012 lúc 10:21

    Chúc Phay van sang năm mới sức khỏe-vui vẻ-hạnh phúc!

  39. 02/01/2012 lúc 00:41

    Chúc em và gia đình một năm mới an khang thịnh vượng nhé

  40. 05/01/2012 lúc 15:11

    Lôi còm trong spam ra giùm đi nàng ơi!

  41. hth
    21/01/2012 lúc 23:30

    Sắp một năm nữa rồi, “bác” hth chúc bác PV nhiều vui, nhiều tiền, nhiều thứ hay… hê hê hê!

  42. 22/01/2012 lúc 18:17

    Chúc 3 nàng đón Tết vui Xuân..vui thiệt vui!

  43. hth
    04/02/2012 lúc 19:25

    Chào Phay Van,
    Năm mới đã có gì mới và tốt lành chưa? Lâu quá không thấy bác viết bài mới!

  44. Quỳnh Trân
    22/05/2012 lúc 05:42

    Hi PhayVan,
    Chị là Quỳnh Trân, con gái thứ ba của Nguyễn thị Thanh Sâm, tác giã cuốn sách “ Cõi Đá Vàng” Chị có xin chú Hoài Thư in cho mẹ chị cuốn “ Kịch và thơ” mẹ chị viết đa số dâng lên Chúa và Đức Mẹ. Mẹ chị muốn gởi tặng em cuốn “Kịch & Thơ” vì qua những bài viết của em, mẹ chị biết em là công giáo và em rất giỏi Giáo lý, làm sao gởi cho em? em cho chị biết chị sẽ gởi tới em. Xin Chúa và Mẹ ban tràn đầy Hồng Ân đến Phay Van rất dễ thương . Cám ơn em nhiều.
    Chị Trân

    • 22/05/2012 lúc 07:25

      Thưa Chị Quỳnh Trân,
      Em rất hân hạnh được Cô Thanh Sâm và Chị có nhã ý gởi tặng sách. Để em hỏi thăm rồi sẽ email riêng cho Chị sau nhé.
      Cho em gởi lời kính hỏi thăm sức khỏe đến Cô và toàn thể gia đình. Xin Chúa ở cùng gia đình mình bên đó, Chị nhé.
      Thân kính,

  45. 03/07/2012 lúc 06:10

    Dạo này bận bịu quá nàng Phay à, ít khi lượn lờ được.
    Mong cả nhà khỏe và vui.

  46. 03/10/2012 lúc 18:20

    Phay Van ơi, cứu bồ với! Mình trèo tường bằng Ultrareach (bản mới nhất 12.04) bình thường vẫn chạy rất tốt, nhưng không hiểu sao khi vào blog của mình để sửa lại bài viết thì bị “văng” ra, trưa tới giờ gửi còm cho Phay cũng vậy, có mỗi cái còm cho bảo Châu mà phải gõ đi gõ lại hoài phát mệt… Làm sao bi giờ? Cứu với!!!

  47. 07/11/2012 lúc 14:13

    Từ lâu, mình vẫn mong được viết về tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh vùng 4, tư liệu gúc được quá ít ỏi, không đủ để dựng nên hình tượng ông, biết kiếm đâu ra đây, Phay Van ơi!

    • 07/11/2012 lúc 15:15

      Bác Ly mở được link này không: Nguyễn Khoa Nam. Nếu không được thì cho em biết, em sẽ copy từng bài vào “nhà” bác.

      • 08/11/2012 lúc 09:46

        Cảm ơn Phay nhiều, sao trước giờ mình không tìm ra trang này nhỉ!

      • 08/11/2012 lúc 11:09

        Dạ, có đoạn này hay, em copy tặng bác:

        Nếu nói về con người của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là một chuyện rất khó vì anh em tôi tuổi cách xa nhau.

        Trong gia đình, Tướng Nguyễn Khoa Nam là một người ít nói, thích sống riêng một mình, nhiều lúc có tâm sự gì cũng không nói với ai nên có vẻ khó hiểu.

        Thời kỳ còn làm công chức cũng như khi nắm quyền chỉ huy trong quân đội, tôi thấy Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam sốt sắng với mọi người nhưng lạnh nhạt với bà con thân thuộc, nhiều bà con đã chê trách khi cần nhờ vả việc gì.

        Tôi nghĩ Thiếu Tướng Nam có tình cảm, nhưng tình cảm san sẻ đồng đều cho mọi người nhất là những người nghèo khổ như gia đình binh sĩ. Bà con đến nhờ vả việc gì, ông không tiếp. Là một quân nhân thuần túy, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không muốn chính trị, tôn giáo xen vào quân đội. Hồi còn làm Tư Lệnh SÐ7BB, có một lần một vị Thượng Tọa đến nhờ một việc mà Thiếu Tướng Nam không tiếp. Các Cha, các Thày cũng vậy thôi.

        Thiếu Tướng Nam là một nghệ sĩ. Hồi nhỏ, lúc còn học ở bậc trung học, đã là một họa sĩ. Năm 1945, tranh vẽ đã được trưng bày ở triển lãm. Trong các năm tản cư 1946-1947, suốt ngày ông say mê bên khung vải, tranh vẽ đủ loại: sơn dầu, sơn bột, chì. Cũng là một người có khiếu về âm nhạc và có trình độ ký âm khá.

        Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam từ nhỏ luôn luôn thích sống cô đơn, thấm nhuần tư tưởng Khổng giáo và Phật giáo. Ông luôn luôn lẩm bẩm “Sắc Sắc, Không Không”, làm việc có trách nhiệm và chịu khó học hỏi.

        (nguồn)

    • chinook
      07/11/2012 lúc 15:22

      Hi Lý.

      Xin phụ chị PV để trả lời về Tướng Nguyễn khoa Nam.

      Xin vô nguyentri.tripod.com có một số tài liệu về Vị Tướng này.

      • 08/11/2012 lúc 09:50

        Em cảm ơn anh Chinook, anh có thể cho em thêm chi tiết cụ thể để tìm được không ạ? chứ link trên em lần không ra gì cả.
        Lâu nay thấy anh vẫn xuất hiện đây đó, biết chân anh đã khỏi, em mừng lắm.
        Chúc anh sức khỏe, an lành.
        Kính.

      • chinook
        09/11/2012 lúc 06:27

        Hi Ly.

        Thành thực xin lỗi, tôi đã đánh sai tên của Website, đúng ra nó là Nguyentin.tripod.com. Đây là website của Ông Nguyễn văn Tín, em của Tướng Nguyễn văn Hiếu mà Bác doantran đề cập đến .

        Thành thực xin lỗi về sai lầm này.

        Tướng Nguyễn văn Hiếu cũng là một nhân vật rất interesting. Ông sinh ở Thiên Tân, Thuợng Hải…và là một Tướng lãnh tài đức, liêm khiết nổi tiếng của QLVNCH , và chết ở Biên hòa.

        Đầu gối tôi mổ,đúng ra là thay,( knee replacement)) đã ổn, sức khỏe trở lại bình thuờng thuờng… nhưng tooi đương tìm việc gì để làm , vì lao động quen rồi, ở không,không sản xuất, (non productive) thấy “oải” quá.

        Cám ơn Ly.

        Kỳ này mọi chuyện ổn chưa? Thấy Ly “xuất hiện” thuờng, rất mừng.

        Than ái

  48. 09/11/2012 lúc 04:59

    Thương Tiếc Viết Về
    Tướng Nguyễn Khoa Nam

    Cuối tháng 3 năm 1998, anh Thời, cựu SVSQ khóa III Thủ Đức đến nhà tôi mượn tấm ảnh của Tướng Nguyễn Khoa Nam và tặng tôi một số đặc san NKN do các anh đồng khóa ấn hành từ mấy năm nay. Anh Thời đã yêu cầu tôi viết vài hàng về anh Nam, người anh ruột của tôi. Tôi xúc động vô cùng! Từ mấy năm nay, tôi không muốn viết về anh Nam nữa, tôi muốn để cho tâm tư lắng xuống và nỗi buồn chia cắt ruột thịt sẽ vơi theo thời gian, nhưng với anh Thời và cũng như tất cả các anh cựu khóa III Thủ Đức, tôi không thể từ chối được vì các anh là bạn của anh tôi. Đến giờ phút này, các anh đã ngoài 70, còn ngồi lại với nhau để viết cho nhau và cho các chiến hữu QLVNCH những tâm tình, những kinh nghiệm. Đó là điều đáng quý. Tôi kính trọng các anh là ở chỗ đó. Những gì tôi viết ở đây về Thiếu Tướng Nguyễn Văn Nam là của chính tôi biết, những gì do anh em sĩ quan hay bạn kể lại, nhất là suốt 12 năm trong lao tù Cộng Sản, có lẽ tôi muốn kể ra. Thời gian Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam ở trong quân ngũ, từ 1953 đến 1975, tôi rất ít biết vì anh em tôi phải xa nhau, mỗi người một lãnh vực, mỗi người một hoàn cảnh.

    1. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, gốc Làng An Cựu Tây, Huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, sinh tại Thành phố Tourane (Đà Nẵng) ngày 23 tháng 9 năm 1927.

    Gia đình chúng tôi có nhiều anh em nhưng các anh lớn đều mất sớm, đến năm 1975, chúng tôi còn một bà chị là Nguyễn Khoa Diệu Khâm, năm nay 82 tuổi đang ở Sài Gòn, anh Nam và tôi là em út. Anh Nam lớn hơn tôi 8 tuổi, đúng hơn là 7 năm, 7 tháng. Ông thân sinh chúng tôi trước là Thanh Tra Học Chánh tại Đà Nẵng thường gọi là Cụ Thái Thường Nguyễn Khoa Túc, về hưu năm 1941 và về nghỉ hưu tại Huế. Mẹ chúng tôi là bà Công Tôn Nữ Mộc Cẩn, thuộc dòng Tuy Lúy Vương.

    2. Anh Nam học Tiểu học tại Trường École des Garcons thành phố Đà Nẵng, từ năm 1933 đến năm 1939 ra Huế tiếp tục học Lycée Khải Định và ở nội trú. Anh đậu bằng Thành Chung năm 1943 và tiếp tục học lên đến Nhị Cấp. Đến năm 1946, chiến tranh bùng nổ, cả gia đình chúng tôi phải tản cư, lúc bấy giờ anh đã 19 tuổi, định theo kháng chiến trong hàng ngũ Thanh Niên Tiền Phong nhưng Mẹ tôi giữ lại. Năm 1947, hồi cư, anh Nam tiếp tục học lớp Đệ Nhị Toán nhưng sau đó theo học lớp Hành Chánh tại Huế. Năm 1951 anh giữ chức chủ sự Tài Chánh cho đến năm 1953 thì được gọi nhập ngũ Khóa III Thủ Đức. Lúc đó tôi có giấy gọi vì đã đủ 18 tuổi được miễn vì còn vài tháng nữa tôi phải thi Tú Tài 2.

    3. Tháng 9 năm 1953, tôi vào Sài Gòn theo học Faculté des Sciences (Université de Saigon) thì gặp anh Nam. Chủ nhật nào hai anh em chúng tôi cũng gặp nhau. Chiều Chủ Nhật, tôi đưa anh lên nhà thương Grall, ở đó có xe của quân trường chở về Thủ Đức.

    Tháng 10 năm 1953, anh ra trường tình nguyện vào binh chủng Nhảy Dù, đi học chuyên nghiệp rồi theo đơn vị ra Bắc luôn, tôi không hề hay biết gì cả (lúc này cha mẹ tôi mất rồi nên anh làm theo ý thích của mình). Mãi đến khi nhận được thư anh từ một KBC ngoài Bắc, tôi mới biết anh ở trong đơn vị Nhảy Dù đang hành quân ngoài đó. Tôi không có ý kiến gì vì biết tính anh tôi khi quyết định rồi thì không thay đổi được.

    Tháng 8 năm 1954, sau hội nghị Genève, anh theo đơn vị vào Sài Gòn, tôi đến thăm thấy anh mang lon Trung Úy, tôi có hỏi anh năm nay 27 tuổi rồi, hòa bình rồi, có tính chuyện vợ con không. Anh cười và nói: “Mình nhảy dù, lấy ai thì người đó dễ trở thành quả phụ, tội lắm.” Tôi biết anh không muốn lấy vợ. Về sau này, bà con, cô bác làm mai mối cho anh nhiều nơi xứng đáng, rồi anh cũng lờ đi.

    Năm 1955, anh làm Đại Đội Trưởng thuộc TĐ7ND và hành quân đánh Bình Xuyên tại Sài Gòn. Sau đó anh được thăng Đại Úy và Sư Đoàn cử anh đi học kỹ thuật ở Pau (Pháp) khoảng 8 tháng. Lúc này anh có mua được một căn phố nhỏ, một phòng ngủ, một phòng khách ở Cư Xá Nhảy Dù trước Trường Đua Phú Thọ. Anh vẫn ở căn nhà này, không sửa sang cho đến 30-4-1975. Thật ra thì ít khi về đây, phần lớn thời gian ở trong đơn vị, vả lại về nhà một mình cũng buồn lắm, có lẽ ở đơn vị vui hơn. Tháng 5 năm 1975, tôi có xuống thăm căn nhà này, nhưng thấy hai thằng quân quản đứng đó nên tôi bỏ đi luôn.

    Năm 1956, anh Nam ở Pháp về làm Đại Đội Trưởng kỹ thuật Dù trong trại Hoàng Hoa Thám. Anh mang lon Đại Úy từ 1955-1964. Qua đầu năm 1965 anh giữ chức Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5ND, tôi mới thấy anh lên Thiếu Tá. Từ lúc nắm TĐ5ND, anh đi hành quân khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Năm 1966, khoảng tháng 3, TĐ5ND tham dự cuộc hành quân Liên Kết 66 tại Quảng Ngãi do Sư Đoàn 22 BB tổ chức, anh có về thăm gia đình tôi. Anh rất thương các cháu con tôi và có thì giờ rảnh là về nhà tôi tắm rửa, ăn cơm và thăm các cháu. Thời gian này, tôi là Hiệu Trưởng Trường Trung Học Đệ Nhất Cấp Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi.

    Đây là lúc anh em chúng tôi gặp nhau nhiều nhất cả thời gian sau này. Thấy anh có vẻ buồn dù ta đang thắng, tôi hỏi anh, anh nói: “Chiến tranh đem lại chết chóc và đau thương, hàng trăm xác Việt Cộng 15, 16 tuổi phơi thây trên núi Tròn, bên đơn vị mình có mười mấy bạn phải hy sinh, tội quá. Vợ con họ ở nhà chắc đau khổ lắm. Kỳ này về phải lo cho gia đình tử sĩ.” Lần đó, anh được ân thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

    Sau đó tháng 5 năm 1966, TĐ5ND đi Huế về vụ Phật Giáo, cũng là điều bất đắc dĩ.

    Năm 1967, thăng cấp Trung Tá và được bổ nhiệm làm Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND. Lữ Đoàn được nổi danh với trận đánh đồi Ngok Van ở Kontum. Cuối năm 1967, anh được thăng cấp Đại Tá với Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

    Năm 1968, LĐ3ND về Sài Gòn tham gia trong trận Mậu Thân 1 và 2 ở ven đô Đô Thành Sài Gòn Chợ Lớn.

    Năm 1969, được cử giữ chức Tư Lệnh SĐ7BB kiêm Tư Lệnh Khu Chiến Thuật Tiền Giang. Tháng 11 năm 1969, được vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức tại Mặt Trận. Đến tháng 10 năm 1971 được thăng chức Chuẩn Tướng Thực Thụ.

    Năm 1972, được thăng cấp Thiếu Tướng nhiệm chức. Tháng 10 năm 1973, được thăng cấp Thiếu Tướng thực thụ.

    Tháng 11 năm 1974, được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV Vùng IV Chiến Thuật cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

    Chiều ngày 1 tháng 5 năm 1975, Trung Úy Danh, Sĩ Quan Tùy Viên của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam lên Sài Gòn tin cho chị tôi là bà Diệu Khâm biết là Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tuẫn tiết. Trung Úy Danh nói thêm Thiếu Tướng tự sát vào khoảng nửa đêm 30-4-75 rạng 1-5-75. Ông ngồi trên chiếc ghế bành, mặc quân phục đại lễ với đầy đủ huân chương. Ông dùng tay mặt cầm khẩu Colt 45 bắn vào màng tang bên phải, máu thấm đầy quân phục, đầu ngã sang bên trái. Trên bàn giấy, chiếc cặp của Thiếu Tướng có một số giấy tờ và khoảng 40.000 đồng tiền Việt Nam. Bác sĩ Trung Tá Hoàng Như Tùng và một số Chiến Hữu lo tẩm liệm và đưa ra an táng tại Nghĩa Trang Quân Đội Cần Thơ ngày 1 tháng 5 năm 1975.

    Sáng ngày 2 tháng 5 năm 1975, chị tôi là bà Diệu Khâm và cô con gái xuống Cần Thơ làm mộ bia Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam.

    Tháng 3 năm 1994, người em dâu là bà Nguyễn Khoa Phước từ Sài Còn về Cần Thơ xin hốt cốt, lúc này tôi (Phước) đang ở tù tại trại Nam Hà – Ba Sao). Khi hài cốt được đưa lên, nhà tôi thấy còn nguyên bộ xương, đặc biệt hàm răng còn rất tốt chưa trám và hư hỏng cái nào, một thẻ bài quân nhân có tên Nguyễn Khoa Nam, một quyển kinh Phật đựng trong bao nylon và một khẩu Browning. Bộ xương đã được thiêu liền khi đó. Khi thiêu xong tro hài cốt được gia đình đựng trong bình xứ, đem về Sài Gòn ngay hôm đó.

    Vài ngày sau lễ phục tang được tổ chức tại Chùa Già Lâm với sự tham dự đông đủ thân nhân và bà con nội ngoại. Hiện nay tro hài cốt của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam được đặt thờ tại chùa Già Lâm, đường Lê Quang Định, quận Gò Vấp, Tỉnh Gia Định.

    Nếu nói về con người của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam là một chuyện rất khó vì anh em tôi tuổi cách xa nhau.

    Trong gia đình, Tướng Nguyễn Khoa Nam là một người ít nói, thích sống riêng một mình, nhiều lúc có tâm sự gì cũng không nói với ai nên có vẻ khó hiểu.

    Thời kỳ còn làm công chức cũng như khi nắm quyền chỉ huy trong quân đội, tôi thấy Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam sốt sắng với mọi người nhưng lạnh nhạt với bà con thân thuộc, nhiều bà con đã chê trách khi cần nhờ vả việc gì.

    Tôi nghĩ Thiếu Tướng Nam có tình cảm, nhưng tình cảm san sẻ đồng đều cho mọi người nhất là những người nghèo khổ như gia đình binh sĩ. Bà con đến nhờ vả việc gì, ông không tiếp. Là một quân nhân thuần túy, Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam không muốn chính trị, tôn giáo xen vào quân đội. Hồi còn làm Tư Lệnh SĐ7BB, có một lần một vị Thượng Tọa đến nhờ một việc mà Thiếu Tướng Nam không tiếp. Các Cha, các Thày cũng vậy thôi.

    Thiếu Tướng Nam là một nghệ sĩ. Hồi nhỏ, lúc còn học ở bậc trung học, đã là một họa sĩ. Năm 1945, tranh vẽ đã được trưng bày ở triển lãm. Trong các năm tản cư 1946-1947, suốt ngày ông say mê bên khung vải, tranh vẽ đủ loại: sơn dầu, sơn bột, chì. Cũng là một người có khiếu về âm nhạc và có trình độ ký âm khá.

    Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam từ nhỏ luôn luôn thích sống cô đơn, thấm nhuần tư tưởng Khổng giáo và Phật giáo. Ông luôn luôn lẩm bẩm “Sắc Sắc, Không Không”, làm việc có trách nhiệm và chịu khó học hỏi.

    Nguyễn Khoa Phước

  49. 09/11/2012 lúc 05:12

    to levinhhuy,
    Trang này có thông tin về các tướng lãnh của VNCH
    http://www.generalhieu.com/danhtuong-u.htm
    Tác giả trang này là ông Nguyễn văn Tín em trai của tướng Nguyễn Văn Hiếu. Trong khi sưu tầm tài liệu vế cái chết bí ẩn của anh mình, ông cũng sưu tầm các bài viết về các tướng của VNCH. Trích dẫn trên lấy từ trang này .
    Doan Tran

  50. 18/11/2012 lúc 15:05

    Giúp tui với, Phay Van, anh Chinook, anh Doan Tran ui! Có lẽ do máy tính của Ly cài font chữ Tàu hay sao ấy nên bị lỗi rồi, vào website của ông Nguyễn Văn Tín thì không đọc được gì cả, thấy… chữ Tàu xen kẽ những ô vuông dày đặc, rối mắt và vô nghĩa. Có thể hướng dẫn Ly cài đặt lại cho ổn không ạ, cảm ơn nhiều.

    • 20/11/2012 lúc 06:22

      Bác Ly,
      Khi vào một trang web mà không đọc được là trình duyệt (browser) khi hiển thị không biết ngôn ngữ trên trang web là ngôn ngữ gì nên nó đoán mò trong trường hợp của bác Ly thì nó nghĩ là chữ tàu nên nó display như vậy . Nếu dùng IE thì bác đưa con trỏ vào giữa trang nhấp chuột phải (right click) chọn Encoding -> Unicode (UTF8) nếu vẫn chưa đọc được thì chọn Encoding->Western European Khi nào vào trang chữ Trung Hoa thì chọn Encoding ->more->Chinese Traditional thì nó sẽ hiển thị đúng .
      Tóm lại khi mình dùng nhiều ngôn ngữ trên một computer thì nó không đủ thông minh đề biết lúc nào mình muốn đọc trong tiếng TQ lúc nào tiếng Việt . Mình phải nói cho nó biết . Bây giờ người ta đã dùng unicode display mọi thứ ngôn ngữ trên thế giới nhưng có những trang web đã viết từ lâu chưa dùng unicode nên mới có hiện tượng như vậy
      ĐT

      • 26/11/2012 lúc 08:55

        Cảm ơn anh Doan Tran, em đã làm theo và đọc được trang web ấy; từ nay đã biết cách để đọc các trang web xưa cũ, hi hi!

  51. 23/02/2013 lúc 08:42

    Ngày xưa tôi cũng rất mê đọc sách tuổi hoa,thích nhất nhà văn Từ Kế Tường(Vầng trăng quê ngoại),nhưng giờ không biết tìm đâu,mong chủ thớt cho mình biết dia95 chỉ trang đó dược không?cảm ơn nhiều

  52. 23/05/2013 lúc 15:59

    Dạo này sao lại cửa đóng then cài thâm nghiêm thế Phay Van! 🙂

  53. 31/05/2013 lúc 09:40

    Phay Van ơi! Phay Van à! 🙂

  54. 16/07/2013 lúc 14:43

    Độ rày công việc thế nào rồi Phay? Bồ bận lắm hay sao mà liên tiếp mấy kỳ toàn post bài tự động thế? 🙂
    Vui, khỏe và bình an, Phay nhé!

    • 17/07/2013 lúc 08:28

      Dạ em cũng hơi bận. Bác Ly cũng thế nhé, anh em mình chỉ biết chúc nhau hai chữ bình an.

  55. 06/03/2014 lúc 00:42

    Chào anh

    Thục Đoan (TĐ) hiện đang phụ trách web TS Tuổi Hoa (http://www.tuoihoa.hatnang.com/ ; https://sites.google.com/site/tusachtuoihoa/ và fanpage https://www.facebook.com/tstuoihoa). tình cờ được iết anh là 1 trong những tác giả của Tạp chí TSTH ngày nên mạo muội xin phép anh cho TĐ được sử dụng những tư liệu về TH của anh mà TĐ chưa có để dăng lên web cũng như lên facebook để các độc giả hâm mộ TH có dịp tìm về với những ký ước tươi đẹp xa xưa (dĩ nhiên TĐ sẽ phải để nguồn gốc khi đăng các tư liệu của anh).
    Ngoài ra TĐ cũng muôn mời anh vào facebook của TSTH để dò lại những gì TĐ dăng từ blog của anh xem có đúng không và ….nếu được anh sẽ post bổ sung những gì TĐ còn thiếu sót.
    Chân thành cám ơn anh .

    • 06/03/2014 lúc 07:49

      Dạ xin chị Thục Đoan cứ tự nhiên (không cần ghi nguồn đâu, hihi), vì những gì đã đăng trên PV đều là của chung. Chúng ta chỉ mắc nợ các tác giả Tuổi Hoa thôi, nhưng vì công ích chắc quý vị ấy cũng rộng lòng.
      (Đính chính: PV chỉ là độc giả tí hon của TH, không phải tác giả.)
      Trang Tuoihoa.hatnang.com quý lắm. Cám ơn chị Thục Đoan đã cho các độc giả Tuổi Hoa ngày xưa có bóng mát để tìm về.

  56. 30/08/2014 lúc 21:19

    Phay Van ơi, có cách nào để liên lạc với chú Trần Hoài Thư không vậy?

    Mình muốn đọc loạt bài “Hiện tượng văn chương nữ giới miền Nam ” của chú nhưng không có password!

  57. 31/10/2014 lúc 12:50

    Bay gio muon xem lai nhung tryuen nay thi tim o dau, ai biet chi cho mih voi, cam on nhieu.

  58. 09/03/2015 lúc 21:19

    Phay Van ơi, thầy Đại dạy tụi mình đây nè: http://newvietart.com/DAINGUYEN_hoaky.html

  59. Từ Hồng Minh
    26/07/2020 lúc 10:44

    Chào chị Phay Van, tôi là Minh ở HN. Vợ chồng tôi đang lên kế hoạch đi Nha Trang và muốn thăm mộ BS Yersin trong thời gian ở đó, tuy nhiên tôi thấy nhiều người phàn nàn là Trại chăn nuôi Suối Dầu thuộc viện Pasteur Nha Trang không cho vào khu vực của họ kiểm soát!

    Vậy có cách nào khác để tới thăm viếng phần mộ của BS Yersin không?

    Xin cảm ơn chị đã hỗ trợ!

    Kính chúc chị mọi điều tốt lành!

    • 27/07/2020 lúc 08:32

      Kính thăm anh Từ Hồng Minh,
      Anh chị có thể nhờ bác tài xế xe ôm hoặc taxi ở Nha Trang chở tới khu Suối Dầu, nhờ họ liên lạc với người bảo vệ (nhà gần đó), mượn họ xâu chìa khóa cổng vào phần mộ Bs Yersin.
      Nếu có ai càm ràm gì thì mình giải thích là khách ở xa, chỉ muốn viếng mộ Bs. Yersin, không đi vào khu vực của Trại Chăn nuôi.
      Cổng ngoài họ thường mở sẵn, mình đi bộ vào gần cây số nữa sẽ gặp cánh cổng khuôn viên khu mộ. Lúc này mà thiếu xâu chìa khóa thì thật phiền! Tuy nhiên nếu kẹt quá thì mình cũng có thể “trèo”.
      Người Nha Trang dễ thương, không khó đâu.
      Chúc anh chị thành công trong chuyến đi viếng mộ Bs. Yersin.

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này