1. Lời Bạt & 2. Ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945

Hồi ký của Đức Cha Phaolô Lê Đắc Trọng: Những Câu Chuyện về Một Thời – Lời Bạt

LỜI BẠT

(Hình: Wikipedia)

Khi “Những câu chuyện về một thời” tập 3 đang lên khuôn thì Đức cha Phaolô lâm trọng bệnh. Bệnh nhiều và nặng nhưng ngài vẫn giữ được phong thái ung dung, thần sắc tỉnh táo. Tuổi 92 mà vẫn vui tươi dí dỏm, ngay cả lúc thập tử nhất sinh, nằm trong bệnh viện, giữa những bệnh nhân đang quằn quại đau đớn.

Đó là phong thái của một tâm hồn đạo đức thánh thiện luôn đơn sơ phó thác. Nhìn mọi việc bằng con mắt của Chúa. Phó thác vận mệnh trong tay Chúa. Không có gì trên đời quan trọng bằng thuận theo thánh ý Chúa. Giữa những gian nan phức tạp của thế sự, không bận tâm tìm lý giải biện minh hay tìm thóat thân trong lối đi nhàn tản, nhưng chắt lọc, biện phân để tìm ra con đường đi về thánh ý.

Đó là phong thái của một cuộc đời dầy dạn kinh nghiệm trải qua cuộc sống gần 100 năm, qua 2 thế kỷ với biết bao thăng trầm không chỉ của bản thân mà còn của Giáo hội, đất nước và dân tộc. Từng trải để thấy sau những biến chuyển khốc liệt cuốn đi biết bao giả trá phù vân vẫn còn đó những giá trị vĩnh cửu và tuyệt đối. Từng trải để thản nhiên dung dị vượt lên trên bao khó khăn cuộc đời, như ngọn cao sơn sừng sững trước phong ba.

Đó là phong thái của một nhân cách cao cả vượt trên tất cả những tầm thường nhỏ nhen. Mỉm cười trước những tranh đua hơn thiệt. Mở rộng tấm lòng cảm thông với những sai sót. Bao dung tha thứ những xúc phạm. Vượt lên trên chính mình để thấy tất cả vui buồn, vinh nhục, thành bại rồi cũng sẽ qua đi. Chỉ còn đức bác ái tồn tại. Đức bác ái thể hiện qua lòng nhân ái.

Tất cả những điều đó bàng bạc trong suốt những câu chuyện tích lũy từ nửa thế kỷ qua. Đặc biệt trong “Những câu chuyện về một thời” tập 3, ta thấy ngòi bút của ngài thẳng thắn trung thực nhưng không gay gắt chỉ trích khi đề cập đến những sai lầm quá khứ; tỉ mỉ chi tiết nhưng nhẹ nhàng tha thứ khi ghi lại những xúc phạm mà ngài là nạn nhân; phân tích cặn kẽ nhưng không chút cay đắng khi kể lại những biến cố đau thương ngài đã trải.

Tập sách Đức Cha Phaolô gửi lại cho ta như một lời từ biệt cuối cùng, như một kỷ vật nhớ đời nhưng đồng thời cũng như một nhắn nhủ trước lúc lên đường, kín đáo như ngài vốn thế. Nhẹ nhàng mà sâu lắng. Âm thầm mà mãnh liệt. Thoang thoảng mà thấm sâu. Dù cách xa ta khó mà quên được ngài.

Hà nội ngày lễ Xá tội Vong nhân 2009
+Giuse Ngô Quang Kiệt
TGM Hà Nội

(đóng dấu và ký tên)

2. Ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945

Chính hôm Đức Cha Thịnh (Chaize) đang kinh lược xứ Mang Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tối hôm ấy ở Mang Sơn, chỉ nghe thấy tiếng súng nổ ầm ầm vùng Hà Nội, chưa biết là chuyện gì.

Mãi trưa hôm sau, vào 12 giờ trưa, Đức Cha và cha bộ Viết, cha xứ là cha Viên đang ăn cơm cùng cha Huyền và cha Bảo, thì thấy ông Quế (Jacques) là tây lai, coi trại bơm ở Đọi Đệp phóng ngựa lên, ông bảo tôi cần gặp Đức Cha vì có việc rất cần. Nên dù Đức Cha và các cha đang ăn cơm cũng phải trình Đức Cha để ông gặp. Ông nói: tối hôm qua, ở Hà Nội, người Nhật đ• đảo chính bắt hết các người Pháp, cả quân lẫn dân, và ra lệnh cho hết các người Pháp phải ra trình diện trong vòng ba ngày. Ai không ra trình diện, gặp đâu bắn đấy. Đức Cha phải về Hà Nội để trình diện. Đức Cha Thịnh nghe thấy vậy, ngài không ăn cơm nữa, bàn xem phải làm thế nào?

Các cha bàn: Đức Cha ở Mang Sơn không được, vì tiện đường ô-tô muốn đến lúc nào cũng được. Đức Cha phải vào xứ Kẻ Bèo cũng thuộc huyện Duy Tiên, nhưng là đồng chiêm, hẻo lánh, đường xá không đi ô-tô được, rồi sau sẽ liệu. Đức Cha đành phải nghe.

Quãng một giờ chiều, mời Đức Cha xuống một chiếc thuyền nhỏ, không có mui, giáo dân lội đun thuyền vào Đồng Bào (Kẻ Bèo), cách xa độ 4; 5 cây số. Thuyền đi bình yên, không ai hỏi gì. Cả cha bộ Viết, ông Bất cũng vào Đồng Bào với Đức Cha.

Ngày hôm sau, cha chính Hoá quản lý Nhà Chung, cho người cầm giấy mời Đức Cha phải về Hà Nội ngay để trình diện.

Đức Cha rất lo, cha bộ Viết và ông Bất bàn với nhau: tiếng Nhật chẳng ai biết, viết tiếng Pháp sợ người Nhật không biết. Sau đành phải viết bằng chữ Hán: “Giám Mục Hà Nội hồi Hà Nội”. Viết vào một tấm bảng để trước chiếc xe tay của Đức Cha đang ngồi. Sáng hôm sau, Đức Cha ngồi một xe có tấm bảng đi trước, cha bộ Viết và ông Bất mỗi người một xe đi hộ vệ. Từ Đồng Văn, ba xe vẫn đi không gặp người Nhật nào, chẳng ai hỏi.

Khi lên đến cầu Giẽ có lính Nhật gác cầu. Các anh thấy một người Pháp đầu đội mũ tím, mặc áo tím, trước xe có tấm bảng, chắc các anh không biết chữ, các anh đứng yên một lúc, rồi mời Đức Cha vào trong trạm gác. Họ nói gì với nhau, rồi một anh rút kiếm cắm xuống đất gọi điện thoại. Mấy phút sau, thấy một hiến binh Nhật đi xe máy đến. Anh nhìn ngắm Đức Cha một lúc, rồi anh cũng cắm kiếm của anh xuống đất rồi gọi điện thoại. Độ 10 phút thấy một xe ô-tô của quân đội đến. Anh hiến binh mời Đức Cha cùng đi về Hà Nội. Từ bấy giờ về sau, con không biết thêm gì nữa. (Trích bài tường thuật của Cha Văn Đình Khánh)

  1. Linh Nguyên
    11/02/2020 lúc 03:16

    Xin lỗi, không tìm thấy bài viết nào theo yêu cầu của bạn.
    “2. Ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945”

    • 14/04/2020 lúc 08:56

      Ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945

      Chính hôm Đức Cha Thịnh (Chaize) đang kinh lược xứ Mang Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tối hôm ấy ở Mang Sơn, chỉ nghe thấy tiếng súng nổ ầm ầm vùng Hà Nội, chưa biết là chuyện gì.

      Mãi trưa hôm sau, vào 12 giờ trưa, Đức Cha và cha bộ Viết, cha xứ là cha Viên đang ăn cơm cùng cha Huyền và cha Bảo, thì thấy ông Quế (Jacques) là tây lai, coi trại bơm ở Đọi Đệp phóng ngựa lên, ông bảo tôi cần gặp Đức Cha vì có việc rất cần. Nên dù Đức Cha và các cha đang ăn cơm cũng phải trình Đức Cha để ông gặp. Ông nói: tối hôm qua, ở Hà Nội, người Nhật đ• đảo chính bắt hết các người Pháp, cả quân lẫn dân, và ra lệnh cho hết các người Pháp phải ra trình diện trong vòng ba ngày. Ai không ra trình diện, gặp đâu bắn đấy. Đức Cha phải về Hà Nội để trình diện. Đức Cha Thịnh nghe thấy vậy, ngài không ăn cơm nữa, bàn xem phải làm thế nào?

      Các cha bàn: Đức Cha ở Mang Sơn không được, vì tiện đường ô-tô muốn đến lúc nào cũng được. Đức Cha phải vào xứ Kẻ Bèo cũng thuộc huyện Duy Tiên, nhưng là đồng chiêm, hẻo lánh, đường xá không đi ô-tô được, rồi sau sẽ liệu. Đức Cha đành phải nghe.

      Quãng một giờ chiều, mời Đức Cha xuống một chiếc thuyền nhỏ, không có mui, giáo dân lội đun thuyền vào Đồng Bào (Kẻ Bèo), cách xa độ 4; 5 cây số. Thuyền đi bình yên, không ai hỏi gì. Cả cha bộ Viết, ông Bất cũng vào Đồng Bào với Đức Cha.

      Ngày hôm sau, cha chính Hoá quản lý Nhà Chung, cho người cầm giấy mời Đức Cha phải về Hà Nội ngay để trình diện.

      Đức Cha rất lo, cha bộ Viết và ông Bất bàn với nhau: tiếng Nhật chẳng ai biết, viết tiếng Pháp sợ người Nhật không biết. Sau đành phải viết bằng chữ Hán: “Giám Mục Hà Nội hồi Hà Nội”. Viết vào một tấm bảng để trước chiếc xe tay của Đức Cha đang ngồi. Sáng hôm sau, Đức Cha ngồi một xe có tấm bảng đi trước, cha bộ Viết và ông Bất mỗi người một xe đi hộ vệ. Từ Đồng Văn, ba xe vẫn đi không gặp người Nhật nào, chẳng ai hỏi.

      Khi lên đến cầu Giẽ có lính Nhật gác cầu. Các anh thấy một người Pháp đầu đội mũ tím, mặc áo tím, trước xe có tấm bảng, chắc các anh không biết chữ, các anh đứng yên một lúc, rồi mời Đức Cha vào trong trạm gác. Họ nói gì với nhau, rồi một anh rút kiếm cắm xuống đất gọi điện thoại. Mấy phút sau, thấy một hiến binh Nhật đi xe máy đến. Anh nhìn ngắm Đức Cha một lúc, rồi anh cũng cắm kiếm của anh xuống đất rồi gọi điện thoại. Độ 10 phút thấy một xe ô-tô của quân đội đến. Anh hiến binh mời Đức Cha cùng đi về Hà Nội. Từ bấy giờ về sau, con không biết thêm gì nữa. (Trích bài tường thuật của Cha Văn Đình Khánh)

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này