Trang chủ > Văn > Bay Cao Lên, Những Thiên Thần Bằng Sành!

Bay Cao Lên, Những Thiên Thần Bằng Sành!

Bảo Vân thương mến,
Như chị Ba đã hứa với em, mùa Giáng Sinh này, em sẽ được đọc một truyện ngắn của chị Cam Li lấy khung cảnh Đà Lạt. Hôm nay, chị xin giới thiệu với em và các bạn truyện ngắn “Bay Cao Lên, Những Thiên Thần Bằng Sành”. Đây có thể xem như là một tiếp nối của truyện ngắn “Những Thiên Thần Bằng Sành” của chị Cam Li đã đăng trên bán nguyệt san Tuổi Hoa trước năm 1975.

Nghe tác giả đọc truyện :

1

Bé Thơ trở về khi mùa đông gần tàn lụi.

“Bé Thơ” vẫn được gọi là “Bé” khi về đến mái gia đình. Bởi “Bé” xa nhà đã ba mươi năm, khi còn là một cô nhóc đang học những năm đầu bậc trung học. Mà không riêng gì Bé Thơ, hầu như mỗi cô cậu nhóc trong khu xóm này đều có một cái tên để gọi ở nhà. Tên Bé Thơ là còn đẹp đấy, vì Thơ là tên đi học. Có một số đứa tên Xí, tên Tèo, tên Tí, tên Cu… nghe thì tức cười và không ai muốn được gọi bằng những cái tên đó khi lớn lên vì mắc cỡ. Bé Thơ, tên gọi ở nhà, đã thành một chữ kép. Và cái tên đó nghe không mắc cỡ.

Anh chị Danh đón Bé Thơ về nhà ngay bằng chiếc xe Simca cà tàng, loại thịnh hành từ trước năm 75. Không có máy điều hòa, chỉ có chiếc quạt máy nhỏ xíu gắn ngay bên hông tài xế làm mát cho cả xe. Nhưng không cần mở chiếc quạt này, vì trời đang là cuối đông, và không khí lúc càng lên cao càng mát lạnh. Bé Thơ đang về lại nhà xưa.

Sương mù! Sương mù đầy cả! Bé Thơ reo lên như đứa con nít. Đã lâu không được hưởng cái cảm giác đi trong sương mù. Bé Thơ nhớ có những khi anh Danh gò lưng đạp xe đạp chở Bé đi học, lên con dốc cao, bỗng anh phải dừng lại vì sương mù từ đâu ập tới làm anh không thấy đường. Sương mù những ngày mùa đông như đám bông gòn xốp, vây lấy hai anh em. Thế là Bé Thơ tha hồ tóm lấy, mà tóm có được đâu! Sương mù lại bay đi nơi khác rất nhanh.

Nhà xưa đây rồi! Căn nhà nhỏ ở giữa một con dốc rất đẹp. Căn nhà thuở ấu thơ của anh em mình đây, không thay đổi bao nhiêu. Chỉ có một điều mới, đó là phía trước có thêm một lò gốm. Anh Danh bảo gọi là “lò gốm” cho oai chứ đó chỉ là một cái lò gốm mi-ni, lò gốm tí hon, anh chị chỉ sản xuất những món đồ trang trí chứ không có sức để làm ra những hũ bình lu khạp to lớn. Bé Thơ reo lên khi trông thấy những bức tượng búp bê, những con thú, những đồ chơi đủ loại dành cho con nít. Anh Danh hẳn đã có một cách sinh sống khá an nhàn. Nhưng hay hơn hết, là anh đang sống với cái thế giới trẻ thơ do anh tự tạo ra.

Và đây rồi! Những thiên thần bằng sành!

Bé Thơ òa khóc. Những thiên thần nhỏ nhắn xếp tăm tắp bên nhau, anh Danh sắp đầy trong một cái tủ. Không phải là hai mươi, mà dễ có đến mấy trăm. Bé Thơ thương anh Danh quá! Ngày xưa, ngày Bé Thơ còn là đứa bé con sắp “tốt nghiệp mẫu giáo”, anh Danh đã làm cho Bé những thiên thần bằng sành. Hai mươi thiên thần. Đúng số tuổi hai mươi của anh. Số tuổi quá đẹp của đời người. Anh đã vội vàng bỏ Bé mà đi trong một buổi sớm mùa đông. Bé thức dậy reo vui khi thấy những thiên thần mơ ước của mình. Một mảnh giấy đặt bên cạnh những thiên thần đó với nét chữ của anh Danh: “Anh là Ông Già Nô-en, đêm nay đến tặng cho bé Thơ món quà này. Ông Già Nô-en hết tiền, nên chỉ cho bé hai mươi thiên thần bằng sành. Cho bé ngoan mãi”. Anh đã đi thật sớm. Đã đến ngày anh đi rồi! Tượng thiên thần thứ hai mươi chưa hoàn thành. Có một cái cánh gắn chưa kỹ vào vai. Dù thế, Bé vẫn cho nó nhập bọn với những tượng kia. Bé sắp cho các thiên thần đứng chung với nhau thành một dãy dài trên bàn học. Bé ngắm những đồ chơi đó và mỉm cười một mình. Tự nhiên Bé thấy nhớ anh Danh kỳ lạ. Khi đó anh đang đi ở một nơi nào. Anh không có mặt ở nhà để thấy Bé vui với những thiên thần nhỏ. Anh đi xa rồi! Bé phải đi học với chị Thi. Và những hôm chị Thi bận, Bé phải đi học một mình. Bé leo về con dốc cao, đường có nhiều hoa Cúc, dừng lại một chốc ở trước lò gốm. Người ta đang tiếp tục làm những chén đĩa hũ bình, phơi đầy sân và chờ đem bán. Lúc đó Bé muốn reo lên cho người ta biết rằng chưa có ai nghĩ ra việc làm những thiên thần bằng sành cho trẻ nhỏ. Chỉ có anh của Bé mới làm được mà thôi. Người ta sẽ hỏi rằng anh của Bé là thợ trong lò gốm, là họa sĩ hay là nhà điêu khắc? Bé sẽ đáp rằng anh của Bé chỉ là một người biết đạp xe đạp chở em đi học và biết mua kẹo cho em ăn. Kỷ niệm của anh Danh và Bé là đó!..

– Bé Thơ! Nín đi! Bây giờ Bé không cần ao ước nữa nhưng cũng có đến mấy trăm thiên thần. Bao nhiêu năm qua, cứ đến Nô-en thì anh lại ra sức làm những thiên thần bằng sành cho Bé, nghĩ đến một ngày Bé trở lại, Bé sẽ được vui với món quà này.

– Anh Danh, Bé cám ơn anh.

-Anh em mình mà!

-Anh Danh, ngày xưa mỗi năm nhận được quà Nô-en, Bé chỉ nói cám ơn Ông Già Nô-en mà không cám ơn anh. Bây giờ Bé phải nói cám ơn anh mấy chục lần. Nhiều thiên thần quá, Bé chắc phải đóng đến năm bảy thùng để đem đi đó!

Hai anh em ôn lại những kỷ niệm xưa tưởng chừng vô tận.

2

Anh Danh dẫn Bé Thơ đi thăm “lò gốm” của anh, cái lò gốm chỉ làm toàn những đồ chơi và hàng trang trí. Anh nói như mơ màng trở về kỷ niệm:

– Bé Thơ biết không, ngày xưa anh nặn tượng thiên thần tặng Bé, vì là thợ gốm “tay ngang” nên không để ý rằng đồ sành sứ phải được nung lên thì nó mới bền chắc, nếu không thì sẽ nứt gãy. Cái lò gốm này, tuy “mi-ni” nhưng anh theo rất đúng quy trình của một nơi sản xuất gốm nhà nghề. Anh học một ông thầy tốt, truyền hết kinh nghiệm cho anh, và cũng là người giúp anh xây dựng cơ ngơi này, nhờ đó anh chị không đến nỗi chết đói. Hai vợ chồng làm lụng nuôi nhau, thế là vui.

– Bé cũng vui vì anh chọn ở lại và… không bị đói.

– Trời thương anh, Bé ạ! Ngày đó khi ba má dẫn các em đi, anh chọn ở lại vì không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình trên bước đường trốn chạy và cả lúc về sau. Anh biết mình sẽ gặp khó khăn rất nhiều vì ở lại anh không được ai giúp đỡ hết. May mắn anh đã gặp chị, người con gái mồ côi trong chiến tranh, anh chị sống nương cậy nhau và lập nên cái lò gốm nhỏ này. Chị giúp anh rất nhiều đó! Trong những năm tháng đầu tiên, chị lái xe gắn máy đi chở đất về cho anh làm. Bây giờ anh chị sắm được chiếc Simca cà tàng của một gia đình đi định cư bán rẻ lại nên… anh lái. Mất một chân thì không được lái xe gắn máy nhưng được lái xe hơi, Bé thấy vui không?

Bé Thơ nghẹn ngào nhìn chân anh Danh, cái chân đã mất. Anh Danh mất chân trên chiến trường sau ngày ký Hiệp định Paris năm 73. Cánh Dù đã rơi. Thiên thần Mũ Đỏ trở thành phế binh sau ngày “hòa bình” vì chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Cái ngày anh Danh trở về với cái chân đã mất, anh nói rằng anh không thể đạp xe chở Bé Thơ đi học được nữa. Bé đã khóc ròng vì thấy thiên thần phải chịu đớn đau. Chiếc xe đạp ngày xưa anh còn giữ trong cái kho sau nhà. Sườn xe, dây xích, “ghi-đông” đã rỉ sét hết. Hai bánh xe xẹp lép. Chỉ còn giữ lại những tiếng quay đều như reo vui khi Bé Thơ quay chiếc bàn đạp ngược chiều. Hai anh em theo tiếng quay đều ấy ngược về kỷ niệm.

Và họ cùng bắt tay vào nặn tượng những thiên thần. Ngày xưa anh Danh đạp xe đi xin đất ở lò gốm, về nắn tượng, tô mầu, và thế là xong. Ngày nay đã trở thành thợ “nhà nghề”, anh Danh chọn mua đất sét thật tốt, khi muốn làm thì phải đập đất nhỏ ra, phun nước vào đất sét, nhào trộn rồi ủ qua một đêm, hôm sau mới đem ra, trộn đất với cát mịn rồi nhào cho nhuyễn trước khi nắn tượng. Nắn tượng thành hình dáng xong anh lại mang phơi dưới nắng một buổi cho khô bớt, rồi nhúng men, để khô, vẽ trang trí, rồi lại phơi nữa cho khô hẳn rồi mang đi nung. Bé Thơ biết làm giống như anh rồi! Bây giờ những sản phẩm đủ loại của anh, từ con heo “tiết kiệm”, cái tráp đựng nữ trang, cái hũ đựng tiêu hay muối cho đến những cái lọ đựng bút, những chiếc bình cắm hoa trang nhã… sẽ trở thành quà để các Ông Bà Già Nô-en mua về cho trẻ con. Những hang đá Giáng Sinh sẽ vui lên với các thiên thần nhỏ. Bé Thơ sẽ hưởng một mùa Giáng Sinh đầy yêu thương nơi này.

3

Mấy anh chị em đi mua đất sét, tiện thể anh Danh thăm một người bạn đồng ngũ lâu ngày không gặp, sống ở khu vực gần đó. Anh và chị thay nhau lái xe, còn Bé Thơ thì không, chẳng là anh Danh đã bảo Bé Thơ “về đây là phải treo cái bằng lái lên giàn bếp”.

Đi ra khỏi thành phố sương mù, mới thấy cả một vùng đất bao la. Thuở nhỏ Bé Thơ nào biết quê hương rộng như vậy. Những con đường dốc đầy đất đỏ trơn trợt, những hàng rào hoa quỳ nở vàng rực trong ngày đông, những buổi trời mưa giăng kín, những sáng sương mù mờ ảo, đó là “quê hương” trong tầm mắt của cô bé. Trở về quê hương sau nhiều năm xa cách, Bé Thơ tự hứa sẽ tìm thấy lại một quê hương to tát hơn, thoáng đạt hơn. Bé Thơ sẽ viết một ký sự về vùng đất này.

Đến nhà người bạn ở huyện Bảo Lâm, anh Danh thất vọng. Người bạn đã dọn đi. Anh đứng lại hỏi thăm. Những nhà hàng xóm cũng đang rục rịch dọn đi. Đi đâu? Họ tỏa ra nhiều phương hướng, nhường vùng đất này cho một dự án lớn. Ở đây làm sao sống?! Hoa màu do họ trồng trọt làm ra, cà phê và chè, đã bị nhiễm độc. Họ lắc đầu ngao ngán. Mấy anh chị em lên xe đi về hướng dự án đang thực hiện. Và chỉ được đứng ngó từ xa. Đây rồi, quê hương to tát của Bé Thơ! Một thung lũng hiện ra đỏ rực. Dưới đó, những chiếc xe lu, những chiếc máy gạt, máy xúc, xe chạy đất… hoạt động rì rầm, trông xa nhỏ như những chiếc hộp diêm. Chúng đang làm những công việc cuối cùng trong việc xây dựng hồ bùn đỏ!

Mấy anh chị em đứng chết sững. Một quê hương bị tàn phá. Đất thịt đang bị cày xới để bán đi. Màu đỏ của những con đường thơ mộng cũng là màu đỏ của “tài nguyên” đang bị bán. Bauxite!!! Mai đây bùn đỏ sẽ theo những vết rò rỉ tràn ra đầy cả vùng đất dân cư đang sinh sống. Cây cối sẽ chết. Con người sẽ phải bỏ chạy. Những điều Bé Thơ chỉ nghe, bây giờ hiện ra rất rõ trước mắt. Những tiếng động cơ từ xa vẫn vang vọng thấu óc. Đất đỏ màu máu nhức nhối như chảy ra từ tim.

4

Mùa đông sẽ tàn lụi, Bé Thơ biết như thế. Cả những cơn gió lạnh rồi cũng sẽ không còn. Còn một thứ vui thích của Bé ngày xưa là được nhận những món quà của “Ông Già Nô-en” cũng không còn nữa. Bé Thơ đã lớn, đã làm Ông Già Nô-en cho những đứa con của mình. Nhưng ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh bao giờ cũng trọn vẹn. Vì Bé biết trong những ngày chuẩn bị cho Giáng Sinh, những thiên thần nhỏ từ bàn tay anh Danh và Bé làm ra sẽ đến với các hang đá của thành phố này, trong những căn nhà nhỏ xinh xắn ở phố chợ, nơi ven đồi, hay bên bờ suối. Cho dù là ven đồi loang lổ vì bị cạo gọt cày xới, hay bờ suối nhem nhuốc uế nhiễm vì con người vô tâm, những người dân của xứ sở mù sương này vẫn là những con người thuần hậu. Cho dù những con đường sạch sẽ trong thành phố một thời thanh lịch đã được thay bằng những con phố rộng lớn nhưng lề đường bình an cho khách bộ hành lại chỉ còn dành cho xe cộ quán sá, người dân cũng biết co lại để tự bảo vệ lấy những gì tốt đẹp xưa của mình. Cho dù những ngôn từ lạ lẫm dùng tiếng lóng làm nền có tràn ngập trong sinh hoạt, người dân hiền lành cũng biết dạy cho con em mình những ngôn ngữ hiền hòa một thời làm nên phong cách của họ.

Nhưng tội nghiệp lắm, mỏng manh lắm, cái sức đề kháng âm thầm đó!

Bé Thơ dành nhiều thời gian để đi thu nhặt hình ảnh về “quê hương to tát” của mình. Bé vẫn sẽ viết một ký sự. Nhưng chắc là ký sự này sẽ không thơ mộng một chút nào. Ký sự sẽ nói thật rõ về những vùng-đất-thịt bị cày xới bán rẻ cho ngoại bang, về những người dân hiền lành bỗng chốc thấy mình xa lạ trên chính quê hương của mình.

Anh Danh thì lại có thêm một suy nghĩ mới: anh đang nghiên cứu làm ra những đất sét màu, không độc hại, dành cho các học trò mẫu giáo và tiểu học. Anh nói người ngoại quốc qua mua đất sét của nước mình về làm ra đất sét màu rồi bán lại cho mình để dùng trong trường học. Một thời tuổi thơ của anh đã trôi qua, anh muốn làm chút gì để đền lại cho người khác.

Những ngày đông đã tàn lụi. Lễ Giáng Sinh trôi qua êm đềm. Ông Già Nô-en được Bé Thơ cám ơn đến một trăm lần. Tượng thiên thần gãy cánh năm xưa anh Danh làm vội trước khi ra lại vùng hành quân đã được hàn gắn kỹ chiếc cánh gãy vào vai và được phủ thêm một lớp men sáng bóng. Bé Thơ phải đi.

5

Bé Thơ đứng trong phi trường San Francisco. Bé đã dặn người nhà đừng đón, vì Bé sẽ đến ngay tòa báo. Bé muốn làm việc ngay trước khi trời tối rồi sẽ về nhà. Bao nhiêu năm nay vẫn vậy. Cô bé có cái số di chuyển đã không ngừng nghỉ dù ở trong hoàn cảnh, trong công việc nào, đến đâu là bắt tay làm việc ngay nơi đó.

Bé Thơ vào taxi. Chiếc xe chở Bé đi lên phố, rồi qua cầu Golden Gate. Bé hít một hơi dài như tìm chút thoải mái. Bé ngoẹo đầu định lim dim mắt nghỉ một chút. Nhưng kìa! Trên phần đường nhỏ sát thành cầu dành cho xe đạp và khách bộ hành, có hai anh em chở nhau trên chiếc xe đạp. Bé Thơ nhỏm dậy nhìn. Xem chừng lúc này trời đang gió khá mạnh. Đứa anh gò lưng đạp, trông hơi khó khăn giống như người ta đang đạp xe lên dốc. Đàng sau, đứa em gái nhỏ nhắn ôm chặt lấy anh.

Rồi bỗng đâu một đám sương mù cuồn cuộn bay tới. Đám sương mù vây lấy hai anh em. Và không thấy rõ họ nữa…

Thảng thốt, Bé Thơ lấy điện thoại ra, gọi về anh Danh. Đầu bên kia anh Danh hỏi:

– Bé Thơ?
– Dạ, anh Danh…
– Bé đã đến nơi?
– Dạ.
– An toàn hả Bé?
– Dạ…Anh Danh ơi!
– Sao Bé?
– Anh Danh ơi, Bé nhớ anh lắm!

Rồi Bé Thơ bật khóc. Sương mù vẫn che kín hai anh em đang đạp xe trên cầu. Bên kia, anh Danh hẳn đang nghe Bé sụt sùi. Giọng anh nhẹ nhàng, ấm áp:

– Bé Thơ, đừng khóc. Những thiên thần Bé đem theo về đó, chúng có những đôi cánh vững vàng, hãy cho chúng bay cao, bay cao lên mãi, Bé nhớ nhé!
– Dạ, Bé sẽ nhớ. Anh Danh ơi! Bé nhớ nhà của mình. Bé nhớ quê của mình.
– Nhớ quê của mình, Bé nhớ câu gì anh em mình nói với nhau không?
– Bé nhớ. “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperriem, Give Pleasure to Some and Freshness to Others”, câu của ông Yersin lấy làm tên cho Đà Lạt của mình.
– Phải rồi, Bé. “Cho người này niềm vui, cho người kia sự mát lành”.(*)

(*) Câu bằng chữ La-tinh của bác sĩ Alexander Yersin, người khám phá Đà Lạt: “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperriem” (Cho người này niềm vui, cho người kia sự mát lành). Nhiều người cho rằng tên Đà Lạt là ghép lại từ những mẫu tự bắt đầu những chữ trong câu cách ngôn này.

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

2011

(nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 49)

.

Theo đề nghị của chị Nha Trang, em copy một số hình ảnh Đà Lạt trước năm 1975 (nguồn: dactrung.com) gọi là món quà hình ảnh quê hương Dalat…em gởi tặng chị…Cam Li…

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

Kính mời cả nhà nghe “Thương hoài Đà Lạt, nhạc: Cao Ngọc Dung, thơ Nguyễn văn Nhơn, trình bày: Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh & Đà Lạt Chiều Mưa.

Chuyên mục:Văn Thẻ:
  1. Trần thị Bảo Vân
    13/12/2011 lúc 19:59

    Út cám ơn chị Ba Nguyệt Mai, chị Năm Phay Van yêu kính!
    Hôm nay út bận quá không có thời gian vào nhà chơi, giờ này công việc vẫn còn dở dang, nhưng nhớ quá..nên út vào thăm nhà một chút, không ngờ lại gặp entry mới, mà lại ưu ái cho út nữa chứ..! Vậy út..xí phần mở cửa..giành chỗ trước..!
    Ngày mai.. út sẽ đọc kỹ bài nghen chị…

    • Mai
      14/12/2011 lúc 09:25

      Út Vân thương mến,
      Lần này thì Út đã thắng được bác Công Thành rồi. Tha hồ mà ăn bún bò Huế nhé.
      Ráng học cho giỏi nghen Út.

      • Trần thị Bảo Vân
        14/12/2011 lúc 12:24

        Chị Ba: Dạ, Út nghiêm túc..” ráng học cho giỏi “..như lời chị Ba dặn ạ!
        Hai chị phải thưởng cho út..đó nhen! hihihihi…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 20:55

        @ Tín ròm yêu mến :

        Chị Hai không biết làm thơ văn gì cả , nhưng có đọc một truyện ngăn ngắn này , chị thấy cũng… phù hợp với trường hợp của em – vì em có cho mọi người biết gia đình em chỉ có 2 anh em trai – , vậy chị chia sẻ câu truyện ngăn ngắn này với em…như là một món quà , để em trai khỏi…” cà nanh ” với út Vân…, được chứ…em trai ròm ! hi..hi..

        NHÀ CÓ HAI ANH EM

        Nhà có hai anh em , anh Hưng và thằng Cún suốt ngày cãi nhau từ chuyện ăn uống đến chuyện học hành . Anh Hưng hay la thằng Cún vì nó ham chơi hơn ham học . Thằng Cún rất ghét anh Hưng !
        Anh Hưng thi đậu vào đại học , đi học xa , thằng Cún thấy nhà cửa sao mà vắng vẻ quá . Bây giờ nó chẳng buồn đi chơi , suốt ngày ngồi vào bàn học của anh Hưng lục lọi , ghi ghi , chép chép…
        Hôm nay sinh nhật thằng Cún . Cả ngày nó chẳng đi đâu , dù mẹ đã cho phép nó đi chơi theo ý thích . Nó cứ quanh quẩn ở phòng khách nơi có đặt cái điện thoại…
        Đến tối khi chuẩn bị đi ngủ , nó chợt oà khóc tấm tức nói với mẹ :
        – ” Hôm nay sinh nhật con mà chẳng thấy anh Hưng gọi điện thoại về nhà…”

        ( Đào thị Thanh Tuyền – Nha Trang – )

        Tín ! Món quà này…ròm em thấy thế nào ? Em cho chị Hai biết cảm giác thật sự của em…khi đọc…câu cuối cùng …nghen…

      • Võ Trung Tín
        15/12/2011 lúc 16:11

        Chị Hai Nha Trang: Em kính chào chị Hai! Tín ròm em cám ơn chị Hai..cho quà ạ!
        Dạ, câu chuyện cực ngắn trên..sao giống trường hợp của em thật đó chị Hai ơi! Hồi ở nhà em và thằng em của em cũng hay cự cãi nhau chí choé..! Giờ đi học xa nhà..đọc câu chuyện này, đúng là ròm em thấy..cay cay mắt ..đó chị Hai!
        Câu cuối của truyện..quả là 2 năm nay..em chưa thực hiện với đứa em trai..còn ở nhà!!!
        Cám ơn chị, qua câu chuyện chị đã chỉ dạy và nhắc khéo em..về cái sự..vô tình của mình với đứa em..!
        Em sẽ không bao giờ..vô tình thiếu sót với.. em trai của mình..như vậy nữa đâu..chị Hai..!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 21:40

        @ Tín yêu mến :

        Thế là tốt rồi đó em trai , chị cũng vui…khi em nói và nghĩ như thế !

  2. Trần thị Bảo Vân
    13/12/2011 lúc 20:06

    Chị Phay ơi! để có không khí út đề nghị 2 bản nhạc Giáng Sinh nghen chị:

    1/ When Christmas comes to town
    2/ Oh. Christmas tree

    Cám ơn chị nghen!

  3. Nguyễn thị Nha Trang
    13/12/2011 lúc 23:00

    ” Những Thiên Thần Bằng Sành “…được Tác giả viết vào năm 1974…!
    ” Bay cao lên , Những Thiên Thần Bằng Sành “…được viết vào năm…2011 !

    BA MƯƠI BẢY NĂM…! một quãng thời gian…nửa đời người ! Qua biết bao thăng trầm , biến động trong cuộc đời…! Nhưng kết nối mạch truyện , và văn phong thể hiện trong truyện , người đọc có cảm giác như chị sáng tác truyện một mạch chứ không có… sự gián đoạn trong một quãng thời gian dài – 37 năm -…
    Điều này đã cho người đọc cảm nhận rõ được bút lực , hay chính xác hơn là…chiều sâu nội lực đầy bản lĩnh tài năng và phong cách…viết văn…nhẹ nhàng nhưng rất lôi cuốn người đọc… của chị !

  4. Công Thành
    14/12/2011 lúc 08:59

    Bảo Vân: Ơi, bác đây! bác đây! mừng cháu mở cửa nhà đầu tiên nhé!
    Rồi…rồi…bác nhớ chứ, vậy tập hợp bạn bè cả nhóm lại…, bác đãi luôn một bữa…no nê…thoả thích luôn nghe chưa!
    Bác hth ơi! bọn trẻ chuẩn bị đến rồi đấy…

    • Võ Trung Tín
      14/12/2011 lúc 15:42

      Hồng Nga, Bảo Vân: anh hai bận chở chị hai..đi chợ rồi!
      Có Tín đây! xe đạp chuẩn bị sẵn sàng rồi.., đi nghen!
      Hãy nhớ Tín chở hôm nay giống như.. anh Danh chở Bé Thơ..đó nghe!
      Kỷ niệm Tín ròm chở.. đi ăn này, ráng mà nhớ để sau này mà..sáng tác giống như chị Cam Li..đó..

  5. Công Thành
    14/12/2011 lúc 09:18

    ” Cánh Dù đã rơi. Thiên thần Mũ đỏ đã trở thành phế binh…”

    Ôi đọc dòng này…lại liên tưởng đến…Đại Lộ Kinh Hoàng của Mùa Hè Đỏ Lửa 1972…

    Xin chia sẻ…một bài viết để cả nhà đọc…thư giản:

    Vô Google: ” Từ tết Mậu Thân 1968 tới mùa hè đỏ lửa 1972 “

    • Nguyễn thị Nha Trang
      14/12/2011 lúc 20:48

      Anh Công Thành : Nha Trang chào anh !

      Xin lỗi anh , cho Nha Trang khiếm nhã…hỏi anh một câu , được chứ anh ?

      – Anh Công Thành đã từng là…một Thiên Thần Mũ Đỏ ?

      P/s ; Anh có thể không trả lời…, Nha Trang hiểu ạ …!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:01

        @ Phay Van mến yêu :

        Ừ…, Chỉ có… chị là…khiếm nhã…thôi ! Đúng không ?
        Tất cả đều dựa trên sự chân tình…nên chị…gan…, đó cô em !

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:07

        @ Phay Van mến yêu :

        Thế ai cứ… mở miệng là nói…EM GIÀ RỒI !

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:16

        @ Phay Van mến yêu :

        Chời ơi…là chời…!!! Chị hiểu mà em gái …
        Xoá cái câu : ” Em xin lỗi……” ở cái comment trên…ngay đi…cô nương…ạ… !!!!!!

      • Công Thành
        15/12/2011 lúc 10:13

        Chị Nha Trang: Vâng, chào chị! Hỏi một vài thông tin bình thường thì có sao đâu chị…
        Vâng, Tôi cũng đã từng là một trong những Thiên Thần Mũ Đỏ chị ạ!
        Và cũng…” Cánh Dù đã rơi…” giống như anh Danh trong truyện! Nhưng tôi luôn tự hào, hãnh diện vì mình đã từng là một trong những Thiên Thần Mũ Đỏ oai hùng ngày đó…!
        Vài dòng cho câu hỏi của chị, Vui chị nhé…

      • Công Thành
        15/12/2011 lúc 11:00

        Cô Phay Van: Vâng, cám ơn cô về lời chúc mừng…, lòng thấy vui lắm khi bất chợt gặp sự đồng cảm ở những thế hệ sau mình! Cô biết không, đọc truyện này, khi gặp chi tiết…tuy chỉ là một dòng, nhưng chị Cam Li đã gây cho tôi ( và những ai đã từng là TTMĐ )…những bồi hồi…khó tả lắm đó cô Phay!
        Thế mới biết văn chương chữ nghĩa nó…thiêng liêng…lắm! Nó đánh động vào tất cả mọi tế bào thần kinh cảm giác…đến đê mê!

      • Công Thành
        15/12/2011 lúc 11:26

        Cô Phay Van: Vâng, câu chuyện tưởng chừng đọc qua thì đơn giản, nhưng mỗi cá nhân người đọc, đọc với tâm thế ở nhiều góc nhìn khác nhau trong mọi chi tiết của truyện, thì mới cảm nhận được chiều sâu…” thông điệp”… mà chị Cam Li muốn chuyển tải…

      • Trần thị Bảo Vân
        15/12/2011 lúc 12:40

        Bác Công Thành và chị Năm: Út không hiểu.., Thiên Thần Mũ Đỏ..là gì vậy..bácCông Thành và chị Năm?!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 21:33

        @ Anh Công Thành : Chào Anh !

        Nha Trang cảm ơn anh nhiều nha ! Nha Trang rất vui , vì anh đã không…” bực mình “…với câu hỏi…khiếm nhã , mà trái lại…anh còn vui vẻ hồi đáp…cho Nha Trang…

        Luôn vui khoẻ anh Công Thành… nhé…!

  6. Mai
    14/12/2011 lúc 09:22

    Chị Cam Li yêu mến,
    Em rất vui khi gần 40 năm sau các thiên thần đã trở lại. Nhưng em cũng ngậm ngùi khi thấy “những vùng-đất-thịt bị cày xới bán rẻ cho ngoại bang, những người dân hiền lành bỗng chốc thấy mình xa lạ trên chính quê hương của mình”.
    “Đây rồi, quê hương to tát của Bé Thơ! Một thung lũng hiện ra đỏ rực. Dưới đó, những chiếc xe lu, những chiếc máy gạt, máy xúc, xe chạy đất… hoạt động rì rầm, trông xa nhỏ như những chiếc hộp diêm. Chúng đang làm những công việc cuối cùng trong việc xây dựng hồ bùn đỏ!

    Mấy anh chị em đứng chết sững. Một quê hương bị tàn phá. Đất thịt đang bị cày xới để bán đi. Màu đỏ của những con đường thơ mộng cũng là màu đỏ của “tài nguyên” đang bị bán. Bauxite!!! Mai đây bùn đỏ sẽ theo những vết rò rỉ tràn ra đầy cả vùng đất dân cư đang sinh sống. Cây cối sẽ chết. Con người sẽ phải bỏ chạy. Những điều Bé Thơ chỉ nghe, bây giờ hiện ra rất rõ trước mắt. Những tiếng động cơ từ xa vẫn vang vọng thấu óc. Đất đỏ màu máu nhức nhối như chảy ra từ tim.”
    Và rồi, em đã khóc, như bé Thơ và bao người đã khóc.

    • Mai
      15/12/2011 lúc 05:31

      Nàng Phay,
      Cám ơn em cùng khóc với chị về một quê hương đã không còn nguyên vẹn.

  7. Lãng Tử
    14/12/2011 lúc 11:14

    Đọc cả 2 truyện xong, phải công nhận chất văn phong nhẹ nhàng, êm đềm và đầy tình cảm sâu lắng…của chị, sau bao nhiêu năm…,vẫn làm người đọc…nhận ra ngay, không lẫn vào đâu được…
    Ắt hẳn những ký ức kỷ niệm thân thương khắc sâu và dồn nén lắm…mới viết được liền mạch như vậy…sau bao năm trời gián đoạn…!

  8. Lãng Tử
    14/12/2011 lúc 11:32

    ” Cho dù những ngôn từ lạ lẫm dùng tiếng lóng làm nền có tràn ngập trong sinh hoạt, người dân hiền lành cũng biết dạy cho con em mình những ngôn ngữ hiền hoà một thời làm nên phong cách của họ… ”

    Lãng Tử tôi rất tâm đắc đoạn này, bởi lẽ…nghe và xem cái phong cách ứng xử với nhau ngày nay của nhiều người…ta như cảm thấy mình…hụt hẫng, vì cách ăn nói…cụt lủn, khệnh khạng, nhiều lúc vô văn hoá…đến khó chịu!

    Chợt nhớ đến một bài viết của Ts Mỹ học Nguyễn Thế Hùng…có đoạn:

    ” Để có văn hoá ứng xử, con người phải được dạy từ thơ ấu, nhưng nền giáo dục của ta – VN sau 1975 – đã bỏ trống yếu tố này nhiều thập kỷ nay. Học sinh được học về GDCD, nhưng những cá thiết thực nhất, cụ thể nhất, văn hoá nhất, là…học ăn, học nói, học gói, học mở…thì lại không được học!
    Tôi – Ts Hùng – đã điều tra xã hội học với 100 người, thì tất cả đều trả lời không đúng mẫu: Không có ” THƯA ” và không có ” Ạ “…
    Đó là vì…không được dạy từ bé…! ”

    ( Blog nguyentrongtao.org , Entry: ” Công chúng Việt chưa có văn hoá thưởng thức “ )

    • Võ thị Hồng Nga
      14/12/2011 lúc 13:17

      Chị Phay ơi, em nghĩ ngày nay, Dà Lạt nói riêng và các tỉnh thành ở miền Nam nói chung, chắc người dân gốc ở các tỉnh này ngày xưa..không còn bao nhiêu..gia đình đâu!
      Cũng như Hà Nội vậy! em có dịp ra chơi Hà Nội 7 ngày, thấy cách ứng xử rất là..”mất dạy”, văng tục, chửi thề tùm lum..rồi nạn chặt chém giá cả du khách khi thấy họ nói giọng miền Nam.., chớ không có kiểu..Hà Nội thanh lịch..như trong văn thơ đâu chị..

    • Võ thị Hồng Nga
      14/12/2011 lúc 13:34

      Chị Phay: Em dùng trong ngoặc kép mà chị!
      Nhưng em nói thật, ai..bắt bẻ em chổ..” mất dạy “..này, thì em sẵn sàng tranh luận..liền đó chị! Vì thực tế điều đó nó đã, đang..xảy ra rành rành trước mắt mà!!

    • Võ thị Hồng Nga
      14/12/2011 lúc 13:44

      Chị Phay: Dạ, đúng đó chị! Hàng ngày tụi em thực tế chứng kiến mà!

    • Võ Trung Tín
      14/12/2011 lúc 15:52

      Chị Năm ơi! Phong cách lịch sự này, bây giờ.. hơi bị hiếm chị ơi! Hầu như lên xe bus..là ai ai cũng..cảnh giác nhau hết chị ơi!
      Làm như chị nói thì bị mọi người cười và nhìn mình như là..người hành tinh khác đến vậy đó…

    • Nguyễn thị Nha Trang
      14/12/2011 lúc 20:36

      @ Anh Lãng Tử : Chào Anh !

      Đọc bài theo link anh chia sẻ , Nha Trang cũng chợt nhớ lại hai đoạn nhận xét của 2 người cũng rất nổi tiếng , tên tuổi , xuất thân từ môi trường giáo dục xhcn , đã trung thực thẳng thắn nhận xét một cách chính xác :

      1/ Nhà phê bình văn học Hoài Thanh : ” Bản chất của chế độ nguỵ là xấu vậy mà không hiểu sao nó lại đào tạo con người giỏi thế ! Ai ai cũng lịch sự , cứ mở miệng ra là cám ơn , xin lỗi rối rít…, ngồi ở trong nhà , có ai đi ngoài đường chõ miệng hỏi cái gì mà mình trả lời xong , cắp đít đi thẳng , không thèm cám ơn một tiếng , thì không cần nhìn , mình cũng biết ngay đó là dân…ngoài Bắc vào…”

      ( Khác biệt Nam Bắc – tuan’s blog 20/9-2010 )

      2/ Nhà Lịch Sử Kinh Tế Đặng Phong : ” Nhìn rộng ra , thấy không chỉ kinh tế tốt hơn , mà giáo dục miền Nam lúc đó cũng hơn , không chỉ đường sá tốt , mà tư cách cá nhân của con người miền Nam nói chung cũng trưởng thành hơn con người miền Bắc , trình độ hiểu biết và tuân thủ luật pháp tốt , giữa người với người có mối quan hệ tử tế , thanh thiếu niên lúc đó ham học và biết học hơn , trình độ sống của bà con trong Nam cao , nhất là ở thành phố…”

      ( Khác biệt Nam Bắc – tuan’s blog 20/9-2010 )

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 20:40

        @ Phay Van :

        Em chỉnh sơ sót chính tả giúp chị chữ : ” g ” .., trong cụm từ : ” thẳng thắng ” ..dùm nhé !

        Cảm ơn em …

    • Trần thị Bảo Vân
      15/12/2011 lúc 12:36

      Chị Năm: mắc mớ gì..mà chị lôi em.. dzô..chiện này..dzậy..chị Năm!!!!????

  9. Ngô thị Thu Lan
    14/12/2011 lúc 12:17

    Ui!!! Bảo Vân được chị Mai..” trịnh trọng ” : Bảo Vân thương mến,

    Oai nhỉ! hèn gì.. lên mặt dzới..tụi này!!!

  10. Lê thị Vân Anh
    14/12/2011 lúc 12:26

    Lần đầu tiên, hôm nay em mới biết xuất xứ của chữ..Dalat..

    • Mai
      15/12/2011 lúc 05:41

      Phay em,
      Phải cám ơn chị Cam Li đã viết cho mình đọc một truyện hay, có ý nghĩa sâu sắc và nhờ đó mình mới biết ý nghĩa của chữ Đà Lạt chứ em.

      • Trần thị Bảo Vân
        15/12/2011 lúc 12:32

        Chị Ba và chị Năm: Ủa! trước giờ hai chị cũng mới biết lần đầu tiên hở hai chị?
        Út..” giỏi”..hơn hai chị rồi đó!
        Út biết ý nghĩa xuất xứ của từ Dalat..từ lâu lắm rồi..đâu như là từ lúc..13g54 ngày 14/12/2011..lận đó..! hihihihihihi…
        Hihihi..Đừng mắng út nghen…

  11. Lê thị Vân Anh
    14/12/2011 lúc 12:39

    Chị Phay ơi: Vẫn biết là truyện thì phải có hư cấu! Nhưng đọc truyện này và truyện trước, Vân Anh em nghĩ, đây chắc là câu chuyện.. có thật..của chị Cam Li.., đúng không chị Phay?

  12. Ngô thị Thu Lan
    14/12/2011 lúc 12:47

    Sau gần 40 năm truyện mới được..viết thêm tiếp, nhưng rõ ràng đọc không thấy gì là gián đoạn, văn phong 2 truyện chị viết..vẫn y như là lúc chị.. còn trẻ..

  13. Trần thị Bảo Vân
    14/12/2011 lúc 12:59

    ” Chiếc xe đạp ngày xưa anh còn giữ trong cái kho sau nhà. Sườn xe, dây xích, “ghi đông” đã rỉ sét hết. Hai bánh xe xẹp lép. Chỉ còn giữ lại những tiếng quay đều như reo vui khi Bé Thơ quay chiếc bàn đạp ngược chiều. Hai anh em theo tiếng quay đều ấy ngược về kỷ niệm ”

    Đoạn đặc tả trên, đọc.. cho ta thấy như..ngùi ngùi..của biết bao ký ức kỷ niệm..đẹp..

    • Trần thị Bảo Vân
      14/12/2011 lúc 13:28

      Út..cảm Văn..cũng ..độc chiêu lắm..nghen chị Năm!
      Nói thật hồi đó em học giỏi Văn, Ba má hướng cho học SP để làm cô giáo dạy Văn.., em khóc quá trời..không chịu!!! vì thấy học Văn..sao như nói lại lời của người khác không hà! mà tánh em thì không chịu được kiểu..nhai lại..giọng người khác..
      Cho nên em chọn ngành học hiện giờ cho..thoải mái..đó chị!!

    • Trần thị Bảo Vân
      15/12/2011 lúc 12:22

      Chị Năm: Dạ! nếu hồi đó mà im im..theo lời Ba Má.., chắc giờ này..em thành..con..”…” ..nhai lại..rồi quá!!! hihihihi…

    • Nguyễn thị Nha Trang
      15/12/2011 lúc 21:18

      @ Tín ơi là…ròm !

      Chị nghĩ , hình như ròm em thuộc lòng… câu ca dao này ghê lắm…phải không…ròm…!

      ” Yêu nhau…yêu cả…đường đi…lối về…”

      Chị Hai…bắt mạch…trúng phóc…chưa…cậu em…ròm…! hi..hi..

  14. Nguyễn thị Nha Trang
    14/12/2011 lúc 20:25

    Cha…cha…! Bảo Vân dẫn đầu nhóm…vào nhà chơi…rôm rả nhỉ !
    Được đấy em…, cứ vậy mà…tiếp tục nhé…!

  15. Trần thị Bảo Vân
    15/12/2011 lúc 12:13

    Chị Nha Trang: Em kính chào chị Hai!
    Dạ, chị Năm như..bỏ bùa..đó chị Hai, ngày nào không ghé vào chút chút là..nhớ.., như nhớ ” ngừ iêu”…dzậy đó chị! hihihihihihi…
    Hôm nay chị khoẻ..hông chị Hai?

    • Nguyễn thị Nha Trang
      15/12/2011 lúc 20:32

      @ Tín & Bảo Vân :

      Hai đứa này thật là…! Bùa ngải… gì ở đây ?!
      Đó là do cái…duyên…của chị Năm…của hai em đó chứ !
      Đúng không ! Đồng loạt… vỗ tay…to…coi nào…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 21:10

        @ Phay Van mến yêu :

        Chớ Tiểu muội…không nhớ…Đại tỷ…là…Thủ Quân Đội Túc Cầu Nữ…Quốc Tế…sao !!! hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 21:57

        @ Phay Van mến yêu :

        Đại tỷ… chuyền bóng – pass – chứ đâu có ” sút ” – kick -…Tiểu muội ! hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 22:16

        @ Phay Van mến yêu :

        Trong bóng đá có…yếu tố bất ngờ – chị nghe mấy tay bình luận nói đó – , chị đề nghị em…chuyền…cho…Chị Cam Li…đi…! hi..hi..
        Dám…hông…!?

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 22:30

        @ Phay Van mến yêu ;

        22g30 rồi…! Vậy là an tâm…đi ngủ…đi hén !
        Mai ngủ nướng…đó nghen…cô nương !!!!

  16. Nguyễn thị Nha Trang
    15/12/2011 lúc 20:27

    @ Phay Van mến yêu :

    Hôm nay vào nhà , chị chợt thấy như…thiêu thiếu…một cái gì đó trong entry này…!
    Chợt bật nhớ…, đó là : Hình Ảnh về Đà Lạt…
    Vậy…muộn còn hơn không ! Chị gợi ý em tìm một vài hình ảnh…thật độc đáo về Dalat , gắn vào dưới truyện của chị Cam Li…nghen !
    Để những bạn khách ghé qua nhà em chơi…cảm thấy vui mắt và thư giãn…sau khi đọc truyện , cũng như gọi là món quà hình ảnh quê hương Dalat…em gởi tặng chị…Cam Li…

    OK ?

    • Nguyễn thị Nha Trang
      15/12/2011 lúc 21:04

      @ Phay Van mến yêu :

      Cũng là hình ảnh , nhưng hình ảnh Dalat em post lên rất giá trị , bởi… tính thời gian !

      Em quả là…TUYỆT CÚ MÈO !

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 22:01

        @ Phay Van mến yêu :

        Ủa…! ” khen “…là dzì dzậy…cô nương ? hi..hi..

      • 15/12/2011 lúc 22:02

        Chị Nha Trang: là cho em đi “tàu bay giấy” đó chị.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 22:11

        Nơi chị tự nhiên mạng chập chờn quá…gởi 2 comments..bay mất tiêu..!
        Chị mới tắt máy…khởi động lại đây…

        ” Tàu bay giấy “…nó ra làm sao…cô nương…? hi..hi..

      • 15/12/2011 lúc 22:15

        Chị Nha Trang: dạ, hồi xưa các cậu, dì có khen tụi em, mẹ em hay bảo: “các cậu, dì đừng cho các cháu đi tàu bay giấy như thế.”

        Thiệt tình, hồi đó em cũng thắc mắc giống chị 😀

      • Nguyễn thị Nha Trang
        15/12/2011 lúc 22:23

        @ Phay Van mến yêu :

        Vậy Tiểu muội…có thử…đi…tàu bay giấy…lần nào…chưa…?
        Cho chị biết cảm giác…để hôm nào…chị mua vé…đi thử coi nào ! hi..hi..

      • 15/12/2011 lúc 22:26

        Chị Nha Trang: hồi bé em đi suốt đấy chứ chị. Đến khi bị người lớn cười chế nhạo mới biết 😀

  17. Nguyễn thị Nha Trang
    15/12/2011 lúc 20:45

    @ Tín & Bảo Vân :

    Hai em bữa nay…chơi chữ…ngó cũng…ngộ…hén…!
    Cho chị Hai góp chút chút cuộc…chơi chữ…này nhen :

    Tôi thắc mắc tại sao !
    Tôi thắc mắc tại sao !
    Tôi thắc mắc tại sao tôi thắc mắc !
    Tôi thắc mắc tại sao tôi thắc mắc tại sao !
    Tôi thắc mắc tại sao tôi thắc mắc !

    ( Richard P. Feyman )

    Có…ngộ… ra điều gì…không hai em ! hi..hi..

  18. Nguyễn thị Nha Trang
    15/12/2011 lúc 20:56

    Và…

    Tôi ngạc nhiên tại sao !
    Tôi ngạc nhiên tại sao !
    Tôi ngạc nhiên tại sao tôi ngạc nhiên !
    Tôi ngạc nhiên tại sao tôi ngạc nhiên tại sao !
    Tôi ngạc nhiên tại sao tôi ngạc nhiên !

    Hai bài thơ này cho ta…ngộ…ra điều gì..hai em yêu !

  19. 15/12/2011 lúc 23:40

    Chỉ muốn nói một điều, như một lời chúc, như một ước mơ: “Bay Cao Lên, Những Thiên Thần:

    • Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
      16/12/2011 lúc 12:28

      Cam Li xin cám ơn cô chủ Phay Văn và quý anh chị em về tình cảm quý mến đối với Cam Li. Những hình ảnh Đà Lạt xưa rất dễ thương. Cám ơn Nha Trang lúc nào cũng sâu sắc và nhạy bén.
      Mến chúc quý anh chị em luôn dồi dào sức khỏe nhé! (để cùng chắp cánh cho thiên thần!)

  20. Nguyễn thị Nha Trang
    16/12/2011 lúc 22:08

    @ Chị Cam Li thân quý :

    Nha Trang nói riêng , và cả nhà nói chung…rất rất vui mỗi khi chị xuất hiện ghé thăm !
    Và mỗi lần cái Logo màu xanh vert ánh nhạt…của chị xuất hiện , nó như là một…” Nhãn Hiệu Cầu Chứng “…cho ngôi nhà thân thương này đó nghen chị !
    Chị rất xứng đáng được mọi người khâm phục và ngưỡng mộ , Nha Trang nói thật lòng đó chị , vì vậy cũng rất mong…thi thoảng…chị sắp xếp công việc , ghé thăm trang nhà Phay Van ngõ hầu kết nối được sự thân tình và nồng ấm…chị Cam Li nhé !

    Chúc chị luôn an bình và hạnh phúc…

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này