Trang chủ > Văn > Những Thiên Thần Bằng Sành

Những Thiên Thần Bằng Sành

Kính gởi đến các bác truyện ngắn Những Thiên Thần Bằng Sành của chị Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh, đã đăng trên Bán nguyệt san Tuổi Hoa, số 215 (năm 1974).

Hồi bé em cũng “giao du” với các thiên thần, khoảng 7- 8 vị. Đó là các thiên thần nho nhỏ, độ chừng ngón tay út, bị em “bắt” từ cây thông No-en tí hon trong góc nhà. Mỗi vị một tư thế, rất duyên dáng, điệu nghệ: vị kéo violon, vị thổi kèn trumpet, saxophone, vị chơi đàn mandoline, contrabass… Em cứ loay hoay một mình chơi với các vị, rồi cũng có lúc hậu đậu đánh rơi, cũng làm cho thiên thần… bị thương, bị gãy cánh. Có vị còn bị em làm cho gãy… cổ hoặc gãy ngang người. Thế là thiên thần… chết. Em cho thiên thần chết vào hộp giấy và ra vườn đào lỗ… chôn.

Truyện ngắn Những Thiên Thần Bằng Sành của chị Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh em được đọc thời ấy (nhờ đọc trộm Tuổi Hoa của các bà chị em), thời mà em còn đang có các thiên thần làm “bạn” , trước khi xảy ra cuộc “phần thư” năm 1975 .

Sau 1975, khi báo Tuổi Hoa bị lên giàn hoả thiêu, truyện ngắn này- cùng với những cảm nhận non nớt của em, một đứa bé lứa tuổi nhi đồng, và với những “đồ tế nhuyễn, của riêng tây” là những thiên thần gãy cổ, gãy cánh- dần dần được “xếp” vào một ngăn nhỏ trong trí nhớ và đóng bụi theo thời gian…

Những năm tháng dài của cuộc đời trôi nhanh với gánh nặng cơm áo nhọc nhằn. Những thiên thần “bị thương” của em ngày xưa cùng với truyện ngắn của chị Cam Li vẫn chìm sâu trong ký ức. Rồi bất chợt một hôm, em sững người khi đọc được comment dưới đây của chị Nguyệt Mai (gởi cho chị Nha Trang). Em vào “tuoihoa.hatnang.com” lục truyện ngắn này ra đọc lại, cảm nhận sâu xa hơn vì mình không còn ở lứa tuổi trẻ thơ, tất nhiên, nhưng mức độ thì nguyên vẹn. Em như thấy lại đầy ắp những kỷ niệm… Những hình ảnh ngày xưa thân ái đang ngủ yên chợt thức dậy, xao động một vùng ký ức và thấy lòng rưng rưng… Bỗng dưng thèm được bước chân vào chốn xưa cũ của quá khứ.

Xin hết lòng cảm ơn hai chị Cam LiNguyệt Mai kính mến. Truyện và thơ của hai chị là những tác phẩm “để đời”- ít nhất là với em, một đứa trẻ con còn đang chập chững tập viết những nét chữ đầu đời, khi hai chị đã thành danh trên Tuổi Hoa.

***

Hôm qua, Mai đọc truyện “Những Thiên Thần Bằng Sành” của chị Cam Li, đến đoạn anh Danh gò lưng đạp xe chở Bé Thơ đi học, Mai đã nhớ lại một bài thơ Mai làm cách đây lâu lắm (trước 1975). Để Mai gõ lại cho Trang đọc nghe. Hy vọng, Trang sẽ thấy lại một chút hình ảnh thuở xưa:

Đưa bé đến trường

Những vòng xe đạp lăn đều
Trên cao nắng quái như trêu chúng mình
Sau yên bé dõi mắt nhìn
Hàng dừa xanh với hoa xinh dọc đường
Và rồi bé đã tới trường
Học chăm ngoan nhé…ba thương, má chiều…

Trần Thị Nguyệt Mai

***

Những Thiên Thần Bằng Sành

Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh

1

Anh Danh thả bé xuống sau khi đã chở bé đi hết con dốc. Anh vuốt tóc lại cho bé, và quàng dây chiếc cặp qua vai cho bé.
– Vào trường đi! Chiều anh tới đón.
– Nhớ nghen! Anh Danh không được trốn đi nữa đó.
Anh bẹo má bé, và bỗng nhìn thật lâu vào đôi mắt đang mở tròn to ngơ ngác. Chắc bé không hiểu gì đâu! Bé hẳn đang nghĩ rằng anh Danh kỳ quá, cứ biết trêu chọc con nít thôi, ngoài ra không làm được gì hết. Có một nỗi vui chợt đến cùng lúc với một nỗi buồn. Anh muốn cười to, và đồng thời cũng thấy muốn khóc. Bé ngây thơ vô tả. Bé xinh xắn giống như mọi đứa bé trên thế gian. Bé vui tươi khôn cùng. Mà anh thì già khụ hơn ông lão. Anh xấu xí đen đúa so với bé. Và anh hay buồn. Thật vô duyên như một đám mây đen lẻ loi giữa bầu trời xanh. Bé đã quay lưng. Anh muốn theo bé vào trường. Nhưng thôi. Đám mây đen phải theo gió mà bay đi.

Bé ngoảnh lại, dặn thêm:
– Chiều anh nhớ đến đón.
Anh gật đầu, rồi leo lên xe đạp. Có tiếng “cót két” dường như ở yên xe, nơi bàn đạp, hay trước tay cầm – không biết. Nhưng đó là một sự tố cáo rằng anh đã lâu không dùng đến chiếc xe này. Ai cũng có sở làm xa, cũng đi xe gắn máy. Bé nhỏ xíu thì đi học phải có người đón đưa. Chỉ có anh xa nhà quá lâu. Hơn nửa năm còn chi! Anh trở về khi mùa đông gần tàn lụi. Anh gặp lại chiếc xe đạp vẫn để ở trong căn phòng sau lưng buồng ngủ, như gặp lại những người thân, gặp lại bé. Chiếc xe đạp giúp anh đi chơi trong những ngày giờ trống, và chở anh với bé thả dốc, leo dốc, đưa đón bé đi học. À, thế thôi. “Kỷ niệm” là như vậy thôi. Anh còn vài ngày nữa để “làm kỷ niệm” trong tâm trí bé. Khi anh tiếp tục đi xa nhà như bao lâu nay, bé sẽ nhớ, ít ra là nhớ những ngày gió lộng được anh chở đi học – Con dốc dài có nhiều hoa Cúc vàng mọc bên đường, ngang qua lò gốm và dẫn đến ngôi trường nhỏ – Những ngày cuối đông nghe lạnh hơn mọi khi – Những cụm mây xám trên nền trời buồn – Và tiếng “cót két” của chiếc xe đạp cũ kỹ thân mến – Kỷ niệm là đó, bé!

Anh đạp xe leo lên con dốc cũ. Không có bé sau lưng, anh vẫn cảm thấy nặng nề. Bởi con dốc khá cao. Nhưng đã nói trời lúc này lạnh hơn mọi khi, nên anh không thấy mệt. Anh bỗng nhớ lại lúc mình mới mười ba, mười bốn tuổi, chiều nào cũng rủ bạn bè đua xe đạp với nhau, vượt những quãng đường thật dài, chạy đến toát mồ hôi mới chịu. Thuở bé ai cũng có những ngày giờ và những việc làm thật vô ích – người lớn sẽ nghĩ như vậy. Nhưng phải là con nít mới cảm thấy thú vị, sung sướng khi rong chơi, nghịch ngợm và đấm đá nhau. Bé sẽ lắc đầu và trề đôi môi mỏng hồng thắm ra mà cười khi biết anh thuở nhỏ như thế. Vì bé là con gái. Bé có nhiều trò chơi hiền dịu, dễ thương hơn của anh. Bé có ba bốn đứa bạn ngoan quá là ngoan. Bé có một con búp bê nhỏ bằng củ khoai lang. Bé có một con chó bằng len của chị bé làm cho, trắng như bông gòn. Và bé có một rổ đựng son, chảo, chén, đũa bằng nhựa quá xinh. Anh không biết chơi kiểu như bé. Nhưng không ai cấm được anh thích thú khi nhìn bé bày hàng. Anh muốn ngồi xuống chơi với bé. Anh muốn giả giọng “bà cụ non” nói với bé:
– Bán cho “tui” năm đồng chè đậu đen đi “bà”!
Không ai cấm được anh ngắm bé ôm búp bê ru ngủ. Anh không phải nhà thơ nên không biết nói gì để ca tụng bé. Chỉ biết rằng đứa bé nào ôm một con búp bê, một cái gối hay một khúc gỗ giả làm em bé mà ru ngủ thì cũng đều dễ thương cả.

Anh gò lưng đạp xe lên dốc, nhưng dừng lại ở ngang lò gốm. Những hũ, bình, chén, đĩa phơi ở trước sân trông đẹp quá! Anh leo xuống, nhặt một mẩu đất sét. Đất kêu nhẹp nhẹp giữa mấy ngón tay. Anh lại đang làm một công việc vô ích đây chăng? Có gì đẹp đẽ ở mẩu đất sét? Anh không có bàn tay khéo léo để làm ra những chén đĩa lọ bình như mấy người thợ kia, nên đất sét vào tay anh trở thành vô dụng. Anh hờ hững quăng mẩu đất sét đi. Mấy ngón tay anh còn dính lại một chút đất sét. Quái, hình như hồi còn bé có lần anh đã lẩn thẩn hỏi: “ Tại sao việc gì qua đi cũng để lại dấu vết nhỉ?”. Rồi anh lại tự cho rằng đó là lẽ đương nhiên, nó phải như thế. Như bị đòn thì phải còn lại dấu roi, ăn vụng thì thường dính mép, khóc xong thì mắt phải đỏ, và đạp xe mãi thì chân phải mỏi. Nghĩ như vậy đó, thật là trẻ con và lẩm cẩm. Tự nhiên anh nghĩ giá anh là một người thợ lò gốm chắc anh sẽ làm cho bé thật nhiều đồ chơi bằng sành, bé sẽ thích lắm vì đẹp hơn đồ chơi nhựa. Vì anh muốn mai kia anh đi rồi anh sẽ còn để lại cho bé một vài dấu vết. Ít ra bé sẽ nhớ hoặc nghĩ đến anh một lần trong mỗi ngày, khi nhìn các món đồ chơi bằng sành đó. Uổng quá! Anh không làm nên tích sự gì cho bé cả. Vậy mà ở ngoài đời, anh hăng hái vô cùng. Khi trở về anh mới thấy rằng anh đang bỏ bé quá xa. Anh đang bỏ quên tuổi thơ của anh, của bé. Nhưng bây giờ anh đang yêu những gì bé dại, nhỏ nhắn đây. Anh đang muốn làm một cái gì cho bé. Thương con nít, không phải chỉ ngồi ngắm nó hay viết văn, làm thơ ca tụng nó – mà phải làm gì cho nó. Ít ra, trong đời sống anh, cũng đang có bé.

2

Bé Thơ sáng đôi mắt lên khi thấy anh Danh đón ở trước trường. Anh cũng đi bằng chiếc xe đạp ấy. Và đã đúng như lời hứa là anh không trốn đi chơi. Bé thích được anh chở leo lên dốc. Khi anh khom lưng đạp xe, bé vịn chắc yên trước, hỏi:
– Anh Danh mệt không?
– Không mệt.
Bé không tin, hỏi nữa:
– Không mệt sao anh thở?
Anh cười khì:
– Người sống thì phải thở chứ sao!
Anh trả lời gàn như ông cụ. Nhưng tự nhiên câu nói của anh làm bé thấy thương anh chi lạ! Lúc trước, anh đi đâu lâu quá không về, đôi khi bé thắc mắc không biết anh có đang thở, đang ăn, đang ngủ, đang nói… giống như bé và mọi người trong nhà đây không. Bé có nhiều câu hỏi tự đặt ra và tự trả lời. Bé không nhờ ai giải thích. Ai cũng có việc riêng của người ấy. Chỉ có anh Danh là bé muốn để dồn nhiều thắc mắc về hỏi anh. Không phải vì anh là người hay giải đáp. Mà vì bé biết anh là Ông Già Nô-en đến bỏ quà bên cạnh bé trong khi bé ngủ say – Anh chỉ làm như thế vào một đêm trong mùa đông của mỗi năm thôi. Mỗi lần nhận quà bé đều tin rằng đó là quà của Ông Già Nô-en cho bé. Bé cám ơn “ông ấy” mà không cám ơn anh. Nhưng anh vui lắm chứ anh có giận đâu! Đến nay anh vẫn chưa biết là mẹ đã tiết lộ bí mật cho bé rồi. Nhưng bé sẽ im lặng, để anh lại tiếp tục làm Ông Già Nô-en tặng quà cho bé. Anh đã về đúng lúc mùa đông gần hết. Gió lạnh nhắc bé rằng bé sắp được có quà. Nếu anh không về nhằm lúc này thì sao nhỉ? Chắc là mẹ sẽ nói với bé rằng năm nay Ông Già Nô-en bận việc không đến, hoặc “ông ấy” hết tiền rồi… Ý nghĩ đó làm bé bật cười, và hỏi anh không do dự:
– Anh Danh! Anh còn tiền không?
– Hết rồi. Bé muốn ăn kẹo hở?
– Dạ đâu có!
Xe đạp đã đến ngang lò gốm. Anh Danh ngừng xe lại, đỡ bé xuống. Anh bảo:
– Tới đây, xem người ta nắn đồ sành. Rồi có muốn ăn kẹo, anh cho.
Tiếng của anh lùng bùng trong gió. Bé ôm chặt chiếc cặp vào người. Anh còn nói gì nhiều chữ nghe không rõ. Anh và bé ngồi xuống trên sân phơi đồ sành. Anh cũng đang nói nữa. Bé thích thú khi thấy anh vừa nói vừa móc trong túi áo lấy ra hai chiếc kẹo:
– Bé muốn có một món đồ chơi bằng sành không? Anh sẽ làm cho. Một trái bưởi nhé! Một trái khế nhé! Hay là một con chuột bạch? Hay một ông tiên bồng đứa bé giống như hình vẽ trên cái đĩa này?
Bé lắc đầu:
– Không, bé không thích mấy thứ đó. Để nghĩ coi… Anh Danh làm cho bé… nhiều thật là nhiều thiên thần đi!

Bé không biết rằng anh đang trố đôi mắt nhìn bé, ngẩn ngơ. Thật là nhiều THIÊN THẦN cho bé! Chết anh rồi! Anh nào có biết nắn đất sét thành thiên thần. Anh cũng chưa bao giờ nhìn kỹ hình hay tượng của thiên thần. Anh chỉ còn nhớ những khi ngắm nhìn hang đá bày bán ngoài phố, anh thấy những vị thiên thần dường như là trẻ nhỏ, có cánh trên vai và gương mặt thì dịu hiền ghê lắm.

– Ừ, anh sẽ làm. Nhưng xấu thì ráng chịu nghe!
Bé dạ. Anh lại dẫn bé ra nơi có đống đất sét. Anh nhặt lên một mẩu. Không đủ đâu. Bé đòi có nhiều thật là nhiều thiên thần. Anh phải xin nhiều đất sét đem về nhà. Anh sẽ làm cho bé nhiều tượng thiên thần, cho bé sắp dài trên bàn học. Bé sẽ có một thứ đồ chơi độc đáo mà tụi bạn bé không có: Những thiên thần bằng đất sét – a, nói như thế nghe không hay chút nào – những thiên thần bằng sành, bé hở!
Nhưng anh lại ngẩn ngơ. Làm sao để có mẫu mà nặn đây? Anh lại phải ra chợ mua một bức tượng thiên thần về bắt chước theo ư? Anh chẳng muốn thế chút nào. Anh sẽ làm bằng óc tưởng tượng của riêng anh.

Khi bé lúi húi leo lên yên sau xe đạp, anh bỗng dưng có ý nghĩ rằng bé cũng đẹp như một thiên thần. Vì rõ ràng trước mắt anh, bé xinh xắn ngoan hiền và thanh khiết vô vàn. Anh nhớ đến một dạo nào người ta đã ví tuổi thơ như thiên thần. Nhiều người đã viết, và nhiều người đã lập lại như thế. Anh không thích bắt chước họ, cũng không thích viết văn. Ca ngợi con nít là thiên thần, đối với anh không có lợi ích gì. Anh chỉ muốn nhìn bé và nắn cho bé nhiều bức tượng thiên thần, thế thôi. Anh giản dị vô cùng bé hở!

Bé biết không, anh cũng là một thứ “thiên thần” đó! Một thứ thiên thần không có cánh mà bay được. Anh không muốn nhận một thứ danh xưng nào cả. Anh chỉ muốn làm anh của bé, của một đứa trẻ thơ thanh khiết. Bỏ qua cái hiệu “thiên thần” của anh đi. Anh còn một số ngày để ở lại với bé trong mùa đông này. Mai mốt trên bàn học của bé sẽ có nhiều thật nhiều thiên thần bằng sành để thành một hàng. Anh chưa dám hứa với bé là sẽ có bao nhiêu, vì anh sẽ bắt đầu làm, ngay chiều nay, suốt ngày, cho đến khi anh tiếp tục đi xa nhà.

3

Mùa đông sẽ tàn lụi. Bé Thơ biết như thế. Cả những cơn gió lạnh rồi cũng sẽ không còn. Còn một thứ vui thích của bé là nhận những món quà của “Ông Già Nô-en” cũng mất cả ‎ ý nghĩa. Bởi vì lần này, chính tay anh Danh đã viết vào mảnh giấy để bên gối bé, rằng: “Anh là Ông Già Nô-en, đêm nay đến tặng cho bé Thơ món quà này. Ông Già Nô-en hết tiền, nên chỉ cho bé hai mươi thiên thần bằng sành. Cho bé ngoan mãi”. Và sáng hôm sau anh đã đi thật sớm. Đã đến ngày anh đi rồi. Tượng thiên thần thứ hai mươi chưa hoàn thành. Có một cái cánh gắn chưa kỹ vào vai. Dù thế, bé vẫn cho nó nhập bọn với những tượng kia. Bé sắp cho các thiên thần đứng chung với nhau thành một dãy dài trên bàn học. Bé ngắm những đồ chơi đó và mỉm cười một mình. Tự nhiên bé thấy nhớ anh Danh kỳ lạ. Khi đó anh đang đi ở một nơi nào. Anh không có mặt ở nhà để thấy bé vui với những thiên thần nhỏ. Bé phải đi học với chị Thi. Và những hôm chị Thi bận, bé phải đi học một mình. Bé leo về con dốc cao, đường có nhiều hoa Cúc, dừng lại một chốc ở trước lò gốm. Người ta tiếp tục làm những chén đĩa hũ bình, phơi đầy sân và chờ đem bán.

Bé muốn reo lên cho người ta biết rằng chưa có ai nghĩ ra việc làm những thiên thần bằng sành cho trẻ nhỏ. Chỉ có anh của bé mới làm được mà thôi. Người ta sẽ hỏi rằng anh của bé là thợ trong lò gốm, là họa sĩ hay nhà điêu khắc? Bé sẽ đáp rằng anh của bé chỉ là một người biết đạp xe đạp chở em đi học và biết mua kẹo cho em ăn – ngoài ra anh còn biết đi xa nhà nữa thôi. Anh đi xa để làm gì bé không biết. Chẳng có ai nói cho bé biết hết.

Chẳng có ai nói cho bé biết hết! Nhưng một hôm nhà nhận được một mảnh giấy. Bé thấy ai cũng khóc. Chỉ có anh Danh thiếu mặt nơi đây. Bé biết có việc gì đã xảy đến cho anh Danh. Không ai dám cho bé biết, để mặc cho bé tưởng tượng những hình ảnh quái gở trong đầu. Ai cũng đi thăm anh Danh mà không cho bé đi theo. Ngày nào, tuần nào mẹ cũng đem thức ăn ngon đi cho anh Danh. Bé biết rồi, anh Danh không chết.

Anh Danh không chết. Nhưng bé biết rằng sự chết chắc cũng không ghê gớm bằng. Chết là hết – người lớn vẫn hay nói một cách tự nhiên như thế. Còn anh của bé vẫn còn sống nhưng chịu nhiều đớn đau. Bé khóc òa nhìn những thiên thần vô tư đứng trên bàn học. Có một-thiên-thần-đã-gãy-cánh. Đó là thiên thần thứ hai mươi mà anh đã làm vội vàng vì đã đến ngày đi. Có một thứ vỡ nát nào trong tâm tư non dại của bé. Có một đổi thay chua xót nào trong đời sống của anh rồi!!!

Buổi chiều nay tan học bé hờ hững đi về con đường quen. Những bụi Cúc vàng vẫn nở tươi vui. Ngang lò gốm vẫn thấy khoảng sân nhộn nhịp. Nhưng bé muốn khóc quá! Không còn thấy anh Danh khom người nhặt đất sét. Và trên con dốc này không còn anh Danh gò lưng đạp xe chở bé đi học. Dù anh có về nhà – bé biết – dù anh có về nhà, anh cũng không còn đạp xe được nữa. Không bao giờ anh đạp xe được nữa! Bé thương anh, thương bé, bé khóc ngon lành trên đường về.

Anh Danh xuất hiện ở cửa nhà, chờ đợi bé. Anh dang tay muốn ôm bé vào lòng. Bé nhìn anh như nhìn một người quen, một kẻ lạ. Anh đỡ cặp trên vai bé, vuốt tóc lại cho bé, và bẹo má bé. Những cử động quá quen và trở nên nhu cầu. Anh cười. Nhưng bé khóc.

4

Bé Thơ ơi! Đừng khóc. Anh đã thấy có nước mắt trong khoảng đời thơ ấu của bé rồi. Anh đã thấy có sự khắc nghiệt trong đời sống của anh. Anh đã thấy có một thiên thần gãy cánh trong đám thiên thần để trên bàn học của bé. Bé còn quá nhỏ dại nên khi thấy những mất mát, những đau đớn, bé khóc. Rồi đây, khi lớn lên, bé sẽ thấy có những định mệnh thê lương trong đời sống chúng ta, mà người như anh, như bé cũng phải nhận lãnh. Đáng lẽ thiên thần làm bằng cao su, thiên thần sẽ không bao giờ gãy cánh. Nhưng vì anh đã làm thiên thần bằng đất sét nên thiên thần phải chịu đớn đau. Thiên thần gãy cánh thì thiên thần không bay được. Anh đã không còn gì để đạp xe chở bé đi, về con dốc – ngang qua lò gốm để ngắm những chén đĩa lọ bình.

Nhưng bé Thơ, đừng khóc nữa. Anh sẽ đến đó, nhặt thêm một mẩu đất sét. Anh sẽ gắn lại cánh cho thiên thần. Anh không còn phải vội vàng bỏ bé mà đi như một sáng sớm mùa đông kia nữa. Anh sẽ chắp lại cánh cho thiên thần như nhóm một chút tin yêu trong tuổi thơ của bé, trong đời sống của anh. Đâu có ai cấm chúng ta thắp lại một ngọn đèn, trồng lại một bông hoa, bé nhỉ!

Rồi một sớm mai khi thức dậy bé sẽ thấy trên bàn học có đầy đủ hai mươi thiên thần quỳ ngay ngắn bên nhau. Bé sẽ cười thật sung sướng. Anh sẽ cười thật đau khổ. Rồi sẽ có lúc anh kể cho bé nghe về cuộc đời anh, về những ngày gian nan của anh. Bé sẽ cảm thấy sự sung sướng và sự đau khổ là một. Thiên thần cũng có lúc biết khóc vậy bé nhỉ!

Anh sẽ còn làm cho bé nhiều thiên thần nữa, những thiên thần bằng đất sét – bằng sành. Dù anh không còn đạp xe được nữa, anh cũng sẽ đến đó – lò gốm, giữa con dốc thân yêu của anh Danh, và của bé Thơ.

(nguồn: tuoihoa.hatnang.com)

***

Chuyên mục:Văn Thẻ:
  1. 10/12/2011 lúc 23:08

    Cuối cùng, mình mong cũng không thể làm Thiên thần đất sét cho Đời!

    • hth
      11/12/2011 lúc 17:42

      He he . . . từ bữa thằng Tín đuổi anh, anh cú lắm, nhưng vẫn để đồ ăn đó chứ? Các em đến muộn nên anh mời chị Nha Trang với bác Trà Hâm Lại rùi. Thôi để anh kiu cho tụi em đồ khác!

    • Nguyễn thị Nha Trang
      11/12/2011 lúc 21:50

      @ hth thân mến : ” …anh cú lắm..”

      ” cú “…là gì…vậy…hth…?
      ” cú “…là…ký vào đầu..kêu cái…cóc…phải không ? hi..hi..

      Vui hth…nhé ! Có hai anh em , thế mà anh lại đi…cay cú…với em…à…!

    • Trần thị Bảo Vân
      12/12/2011 lúc 12:25

      Anh hai hth: Trời ơi!!!!anh hai chơi model gì lạ dzậy!!!! Đồ ăn thức uống của tụi trẻ em, làm sao hợp khẩu vị người lớn như chị Nha Trang và bác Trà? À,mà lý do gì mà anh hai..dám mời.. chị Nha Trang và bác Trà..ăn..dzậy.., anh hai?????!!!!!!

    • Võ Trung Tín
      12/12/2011 lúc 16:03

      Anh hai hth: Trời ơi! Em đứng..dựa cột nói chiện dzới “ấy”.., thấy anh đứng gần..một mình..buồn thiu, Tín em mời anh hai đi uống cafe..mà anh hai nói em..đuổi.!
      Rồi bây giờ anh hai..cú..em thiệt hả..anh hai???!!!
      Chị Năm ơi! coi anh hai..chơi gì mà kỳ cục..hông nè..?!
      Oan cho ròm em quá!!!!!!!!!!

    • Võ Trung Tín
      12/12/2011 lúc 16:12

      Anh hai hth: Anh hai người..Phú Yên..hay sao mà dùng từ..NẪU..! Anh hai biết người dân Phú Yên gọi..NẪU..là gì..không?? hihihihihihihi…

    • hth
      13/12/2011 lúc 17:15

      @ Chị Nha trang: Cú là cay cú đúng rùi chứ không phải cú đầu. Cú là phải chớ, không phải là vì nó đuổi mình, mà do nó không chịu rủ chị của Bảo Vân đi theo.
      @ Bảo Vân : Bác Trà và chị Nha Trang đều đã từng kinh qua giai đoạn như bọn em rồi nên không gì là không ăn được. Em yên tâm nhé.
      @ Tín: Anh chơi với nhiều Nẫu rầu ra phết đấy! Mà thôi, chừng nào chưa có chị của Bảo Vân đi chơi cùng thì em đừng gọi anh làm gì nghe!
      😆 😆 😆

    • Nguyễn thị Nha Trang
      13/12/2011 lúc 21:57

      @ hth thân mến :

      Ủa…! út Vân…có chị…hả ?!
      Vậy là hth này…giỏi thiệt…à nghen ?!

  2. Mai
    11/12/2011 lúc 08:00

    Phay Van thân,
    Cám ơn em đã yêu mến chị. Nhưng chị không dám nhận thơ chị là tác phẩm “để đời” đâu. Nếu em được đọc bộ “Thơ Miền Nam” trong tủ sách Di Sản Văn Chương miền Nam do Thư Ấn Quán xuất bản, em sẽ thấy rất nhiều bài thơ thật hay. Em làm chị xấu hổ quá.

    • 11/12/2011 lúc 08:29

      Chị Mai kính mến,

      Cảm nhận của mỗi bạn đọc về tác phẩm khác nhau, và có thể có tác phẩm không hẳn đã cực ký ấn tượng với bạn đọc A nhưng lại là ” để đời” với bạn đọc B bởi có những điều tâm đắc mà chỉ có bạn đọc B mới hiểu. Em cũng thế, em có vài tác phẩm” để đời” tức là có ấn tượng mạnh, như là “gối đầu giường” của em mà nếu nói ra cho người khác thì họ sẽ lắc đầu cũng nên..Điều đó có hề chi đâu chị, văn chương -hồn người…có những điều cực kỳ tinh tế và nhạy cảm khó diễn tả thành lời.
      Nàng Phay rất trân trọng tác phẩm của chị và với nàng thì đó là những cảm nhận thuần túy là tinh thần thực sự vì thế chị hãy vui với nàng Phay chị à….

      • Trần thị Bảo Vân
        11/12/2011 lúc 12:54

        Chị Cam Li viết truyện với văn phong nhẹ nhàng, dịu dàng và trang nhã..như chị vậy!
        Đọc truyện em rất thích đoạn hội thoại này, thấy nó..hay hay..một cách đáng yêu..thật..

        ” – Anh Danh mệt không?
        – Không mệt
        Bé không tin, hỏi nữa:
        – Không mệt sao anh thở?
        Anh cười khì:
        – Người sống thì phải thở chứ sao! “

      • Võ Trung Tín
        11/12/2011 lúc 15:46

        Đọc còm này của ..”ấy”..sao nhớ lại cái còm..bài học đạp xe chở..người yêu..của Anh Hai hth..nói dzới mình..dzữ dzậy ta!!!???hihihihihihi…

        Anh hai hth ơi…ĐẠP XE MỆT..HÔNG ANH HAI ????

      • Nguyễn thị Nha Trang
        11/12/2011 lúc 20:57

        @ Tín ròm ơi !

        Thế chị Hai hỏi lại em ròm… nè : ” Chị Năm phân công…ròm…đạp ” xe đạp chành “…chở ” ấy ” đi ăn bún bò huế…có mệt bở hơi tai…không…hở em ròm ?! hi..hi..

      • Mai
        12/12/2011 lúc 09:55

        Hà Linh và Nha Trang yêu quý,
        Nguyệt Mai xin chân thành cám ơn Hà Linh cũng như Nha Trang và Phay Van lắm lắm đã rộng lòng đối với thơ của Nguyệt Mai.

      • Trần thị Bảo Vân
        12/12/2011 lúc 12:31

        Chị Phay: Chị đã học qua ngành của tụi em rồi mà còn hỏi nữa..!
        Càng học sao càng thấy..ngu, và không đủ thời gian.., Tụi em chia nhau học nhóm chị ơi, không có CN đâu..!

      • Trần thị Bảo Vân
        12/12/2011 lúc 12:48

        Chị Phay: Thế dấu..chấm hết..( ./. )…chị có..thích không? hihihihihi…
        ( em thấy dấu chấm hết ./. kiểu này ở cuối bài ” Sinh nhật tôi “..trong entry trước )

      • Trần thị Bảo Vân
        12/12/2011 lúc 13:15

        Chị Phay: em nói không rõ ý!
        Ý em nói là chị có thích dấu chấm hết của truyện chị Cam Li viết không? Vì dấu chấm hết là..hết truyện..,thế thì…tiếc quá..còn đâu mà..đọc nữa…!!!!!hihihihihi…

    • Nguyễn thị Nha Trang
      11/12/2011 lúc 21:35

      @ Nguyệt Mai thân quý :

      Nguyệt Mai lại khiêm tốn rồi đấy nhé !
      Chỉ với 6 câu thơ trong bài ” Đưa bé đến trường ” , Mai vừa là Thi Sĩ vừa là Hoạ Sĩ rồi đấy…!
      Ta thử nhắm mắt lại…lẩm nhẩm…đọc các câu thơ với những cụm từ tượng hình thật sinh động sau :

      ” Những vòng xe đạp lăn đều ,
      Trên cao nắng quái như trêu chúng mình
      Sau yên bé dõi mắt nhìn
      Hàng dừa xanh với hoa xinh dọc đường…”

      Bốn câu thơ trên , không những Mai làm thơ , mà Mai còn là một Hoạ Sĩ …đã vẽ nên một bức tranh…rất đáng yêu và sinh động của tuổi thơ…
      Nguyệt Mai ơi ! Nha Trang mượn lời của thi sĩ Tô Đông Pha để bình bài thơ 6 câu này của bạn nhé :

      THI TRUNG HỮU HOẠ !

      Và…, Nha Trang xin được nói thêm chút nữa , để gọi là không quá lời : Phan thị Vàng Anh có 4 câu thơ được đưa vào sách giáo khoa và được coi là…thần đồng…đấy :

      ” Hôm nay trời nắng chang chang
      Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
      Chỉ mang một cái bút chì
      Và mang một mẫu bánh mì con con ”

      ( Phan thị Vàng Anh – 1975 )

      • Mai
        12/12/2011 lúc 11:32

        Nha Trang yêu quý:
        Phan thị Vàng Anh đúng là thần đồng đấy Nha Trang ạ, vì khi viết bài “Mèo con đi học”, cô bé chỉ mới có 7 tuổi thôi. 7 tuổi mà đã làm thơ được như vậy là rất tài, Nguyệt Mai cũng rất thích bài thơ sau đây của Vàng Anh:

        Cảm xúc đầu tiên

        Sáng nay con vào lớp mẹ
        Học trò tíu tít gọi cô
        Lần đầu tập làm cô giáo
        Con như đang đi trong giấc mơ
        Bọn trẻ ngây thơ xinh xắn
        Đứa nào trông thật ngoan
        Giọng đọc líu lo chim hót
        Bình thường mắt ước mơ màng
        Hình ảnh cánh buồm mẹ giảng
        Đưa con tới bến bờ xa
        Chuyện của cha con bác ấy
        Có gì giống mẹ con ta
        Mẹ ơi! Biển xanh quá đỗi
        Mịn màng cát trắng dưới chân
        Nắng sớm hồng tươi rực rỡ
        Mẹ là buồm trắng hoá thân
        Con đang dập dềnh giỡn sóng
        Lớp mình như biển mênh mông.
        Các em dạt dào sóng hát
        Sao lòng con bỗng lâng lâng
        Mai ngày đứng trên bục giảng
        Chắc con không kịp mẹ đâu
        Mẹ ơi! nhưng con sẽ cố
        Lẽ nào lại sợ biển sâu.

        Nguyệt Mai cũng rất thích đọc những truyện ngắn của Vàng Anh và tản văn của Thảo Hảo (một bút danh khác của Vàng Anh). Cô viết ngắn, gọn nhưng súc tích và sắc sảo.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        12/12/2011 lúc 20:47

        @ Nguyệt Mai thân quý :

        Nguyệt Mai ơi ! Thế…, ở ngoài ấy Mai tiếp cận với ” văn ” của Phan thị Vàng Anh…từ lúc nào ?
        Với Nha Trang , thật lòng và cũng thẳng thắn khẳng định , là mình…rất dị ứng…với loại văn chương…được đcs định hướng ! Nó không hợp với tạng của mình ! Cho nên , mình ít khi có đủ kiên nhẫn để mà đọc ” các tác phẩm “…của các ” nhà văn xhcn VN ” !

      • Mai
        13/12/2011 lúc 08:23

        Nha Trang và Phay Van yêu mến,
        Đương nhiên Nguyệt Mai cũng như các bạn, là một fan của chị Cam Li, đã rất yêu mến văn chị, từ những ngày xa xưa, với lời văn trong sáng, nhẹ nhàng đã chuyên chở những thông điệp của hòa bình, của sự thương yêu, vị tha, nhân ái.

        Nguyệt Mai cũng chỉ mới đọc PTVA gần đây thôi. Mai mời các bạn xem nhé:

        Cha tôi

        Một ngày của cha tôi bắt đầu vào lúc bốn giờ. Cha tôi dậy sớm để nấu cơm, nấu nước, rồi sắp vào một cái khay con, một đôi đũa, một cái bát… xong hết mới gọi tôi dậy ăn.
        Cha đã để sẵn nước sôi trong nhà tắm, dắt sẵn xe đạp ra ngoài sân… Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài.
        Cha học cho đến lúc mẹ dậy. Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa.
        … Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn, cái bàn mà tôi học bây giờ, ngày ấy ít ai dám đến gần khi cha đang viết. Trên bàn đầy giấy và sách, lâu lâu bình mực quên không đậy đổ một lần, khi ấy loạn cả nhà. Không ngày nào cha không ngồi viết, cả khi gãy tay, bó bột, ngày trước, ngày sau đã nguệch ngoạc viết bằng tay trái. Đôi lúc tôi thấy, nghề văn như một cái ách, người ta lúc nào cũng áy náy lo âu, sợ mình chưa đọc đủ, chưa viết đủ, chưa viết xong lại thấy bực bội như thể có điều gì oan trái trong lòng chưa nói ra hết được. Và tôi nghĩ, có lẽ cha tôi chọn cho mình một cái ách nặng. Cha luôn luôn tất bật, yêu hoa cỏ nhưng chưa bao giờ dám bỏ hàng giờ ra để ngồi uống trà thưởng hoa. Cha sợ những quán cà phê, nhìn chúng như nhìn những nấm mồ chôn thì giờ. Chỉ những đêm rằm, vườn nhà tôi đầy trăng, cha bảo: “Tắt đèn! Ra ngoài hè ngồi xem!”. Chị em tôi theo ra, ngồi khen trăng được vài phút, cha lại quay sang bàn chuyện văn chương với mẹ, rồi tranh luận, có khi cãi cọ, quên cả trăng!
        Cứ vậy, đầu óc của cha tôi không lúc nào thảnh thơi, đôi lúc tôi nghĩ, cha đã già rồi, đã có một vị trí ít ai dám mơ tới trong văn học rồi, sao cha không nghỉ ngơi một chút. Cha dạy chúng tôi: “Phải học, học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Cha cũng muốn tôi học, tôi đã có gần một chục quyển vở chép tay của cha, ở bìa ghi rõ: “sách dạy cho Vàng Anh”, cha muốn hàng ngày đều có ít thì giờ để giảng cho tôi, nhưng tôi, vì đã không ý thức được những giờ học ấy quý như thế nào, tôi đã trốn bằng đủ mọi cớ, khi ấy, tôi chỉ thích làm thơ chứ không thích học thơ. Chỉ khi cha tôi vào nằm bệnh viện, tôi biết cha bệnh nặng, khó mà qua khỏi, mỗi chiều, sau khi đi học về, tôi vào thăm, cha luôn để dành cho tôi bánh kẹo hoặc một quả cam, và tôi dù mệt đến mấy cũng đề nghị cha giảng bài, không tiếp thu được bao nhiêu, nhưng tôi muốn cha được an tâm. Ở bệnh viện, cha tôi đã làm một phong bì to đựng các bài học của tôi, giờ đây chép thành giấy rời, cuối mỗi bài đều ký: “Cha: Chế Lan Viên”, và ghi: “Chợ Rẫy ngày… tháng… năm…” như đánh dấu từng chặng của một cuộc chạy đua tàn khốc.
        … Thời khóa biểu của cha tôi cho một ngày thế nào cũng có giờ làm vườn. Thường vào khoảng mười giờ, khi viết lách, đọc sách đã mệt. Ra vườn, cha tôi đắp đất, làm cỏ như một nông dân, và cha tự hào về điều đó. Vườn nhà tôi rộng đủ để mọi người “thí nghiệm” trồng cây này, cây nọ, kết quả là cây cối mọc lung tung. Một cây dừa mọc trên mô đất cao, nước quanh năm không với tới, những cây mận, cây cam tranh giành nắng, xúm xít cạnh nhau. Tuy vậy, tôi yêu khu vườn, bởi vì nó là nơi thân thiết nhất của cha, mẹ tôi, bởi vì, ở đâu trong vườn cũng có dấu tích của cha, những chậu phong lan cha tôi đem từ rừng về, một cây ổi cha trồng riêng cho tôi gần giếng nước, bụi hương nhu bên bờ ao cha trồng cho cả nhà gội đầu… Người ngoài ít ai biết rằng cha tôi lại có thể làm những việc li ti như vậy, còn chúng tôi vì quá quen với những việc li ti ấy nên lại thường không biết cha tôi có thể làm được những việc lớn như thế nào. Thỉnh thoảng, tôi đi theo cha đến các hội nghị hoặc các lớp học cha giảng thơ văn. Ở đấy, người ta dành cho cha ghế hàng đầu, rồi các cô, các chú đến chào, nhắc về vài bài viết, hay quyển sách mới của cha, tôi nghe và lần nào cũng lặp lại cái ý nghĩ: “Tệ thật! Mình chẳng biết gì về cha cả!”. Khi ấy, tôi theo cha chỉ để đi chơi, cũng không để ý cha tôi giảng bài gì, phát biểu điều gì, chỉ để ý cha đã chải đầu chưa, cổ áo đã bẻ xuống chưa, có quên kính không… Trong những chuyện này, cha nhất nhất nghe tôi. Một lần khi tôi học lớp năm, theo cha xuống Cổ Cò, người ta đón bằng một bữa tiệc, cha tôi uống rượu, thỉnh thoảng hỏi tôi: “Mặt cha đỏ chưa?”. Tôi bảo “Chưa!”, mấy phút sau lại nghiêm mặt bảo cha: “Đỏ rồi! Cha đừng uống nữa!” Và cha tôi ngưng liền.
        Cha tôi nóng tính, điều đó ai cũng nói. Ở nhà không ai dám đùa với cha, ngoài chị Thắm. Chị là người duy nhất dám nhờ cha tôi dịch hộ bài học rồi ngang nhiên ngủ gật ngay bên cạnh. Chị Thắm cũng là người duy nhất biết nhổ tóc sâu và lấy ráy tai, và làm cũng tùy hứng, bất kể lúc đó cha tôi đang bận bịu đọc sách hay học bài. Ra trường, chị đi thực tập một năm ở An Giang, lâu lâu mới về một lần, thời gian đó, tóc cha tôi bạc hẳn. Tôi nhớ, khi chị đi được mấy ngày, một buổi tối, người yêu chị đi thăm về, tả lại cho cha tôi nghe cái cảnh lạ nước lạ cái của chị dưới quê, cha bảo: “tội nghiệp!” Rồi hai người sụt sịt khóc, khi ấy, hai mẹ con tôi thấy cha thật là ủy mị!
        Rồi cha tôi bệnh nặng, những tháng cuối cùng, cha chỉ nằm trong phòng, không nói được, không biểu lộ tình cảm gì trên mặt, chỉ ngơ ngác nhìn trời qua cửa sổ. Vậy mà, theo thói quen, thấy tờ báo nào ở cạnh cha cũng cầm lên đọc, khi thấy mẹ tôi cầm quyển sách nào đi ngang cha cũng nhìn cho được cái gáy sách, dù đã không hiểu được gì nữa. Bạn của cha tôi đông lắm, họ đến thăm và ai cũng thấy rằng ông Trời sao thật tàn bạo, bắt một con người thông minh như cha phải sống như một đứa trẻ mới sinh. Tôi đi học về, vào giường ngồi chơi, nắm tay cha, gầy guộc, và khóc, có lần, cha tỉnh ra, nhìn tôi cau mày và cũng khóc theo. Sau đó ít ngày, cha mất.
        Sau lễ hỏa táng, anh Định và tôi được giao nghi lễ cuối cùng là đem tro của cha thả xuống sông. Tôi ngồi sau, ôm chặt cái túi còn ấm nóng. Đây là cha tôi, ngày nào còn ôm tôi, đứa trẻ con ngủ gật trên xe; đây là thầy giáo tôi… giờ thu lại trong hũ cốt và một bao tro. Chúng tôi ra sông Sài Gòn, khi tro được thả xuống, tôi biết từ nay mình đã mồ côi cha, chỗ dựa lớn nhất đời tôi đã mất, và tôi sẽ phải học, như cha dạy: “Học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Học để thành người.

        Phan thị vàng Anh

        (nguồn: vnthuquan.net)

      • Mai
        13/12/2011 lúc 08:25

        À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói…
        Thảo Hảo

        Chuyện như sau:

        Có một anh phóng viên(*) gặp một quan chức ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Nói trắng ra cho rồi: ông Phó Cục trưởng.

        Anh phóng viên so sánh kiểu “chạm tự ái”: nước người ta có những công trình lớn, nghiên cứu các mầm ngộ độc, để kịp thời phát hiện mà cảnh báo cho dân. Còn nước ta ít làm như thế. Ðợi ngộ độc rồi mới (bị động) lật ra xem đó là cái gì.

        Ông Cục phó bảo, anh nói sai rồi. Hai năm nay, chúng ta cũng nghiên cứu, phải gọi là “chủ động” chứ!

        Anh phóng viên (là người hay ăn hoa quả?) cãi lại: thế cái nghiên cứu cách đây hai năm, về độc chất trong hoa quả Trung Quốc, sao mãi các ông không “chủ động” đưa kết quả ra cho dân biết?

        Ông Cục phó nói, kết quả có rồi. Nhưng tại chúng tôi đưa táo lê Tàu đi 3 nơi xét nghiệm. Mà ba nơi này, mỗi nơi thiết bị, thuốc thử, phương pháp khác nhau, nên cho kết quả khác nhau, không thống nhất được, nên không thông báo được. Vả lại, mẫu táo, lê chúng tôi đem đi xét nghiệm ít quá, không nói được.
        Anh phóng viên bảo, gì mà kỳ vậy, thế theo Tiến sĩ (ông này tiến sĩ nhé), chừng nào mới có một cách làm việc khoa học để có kết quả chính xác?

        Ông Cục phó nói: À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói…

        Anh phóng viên vẫn dai dẳng: thế sao không thuê chuyên gia nước ngoài xét nghiệm cho chính xác? Cả một dân tộc ăn táo lê Tàu cơ mà…

        Ông Cục phó nói, thôi đi, đắt lắm. Vả lại, cái gì chúng ta đã làm rồi thì không làm nữa. Hơn nữa, xét nghiệm chỉ là xét nghiệm, trong khi chỉ cần “chủ động” nhìn lâm sàng (trợn mắt, tê môi, co giật, chết?) thì biết ngay là ngộ độc chứ gì!

        Và giải pháp cuối cùng cho vệ sinh và an toàn thực phẩm, theo ông, là: giáo dục dân, “địch vận” các cơ sở kinh doanh, sản xuất. Tuyên truyền là hàng đầu.

        ***

        Tuyên truyền, giáo dục là hàng đầu. Nhưng cho đến bây giờ, chỉ vì kết quả của ba phòng thí nghiệm cho ra khác nhau mà những bà nội trợ chúng ta vẫn chỉ nghe phong thanh về chất độc trong hoa quả Trung Quốc, cho nên vẫn khó mà cầm lòng được trước sự mơn mởn, rực rỡ của chúng. Không ai cho một bảng phân chất rõ ràng, cho nên chúng ta đành chỉ biết thắc mắc về sự quá trắng của bún, quá dòn của rau câu, quá to của đu đủ… Và cái nền ẩm thực của chúng ta đây phải chăng là một nền ẩm thực đầy nghi ngờ? Bố mẹ vẫn can con cái bằng một câu mơ hồ: “Ðừng ăn cái đó, độc lắm.” Ðộc cái gì, may mà con cái không vặn lại, vặn lại thì bố mẹ bí. Sự bí lời giải thích cũng như sự nghi ngờ bao giờ cũng đến từ sự thiếu thông tin. Ở đây lại là cái thiếu thông tin từ một Cục với ông Cục phó quan niệm rằng công việc mình chủ yếu là thông tin cho dân đầy đủ!

        Cứ xét theo tên gọi, thì nếu bạn là vua, có phải Cục Quản lý Chất lượng Vệ sinh An toàn thực phẩm phải là kẻ nếm trước bạn? Phải là kẻ nhìn thấy đôi đũa bạc ngả xám đen trước khi bạn thấy? Còn nếu để bạn trợn mắt, chảy dãi rớt rồi, kẻ kia mới chạy đến và (chủ động) hô to: “Thạch tín!”, thì kẻ ấy đáng chịu tội gì?
        “À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói…”

        Bởi vì, ông Cục phó kia đã giải thích việc phân chia quyền lực như sau: quản rau sạch là bộ Nông nghiệp. Quản thuốc trừ sâu không đúng cách là Cục Bảo vệ thực vật. Tác động của rau bẩn, thuốc độc thì không thấy nói ai quản, chỉ thấy anh bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vùi đầu vào nghiên cứu. Thậm chí có báo cáo lên là có tác động đến sức khỏe thì Bộ Y tế chỉ có chỉ đạo, đề xuất thôi, chứ cũng không quản. “Vấn đề nào thì Bộ ấy nghiên cứu”, ông nói. “Ðược hay không là do phối hợp liên ngành”.

        Cho nên cái Cục của ông muôn đời chẳng bị sao cả. Nhưng cái đáng buồn ở đây là cái thái độ của ông. Ông là quan chức mà không hề điên tiết lên trước cái cơ chế “đổ tội liên ngành” – một cơ chế tù mù không quan tòa tối thượng làm người ta nhụt chí làm việc. Ông ẩn náu vào đó mà ung dung trả lời phỏng vấn. Nếu bạn đọc tận mắt bài phỏng vấn này, thì bạn sẽ thấy thái độ của ông thật chẳng khác gì thái độ của một… ông Tây thực dân, nghĩa là thờ ơ với tính mạng con người và với cả… thức ăn bản xứ; như thể cái mà dân ta đưa vào miệng không phải là cái mà ông đưa vào mồm.

        Thế ông đưa cái gì vào mồm?

        “À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói…”

        (*) Báo Gia đình & Xã hội, số 25, ra ngày thứ ba, 26. 3. 02.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        13/12/2011 lúc 20:47

        @ Nguyệt Mai thân quý :

        Cảm ơn Mai đã post chia sẻ 2 bài của Phan thị Vàng Anh nha ! Thú thật đây là lần đầu tiên mình mới…đọc hết…bài… đấy !
        Cái bài thơ ” Mèo con đi học ” , sở dĩ mình nhớ là vì hồi đó bọn trẻ nhà mình hay nghêu ngao…đọc…, thấy cũng…ngồ ngộ…nên sực nhớ lại…đó Mai !
        À…, Hồi nãy lúc mới vào chơi đêm nay , Trang có đọc bài theo link anh Công Thành chia sẻ ở comment phía dưới…, Bồ tèo đã đọc bài này chưa ?

      • Mai
        14/12/2011 lúc 09:33

        Nha Trang yêu mến,
        Mai đã vào link và đọc bài của anh Công Thành đề nghị. Cũng như Nha Trang, mình thấy shock quá khi biết về người viết như vậy.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:20

        @ Phay Van mến yêu :

        ” mê “…là dzì dzậy…em…? hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:24

        @ Phay Van mến yêu :

        ” ái mộ “…là dzì dzậy…em…? hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:37

        @ Phay Van mến yêu :

        Chời…chời…! Vậy là Tiểu muội…giết…Đại tỉ …già này…không gươm …không dao…rồi…!
        ” ái mộ ” Đại tỉ…chi mà…kỳ cục…dzậy…chời…!!!!!

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:49

        @ Phay Van mến yêu :

        Quen được cô em gái…hợp khẩu…! Vui thật ! Hạnh phúc thật !

        DUYỆT !

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 22:07

        @ Phay Van mến yêu :

        DUYỆT ! ..ở đây…là hàm ý…bảo…Tiểu muội…đi ngủ…nhé ! Không khéo…hợp khẩu…888…, rồi mai…ngủ nướng…thì chết…Đại tỉ già… này mất…! hi..hi..

    • Mai
      12/12/2011 lúc 12:46

      Chị cám ơn em nhiều lắm Phay Van ơi!

  3. Công Thành
    11/12/2011 lúc 12:13

    Ai cũng có một vùng trời kỷ niệm về tuổi thơ, luôn khắc sâu trong ký ức và nhớ đấy…, nhưng bảo để diễn đạt lại thành lời, thành văn chương chữ nghĩa, thì hồ dễ có mấy người…viết được!
    Đọc truyện ” Những thiên thần bằng sành “… với lời văn êm êm, dìu dịu…, đã vô tình trong hợp lý…một cách nhẹ nhàng, dẫn dắt mỗi người đọc… về với những vùng trời kỷ niệm tuổi thơ của riêng mình…
    Thành công của truyện…là sự vô tình trong cái tâm lý hợp lý ấy…
    .

  4. 11/12/2011 lúc 19:29

    Đọc xong mới chợt nhớ,… tuổi thơ của mình ( lứa thời của mình … ) đã không có thời thơ ấu ! Hay một cách khác lứa thời chúng tôi đã bị ăn cắp mất thời thơ ấu , do vậy đến bây giờ tôi vẫn mong có được một thiên thần – cho dù bằng …. đất sét !

    • Nguyễn thị Nha Trang
      11/12/2011 lúc 21:42

      Ai ? Ai ? Ai ?…Ai mà dám…cả gan , đã dám…ăn cắp…mất thời thơ ấu…của các bạn…thế…, bạn Trà Hâm Lại ?!
      Có thể…bật mí…chứ ? hi..hi..

      Vui bạn nghen…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        12/12/2011 lúc 21:48

        Phay Van :Chị Nha Trang: Ai mà dám…cả gan , đã dám…ăn cắp…: Biết rồi còn hỏi

        Thưa Tiểu muội ! Chớ Tiểu muội…hổng nhớ…câu này…sao :

        ” To know everything is to know nothing ” hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        13/12/2011 lúc 21:52

        Nhìn ba cái…miệng cười toe toét…mà…phát…ghét…! hi..hi..

  5. 11/12/2011 lúc 20:10

    Đọc truyện này mà thấy thật xúc động, dù cốt chuyện không quá ly kỳ. Chỉ có điều không hiểu tại sao anh Danh trong truyện này phải đi đâu, gặp phải tai nạn gì? (Dẫu sao thì thắc mắc ấy vẫn không ảnh hưởng gì đến tình cảm khi đọc truyện này)
    Tiếc là mình không có Tuổi hoa. Khi bắt đầu đi học cũng là lúc bắt đầu Tuổi nhỏ làm việc nhỏ …

  6. Nguyễn thị Nha Trang
    11/12/2011 lúc 20:44

    Hãy cùng nhau đọc kỹ lại những đoạn này bạn nhé…, xem tác giả Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh…muốn chia sẻ…điều gì thế…

    ” Anh Danh không chết. Nhưng bé biết rằng sự chết chắc cũng không ghê gớm bằng.Chết là hết – người lớn vẫn hay nói một cách tự nhiên như thế. Còn anh của bé vẫn còn sống nhưng chịu nhiều đớn đau. Bé khóc oà nhìn những thiên thần vô tư đứng trên bàn học. Có một-thiên-thần-đã-gãy-cánh….”
    …” Và trên con dốc này không còn anh Danh gò lưng đạp xe chở bé đi học.Dù anh có về nhà – bé biết – dù anh có về nhà, anh cũng không còn đạp xe được nữa. Không bao giờ anh đạp xe được nữa! Bé thương anh, thương bé, bé khóc ngon lành trên đường về….”

    Chị Cam Li viết truyện này vào thời điểm 1974 , và ở miền Nam cái từ… chiến tranh… đã bắt đầu len lỏi , hiện diện thật sự trong từng gia đình…

    Chợt nhớ lại câu chuyện của nhà văn Trần Hoài Thư ở entry trước , với cái đoạn kết thật xót xa…đầy bi thảm , có thể nói là… vô nhân đạo !
    Còn cái kết của câu chuyện này…cũng xót xa, nhưng không cho ta cái cảm giác bi thảm , trái lại nó cho ta một cái nhìn đầy tính nhân văn , nhân bản !

    Vì sao , và tại sao… lại có sự khác biệt thế nhỉ…?!
    Đáng cho ta suy ngẫm lắm chứ….

    • Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
      12/12/2011 lúc 02:19

      Anh chị em quý mến,
      Cam Li đọc các “còm” của anh chị em mà bồi hồi lắm! Cám ơn anh chị em rất nhiều. Cam Li sẽ gửi quà tặng đến sau nhé!
      Mến chúc trang nhà Phay Văn luôn là một mảnh đất lành.

      • 12/12/2011 lúc 08:44

        Chị Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh kính mến,
        Được tác giả truyện ngắn “Những Thiên Thần Bằng Sành” đến thăm và để lại vài dòng trong entry này là một hân hạnh rất đặc biệt cho em.
        Xin cảm ơn lời cầu chúc của chị.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        12/12/2011 lúc 21:33

        @ Chị Cam Li :

        Thưa chị Cam Li , nếu không có gì là khó nói , Chị có thể chia sẻ với mọi người – những độc giả của chị – những gì mà chị có thể sẻ chia được…về lý do và hoàn cảnh…chị sáng tác truyện ngắn ” Những Thiên Thần Bằng Sành “…được chứ ạ ?
        Thành thật cảm ơn chị trước…

        P/s : Nhưng vì lý do tế nhị nào đó , Chị cũng không cần trả lời chị ạ ! ….Chúng tôi hiểu !

      • Nguyễn thị Nha Trang
        13/12/2011 lúc 21:33

        @ Phay Van mến yêu :

        Ừ…, Rất đắt ! bởi lẽ , những cử chỉ , những hành động , hay những sinh hoạt…tuy chỉ là đơn giản nhưng thân quen , nhưng nó sẽ in khắc đậm vào ký ức tiềm thức của ta , và sẽ theo ta mãi suốt cuộc đời…!
        Em thử đọc lại bài thơ này nhé ! Với người ngoài…, chúng ta cũng cảm nhận được sự thân thương quen thuộc của một khung cảnh gia đình êm đềm… , huống hồ chi là…tác giả…, và chị tin chắc rằng…tác giả sẽ…rưng rưng thật sự…, khi đọc cái comment này…của chị đó…! Phay Van…em tin không ? hi..hi..

        NGÀY XƯA

        Khi xưa đi học em dốt toán
        Mắc cỡ với cô , với bạn bè
        Em thấy buồn buồn , em lo lắng
        Làm sao phải giỏi toán mới nghe…

        Ba thì đi lính trận miền xa
        Lâu thật lâu mới về thăm nhà
        Còn me tảo tần lo buôn bán
        Gánh hàng lên tận chợ đường xa

        Nên anh thay ba làm thầy giáo
        Mỗi tối bên đèn dạy kèm em
        Em nhớ lời anh thường khuyên bảo
        ” Làm toán nhiều em sẽ giỏi thêm…”

        Mấy tháng học hành em tấn tới
        Có bảng màu hồng đem khoe anh
        Khoe me , me khen rằng con giỏi
        Em thưa : ” Đó là nhờ công anh ”

        Me thưởng anh em mình hai chục
        Mình mua me ngào với bánh đa
        Còn tiền chiều đến ra chị Thục
        Chén chè mè đen vị đậm đà

        Bây giờ em đã xa tuổi nhỏ
        Anh nối gót ba chí hải hồ
        Nhưng có bao giờ anh còn nhớ
        Thiên đường mật ngọt thuở ấu thơ ?

        ( ? )

        Phay Van , chị đố em…tên tác giả ? Và nhiệm vụ của em là phải…gõ điền tên tác giả bài thơ vào dấu hỏi trong ngoặc đơn…mà chị bỏ trống đấy nhé…! hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        13/12/2011 lúc 22:03

        Được rồi…! Để chị…” réo “…Nguyệt Mai…cho…!

        Mai …ơi…! bồ tèo…ơi…! Bảo…anh chàng…đưa…khăn tay…đấy nhé…! hi..hi..

      • Mai
        14/12/2011 lúc 09:38

        Nha Trang ơi!
        Nguyệt Mai “bắt đền” Nha Trang đó nghe. Trang làm cho Mai cảm động, nước mắt nước mũi tùm lum rồi đó…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:31

        Phay Van ơi…! mau…mau…đem máy chụp hình lại đây ! Chị em mình chụp ” pô ” hình …độc đáo này của Nguyệt Mai…nước mắt nước mũi tùm lum…nghen…!
        Mau lên…Phay Van…tiểu …muội…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:43

        Trời…trời…! Lại…giết…tui…không …gươm…nhưng…có dao…nữa …rồi…!!!! hi..hi..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        14/12/2011 lúc 21:58

        @ Phay Van mến yêu :

        ” Không phải tại…Trang , cũng chẳng phải tại…Mai…”
        Mà tại vì…NGÀY XƯA…hay quá…, gợi sự êm đềm quá…và…làm cho ai đọc…cũng…muốn rưng rưng… khóc.., .hết cả…cô nương…ạ…!

      • Mai
        15/12/2011 lúc 05:36

        Phay thương mến,
        Cám ơn em đã đưa khăn tay cho chị .
        Chị Nha Trang nói đúng đấy… tại vì…NGÀY XƯA…hay quá…, gợi sự êm đềm quá…và…làm cho ai đọc…cũng…muốn rưng rưng… khóc.. .hết

    • 12/12/2011 lúc 09:21

      Chị Nha Trang: từ thời Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 (không cần đợi đến 1974) em đã biết thế nào là sự tàn khốc của chiến tranh.

      • hth
        12/12/2011 lúc 10:28

        Chiến tranh tàn khốc kinh hoàng, từ lúc bắt đầu biết là “bác” hth đã hiểu điều đó rồi! Vẫn nhớ như in không khí lo lắng khi nghe khu Khâm thiên đông đúc bị dội bom người chết la liệt. Mẹ của mình bữa đó về nhà bác ở Khâm thiên, mấy ngày không tin tức, may mà nhà bác mình lại thoát. Nhớ lại chuyện cũ để chung tay làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, bạn Phay và chị Nha Trang à!

      • Võ Trung Tín
        12/12/2011 lúc 16:08

        Chị Năm: Ủa!!! Chị Năm sao lại phải trốn nằm dưới hầm! Chị làm biếng không đi chợ nấu cơm rồi trốn phải không? hihihihihi..
        à, mà hầm gì dzậy..chị Năm? chị không sợ..ma..sao ? hihihihihi…

      • Nguyễn thị Nha Trang
        12/12/2011 lúc 21:06

        @ hth thân mến :

        Cho Nha Trang hỏi câu này nghen : Ở nơi hth hiện sinh sống , mỗi góc phố , mỗi đầu hẽm…có cái cụm loa công cộng không ?

        Nơi Nha Trang đang ở , hiện các cụm loa ngày nào cũng ra rả… phát các bản nhạc…hiếu chiến , khơi dậy cái quá khứ chiến tranh tàn khốc…đó hth ơi…, nào là : cô gái vót chông , giải phóng miền nam , chiếc gậy trường sơn , năm anh em trên một chiếc xe tăng…

        hth ơi , bạn nghĩ gì về điều này ?

      • Nguyễn thị Nha Trang
        12/12/2011 lúc 21:18

        Phay Van :Chị Nha Trang: từ thời Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 (không cần đợi đến 1974) em đã biết thế nào là sự tàn khốc của chiến tranh.

        Chưa chính xác đâu…Tiểu muội !
        Đại tỷ…nhắc…Tiểu muội…cho chính xác hơn…nhé :

        ” Chú T. tử trận ngày 29 tết , lúc mọi người đang chuẩn bị đón tết nguyên đán ( 1970 ) ”

        ( Entry : Chú Tôi – 21/1-2011 )

      • 13/12/2011 lúc 09:56

        Chị Nha Trang: chú em tử trận dưới miền Tây (Chương Thiện), do xe cán trúng mìn của VC. Hồi đó em chưa biết nhiều về chiến tranh cho lắm, một phần tại còn nhỏ (4t).

        Còn năm 1972, lệnh tổng động viên, nơi em ở người ta tử trận la liệt. Khắp nơi nhuốm màu tang tóc, đổ nát. Rồi những đoàn người di cư từ miền Trung vào, những trại tạm cư ở miền Nam mọc lên, …

        Em tặng chị hai hình bìa báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Nguyệt san của Dòng Chúa Cứu Thế Saigon):

      • Nguyễn thị Nha Trang
        13/12/2011 lúc 21:03

        @ Phay Van mến yêu :

        Cảm ơn em nghen !
        Em còn lưu giữ được những gì của quá khứ thật là hay !
        Nhưng hình như em đã…cắt 2 tờ bìa này ra… để chụp hình phải không ? Sao lại làm thế…?

  7. Lãng Tử
    12/12/2011 lúc 11:28

    Cốt truyện đơn giản, và với lời văn nhẹ nhàng… tác giả Cam Li đã chuyển tải được nhiều ý đến mọi góc nhìn đa dạng của người đọc:

    * Người đọc trẻ có cái nhìn trong trẻo của người trẻ ( Bảo Vân… )
    * Người lớn tuổi lại đọc ở một góc nhìn chiêm nghiệm khác ( Đồ Trọc, Công Thành, Trà Hâm Lại…)
    * Người lần đầu đọc có sự đồng cảm với truyện, nhưng còn chút… lướng vướng ( Cua đồng… )
    * Người đã đọc rồi, nay đọc lại…, lại có sự cảm nhận ở góc nhìn chiêm nghiệm sâu sắc hơn ( Nha Trang, Phay Van…)

    Vậy đây không phải là sự thành công của tác giả Cam Li…sao !
    Bảo sao mà tác giả..không bồi hồi…
    Lãng Tử tôi…nói đúng chứ chị Cam Li…?
    Chúc mừng chị…với truyện ngắn…đã đi vào lòng suy ngẫm đa dạng của người đọc…

    • Trần thị Bảo Vân
      12/12/2011 lúc 12:39

      Đọc cái còm của chị Nha Trang và cái còm của bác Lãng Tử.., Út chợt vỡ ra được..nhiều điều!!!

      • Trần thị Bảo Vân
        12/12/2011 lúc 13:20

        Chị Phay: Thì vỡ..miếng đậu hũ..trong đầu..chớ vỡ..gì nữa chị!!!!
        Đúng là khi đọc, ta phải có một nội lực kiến văn..mới cảm nhận được đa chiều của..tác phẩm.., phải không chị!

      • Nguyễn Tuấn Anh
        12/12/2011 lúc 15:54

        Truyện của chị Cam Li, đọc thấy dịu dàng hoà lẫn nỗi cảm động nhè nhẹ!
        Bảo Vân nói đúng! đọc các còm của các chị các bác, thì thấy thêm được nhiều điều hay hay..

  8. Mai
    13/12/2011 lúc 08:30

    Nguyệt Mai xin mời các bạn nghe bài “Đêm Đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương với giọng ca của Bạch Yến:

  9. Công Thành
    13/12/2011 lúc 10:23

    Thấy chị Nha Trang, cô Nguyệt Mai, cô Phay Van…trò chuyện về Phan Thị Vàng Anh, Công Thành tôi cũng lò dò tìm hiểu về cô nhà văn này, thấy có một bài viết… đọc…hơi shock..!!!
    Chia sẻ lại với các chị các cô, và cả nhà…đọc thư giản…nhé !

    Vô Google: ” Phan Thị Vàng Anh trong mắt Lê Hoàng – Lê Thiếu Nhơn “

    • Nguyễn thị Nha Trang
      13/12/2011 lúc 20:52

      @ Anh Công Thành : Cảm ơn anh chia sẻ một bài viết… quả là…” đọc…hơi shock “…thật !

  10. Công Thành
    13/12/2011 lúc 10:41

    bác hth và chị Nha Trang: Nơi tôi ở cũng có dàn loa công cộng này, hàng ngày…tra tấn màng nhĩ…hết chịu nỗi luôn!
    Đúng là mấy ngày nay dàn loa này sáng chiều có phát các bản nhạc…thời chiến tranh, nghe các giọng… “hét”…the thé…mà rùng mình! hình như là chuẩn bị cho 22/12 !!!! Chợt nhớ có câu nói của ai đó trong một bài viết, đại ý:

    ” Sau chiến tranh, người chiến thắng vẫn tiếp tục tiến hành một cuộc chiến khác: cuộc chiến chống những người chiến bại…!!! ”

    Ôi! Cuộc chiến huynh đệ tương tàn đã qua 36 năm rồi…Thế mà họ vấn cứ xoáy mãi…vào nỗi đau của cả dân tộc…!

    • Nguyễn thị Nha Trang
      13/12/2011 lúc 20:56

      @ Anh Công Thành : Chào Anh !

      Vâng , các dàn loa công cộng này quả là…tra tấn màn nhĩ…chịu không thấu luôn… !
      Ở thế kỷ 21 mà…tra tấn kiểu này…, thì phải nói là…thâm độc hết sức ! Đây là một sự cố tình đầy tinh ranh quỷ quyệt , họ đã nhuần nhuyễn thiện nghệ áp dụng xảo thuật nguỵ biện tuyên truyền của Goeblels thời Đức Quốc Xã : Nhồi sọ và nói láo…lập đi lập lại cho đến khi mọi người phải tin đó là…thật !
      Một xảo quyệt tuyên truyền đầy man trá…đến thâm độc một cách tinh vi…! Phải không anh ?!

      • Công Thành
        15/12/2011 lúc 10:44

        Chị Nha Trang và cô Phay Van; Đúng vậy! vì thế mà những người cs trong cuộc…tỉnh ngộ…phải thốt lên:
        ” Chế độ CS là một guồng máy sản xuất sự dối trá và giết người, không những giết chết chính dân mình, mà còn giết cà các dân tộc khác ” ( Medvedev, TT Nga )

        ” Tôi đã bỏ hơn nữa đời người đấu tranh cho lý tưởng CS, nhưng nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: CS chỉ biết tuyên truyền và nói láo,nó phải được xoá bỏ khỏi đời sống nhân loại chứ không thể sửa chữa ” ( Gorbatchev, cựu TBT ĐCS Liên Xô )

    • Công Thành
      15/12/2011 lúc 10:51

      Cô Phay Van:Vâng, rất hay và rất đúng với những gì đang xảy ra ở tất cả các khía cạnh!
      Thế mà họ cứ man trá, nguỵ biện cụm mỹ từ…”hoà hợp chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh…”
      Mỉa mai thay…!

    • Công Thành
      15/12/2011 lúc 11:15

      Theo tôi thì cụm từ…” Quỷ kế tuyên truyền “…mới đúng bản chất của CS…cô ạ!

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: