Trang chủ > Cambodia > Đức Mẹ Mekong

Đức Mẹ Mekong

Từ năm 2008 trở lại đây, những chuyến đò từ Phnom Penh đi Arey Ksath – một làng chài lưới thuộc huyện L-vi-em, tỉnh Kandal – thường tấp nập du khách:

pha

Bước lên đò, du khách bỏ lại bên kia sông thủ đô tráng lệ gồm Hoàng Cung, các chùa chiền cổ kính và dinh thự lộng lẫy.

hoang cung 1

8

… để tới viếng Đức Mẹ Mekong ở Nhà thờ Arey Ksath.

bến sông

.

Campuchia là một đất nước mà đạo Phật là quốc giáo. Chùa chiền đền đài nhiều đến nỗi Angkor Wat (Đế Thiên) đã trở thành biểu tượng được in trên quốc kỳ của xứ sở mệnh danh là Xứ Chùa Tháp. Tuy thế vùng Arey Ksath cũng có một ngôi nhà thờ nhỏ gần bến đò. Nhà thờ này hiện không có linh mục coi sóc, chỉ có hai nữ tu người Việt lo việc trông coi nhà thờ và dạy giáo lý cho thiếu nhi. Thỉnh thoảng mới có một vị linh mục từ Phnom Penh sang dâng lễ.

nha tho

.

Hiện nay nhà thờ Arey Ksath đang dần dần trở thành nơi hành hương không chỉ của Giáo hội Công Giáo Campuchia mà còn thu hút cả người Công Giáo Việt Nam (vùng Sài Gòn và miền tây nam bộ) vì tại đây có hai pho tượng “Đức Mẹ Mekong”.

Theo lời kể của các vị trong Ban Hành Giáo họ đạo, một ngày tháng Tư năm 2008 có ghe đánh cá của người Chàm cách bến đò Arey Ksath khoảng 250m đã dính một miếng sắt ở đáy sông.

Chủ ghe lặn xuống lấy dây buộc miếng sắt để kéo lên ghe nhưng không được. Anh liền báo cho những người Việt Nam nuôi cá bè gần đó rằng khúc sông trên có nhiều sắt lấp ở đáy sông, nhưng anh không đủ phương tiện để lấy. Nếu ai đóng 30.000 riel (đơn vị tiền tệ Campuchia, khoảng 150.000 đồng VN) thì anh sẽ giao chỗ cho lặn để kiếm sắt phế thải. Một nhóm gồm tám người Việt Nam đã đóng tiền để đổi lấy bãi sắt vụn ở khúc sông đó.

Ngày 15/04/2008 khi lặn xuống, nhóm tám người này chỉ lấy được một miếng sắt nhỏ dài gần ba mét và một ít dây chì gai. Ngày 16/04/2008 họ dùng máy bơm bắn nước xuống đáy sông khoảng gần hai mét và thấy một cục sắt lớn, phải dùng dây cột rồi trục đem lên ghe. Đó là pho tượng một phụ nữ cao 1m50, nặng 130 ký. Các thợ lặn mang pho tượng này về cất tại bè cá của họ.

tuong 1

Một người chủ bè cá bên cạnh biết đây là tượng của Công Giáo, nên báo cho những người chức việc ở họ đạo Arey Ksath. Lập tức người của họ đạo đã đến bè cá xem xét, khi biết đây là tượng Đức Mẹ Maria thì họ xin rước về nhà thờ để tôn kính. Đồng thời các gia đình Công Giáo trong họ đạo đã quyên góp được số tiền hơn hai triệu riel (khoảng hơn mười triệu đồng VN) để đền ơn các thợ lặn, nhưng các thợ lặn không nhận mà xin dâng lại cho nhà thờ.

**

Pho tượng thứ hai cao 2m30 cũng do một thợ lặn người Phật Giáo, vớt lên vào ngày 19/11/2012, gần nơi pho tượng thứ nhất được vớt năm 2008.

Ông thợ lặn này chia sẻ rằng: Khi vớt được Đức Mẹ lên ghe, tôi có cảm giác không phải là tượng, nhưng là thân thể của một người đang sống như chúng ta. Tôi vừa mừng vừa run, thầm cầu xin Đức Mẹ ban ơn cho vợ tôi được khỏi bệnh vì bà mắc quá nhiều bệnh, đã từng qua Việt Nam chữa nhiều lần. Tôi xin dâng tượng Đức Mẹ cho nhà thờ Arey Ksath, không tính toán hơn thiệt.

tuong 2

Mỗi ngày càng nhiều khách hành hương xa gần đến cầu nguyện, xin ơn bình an và chữa lành với hai pho tượng Đức Mẹ được vớt từ dòng sông Mekong. Trong số những người nhận được ơn lành từ Đức Mẹ có nhiều người là Phật giáo và thợ lặn. Khách hành hương khi đến đây không khỏi thắc mắc: Đức Mẹ được vớt ở địa điểm nào trên dòng Mekong? Tại sao pho tượng lại nằm dưới đáy sông, và nằm bao nhiêu năm rồi?

tuong 2b

tuong 2c

Nhiều người cho rằng Khmer Đỏ đã bắt chước hành động tàn ác và ngu dốt của “đàn anh” Việt Nam trong việc đập phá các đình chùa, nhà thờ, buông sông các pho tượng, hòng tiêu diệt tôn giáo để đưa cả toán quân ô hợp vô đạo “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên xhcn”.

Nếu đúng thì hai pho tượng Đức Mẹ trên đây bị ném xuống sông khoảng thời gian 1975-1978.

Chuyên mục:Cambodia Thẻ:
  1. Trần thị Bảo Vân
    09/05/2013 lúc 15:40

    Cả nhóm Kiến đang bận bù đầu luôn chị Năm ơi!
    Út tranh thủ ghé vào nhà thăm chị Năm một chút đây nghe…
    hihi…

    Ủa! Sao các bức tượng không được nhà thờ “trang điểm” lại, vậy chị Năm?

  2. Võ Trung Tín
    10/05/2013 lúc 14:49

    Kiến lửa giao việc nhiều quá!
    Dzăng dzắng hơi lâu, Ròm em đặt “cục gạch”..ở cửa nhà, gọi là có ghé thăm bà chị Năm đó nghen!
    hihihihihihi….

  3. 11/05/2013 lúc 10:52

    May là tượng bằng sắt, Phay Van nhỉ?

  4. 13/05/2013 lúc 22:07

    Phụng Sơn Tự, ngôi chùa Ông của người Phúc Kiến ở Biên Hòa, chùa có cây đa vài trăm năm tuổi tàng che rợp cả khoảng sân sau. 1979, khi chiến tranh Trung-Việt nổ ra, người ta lục soát thế nào đó và tri hô lên là Phụng Sơn Tự tàng trữ truyền đơn phản động của Trung Cộng. Chùa bị tịch biên.
    Vài tháng sau, nhớ cây đa sau chùa quá, mình bơi ra đó để được ngụp lặn dưới bóng mát của cây đa, và mình đã vớt lên được những phần thi thể còn lại của những tượng thần trước kia vẫn được thờ cúng trong chùa.
    … Không dám gợi lại cảm giác căm giận điên cuồng của thằng bé 15 khi xưa đâu, Phay ơi!

  5. Quang
    01/06/2013 lúc 21:12

    Em đang ở Cam, Phnompenh mà chưa biết đi lễ ở đâu. Anh/chị em nào biết cho em xin cái địa chỉ cụ thể với, để em thuê xe ôm chở em đi lễ với ạ!!!

  6. 01/07/2013 lúc 13:53

    Xin Mẹ đóai nhìn đến chúng con, chúng con là kẻ có tội.

  7. hieupham
    23/07/2013 lúc 11:18

    Vinh Danh Thiên Chúa !!!

  8. hachang
    08/08/2013 lúc 08:42

    Đừng có bôi xấu đất nước Việt Nam của tôi.

  9. 09/08/2013 lúc 20:39

    hachang oi, chang ai can boi xau VN cua hachang, nhung chinh cac ke lanh dao dat nuoc cua hachang moi la ke xau hachang a. Va VN cua hachang chang can noi thi ai ai cung biet xau tot nhu the nao roi hachang nhe.

  10. Lexuan tran
    20/03/2016 lúc 03:22

    Phuc Duc da bat dau den tren dat nuoc campuchia roi do ,Me Maria den gieng tham dat nuoc nay ,xin Me thuong xot den Dan loai Chung con ,xin Me huong Dan Chung con biet phuc vu cho Chua va bat Chuoc Me ,Amen

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: