Lưu trữ

Archive for the ‘Khoa học’ Category

45 năm “bước nhỏ bé của con người, nhưng là bước nhảy vọt của nhân loại”

len trang1 Phay Van thân,

Chắc PV cũng biết giáo sư, tiến sĩ, nhà văn, nhà thơ Nguyễn Xuân Vinh chứ. TN gửi PV lời Tựa ông viết cho cuốn sách Lên Trăng, được mệnh danh là “cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam về loài người lên thăm Cung Hằng” nhân dịp Trung Thu năm nay. Và vài hình ảnh nữa.
Thân ái. TN.

“Tôi muốn nhân cơ hội này để yêu cầu mọi người đang lắng tai nghe chúng tôi, dù những người đó ở tận chân trời góc biển nào đi nữa, hãy tĩnh tâm trong giây lát, hãy suy tưởng về những biến cố trong mấy giờ qua, và hãy tạ ơn theo cách riêng của mình.” (Edwin Aldrin, khi đặt chân xuống Nguyệt Cầu)

.

Tựa

Tôi đọc hết cuốn Lên Trăng trong hai đêm mưa.Tuy bầu trời không trăng, mưa đêm rơi nặng hạt, mà lòng tôi vẫn thấy thư thái, tưởng đâu là mình đang được trôi trong khoảng không vô tận, càng lên cao càng thấy vũ trụ thăm thẳm xa vời. (…)
đọc tiếp

Chuyên mục:Khoa học Thẻ:

Nguyễn Hiến Lê, một tấm gương kiên nhẫn

BS Đỗ Hồng Ngọc cho biết: “Chính là nhờ mẹ tôi luôn động viên khuyến khích – bà là người rất có ý chí – lại nhờ cậu tôi là nhà văn Nguyễn Ngu Í dẫn đến trường và nhất là nhờ những cuốn sách quý giá của ông Nguyễn Hiến Lê, đã ảnh hưởng lớn đến tôi như Kim chỉ nam của học sinh, Gương danh nhân, Gương can đảm, Gương kiên nhẫn… Tuổi thơ tôi gặp nhiều khó khăn nhưng may mắn là luôn có những tấm gương tốt quanh mình để tôi noi theo”.

Tình cờ tìm thấy những bài viết về học giả Nguyễn Hiến Lê, Nguyệt Mai xin được giới thiệu với các bạn.

Nguyễn Hiến Lê, một tấm gương kiên nhẫn

Tháng 12 năm 2009 là lần giỗ thứ tư ngày ông mất (1912- 1984), ông Nguyễn Hiến Lê sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, học trường Yên Phụ rồi trường Bưởi, tốt nghiệp Công chánh, khăn gói vào Nam ở lứa tuổi 22-23, và được bổ vào làm việc ở Sở thuỷ lợi Nam Việt, rồi sống tại miền Nam cho tới ngày mất để lại một sự nghiệp trước tác, biên khảo, dịch thuật đồ sộ với khoảng 120 tác phẩm có giá trị cho hậu thế.

Công việc ở Sở thuỷ lợi của ông lúc đó thực nhàn nhã: đo đạt mực nước sông để làm kế hoạch thuỷ lợi. Nhờ vậy trong nhiều năm, ông lênh đênh trên các sông rạch miền Nam từ Châu Đốc đến Long Xuyên, Rạch Giá, rồi từ Sóc Trăng, Sa Đéc đến Bạc Liêu, Cần Thơ… ông yêu mến và thuộc lòng cả những câu hò trên sông nước miền Nam và được sống những đêm trăng sáng vằng vặc của quê hương mà ông cho là còn đẹp hơn những đêm trăng mờ ảo ở Hàng Châu của các thi nhân đời Đường.
đọc tiếp

Chuyên mục:Khoa học Thẻ: