Lưu trữ

Archive for the ‘Tem’ Category

Tháng Mười Một và Hai Vị Tổng Thống

Đạo Công Giáo dành riêng tháng 11 để cầu nguyện cho những người đã khuất. Tôi đặc biệt nhớ đến hai vị tổng thống cùng qua đời trong tháng 11. Hai ông bị ám sát cùng tháng, cùng năm, cách nhau chỉ hai mươi ngày: Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm (02/11/1963) và Tổng thống Mỹ John F. Kennedy (22/11/1963).

Hai con tem in hình Tổng thống John F. Kennedy:

xem tiếp

Chuyên mục:Tem Thẻ:

Như Chuối Ba Hương

Ngày còn bé, tôi có nhiều bạn học sinh hoạt trong Gia đình Phật tử và hay lân la theo các bạn đến chùa. Ngôi chùa thâm nghiêm thường hay cửa đóng then cài vào những buổi chiều Chúa nhật. Tôi ngồi dưới tán cây bồ đề cổ thụ ngoài sân xem bạn sinh hoạt, thấy cũng na ná như các sinh hoạt của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể nơi nhà thờ chỗ tôi ở.

Vào mùa Vu Lan tôi mê mải xem bạn ngồi kết những bông hồng bằng giấy màu trắng và màu hồng. Tôi cũng xin làm thử nhưng không có “hoa tay” để làm được những bông hoa xinh xắn như bạn, tuy thế vẫn được bạn hào phóng tặng vài bông đem về chơi đồ hàng. Rồi vào buổi tối hôm áp lễ lại hớn hở theo bạn đứng xếp hàng trong sân chùa chờ được cài một bông hồng lên áo.

1

đọc tiếp

Chuyên mục:Tem Thẻ:

Quân Lực VNCH và Tem Bưu Chính

Kính tặng Chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh.
Con mọt của Chị đã thấy Cờ Vàng và những anh Danh, anh Đỗ, anh Nghiêm trong tem.

Kỷ niệm Hùng Vương

Giá tiền 3đ00-son, cam, cam đậm; 100đ00-nâu đậm tím, tím đậm. Do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ. Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 3đ00-3 triệu, 100đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 11/04/1965, nhân dịp lễ Giỗ Tổ Hùng-Vương. Mẫu vẽ dựa theo hình khắc trên mặt các trống đồng tìm thấy tại miền Đông-Sơn tỉnh Thanh-Hóa và miền Ngọc-Lư tỉnh Hà-Nam Bắc-Việt. Đề tài chạm khắc gồm hai loại: a) Trang trí bằng những hình kỷ-hà như vòng tròn nối dây chuyền với nhau, những đường răng cưa v.v… b) Diễn tả nếp sinh hoạt người thời xưa như săn bắn, chèo thuyền, đốn cây, giã gạo với cách trang phục kỳ-dị là cắm hoặc đội lông chim trên đầu. Trống đồng với những đề tài trang trí nêu trên là dấu tích của nền văn hóa tiền sử có từ hai ngàn năm trở lên (thời đại Hùng-Vương). Nhật ấn: Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

Kỷ-Niệm Hùng-Vương

xem tiếp

Chuyên mục:Tem Thẻ:

Tem Hình Tam Giác

Làm thế nào mà tác phẩm của Chị Cam Li lại liên quan đến những con tem?

Nguyên do là thế này: Hồi bé tôi có đọc một truyện ngắn của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh đăng trên Tuổi Hoa số 170- 171 (số Xuân Nhâm Tý 1972). Gọi là truyện ngắn nhưng đối với một nhóc tì nhà quê mới học “lớp năm” (*) như tôi thì có vẻ đó là một truyện dài. Mà “nó” dài thật, chiếm tới hơn mười trang báo. Hồi đó đọc truyện bắt gặp đoạn văn dưới đây tôi tò mò ghê lắm, chẳng biết con “chim áo dà” nó như thế nào. Không biết nó có nhỏ nhắn như những chú chim sẻ hay sà xuống nhặt những hạt gạo vương vãi trước sân nhà, hay to đùng như những con chim bồ câu dạn dĩ trú trong cái chuồng gỗ sơn xanh với những cái cửa ra vào hình tròn, ngay dưới tán cây vú sữa trong vườn nhà ông tôi. Tôi mang cái thắc mắc này đi hỏi “người lớn” thì bị mắng là “Hỏi vặt!” (chắc tại các chị tôi cũng… không biết).

Đây là những đoạn trích:
đọc tiếp

Chuyên mục:Tem Thẻ:

Lễ Vu Lan và Thương Phế Binh

Tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã bỏ mình vì đất nước đồng thời tôn vinh các thương phế binh là một việc làm đáng khích lệ, đặc biệt trong tinh thần của mùa Vu Lan.

Tôi lần đầu được biết đến hai bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy dưới đây không phải vì được nghe hát, nhưng qua những trang sách của Chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh:

1. Bài Nhớ người thương binh , được nhắc đến trong truyện ngắn Người Khắc Bia Mộ.

2. Bài Chiến sĩ vô danh trong truyện ngắn Một Chút Hương Thừa Của Tết.

xem tiếp

Chuyên mục:Tem Thẻ: