Quân Lực VNCH và Tem Bưu Chính
Kính tặng Chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh.
Con mọt của Chị đã thấy Cờ Vàng và những anh Danh, anh Đỗ, anh Nghiêm trong tem.
Kỷ niệm Hùng Vương
Giá tiền 3đ00-son, cam, cam đậm; 100đ00-nâu đậm tím, tím đậm. Do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ. Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 3đ00-3 triệu, 100đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 11/04/1965, nhân dịp lễ Giỗ Tổ Hùng-Vương. Mẫu vẽ dựa theo hình khắc trên mặt các trống đồng tìm thấy tại miền Đông-Sơn tỉnh Thanh-Hóa và miền Ngọc-Lư tỉnh Hà-Nam Bắc-Việt. Đề tài chạm khắc gồm hai loại: a) Trang trí bằng những hình kỷ-hà như vòng tròn nối dây chuyền với nhau, những đường răng cưa v.v… b) Diễn tả nếp sinh hoạt người thời xưa như săn bắn, chèo thuyền, đốn cây, giã gạo với cách trang phục kỳ-dị là cắm hoặc đội lông chim trên đầu. Trống đồng với những đề tài trang trí nêu trên là dấu tích của nền văn hóa tiền sử có từ hai ngàn năm trở lên (thời đại Hùng-Vương). Nhật ấn: Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.
.
Kỷ niệm Hùng Vương: Phát hành ngày 02/04/1974
.
Kỷ niệm Hai Bà Trưng
Giá tiền 0đ50-nhiều mầu; 2đ00- nhiều mầu; 3đ00- nhiều mầu; 6đ00-nhiều mầu. Họa sĩ Nguyễn-Gia-Trí vẽ. Nhà in Thomas de la Rue Londres thực hiện. Số lượng in: 0đ50-1 triệu , 2đ00-1 triệu, 3đ00-1 triệu, 6đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 14/03/1959 nhân dịp “Lễ Kỷ-niệm Hai Bà Trưng” và ngày Phụ-nữ Việt-Nam, nhằm ngày 6 tháng 2 Kỷ-Hợi. Đề tài: Hai Bà Trưng cỡi voi đánh đuổi quân Nam-Hán. Nhật ấn: a) Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn; b) Dấu kỷ-niệm “14/03/1959, Ngày Phụ-Nữ Việt-Nam” trên các thư tín xuất phát trong thời gian từ 11/03 đến 17/03/1959.
.
Vua Quang Trung: Phát hành ngày 28/01/1972
.
Lính thú đời xưa: Phát hành ngày 14/08/1972
Chiến-Sĩ Cộng-Hòa
Giá tiền 0đ50-đỏ; 1đ00-xanh; 4đ00-tím; 5đ00 cam. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 1đ00- 2 triệu; 4đ00- 1 triệu; 5đ00- 1 triệu. Họa-sĩ Phạm-Văn-Trừ vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 26/10/1963. Ngày thu hồi: 31/12/1963 do Nghị-Định số 64/06/NĐ/CC ngày 07/11/1964 của Bộ Giao-Thông, Công-Chánh và Bưu-Điện. Đề tài: Mẫu tem hình dung người Chiến-sĩ Cộng-Hòa. Hai bên, các hàng chữ “Dũng-Cảm Kỷ-Luật” đề cập hai đức tính căn bản của người Chiến-Sĩ Cộng-Hòa. Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.
.
Đệ-Ngũ Chu-Niên Cộng-Hòa Việt-Nam (1955-1960)
Giá tiền 0đ50-xanh da trời, đỏ, vàng; 1đ00-xanh lá cây, đỏ, vàng; 3đ00-tím, đỏ, vàng; 7đ00-vàng lợt, đỏ, vàng. Họa sĩ Shen-Yung-Ling (Taipei-Taiwan) Trung-Hoa Dân-Quốc vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris. Số lượng in: 0đ50-2 triệu , 1đ00-2 triệu, 3đ00-2 triệu, 7đ00-2 triệu. Phát hành: ngày 26/10/1960 nhân dịp Kỷ-niệm Đệ-ngũ Chu-niên đệ-nhất Cộng-Hòa Việt-Nam. Đề tài: Con tem diễn tả trong khung cảnh thứ nhất: phía trên một cầu vòng mang chữ “Việt-Nam Cộng-Hòa” và lá quốc-kỳ, phía dưới có ghi niên ký 1955-1960. Năm 1955 là năm công-bố Việt-Nam Cộng-Hòa và năm 1960 là năm mừng kỷ-niệm đệ-ngũ chu-niên, phần thứ hai là bản đồ Việt Nam mầu vàng. Nhật ấn: a) Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn; b) Dấu kỷ-niệm “Đệ-ngũ Chu-niên Cộng-hòa Việt-Nam tại các Bưu-Cục toàn quốc.
.
Tổng động viên: Phát hành ngày 20/09/1969
.
Toàn Dân Bảo Vệ Non Sông
Giá tiền 0đ30-vàng; 0đ50-hồng; 3đ00-xanh; 8đ00 son. Số lượng: 0đ30- 2 triệu; 0đ50- 2 triệu; 3đ00- 1 triệu; 8đ00- 1 triệu. Họa-sĩ Phạm-Văn-Trừ vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 07/07/1963. Ngày thu hồi: 31/03/1964 do Nghị-Định số 64/025/NĐ/CC ngày 23/11/1964 của Bộ Giao-Thông, Công-Chánh và Bưu-Điện. Đề tài: Mẫu vẽ hình dung ở giữa, một bàn tay khỏe mạnh, cầm một cây gươm ngay ngắn, đàng sau người ta nhận thấy phía xa một tháp canh và một bên, quang cảnh thị-thành, một bên đồng quê bát ngát. Bức họa tượng trưng toàn dân nhất trí bảo vệ non sông, Tổ-quốc. Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.
.
Bình Long anh dũng: Phát hành ngày 25/11/1972
.
Chiến thắng Quảng Trị: Phát hành ngày 24/02/1973
.
Thương binh Việt Nam
Đặc tính: Loại tem có phụ thu. Kiểu1đ70+3đ30-nâu thẫm; 3đ30-bưu dụng, 1đ70-giúp Quỹ Cứu-Trợ Thương-Binh. Ảnh vẽ Lá quốc-kỳ và ba thanh-kiếm tượng trưng sức mạnh của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa (qua ba quân chủng Hải, Lục và Không-quân). Do nhà Thomas de la Rue Londres thực hiện. Số lượng in: 500 ngàn. Phát hành ngày 21/12/1952 nhân dịp Ngày Thương-Binh toàn-quốc. Dấu kỷ niệm: Nhật ấn kỷ niệm “21/12/1952” Ngày “Thương-Binh” bằng Việt ngữ và Pháp ngữ tại các Bưu-Cục Hà-Nội, Hải-Phòng và Sài Gòn
.
Người thương binh: Phát hành ngày 01/09/1972
(Riêng mẫu tem Thương binh in lại giá tiền được phát hành ngày 01/06/1974)
.
Việt-Nam Đấu-Tranh và Xây-Dựng
Giá tiền 0đ80-nâu đậm, nâu lợt; 1đ50-đỏ, vàng, nâu đậm; 3đ00-xám, nâu đậm, nâu lợt; 4đ00- xám đậm, nâu tím. Họa sĩ Lê-Thành-Lâm vẽ (0đ80); Họa sĩ Nguyễn-Uyên vẽ (1đ50): Họa sĩ Lâm-Văn-Bê vẽ (3đ00); Họa sĩ Nguyễn-Ái-Linh vẽ (4đ00). Nhà in chi nhánh của hãng Thomas de la Rue Staderini Carte Valori La-mã. Số lượng in: 0đ80-4 triệu, 1đ50-2 triệu, 3đ00- 6 triệu, 4đ00- 500 ngàn. Phát hành: ngày 1/11/1966, nhân dịp kỷ-niệm đệ tam chu-niên ngày Cách-Mạng 1/11/1963. Mẫu vẽ trên 4 con tem diễn-tả tượng trưng hình ảnh nước Việt-Nam đấu tranh và xây-dựng: đấu tranh cho tự-do và xây-dựng hạnh-phúc dân-tộc. Nhật ấn: Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.
.
Nhân dân tự vệ: Phát hành ngày 15/06/1972
.
Ấp chiến lược
Giá tiền 0đ50-son; 1đ00-xanh lá cây; 1đ50-màu rượu chát; 7đ00-màu dương. Số lượng: 0đ50- 2 triệu; 1đ00- 1 triệu; 1đ50- 2 triệu; 7đ00- 1 triệu. Hình do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 26/10/1962 Kỷ-niệm Đệ-Thất Chu-Niên Cộng-Hòa Việt-Nam. Đề tài: Mẫu tem hình dung ở hàng đầu, một đồn phòng vệ với đàng xa một điếm canh, một cặp thanh niên đang chiến đấu chống kẻ thù Cộng-Sản. Hàng sau chúng ta thấy thấp thoáng những cây dừa và các ngôi nhà của dân-cư ngụ tại vị-trí Ấp-Chiến-Lược, nằm bên trong các cơ cấu phòng thủ cổ điển: lũy cao, hào sâu, do tiền nhân truyền lại. Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.
.
Chiến dịch chiêu hồi: Phát hành ngày 01/06/1969
.
Kỷ niệm người hồi chánh thứ 200.000: Phát hành ngày 18/02/1973
.
Phát huy tinh thần thân hữu với đồng minh: Phát hành ngày 22/06/1968
***
Phần chú thích: trích từ quyển Bưu Hoa Việt Nam 1951-1971 của Nhà sưu tầm Nguyễn Bảo Tụng xuất bản năm 1971 tại Sài Gòn Việt Nam do Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa Việt Nam Cộng Hòa yểm trợ tác giả xuất bản.
Còm