Trang chủ > Tem > Như Chuối Ba Hương

Như Chuối Ba Hương

Ngày còn bé, tôi có nhiều bạn học sinh hoạt trong Gia đình Phật tử và hay lân la theo các bạn đến chùa. Ngôi chùa thâm nghiêm thường hay cửa đóng then cài vào những buổi chiều Chúa nhật. Tôi ngồi dưới tán cây bồ đề cổ thụ ngoài sân xem bạn sinh hoạt, thấy cũng na ná như các sinh hoạt của phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể nơi nhà thờ chỗ tôi ở.

Vào mùa Vu Lan tôi mê mải xem bạn ngồi kết những bông hồng bằng giấy màu trắng và màu hồng. Tôi cũng xin làm thử nhưng không có “hoa tay” để làm được những bông hoa xinh xắn như bạn, tuy thế vẫn được bạn hào phóng tặng vài bông đem về chơi đồ hàng. Rồi vào buổi tối hôm áp lễ lại hớn hở theo bạn đứng xếp hàng trong sân chùa chờ được cài một bông hồng lên áo.

1

Sau tháng 4/75 người ta dùng sân nhà thờ chỗ tôi làm nơi họp hành. Nhà nào cũng phải cử người đi họp, không thể vắng vì sẽ bị điểm danh, rồi sẽ bị hạch sách. Những buổi họp toàn diễn ra vào ban tối, không ai có thể viện lý do nào để vắng mặt. Hồi ấy tôi hay được theo mẹ đi họp, chắc mẹ dẫn tôi theo cho đỡ buồn. Tôi thường ngồi trong lòng mẹ, ngẩng mặt nhìn lên bầu trời đầy sao, tha hồ tưởng tượng và rồi… ngủ quên. Tôi chắc mẹ cũng buồn ngủ sau cả ngày làm lụng vất vả mệt nhọc. Tội nghiệp cái sân nhà thờ của tôi, được người ta trưng dụng để làm nơi tuyên truyền những điều nhảm nhí. Sân chùa của bạn cũng không thoát, nó cùng chịu chung số phận với sân nhà thờ, làm nơi họp cho xã bên cạnh. Vị Hòa Thượng trụ trì ngôi chùa cũng đã bị bắt đi tù cải tạo vì “tội” làm Tuyên úy quân đội. Có một thời người ta còn lấy sân chùa làm nơi chiếu phim, cái thời mà những cuốn phim có màu (sao hồi ấy toàn màu cam – ngoài hai màu chính đen và trắng?) của Ấn Độ bắt đầu du nhập vào VN. Người ta đã cư xử như thế với các bậc tu hành và với những nơi tôn nghiêm.

Những bông hồng bằng giấy, khoảng sân rợp bóng mát của ngôi chùa, những giấc ngủ “gật” trong lòng mẹ những buổi họp đêm… là những kỷ niệm tôi mang theo mình hoài, để thỉnh thoảng tìm về.

Sau này nhà chùa thôi không làm bông hồng bằng giấy mà thay bằng vải. Làm bằng vải càng khó hơn. Tôi suốt đời không tự mình xếp nổi một bông hồng dẫu chỉ bằng giấy nhưng đã nhận được thật nhiều từ nhà chùa. Không chỉ là những bông hồng “đồ hàng” bạn cho thuở nhỏ, bông hồng được cài lên áo ngày lễ năm nào nhưng còn là một truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam mà nhà chùa hằng năm vẫn nhắc lại trong dịp Đại Lễ Vu Lan.

.

Thuở nhỏ tôi học được câu ca dao này từ một câu đố trong mục Đồng Cỏ Non của Tuổi Hoa số 153, ra ngày 15/05/1971. (Tất nhiên tôi coi lời giải trong số 154)

tuc3b4i-hoa-so_page_27

.

Lễ Vu Lan – có lẽ không ai viết tình cảm được như nhà văn Võ Hồng: … rằm tháng Bảy không phải chỉ là ngày nhớ mẹ, báo ân không chỉ có báo ân mẹ. Còn phần hiếu thảo dành cho cha. Rộng hơn, dân tộc ta còn nhận ngày này là ngày xá tội vong nhân, chú nguyện cho thập loại chúng sinh vừa mở rộng lòng bố thí cho người nghèo khó nơi dương thế. Lòng nhân ái tựa biển, tràn khắp bao la trong tiếng chuông ngân ngày lễ.
(Võ Hồng – Nghĩ Về Mẹ)

Hình0565

… về những bông hồng cài áo (tôi lại nhớ đến đôi bàn tay vụng về của mình), ông viết:

Ngày Vu Lan, nhiều chùa tổ chức lễ hội bông hồng cài áo. Hoa hồng tượng trưng cho mẹ. Để tỏ lòng thương nghĩ tới cha, nhiều nơi buộc thêm dải nơ tượng trưng cho cha. Cha còn : nơ xanh. Cha mất: nơ trắng. Lễ đường xếp thành bốn dãy, dãy cha mẹ song toàn, hoa hồng, nơ xanh. Mẹ còn, cha mất: hoa hồng nơ trắng. Mẹ mất, cha còn: hoa trắng, nơ xanh. Mẹ cha đều mất: hoa trắng, nơ trắng. Người dự lễ đứng theo hoàn cảnh của mình. Có lần, một em nhỏ tuổi chừng lên tám đứng trong hàng hoa trắng nơ trắng. Em nhìn quanh, tủi thân khóc òa và cả lễ đường cùng khóc òa theo.
(Võ Hồng – Một Bông Hồng Cho Cha)

.

Mấy con tem cũ:

1. Bộ tem Phật-Giáo, phát hành ngày 15/05/1965
Phật-Giáo

.

2. Tem Tết Trung Nguyên, phát hành ngày 30/08/1966

Chuyên mục:Tem Thẻ:
  1. Không có bình luận
  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: