Tháng Giêng Nhớ Vua Quang Trung
(Tem vua Quang Trung, phát hành ngày 28/01/1972)
.
Nếu như tháng đầu tiên của năm dương lịch dành tưởng niệm các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa 19-1-1974, thì tháng Giêng âm lịch tôi kính nhớ đến vị anh hùng áo vải Quang Trung.
Trích “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”:
Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh, truyền cho mọi người nghe lệnh:
– Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân định rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải cùng nòi giống dân ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay chúng đã nhiều phen tràn sang cướp bóc nước ta, giết hại dân ta, vơ vét của cải; người mình ai cũng muốn đuổi chúng đi. Ðời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Ðinh Tiên Hoàng, Lê Ðại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Ðạo, đời Minh có Lê Thái Tổ. Các ngài không nỡ ngồi nhìn bọn giặc phương Bắc làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân chống địch. Các ngài chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương bắc. Ở các thời ấy Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ đời nhà Ðinh tới nay dân ta không còn quá khổ sở như thời bị nội thuộc trước đó. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy là những chuyện cũ rành rành của những triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh. Vì vậy ta phải đem quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy cùng ta đồng tâm, hiệp lực, dựng nên công lớn. Chớ có quen thói ăn ở hai lòng, làm chuyện phản trắc, việc phát giác sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước.
(…)
Giữa trưa hôm ấy — Ngày Mồng Năm Tết Kỷ Dậu — Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long. Vua hẹn với tướng sĩ sẽ ăn Tết trong thành Thăng Long ngày Mồng Bẩy Tết. Chiến thắng diễn ra đúng như lời Vua nói trước.
Tôi được đọc lại áng văn tuyệt tác trên đây ở bài Đống Đa Mùa Xuân. Đoạn văn với lời lẽ thật hào hùng, gợi lại cả một quá khứ bi tráng, một ý chí chống ngoại xâm mãnh liệt của dân tộc Việt Nam. Cám ơn Nhà văn Hoàng Hải Thủy đã nhắc lại tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí.
Còn nhớ trước đây, trong chương trình môn Văn lớp Bảy (lớp Tám?) tuy là XHCN (!), chúng tôi được học thể loại tiểu thuyết “chương hồi”, và người ta dẫn tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia Văn Phái (bản dịch của nhà văn Ngô Tất Tố) để “minh họa” cho lối viết truyện dã sử nhiều chương nhiều đoạn. Đây là một công trình chung do các nhà văn dòng họ Ngô Thì biên soạn. Tôi trí nhớ kém chỉ còn nhớ tên hai vị là Ngô Thì Sĩ và Ngô Thì Nhậm (Ngô Thời Nhiệm).
Ngày nay không biết theo chương trình giáo dục, sau nhiều lần cải cách, các em học sinh có còn được học như thời chúng tôi?
Ước chi nhà cầm quyền CSVN học biết được câu này: Chớ có quen thói ăn ở hai lòng, làm chuyện phản trắc, việc phát giác sẽ bị giết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước.
He he, vẫn vậy mà lão Qx, thậm chí còn bơm thêm nữa đa. Cũng dòng dõi họ Hồ, lại mệnh danh “anh hùng áo vải”, lão không thấy có nhiều tương quan sao… 😛
Phay Van ơi, chữa giùm QX thành Phay Van với, kỳ quá, nửa đêm uống cà phê mà cũng… xỉn!
Dạ, bác Ly. Chắc là bà con họ xa 😀
Mẹ VN sinh ra những người con yêu nước làm vẻ vang dân tộc, nhưng cũng trót sinh ra những đứa con ngỗ nghịch bán nước hại dân.
Bác Ly ăn tết vui không?
Chúc em năm mới an khang
Khỏe, vui, hạnh phúc, ngập tràn yêu thương nhé.