Những Con Đường Việt Nam
Thân mời quý bạn thưởng thức tiếng hát của Chị Cam Li với bài Con đường Việt Nam của nhạc sĩ Trúc Hồ và Anh Bằng.
*
Những Con Đường Việt Nam
Tùy bút của Mai Thảo
Tuổi Ngọc, số 4 (bộ mới), tuần lễ từ 17-6 đến 24-6-1971
Bài tùy bút này do Thủy Tiên đánh máy lại và gởi tặng trang PV. Xin chân thành cảm ơn bạn.
Đất nước chúng ta, trong cái muôn vàn điệp điệp của những đời sống nhỏ và những thân thế nhỏ- để riêng chỉ là những phiến lẻ và những tờ rời, nhưng cùng đựng chung một lẵng thời gian, là một tổng hợp làm nên Đời Sống Lớn và Thân Thế Lớn- đã có những đời sống và những thân thế dài thẳm ấy của những con đường. Tỏa thành nan quạt trên ba miền quê hương, vẽ thành bàn cờ, mê cung trên địa hình đất nước, từ rất nhỏ và mang linh hồn ngõ, tới rộng xa bát ngát mênh mông chân biển chân trời, những con đường Việt Nam, đã có một tiến trình đường và một lịch sử đường toàn vẹn hơn tất cả những đời đường và những kiếp đường thế giới.
Tôi đã nghĩ đến những con đường của hiện tại Việt Nam như vậy. Như những hiện tượng đời sống sinh động, mất và còn, thay hình và đổi dạng, theo một quy luật biện chứng. Tôi đã nhìn thấy những lòng đường của thời chiến và thời bình Việt Nam như vậy. Đường bước cùng thời thế. Đường đi theo đời người. Mỗi dặm biếc là một đánh dấu, mỗi dặm hồng là một chứng tích, ở đó đã biểu hiện đằm thắm và đau đớn rực rỡ những dấu chân ta và những khởi hành ta. Nói đến những con đường Việt Nam, nói làm sao hết chuyện của những cây cột trắng. Kể chuyện những đời đường đất nước, kể làm sao hết tâm sự của sỏi, linh hồn của đá. Đường có máu chảy và có tim đập. Đường có tiếng nói và có sống chết. Những con đường rất già, những con đường thật trẻ, đi từ những bình minh anh đi tới những hoàng hôn tôi, đó là những con đường Việt Nam.
Huyền thoại về đường phát sinh từ chính cái muôn vàn và muôn mặt của đường. Con đường không chỉ còn là một hình thể, một chiều dài, một diện tích. Định mệnh của lối, hiện hữu của ngã, không chỉ còn giản đơn là một nơi để đi, một chốn để về. Mà hòa nhập bằng một hòa nhập tận cùng của chuyển mình đất nước một đêm kia, dưới một chùm sao báo tin cách mạng, những con đường Việt Nam hai mươi năm nay đã đồng loạt thức giấc, đi ngút ngàn thành ba mươi triệu dấu chân đi. Con đường đã trở thành một ý, một sự. Một hiện tượng và một trạng thái đường. Mỗi lối về đã trở thành một tấm gương soi, thấy mưa bay và giông bão. Mỗi ngã đến đã trở thành một giai đoạn sống, dừng lại thấy quá khứ, đi nữa thấy tương lai, quay sang tả thấy máu chảy, ngó sang hữu thấy lúa xanh, cái trước mặt và cái sau lưng của một đời người, một đầu này, một đầu kia cùng hiện rõ. Những con đường của chúng ta đều vang dậy trong chúng những vang động không cùng như vậy. Chúng là suối róc rách, là sóng ào ào, là biển bao la, là triều dào dạt. Những con đường đứng lên. Và sống. Dũng mãnh. Những con đường ngã xuống. Và chết. Tan nát. Đưa tới những chân trời, bằng dặm vàng xe lăn gấp gấp, ruổi tới những xóm làng bằng chân chuyển tấp nập, của tản cư trong đêm, chuyển quân dưới nắng, tiễn biệt lúc sương mù, trùng phùng khi nắng dấy, băng qua những chiến hào, vượt qua những hầm hố, một vĩ tuyến bỏ qua, một mật khu bỏ lại, từ độc đạo trong rừng, tới xa lộ giữa lúa, nghiêng nghiêng bóng dừa miền Nam, lượn lượn lũy tre miền Bắc, xanh bóng núi từ Nam Quan đường xuống, vàng dáng biển từ Cà Mau đường về, đón cách mạng lên, mời đảo chính tới, những con đường có tim đập và có hơi thở ấy là những con đường Việt Nam, tôi muốn nhớ lại tất cả một lần. Bằng những dấu chân một đời đã gặp.
Những con đường thứ nhất của người cũng là của một thời thanh bình đã mất, là những lối đi dưới lá, trong cây, nhỏ, yên, lắng động và thơ mộng hiền hậu. Đó là những sợi chỉ hồng múa lượn dịu dàng giữa hai bờ cỏ, lòng đất mát thơm da thịt. Đó là những sợi chỉ biếc thả luồn trong nắng, mỗi buổi sáng mùa xuân mưa phùn lất phất, mỗi buổi trưa mùa hè chập chờn những cánh bướm lang thang. Chiều, hoàng hôn màu tím đến êm như tình nhân. Đêm, cái mái tóc óng ả của con trăng hiền là một mái tóc bằng hữu. Đom đóm bay theo vui tôi ở đó, vui của đầu đời lớn dần với tuổi. Tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng rì rào của lá tre múa múa, của trâu bò về chuồng, của lúa rơi ngày mùa, của gió trong vườn, của mưa đầu ngõ, tôi đã nghe thả xuống những lòng đường ấu thơ thuở ấy, mỗi con đường là một dàn nhạc, đất đựng âm thanh, đường trong đất là một phím dương cầm, đất trong đường là một phòng vi âm, thu và phát hết những lời ru và những ca khúc sáng tươi trăm nghìn của thôn dã. Chân chim sẻ nhảy trên lối tuổi hồng. Lối đến của ca dao, ngã vào của lục bát, lá trên đầu lợp mái, cỏ hai bờ trải thảm, tôi là con sáo nhỏ ngậm một bông hồng hàm tiếu bay hồn nhiên trên đường thơ thơ. Rồi thình lình là chấn động và phá vỡ lớn. Cùng với đất nước, người người lớp lớp đứng lên bằng những dấu chân chuyển núi của khởi nghĩa và cách mạng, là sự hiện hình kinh dị, thảng thốt của những đời đường và những kiếp đường mới.
Lửa tiêu thổ cháy bùng ngọn đỏ. Những thị trấn san phẳng. Những xóm làng mất tích. Và những con đường Việt Nam hùng hậu, từ lối mòn tới nẻo khuất, từ cái quan tới quốc lộ, đã đổi ngược hẳn đi cái ý nghĩa, cái thực thể đường. Hết là một nối liền, lối là một chặt đứt. Thôi là một dẫn tới, ngã là một đứt rời. Khi chiếc ụ đất đầu tiên được đắp lên trong đêm đen đặc, tối tăm thứ nhất của hủy phá toàn diện, trong tiếng thét dậy đất của bạo động khởi sự, còn là tiếng kêu thất đảm của giao thông tử thương và rãy chết cùng khắp vang lên. Búa chim bổ xuống đầu. Xẻng cuốc đâm trúng tim. Mìn nổ. Bằng những con dốc chênh vênh khóc xuống những cây cầu đổ sập, bằng những khúc quành chi chít những nhát đâm, lỗ chỗ những vết chém, bằng sắt đường tàu cắm tua tủa vào thân thể tan nát như từng chùm lông nhím, bằng chông dựng ngược và bằng bẫy đặt ngầm, là những tay chân óng ả uyển chuyển của đường bị chặt cụt, là những đời đường thương phế binh. Trí nhớ của tôi, trí nhớ nằm trong những bước chân đã đi qua suốt một thời kì lưu động lang thang từ rừng xuống biển, còn nguyên vẹn cái cảnh tượng hồng hoang ấy của những đời đường lâm nạn. Đường là một nghĩa địa. Mỗi cột cây số còn sống sót là một mộ chí màu trắng. Thân cây nằm dọc. Chướng ngại đứng nghiêng. Trên những chữ chi của hố chữ nhật, trên những khúc quanh của hố hình tròn, bằng biểu ngữ chăng ngang, bằng cổng chào dựng thẳng, những con đường Việt Nam bị cắt gân, tùng xẻo, điểm huyệt. Và chết. Tôi đã đi trên những đường đời lâm chung ấy. Nghe sỏi nức nở. Nghe đá quằn quại. Thấy đất hủy thể. Thấy cỏ tan tành. Những bước chân người vì vậy mà cũng đổi khác. Từ một hóa thân tập thể của đường, những huyền thoại bắt đầu. Kẻ lữ hành phải tập cho mình một lối đi mới. Những con đường của chiến thời đã thay đổi hẳn bộ mặt đất nước. Bằng một thay đổi hoàn toàn. Chúng ta đã đi như thế nào từ hai mươi năm nay. Con đường nào là con đường dài thẳm nhất. Chân bước về phía tả hay chân đi về phía hữu. Những tên đường đã có, đã mất, đã lỡ và đã lạc. Đi cho chân cứng đá mềm. Đi cho trời yên bể lặng. Hành trang nào và lúc nào là giờ hoàng đạo. Những con đường riêng, kín thầm, nhỏ nhỏ. Những con đường chung, bát ngát mênh mông. Điều đáng nói và đáng tìm hiểu nhất là những dấu chân của người trên những thân thế và những đời sống ấy như thế nào? Riêng tôi, bước chân đã mỏi, con đường còn dài. Trên một trạm mang tên là hoài nghi, những dặm biếc, những dặm hồng từ lâu không thấy nữa.
*
… nghiêng nghiêng bóng dừa miền Nam, lượn lượn lũy tre miền Bắc, xanh bóng núi từ Nam Quan đường xuống, vàng dáng biển từ Cà Mau đường về … những con đường có tim đập và có hơi thở ấy là những con đường Việt Nam, tôi muốn nhớ lại tất cả một lần. Bằng những dấu chân một đời đã gặp.
Đoạn văn này gợi nhớ một bản nhạc quen thuộc ngày xưa. Bài hát bắt đầu bằng những câu: Những nẻo đường Việt Nam. Suốt từ Cà Mâu thẳng tới Nam Quan
Chúng ta cùng nghe Những Nẻo Đường Việt Nam, sáng tác của Thanh Bình, do hai ca sĩ Hương Lan và Duy Khánh trình bày.
*
… và:
Tôi đi từ Ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
Chia đôi một họ trăm con đã lên đường
Ải Nam Quan nay chỉ còn được thấy trong những áng văn chương, trong ca từ của những bản nhạc ngày trước, của những năm tháng (có thể gọi là) thời hoàng kim xa quá chìm trong phôi pha*
Thân mời quý bạn cùng nghe lại trường ca Con Đường Cái Quan của nhạc sĩ Phạm Duy.
(Trình bày: Hợp ca Thái Hằng, Nhật Trường và Trần Ngọc. Đơn ca và Lĩnh xướng: Thái Thanh, Duy Khánh và Kim Tước. Hòa âm và Giàn nhạc: Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Đan Thọ. Chỉ đạo Nghệ thuật: Phạm Duy và Ban Hoa Xuân. Phòng thu: Đài Phát Thanh Sài Gòn 1965.)
Trường Ca Con Đường Cái Quan
Phần Thứ Nhất – TỪ MIỀN BẮC
Thái Thanh
1. ANH ĐI TRÊN ĐƯỜNG CÁI QUAN
Cô cắt cỏ:
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại
Dừng chân đứng lại
Cho em đây than đôi lời
Đi đâu vội mấy anh ơi…
Trần Ngọc, Thái Thanh và Hợp ca
2. TÔI ĐI TỪ ẢI NAM QUAN
Lữ Khách:
Tôi đi từ Ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ
Chia đôi một họ trăm con đã lên đường
Năm mươi người ngược núi rừng
Đã dựng vòng biên ải
Năm mươi người trẩy theo sông tới khơi chừng
Tôi theo người vượt quan san
Ơi người ơi Ơi người ơi
Vẽ lối mòn gìn giữ quê hương ngăn đường giặc Hán
Tôi chưa về Ải Chi Lăng
Ơi người ơi Ơi người ơi
Dưới chiến bào người thấy băn khoăn thương ai đầu nguồn…
Kim Tước
3. ĐỒNG ĐĂNG CÓ PHỐ KỲ LỪA
Tô Thị:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị (ý y a) đứng (a) chờ… đợi (ỳ) ai
Và khuyên người chẳng tái hồi
Cho ngàn năm được (ý y a) sống đời… vọng (a à) phu…
Kim Tước, Duy Khánh và Hợp Ca
4. NGƯỜI VỀ MIỀN XUÔI
Dân thượng du:
Người về miền xuôi đem theo tình người miền núi
Nhà sàn lả lơi đứng bên đường hoang vắng soi
Đưa chân anh qua đồi
Cơm lam đem theo người
Lên cao anh ôm trời
Để dòng suối lẻ loi…
Lữ Khách:
Đường về ruộng dưới ngát hương củi rừng gạo núi
Vượt tầm đèo khơi thấy con đường lúa tươi cười
Đường về miền xuôi biết bao đò bao quán mới
Đường dài mà vui hỡi người bạn đường nặng vai
Rồi một ngày mai có qua nhịp cầu tả tơi
Nhìn bọt bèo trôi nhớ chăng mầu tóc xanh ngời…
Hát chung:
Đường ngược đường xuôi
Nhớ nhau vì chuyện đầu môi
Tạm biệt một nơi
Thấy nhau ở cuối chân trời…
Thái Thanh và Duy Khánh
5. NÀY NGƯỜI ƠI
Cô lái đò miền trung du:
Này người ơi ghé bến (y) sang sông
Lên đường đi tới bõ công em chèo thuyền
Mừng người đi tìm thấy tình duyên
Con đường đất nước nối liền lòng dân.
Lữ khách:
Sông Thương ơi nước chẩy đôi ba dòng
Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em
Sông Thương ơi nước đục người đen
Anh về thành phố không quên cô mình.
Duy Khánh và Hợp Ca
6. TÔI ĐI TỪ LÚC TRĂNG TƠ
Lữ Khách:
Ra đi từ lúc trăng tơ, trăng một miền hoa cỏ
Trăng lên đầu của ô xa vẫn chưa mờ
Im nghe lời Thủ Đô chào, ôi lời mừng đông đảo
Đi trong lịch sử dân ta, luống nghẹn ngào.
Lữ khách và dân chúng thủ đô:
Hai bên nhà cửa thân yêu
Ơi người ơi Ơi người ơi
Đã mấy lần để đám rêu xanh thay mầu gạch ngói
Thăng Long buồn tủi chia phôi
Tháp, Tháp Rùa ơi Tháp, Tháp Rùa ơi
Gió tiễn người về đến quê hương câu ca giọng Hời.
*
… và cũng nhớ đến (cái gọi là) phong trào “Con đường Việt Nam“.
*
Cuối cùng là hai tấm hình (nguồn):

Trung Cộng đã đẩy lui lãnh thổ Việt Nam ra khỏi Ải Nam Quan và bỗng xuất hiện cột mốc có tên gọi “Km0” thần thoại, nằm cách xa cổng Nam Quan hàng trăm thước.

Những người dân quê Đồng Đăng bị bắt đứng ra chụp hình ngay tại giao giới biên cảnh Trung-Việt. Họ đứng trên khởi điểm của QL 1A như làm nhân chứng cho lịch sử (…). Những khuôn mặt muộn phiền, ngơ ngác.
.
(*) trong Hương Xưa của Cung Tiến
Tem !
Thiếu mất con đường Hồ Chí Minh , thật tiếc !
Vâng, tiếc thật!!!
http://www.danchimviet.info/archives/60317
Chị Năm ơi,
Công nhận đọc đoản văn tuỳ bút này của nhà văn Mai Thảo thấy thật hay, và thú vị thật, cảm giác đọc văn mà cứ thấy lòng nhẹ nhàng, phiêu du, bồng bềnh, như là đọc…thơ, vậy!
Từ ngữ và câu văn ông dùng thật đẹp, thật lạ, đầy lung linh huyền ảo, nhưng rất thực chứ không sáo…và nó cho ta cái cảm giác êm đềm dịu vời vợi, khiến ta phải thả hồn dõi trôi theo từng chữ từng câu cho đến…hết!
Chữ nghĩa ông dùng thật ấn tượng một cách êm đềm, (cá nhân em chưa thấy ai…dùng) nào là:
– “trong cái muôn vàn điệp điệp”
– “lẳng thời gian”
– “toả thành nan quạt trên ba miền quê hương”
– “mênh mông chân biển chân trời”
– “mỗi dặm biếc là một đánh dấu, mỗi dặm hồng là một chứng tích”
– “đường có máu chảy và có tim đập”
– “đi từ những bình minh anh đi tới những hoàng hôn tôi”
………..
Ôi…! Chỉ mới đọc mươi câu, mà đã thấy những câu với những từ thật là đẹp như…thơ!
Khiến chỉ biết thốt lên một từ: …TUYỆT !
Mà không Tuyệt sao được, Bởi…
Một Tiến sĩ văn chương cũng đã từng có lời bình phẩm…chớ bộ…:
– “…Vào Miền Nam, suốt mấy chục năm, Mai Thảo chủ yếu chỉ viết truyện và tuỳ bút. Thơ, nếu viết, chỉ viết thật hoạ hoằn. Lâu, lâu lắm mới được vài bài. Nhưng hình như không lúc nào Mai Thảo thực sự xa thơ. Những câu văn xuôi của ông, hơn bất cứ người nào khác, thấm đẫm chất thơ: chúng mất đi khá nhiều góc cạnh để cứ chơi vơi như là sương là khói. Những trang hay nhất của Mai Thảo là những trang tả cảnh và những cảnh Mai Thảo tả hay nhất là những cảnh tịch mịch, quạnh vắng, đìu hiu: một thành phố nhỏ, một căn nhà nhỏ, một con đường nhỏ, những chiều mưa và những buổi tối, những đêm khuya đã lặng tiếng người, chỉ còn ánh trăng lẻ loi trên cao và chỉ còn tiếng gió thầm thì trong lá…
…Mai Thảo rất gần với Nguyễn Tuân. Khác một điều: trong lúc Nguyễn Tuân mài chữ cho thật sắc, như một cành gai; Mai Thảo trau chữ cho thật mềm, như một đài hoa. Chữ của Nguyễn Tuân quánh lại; chữ của Mai Thảo loãng ra. Đọc Nguyễn Tuân, có cảm giác như đi trên ghềnh trên thác, cứ hay giật mình, phấp phỏng; đọc Mai Thảo, có cảm giác như đi trên dòng sông, thấy phơi phới, thấy êm ả lạ lùng…”
( Ts Văn chương: Nguyễn Hưng Quốc )
Chị Năm ơi,
1/ “Chị không thích Nguyễn Tuân em ạ.”
– Em cũng thế! hihihihihi…
2/ “So sánh thế “tội” nhà văn Mai Thảo quá.”
– Chị Năm, theo em đọc hiểu, thì, Ts Nguyễn Hưng Quốc “so sánh” mà…”không so sánh” giữa Nguyễn Tuân và Mai Thảo…đâu chị Năm! Chị Năm ngẫm thử xem đúng không nhé…
Bởi, cái ý chính của đoạn bình phẩm ở cái còm trên của em, là NHQ…khen VĂN của Mai Thảo, cơ mà:
– “Mai Thảo rất gần với Nguyễn Tuân. Khác một điều…”
Với lại, theo em, NHQ nhìn Mai Thảo “rất gần” với Nguyễn Tuân, là chỉ ở góc độ các tác phẩm của Nguyễn Tuân ở vào thời “tiền chiến” trước 1940 thôi, chứ sau năm 1945 thì, theo cá nhân em (và có cả Ts NHQ),… Nguyễn Tuân là…VỨT ! hihihihi…
Em minh chứng nhé:
– “Từ năm 1937, ông thật sự đi vào nghề văn và nổi tiếng với một loạt truyện ngắn đăng trên Tiểu thuyết Thứ bảy và Tao đàn trong những năm 1938-1939. Những truyện ngắn này được tập hợp in trong cuốn “Vang bóng một thời” (1940).
Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân là cây bút tiêu biểu cho văn xuôi lãng mạn thời kỳ phát triển cuối cùng. Hầu hết tác phẩm của ông đều tập trung làm nổi bật cái “tôi” của tác giả, đó là tài hoa, khinh bạc…
– “Cách mạng tháng Tám thành công, ông hòa mình vào cuộc sống nhân dân, rũ bỏ cái “tôi”, vươn lên thành người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa văn nghệ. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996 cho các tác phẩm “Nguyễn” (truyện ngắn, 1945), “Đường vui” (tuỳ bút, 1949), “Tùy bút kháng chiến” (1955), “Sông Đà” (tuỳ bút, 1960), “Tình chiến dịch” (tùy bút, 1960), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (tùy bút, 1972), “Ký” (1976), “Tuyển tập Nguyễn Tuân” (tập I, 1981; tập II, 1982), “Chuyện nghề” (phê bình tiểu luận, 1986). ”
Quan điểm của Ts Nguyễn Hưng Quốc cũng rất rõ ràng, đó chị Năm:
– “..Thú thực, bình thường tôi không chú ý đến các giải thưởng văn học nghệ thuật ở trong nước. Và từ lâu, cũng không chú ý đến các diễn văn về văn học nghệ thuật của giới lãnh đạo cộng sản…
Lý do chính khiến tôi không chú ý đến các giải thưởng văn học nghệ thuật trong nước vì chúng nhảm. Giải thưởng văn học nào cũng có hạn chế. Ngay cả giải thưởng văn học nổi tiếng nhất thế giới như giải Nobel cũng có vấn đề. Cũng bỏ sót nhiều tác giả và tác phẩm xuất sắc. Và cũng trao nhầm cho những người tài năng làng nhàng bậc trung. Thật ra, đó chỉ là chuyện bình thường. Giải thưởng nào cũng do một số người lựa chọn. Là người, không có ai không có những giới hạn nhất định. Về kiến thức. Về nhận định. Về quan điểm thẩm mỹ. Và về khả năng cảm thụ.
Có điều, các giải thưởng có uy tín trên thế giới cũng có những tiêu chí nhất định. Tiêu chí ấy, trước hết, dựa trên tính thẩm mỹ và tính nghệ thuật. Ở Việt Nam thì khác.Tiêu chí hàng đầu là tiêu chí chính trị. Trong chính trị, tiêu chí hàng đầu lại là tiêu chí phục tùng và minh họa chính sách. Thành ra, cho đến nay, hầu hết những tác phẩm được tặng giải thưởng là những tác phẩm kém.
Có thể tóm tắt thành một lời khuyên thế này: ở Việt Nam, nghe một tác phẩm nào đoạt giải, bạn đừng đọc; nghe một nhà văn hay nhà thơ nào được trao tặng danh hiệu “cao quý” nào đó, bạn đừng thèm ngó mắt đến…”
http://www.voatiengviet.com/content/cu-de-mac-gioi-cam-but/1216059.html
Chị Năm đọc bài Trúc Quỳnh “mỉa mai bình phẩm” về “huyền thoại văn học…khi còn sống” NT, chưa?
– “…Không phải những điếu văn, những vòng hoa, những bài báo cuốn sách viết về cụ đã làm nguôi ngoai niềm khao khát ấy; mà có thể chính nỗi bực bội của tôi khi đi viếng cụ, những lời báng bổ của tôi về uy danh văn nghệ của cụ sẽ làm Nguyễn tìm lại nụ cười triết nhân đã tan nát chăng? ”
– “Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây, lần đầu tiên được công bố, thật ra, đã được Trúc Quỳnh hoàn tất tại Hà Nội từ năm 1988, chưa tới một năm sau ngày Nguyễn Tuân qua đời, cho thấy, đằng sau những bản tụng ca ồn ào và dễ dãi, có những cách nhìn khác, độc lập và có khi chính xác hơn về một trong những nhà văn hiếm hoi đã trở thành huyền thoại ngay khi còn sống.
Nhân ngày giỗ thứ 17 của Nguyễn Tuân (28-7-1987 – 28-7-2004), chúng tôi cho đăng bài này không nhằm mục đích đánh giá lại sự nghiệp Nguyễn Tuân mà chủ yếu chỉ nhằm góp phần đánh giá lại những lời đánh giá đã thành khuôn sáo về Nguyễn Tuân lâu nay…”
http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=2363
TRƯỜNG CA CON ĐƯỜNG CÁI QUAN
( HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG 3 MIỀN )
1/ TRƯỜNG CA CON ĐƯỜNG CÁI QUAN – TỪ MIỀN BẮC
( Paris by night )
2/ TRƯỜNG CA CON ĐƯỜNG CÁI QUAN – QUA MIỀN TRUNG
( Paris by night )
3/ TRƯỜNG CA CON ĐƯỜNG CÁI QUAN – VÀO MIỀN NAM
( Paris by night )
Tặng lại Tuấn Anh và quý bạn nhé:
Trường ca Con Đường Cái Quan (Phạm Duy), Ban Hoa Xuân 1965 (Thái Thanh, Duy Khánh, Hợp ca) trình bày:
Con Đường Cái Quan – Từ miền Bắc
Con Đường Cái Quan – Qua miền Trung
và:
Con Đường Cái Quan – Vào miền Nam
Cám ơn chị Năm,
Nhưng, thật tình, (thế hệ) cá nhân em khi xem, nghe đĩa VCD: “Huế – Saigon – Hà Nội” do các ca sĩ của Trung Tâm Thuý Nga Paris by night trình bày trường ca này, cùng lời dẫn chuyện của nhà văn MC Nguyễn Ngọc Ngạn, em thấy…hay hơn, chị Năm à!
Chào “bà chị Năm (già rồi)”!!!! hihihihi..
Ròm em mới dzề, tranh thủ một chút ghé thăm bà chị đây!
Chời..chời..!!! Mới ló mặt dzô nhà đọc cái còm cuối, nghe:.”Chị Năm (già rồi)”..?!
Mà bắt..ghét!!!! hihihihi…
Bộ bà chị Năm quên..”hồi nẳm hồi năm”.., chị Ba Nguyệt Mai có còm bài thơ “YOUTH” – của Samuel Ullman..rồi hở?!
– “..Dù sáu mươi hay mười sáu , trong trái tim mỗi người đều có chỗ cho sự ngưỡng mộ điều kỳ diệu , sự háo hức trẻ thơ với điều sắp tới , và sự thú vị với trò chơi cuộc sống .
Chừng nào trái tim bạn còn nhận được tín hiệu của cái đẹp , sự hy vọng , niềm vui , nhận chân được sức mạnh của con người và trời đất thì bạn vẫn còn trẻ .
Khi trái tim bạn đóng kín bởi sự bi quan và nghi kỵ , thì bạn đã già , dù ở tuổi hai mươi . Còn khi trái tim bạn vẫn rộng mở đón nhận tín hiệu lạc quan , thì bạn vẫn trẻ dù ở tuổi tám mươi.”
(..Whether sixty or sixteen, there is in every human being’s heart the lure of wonder, the unfailing child-like appetite of what’s next, and the joy of the game of living.
In the center of your heart and my heart there is a wireless station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and power from men and from the Infinite, so long are you young.
When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism and the ice of pessimism, then you are grown old, even at twenty, but as long as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may die young at eighty.)
– Samuel Ullman –
Bó tay chấm..phở 24..dzới bà chị luôn đó!!!!! hihihihihi…
Thế thì, ròm em tặng chị Năm nè..
– “Thật buồn khi già đi, nhưng thật tốt khi trở nên chín chắn… Còn gì đẹp hơn một người phụ nữ già nua trở nên thông thái cùng tuổi tác? Mỗi tuổi đều có thể khiến ta say mê, miễn là ta sống trong nó.”
( It is sad to grow old but nice to ripen…What could be more beautiful than a dear old lady growing wise with age? Every age can be enchanting, provided you live within it.)
– Brigitte Bardot –
OK, chị Năm?
“nước cọng hoà xhcn Việt Nam” của tập đoàn đcsvn, chỉ có một con đường duy nhất là..”tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên con đường..KHÔNG BAO GIỜ THẤY”…thôi nghen bà chị!
Hổng có chiện..”NHỮNG CON ĐƯỜNG Việt Nam”..đâu đó nghen!!!!
hihihihihi…
Chời..chời..!!!
Chị Năm dzà các bác nhạy bén tình hình thời sự nóng bỏng mà hổng biết, thì..”thân phận đám kiến”..nhỏ li ti như “kiến”..tụi em, làm sao biết được..chị Năm!?
Tuy dzậy, có bài viết này, Ròm em cũng có chút chút..tò mò mon men rón rén..tìm hiểu đây chị Năm, chị đọc chưa?
hihihihihi…
https://secure.loder.in/nph-viet.s/20/http/www.danchimviet.info/archives/64328
Chị Năm,
Nhân tiện, cho ròm em gởi ké..”cái thang của VOA”..ở nhà chị..luôn nghen!
Hihihihihihi…
https://secure.loder.in/nph-viet.s/00/http/www.quanlambao.blogspot.com/
– “Tín: Thế à? Hi hi.”
– Chị Năm: Thế..! hihihihi…
Bài viết và các còm đều rất hay và đáng suy ngẫm. Cám ơn cả nhà.
Thêm một bài.. “dự đoán”..cho câu hỏi của chị Năm…
https://secure.loder.in/nph-viet.s/20/http/www.danchimviet.info/archives/63955