Trang chủ > Đọc sách > Magellan

Magellan

Ai là người đầu tiên dũng cảm dùng tàu đi vòng quanh trái đất từ tây sang đông và chứng minh trái đất tròn?
– Đó chính là Magellan.

Năm 1519-1522, Ferdinand Magellan đã cầm đầu đoàn thám hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới. Một hạm đội gồm 5 tàu với 265 người đã vượt Đại Tây Dương tới bờ biển phía đông của Nam Mỹ.

Họ đã đi theo một eo biển hẹp gần cực nam châu Mỹ và sang được một đại dương mênh mông ở phía bên kia. Suốt quá trình vượt đại dương mênh mông đó, đoàn tàu buồm của Magellan hầu như không gặp một cơn bão đáng kể nào. Ông đặt tên cho đại dương mới đó là Thái Bình Dương. Magellan đã bỏ mạng ở Philippines do trúng tên độc của thổ dân. Đoàn thám hiểm của ông cũng chỉ có 18 người sống sót trở về được tới quê hương. 247 người bỏ mạng trên tất cả các vùng biển và các hòn đảo trên thế giới vì những nguyên nhân khác nhau. Nhưng thành công lớn nhất mà chuyến đi đạt được là lần đầu tiên con người đã đi vòng quanh thế giới.

Dưới đây là vài đoạn trích từ cuốn Magellan, nguyên tác Stefan Zweig (1938) , bản Việt ngữ Trần Văn Nuôi, NXB Trẻ 1988.

*

Lời tác giả

Một quyển sách có thể ra đời từ nhiều tình cảm rất khác nhau: niềm phấn khởi, lòng biết ơn, sự phẫn nộ buồn phiền. Đôi khi vì mục đích tìm hiểu sự kiện và con người mà ta cầm bút. Cũng có khi để kiếm sống, để tự phê bình. Các tác giả cần biết lý do khiến mình chọn đề tài này nọ, riêng về quyển sách này thì tôi biết rõ vì sao tôi viết. Nó sinh ra từ một tình cảm ít có dịp thấy trong đời nhưng rất mãnh liệt, đó là sự xấu hổ.

Câu chuyện là thế này. Cách nay mười tám tháng, tôi có dịp đi Nam Mỹ, đây là chuyến đi từ lâu mong ước. Tôi biết rằng ở Brazin tôi sẽ được viếng thăm vài ba thắng cảnh vào loại đẹp nhất thế giới và ở Achentina, bạn bè đang dành cho tôi những cuộc gặp gỡ thú vị. Chỉ cầu vậy thôi đã thấy dễ chịu lắm rồi, chuyến đi này lại gặp nhiều may mắn: biển thì lặng tờ không sóng gió, con tàu thì nhanh, thênh thang rộng. Chuyến đi thoải mái làm ta quên đi mọi buồn phiền ràng buộc hàng ngày, và tôi đã tận huởng dịp nghỉ ngơi ấy. Nhưng tự dưng, đâu vào ngày thứ bảy thứ tám gì đó, tôi đâm ra bồn chồn sốt ruột. Cứ mãi bầu từ xanh ấy, cứ mãi mặt biển êm ru ấy! Tự dưng tôi cảm thấy thời gian trôi sao mà chậm chạp. Tôi mong đến bến bờ biết bao, và thế là cái thú êm đềm ấm áp làm tôi đâm khó chịu. Tôi thấy mệt, cứ phải nhìn mãi những khuôn mặt quen thuộc, thấy hết chịu nổi cái cung cách phục vụ đều đều chính xác và bình thản trên tàu. Tiến nhanh lên! Nhanh nữa! Con tàu lịch sự tiện nghi ấy lướt sóng nhanh thế mà tôi cứ thấy nó chạy sẽ sàng thế nào ấy!

Nhưng rồi tôi chợt thấy xấu hổ quá. Làm sao mà lại nghĩ như vậy được chứ? Ở đây anh có mọi thứ. Ban đêm nếu thấy lạnh, anh chỉ cần xoay nút điện, cabin lập tức được sưởi ấm. Ban ngày nếu thấy nóng nực, anh chỉ cần bước một bước, mở quạt máy: mươi bước nữa, bể bơi đang đón mời anh. Tới bữa, anh có thể gọi bất cứ món gì , rượu gì, mọi thứ đều ê hề. Khi thích , anh tìm chỗ vắng để đọc sách , còn muốn giải trí thì trò tiêu khiển đấy, bạn bè khách khứa đấy. Anh có mọi tiện nghi, đủ thứ an toàn, anh biết sẽ tới đâu, mấy giờ tới, anh sẽ được đón tiếp ân cần, và từ Luân Đôn Paris, Buenos Aires, và New York, người ta biết chính xác con tàu anh đang có mặt ở điểm nào trên trái đất. Hãy nhớ lại người xưa đi biển như thế nào. Hãy so sánh chuyến đi này với những chuyến đi của các nhà hàng hải táo tợn đã tìm ra các đại dương. Hãy hình dung, bằng những chiếc thuyền buồm thảm hại, họ đã lao vào khoảng vô biên như thế nào. Không rõ đường đi, mất hút trong đêm tối, phơi mình giữa hiểm nguy mưa nắng, giữa đói khát bệnh tật. Đêm không có ánh sáng, nước uống mặn chát trong thùng gỗ, thức ăn là những mẩu bánh khô cứng như đá với mỡ muối, mà đôi khi cũng chẳng có, phải nhịn đói dài dài. Không giường không đệm, nóng như thiêu, rét như cắt và thêm nữa, cầm chắc rằng mình bơ vơ, hoàn toàn trơ trọi giữa sa mạc nước mênh mông. Năm này tháng khác, người nhà chẳng biết họ đang ở đâu và cả họ nữa họ cũng chẳng biết mình đang tới đâu. Cái đói kề vai họ, cái chết bao quanh họ. Họ biết là không ai có thể tới cứu họ, không có cánh buồm nào tiến về phía họ trên mặt biển xa lạ kia. Không ai đưa họ ra khỏi cơn tuyệt vọng hoặc báo giùm tin họ đã chết. Chỉ cần nhớ lại những chuyến đi ấy thôi, là tôi đã thấy xấu hổ biết chừng nào.

Cái ý nghĩ này ám ảnh tôi suốt chuyến đi. Tôi nghĩ tới các vị anh hùng vô danh ngày ấy. Tôi muốn biết thêm về họ, và những chiến công đã từng làm tim tôi xao động khi tôi còn bé. Tôi tới thư viện dưới tàu tìm đọc vài quyển sách. Trong những thiên anh hùng ca ấy, chuyến đi của Ferdinand Magellan làm tôi xúc động nhất, chuyến đi khởi hành từ Séville trên năm chiếc thuyền buồm với ý đồ đi vòng quanh trái đất, chuyến phiêu lưu huy hoàng vào bậc nhất trong lịch sử loài người, chuyến đi của hai trăm sáu mươi lăm con người quả cảm, khi về chỉ còn mười tám. Mười tám người trên một con thuyền rệu rã nhưng với ngọn lửa chiến thắng chất cao trên đỉnh cột buồm. Những quyển sách trên tàu chẳng cho tôi biết mấy về Magellan, cho nên khi trở về Âu châu, tôi tiếp tục tìm tòi, rất ngạc nhiên về những điều hiểu biết quá ít ỏi chung quanh chuyến đi ấy và nhất là sự bấp bênh của chúng. Tôi nghĩ rằng muốn cắt nghĩa cho mình hiểu rõ điều gì, tốt nhất là hãy tìm cách cắt nghĩa cho người khác hiểu.

Cuốn sách này đã ra đời như vậy, thú thật rằng nó đã làm cho tôi ngạc nhiên. Khi thuật lại chuyến đi một cách chính xác theo tư liệu thu thập được, tôi luôn có cảm giác đang thuật lại một câu chuyện do chính tôi bịa ra, đang thuật lại một trong những giấc mơ lớn nhất của loài người. Bởi, không gì sâu sắc hơn một sự thực có vẻ như là không thực trong các sự kiện lớn của lịch sử, vì chúng vượt quá xa tầm cỡ thông thường, chúng luôn chứa đựng một cái gì đó rất khó hiểu, khó tin. Nhưng chính là nhờ những điều khó tin như vậy mà nhân loại tìm lại được lòng tin tưởng nơi mình.

*

Đoạn này kể về việc “bắt cóc” thổ dân:

(…)
Chính vì thiếu cảnh giác như vậy mà những đứa con của thiên nhiên đã lâm nguy. Cũng như Christophe Colomb và nhiều nhà thám hiểm khác, Magellan được Trụ sở Hợp đồng giao nhiệm vụ phải đem về không những cây cỏ, khoáng sản mà cả những giống người mới, gặp trong chuyến đi. Nhưng bắt sống một con ngừơi cỡ này cũng khó khăn như bắt một con cá voi bằng cách nắm đuôi nó. Thuỷ thủ cứ loay hoay mãi xung quanh đám người Patagon, cuối cùng họ nghĩ ra một mẹo. Người ta tặng cho hai người trong bọn họ nhiều món quà, nhiều đến nỗi hai tay họ đều bận cầm nắm. Rổi người ta chưng ra một món nữa có tiếng leng keng vui tai, một khúc xiềng. Người ta hỏi họ có ưng đeo vào chân không; hai anh chàng Patagon cười toe gật đầu. Tay vẫn ôm quà tặng, họ tò mò nhìn đám thuỷ thủ quàng vào cổ chân họ những khoanh sắt đẹp phát ra tiếng nhạc, và bỗng- tốc! Họ đã bị khoá chân. Họ bị quật ngã xuống cát, họ la hét giẫy giụa kêu gào thần Sébastos tới cứu- Shakespeare có mượn tên vị thần này- nhưng vô hiệu: Trụ sở Hợp đồng đang cần dùng họ để triển lãm. Giống như một con bò tót thua trận trên đấu trường, họ bị lôi trên cát, đem lên tàu. Tội nghiệp, chỉ sau đó ít lâu, họ lịm dần rồi chết vì thiếu ăn. Những người đại diện cho nền văn minh đã tỏ ra nham hiểm và thế là còn đâu sự hoà hợp giữa những con người.

(…)

*

Chương 13

Người chết bao giờ cũng có lỗi

(06 tháng chín 1521)- Đám đông tụ tập ở Séville- Oviedo viết- để “ngưỡng mộ con tàu quang vinh đã lập một kỳ công chưa từng thấy kể từ khai thiên lập địa”. Họ nhìn mười tám thuỷ thủ, từng người một lên bờ, lảo đảo bước lên đất liền. Trông họ mệt mỏi, yếu đuối, bệnh hoạn, những anh hùng vô danh đã già hẳn đi qua ba năm ghê gớm. Đám đông hoan hô đồng thời thương xót họ.

(…)

Họ quì trên đất, tạ ơn Chúa và các Thánh và họ đọc một hồi kinh cầu nguyện cho thủ lĩnh họ, cùng những người anh em của họ đã khuất bóng. Bao nhiêu người nữa, cũng tại nơi đây, đã từng nhìn đô đốc giương lá cờ lụa vua ban, họ ở đâu rồi? Mất tích trên biển, bị thổ dân giết, chết đói, chết lạnh, bị bắt, bị cầm tù. Chỉ mình họ không hiểu vì sao lại được số mệnh dun rủi cho trở về. Tin tức truyền đi khắp châu Âu, lúc đầu gây ngạc nhiên rồi thán phục cho toàn dân xứ Tây Ban Nha. Từ chuyến đi của Christophe Colomb, chưa từng có sự kiện nào làm người đương thời xúc động đến thế. Bây giờ không ai còn phân vân nữa. Sự nghi ngờ kẻ thù của mọi kiến thức đã bị đánh bại trong lĩnh vực địa lý. Từ khi có một con tàu xuất phát từ bến Séville cứ một mực đi về phía trước và đã trở về nơi xuất phát thì không còn ai cãi được nữa, trái đất đúng là một khối đất tròn, và bốn biển thật ra chỉ là một biển. Khoa địa lý của người Hy Lạp và người La Mã đã lỗi thời rồi. Nhà thờ cũng chẳng còn có thể cãi vào đâu được nữa. Người ta đã xác định hình thù, kích thước trái đất. Những nhà thám hiểm khác rồi đây sẽ tìm ra nhiều chi tiết bổ sung, nhưng hình dạng căn bản của quả đất này, thì Magellan đã khẳng định. Từ đây địa cầu là một khu vực được xác định, và loài người đã chiếm lĩnh khu vực này. Từ cái ngày đáng nhớ ấy, Tây Ban Nha thấy hãnh diện. Dưới lá cờ ấy, Christophe Colomb mở đầu công trình phát hiện thế giới; dưới lá cờ ấy, Magellan kết thúc công trình này. Trong vòng một phần tư thế kỷ, loài người tự biết về mình hơn là trong hàng ngàn năm trước và con người ta nhận ra rằng loài người đang bước vào một thời kỳ mới: thời kỳ hiện đại.

(…)

Thường khi, chính cái chết lại cho ta hiểu điều bí mật sâu kín nhất về nhân cách một con người. Lúc ý đồ của Magellan được thực hiện, chính là lúc tấn bi kịch của đời ông bộc lộ rõ nhất. Con người khắc khổ, kín đáo, câm lặng ấy là một con người hành động, dám đưa tất cả thử thách, ngay cả sinh mệnh của mình để thực hiện một ý đồ. Ý đồ ấy, ông chọn để mà thực hiện, không phải để tìm một thú vui. Công trình do ông thực hiện, kẻ khác được hưởng vinh quang và bổng lộc. Định mệnh hết sức khắc nghiệt đã đối xử với ông như ông từng đối xử với mọi người, mọi sự. Định mệnh chỉ ban cho ông một điều, cái điều ông hướng đến bằng tất cả sức mạnh của tâm hồn: tìm ra con đường để đi vòng quanh thế giới. Nhưng đi cho trọn con đường ấy, thì định mệnh không cho phép. Ông chỉ được phép ngắm vòng hoa chiến thắng và cầm lấy trên tay, còn khi ông định đặt nó lên đầu, thì định mệnh bèn nói: “Đủ rồi!”, và hất vòng hoa xuống đất.

Đọc lại di chúc của ông sau cái chết, ta mới thấy não lòng làm sao! Những gì ông thác lại đều bị khước từ. Của cải quy ước trong hợp đồng với nhà vua, vợ con ông không hề được hưởng. Những dự liệu, những thu xếp hết sức sáng suốt, tỉ mỉ của ông cũng chẳng ai thèm để ý tới. Những đồng tiền vàng góp cho nhà nguyện, của bố thí cho kẻ khó, cho tu viện, cho bệnh viện chẳng có ai chịu góp giùm ông vì không có ai nhận thực hiện di chúc.

(…)

Nhưng bi thảm hơn, công trình mà ông dâng trọn cuộc đời để thực hiện, công trình ấy dường như cũng phù du nốt. Magellan muốn chiếm vùng đảo gia vị cho vương quốc Tây Ban Nha và ông đã làm được điều ấy. Nhưng sứ mệnh thiêng liêng của ông đã kết thúc một cách khôi hài: Charles Quint bán lại các hòn đảo ấy cho Bồ Đào Nha lấy số tiền ba trăm năm mươi ngàn ducat vàng. Con đường ông tìm ra, gần như chẳng có ai dùng, nó không đem lại lợi lộc gì. Sau khi ông chết, những ai muốn qua đó đều thất bại, tàu thuyền của họ đều bị lạc lối. Eo biển ấy, hơn mấy chục năm sau chẳng ai dám qua. Người Tây Ban Nha ưng dùng con đường qua Panama hơn, mặc dù việc vận chuyển qua đất liền rất tốn kém. Eo biển Magellan lúc đầu dược toàn thế giới hoan hỉ chào mừng, nay từ từ rơi vào quên lãng.

(…) Đấy là con đường mà Magellan và bao người từng nghĩ là con đường huyết mạch nối liền Châu Âu với phương Đông. Sau cùng, vào mùa thu năm 1913, khi Tổng thống Mỹ Wilson nhấn nút điện mở đập tràn của con kênh Panama nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, thì eo biển Magellan quả tình đã trở nên vô nghĩa. Số phận của nó được định đoạt: nó chỉ còn là một khái niệm lịch sử và địa lý.

Nhưng lợi ích vật chất của một công trình đâu có làm nên giá trị đích thực của nó. Một con người đem tặng nhân loại một điều hiểu biết mới, thúc gịuc nhân loại nghĩ ra thêm điều gì mới, con người ấy mới thực sự làm giàu cho nhân loại. Về phương diện này, chiến công của Magellan vượt lên trên tất cả mọi chiến công trong thời ông. Hành trình của năm con tàu bé bỏng ấy đúng là cuộc Thánh chiến của nhân loại tiến công vào thành trì của U Mê. Nó là bất tử. Cũng bất tử, tên tuổi của con ngưuời đã vạch ra và thực hiện được một ý đồ to lớn đến thế. Bởi, khi tìm ra được kích thước quả đất từ ngàn đời tìm kiếm, thì con người đã tìm ra được kích thước của chính mình. Chiến thắng được không gian, nắm được tầm cỡ trái đất, con người vui mừng nhận ra tầm cỡ của chính mình. Chiến công của Magellan một lần nữa chứng minh rằng, bằng cuộc đời ngắn ngủi bé mọn của mình, con người có thể biến những gì hàng trăm thế hệ trước coi như giấc mơ trở thành hiện thực, trở thành chân lý muôn đời…

———————————–

(*) Stefan Zweig (1881-1942) là một nhà văn người Áo. Ông cũng là nhà viết tiểu sử danh nhân, nhà viết luận văn, nhà thơ, kịch gia nổi tiếng thế giới. Ông đã đưa phân tâm học của S. Freud vào sáng tác của mình nhằm phân tích sâu sắc tâm lý nhân vật. Quan niệm của mình về văn học nghệ thuật được ông tóm tắt bằng câu nói: “Cái sáng tạo là cái có giá trị nhất trong những cái có giá trị, cái có ý nghĩa nhất trong những cái có ý nghĩa.”

Chuyên mục:Đọc sách Thẻ:
  1. Võ Trung Tín
    15/05/2012 lúc 11:29

    Trời..trời..!!! Trời nóng nực gần chết, tranh thủ ghé vào nhà nghỉ..mát, nào dè gặp entry ” very very hot” này, ròm em muốn…xỉu luôn đó chị Năm ơi!!!! Chị Năm post bài…căng à nghen!!!!!
    Thôi, ròm em đặt cục gạch giữ chổ…đọc và còm sau dzậy..!!!!!
    Em..biến…đêêê…chị Năm ơi….

    • Trần thị Bảo Vân
      16/05/2012 lúc 12:49

      Phay Van :Văn của Stefan Zweig phải đọc kỹ mới thấy hay em à.

      Chị Năm: Đọc Văn Học dịch, Theo em, quan trọng là “thẩm cảm”..cái nền…”hồn văn hoá” trong cốt cách văn phong dịch của người dịch giả nữa, đúng không chị?
      Hồi còn ở nhà, nói thật, em không thể nào.. “ngửi” cho nổi cái văn phong dịch của các ông dịch giả ở miền Bắc, chẳng hạn như mấy ông:
      – Quang Thặng, Hồng Hà, Hữu Lễ, trong tác phẩm “La guerre des Femmes” của Alexandre Dumas.
      – Các dịch giả của nhà xuất bản Văn Học, trong tác phẩm “Au bonheur des dames” của Emile Zôla.
      – Các dịch giả Huỳnh Lý, Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn, Đỗ Đức Hiếu trong tác phẩm ” Les Miserables” của Victor Hugo.
      – Dịch giả Huy Phương, trong tác phẩm ” Le vieil homme et la mer” bản tiếng Pháp của Jean Dutourd, dịch từ nguyên bản “The old man and the sea” của Ernest Hemingway
      ….v.v…..
      Tóm lại, cá nhân Út thấy rất “khó chịu” và từ đó “khó cảm thụ” văn phong của các dịch giả xuất thân ở miền Bắc trước 1975.
      Út rất thích văn hoá văn phong dịch của dịch giả học giả Nguyễn Hiến Lê…

    • Võ Trung Tín
      16/05/2012 lúc 21:53

      Chị Năm: Hồi còn học phổ thông ròm em cũng hay “bày đặt” đọc truyện lắm, nhưng bây giờ thì..bó tay, vì có ít thời gian đọc quá!
      Về Stefan Zweig, thì ròm em nhớ loáng thoáng là trước đây đã có đọc truyện “24 giờ trong đời một người đàn bà”, nhưng đâu chỉ có đọc khoảng 1/3 truyện thôi..rồi bỏ luôn…hihihihihi…
      Tánh em thì…”đánh nhanh rút gọn”, chị Năm khuyên..đọc kỹ, chắc ròm em …thua non! hihihihi…

    • Võ Trung Tín
      17/05/2012 lúc 23:54

      Phay Van :Chị cũng không đủ can đảm đọc hết “24 giờ trong đời một người đàn bà

      Chị Năm: – Why?

      Dzậy mà chị Năm khuyên ròm em..”Văn của Stefan Zweig phải đọc kỹ mới thấy hay em à ”
      Chị Năm muốn…”diễn biến hoà bình”…ròm em..chứ gì? hihihihihih…

  2. 15/05/2012 lúc 20:31

    Có một người cũng đi vòng quanh thế giới (Đúng ra là gần khắp thế giới).
    Sau đó cũng đưa bao nhiêu người vào một chuyến phiêu lưu. Nhưng không biết bao giờ mới cặp bến, và còn lại bao nhiêu người …

    • Võ Trung Tín
      15/05/2012 lúc 22:06

      “…và còn lại bao nhiêu người…”…bị gò ép, buộc…chui vào cái đường hầm tối thui…nền kinh tế thị trường định hướng xhcn…”xán lạn” cuối đường hầm tối đen thui như đêm 30 tết!

      • 16/05/2012 lúc 08:11

        Tín: ông Magellan này cũng độc tài lắm đó em. Ông từng sát hại những kẻ không tùng phục hoặc bỏ họ lại trên hoang đảo.

      • Võ Trung Tín
        16/05/2012 lúc 22:02

        Phay Van :Tín: ông Magellan này cũng độc tài lắm đó em. Ông từng sát hại những kẻ không tùng phục hoặc bỏ họ lại trên hoang đảo.

        Vào thời kỳ này ( TK 14-15 ) còn chế độ nô lệ, thì ông chủ nào cũng độc tài, và nắm mọi quyền sinh sát với gia nhân, tuỳ tùng của họ trong tay mà, đúng không chị Năm?

      • 17/05/2012 lúc 09:48

        Tín: Trên bản đồ em thấy Magellan đi hoài xuống phía tây nam mà không hết cái Châu Mỹ Latin không. Cứ gặp đất liền hoài, trong khi điều họ mong muốn là đại dương. Điều này làm cho một số người nghi ngờ, rồi tỏ ý bất hợp tác (vào một chuyện họ cho là vô vọng), rồi họ… làm phản.

    • 17/05/2012 lúc 11:44

      Câu này Phay Van nói chưa chính xác ! đúng ra là dân xứ đó đang hưởng một nền dân sinh gấp cả ngàn lần mấy dân xứ … giãy chết ! ( không tin hỏi bà phó Doan mà coi )

  3. Võ Trung Tín
    15/05/2012 lúc 21:57

    “Cái sáng tạo là cái có giá trị nhất trong những cái có giá trị, cái có ý nghĩa nhất trong những cái có ý nghĩa”
    Căn cứ vào cái mệnh đề mà ông Stefan Zweig đưa ra, thì không biết cái…”Nền kinh tế thị trường định hướng xhcn”…hiện nay của các ông “thần nước mặn” nhà mình đưa ra…là một “quái tạo” hay “sáng tạo”… dzậy chị Năm?! hihihihi..

    • Võ Trung Tín
      16/05/2012 lúc 22:12

      Chị Năm tin không?
      – Em có..chiêu “kê tủ đứng vào họng”..mấy tay có “củ sọ đậu tương” này!
      Ròm em..cóc..sợ đâu! hihihihihi

    • Võ Trung Tín
      17/05/2012 lúc 23:53

      Chị Năm: Hôm trước em vui vui có nói một ý: ” Không nên “ngây thơ” húc đầu vào tường, mà phải khôn ngoan..né né.., và cái né né..này, không phải là sợ, là khiếp sợ…”

      Vì vậy, với công thức:độc tài + bạo lực = ccvs, thì ròm em có..”chiêu độc” là: ” lợi dụng và sử dụng nghệ thuật: DÒNG NƯỚC CHẢY! ”
      Chị Năm có nghe và biết nghệ thuật của..”chiêu thức”..này chưa? hihihihihi…

    • Võ Trung Tín
      18/05/2012 lúc 22:11

      Phay Van :Chưa nghe Tín ơi. Nó là cái gì vậy? Nước gì chảy?

      Đố chị Năm…NƯỚC mềm hay..cứng? hihihihihi…

  4. Võ Trung Tín
    15/05/2012 lúc 21:58

    VÌ TRÁI ĐẤT TRÒN

    Tại cuộc điểm danh buổi sáng, Đại đội trưởng hỏi:
    – Tại sao cả đại đội xếp hàng cong vòng thế kia?!
    – Báo cáo Đại đội trưởng: vì trái đất tròn…ạ!
    – Ai nói vậy hả?
    – Thưa…Cô-péc-ních nói ạ.
    – Yêu cầu Cô-péc-ních bước ra khỏi hàng.
    – Báo cáo Đại đội trưởng Cô-péc-ních…chết lâu rồi ạ.
    – Thế tại sao không ai báo cáo với tôi việc này?!
    – ?????

    • 16/05/2012 lúc 08:16

      Ơ… thế… Cô-péc-ních chết thật rồi hở em?

      Bi kịch của chuyến hải hành của Magellan là đây, em ạ:
      … vào mùa thu năm 1913, khi Tổng thống Mỹ Wilson nhấn nút điện mở đập tràn của con kênh Panama nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, thì eo biển Magellan quả tình đã trở nên vô nghĩa. Số phận của nó được định đoạt: nó chỉ còn là một khái niệm lịch sử và địa lý.

      • Võ Trung Tín
        16/05/2012 lúc 21:51

        ” Ơ…thế…Cô-péc-ních chết thật rồi hở em? ”

        Chị Năm hỏi ròm em, thì ròm em biết hỏi..ai đây?
        Thôi, để em phone hỏi…anh Năm..nghen..! hihihihihi..

      • Võ Trung Tín
        17/05/2012 lúc 23:59

        Anh Năm bảo:
        – QUAY LẠI HỎI CHỊ NĂM EM ĐI ! MẤY HÔM NAY CHỊ NĂM CỦA EM “TUYỆT THỰC” KHÔNG NẤU CƠM NƯỚC GÌ CẢ, LÀM ANH ĐÓI MUỐN XỈU…LUÔN, ĐÂU CÓ NHỚ CÁI GÌ ĐÂU !!!!

      • Võ Trung Tín
        18/05/2012 lúc 22:09

        Công nhận chị Năm…”thù dai”..anh Năm ròm em thiệt đó nghen!!!! hihihihihi…
        Anh Năm ơi..là anh Năm, anh làm gì mà để chị Năm..”thù dai”..dzữ dzậy..anh Năm???!!!! huhuhuhuhuhu…

      • Võ Trung Tín
        19/05/2012 lúc 15:48

        Chị Năm sử dụng tuyệt chiêu..đánh trống lảng..hay ghê hén?!

  5. Đinh Thành
    16/05/2012 lúc 11:34

    “Số phận của nó được định đoạt: nó chỉ còn là một khái niệm lịch sử và địa lý”
    Vì…” ai muốn qua đó đều thất bại, tàu thuyền của họ đều bị lạc lối…”

    Đúng thế! Bởi các nhà khoa học hàng hải thế giới đã khẳng định: ” Eo biển Magellan tuy là một phát kiến địa lý mới, một tuyến hàng hải quan trọng, là cầu nối giữaTBD và ĐTD, nhưng, đây lại là một tuyến đường khó đi bởi hướng gió luôn thay đổi khó lường, hải lưu cũng như độ hẹp của eo biển này…”

    • 16/05/2012 lúc 20:06

      Bác Đinh Thành: dạ, phát kiến địa lý này của Magellan có kết quả nhưng không có hiệu quả. Sau này có một cái tương tự, đấy là chủ nghĩa Marx…

  6. 17/05/2012 lúc 13:26

    văn học dịch mà hay quá thì nó đã bị bản xứ hóa rồi ! Phải có cái ngô nghê chút mới cảm nhận được cái hay của nó.
    Giống như người ta nói thế này :
    ” Rất hân hạnh mời bà ngồi ” đó là người Việt.
    Nhưng nếu dịch theo nghĩa của tiếng nước ngoài hơi ngô nghê thế này :” cái ghế của tôi rất vui mừng được ôm cái mông của bà ” thì cảm giác mới ….. sướng !
    Nói thật là lão hâm dốt nát cái vụ văn chương nên rất thích thưởng thức văn học dịch qua ngôn từ chưa được bản địa hóa !

    • 17/05/2012 lúc 13:57

      Em copy tặng bác Trà bài này. Khi nào rảnh bác đọc nhé.

      Bàn về dịch thuật – Cao Xuân Hạo

      Trong hàng trăm cuốn sách về dịch thuật được xuất bản từ trước đến nay ở nhiều nước, không còn ai không nhất trí với những tác giả có tri thức chuyên môn về ngành này: một bản dịch phải trung thành về mọi phương diện với nguyên bản, kể cả giá trị nghệ thuật (và có thể nhấn mạnh thêm: nhất là về giá trị nghệ thuật).
      Vì nếu nguyên tác là một tuyệt tác của văn chương nhân loại cổ kim, mà bản dịch lại là một thứ văn viết dở đến nỗi chẳng ai buồn đọc, thì không có cách gì nói rằng đó là một bản dịch “trung thành” được, dù nó có công phu đến đâu, có theo sát nguyên tác đến đâu chăng nữa.
      Nhân thể cũng xin nói ngay rằng dịch thuật sát từng chữ là cách tốt nhất để dịch sai và dịch dở. Và chính vì quan niệm sai về nghệ thuật dịch thuật mà các nhà nho Trung Quốc đặt bày ra ba cái tiêu chuẩn tín, đạt, nhã ngớ ngẩn kia. Sở dĩ họ thấy cần thêm vào hai cái chữ bậy bạ kia chính là vì họ hiểu nghĩa chữ tín là “sát từng chữ”. Cho nên họ thấy phải thêm đạt, để nói rằng bản dịch phải đạt được những yêu cầu về ngữ pháp, về văn phong, về tu từ học của thứ tiếng được dùng để dịch thuật. Nhưng chẳng lẽ một bản dịch trong đó dịch giả viết sai ngữ pháp, vụng về về văn phong, vô vị về tu từ, lại có thề gọi là “trung thành” với nguyên tác được?
      Nhưng buồn cười hơn cả là chữ nhã. Sao một bản dịch lại nhất thiết phải nhã ? Chẳng lẽ nguyên tác được viết với một văn phong thô lỗ, cục cằn, sù sì (một cách có chủ ý) lại phải dịch thuật thành một văn bản tao nhã, chải chuốt, ngọt ngào ? Nếu thế thì còn đâu là tín (trung thành)?
      Ở nước ta có một học giả chuyên về văn học Trung Quốc là GS. Trương Chính, đã từng dịch thuật nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn, có nói một câu chí lý về phương pháp dịch thuật. Thay vì nhắc lại ba tiêu chuẩn tín, đạt, nhã mà ông thuộc hơn bất kỳ ai, ông viết: Cách tốt nhất để dịch thuật cho đúng và cho hay một câu tiếng nước ngoài sang tiếng Việt là thử hình dung xem trong một hoàn cảnh tương tự người Việt sẽ nói như thế nào, viết như thế nào.
      Theo tôi, câu nói này tóm tắt được một cách hết sức chính xác tất cả cái công việc phức tạp và khó khăn mà người dịch thuật phải thực hiện cho được.
      Hồi chúng tôi dịch thuật Chiến tranh và Hòa bình của L. Tolstoy, bản tiếng Pháp đầu tiên mà chúng tôi dùng để tham khảo là bản dịch của Henri Mongault, bản có tiếng nhất và được tái bản nhiều lần nhất ở Pháp. Nhưng khi chúng tôi đọc lời nói đầu của dịch giả, chúng tôi đâm nghi, vì những lời chê bai quá nặng nề của Mongault đối với tác giả, người mà cả thế giới tôn sùng như một đại văn hào. Mongault nói rằng “Tolstoy không biết cách viết văn”, rằng “Chiến tranh và Hòa bình giống như một con gấu mới đẻ chưa được mẹ nó liếm cho sạch (un ours mal léché)”, “có quá nhiều chỗ viết lủng củng, văn bất thành cú”, cho nên “người dịch buộc lòng phải sửa lại nhiều câu, nhiều đoạn, và thậm chí phải bỏ hẳn những đoạn không thể nào chấp nhận được”.
      Dịch giả ấy quên mất rằng cái mà công chúng độc giả cần là đọc Tolstoy, chứ không phải đọc H. Mongault, dù dịch giả này viết văn hay hơn Tolstoy đến đâu chăng nữa, và những lời chê bai của ông có chính xác đến đâu chăng nữa, thì đó cũng không phải là việc của ông ta. Việc của ông ta là dịch thuật cho trung thành, có thế thôi. Nếu đã thấy Tolstoy chưa biết viết văn, thì đừng dịch thuật Tolstoy nữa, cho nó đỡ phí công.
      Về sau chúng tôi tìm được một bản dịch tiếng Pháp tốt hơn nhiều, của một dịch giả người Nga, Elizabeth Guertik, cũng được một nhà xuất bản lớn của Pháp ấn hành. Đối chiếu hai bản dịch, chúng tôi thấy bản sau không sửa hay bỏ đoạn nào, cũng không thấy có đoạn nào cho thấy tác giả “không biết viết văn”. Riêng có đoạn sau đây đáng cho chúng ta suy ngẫm về cách dịch.
      Trong thiên nói về trận Borodino có đoạn tả một đoàn xe chở thương binh từ tiền tuyến về, trong đoàn xe có một lão đánh xe tên là Tit (chép đúng chính tả tiếng Nga hay tiếng Pháp cũng thế). Những người đánh xe khác trong đoàn tải thương cứ gọi tên ông Tít lên mà trêu đùa. Nguyên bản tiếng Nga là :
      – Tít ! Ê Tit, stupaj molotit’! (và sau đó cả đoàn xe cười phá lên)
      Bản tiếng Pháp của H. Mongault dịch đúng nghĩa của câu tiếng Nga là:
      – Tit ! Eh Tit, vas battre le blé! (= Tit ơi! Hãy đi mà đập lúa đi!)
      Bản tiếng Pháp của E. Guertik dịch khác hẳn nguyên bản:
      – Tit ! Eh Tit, vas voir ta petite! (= Tít ơi! Hãy đi thăm bồ nhí đi)
      Tại sao có sự khác nhau này trong cách dịch của hai dịch giả?
      Nếu dịch như H. Mongault thì câu tiếng Pháp chuyển đạt hoàn toàn đúng nghĩa của câu tiếng Nga. Vậy thì tại sao E. Guertik lại dịch khác đi như vậy? Câu trả lời chẳng có gì khó tìm, nếu chú ý đến tiếng cười rộ của cả đoàn xe. Vậy họ cười vì cái gì ? Vì sự trùng lặp (ngẫu nhiên) giữa cái tên của ông Tít và âm tiết cuối (có trọng âm) của chữ molotit’. Dịch giả Nga có quan tâm đến chi tiết này, trong khidịch giả Pháp thì không.
      Nhưng nếu không có cái chi tiết tưởng như vụn vặt ấy, thì làm sao cắt nghĩa được tiếng cười rộ lên trong đoàn xe tải thương? Bản dịch của E. Guertik hơn bản của Mongault chính là ở chỗ như vậy.
      Cho nên chúng tôi đã bắt chước cách làm của bản Guertik, đi tìm một từ đồng âm với Tít, chứ không thấy cần dịch đúng nghĩa câu stupai molotit’ trong tiếng Nga như Mongault đã làm. Trước người dịch thuật có khi có những trường hợp phải chọn một trong hai cách dịch: hy sinh cái gì không cần thiết để giữ lại cái gì cần thiết hơn.
      Ở đây, noi theo gương của Guertik, chúng tôi đã dịch câu trên bằng câu:
      – Ông Tít! Ông Tít ơi, mắt ông nhắm tít!
      Như vậy chúng tôi đã chọn cách hy sinh phần nghĩa để giữ lại phần âm là phần quan trọng hơn, vì chính phần này gây nên tiếng cười của những người đánh xe tải thương trong đoạn truyện.
      Những sự lựa chọn như thế thường thấy trong những trường hợp hình thức âm thanh có một vai trò nổi trội hơn cả ý nghĩa, chẳng hạn trong thơ hay trong ca dao và tục ngữ.
      Sức thuyết phục của những câu tục ngữ sở dĩ có được, một phần lớn là nhờ hiện tượng hiệp vần và song đối trong loại văn bản này.
      Ngay như câu Traduttore – traditore vừa dẫn ở đầu bài này (gồm hai danh từ) ta cũng thấy người Pháp khi dịch đã phải chuyển thành hai vị từ (verbes): Traduire, c’est trahir để giữ lại phần hình thức (phép hiệp vần): nếu người Ý muốn cho -ore hiệp vần với –ore, thì người Pháp cũng muốn cho -uire hiệp vần với -ir: ở đây đặc trưng ngữ pháp (từ loại) bị hy sinh cho phép hiệp vần.
      Có lẽ trong thơ phần hình thức (âm hưởng, khổ thơ) lại còn quan trọng hơn nữa. Tôi không bao giờ quên được những câu thơ lục bát đậm đà hương vị ca dao mà bạn tôi, nhà thơ Thúc Hà1 đã dùng để dịch những câu dân ca Nga mà A. S. Pushkin dùng làm đề từ trong truyện Con gái viên đại úy mà tôi đã dịch phần văn xuôi:
      Êm thay buổi mới làm quen,
      Xinh xinh cô gái dịu hiền bên ta;
      Buồn thay cái phút lìa xa,
      Buồn như ta với hồn ta giã từ.
      Giả sử mấy câu này mà dịch bằng văn xuôi thì đoạn đề từ này sẽ mất ít nhất là một nửa thi vị của nó. Và mặc dầu thơ lục bát rất đậm màu ca dao Việt Nam, mấy câu trên cũng vẫn không có chút gì lạc lõng trong văn cảnh dân ca Nga, tuy Thúc Hà đã bám rất sát vào nghĩa nguyên văn.
      Dù sao, những vấn đề liên quan đến dịch thơ cũng rất khác những vấn đề được đặt ra cho việc dịch văn xuôi, vì theo lý thuyết của R. Jakobson, thi ca có một chức năng không giống như ngôn ngữ văn xuôi mà ta sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Văn xuôi mà chúng ta, cũng như ông Jourdain trong vở hài kịch Trưởng giả học làm sang của Molière, sáng tác hàng ngày một cách vô thức và hồn nhiên, thi ca là một nghệ thuật mà bí quyết nằm trong việc: “phóng chiếu trục tương đồng lên trục tiếp nối”2.

      Như vậy tất cả những điều đã nói trên đây đều chỉ có thể có giá trị ít nhiều trong lĩnh vực dịch thuật văn xuôi. Và ở đây chúng tôi cũng chỉ nói đến “trực dịch” hiểu theo nghĩa hẹp nhất, chứ không nói đến những thể loại khác cũng hay được gọi bằng những thuật ngữ như “dịch”, “phiên dịch”, “phỏng dịch”, “phóng tác”, “thuật lại”, “kể lại”, “chấp bút” v.v…

      _Cao Xuân Hạo _

    • Trần thị Bảo Vân
      17/05/2012 lúc 21:20

      trà hâm lại :văn học dịch mà hay quá thì nó đã bị bản xứ hóa rồi ! Phải có cái ngô nghê chút mới cảm nhận được cái hay của nó.Giống như người ta nói thế này :” Rất hân hạnh mời bà ngồi ” đó là người Việt.Nhưng nếu dịch theo nghĩa của tiếng nước ngoài hơi ngô nghê thế này :” cái ghế của tôi rất vui mừng được ôm cái mông của bà ” thì cảm giác mới ….. sướng !Nói thật là lão hâm dốt nát cái vụ văn chương nên rất thích thưởng thức văn học dịch qua ngôn từ chưa được bản địa hóa !

      Bác Trà hâm lại kính mến,
      Cái còm của bác, khiến út con nhớ lại một đoạn trong cuốn “Luyện Văn” của Nguyễn Hiến Lê, ông khuyên học sinh, và mọi người khi viết văn – Út con trích đoạn này nghen- :

      ” – Đừng cầu kỳ: Con mèo thì gọi là con mèo, đừng gọi là “ông Kẹ của loài chuột. Cũng đừng gọi chiếc đồng hồ là ” người bạn thân thiết luôn luôn nhắc nhở ta làm việc”…
      Lối văn đó rởm lắm, chỉ làm cho độc giả cười thôi.
      Molière đã có viết một vở hài kịch, có những câu… để chế giễu những người nói năng cầu kỳ:

      – Xin bà làm thoả lòng chiếc ghế bành này, nó thèm được ôm bà. ( để nói: Mời bà ngồi )
      – Viên cố vấn về kiều diễm. ( để chỉ tấm gương )
      – Đánh lại đây cho chúng tôi sự tiện nghi của cuộc đàm thoại. ( để nói: kéo ghế lại )
      ……v.v….
      Bạn có…phì cười, khi đọc những câu trên của Molière chế giễu không?
      Bạn bảo chỉ ở thế kỷ 17 bên Pháp mới có những kẻ lố lăng như vậy ư?
      Bạn lầm! Tôi -NHL-, đã được nghe một nhà văn gọi miền Thủ Dầu Một là…”Cái dĩa tráng miệng của Nam Việt”…đấy!
      Vì vậy khi viết, hãy chú ý… đừng cầu kỳ!….”

  7. Trần thị Bảo Vân
    17/05/2012 lúc 21:17

    Phay Van :Nguyễn Hiến Lê thì lại hay dịch thoát ý, tuy rằng ông dịch rất hay. Miền Nam còn có dịch giả Minh Quân nữa, không biết em có đọc?Các dịch giả miền Bắc thì chị thích Cao Xuân Hạo, Dương Tường.Thôi thì… rán học ngoại ngữ đi rồi đọc bản gốc luôn nhé.

    Chị Năm: Dạ. với dịch giả Minh Quân, thì Út có đọc tác phẩm “Uncle Tom’s Cabin” của Harriet Beecher Stowe, do bà dịch, Út rất thích.
    Sau này Út cũng có đọc lại tác phẩm này qua một bản dịch khác của dịch giả miền Bắc Đỗ Đức Hiểu, cá nhân Út thấy…cũng được, nhưng rõ ràng không hay và thanh thoát bằng văn phong dịch của nữ dịch giả Minh Quân.
    Phần Út cảm thấy “khó chịu” nhất, khi đọc văn dịch của các dịch giả miền Bắc, đó là..đọc các từ phiên âm “hổng giống ai”, chẳng hạn tên tác giả tác phẩm này Harriet Beecher Stowe, được phiên âm “Ha-ri-ét Bít-chơ Xtô”…

    • chinook
      18/05/2012 lúc 03:05

      Dịch rất khó , đòi hỏi người dịch thông thạo hai ngôn ngữ, hiểu biết về văn hóa của hai xã hội vì mỗi ngôn ngữ đều có những cách nói, điển cố …. riêng, và chính những yếu tố riêng và đặc thù đó làm nên giá trị của tác phẩm.

      Theo tôi, những bản dịch thành công nhứt là những bản dịch thoát, trừ những bản dịch ngắn của Nguyễn văn Vĩnh à Pham Quynh.

      Vì không biết tiếng Nga, nên tôi không dám nhận xét gì về những bản dịch từ tiếng Nga, nhưng đọc một vài bản dịch từ tiếng Pháp hay Anh, tôi hãi hùng.

      Nhiều người còn cố dịch thơ. Tôi đã từng đọc bản dịch thơ Hồ xuân Huơng của hai Ông tiến sĩ, một My một Việt.

      Từ “bồ” trong câu ” Công đức sư ông được mấ bồ’ được dịch là buddies.
      Quả thực các Ông ấy can đảm.

      • Phạm Sơn
        18/05/2012 lúc 11:42

        Qua trò chuyện trao đổi của Bác trà, Bác chinook, cô Phay van và cháu Bảo Vân, tôi xin giới thiệu bài viết này, mọi người đọc tham khảo: ” DỊCH VÀ GIỚI THIỆU VĂN HỌC CỔ VIỆT NAM – Thiếu Khanh “

      • 18/05/2012 lúc 20:04

        Dạ, cảm ơn bác Phạm Sơn đã giới thiệu bài viết.

      • chinook
        18/05/2012 lúc 13:04

        Cám ơn Bác Phạm Sơn đã giới thiệu một bài viết rất ly thú

        Tác giả Thiếu Khanh đề cập đến người La mã đã dịch thơ Hi Lạp.

        Thực ra văn hóa La mãv à Hi lạp rất gần nhau, cũng như Trung Hoa với Vietnam hay Nhật , hoặc Đại hàn nên ngôn ngữ cũng rất gần.

        Tương tự Anh và Pháp. Dịch nhưng ngôn ngữ gần nhau thì còn khả dĩ nhưng vẫn mất đi nhiều lắm. Lucky Luke và Les aventures d’Asterix là hai bộ chuyện tranh nổi tiếng của Pháp , làm say mê bao độc giả các quốc gia nói tiếng Pháp (Francophone) , nhưng dịch ra tiếng Anh thì là một thất bại hoàn toàn

      • 18/05/2012 lúc 20:02

        Cảm ơn bác Chinook đã nhắc đến bộ truyện tranh nổi tiếng Lucky Luke.

  8. Trần thị Bảo Vân
    17/05/2012 lúc 21:48

    Phay Van :Nguyễn Hiến Lê thì lại hay dịch thoát ý, tuy rằng ông dịch rất hay. Miền Nam còn có dịch giả Minh Quân nữa, không biết em có đọc?Các dịch giả miền Bắc thì chị thích Cao Xuân Hạo, Dương Tường.Thôi thì… rán học ngoại ngữ đi rồi đọc bản gốc luôn nhé.

    Nhân nói về văn hoá văn phong dịch, Út chợt nhớ lại năm ngoái, ở các còm # 99 và # 100 trong entry “Thơ Trần Thị Nguyệt Mai – ngày 25/8/2011″… chị Ba Nguyệt Mai có giới thiệu một bài thơ: “YOUTH” của Samuel Ullman, với lời dịch của Đức Hùng Lê Khánh Long (vietbao online), sau đó chị Hai Nha Trang có còm một bản dịch khác do con gái út của chị sưu tầm (nhưng không biết tên dịch giả).
    Út đọc hai bản dịch mà hai chị kính mến giới thiệu, thì rõ ràng thấy văn phong của bản dịch mà con chị Hai Nha Trang sưu tầm…hay, có hồn và thanh thoát hơn nhiều so với… bản dịch của dịch giả Đức Hùng Lê Khánh Long.
    Út còn nhớ sau đó ít lâu, có Bác Đoan Tran khi còm góp chuyện, cũng xác nhận như thế với chị Ba Nguyệt Mai…, đúng không chị Ba, chị Năm?

    Chị Năm, Út nói thế, để minh chứng cho cái.. “ngửi không vô” của Út, khi đọc văn hoá văn phong văn học dịch của các dịch giả…xuất thân từ lò văn học miền Bắc xhcn…đó chị Năm…! hihihihihi…
    Út có…cực đoan và cố chấp không…chị Năm? hihihihihi

    • Trần thị Bảo Vân
      17/05/2012 lúc 22:06

      À quên, chị Năm ơi! Để tạo sự thú vị và liền mạch, cũng như “minh chứng” trong chuyện trò “linh tinh” về văn hoá văn phong dịch này, Út đề nghị chị Năm copy 2 cái còm # 99 & #100 của chị Ba Nguyệt Mai và chị Hai Nha Trang…vào một phần còm luôn.., được chứ chị Năm?

      • 17/05/2012 lúc 22:48

        Cảm ơn em.
        Đây là còm #99 của Chị Ba:
        Các bạn thân mến,
        Lại bắt gặp một bài thơ hay này nữa, xin chia sẻ với các bạn:
        YOUTH
        By Samuel Ullman (1840 – 1924)
        Youth is not a time of life; it is a state of mind; it is not a matter of rosy cheeks, red lips and supple knees; it is a matter of the will, a quality of the imagination, a vigor of the emotions; it is the freshness of the deep springs of life.
        Youth means a temperamental predominance of courage over timidity of the appetite, for adventure over the love of ease. This often exists in a man of sixty more than a boy of twenty. Nobody grows old merely by a number of years. We grow old by deserting our ideals.
        Years may wrinkle the skin, but to give up enthusiasm wrinkles the soul. Worry, fear, self-distrust bows the heart and turns the spirit back to dust.
        Whether sixty or sixteen, there is in every human being’s heart the lure of wonder, the unfailing child-like appetite of what’s next, and the joy of the game of living. In the center of your heart and my heart there is a wireless station; so long as it receives messages of beauty, hope, cheer, courage and power from men and from the Infinite, so long are you young.
        When the aerials are down, and your spirit is covered with snows of cynicism and the ice of pessimism, then you are grown old, even at twenty, but as long as your aerials are up, to catch the waves of optimism, there is hope you may die young at eighty.
        ****
        TRẺ
        Tác giả Samuel Ullman (1840 – 1924)
        Trẻ không phải là thời gian của đời sống, mà là trạng thái của tinh thần. Trẻ không phải là má hồng, môi thắm, đầu gối dẻo, mà là vấn đề của Ý Thức, là kết quả của Sức Tưởng Tượng, là sức mạnh của Cảm Xúc. Trẻ là sự tươi mát của Suối Xuân Đời.
        Trẻ có nghĩa là sự ngự trị của Can Đảm trên sự e ngại của lòng khao khát, sự ngự trị của Mạo Hiểm trên sự yêu thích nhàn nhã. Điều này thường đến với người ở tuổi sáu mươi hơn với người ở tuổi hai mươi. Không ai già chỉ vì số tuổi. Ta già đi vì nhẫn tâm từ bỏ những Lý Tưởng của chúng ta.
        Năm tháng có thể làm làn da ta nhăn nheo, nhưng từ bỏ Niềm Hứng Khởi làm hồn ta héo tàn.
        Lo Sợ, Không Tự Tin làm tim ta chùng xuống, làm thần thức ta trở về cát bụi.
        Cho dù sáu mươi hay mười sáu tuổi, trong tim của mỗi người có sự mời gọi của Điều Kỳ Diệu, có sự háo hức thơ trẻ muốn biết có gì sắp đến, và niềm vui của Trò Chơi Cuộc Sống. Trong trái tim của bạn, trái tim của tôi, có một trạm vô tuyến; khi nào nó còn nhận những tin Đẹp, Hy Vọng, Lời Ngợi Ca, Lòng Can Đảm và Sức Mạnh từ Con Người và Sự Vô Hạn, khi đó ta còn trẻ.
        Khi những cột thu tín hiệu ngã xuống, khi tinh thần bạn bị bao phủ bằng tuyết Hoài Nghi, bằng đá Bi Quan, đó là lúc bạn già dù khi đó bạn hai mươi tuổi, nhưng khi những cột thu tín hiệu của bạn vẫn dương cao, để bắt những âm ba Hỷ Lạc, có hy vọng bạn chết trẻ năm tám mươi tuổi.
        * Đức Hùng Lê Khánh Long dịch ra Việt ngữ *
        (Nguồn: vietbao online)
        ——————

        Còn đây là còm #100 của Chị Hai:
        @ Mai ơi , Thật là tuyệt !
        Cách đây khoảng 2 , 3 năm gì đó …, nhớ các con đang xa nhà , mình ngồi lục lọi và sắp xếp lại sách vở cũng như đồ dùng cũ của chúng nó , mình có gặp 1 trong những cuốn sổ thơ ghi chép sưu tầm của con bé út , trong đó có bài thơ dịch này , nhưng không có bài thơ gốc tiếng Anh , bài thơ dịch này hơi khác với bản dịch mà Mai gõ chia sẻ hôm nay …
        Vậy mình cũng trích gõ bài thơ của con bé út mình chép sưu tầm ngày nào của cháu , chia sẻ với cả nhà ta nha…
        ” Tuổi Trẻ – của Samuel Ullman ( 1840 – 1924 )
        Một vài chi tiết :
        *…Điều thú vị là tác giả người Đức , định cư ở Mỹ , nhưng bài thơ lại được phổ biến ở Nhật hơn ở Mỹ . Nó từng được xem là ” cẩm nang bỏ túi ” của giới doanh nhân Nhật…
        *…Bài thơ này rất được Tướng Douglas Mac Arthur – người tiếp nhân sự đầu hàng của Nhật trong thế chiến 2 năm 1945 – rất thích , nên ông đã cho treo bài thơ trong phòng làm việc của ông…
        ” Trẻ không phải là thể trạng mà là trạng thái tâm lý . Đó không phải là việc môi đỏ , má hồng hay đôi chân dẻo dai , mà là sự hăng say , ước mơ cháy bỏng và cảm xúc dạt dào . Nó là sự tươi mát của suối nguồn cuộc sống .
        Trẻ nghĩa là khi lòng can đảm vượt qua nỗi rụt rè , thích phiêu lưu hơn sự an nhàn . Người ta không già đi bởi năm tháng , mà chỉ già đi vì từ bỏ lý tưởng của mình . Năm tháng có thể làm da nhăn , nhưng tâm hồn chỉ hằn nếp khi bạn không còn lòng nhiệt tình . Lo ngại , ngờ vực , tự ti , sợ hãi và chán chường , là những thứ có thể làm cho người trẻ trở nên già .
        Dù sáu mươi hay mười sáu , trong trái tim mỗi người đều có chỗ cho sự ngưỡng mộ điều kỳ diệu , sự háo hức trẻ thơ với điều sắp tới , và sự thú vị với trò chơi cuộc sống .
        Chừng nào trái tim bạn còn nhận được tín hiệu của cái đẹp , sự hy vọng , niềm vui , nhận chân được sức mạnh của con người và trời đất thì bạn vẫn còn trẻ .
        Khi trái tim bạn đóng kín bởi sự bi quan và nghi kỵ , thì bạn đã già , dù ở tuổi hai mươi . Còn khi trái tim bạn vẫn rộng mở đón nhận tín hiệu lạc quan , thì bạn vẫn trẻ dù ở tuổi tám mươi . ”
        Nha Trang không thấy cháu nó ghi tên Dịch Giả…!
        Với bản tiếng Anh của Mai gởi lên đây , chắcTrang …sẽ chép dùm con vào sổ của nó luôn
        Cảm ơn mai nha…
        P/s : À…Mai ơi , có 1 sơ sót đánh máy của 1 từ , Mai xem lại đúng không ,nhờ Phay Van chỉnh giúp , đó là :
        * Dòng thứ 4 từ dưới lên …của bản tiếng Anh trong comment của Mai :
        ” Then you are GROW old… ”
        Theo Trang thì là :
        * ” GROWN ” : past participle của verb : GROW :
        ” Then you ARE GROWN old ….”
        Đúng không Mai và các bạn ….?

    • Võ Trung Tín
      18/05/2012 lúc 00:07

      Ròm em đứng…dựa cột nhà trọ…nghe chị Năm và.. “ấy”…tám chuyện… “dzăn học nghệ thực dzịch dzật xhcn” …đó nghen!!!! hihihihihi…

    • Võ Trung Tín
      18/05/2012 lúc 22:05

      Ròm em nói sợ không..khách quan!
      Thế chị Năm..tám chuyện với “ấy”…thì thấy “ấy”..thế..lào? hihihihihi…

    • Võ Trung Tín
      19/05/2012 lúc 15:43

      Phay Van :Thì thấy cũng tương tự em và Tuấn Anh. Như Chị Ba đã khen, nhóm kiến các em “cừ” lắm.

      Có ngầm kiểu…KHEN CHO NÓ CHẾT…không đó bà chị núi..Thái sơn! hihihihi..

  9. Lãng Tử
    18/05/2012 lúc 15:48

    Nói về dịch thuật, và nhất là dịch thuật Văn Học, theo tôi, thì văn phong dịch của các dịch giả ở miền Nam truyền cảm hơn, tất nhiên là ta không nghi ngờ gì về trình độ ngôn ngữ và văn chương của các dịch giả ở miền Bắc, nhưng có lẽ là do “môi trường văn học” ở miền Bắc phần nào đó bị “gò ép và định hướng”, nên phần lớn những tác phẩm văn học dịch của họ, cá nhân tôi, khi đọc thấy nó… gờn gợn và không truyền cảm lắm…

    Điển hình như tác phẩm lớn “Chiến tranh và hoà bình – của Lev Nikolayevich Tolstoy”.
    Tôi may mắn có được đọc cả 2 bản dịch, một của dịch giả miền Nam: Nguyễn Hiến Lê, và một của các dịch giả miền Bắc: Hoàng Thiếu Sơn, Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành và Trường Xuyên.
    Cá nhân tôi thích bản dịch của dịch giả Nguyễn Hiến Lê hơn.

    Nhân tiện trước đây, tôi cũng tình cờ có đọc một vài ý kiến sau của các độc giả khác về chuyện dịch thuật tác phẩm Chiến Tranh và Hoà Bình này, mời mọi người đọc thử xem sao…

    Gõ Google:
    1/ ” Đông A : Bản dịch Chiến Tranh và Hoà Bình “
    2/ ” Chiến tranh và hoà bình: Nên chọn bản dịch của ai?- THƯ VIỆN “

    • 18/05/2012 lúc 19:59

      Dạ cảm ơn bác Lãng Tử. Em cũng có may mắn được đọc hết hai bản dịch như bác, và… có cả hai bộ. Sau này bản dịch Nguyễn Hiến Lê bị… một người mượn “quên trả”, em cũng ngại nên thôi không nhắc.
      Em thích bản dịch của nhóm Hoàng Thiếu Sơn, Cao Xuân Hạo, Nhữ Thành và Trường Xuyên hơn bác ạ. Cảm ơn bác đã giới thiệu hai bài viết để tham khảo.

    • Công Thành
      18/05/2012 lúc 20:01

      Cám ơn anh Phạm Sơn và anh Lãng Tử với những links có bài viết và những thông tin về dịch thuật thật thú vị.
      Nhân các anh chị trò chuyện về dịch giả Nguyễn Hiến Lê với bản dịch “Chiến tranh và hoà bình”, Công Thành tôi cũng xin được chia sẻ với cả nhà một bài phỏng vấn nhà học giả, dịch giả tài năng và tài hoa này, trong đó có thông tin chi tiết ông nói đến cơ duyên dịch tác phẩm “Chiến tranh và hoà bình”…

      Vào google các bác nhé:

      ” Tâm tình học giả Nguyễn Hiến Lê – Lê Phương Chi – Phần II “

      • Võ Trung Tín
        18/05/2012 lúc 22:01

        Đúng là.. “biết thì thưa thốt, không biết dựa cột..nhà trọ..mà nghe”…hihihihi..
        Đọc còm trò chuyện và những links các bác các chị cho…quả là biết được nhiều thông tin bổ ích thật!
        Cám ơn các bác các chị nhiều lắm…

  10. Võ Trung Tín
    18/05/2012 lúc 22:29

    Phay Van :À, truyện của Stefan Zweig chị đọc hết, trừ… “24 giờ…”, chắc tại nó “nhiều chữ” quá, hi hi.
    Sao lại ”diễn biến hoà bình”??? Như thể chị Năm là tư bản giãy chết còn em là cộng sản đó hở

    Chị Năm: Khuya hồi hôm, em tranh thủ vào mạng đọc hết truyện “24 giờ…” rồi đó!
    Vì vậy ròm em có thể hiểu được phần nào tại sao chị Năm…”trừ..24 giờ”…ra! hihihihihi..
    Chị Năm tư tưởng chẳng có.. phóng khoáng gì hết cả….hihihihihi…

    À chị Năm ơi, còn chuyện này, ròm em “tuýt còi” chị một cái, đó là.. cái cụm từ “tư bản giãy chết”, ròm em nhớ loáng thoáng đâu đó ( hồi em lục lọi các còm nhà chị để trích dẫn các lời khen tặng của các bác với chị Hai Nha Trang ) chị Năm có hứa với chị Hai Nha Trang là sẽ không bao giờ dùng cụm từ “xách mé” này nữa mà…đúng không?
    Vậy là, bây giờ không có chị Hai, thì chị Năm..”hứa lèo” phải không?! hihihihihi…

  11. Võ Trung Tín
    19/05/2012 lúc 15:37

    Chị Năm: “Phải rồi, chị hơi…”khắc nghiệt”

    Why? Giải thích cho ròm em..rõ..rõ chút..chút coi..chị Năm..”khắc nghiệt”? hihihihi..

    Còn..”ngôn ngữ mượn tạm…”
    Thôi..thôi..Không có mượn tạm gì hết..bà chị “khắt nghiệt”..ơi!
    – Quân tử nhất ngôn
    – Nhất sự bất tín, vạn sự bất tin.

    hihihihihihi…

  12. Võ Trung Tín
    19/05/2012 lúc 15:39

    Phay Van :Tín đứng xích qua một bên cho chị dựa với

    Nhớ..hú kêu..”ấy” theo..dựa..nữa nghen chị Năm…hihihihihi…

  13. Võ Trung Tín
    19/05/2012 lúc 15:53

    Phay Van :Mềm hay cứng thì còn tùy. Nhưng chị không hiểu ý của Tín (đã bảo rồi mà không tin, chị dốt lắm).

    Em tin chắc rằng..băng Minh Râu..sẽ “kiềng mặt” cái chiêu thức DÒNG NƯỚC CHẢY độc đáo này! Ròm em có “thực tế” vài vụ, chứ không nói suông đó nghen chị Năm. hihihihihi…
    Khi nào..thuận tiện, ròm em sẽ tiết lộ.. “bí quyết” này cho chị Năm sau…

  14. Trần thị Bảo Vân
    15/06/2012 lúc 10:59

    Phay Van :Nguyễn Hiến Lê thì lại hay dịch thoát ý, tuy rằng ông dịch rất hay. Miền Nam còn có dịch giả Minh Quân nữa, không biết em có đọc?Các dịch giả miền Bắc thì chị thích Cao Xuân Hạo, Dương Tường.Thôi thì… rán học ngoại ngữ đi rồi đọc bản gốc luôn nhé.

    Chị Năm, mấy ngày không vào trang nhà chị được, Út lang thang đọc được loạt bài này trên trang Tiền Vệ, có đề cập đến Dịch “giả” Dương Tường…, Út copy về, chị Năm đọc…tham khảo nghen….hihihihihi…

    BÀI 1: NGHI NGỜ VỀ TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CỦA ÔNG DƯƠNG TƯỜNG

    Nếu chỉ có vụ “dòng kẻ bằng những dấu chấm” [1] không thôi thì tôi cũng đã cười lên ruột khi những “quý ông nông nổi giếng khơi” [2] như ông Toàn Phong bảo rằng phải như thế nó mới “lạ hóa, mê đắm, bệnh hoạn, phát rồ, đầy điển cổ, gợi cảm, đầy trực quan, chây bầy chất nghệ, si mê bệnh hoạn, ám ảnh”, [2] hay ông Phạm Anh Tuấn cho rằng “người duy nhất có đủ khả năng phát hiện ra những sai sót trong bản dịch Lolita lại không phải ai khác mà chính là… dịch giả Dương Tường!”, rằng việc chê trách bản dịch Lolita chỉ là “một trận cuồng phong vô duyên”, rằng “nếu Lolita không tạo nên được một trận cuồng phong (có duyên) thì chỉ có thể trách người đọc”. [3] Không biết những người như hai quý ông này đang nghĩ gì khi người ta đang tiếp tục lôi ra hàng đống lỗi dịch nực cười từ cái cuốn “Lolita” ấy? Trên trang webtretho đang phát động một phong trào dịch lại Lolita sao cho phù hợp với cách trình bày tiếng Việt, nếu muốn thì những người như hai ông có thể vào xem để biết thế nào là “chín nẫu tiếng Việt”. [2]

    Nhưng ông Dương Tường không chỉ có “dòng kẻ bằng những dấu chấm”. Cái “miền Columbia” của ông mới buộc tôi phải nghi ngờ về trình độ ngoại ngữ của ông dịch giả này. Nó có giống “cái bồn nước của khu Arsenal” và “cái Thư Viện Rất Lớn” không? Ở đây xin hiểu một cách đương nhiên rằng khi đã nhận mình là dịch giả chuyên nghiệp thì không chỉ có trình độ ngoại ngữ uyên thâm là đủ.

    Theo những gì tôi còn nhớ được, qua đôi lần đọc mấy bài phỏng vấn ông (hồi còn in trên báo giấy) thì ông “tự khai”: chỉ đi học đến hết tiểu học rồi bỏ nhà theo kháng chiến chống Pháp. Trong một lần tấn công đồn, ông nhặt được cả tủ sách tiếng Pháp của viên chỉ huy bỏ lại, nhìn tủ sách thì ông hiểu tại sao thằng tây nó thua ông (???), rồi ông tự học tiếng Anh qua từ điển… Cứ thế, ông trở thành “dịch giả uy tín” hồi nào không hay. Lâu lâu ông lại phán một câu dạy khôn đời:

    – Dịch “L’Etranger” thành “Kẻ xa lạ” thì ai dịch cũng được, kể cả những người mới biết tiếng Pháp, không phải lao động gì cả, phải dịch là “Người dưng”!

    – “À la recherche du temps perdu” phải dịch là “Tìm lại thời gian đã mất” chứ không phải “Đi tìm thời gian đã mất”! [4]

    – “vân vân và vân vân…”

    Để tiện so sánh, tôi xin nêu vài tựa sách đã được xuất bản trước 1975 tại miền Nam đối chiếu với những cái tựa do ông Dương Tường dịch:

    1/ Tựa gốc:
    – Tiếng Đức: Im Westen nichts Neues.
    – Tiếng Anh: All Quiet on the Western Front
    – Tiếng Pháp: À l’ouest rien de nouveau
    * Trước 1975, Tâm Nguyễn dịch : “Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh”
    * Và, Dương Tường dịch: “Phía Tây Không Có Gì Lạ”

    2/ Tựa gốc: “Alexis Zorba”
    * Trước 1975, Nguyễn Hữu Hiệu dịch: “Alexis Zorba, Con Người Chịu chơi”
    * Và, Dương Tường dịch: “Alexis Zorba, Con Người Hoan Lạc”

    3/ Tựa gốc: “Wuthering Heights”
    * Trước 1975, Nhất Linh và Nguyễn Tường Thiết dịch: “Đỉnh Gió Hú”
    * Và, Dương Tường dịch: “Đồi Gió Hú”

    4/ Tựa gốc: “L’étranger”
    * Trước 1975:
    – Võ Lang dịch: “Người Xa Lạ”
    – Dương Kiền và Bùi Ngọc Dung dịch: “Kẻ Xa Lạ”
    – Lê Thanh Hoàng Dân và Mai Vinh Phúc dịch: “Kẻ Xa Lạ”
    * Và, Dương Tường dịch: ” Người Dưng”

    5/ Tựa gốc: “Gone with thi wind”
    * Trước 1975, Vũ Kim Thư dịch: “Cuốn Theo Chiều Gió”
    * Và, Dương Tường dịch: “Cuốn Theo Chiều Gió”.

    Tôi không rõ có bao nhiêu tác phẩm dịch ký tên Dương Tường, nhưng qua vài cuốn nêu trên thì có thể thấy Dương Tường không phải là người dịch đầu tiên. Các tác phẩm đó đã được dịch rất thành công ở miền Nam trước 1975. Ông Dương Tường hoàn toàn có quyền không đồng ý với cách dịch của các dịch giả trước ông và làm theo cách của riêng ông, nhưng ông đừng có thái độ dè bỉu như vậy khi ông nói về họ là “ai dịch cũng được, kể cả những người mới biết tiếng Pháp, không phải lao động gì cả”. Thử hỏi các ông Tâm Nguyễn, Nguyễn Hữu Hiệu, hay Lê Thanh Hoàng Dân có vừa dịch vừa đá giò lái đồng nghiệp rằng “dịch như vậy ai dịch cũng được” như ông Dương Tường hay không, rằng đồng nghiệp của họ chỉ là một đám “không phải lao động gì cả” hay không? Tức là chỉ có ông Dương Tường mới đang lao động, mới đáng kể thôi sao? Vậy đã có cuốn sách dịch nào ký tên ông mà hay bằng (chứ đừng nói hay hơn) những dịch phẩm đã được in ở miền Nam trước 1975 chưa? Tôi xin có lời nhắn với ông Dương Tường rằng khi nhắc đến miền Nam và những thành quả của nó, những người miền Bắc như ông nên có thái độ trọng thị để tỏ ra các ông là những người có văn hóa. Nếu ông thực sự có tinh thần cầu thị như ông nói[4] thì ông hãy làm được cái việc đơn giản nhất là tôn trọng đồng nghiệp đi đã.

    Văn minh miền Nam nói chung, dịch phẩm miền Nam nói riêng đã đi vào lòng cả một thế hệ người Việt và tạo nên những tinh hoa mà tôi e rằng một trăm năm nữa nước Việt cũng chưa chắc tìm lại được. Ông Dương Tường dường như không làm gì khác hơn là nặn ra một cái na ná rồi kêu lên: cái này mới được nè! Cái gì không nặn ra được na ná thì ông bảo ông không thích, vì như thế là sai(?). Thử hỏi “Mặt trận miền tây vẫn yên tĩnh” với “Phía tây không có gì lạ” thì cái nào hay, cái nào ngô nghê? Đúng là chỉ có những người không phải lao động gì cả mới đổi nguyên xi “À l’ouest rien de nouveau” ra “Phía tây không có gì lạ” thôi! Độc giả có thể đề xuất một cuộc thi dịch lại các tựa sách rồi bình chọn xem đâu là những tựa hay ho, bay bổng, xác đáng văn chương, ví dụ như “Gone with the wind” được dịch thành “Cuốn theo chiều gió” mà sai và không hay thì như thế nào mới là đúng và hay?

    Các khái niệm “kẻ xa lạ” và “người dưng”, “đi tìm” và “tìm lại”, “đỉnh gió hú” và “đồi gió hú”, “con người chịu chơi” và “con người hoan lạc”, “cuốn theo chiều gió” và … “cái ông Dương Tường chưa nghĩ ra”, xin nhường lời cho người đọc bình luận.

    Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng trên vietnamnet ngày 21/04/2012, ông Dương Tường cho biết ông thích làm việc với bản tiếng Pháp của tác phẩm hơn bản tiếng Anh.[4] Điều này dễ hiểu, bởi tiếng Pháp thì ông còn được thực dân dạy cho đến hết tiểu học, chứ tiếng Anh thì ông chỉ tự học mò qua từ điển trong thời chiến tranh. Hẳn ai cũng còn nhớ rằng trong thời nội chiến nam bắc 1954-1975, người dân miền bắc có thể bị giam cầm không cần xét xử, không biết ngày về chỉ vì họ biết tiếng Pháp hay tiếng Anh. Hai thứ tiếng đó bị coi là “tiếng địch”, biết để làm gì nếu không phải để làm gián điệp, nên bị cấm có mặt trong đời sống hằng ngày. Nhà cầm quyền miền bắc chỉ cho phép học tiếng Nga ở một số đối tượng hạn chế như nhà báo hay sinh viên mà thôi.

    Có một điều mà mọi dịch giả đều công nhận: việc dịch thuât từ tác phẩm nguyên gốc sẽ tạo ra dịch phẩm tốt hơn so với việc dịch lại từ một ngôn ngữ thứ ba. Nhưng vì sao nhiều dịch giả miền Nam trước 1975 đã dịch các tác phẩm của Nga, Đức, Ý… chỉ qua bản tiếng Anh hay Pháp, vậy mà họ vẫn dịch được rất hay? Bởi lẽ họ được hưởng một nền giáo dục tự do tư tưởng đúng nghĩa, và họ đã làm công việc dịch thuật với đầy đủ tinh thần trách nhiệm vì người đọc. Đáng tiếc cho ông Dương Tường không được hưởng nền giáo dục đó nên ông đã cho ra những dịch phẩm “chây bầy chất nghệ”, vì ông đã tự nhận rằng tiếng Pháp ông vững hơn (hơn tiếng Anh của ông mà thôi).

    Ngày bắc tràn vô nam để “nâng đời sống miền nam lên cho bằng miền bắc” không xong đành phải mở cửa cho “thực dân đế quốc ngoại bang” vô “nâng phụ một tay”, nhìn lại thì đám học thật dịch thật đã bị đào tận gốc trốc tận rễ hết rồi, đâu còn mấy ai dịch được bằng 2 thứ tiếng “thực dân – đế quốc” đó nên “ở xứ mù thằng chột làm vua”, người ta thổi ông lên thành dịch giả tên tuổi, thành người thông thạo văn hóa Âu Mỹ và lờ tịt đi những bản dịch ở miền Nam, cứ như thể không có ông thì dân tình xứ này sẽ ngu hết á! Được tâng bốc thì ông cũng khoái nên thây kệ năng lực thật sự của mình, ông cứ chui vào cái áo rộng rinh chẳng vừa với ông chút nào. Đến “District of Columbia” ông cũng không biết thì ông thông thạo văn hóa Mỹ như kiểu gì, đây là kiến thức sơ đẳng mà. Hay là ông không biết cách tra cứu trên internet? Ông thử hỏi những người mới biết tiếng Anh không phải lao động gì cả xem có ai bảo đấy là cái “miền Columbia” như ông không? Tự ông đã tố cáo cái trình độ của ông cho chúng tôi biết tỏng là nó cao siêu cỡ nào, “District of Columbia” ai dịch cũng được mà ông lại dịch không được?????

    Từ cái lỗi sơ đẳng đó khiến tôi phải đặt câu hỏi, có lẽ nào những cuốn được coi là dịch phẩm của ông xưa nay chỉ là những thứ ông “xào nấu” lại từ bản dịch ở miền Nam trước 1975, và nếu có “hâm” lại thì ông chỉ “hầm” trên bản tiếng Pháp mà thôi, rồi ông thay cái tựa, ông “thêm mắm thêm muối” vài chỗ, là xong? Chỉ đến hôm nay ông vớ phải một cuốn mới toanh, chẳng có cái gì để dựa dẫm, lại là bản tiếng Anh nguyên con như “Lolita” nên sự thật mới lòi ra?

    Nói thật là tôi không thể tin vào một ông làm thì chẳng có gì hay mà miệng thì luôn chê bai người khác. Nếu ông là người có năng lực thật sự thì sao ông không chọn những tác phẩm mới để dịch, mà ông chỉ xào xáo lại những thứ đã có rồi luôn miệng phủ nhận cái người khác đã làm trước ông như vậy? Việc dịch như thế nào là việc của ông, còn đánh giá như thế nào là việc của độc giả, tại sao ông cứ phải vừa đá bóng vừa thổi còi vừa rao bán vé? Chỉ mới bắt tay vào dịch “À la recherche du temps perdu” thôi, chưa biết kết quả sẽ như thế nào (ai dám cam đoan sẽ không là một “cái miệng nam tiến” nữa?), mà từ bây giờ ông đã phải mất công quảng cáo rằng tôi dịch thế này thế nọ với người đó người kia, chi vậy? Đến tận bây giờ là năm 2012 rồi mà các ông vẫn còn muốn biện hộ theo cái lối “lấy cần cù bù thông minh”: ông lấy con số 2 năm cặm cụi ở cái tuổi 80 để làm giấy chứng nhận cho một bản dịch, ông hậu sinh khả úy Cao Việt Dũng của ông lấy “4 lần xem đi xem lại” để chứng tỏ sự cẩn trọng. Thưa ông rằng những con số đó đối với độc giả không có giá trị. Họ đủ nhạy bén và thông minh để phát hiện ra ngay những cục sạn to đùng mà chẳng cần gì tới 2 năm hay 4 lần cả. Vậy nên đừng nói 2 năm, dẫu có tốn 20 năm mà người nấu đã vụng thì món ăn vẫn cứ dở chứ chẳng cách nào thành ngon được.

    Ông Dương Tường đang được xưng tụng ở Việt Nam theo kiểu ở trên đã cho ông là lão thành đáng kính thì ở dưới không ai được “nói đụng” tới ông, bởi vậy mà các tờ báo trong nước đều không dám nói ông sai, ông dốt, mà có chăng chỉ là “chưa đúng cần chỉnh sửa” (giống như không phải có nhiều trẻ em bỏ học mà là chúng “tự nguyện không đến trường”, không phải thanh niên thất nghiệp mà là “chưa được bố trí việc làm”, không phải dân oan biểu tình mà là “quần chúng khiếu kiện đông người”, vân vân và vân vân…). Vậy nên dù sự thật về ông Dương Tường có thế nào đi nữa thì chắc cũng chỉ có một mình ông biết, bất cứ ai dám nói ông cũng đều là tấn công cá nhân chẳng đáng màng tới, như thể ông đang ngồi rung đùi thách thức sau khi vừa chỉnh tề khăn áo ra mắt kiệt tác dịch dọt của ông rằng “còn cả chục lỗi cần sửa đó (đố chúng mày tìm ra!)”. Âu đó cũng là một thực trạng không có gì lạ ở đất nước này.

    Diên Vỹ

    _________________________

    Link tham khảo các bài viết có liên quan:

    [1]Phân tích những lỗi dịch sai của Dương Tường trong “Lolita”:

    Linh Hương (Lavender): Những lỗi dịch trong bản dịch Lolita của Dương Tường (phần 1) – (phần 2) – (phần 2.1)
    James Nguyễn: “Miền Columbia” có lẽ sẽ là một “phép ẩn dụ” khác của ông Dương Tường?
    [2]Bài viết của Toàn Phong: “Trên dòng kẻ chấm” và chuyện dịch thuật của Dương Tường

    [3]Bài viết của Phạm Anh Tuấn: “Lolita” và những quý ông… nông nổi giếng khơi?!

    [4]Dương Tường trả lời phỏng vấn vietnamnet: Dịch giả Dương Tường: “Lolita” còn nhiều sai sót

    • Trần thị Bảo Vân
      15/06/2012 lúc 11:50

      Chị Năm: DẠ ! hihihihihihi…

      Em rời nhà…nghen…chị Năm….

    • Trần thị Bảo Vân
      17/06/2012 lúc 16:11

      Bài thứ 2 của tác giả Diên Vỹ, đây chị Năm…

      MIỀN DỊCH HẠCH
      BÀI 2: NHÃ NAM VÀ CÁC TỔNG BIÊN TẬP

      Như tôi được biết, trước khi có sách bị thu hồi ông Cao Việt Dũng là trưởng ban dịch thuật của công ty Nhã Nam, nay chức vụ này do ông Trần Tiễn Cao Đăng chịu trách nhiệm. Trong bài này tôi xin trình bày vài suy nghĩ của tôi về hai người, một người đã và một người đang, ngồi ở vị trí này; sau đó là về công ty nơi họ đang làm việc.

      2.1 Ông Cao Việt Dũng

      Tôi đã phải rất đắn đo trước khi viết về ông bởi lẽ tôi thực sự không muốn đào bới thêm vết thương (nếu có) trong ông lúc này. Nhưng tôi nhận thấy trên thực tế ông đã chọn thái độ đứng ngoài cuộc mổ xẻ này từ đầu và nay lại tiếp tục miệt mài với công việc mà ông cho là đáng quan tâm hơn: blogging. Do đó, là một người đã từng đánh giá cao ông, tôi thấy mình hoàn toàn có quyền trình bày những suy nghĩ dưới đây.

      Tôi đã từng rất hy vọng ở ông với tuổi trẻ, tài cao, học rộng (Google cho biết: ông mười bốn tuổi đã dịch “Sản nghiệp nhà Rougon”, học cấp 3 tại trường chuyên Hà Nội-Amsterdam, tốt nghiệp đại học Ngoại thương rồi du học Pháp tại École Normale Supérieure de Paris [nơi Phạm Duy Khiêm và Trần Đức Thảo từng theo học] và Đại học Sorbonne) ông đã không chọn con đường trở thành giám đốc như bao người mà lại chọn con đường dịch thuật với đủ mọi thách thức và thua thiệt. Tôi đã từng mơ: với ông người ta có thể thấy lại một Bùi Giáng hay một Phạm Công Thiện. Nhưng hôm nay thì tôi đành phải hết sức thất vọng mà đặt câu hỏi về ông như thế này: Làm sao mà một người có trình độ học vấn như ông lại có thể phạm những lỗi ngớ ngẩn đến như vậy về Việt văn và Pháp văn? [1] Tôi xin cam đoan rằng nếu có phải giả bộ ngốc nghếch thì tôi cũng không thể nào viết ra được những câu văn gây cười như thế bằng tiếng mẹ đẻ. Hai “cái trường rất lớn” ở Hà Nội có thể tuyển ông vào học, các nhà xuất bản trong nước có thể ẩu tả in sách của ông, bảy trăm tờ báo trong nước có thể hùa theo tán tụng ông, những việc này không có gì lạ. Nhưng chẳng lẽ cả hai cái trường danh tiếng thế giới kia cũng u mê mà cấp học bổng và công nhận tốt nghiệp cho một người không vững văn phạm, không phân biệt nổi đâu là động từ être, đâu là động từ suivre, không biết “le bassin de l’Arsenal” là bến thuyền, “un grenier avec une verrière” là cái tầng áp mái, “la Très Grande Bibliothèque” là Thư Viện Quốc Gia hay sao? Ai có thể tin nổi?

      Vậy nên tôi lại buộc lòng phải nghi ngờ:

      1. Có thật ông Cao Việt Dũng đã du học và tốt nghiệp tại hai trường danh tiếng ở Pháp không?

      2. Có thật chính ông Cao Việt Dũng là người đã dịch những cuốn sách đầy lỗi kia không?

      Google cho biết ông Cao Việt Dũng đã dịch hơn 20 cuốn, nếu có được sự kiểm tra lại toàn bộ những dịch phẩm này và cho kết luận rằng cả 20 cuốn ấy đều mắc lỗi sai như những cuốn đang được phân tích trên Tiền Vệ thì tôi không còn gì để nghi ngờ về khả năng dịch thuật của ông Cao Việt Dũng nữa. Nhưng nếu kết quả kiểm tra là những cuốn ấy không sai, là rất tốt, thì tôi ngờ rằng những cuốn sai này không phải do ông Cao Việt Dũng dịch, mà ông Cao Việt Dũng đã đưa cho người khác làm rồi ký tên vào. Hà cớ gì người dịch là đàn ông mà vừa trông thấy chữ “intestin” lại có thế nghĩ ngay tới cái tử cung của phụ nữ? Phải chăng người dịch này là phụ nữ, nên sẵn đó cho “sadisme” thành “bạo dâm” luôn mà quên béng rằng hai nhân vật trong ngữ cảnh là mẹ và con gái? Phải chăng chính người phụ nữ này mới là người ấm ớ cả Việt văn và Pháp văn nên mọi hành vi văn chương với người này chẳng có ý nghĩa gì hết, câu văn ngang phè phè mà vẫn cứ phang ra được?

      Nếu kết quả kiểm tra trả lời cho 2 nghi ngờ trên của tôi là: ông Cao Việt Dũng có học và tốt nghiệp tại hai trường danh tiếng ở Pháp, chính ông là người đã dịch hơn 20 cuốn đầy lỗi, thấy chữ “l’intestin” là ông nghĩ ngay tới cái tử cung của phụ nữ; thì tôi lại buộc phải có nghi ngờ thứ ba:

      3. Thần kinh tư duy của ông Cao Việt Dũng hoạt động không bình thường?

      Tôi không hề có ý muốn các nghi ngờ của tôi trong loạt bài này là sự thật, vì không có những sự thật ấy thì những gì mà những người có tên nêu ở đây đã làm cũng đủ khiến cho sự thất vọng về họ lên đến đỉnh điểm rồi. Tôi xin phép được nói về sự thất vọng ấy ở bài sau.

      2.2 Ông Trần Tiễn Cao Đăng

      Người ta gọi ông là hiệp sĩ từ sau khi ông phát hiện ra “thảm họa dịch thuật” (từ dùng của chính ông): cuốn “Mật mã Da Vince” do bà Đỗ Thu Hà dịch, vào năm 2005.[2] Rồi người ta lại thấy ông nổi giận khi dư luận trách cứ ông đã không lên tiếng về việc dịch trật của ông Cao Việt Dũng:[3]

      “Chỉ những kẻ rất thiếu sự khoan dung thì mới, một cách hả hê, ngoáy sâu vào nỗi đau của một người là cảnh sát, từng đích thân truy bắt và trừng trị nhiều tội phạm, lại là cha của một đứa con tội phạm.

      Những kẻ như thế chắc chắn không bao giờ thèm biết rằng người cha đó, khi đối mặt đứa con ấy, đã muốn giết nó như thế nào và phải tự ngăn mình làm điều đó như thế nào.

      Tôi việc gì phải nói cho họ biết tôi đã hét to như thế nào khi làm việc với các biên tập viên Nhã Nam chịu trách nhiệm chính về “Bản đồ và vùng đất”.

      Việc gì tôi phải nói cho họ biết tôi đã trao đổi những gì với Cao Việt Dũng, với tư cách cùng là người của Nhã Nam, và với tư cách dịch giả đồng nghiệp.

      Nói cho họ làm cái gì? Họ không có tư cách để biết những chuyện đó.”

      Tôi rất muốn tin là ông Trần Tiễn Cao Đăng nói thật, rằng ông đã phải “hét to như thế nào khi làm việc với các biên tập viên Nhã Nam chịu trách nhiệm chính về “Bản đồ và vùng đất”, và tôi muốn được nghe ông cũng hét to như thế với “Hạt cơ bản”, “Vô tri”, “Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu”. Nhưng dẫu cho ông có hét to gấp mười lần thế thì cũng chỉ có những biên tập viên ở công ty Nhã Nam nghe thấy mà thôi, chứ thiên hạ bên ngoài làm sao mà biết như dạo nào ông “hét” bà Đỗ Thu Hà! Giá ông cũng làm như hồi đó là lên tiếng trên báo chí đòi “loại bỏ vĩnh viễn những thảm họa đó khỏi đời sống văn học”,[2] khi các biên tập viên dốt nát và ương bướng của Nhã Nam không chịu nghe lời ông mà sửa sai thì ông khẳng khái dứt áo bỏ đi khỏi công ty này. Nếu ông làm được một trong hai việc đó thì tôi tin độc giả sẽ tôn thờ ông là hiệp sĩ đến suốt đời! Nhưng trên thực tế không ai biết ông đã nói gì, làm gì lúc đó; chỉ thấy ông bây giờ ngồi vào cái ghế của ông Cao Việt Dũng.

      Vì độc giả chỉ thấy ông im lặng nên họ có quyền nghĩ ông là người “ăn cây nào rào cây nấy”, là người “ngậm miệng ăn tiền”, là anh chàng hiệp sĩ đã “bán mình” và họ phải đặt dấu hỏi về vai trò trách nhiệm của ông. Thấy vậy, ông liền hằn học phát biểu rằng họ là những kẻ thiếu khoan dung không có tư cách để biết rằng ông đã hét to với các biên tập viên và đã trao đổi với ông Cao Việt Dũng những gì. Như tôi đã nói ở trên: ông chỉ “hét với nhau” ở trong phòng làm việc và nói chuyện riêng với ông Cao Việt Dũng thì làm sao người ngoài biết được! Và nữa, từ “khoan dung” chỉ dùng để chỉ thái độ rộng lượng đối với người biết nhận lỗi. Còn ông, ông mắng người phê phán mình ngay từ câu đầu tiên thì họ có thể “khoan dung” với ông bằng cách nào?

      Thái độ hằn học này của ông đã chứng tỏ ông không chỉ hết sức vô trách nhiệm mà còn rất vô ơn nữa, bởi những người “thiếu khoan dung không có tư cách” ấy chính là những người đã ủng hộ ông, đã tôn xưng ông là hiệp sĩ, đang bỏ tiền ra mua sách của Nhã Nam và đóng góp cho Nhã Nam những điều mà không một nhân viên nào của Nhã Nam làm được!

      Khi người ta phát hiện ra vụ “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm”, thì ông Trần Tiễn Cao Đăng tiếp tục có phản ứng:[3]

      “Nói gọn, đây không phải là một lỗi dịch sai; cùng lắm nó chỉ là một điểm có thể tranh luận. Trong giới dịch thuật, người ta phân biệt hai khái niệm này rất rõ. Chỉ nêu một điểm này ra và cứ bám vào đó mà khăng khăng nói rằng “ngay cả một dịch giả lão thành như Dương Tường cũng dịch có lỗi”, rồi thì nối kết chuyện đó với tình trạng “dịch loạn”, “dịch ẩu” mà dư luận đang quan tâm trong thời gian gần đây, đó là một việc làm thiếu chín chắn, thiếu công tâm.”

      “Bản thân tôi, trước khi nói rằng một cuốn sách nào đó dịch sai, tôi phải đọc kỹ bản dịch, đọc kỹ bản gốc (dĩ nhiên là phải dựa trên điều kiện tôi nắm chắc ngôn ngữ của bản gốc), đối chiếu hai văn bản hết sức kỹ lưỡng, để lọc ra một con số đủ lớn những chỗ mà tôi tin chắc là lỗi – trên cơ sở sự suy xét, thẩm định thấu đáo, khách quan hết sức có thể của mình. Chỉ khi đó tôi mới tự cho phép mình kết luận đó là một bản dịch không tốt, hay một “thảm họa dịch thuật”, cụm từ tôi đã dùng một lần duy nhất (và lúc tôi dùng nó, tôi không thể nào lường trước nó lại trở thành một khái niệm được nhiều người dùng lại đến như vậy).”

      “Tác giả những bài báo có dụng ý gộp chung “Lolita” vào hàng những cuốn “dịch loạn” (ở đây tôi muốn mở dấu ngoặc: “dịch loạn” là một cụm từ một số người hay dùng, nhưng bản thân tôi không muốn dùng) rõ ràng là đã không làm việc đó – không hiểu là do họ thấy không cần làm hay là họ không có khả năng làm. Họ đã không hề làm cái việc đáng ra họ phải làm: trước khi gộp chung “Lolita” vào cái họ gọi là các sách “dịch loạn” khác, họ phải mổ xẻ bản dịch đó đến nơi đến chốn như tôi vừa nói cái đã. Nếu họ không đủ sức làm thế, họ có thể mời một chuyên gia, một dịch giả chuyên nghiệp, để bảo đảm sự khách quan và cơ sở khả tín của bài viết. Họ không làm thế. Việc duy nhất họ làm là đi cóp cái đoạn viết về cụm “on dotted lines” ấy từ một diễn đàn trên mạng, thêm thắt dăm ba dòng, biến báo đôi ba chỗ, thế là thành bài viết, thành sự kết luận rằng “Lolita” có lỗi. Đó là một kết luận hồ đồ, kết quả của một cách làm việc thiếu ý thức trách nhiệm.”

      “Lolita” là một trong những bản dịch văn chương nước ngoài ra tiếng Việt công phu và xuất sắc nhất mà tôi được đọc trong nhiều năm qua. Và tôi chân thành mong rằng tất cả mọi người, nhà báo cũng như độc giả, trước khi hùa theo ai đó lên tiếng này nọ về “Lolita”, hãy làm cái việc đáng làm trước hết là đọc kỹ nó, với tâm thế rộng mở, không định kiến.”

      Trong đoạn trích này ông Trần Tiễn Cao Đăng khẳng định như sau:

      1. “Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” không phải là một lỗi dịch sai, cùng lắm chỉ là một điểm có thể tranh luận.

      2. Trước khi nói một bản dịch là sai, ông Trần Tiễn Cao Đăng phải đọc kỹ bản dịch và bản gốc để đối chiếu. Những người không làm được như thế mà nói nọ nói kia là hồ đồ, thiếu ý thức trách nhiệm.

      3. Ông Trần Tiễn Cao Đăng không chấp nhận việc gộp cuốn “Lolita” vào danh sách những cuốn dịch loạn.

      4. “Lolita” là một trong những bản dịch văn chương nước ngoài ra tiếng Việt công phu và xuất sắc nhất mà ông Trần Tiễn Cao Đăng được đọc trong nhiều năm qua.

      Tôi xin đáp lại những ý trên của ông Trần Tiễn Cao Đăng như sau:

      1. Nếu “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” không phải là một lỗi dịch sai thì những kiểu dịch như “miền Columbia”, hàm ý cho cha Humbert làm trai bao, “cái miệng Nam tiến”, hay cho bé Lolita nằm tơ hơ ngoài “piazza”- quảng trường (?!) (và còn rất nhiều nữa) có phải là sai không, hay cũng chỉ là một điểm đáng tranh luận? Kiểu dịch như thế đã đủ để chứng minh rằng ngay cả một dịch giả lão thành như Dương Tường cũng dịch có lỗi (thậm chí sai bét nhè) hay chưa? Đó là tôi còn chưa nói đến những kiểu diễn dịch tiếng Việt tối tăm như “ngọn lửa nơi hạ bộ” hay “phòng thí nghiệm tâm trí”. Độc giả không chỉ bám vào “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” để đánh giá Lolita, “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” chỉ là một cách diễn dịch ngây ngô khởi đầu để họ phải mua bản tiếng Anh về đối chiếu rồi nhận chân ra năng lực của người dịch mà thôi. Cho đến nay họ vẫn tiếp tục chỉ ra hàng đống lỗi ngớ ngẩn tương tự đấy. Sự thật thì ai mới là người chỉ nêu một điểm này ra rồi khăng khăng nói?

      2. Đọc đoạn này thì tôi hiểu rằng ông Trần Tiễn Cao Đăng đã đọc kỹ bản dịch, đã mổ xẻ nó đến nơi đến chốn và ông không thấy nó sai, với ông thì “Lolita của Dương Tường là một trong những bản dịch văn chương nước ngoài ra tiếng Việt công phu và xuất sắc nhất mà ông được đọc trong nhiều năm qua”. Vậy ông có thấy “miền Columbia” sờ sờ ngay trang đầu không? Với những phân tích của người đọc trong và ngoài nước đang rất sôi nổi trên trang Tiền Vệ thì nhận xét của ông có xác đáng không? Với tư cách là tổng biên tập của Nhã Nam, ông hết lời ca tụng một dịch phẩm trật lất ngay ở trang đầu tiên và còn tiếp tục trật lất ở những trang sau nữa, vậy đó có phải là thái độ hồ đồ, thiếu ý thức trách nhiệm không? Có phải là một việc làm thiếu chín chắn, thiếu công tâm không?

      3. Với những lỗi dịch sai như thế thì Lolita có đáng bị xếp vào danh sách dịch loạn hay không? Nếu ông vẫn nhất quyết không chịu thì tôi sẽ đưa nó vào danh sách “dịch hạch, dịch tả hay dịch vật”, chắc ông vừa lòng? “Dịch loạn” là một cụm từ được ông/bà Hà Thúc Lang lần đầu tiên dùng để chỉ những lỗi dịch thuật không thể chấp nhận được, cũng giống như cụm từ “thảm họa dịch thuật” của ông mà thôi. Sao ông phải tránh không nói thẳng ra là trang Tiền Vệ đã đăng cụm từ “dịch loạn” mà chỉ nói “một số người dùng”, trong khi bài ông “hét” về “thảm họa dịch thuật” cách đây 7 năm đã được ông gửi đăng trên trang Talawas?

      4. Công phu (nghe nói ông Dương Tường đã tốn 2 năm để dịch) và xuất sắc (do ông Trần Tiễn Cao Đăng đánh giá) mà ngay những trang đầu tiên đã lộ ngay ra cái trình độ thảm hại của người dịch vậy sao?[4]

      Không biết thật sự ông hiệp sĩ có “làm cái việc đáng làm trước hết là đọc kỹ nó, với tâm thế rộng mở, không định kiến” hay không mà dám lên mặt bảo ban thiên hạ đừng có mà “hùa theo ai đó” lên tiếng này nọ về “Lolita” do lão thành dịch giả của ông công phu rị mọ? Tôi xin một lần nữa nhắc cho ông nhớ rằng những người mà ông vừa mỉa mai rằng “hùa theo” và “ai đó” ấy chính là những độc giả đã và đang lên tiếng về cái sự dịch loạn, cũng chính nhờ sự lên tiếng rất xác đáng của họ mà Nhã Nam đã phải thu hồi 1 trong nhiều cuốn dịch bậy. Chính họ, những độc giả đã bỏ tiền ra mua sách nuôi sống công ty Nhã Nam và để Nhã Nam có tiền trả lương cho ông, chứ không phải bất cứ một nhà văn, một nhà báo, một nhà phê bình hay một dịch giả nào như ông ở cái đất nước này! Đường đường là trưởng ban biên tập mà ông không những không thấy được cái sai thù lù trên sách của công ty ông in ra mà còn tâng bốc nó lên tận mây xanh, khi bị phê phán thì giãy nảy lên bênh lấy bênh để một cách đáng xấu hổ rồi xấc xược lên mặt bề trên mà phủ đầu thiên hạ. Với năng lực và nhân cách ấy, ông lấy tư cách gì mà có thể tự cho mình ung dung ngồi vào cái ghế của người tiền nhiệm?

      Trong một nỗ lực cuối cùng để dẹp yên dư luận, ông Trần Tiễn Cao Đăng viết:[3]

      “Một lời cuối cùng cho tất cả những ai còn muốn nói gì đó với tôi về chuyện này:
      Việc quan trọng nhất của tôi không phải là nhảy chồm chồm lên và la hét bất cứ khi nào có một bản dịch tồi xuất hiện trên văn đàn.
      Tôi có những việc quan trọng hơn thế nhiều.
      Thời gian của cuộc đời tôi cần phải dành cho những việc nào hơn, điều đó tôi biết và không cần ai khác biết.
      Càng không cần ai chỉ dạy tôi về điều đó.
      Về bản dịch của Cao Việt Dũng, một mình Hà Thúc Lang là đủ.”
      Thế là xong. Hết. Thiên hạ cứ ngồi đấy chờ những Hà Thúc Lang đi, còn ông Trần Tiễn Cao Đăng thì có nhiều việc quan trọng hơn đáng làm, biết mười mươi là cộng sự sai đấy nhưng ông không nói đâu. Vậy nhé!

      2.3 Đầu nậu sách Nhã Nam

      Tôi xin hỏi công ty Nhã Nam với những tổng biên tập là thần đồng dịch thuật và trung niên hiệp sĩ như thế, rồi giao tác phẩm cho những lão thành dịch giả bất khả xâm phạm kia thì có còn xứng đáng được sự tín nhiệm của độc giả nữa không? Dường như người đứng đầu công ty không có một chút kiến thức nào về văn chương học thuật cả mà chỉ biết phó mặc toàn bộ cho những người nổi tiếng để họ mặc sức tung hoành, còn mình thì chỉ làm công việc của một nhà kinh doanh thuần túy bán sách kiếm lời, khi sự việc vỡ lở mới lúng túng tìm cách chữa cháy, hay tệ hơn nữa là “mất bò mới lo làm chuồng” mà cái “Hội đồng thẩm định” là một ví dụ. Hội đồng thẩm định ấy gồm những ai? Họ có hiểu biết chuyên sâu nào trong lĩnh vực dịch thuật không, có dịch được tác phẩm nào có giá trị không? Nhã Nam hãy trả lời cụ thể đi, đừng đem cái “nhà xuất bản văn học” ra dọa độc giả nữa. Tôi có nhận xét rằng không một biên tập viên nào ở Nhã Nam dám “biên tập” các ông Cao Việt Dũng hay Dương Tường cả, bởi các tên tuổi này đã được tôn vinh là “đỉnh cao” rồi, là giấy kiểm định chất lượng cho bản dịch rồi, dễ ai có được cái CV như ông Cao Việt Dũng hay “nửa thế kỷ dịch thuật” như ông Dương Tường mà dám bảo họ sửa! Vậy nên khi họ đưa bản dịch tới là Nhã Nam đem in luôn, chứ nếu chỉ cần đưa cho một biên tập viên có trình độ ngôn ngữ trung bình đọc lại thôi ắt cũng phải thấy ngay những câu văn tiếng Việt kỳ quái, vô nghĩa, chỉ có tác dụng gây cười ấy.[1] [4]

      Tại sao Nhã Nam chỉ thu hồi một cuốn “Bản đồ và vùng đất” trong khi có ít nhất ba cuốn khác cũng sai trầm trọng không kém? Nhã Nam đã phải chịu nhận là sai và “quyết định tiến hành hiệu đính bản dịch cho lần tái bản ngay sau đây” đối với cuốn “Vô tri”,[5] thế còn số sách dịch sai phát hành lần trước đã bán rồi thì sao? Không thấy Nhã Nam nói gì đến quyền lợi của độc giả bị thiệt hại cả, họ sẽ phải bỏ tiền ra mua lần nữa và hồi hộp đem về đọc xem nó…có sai không hay sao? Liền sau “Bản đồ và vùng đất” là “Lolita”, vậy thì sẽ có bao nhiêu cuốn sách dỏm tương tự mà Nhã Nam sẽ phát hành trong tương lai? Phải chăng những cuốn sách khác đã phát hành rồi đang được coi như ổn chỉ vì chưa có ai phân tích là chúng sai mà thôi? Độc giả-những khách hàng bỏ tiền ra mua sách để Nhã Nam có được tên tuổi như ngày nay-chỉ là những nạn nhân tiềm ẩn về cả vật chất lẫn tinh thần, là lũ ngốc để bị dụ khị, là cái bung xung để hứng những lời đe nẹt theo kiểu “trứng đừng đòi khôn hơn vịt!” hay “đừng vì một phép tu từ mà quay lưng lại với cả kiệt tác!” (họ là “thượng đế” mà vẫn bị bắt phải “quay” dưới sự cho phép thì mới được yên!); bị coi như những kẻ ngồi lê đôi mách tầm thường chỉ biết điền đơn xin cho con đi học chứ không biết gì về văn chương bóng bẩy,[6] là “nhân tố chính có khả năng làm thui chột hay thậm chí giết chết nhiệt tình làm việc của giới dịch giả gây thiệt hại cho toàn thể cộng đồng”,[3] vân vân, phải không? Đến thời điểm hiện tại, thực tế đã chứng minh những phản ứng và phê phán của độc giả là xác đáng, Nhã Nam có thấy cần phải lên tiếng xin lỗi và bảo vệ thanh danh cho họ, đồng thời nêu đích danh những người có thái độ trịch thượng đã kết án họ để tránh những việc tương tự có thể bị lặp lại không?

      Nếu Nhã Nam vẫn không có những ứng xử cần thiết mà chỉ biết đưa ra những thông cáo như thế này[5] trong hiện tại cũng như tương lai thì tôi có ba đề xuất để Nhã Nam lựa chọn như sau:

      1. Trước khi phát hành một bản dịch chính thức, Nhã Nam hãy phát hành một bản không chính thức để độc giả có thể thoải mái góp ý chỉnh sửa (đưa lên internet để khỏi tốn tiền giấy in). Sau khi việc chỉnh sửa đã hoàn thành rồi, Nhã Nam phải tuyển dụng (những) độc giả có những đóng góp xác đáng ấy vào làm việc trong ban biên tập thay thế (những) biên tập viên được phân công chịu trách nhiệm với bản dịch đó nhưng đã không làm tròn bổn phận, kể cả chức vụ tổng biên tập. Cách thanh lọc này sẽ giúp Nhã Nam dần dần có được một đội ngũ biên tập đáng tin cậy. Nhã Nam có công nhận những người có bài đăng trên Tiền Vệ phân tích việc dịch sai[1] [4] là những độc giả đang làm rất tốt công việc của người biên tập không?

      2. In sách ra và ghi rõ “Chỉ bán cho những độc giả sẵn sàng nhắm mắt tâng bốc như Toàn Phong, Phạm Anh Tuấn và Trần Tiễn Cao Đăng”.

      3. Đừng làm sách văn học bán nữa mà nên chuyển qua kinh doanh mặt hàng khác, bởi bán thứ văn chương nghệ thuật dỏm thì cũng đầu độc tâm hồn và cảm xúc chẳng khác gì bán thức ăn độc gây bệnh chết người.

      Nếu Nhã Nam không thể có đủ can đảm và lựa chọn dứt khoát để làm một trong ba việc trên mà vẫn giữ thái độ đối phó như hiện nay thì tôi là một khách hàng của Nhã Nam sẽ buộc phải hành xử như sau:

      – là người đi mua sách mà vừa lật ra đọc ngay trang đầu tiên đã thấy cái kiểu diễn dịch “miền Columbia” thì tôi biết ngay trình độ của người dịch và tôi liệng cuốn sách đó qua một bên luôn chứ không phí thì giờ mà suy diễn rằng đó là phép ẩn dụ của kiệt tác!

      – là người bị hại khi mua phải sách dỏm của Nhã Nam thì tôi có quyền kiện ra tòa đòi bồi thường và yêu cầu Nhã Nam đuổi việc những người có trách nhiệm mà bất tài kém đức!

      – là người biết kính phục và ngưỡng mộ các dịch giả văn học miền Nam năm xưa và được vun trồng bằng dòng văn chương ấy, tôi tuyên bố tránh xa cái miền dịch hạch – dịch tả – dịch vật của các ông!

      Diên Vỹ

      _________________________

      Link các bài tham khảo có liên quan:

      [1]Xin xem các bài phân tích các lỗi dịch thuật của Cao Việt Dũng trên tienve.org

      [2]Bài của Trần Tiễn Cao Đăng: “Bản dịch Mật mã Da Vinci: Một thảm họa dịch thuật”, talawas, 17.10.2005.

      [3]Blog của Trần Tiễn Cao Đăng:

      http://trantiencaodang.blogspot.com/2012/04/ve-su-thieu-khoan-dung.html
      http://trantiencaodang.blogspot.com/2012/04/bai-phong-van-tren-thao-van-hoa-ngay.html
      [4]Xin xem các bài phân tích các lỗi dịch thuật trong “Lolita” của Dương Tường trên tienve.org

      [5]Thông cáo của Công ty Nhã Nam:

      Tạm ngừng phát hành “Bản đồ và vùng đất”
      Thông cáo về bản dịch “Vô tri”
      [6]Bài viết của Phạm Anh Tuấn: “Lolita” và những quý ông… nông nổi giếng khơi?! (Tuần Việt Nam, 04.05.2012). Bài viết của Toàn Phong: “Trên dòng kẻ chấm” và chuyện dịch thuật của Dương Tường (evan, 19.04.2012).

      ——————

      – Tác giả Diên Vỹ ( Tiền vệ.org )

  15. Trần thị Bảo Vân
    15/06/2012 lúc 11:08

    NHỮNG LỖI DỊCH TRONG BẢN DỊCH LOLITA của DƯƠNG TƯỜNG .
    – Tác giả: LINH HƯƠNG ( Lavender )

    Ngoài những lỗi dịch ngay trong các dòng đầu tiên của bản dịch Lolita của cụ Dương Tường mà mọi người đã chỉ ra (Miền Columbia, dòng kẻ bằng những dấu chấm,…) còn nhiều lỗi khác, mà tôi sẽ dần dần thống kê lại trong các bài viết sau. Hiện nay tôi chưa đọc được hết toàn bộ bản dịch, nhưng trong những chương đầu cũng rất nhiều vấn đề. Bài đầu tiên này tôi xin phép đề cập đến các lỗi dịch sai từ, làm hỏng toàn bộ câu văn.

    Ví dụ 1:

    Chương 2:

    Nguyên bản:

    Elderly American ladies leaning on their canes listed towards me like towers of Pisa. Ruined Russian princesses who could not pay my father, bought me expensive bonbons.

    Bản dịch DT:

    Những bà già người Mĩ chống gậy ngả người về phía tôi như những tòa tháp nghiêng Pisa. Những bà quận chúa Nga lụn bại, không còn khả năng để bao cha tôi, mua cho tôi những gói kẹo đắt tiền.

    Lời bình: Những bà quận chúa Nga không trả được tiền thuê khách sạn cho cha của Humbert (ông là chủ của khách sạn), chứ đâu phải là trai bao, là điếm đực đâu, mà lại nhận tiền bao của phụ nữ? Dịch thế này làm cho người đọc có ấn tượng xấu về cha của Humbert và hiểu nhầm về tuổi thơ của anh ta (sống cùng người cha là trai bao)

    Ví dụ 2:

    Chương 3, ngay dòng đầu tiên:

    Nguyên bản:

    Annabel was, like the writer, of mixed parentage: half-English, half-Dutch, in her case.

    Bản dịch DT:

    Giống như tác giả những dòng này, Annabel cũng là con lai: bố Anh, mẹ Hà Lan.

    Lời bình: Tác giả viết Annabel là con lai, nửa Anh, nửa Hà Lan. Tại sao phải dịch thành bố Anh, mẹ Hà Lan?

    Ví dụ 3:

    Chương 3:

    Nguyên bản:

    and then I see Annabel in such general terms as: “honey-colored skin,” “think arms,” “brown bobbed hair,” “long lashes,” “big bright mouth”

    Bản dịch DT:

    tôi hình dung Annabel dưới dạng vẻ có thể mô tả bằng những từ chung chung như: “da mật ong”, “hai cánh tay mảnh dẻ”, “tóc nâu bồng”, “mi dài”, “miệng rộng tươi rói”)

    Bình luận: Bobbed hair là tóc ngắn, không hiểu dịch giả nhầm thế nào qua tóc bồng?

    Ví dụ 4:

    Chương 5, ngay dòng đầu tiên,

    Nguyên bản:

    The days of my youth, as I look back on them, seem to fly away from me in a flurry of pale repetitive scraps like those morning snow storms of used tissue paper that a train passenger sees whirling in the wake of the observation car. In my sanitary relations with women I was practical, ironical and brisk.

    Bản dịch DT:

    Những ngày thanh xuân của tôi, khi tôi nhìn lại, dường như bay khỏi tôi trong một xoáy lốc những mảnh nhờ nhạt lặp đi lặp lại không cùng, tựa những mớ giấy lụa nhàu nát quay cuồng thành một cơn bão tuyết ban mai mà một hành khách ngồi toa quan sát(1) có thể nhìn thấy phấp phới đằng sau đoàn tàu. Trong những quan hệ mang tính vệ sinh với đàn bà, tôi bao giờ cũng thực dụng, mỉa mai và nhanh gọn.

    Lời bình: Dịch sai chữ used (dùng rồi), thành nhàu nát. Làm hỏng cái hay của đoạn văn. Nabokov ví von các quan hệ của Humbert với phụ nữ chỉ mang tính vệ sinh, và ký ức về những cái quan hệ đó giống như những mảnh giấy vệ sinh, giấy lau dùng rồi, bay như cơn bão sau toa tàu. Trên cái nền ký ức không sạch sẽ đó, thì hình ảnh Lolita và các tiểu nữ thần mới hiện lên trong sáng và đẹp đẽ. Dịch thành nhàu nát vừa sai, vừa dở.

    Ví dụ 5:

    Chương 5,

    Nguyên bản:

    Overtly, I had so-called normal relationships with a number of terrestrial women having pumpkins or pears for breasts

    Bản dịch DT:

    Bề ngoài, tôi có những quan hệ gọi là bình thường với một số phụ nữ trần tục vú to như quả bầu hay trái lê;

    Lời bình: pumpkin là quả bí ngô, không hiểu sao dịch thành quả bầu! Nên dịch thành “phụ nữ trần tục vú như quả bí ngô hay trái lê”, vì ý Nabokov nói là HH quan hệ với nhiều loại phụ nữ khác nhau, có người vú (to) như quả bí ngô, có người (nhỏ) như trái lê.

    Ví dụ 6:

    Ngay đầu chương 6,

    Nguyên bản:

    Had I not somehow tampered with her fate by involving her image in my voluptas? Oh, it was, and remains, a source of great and terrible wonder.

    Bản dịch DT:

    Cách nào đó, liệu tôi có tác động gì đến số phận của em bằng việc lồng hình ảnh em vào những khoái lạc của tôi? Ôi, điều đó, đối với tôi, đã và vẫn còn là một nguồn tạo ra sự kì diệu lớn lao và đáng sợ.

    Lời bình: Wonder ở đây không có nghĩa kỳ diệu. Ngoài nghĩa tra từ điển ra là kì diệu, kì quan như Vịnh Hạ Long, thì nó còn nghĩa hay dùng khác là sự ngạc nhiên, sự kinh ngạc, sự hoài nghi! ( I wonder how, I wonder why). Và ở chỗ này, Nabokov dùng great and terrible wonder với nghĩa sự hoài nghi to lớn và đáng sợ (vì đang lo lắng “liệu tôi có tác động gì đến số phận của em…”). Sự kì diệu thì liên quan gì ở đây?

    Ví dụ 7:

    chương 8:

    Nguyên bản:

    and presently, instead of a pale little gutter girl, Humbert Humbert had on his hands a large, puffy, short-legged, big-breasted and practically brainless baba.

    Bản dịch DT:

    thay vì một gái vỉa hè trắng trẻo, Humbert Humbert phải hứng trên tay một cái baba* (bánh baba) bự, phốp pháp, chân ngắn, vú to và hầu như rỗng óc.

    Lời bình: Một cái bánh làm sao mà chân ngắn vú to và rỗng óc được? Baba ngoài nghĩa là một cái bánh ra, nó còn nghĩa rất hay được dùng (cả trong tiếng Pháp và tiếng Nga) để chỉ một người phụ nữ già, hay là một phụ nữ nói chung, với nghĩa xấu.

    Ví dụ 8:

    Đầu chương 8,

    Nguyên bản:

    Although I told myself I was looking merely for a soothing presence, a glorified pot-au-feu, an animated merkin,

    Bản dịch DT:

    Mặc dù tôi tự bảo mình chỉ kiếm tìm một sự hiện diện có tính xoa dịu, một pot-au-feu* (món thịt hầm) nâng cấp, một nạm lông hĩm giả linh hoạt,

    Lời bình: Merkin có nhiều nghĩa, trong đó nghĩa phổ biến nhất là túm lông giả cho bộ phận sinh dục nữ (và thậm chí cả nam). Ngày xưa gái điếm hay cạo hết lông vùng kín, và khi bị bệnh (lậu, giang mai) thì họ đeo túm lông giả này để che đi các vết thương ở bộ phận sinh dục. Ngày nay, merkin còn là một món trang sức, một phụ kiện thời trang cho một số người, trong một số trường hợp đặc biệt nào đó.

    Tuy nhiên ngoài nghĩa trên, nó còn có nghĩa là bộ phận sinh dục nữ giả, thậm chí có một nghĩa hẹp nữa, nói lóng về người Mỹ (American). Trong văn cảnh này, thì cụ Dương Tường chỉ tra từ điển thấy cái nghĩa hay dùng nhất của merkin, nhưng chữ cụm lông hĩm giả linh hoạt khó hiểu và chẳng liên quan gì đến hình dung của một người đàn ông (như Humbert) về vợ. Nghĩa của merkin ở đây là bộ phận sinh dục nữ giả, và animated markin, có thể coi là một cái bím (hĩm, bướm, lxx,…) giả sống động. Ý của Nabokov là gì? Người đàn ông độc thân và ám ảnh tình dục bệnh hoạn như Humbert, luôn đi tìm sự thoả mãn tình dục qua gái điếm và sex toy (bao gồm những cái bím giả). Khi anh ta đi lấy vợ, thì một trong những cái anh ta muốn tìm kiếm, là một cái bím sống động, chứ không phải nhàm chán đơn điệu như những cái bím giả kia.

    Ngoài ra, dịch soothing presence thành một sự hiện diện có tính xoa dịu, vừa thừa chữ một, vừa không thoát ý. Dịch a glorified pot-au-feu thành một món thịt hầm nâng cấp, cũng khó hiểu, và không đúng nguyên bản.

    Đây mới chỉ là các lỗi lớn thuộc nhóm lỗi hiểu sai từ, ngay trong vài chương đầu tiên của Lolita. Chắc hẳn nếu đọc tiếp thì sẽ còn nhiều lỗi dạng này nữa. Bài sau tôi sẽ đi vào những lỗi “dịch mà như chưa dịch” của bản dịch Lolita hiện nay.

    ——————

  16. Trần thị Bảo Vân
    15/06/2012 lúc 11:11

    Phần 2 (tiếp theo)

    Ngoài nhóm lỗi dịch sai hoàn toàn từ tiếng Anh, làm cho câu văn khó hiểu và lủng củng, mà tôi đã liệt kê một số ví dụ trong phần 1, thì bản dịch Lolita của ông Dương Tường có nhiều lỗi nhóm 2, tôi xin phép gọi là nhóm lỗi dịch mà như chưa dịch. (Mượn lời ông Nguyễn Văn Dân – Chủ tịch Hội đồng Văn học dịch, Hội Nhà văn Việt Nam – trong bài viết “ Về vấn đề sáng tạo trong dịch thuật”)[*]. Những lỗi này dễ gây tranh cãi, vì thực ra tiếng Anh rất đa nghĩa, khi dịch giả dùng một trong những từ tương đương trong từ điển để chuyển ngữ, thì khi bị phê phán, họ sẽ bao biện lỗi dịch bằng nhiều cách ngụy biện, ví dụ như nói rằng dịch như thế mới đúng với nguyên bản! Người đọc cần suy nghĩ, tư duy để cố gắng hiểu! Tuy nhiên dịch thế nào thì cũng phải nghĩ đến độc giả. Nếu độc giả không thể hiểu nổi dịch giả viết cái gì, thậm chí hiểu sai ý của bản gốc, thì tức là dịch chưa đạt.

    Câu dịch “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” nổi tiếng như là một ví dụ điển hình cho phong cách dịch kiểu này của ông Dương Tường trong Lolita, tuy nhiên trong bản dịch này còn khá nhiều ví dụ tương tự, tôi xin liệt kê một số ví dụ, theo tôi là lỗi không thể chấp nhận được, như sau:

    Ví dụ 1:

    Nguyên bản tiếng Anh, chương 4:

    She would try to relieve the pain of love by first roughly rubbing her dry lips against mine; then my darling would draw away with a nervous toss of her hair, and then again come darkly near and let me feed on her open mouth,

    Bản dịch của Dương Tường:

    Em ráng làm dịu bót nỗi khắc khoải yêu đương, trước hết bằng cách chà mạnh cặp môi khô vào môi tôi; rồi người yêu dấu của tôi rời ra với một động tác bồn chồn , hất ngược tóc ra sau gáy, rồi lại lầm lì xáp tới, hé miệng cho tôi ngốn thỏa thuê

    Lời bình: Chữ nervous này là bổ ngữ cho hất tóc (toss), chứ không phải cho động tác rời ra của Lolita như ông Dương Tường dịch. Và ở đây chữ nervous có nghĩa là mạnh mẽ, dứt khoát,… chứ không phải là bồn chồn. Vì biết là bồn chồn thì khó mà bổ ngữ cho hất tóc, nên ông Dương Tường ném nó qua cho động tác khác của Annabel! Tham khảo thêm bản tiếng Nga: (chữ порывистым thay cho chữ nervous trong bản tiếng Anh)

    Она старалась унять боль любви тем, что резко тёрла свои сухие губы о мои, но вдруг отклонялась с порывистым взмахом кудрей, а затем опять сумрачно льнула и позволяла мне питаться её раскрытыми устами,

    Ví dụ 2:

    Nguyên bản tiếng Anh, chương 10, trong đoạn văn ông McCoo đề nghị Humbert chuyển qua ở nhà bà Haze, vì nhà ông ta vừa bị cháy. Ba nhân vật trong cảnh này là ông McCoo, ông Humbert và người lái xe da đen.

    Possibilities of sweetness on technicolor beaches had been trickling through my spine for some time before, and McCoo’s cousin had, in fact, sharply diverted that train of thought with his well-meaning but as it transpired now absolutely inane suggestion .

    Bản dịch của ông Dương Tường:

    Từ ít lâu nay, triển vọng về những giờ phút êm đềm trên những bãi biển đầy màu sắc rực rỡ đã róc rách suốt dọc sống lưng tôi và người bà con của McCoo , trên thực tế, đã làm lệch dòng suy nghĩ ấy bằng cái đề xuất thiện ý nhưng giờ đây hóa ra hoàn toàn ngu xuẩn của ông ta.

    Lời bình: Người bà con của McCoo thì liên quan gì ở đây? Không hiểu? Có phải đó là anh nhân viên cũ (được nói đến ở đầu chương) hay không? Mà tại sao anh nhân viên cũ này không biết từ đâu lại nhẩy xổ vào đây để đề xuất với Humbert cái gì? Đọc tiếng Việt hàng chục lần vẫn không hiểu gì hết! Thực ra đây chính là ông McCoo, chứ có phải bà con nào của ông ấy đâu. Ông McCoo đang thiện ý đề xuất với Humbert chuyển qua ở nhà bà Haze, nhưng ông Humbert thì đang cáu kỉnh vì đang muốn ở nhà ông McCoo để còn cơ hội vuốt ve sờ mó đứa con gái 12 tuổi của ông ấy cơ!

    Chỗ này nên dịch là:

    […]và ông McCoo , trên thực tế, đã làm lệch dòng suy nghĩ ấy […]

    Ví dụ 3:

    Nguyên bản tiếng Anh, chương 10, khi Humbert lần đầu gặp Lolita:

    I was still walking behind Mrs. Haze though the dining room when, beyond it, there came a sudden burst of greenery–“the piazza ,” sang out my leader, and then, without the least warning, a blue sea-wave swelled under my heart and, from a mat in a pool of sun, half-naked, kneeling, turning about on her knees, there was my Riviera love peering at me over dark glasses.

    Bản dịch Dương Tường:

    Tôi còn đang đi theo bà Haze qua khỏi phòng ăn, thì bỗng thấy bừng lên cả một khoảng xanh rờn cây lá – “piazza”(1) , người dẫn đường của tôi reo lên, và rồi, bất thình lình, không hề có dấu hiệu nhỏ nào báo trước, một con sóng xanh trào dâng dưới tim tôi và kìa, quì trong một vũng nắng, gần như khỏa thân, xoay mình trên hai đầu gối, người yêu dấu ở bãi biển Riviera của tôi đang dõi mắt nhìn tôi bên trên cặp kính râm.

    (1) Quảng trường.
    Lời bình: Ông Dương Tường để nguyên chữ piazza, và chú thích dưới chân trang, rằng nó có nghĩa là quảng trường. Mới đọc thì thấy cũng ổn ổn, vì nó liên quan đến khoảng xanh rờn cây lá. Có lẽ Humbert đang đi cùng bà Haze qua khỏi phòng ăn, thì thấy cái quảng trường rất nhiều cây. Như vậy thì nhà bà Humbert nằm ngay cạnh quảng trường chăng? Và quảng trường ở Tây nó cũng sát nhà dân như là ở Việt Nam nhà chúng mình chăng? Suy đoán đủ các phương án, lại thấy có gì đó không ổn, vì bé Lolita đang gần như khỏa thântrong vũng nắng thì liên quan gì đến quảng trường nhỉ, chẳng lẽ bé nằm tơ hơ ở quảng trường? Mà nếu như thế, thì tại sao đoạn văn sau, Nabokov lại viết là:

    Tôi chỉ biết rằng trong khi bà Haze và tôi bước xuống các bậc dẫn vào khu vườn, hổn hển, đầu gối tôi chỉ còn là bóng của đầu gối phản chiếu trong làn nước lăn tăn, và môi tôi khô như cát, và…

    “Đây là Lo của tôi,” bà nói, “và đây là những bông huệ của tôi”.

    “Vâng,” tôi nói, “vâng. Rất đẹp, rất đẹp, rất đẹp!”

    Ông Dương Tường có lẽ tra từ điển thấy chữ piazza có nghĩa là quảng trường (google hình ảnh chữ Pizza thì sẽ thấy rất nhiều quảng trường), nhưng trong tiếng Mỹ, piazza còn có nghĩa là veranda – cái hiên nhà, nhìn ra vườn, thường là có mái che. Ông Dương Tường dịch cái hiên nhà thành quảng trường, thì chắc là người đọc không thể nào hình dung ra được khung cảnh lãng mạn lúc Humbert gặp Lolita lần đầu, và sẽ thấy đoạn văn này đầu Ngô mình Sở, ở trên là quảng trường, mà bước xuống mấy dòng thì thấy cái vườn!

    Ví dụ 4:

    Bản dịch của Dương Tường, cuối chương 10:

    Tôi chỉ biết rằng trong khi bà Haze và tôi bước xuống các bậc dẫn vào khu vườn, hổn hển , đầu gối tôi chỉ còn là bóng của đầu gối phản chiếu trong làn nước lăn tăn, và môi tôi khô như cát, và…

    “Đây là Lo của tôi,” bà nói, “và đây là những bông huệ của tôi”.

    “Vâng,” tôi nói, “vâng. Rất đẹp, rất đẹp, rất đẹp!”

    Theo ông Dương Tường dịch, thì độc giả sẽ hình dung ra Humbert thở hổn hển đi xuống cầu thang cùng bà Haze, vì quá khao khát bé Lolita đang bán khoả thân dưới vườn (chứ không phải quảng trường như ông Tường dịch sai nhé). Nhưng đọc thấy vô lý quá, vì Humbert vừa nhìn thấy con gái nhà người ta đã thở hổn hển thế, làm sao mà người phụ nữ, người mẹ như bà Haze không nhận ra được? Mà nhận ra thằng thuê nhà nó dâm đãng thế, thì chắc chắn bà ấy đuổi luôn rồi, làm sao có chuyện lấy nó làm chồng (trong những chương sau)).

    Nguyên bản tiếng Anh thế này:

    All I know is that while the Haze woman and I went down the steps into the breathless garden , my knees were like reflections of knees in rippling water, and my lips were like sand, and

    “That was my Lo,” she said, “and these are my lilies .”

    “Yes,” I said, “yes. They are beautiful, beautiful, beautiful.”

    Xem bản tiếng Anh thấy ông Dương Tường lại dịch sai! Breathless tra google thì nó ra một nghĩa là hổn hển, vâng ạ! Nhưng mà nó còn vài nghĩa khác, ở đây breathless là định ngữ cho garden, chứ không phải là cho ông Humbert. Và breathless garden có thể hiểu là một cái vườn đẹp đến ngạt thở, (vì có bé Lolita gần như trần truồng đeo kính râm nằm đó, sao không đẹp ngạt thở cho được!).

    Ngoài chỗ dịch quá sai này, ông Dương Tường chuyển ngữ câu này cũng kém: “That was my Lo,” she said, “and these are my lilies.” Nghe rất là ngân nga, Lo – Li. Tuy nhiên ông dịch thành: “Đây là Lo của tôi,” bà nói, “và đây là những bông huệ của tôi”. – hết sức là tầm thường và thô thiển. Thực ra Lilies nên dịch thành Hoa Li Ly, vừa dễ hiểu và vẫn giữ được phần nào cái hay của nguyên bản.

    Ví dụ 5:

    Nguyên bản tiếng Anh, chương 10:

    With awe and delight (the king crying for joy, the trumpets blaring, the nurse drunk) I saw again her lovely indrawn abdomen where my southbound mouth had briefly paused; and those puerile hips on which I had kissed the crenulated imprint left by the band of her shorts

    Bản dịch Dương Tường:

    Vừa sợ vừa sướng (đức vua khóc vì vui mừng, kèn đồng vang dậy, bà nhũ mẫu say mèm), tôi lại nhìn thấy làn bụng yêu kiều của em thót vào ở chỗ cái miệng Nam tiến của tôi thoáng dừng lại; và cặp hông trẻ thơ trên đó tôi đã hôn lên vết lằn do dải nịt quần soọc của em để lại

    Lời bình: Trong đoạn văn này, Nabokov miêu tả Humbert đang vuốt ve Lolita bằng mắt, từ trên xuống dưới, và dừng lại khi gặp làn da bụng dưới của cô bé.

    Người Mỹ và người châu Âu (kể cả Nga), sống trên vùng trên của Bán cầu Bắc, gần Bắc cực, nên với họ, southbound – đi về phía Nam cũng có nghĩa là đi xuống phía dưới. Còn với người Việt thì chữ Nam tiến gợi nhớ đến ký ức về những cuộc chiến tranh, chẳng có người Việt nào hình dung được Nam tiến là… đi xuống phía dưới!

    Ví dụ 6:

    Chương 25, nguyên bản tiếng Anh:

    stature, fifty-seven inches; weight, seventy-eight pounds; figure, linear; intelligence quotient, 121; vermiform appendix present , thank God.

    Bản dịch Dương Tường:

    chiều cao, một mét bốn mươi lăm; cân nặng ba mươi sáu kí; dáng thanh mảnh; chỉ số IQ, 121; có ruột thừa hình con sâu, đội ơn Chúa.

    Lời bình: Trong đoạn văn này, Humbert miêu tả về Lolita như trong một hồ sơ khám sức khỏe, liệt kê chiều cao cân nặng, số đo các vòng, chỉ số IQ, và khôi hài một cách rất dâm đãng, nói rằng vermiform appendix present, thank God. Đọc câu văn này có thể hiểu là Lolita rất đẹp và hoàn hảo, thậm chí vết sẹo mổ ruột thừa ở bụng dưới cũng chưa có (vì thế ruột thừa mới còn nguyên). Dịch như ông Dương Tường thì người đọc rất băn khoăn, vì ai mà chẳng có ruột thừa, chẳng lẽ ruột thừa của Lolita có hình con sâu, còn của người khác thì hình con giun, con dế hay con bọ cạp chăng? Chỗ này nếu hiểu ý tác giả, thì dịch giả nên dịch thành:

    chiều cao, một mét bốn mươi lăm; cân nặng ba mươi sáu kí; dáng thanh mảnh; chỉ số IQ, 121; ruột thừa hình con sâu, vẫn còn, đội ơn Chúa.

    Bài viết đến đây đã khá dài, để tiện theo dõi, tôi xin phép bổ sung thêm ví dụ trong bài sau.

    _________________________

    [*]Link tham khảo bài nhận định “Về vấn đề sáng tạo trong dịch thuật” của ông Nguyễn Văn Dân:

    http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/van-hoa/tin-chung/v-v-n-sang-t-o-trong-d-ch-thu-t-1.345503
    http://www.viet-studies.info/NguyenVanDan_VanDeDichThuat.htm

  17. Trần thị Bảo Vân
    15/06/2012 lúc 11:15

    Phần 3 ( 2.1 tiếp theo )

    Trong bài viết dưới đây để tiếp tục phần 2, tôi xin phép liệt kê thêm một số ví dụ thuộc về nhóm lỗi thứ 2 (dịch mà như chưa dịch) trong bản dịch Lolita của ông Dương Tường. Để tiện cho quý vị theo dõi, lần này tôi chỉ tập chung vào đánh giá vài trang trong phần Lời nói đầu (foreword) của cuốn sách. Thật đáng ngạc nhiên là chỉ trong vài trang giấy mỏng, với vỏn vẹn hơn ngàn chữ, mà bản dịch của ông Dương Tường cũng có đến hơn chục lỗi dịch và khá nhiều điểm cần tranh luận.

    Ví dụ 7:

    Nguyên bản tiếng Anh, dòng đầu tiên phần lời nói đầu:

    “Lolita, or the Confession of a White Widowed Male,” such were the two titles under which the writer of the present note received the strange pages it preambulates. “Humbert Humbert,” their author, had died in legal captivity, of coronary thrombosis, on November 16, 1952, a few days before his trial was scheduled to start.

    Bản dịch Dương Tường:

    “Lolita” hay “Lời thú tội của một gã đàn ông da trắng góa vợ”, ấy là hai cái đẩu đề của tập bản thảo kì lạ được gửi đến người viết những dòng này làm mào đầu cho nó. “Humbert Humbert”(1), tác giả của nó , đã chết trong tù vì chứng nghẽn động mạch vành vào ngày 16 tháng Mười một năm 1952, ít hôm trước khi bắt đầu phiên tòa xử ông ta.

    Lời bình:

    Bản dịch tiếng Việt dịch sai chữ received (đã nhận được) thành được gửi đến, tuy nhiên không phải cái gì “được gửi đến” thì cũng là “đã nhận được”. Ông Dương Tường còn bỏ qua chữ scheduled trong a few days before his trial was scheduled to start. Đọc đoạn văn về tổng thể rất lủng củng, không hiểu cái gì là mào đầu cho cái gì? Và cái mào đầu ấy là mào đầu cho cái gì? Cho lời nói đầu, hay cho tập bản thảo? Trong khi có thể dịch đơn giản như sau:

    “Lolita hay Lời thú tội của một gã đàn ông da trắng góa vợ”, là hai tựa đề của tập bản thảo kì lạ mà người đang viết những dòng lời nói đầu này nhận được. “Humbert Humbert”, tác giả của tập bản thảo, đã chết vì chứng nghẽn động mạch vành trong trại giam vào ngày 16 tháng Mười một năm 1952, ít hôm trước khi phiên tòa xét xử dự định diễn ra.

    Ví dụ 8:

    Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

    His lawyer, my good friend and relation, Clarence Choate Clark, Esq., now of the District of Columbia bar, in asking me to edit the manuscript, based his request on a clause in his client’s will which empowered my eminent cousin to use the discretion in all matters pertaining to the preparation of “Lolita” for print. Mr. Clark’s decision may have been influenced by the fact that the editor of his choice had just been awarded the Poling Prize for a modest work (“Do the Senses make Sense?”) wherein certain morbid states and perversions had been discussed.

    Bản dịch của Dương Tường:

    Khi yêu cầu tôi biên tập những trang này, luật sư của ông ta, Ngài Clarence Choate Clark, nay là thành viên của luật sư đoàn miền Columbia , cũng là bạn và bà con của tôi, dựa trên một điều khoản trong di chúc của thân chủ của ông trao toàn quyền cho người anh họ lỗi lạc của tôi tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết cho việc in ấn cuốn “Lolita”. Quyết định của ông Clark có thể là do người biên tập mà ông chọn vừa được tặng giải thưởng Poling về một tác phẩm khiêm tốn (“Do the Senses Make Sense?”) trong đó có bàn đến một số trạng thái bệnh hoạn và loạn dâm.

    Lời bình:

    Đoạn văn không dài, và khá đơn giản, nhưng ông Dương Tường dịch rất lộn xộn và sai nhiều chỗ. Xem đoạn văn ông dịch, độc giả rất băn khoăn là người anh họ lỗi lạc của người biên tập (John Ray) là ai, mà Humbert lại trao toàn quyền để chuẩn bị in ấn Lolita? Đọc đoạn này độc giả hình dung ra 4 nhân vật:

    – Ông John Ray viết lời nói đầu,

    – Ông Humbert là phạm nhân, và cũng là tác giả bản thảo,

    – Ông Clark là luật sư của ông Humbert, cũng là bạn và bà con của ông John Ray,

    – Ông anh họ (của John Ray)được Humbert trao toàn quyền để chuẩn bị in ấn Lolita.

    Dịch như ông Dương Tường làm độc giả thấy thừa mất một người so với nguyên bản tiếng Anh. Thực ra chẳng có ông anh họ nào ở đây hết, người mà ông Dương Tường dịch sai thành “người anh họ lỗi lạc”, chính là ông Clark. Chữ cousin trong tiếng Anh có nhiều nghĩa, nói đến các mối quan hệ bà con, anh em, họ hàng, dịch thành người anh họ là không chính xác, và cách diễn đạt lủng củng góp phần thêm vào việc độc giả không hiểu được câu văn dịch qua tiếng Việt định nói lên cái gì.

    Ngoài ra, dịch asking thành yêu cầu (Khi yêu cầu tôi biên tập những trang này) không đúng văn cảnh, nên dịch thành đề nghị sẽ chính xác hơn. Ông Clark là bạn, chứ có phải là sếp của ông John Ray đâu mà yêu cầu. Chỗ: The District of Columbia ông Dương Tường dịch thành miền Columbia, thì mọi người đã phân tích cái sai rồi,không cần nhắc lại thêm làm gì.

    Cũng khó lý giải tại sao ông Dương Tường để nguyên không dịch cái tên (“Do the Senses Make Sense?”) qua tiếng Việt, mà lại để nguyên tiếng Anh như vậy? Đành rằng dịch câu này khá là khó, nhưng không nên lờ tịt nó đi như vậy!

    Ví dụ 9:

    Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

    References to “H.H.”’s crime may be looked up by the inquisitive in the daily papers for September-October 1952 ; its cause and purpose would have continued to come under my reading lamp.

    Bản dịch Dương Tường:

    Những ai tò mò muốn tìm hiểu kĩ có thể truy cứu các tư liệu liên quan đến tội hình sự của “H. H.” trên các báo hàng ngày trong tháng Chín nâm 1952; nguyên nhân và mục đích của tội đó ắt sẽ tiếp tục là một bí mật hoàn toàn nếu số phận không mang tập hồi ức này đến đặt dưới ngọn đèn biên tập của tôi .

    Lời bình:

    Nguyên bản viết rõ là September-October 1952 (từ tháng Chín đến tháng Mười), không hiểu sao ông Dương Tường phải bỏ đi một tháng? Chưa kể reading lamp (ngọn đèn đọc sách) mà dịch thành ngọn đèn biên tập cũng không đúng. Ngọn đèn biên tập tạo cảm giác John Ray tác động nhiều đến bản thảo, thực tế thì như ông nói ở trên, công việc biên tập là rất ít, ông ấy giữ nguyên tác phẩm, chỉ chỉnh sửa đôi chút thôi. Nabokov có lý do để dùng chữ reading lamp ở đây. Nếu không có quan điểm gì thật đặc biệt, thì dịch giả nên dùng đúng chữ của tác giả ở đoạn văn này.

    Ví dụ 10:

    Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

    While “Haze” only rhymes with the heroine’s real surname, her first name is too closely interwound with the inmost fiber of the book to allow one to alter it

    Bản dịch Dương Tường:

    Trong khi “Haze” chỉ vần với họ thật của nữ nhân vật chính thôi, thì tên cô(1) lại quyện chặt vào thớ cảm xúc sâu kín của cuốn sách đến độ không cho phép ai thay đổi nó

    Lời bình:

    Fiber ở đây là sợi xơ làm nên tờ giấy của sách, nào phải thớ cảm xúc nào đâu. Có lẽ ông Dương Tường tra từ điển thấy chữ fiber có nghĩa là thớ, sợi, nên cho thêm chữ cảm xúc vào cho nó… dễ dịch! Trong khi cái ý của Nabokov ở đây rất hay: Sách làm từ giấy, mà giấy là một loại vật liệu được làm từ chất xơ dày từ vài mm cho đến vài cm, thường có nguồn gốc thực vật. Cái inmost fiber mà Nabokov viết ở đây chính là những sợi xơ đó. Và tên của nữ nhân vật chính interwound (cuộn vào, quấn vào) từng sợi xơ sâu kín nhất trong những tờ giấy của cuốn sách. Như vậy nếu ai bóc cái tên của nữ nhân vật chính ra khỏi tác phẩm, thì dường như về mặt vật lý cũng làm hỏng luôn cả cuốn sách. Dịch như ông Dương Tường là không tín, nên kết quả dẫn đến không đạt.

    Ví dụ 11:

    Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

    Indeed, the robust philistine who is conditioned by modern conventions into accepting without qualms a lavish array of four-letter words in a banal novel , will be quite shocked by their absence here.

    Bản dịch Dương Tường:

    Quả thật, kẻ phàm tục kiên cường được những ước lệ hiện đại luyện cho quen thói chấp nhận không chút đắn đo hàng loạt chữ tục trắng trợn tràn ngập trong những cuốn tiểu thuyết tầm thường , ắt sẽ phẫn nộ khi không thấy chúng ở đây.

    Lời bình:

    Robust dịch thành kiên cường: từ kiên cường này đi với kẻ phàm tục không ổn một chút nào, cũng không ăn nhập gì với văn cảnh. Nghĩa hay dùng trong tiếng Anh của chữ robust là khỏe mạnh, lực lưỡng, không biết tại sao ông Dương Tường không dùng, mà lại lựa cái chữ rất khó hiểu như thế! Bản tiếng Nga dùng chữ здоровяк (khoẻ mạnh, lực lưỡng) thay cho chữ robust. Văn cảnh ở đây thì chữ robust philistine mang đến cho độc giả hình ảnh những chiến binh kẻ thù, lực lưỡng khoẻ mạnh, hung hăng, ít học. Đó cũng là cái cách mà Nabokov mỉa mai một số đối tượng độc giả sẽ không chấp nhận Lolita. Tham khảo bản tiếng Nga:

    скажу больше: здоровяк-филистер , приученный современной условностью принимать безо всякой брезгливости целую россыпь заборных словечек в самом банальном американском или английском романе, будет весьма шокирован отсутствием оных в /”Лолите”/.

    Như vậy, the robust philistine nên dịch thành: kẻ phàm phu vai u thịt bắp, kẻ mọi rợ vai u thịt bắp.

    Ví dụ 12:

    Nguyên bản tiếng Anh, phần lời nói đầu:

    If, however, for this paradoxical prude’s comfort, an editor attempted to dilute or omit scenes that a certain type of mind might call “aphrodisiac” (see in this respect the monumental decision rendered December 6, 1933, by Hon. John M. Woolsey in regard to another, considerably more outspoken, book), one would have to forego the publication of “Lolita” altogether, since those very scenes that one might ineptly accuse of sensuous existence of their own, are the most strictly functional ones in the development of a tragic tale tending unswervingly to nothing less than a moral apotheosis.

    Bản dịch Dương Tường:

    Nhưng nếu để chiều theo cái kẻ làm ra vẻ tiết hạnh một cách ngược đời ấy, một biên tập viên tìm cách pha loãng hoặc tước bỏ những cảnh mà một loại đầu óc nào đó có thể gọi là “kích dục” (về phương diện này, xin xem phán quyết trọng đợi do Ngài John Woolsey tuyên đọc ngày 6 tháng Chạp năm 1933 đối với một cuốn sách khác còn thẳng thừng hơn nhiều(2)), thì tất phải từ bỏ hoàn toàn việc xuất bản “Lolita” vì chính những cảnh mà người ta có thể kết tội quàng xiên rằng tự thân chúng chứa một hiện sinh nhục cảm, lại đích thị là những cảnh có tác dụng triệt để nhất trong diễn biến của một câu chuyện bi thảm luôn kiên định hướng tới tôn vinh đạo đức.

    Lời bình:

    Ông Dương Tường bỏ hẳn, lờ đi không dịch chữ nothing less. Thực sự cũng hơi khó dịch đoạn này cho trôi chảy, nếu bám chặt theo cách viết văn hoa của tác giả. Nhưng cũng không phải là việc không thể làm được. Ví dụ có thể dịch thành: hướng tới mục đích không gì khác ngoài tôn vinh đạo đức hoặc là: hướng đến việc ca tụng đạo đức mà thôi.

    Đoạn dịch trên cũng rất nhiều từ dịch lủng củng khó hiểu, dịch mà như không dịch, chẳng hạn: sensuous existence dịch thành hiện sinh nhục cảm, còn the most strictly functional ones in the development dịch thành cảnh có tác dụng triệt để nhất trong diễn biến nhưng có thể đó là phong cách của ông Dương Tường, đi sâu vào chỉ gây tranh cãi, nên tôi chỉ ghi nhận chứ không đi sâu vào phân tích. Tuy nhiên cách dùng từ bí hiểm không cần thiết kiểu này chỉ làm nản lòng độc giả Việt Nam mà thôi. (Và họ chỉ còn cách tự trách chính mình, như một đồng nghiệp của ông Dương Tường cảm thán)

    Ví dụ 13:

    Nguyên bản tiếng Anh:

    “Richard F. Schiller” died in childbed , giving birth to a stillborn girl, on Christmas Day 1952, in Gray Star, a settlemen in the remotest Northwest.

    Bản dịch Dương Tường:

    Bà “Richard F Schiller chết cả hai mẹ con trên bàn đẻ vào đúng hôm Giáng sinh nâm 1952 ở Gray Star(3), một khu định cư ở miền Tây Bắc cực kì hẻo lánh, cái thai chết là một bé gái.

    Lời bình:

    Đoạn văn đơn giản mà sao ông Dương Tường phải dịch sai ngữ pháp và lằng nhằng thế? Viết thế này có khác gì viết… Anh lính bị thương cả trung đội ở chiến trường Iraq!

    Ví dụ 14:

    Nguyên bản tiếng Anh:

    The cynic may say that commercial pornography makes the same claim;

    Bản dịch Dương Tường:

    Kẻ khuyển nho có thể nói ràng loại văn chương “con heo” thương mại cũng lập luận tương tự;

    Lời bình:

    Pornography bao gồm đủ các thế loại, từ văn chương, tranh vẽ, hình ảnh, tượng, âm thanh, trò chơi,… nếu chỉ dịch thành văn chương “con heo” là sai ý của tác giả.

    Trên đây là 8 ví dụ bao gồm hơn chục lỗi của đoạn dịch Lời nói đầu cuốn Lolita, bản dịch Dương Tường. Cũng còn nhiều điểm cần tranh luận nữa, nhưng trong khuôn khổ bài viết này, để quý vị tiện theo dõi, thì tôi xin tạm dừng ở đây, và xin phép được liệt kê thêm các ví dụ thuộc nhóm lỗi “dịch mà như chưa dịch” này, trong bài viết sắp đến.

    ——————

    Bài liên quan:

    30.05.2012
    Những lỗi dịch trong bản dịch Lolita của Dương Tường (phần 2) – Linh Hương (Lavender)
    [CHUYỆN DỊCH THUẬT] … Ngoài nhóm lỗi dịch sai hoàn toàn từ tiếng Anh, làm cho câu văn khó hiểu và lủng củng, mà tôi đã liệt kê một số ví dụ trong phần 1, thì bản dịch Lolita của ông Dương Tường có nhiều lỗi nhóm 2, tôi xin

    • 15/06/2012 lúc 11:20

      Ấy chết! Họ mải “đánh” ông Dương Tường mà quên mất lỗi chính tả kìa em:
      Để tiện cho quý vị theo dõi, lần này tôi chỉ tập chung vào đánh giá vài trang trong phần Lời nói đầu…

  18. Trần thị Bảo Vân
    15/06/2012 lúc 11:24

    “Miền Columbia” có lẽ sẽ là “phép ẩn dụ” khác của ông DƯƠNG TƯỜNG?
    – Tác giả: James Nguyễn –

    Bài viết của Trinh Tùng nêu ra một phát hiện rất lý thú về tài dịch của ông Dương Tường. Ngay trong “Foreword” của cuốn Lolita, có câu:

    His lawyer, my good friend and relation, Clarence Choate Clark, Esq., now of the District of Columbia bar, in asking me to edit the manuscript, based his request on a clause in his client’s will which empowered my eminent cousin to use the discretion in all matters pertaining to the preparation of “Lolita” for print.

    Ông Dương Tường dịch thành:

    Ngài Clarence Choate Clark, nay là thành viên của luật sư đoàn miền Columbia , cũng là bạn và bà con của tôi, dựa trên một điều khoản trong di chúc của thân chủ của ông trao toàn quyền cho người anh họ lỗi lạc của tôi tiến hành mọi sự chuẩn bị cần thiết cho việc in ấn cuốn “Lolita”.

    District of Columbia tức là thủ đô Washington của nước Mỹ nhưng đã bị ông Dương Tường dịch thành “miền Columbia”!!! Thế thì những người chỉ đọc bản dịch tiếng Việt của ông Dương Tường làm sao biết được cái “miền Columbia” ấy nó ở chỗ nào???

    Ngay cả tôi là cư dân tại District of Columbia, nếu chỉ đọc bản dịch tiếng Việt của ông Dương Tường, thì tôi cũng chịu thua, không biết cái “miền Columbia” nằm ở đâu.

    Trên đất Mỹ có rất nhiều nơi gọi là Columbia:

    Columbia ở Herkimer County, thuộc New York.

    Columbia ở bang South Carolina.

    Columbia ở bang Tennessee.

    Columbia ở bang Georgia.

    Columbia ở bang Missouri.

    Columbia cũng là vùng đào vàng ở phía tây California.

    Et cetera … et cetera …

    Nếu “district” mà ông Dương Tường dịch thành “miền”, ngon ơ, thì ngoài cái District of Columbia tức là thủ đô Washington của nước Mỹ, lại còn có cái Columbia District ở bang Oregon nữa! Hoá ra ở Mỹ có ít nhất là hai “miền Columbia” hay sao? Thế còn cái Columbia Region ở Missouri thì dịch ra tiếng Việt là gì?

    Nói tóm lại, ông Dương Tường thấy District of Columbia thì phang ngay một nhát thành ra “miền Columbia” ngon ơ, mà chẳng cần tìm hiểu xem District of Columbia là cái quái gì ở Mỹ.

    Chỗ này thì ông Dương Tường giống hệt ông Cao Việt Dũng. Như ông Hà Thúc Lang đã chỉ ra, ông Cao Việt Dũng đã phang bừa “sur les bords du bassin de l’Arsenal” thành “trên cái bồn nước của khu Arsenal” / “Quai des Orfèvres” thành “Ke Orfèvres”… Thế mới tài.

    Chỗ này ông Dương Tường dịch sai rành rành như vầy, nhưng có góp ý cho ông ấy thì chắc là cũng vô ích mà thôi. Vì sao lạ vậy? Vì như ông Phạm Anh Tuấn (một fan thứ thiệt của ông Dương Tường!!!) đã tuyên bố công khai trên báo Tuần Việt Nam: “Người duy nhất có đủ khả năng phát hiện ra những sai sót trong bản dịch Lolita lại không phải ai khác mà chính là… dịch giả Dương Tường!” Nghĩa là chẳng có ai phát hiện ra được cái gì ráo. Toàn là nói nhảm!

    Mà ông Dương Tường cũng đúng là “khôn nẻ vỏ”. Ngay sau khi có những người đầu tiên chỉ ra những lỗi trong bản dịch Lolita thì ông Dương Tường liền tuyên bố trên báo Vietnamnet là chính ông tự phát hiện ra “dăm chục chỗ” cần phải sửa chữa. Nhưng ông không hề công bố những lỗi ông tự phát hiện là những lỗi nào!!! Thế mới gọi là “khôn nẻ vỏ”.

    Cái chiến thuật tuyên bố “tự phát hiện lỗi” là một chiến thuật “khôn nẻ vỏ”, vì ông Dương Tường chẳng cần phải tự phát hiện gì ráo. Ông cứ ngồi đó mà rung đùi uống trà. Hễ mỗi lần có ai phát hiện ra một lỗi của ông thì ông liền nói “Chỗ đó tôi đã tự phát hiện rồi cơ mà!” Rồi đến khi tái bản, ông gom hết những lỗi mà người ta đã phát hiện, đem vào mà sửa chữa lại bản dịch của mình. Sửa xong thì khỏi cần phải cảm ơn ai cả. Đúng như fan Phạm Anh Tuấn đã nói trước: “Người duy nhất có đủ khả năng phát hiện ra những sai sót trong bản dịch Lolita lại không phải ai khác mà chính là… dịch giả Dương Tường!”

    Cái chiến thuật “khôn nẻ vỏ” này cũng đã được nhà xuất bản Nhã Nam ứng dụng tài tình. Trong Thông báo về việc thu đổi cuốn sách “Bản đồ và Vùng đất”, Nhã Nam đã làm ra vẻ như chính cái “Hội đồng thẩm định của NXB Văn học và Công ty Nhã Nam” đã phảt hiện ra những lỗi dịch sai, chứ họ không hề nhắc đến tên của ông Hà Thúc Lang như người phát hiện hàng loạt lỗi dịch trầm trọng của ông Cao Việt Dũng trong “Bản đồ và Vùng đất”!!!

    Nhân đây, xin nhắn với anh/chị Trinh Tùng một câu: Một ngày nào đó, nếu ông Dương Tường sửa chữa lại cái “miền Columbia” thành thủ đô Washington trong lần tái bản, thì đó là do chính ông ấy tự phát hiện đấy nhé. Chứ còn sự phát hiện của anh/chị Trinh Tùng thì chỉ là “những ý kiến tranh cãi vặt vãnh” mà thôi.

    Còn nếu ông Dương Tường vẫn khăng khăng giữ nguyên cái “miền Columbia” trong lần tái bản, thì đó chính là vì “Trong tu từ người ta gọi là phép ẩn dụ” ấy mà. Chứ không phải sao? Ngay cả cái thành ngữ “on the dotted line” phổ thông đến thế mà cũng khiến một fan của ông Dương Tường phải “phát rồ”, và được chính ông Dương Tường giải thích như là “tu từ”, như là “phép ẩn dụ”, vậy thì cái “miền Columbia” sao lại không là thế! (Xem bài phỏng vấn Dịch giả Dương Tường: “Lolita” còn nhiều sai sót, báo Vietnamnet, 21/4/2012)

    ——————

    Bài liên quan:

  19. Trần thị Bảo Vân
    15/06/2012 lúc 11:37

    Chị Năm ơi, mấy ngày không vào nhà chị…888…được, Út ( cả Tín ròm, Tuấn Anh, Vân Anh. Thu Lan, Hồng Nga…cùng nhiều bạn khác…) gặp đọc được loạt bài này đối thoại văn học dịch “bát nháo” này, thấy… thú vị hết sức…!
    Đúng là…dịch..”giả”…”lưu manh xhcn”..! hihihihihi…, chị Năm đọc thấy thế…”lào”?! hihihihihi

    TẠI SAO DỒN SỰ CHÚ Ý VÀO CHƯƠNG ĐẦU CỦA BẢN DỊCH LOLITA ?
    -Tác giả: Nguyễn Đình Đăng –

    Bàn luận về bản dịch tiếng Việt cuốn “Lolita” đã làm sôi động nhiều diễn đàn mạng thời gian gẩn đây. Tiếp theo bài “‘ Trên dòng kẻ chấm, em là Dolores’ trong tiếng Việt có nghĩa gì? ”, tôi cũng mạn phép quý vị “góp hai xu” nữa vào cuộc bàn luận này.[1]

    Chất vấn những người phê phán bản dịch tiếng Việt “Lolita” của dịch giả Dương Tường, một số ý kiến cho rằng tại sao lại chỉ tập trung vào mỗi “Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” hoặc chương đầu của cuốn sách, thậm chí chưa đọc toàn bộ bản dịch.

    Lập luận một cách đơn giản, có thể nói, nếu một bản dịch có lỗi hoặc tối nghĩa ngay từ những dòng đầu, nó khiến một độc giả bình thường hoài nghi về những phần còn lại. Cảm giác này cũng từa tựa như khi ta đi nghe một concerto mà soloist chơi sai một trong những hợp âm đầu tiên. Ngoài ra, nếu tạm ví một bản dịch như cách giải một bài toán, thì những chỗ sai trong cách giải, tối nghĩa trong cách lập luận cần được sửa, bất kể chúng có ảnh hưởng tới đáp số hay không.

    Thật ra, chương 1 của “Lolita” trong nguyên văn tiếng Anh là chương được các nhà phê bình nghiên cứu văn học và ngôn ngữ coi là rất xuất sắc, nếu không phải là xuất sắc nhất cuốn sách.

    Đó là chương ngắn nhất trong 36 chương của cuốn sách. Nabokov đã cố tình viết ngắn đế giễu nhại phong cách tiểu thuyết truyền thống, thường có chương mở đầu dài dòng kể lể.

    Trong nguyên văn tiếng Anh, chương này vang lên như một bài ca. Ngay câu đầu tiên “ Lolita, light of my life, fire of my loins. My sin, my soul” đã mang giai điệu (melody), nhịp điệu (rhythm) âm nhạc, và tiếng chuông ngân (Lo-li-li-lol), mà khi dịch ra ngôn ngữ khác nhạc tính này đã không còn nữa.

    Âm tiết giữa của “Lo-lee-ta” (Lô-li-ta) và đoạn tiếp theo (yêu một bé gái đầu tiên ở một công quốc bên bờ biển, và các thiên thần tối cao có cánh) làm liên tưởng đến tên nhân vật cũng như nội dung bài thơ “Annabel Lee” (A-nơ-bel Li)[2] của nhà văn Anh, Edgar Poe, mà Humbert Humbert nhiều lần ám chỉ trong truyện (Có người đếm được 20 lần). Ví dụ, Nabokov viết “princedom by the sea”, còn Edgar Poe viết “kingdom by the sea”. Nabokov viết “noble-winged seraphs”, còn Edgar Poe viết “winged seraphs”. Trong “Lolita”, bạn gái thời thơ ấu của Humbert cũng có tên là Annabel Leigh.

    Cấu trúc của chương 1 còn làm liên tưởng tới “Diễm ca” (Song of songs of Solomon) trong Kinh Cựu ước. Chính vì ám chỉ này mà khi dịch (hay viết lại) “Lolita” ra tiếng Nga, Nabokov đã dùng một từ rất đắt – чресла – để dịch từ “loins”. Trong tiếng Anh từ loins có nghĩa là 1) vùng thắt lưng, 2) vùng hạ bộ, hay 3) cơ quan sinh sản. Từ чресла có nghĩa là vùng thắt lưng, hông, nhưng thuộc ngôn ngữ cổ, long trọng, chỉ được dùng trong các văn bản nhà thờ (ví dụ Kinh Thánh).[3] Trong ngôn ngữ Nga thông thường, đó là поясница (vùng thắt lưng) hay бёдра (hông). Bản tiếng Pháp chuyển ngữ thành “reins” (hai quả thận, vùng thắt lưng phía sau lưng). Do đó, theo tôi, dịch “fire of my loins” thành “ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi” có vẻ hơi huỵch toẹt (trong tiếng Việt, hạ bộ là phần ngoài cơ quan sinh dục đàn ông), có thể vừa không đúng ý của tác giả lại vừa mất đi chất “diễm ca” của đoạn này. Tiếng Việt có một từ cổ là “cật” tương đương nghĩa “loins” của tiếng Anh, “reins” trong tiếng Pháp, và “чресла” từ tiếng Nga. “Cật” là phần thân người ở giữa lưng, hai quả thận hay bầu dục của động vật. Ca dao Việt có câu “No cơm, ấm cật, dậm dật mọi nơi.” Do đó, mạn phép quý vị, tôi đề xuất dịch “ fire of my loins ” thành “ ngọn lửa nơi buồng cật của tôi ”, hoặc “ lửa nứng cật tôi ”, nếu muốn dịch cho khiêu dâm hơn. Nhưng theo tôi, trong văn cảnh của câu đầu tiên, chỉ cần dịch “fire of my loins” đơn giản là “ngọn lửa của lòng tôi” hay “lửa đốt lòng tôi” là được.

    Cũng chính vì liên tưởng tôn giáo mà mớ gai (tangle of thorns) trong bản tiếng Anh đã được Nabokov dịch thành cuộn gai (клубок терний) trong bản tiếng Nga để ám chỉ vòng gai trên đầu Chúa Jesus. Trong tiếng Nga клубок có nghĩa một cuộn có dạng tựa như hình cầu, như cuộn len cuộn chỉ. v.v. Trong một bản tiếng Nga tả cảnh Chúa Jesus bị hành hạ có đоạn viết:[4]

    “Khi bọn lính viễn chinh nhạo báng Người, cứ mỗi đòn nện vàо ‘miện gai’ lại khiến gai nhọn đâm vào sâu hơn, gây ra những vết thương sâu hoắm. Cuộn gai, kết thành vòng, làm đau đớn không tả xiết.”

    Không phải ngẫu nhiên Nabokov đã chọn tên Lolita. Trả lời phỏng vấn của tạp chí Playboy, Nabokov nói:

    “Tôi cần một tên gọi âu yếm với một nhịp điệu trữ tình cho cô bé sớm dậy thì (nymphet) của tôi. Một trong những chữ trong sáng nhất là chữ ‘L’. Đuôi ‘–ita’ chứa đựng nhiều sự dịu dàng Latin, và đó cũng là điều tôi đòi hỏi. Thế là thành ‘Lolita’(…) Một lý do khác là âm thanh thì thầm dễ chịu của cái tên cội nguồn: những đoá hồng và nước mắt trong ‘Dolores’. Số phận đau lòng của cô bé của tôi phải được kể đến cùng với sự dễ thương và trong trẻo. ‘Dolores’ còn cho cô bé một cái tên gọi âu yếm khác, mộc mạc hơn, thông thường và trẻ con hơn: ‘Dolly’, rất hợp với họ ‘Haze’, trong đó nghĩa ‘những màn sương mù’ trong tiếng Ái-nhĩ-lan hoà với con thỏ con Đức – ý tôi định nói là con thỏ con Đức ‘hare’.”[5]

    Thuật ngữ “nymphet”, nay đã đi vào từ vựng Anh ngữ, là do chính Nabokov sáng tạo ra. Nghĩa của thuật ngữ này là “một bé gái dậy thì sớm; hoặc một phụ nữ quyến rũ khêu gợi” (a sexually precocious girl barely in her teens; also : a sexually attractive young woman). Từ này có gốc là “nymph” (nữ thần, người con gái đẹp, con nhộng). Con nhộng là ấu trùng của côn trùng. Như vậy, nymphet của Nabokov – một chuyên gia về các loài bướm – cũng được hiểu như một sinh vật còn ở dạng nhộng, chưa biến thái, trưởng thành hoàn toàn. Trong “Lolita”, Nabokov đã mượn lời Humbert để định nghĩa “nymphet” như một bé gái dậy thì sớm ở độ tuổi 9 – 14. Đối với Humbert, một cô gái điếm 18 tuổi không còn là một nymphet nữa, tuy cơ thể vẫn chưa phát triển hết. Thuật ngữ “nymphette” trong tiếng Pháp[6] và “нимфетка” trong tiếng Nga[7] cũng có nghĩa giống như trong tiếng Anh.

    Có lẽ do dịch giả Dương Tường trung thành với bản tiếng Pháp khi dịch sang tiếng Việt, nên ông đã dịch y nguyên “avec son mètre quarante-six et son unique chaussette” thành “cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất”, còn “sur les pointillés” thành “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm”. Tuy nhiên, trong chú giải đầu tiên của bản dịch tiếng Việt,[8] dịch giả Dương Tường lại dịch “nymphet” thành “tiểu nữ thần” (nữ thần bé nhỏ), tức là khác hẳn nghĩa của thuật ngữ nymphet thượng dẫn .

    Nhà văn Boris Pasternak (1890-1960) từng nói: “Dịch thuật rất giống với sao chép tranh.” Như vậy, một bản dịch từ nguyên gốc có thể được ví như một bản sao của bản gốc bức tranh. Còn một bản dịch từ một bản dịch khác, ví dụ bản dịch tiếng Việt từ bản tiếng Pháp của bản gốc tiếng Anh, cũng tương tự như một bản sao lại một bản sao khác. Ngạn ngữ có câu “Tam sao thất bản”, ý nói mỗi lần chép lại là mỗi lần có sai sót, đến khi chép lại ba lần thì sai hẳn với bản gốc. Hy vọng bản dịch tiếng Việt vẫn còn giữ được nhiều ý của bản gốc, vì chỉ là bản sao… lần thứ hai.

    9/5/2012

    _________________________

    Chú giải:

    [1]Dịch nghĩa đen thành ngữ Anh “To throw in my two cents”, hàm ý “góp ý kiến của tôi”.

    [2]

    Annabel Lee
    Edgar Allan Poe

    It was many and many a year ago,
    In a kingdom by the sea,
    That a maiden there lived whom you may know
    By the name of Annabel Lee;
    And this maiden she lived with no other thought
    Than to love and be loved by me.

    I was a child and she was a child,
    In this kingdom by the sea:
    But we loved with a love that was more than love –
    I and my Annabel Lee;
    With a love that the winged seraphs of heaven
    Coveted her and me.

    And this was the reason that, long ago,
    In this kingdom by the sea,
    A wind blew out of a cloud, chilling
    My beautiful Annabel Lee;
    So that her high-born kinsmen came
    And bore her away from me,
    To shut her up in a sepulchre
    In this kingdom by the sea.

    The angels, not half so happy in heaven,
    Went envying her and me –
    Yes! that was the reason (as all men know,
    In this kingdom by the sea)
    That the wind came out of the cloud one night,
    Chilling and killing my Annabel Lee.

    But our love it was stronger by far than the love
    Of those who were older than we –
    Of many far wiser than we –
    And neither the angels in heaven above,
    Nor the demons down under the sea,
    Can ever dissever my soul from the soul
    Of the beautiful Annabel Lee;

    For the moon never beams without bringing me dreams
    Of the beautiful Annabel Lee;
    And the stars never rise but I feel the bright eyes
    Of the beautiful Annabel Lee;
    And so, all the night-tide, I lie down by the side
    Of my darling -my darling -my life and my bride,
    In the sepulchre there by the sea –
    In her tomb by the sounding sea.
    [3]Bản tiếng Nga Phúc âm Luca 12:35 tại http://bible.optina.ru/new:lk:12:35 được mở đầu bằng câu:

    “Да будут чресла ваши препоясаны и светильники горящи. И вы будьте подобны людям, ожидающим возвращения господина своего с брака, дабы, когда придёт и постучит, тотчас отворить ему.” (Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.)
    [4]Nguyên văn tiếng Nga:

    Когда легионеры глумились над Ним, от каждого удара по «терновой митре» шипы вонзались все глубже, образовывая глубокие раны. Клубок терний, обвитый повязкой, приносил неисчислимые страдания.
    Xem tại: http://www.krest.vn.ua/apologetica/plaschan.php
    [5]Nguyên văn tiếng Anh:

    For my nymphet I needed a diminutive with a lyrical lilt to it. One of the most limpid and luminous letters is ‘L.’ The suffix ‘-ita’ has a lot of Latin tenderness, and this I required too. Hence – Lolita. (…) Another consideration was the welcome murmur of its source name, the fountain name: those roses and tears in ‘Dolores’. My little girl’s heart-rending fate had to be taken into account together with the cuteness and limpidity. Dolores also provided her with another, plainer, more familiar and infantile diminutive: Dolly, which went nicely with the surname ‘Haze,’ where Irish mists blend with a German bunny – I mean a small German hare.
    [6]La nymphette est une pré-adolescente sexualisée par le regard d’un homme mûr, le nympholepte. Les deux termes ont été popularisés suite à la publication par Vladimir Nabokov de son roman Lolita (1955).

    [7]Xem http://ru.wikipedia.org/wiki/Нимфетки

    [8]Xem http://www.lolitavietnam.com/2012/03/lolita-chuong-123.html

  20. Trần thị Bảo Vân
    15/06/2012 lúc 11:45

    Chị Năm ơi…, Út…đang hưng phấn! Chị Năm đừng…mắng Út…”nhiều chiện”…nghen! hihihihihi…bởi Út muốn copy về entry này…cho phong phú…đó!

    “On the dotted line” thì chẳng có gì mà phải “phát rồ” như thế!
    – Tác giả: Hoàng Ngọc Tuấn –

    Sau 30 năm sống và làm việc như một nghệ sĩ và nhà giáo ở Úc (một nước nói tiếng Anh), nghĩa là phải nói chuyện, viết lách, ca hát và giảng bài bằng tiếng Anh hàng ngày, tôi cảm thấy hết sức buồn cười khi đọc đoạn văn đầy cường điệu của một ông Toàn Phong nào đó trên trang Evan về nhóm chữ “on the dotted line”. Ông ta viết như thế này: [Tôi xin tô đậm những chỗ… hấp dẫn!]

    “On the dotted line” tức trên dòng kẻ chấm, là một cách nói cụ thể, lạ hóa, khiến người ta phải liên tưởng, động não… Một gã mê đắm Lolita đến mức bệnh hoạn, chơi chữ và ám ảnh chi tiết đến phát rồ như Humbert, nói gì cũng là nói có chủ ý, hẳn sẽ thích những chi tiết vụn vặt, nhấn nhá, kể cả khó hiểu và đầy điển cố, hơn là một lối diễn đạt phổ thông, tầm thường và đại khái. Ai đã tiêu hóa xong Lolita khắc hiểu. “Trên dòng kẻ chấm, em là Dolores” rõ ràng là gợi cảm, đầy trực quan, cụ thể ngay vào chi tiết và hiển nhiên là chây bầy chất nghệ hơn lối diễn đạt phẳng, và dẫu sao vẫn ở trên bề mặt như kiểu “trên giấy tờ kê khai, em là Dolores”. Còn những lựa chọn kém hơn thì chẳng cần nhắc tới làm gì. Đấy là chưa kể kiểu lựa chọn dịch “trên giấy trắng mực đen, em là Dolores” thậm chí vô nghĩa, vì không dẫn đến đâu cả.

    Vả lại, một khi đã giở Lolita ra xem, sao lại không thể mường tượng được một gã si mê bệnh hoạn, ám ảnh đến cả cái tên của người tình nhỏ, được điền trên một dòng kẻ chấm!?”

    Tôi cảm thấy hết sức buồn cười, vì “on the dotted line” là một thành ngữ hết sức bình thường và thông dụng trong lời nói hàng ngày ở các nước nói tiếng Anh, chứ chẳng có gì là “một cách nói cụ thể, lạ hóa, khiến người ta phải liên tưởng, động não…”, chẳng có gì là “chơi chữ”, cũng chẳng có gì là “bệnh hoạn”, “si mê”, “ám ảnh”, “phát rồ”… cả!

    Cứ gõ thành ngữ “on the dotted line” lên Google thì sẽ thấy ngay 13 triệu 700 ngàn kết quả!

    Thành ngữ “on the dotted line” bình thường và thông dụng đến mức người ta không chỉ nói nó ra hàng ngày, mà còn dùng nó để đặt tên của nhiều cuốn sách, tên của nhiều đĩa nhạc, tên của nhiều bài hát và lời ca, và cả trong lời ca cho trẻ em, vân vân.

    Nói tóm lại, Vladimir Nabokov dùng thành ngữ “on the dotted line” một cách tự nhiên như bất kỳ một người Mỹ, người Anh hay người Úc nào. Và khi đọc câu “She was Dolores on the dotted line”, thì bất kỳ một người Mỹ, người Anh hay người Úc nào cũng hiểu ngay nó có nghĩa là “Nàng là Dolores [khi điền tên hay ký tên] trên giấy tờ”. Chỉ đơn giàn thế thôi, chẳng có gì “lạ hoá”, chẳng “phải liên tưởng” hay “động não” gì cả. Mà người Mỹ, người Anh hay người Úc cũng chẳng ai cần phải “chơi chữ”, hay “si mê bệnh hoạn”, bị “ám ảnh” hay “phát rồ” bởi thứ gì cả, khi họ dùng cái thành ngữ hết sức bình thường và thông dụng ấy.

    Vì thế, tôi cho rằng khi dịch câu ấy sang tiếng Việt, dịch giả không nên dịch thành “Trên dòng kẻ chấm, em là Dolores”. Dịch giả nên dịch thành một câu rất bình thường và dễ hiểu trong tiếng Việt, tương đương với câu rất bình thường và dễ hiểu trong tiếng Anh. Chứ dịch thành “Trên dòng kẻ chấm, em là Dolores” thì hẳn là… hơi “khó hiểu”, có thể khiến độc giả Việt Nam… “phát rồ” đấy!

    *

    Anh Nguyễn Đình Đăng đã giải thích rất thú vị và hữu lý về cách Nabokov đã dịch câu “She was Dolores on the dotted line” sang tiếng Nga (tức là tiếng mẹ đẻ của Nabokov).

    Ở đây tôi chỉ xin đưa ra thêm một ví dụ khác để cho thấy rằng câu “She was Dolores on the dotted line”, khi dịch sang một ngôn ngữ không có cách nói thông thường tương đương như vậy, thì người ta dịch nó thành một câu đồng nghĩa, cũng dễ hiểu như vậy.

    Trong cuốn Lolita, bản dịch tiếng Tây-ban-nha của Francesc Roca do nhà Editorial Anagrama xuất bản tại Barcelona năm 2002, ở trang 15, câu tiếng Anh trong nguyên tác: “She was Dolores on the dotted line” được dịch thành: “Era Dolores cuando firmaba”.

    Era Dolores = Nàng (đã) là Dolores

    cuando = khi

    firmaba = ký tên, viết tên [lên giấy tờ].

    Tất nhiên nếu cứ dịch thẳng đuột từng chữ từ tiếng Anh sang tiếng Tây-ban-nha thì ai cũng có thể dịch câu “She was Dolores on the dotted line” thành “Era Dolores en la línea de puntos” (kiểu như “Trên dòng kẻ chấm, em là Dolores” ấy mà!)

    Nhưng Francesc Roca đã không dịch như vậy, vì dịch như vậy thì nghe khá vụng về trong tiếng Tây-ban-nha. Ông đã dịch một cách rất dễ hiểu cho độc giả Tây-ban-nha, cũng như câu tiếng Anh của Nabokov rất dễ hiểu cho những người nói tiếng Anh vậy.

    Gõ câu “Era Dolores en la línea de puntos” lên Google. chúng ta chỉ thấy duy nhất trên trang blog của một cô gái trẻ tên Venado là có câu tiếng Tây-ban-nha dịch theo kiểu như vậy!

    [Xin mở ngoặc: Francesc Roca, dịch giả của cuốn Lolita, chẳng phải là hạng xoàng chút nào. Ông đỗ tiến sĩ Ngữ văn Tây-ban-nha tại Đại học Tự trị Barcelona, rồi trở thành Giáo Sư về Văn phạm Tây-ban-nha tại Đại học Girona, là chuyên gia hàng đầu của Tây-ban-nha trong các lĩnh vực ngôn ngữ học lý thuyết và văn phạm đối chiếu, đặc biệt về cú pháp và hình thái học của tiếng Tây-ban-nha, tiếng Catalan, và các thứ tiếng thuộc dòng ngôn ngữ Roman. Ông đã xuất bản nhiều sách nghiên cứu chuyên ngành bằng tiếng Tây-ban-nha và tiếng Anh, và, đồng thời, hiển nhiên, ông là một dịch giả đầy uy tín.]

    ——————

    Bài liên quan:

    • Võ Trung Tín
      15/06/2012 lúc 23:34

      Chị Năm, cho phép ròm em cũng…”chen dzô”…góp chuyện về..dịch “giả” Dương Tường, với cái bài viết này của tác giả Hoàng Anh…cho rôm rả…nghen! hihihihihi…

      VÀI NHẬN XÉT VỀ 3 CHƯƠNG ĐẦU ( 1, 2 và 3 ) TRONG BẢN DỊCH “LOLITA” của ông DƯƠNG TƯỜNG.
      ( Hoàng Anh – Tiền vệ.org )

      Tháng Ba vừa qua, Công ty Văn hóa & truyền thống Nhã Nam đã giới thiệu rầm rộ quyển tiểu thuyết “Lolita” do ông Dương Tường chuyển ngữ. Bản dịch tác phẩm của các nhà văn đoạt giải Nobel mấy năm gần đây đâu may mắn có được vinh dự to tát nhường ấy!

      “Lolita” là lời biện bạch của một kẻ sát nhân tên Humbert, luống tuổi, trí thức. Humbert chịu lấy một góa phụ mà y chán ghét, chỉ vì y thèm khát và muốn được gần gũi (để tán tỉnh) cô con gái Lolita mới 12 tuổi của bà. Khi phát giác sự thật não nề, bà quẫn trí lao ra khỏi nhà, bị ô-tô cán chết! Humbert tìm đến chỗ Lolia cắm trại, giấu nhẹm chuyện này, đón và chở Lolita đi xuyên nước Mỹ, ở khắp các quán trọ dưới danh nghĩa “cha dượng và con gái”, quan hệ tình dục với cô bé. Rồi Lolita nghe lời đường mật của kẻ khác, bỏ rơi Humbert. Sau nhiều năm ra sức tìm kiếm, cuối cùng Humbert gặp lại nàng – lúc ấy gần 18 tuổi và đã có chồng (không phải kẻ đã quyến rũ nàng ngày trước). Được Lolita tiết lộ tông tích kẻ quyến rũ nọ, Humbert đã tìm và giết hắn. Còn Lolita cũng chết, sau khi sinh đứa con nàng có với chồng.
      Với nội dung ấy, liệu “Lolita” có đáng được ca ngợi đến thế chăng?

      Không phải ngẫu nhiên mà dư luận Âu Mỹ – vốn phóng khoáng hơn ta bội phần – đã kết án (gọi đó là “tranh cãi” là cố ý làm nhẹ vấn đề) ngay khi “Lolita” được phát hành lần đầu. Từ ấy đến nay tuy đã hơn nửa thế kỷ, song một tác phẩm nội dung phi luân và vô đạo đức vẫn là phi luân và vô đạo đức, không nhãn hiệu “văn học” nào che đậy được!

      Dịch và phát hành “Lolita” trong thời điểm này chỉ càng khiến nền đạo lý vốn đã suy đồi khủng khiếp từ năm 1975 có nguy cơ trở thành tồi tệ hơn nữa!

      Song, phải công bằng thừa nhận một điều: tác giả Nabakov quả có văn tài! Trong “Lolita” chữ nghĩa của ông thật phong phú và ông đã giỏi bọc những ham muốn phi luân của nhân vật Humbert bằng đủ thứ từ ngữ hay ho.

      Chuyển tải sang tiếng Việt tài dùng chữ của Nabokov nhất định không dễ dàng (chưa kể theo nhận xét của giới chuyên môn, Nabakov đã đặt tên cho một số nhân vật trong “Lolita” với nhiều ẩn dụ).

      Nên dù hoàn toàn không thích quyển này, tôi vẫn tò mò muốn được đọc bản dịch của ông Dương Tường xem sao.

      Rất tiếc vì ở nước ngoài nên tôi mới chỉ được đọc ba Chương 1, 2 và 3 do Công ty Nhã Nam đưa lên mạng (www.lolitavietnam.com).

      Đọc rồi, tôi không khỏi có một số thắc mắc, rất mong được dịch giả Dương Tường giải đáp cho.

      (Tôi chỉ liệt kê được theo Chương, chứ không thể theo trang. Ba chương đầu này rất ngắn, bạn đọc có thể đối chiếu dễ dàng.)

      Chương 1:

      1.

      “She was Lo, plain Lo, in the morning, standing four feet ten in one sock. She was Lola in slacks. She was Dolly at school. She was Dolores on the dotted line. But in my arms she was always Lolita.”

      “Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu , chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà , em là Lola. Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita. “ (Dương Tường – dưới đây sẽ viết tắt là DT).

      “Buổi sáng nàng là Lo, ngắn gọn Lo thôi, đứng thẳng cao một mét hăm nhăm, chân đi độc một chiếc tất. Trong áo quần nghiêm chỉnh nàng là Lola. Ở trường học nàng là Dolly. Trên đơn từ nàng là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi bao giờ nàng cũng là Lolita. “ (Hoàng Anh – dưới đây sẽ viết tắt là HA).

      Giải thích:

      a) “She” là nàng, ai cũng biết! Ông Dương Tường dịch là “em” tất, nhất định phải có chủ đích! Tôi rất mong được biết chủ đích của ông.

      b) Lolita cao 4,1 feet – nghĩa là 4,1 x 30, 48 cm = 124,97 cm. Không rõ ông Dương Tường đã tính thế nào mà Lolita thêm được hai mươi mốt phân?

      c) “Slacks”: quần dài – dù thụng hay không – cho cả nam lẫn nữ, mặc đâu cũng được, không cứ trong nhà! Câu này có nghĩa: sau khi thay quần áo nghiêm chỉnh – dù ở nhà hay đi ra ngoài – nàng là Lola.

      d) Về “trên dòng kẻ bằng những dấu chấm” nhiều người đã có ý kiến, tôi không cần viết thêm.

      2.

      “Did she have a precursor?”

      “Có ai trước em không nhỉ?” (DT)

      “Tôi đã yêu ai trước nàng chưa ư?” (HA)

      Giải thích:

      Câu tiếng Anh rất rõ nghĩa, nhưng dịch ra tiếng Việt sẽ khá rắc rối, vì ta không thể dịch “precursor” thành “người tiền nhiệm” … trong tình trường! Ông Dương Tường dịch trại đi, nhưng ý không chính xác; vì mới đọc thoáng qua độc giả dễ nhầm tưởng Humbert muốn biết Lolita (lại “em”!) có anh hay chị nào không. Trong khi ở đây Humbert “hỏi” lại đoàn bồi thẩm “[Quý vị muốn biết] Tôi đã yêu ai trước nàng chưa ư?” rồi y trả lời: “Có, có đấy ạ!”

      3.

      “In point of fact, there might have been no Lolita at all had I not loved, one summer, a certain initial girl-child.”

      “Trên thực tế , có thể sẽ chẳng bao giờ có Lolita nào hết nếu vào một mùa hè nào đó, tôi đã không yêu một bé gái đầu tiên.” (DT)

      “Thật ra có lẽ chẳng bao giờ có Lolita nào hết, nếu vào một mùa hè nào đó, tôi đã không yêu một cô bé đầu tiên.” (HA)

      Giải thích:

      “Trên thực tế” chỉ dùng để nói về điều đã / đang xảy ra hoặc không. “Trên thực tế” đi liền với “có thể sẽ” là không lô-gich! Thử tưởng tượng tôi, bắt chước ông Dương Tường, viết thế này: “Trên thực tế, có thể sẽ chẳng bao giờ có nước Việt Nam nghèo nàn nào hết, nếu ….” – rất không ổn, vì “trên thực tế” cả thế giới đều biết có một nước VN đã và đang nghèo xơ xác!

      “Trên thực tế” Humbert đã có Lolita!

      Ở đây Humbert phân bua với đoàn bồi thẩm về chuyện tình của y; như thế dịch “in point of fact” là “thật ra” hợp lý hơn!

      [Nói thêm: Annabel là cô bé đầu tiên ấy, chỉ kém Humbert vài tháng tuổi, gọi là “bé gái” (DT) không ổn!]

      4.

      “Ladies and gentlemen of the jury, exhibit number one is what the seraphs, the misinformed, simple, noble-winged seraphs, envied. Look at this tangle of thorns.”

      “Thưa quí ông bà bồi thẩm, tang vật số một là cái mà những thiên thần thượng đẳng, những thiên thần ngây ngô , chất phác với đôi cánh cao quí, thèm muốn . Xin hãy nhìn mớ gai chằng chịt này.” (DT)

      “Thưa quý vị bồi thẩm, tang vật số một là cái mà những thiên thần thượng đẳng, chất phác mang đôi cánh cao quý, không thấu đáo sự tình nên đã ganh tị. Quý vị hãy nhìn mớ gai chằng chịt này mà xem.” (HA)

      Giải thích:

      Seraph là thiên thần cấp cao (trong Kinh thánh). Tại sao họ ganh tị? (ở đây dịch “envy” là “ganh tị” chính xác hơn “thèm muốn”!) Họ ganh tị gì? – Họ không ‘ngây ngô’, mà do “không thấu đáo” (misinformed: được thông tin thiếu sót hoặc sai lạc!) về chuyện tình của Humbert, nên đã sinh lòng ganh tị. Vì thế Humbert đã bị trừng phạt (“mớ gai chằng chịt” là trong nghĩa đó). Độc giả phương Tây dễ dàng liên tưởng ngay đến tích Chúa Jesu phải đội mão gai khi chịu khổ hình. Phần lớn bạn đọc Việt Nam không phải giáo dân đạo Cơ đốc nên khó biết tích này. Lẽ ra ông Dương Tường nên chú thích!

      Chương 2:

      5.

      “My father was a gentle, easy-going person, a salad of racial genes (…)”

      “Cha tôi là một người dịu dàng, dễ tính, mang trong mình một hỗn hống gien (…)” (DT)

      “Cha tôi là một người hiền lành, dễ tính, lai tạp nhiều chủng tộc (…)” (HA)

      Giải thích:

      “hỗn hống” là hỗn hợp của thủy ngân (hống) với một hay nhiều kim loại khác (Từ điển tiếng Việt), không thể dùng cho trường hợp này!

      6.

      “At thirty he married an English girl, daughter of Jerome Dunn, the alpinist, and granddaughter of two Dorset parsons, experts in obscure subjects – paleopedology and Aeolian harps.”

      “Năm ba mươi tuổi, cha tôi lấy một cô gái người Anh, con gái nhà leo núi Jerome Dunn và cháu gái một cặp vợ chồng mục sư ở giáo xứ Dorset, chuyên gia về những đề tài bí ẩn – cụ ông về cổ thổ nhưỡng học, cụ bà về đàn phong hạc.” (DT)

      “Năm ba mươi tuổi, cha tôi lấy một thiếu nữ Anh, con của nhà leo núi Jerome Dunn và cháu gọi hai mục sư ở giáo xứ Dorset bằng ông; họ là chuyên gia về những đề tài bí ẩn – người về cổ thổ nhưỡng học, người về đàn phong hạc.” (HA)

      Giải thích:

      a) “cô gái” tất nhiên phải là con gái và cháu gái, thành ra thừa 2 chữ “gái”!

      b) “Granddaughter of two Dorset parsons”: cháu (gái) gọi hai mục sư ở Dorset bằng ông! Không phải “một cặp vợ chồng”, nên cũng không có cụ ông hay cụ bà nào cả.

      7.

      “(…) surely, you all know those redolent remnants of day suspended, with the midges, about some hedge in bloom or suddenly entered and traversed by the rambler, at the bottom of a hill (…)”

      “(…) chắc chắn, tất cả quí vị đều biết những dư tàn lãng đãng của ngày lơ lửng cùng đám muỗi mắt bên trên một hàng giậu nở hoa, hoặc bất chợt bị đột nhập và xuyên qua bởi kẻ lãng du dưới chân một quả đồi (…)” (DT)

      “(…) chắc chắn tất cả quí vị đều biết những dư âm thơm ngát của ngày tàn lơ lửng cùng đám muỗi mắt bên trên một hàng giậu nở hoa nào đấy hoặc bất chợt bị những bước chân của kẻ lãng du dưới chân một quả đồi làm xáo trộn (…)” (HA)

      Giải thích:

      a) “redolent”: thơm phức (trên một hàng giậu nở hoa mà!), không phải lãng đãng!

      b) “bị đột nhập và xuyên qua bởi kẻ lãng du” nghe rất lạ tai!

      8.

      “Perhaps she wanted to make of me, in the fullness of time, a better widower than my father.”

      “Có lẽ bác muốn rèn cho tôi, tới kì viên mãn , trở thành một ông góa tốt hơn cha tôi.” (DT)

      “Có lẽ bác muốn rèn cho tôi trở thành một người đàn ông góa biết cư xử hơn cha tôi, khi tới lúc.” (HA)

      Giải thích:

      a) tiếng Việt không chỉ có một tính từ “tốt”, để rồi cái gì cũng “tốt” (ăn tốt, ngủ tốt, học tốt, chết tốt…)

      b) “In the fullness of time”: tới lúc thích hợp (Từ điển Anh-Việt).

      9.

      “From the aproned pot-scrubber to the flanneled potentate (…)”

      “Từ chị lao công cọ bô đeo tạp dề đến ông trùm sỏ mặc đồ flanen (…)” (DT)

      “Từ người giúp việc dọn dẹp tầm thường đến kẻ quyền uy hét ra lửa ăn mặc sang trọng (…)” (HA)

      Giải thích:

      “Bô” là cái chậu để người già, người bệnh liệt giường, trẻ em đại hoặc tiểu tiện.

      Đây nói về khách sạn sang trọng Mirana của ông bố, không phải nhà thương hay viện dưỡng lão, nên không thể có “bô” để cọ! “The pot-scrubber” là người cọ rửa soong chảo, ở đây nên hiểu khái quát là “người giúp việc dọn dẹp tầm thường”. Tương tự, nên hiểu khái quát “the flanneled potentate” là “kẻ quyền uy hét ra lửa ăn mặc sang trọng”.

      10.

      “and some interessting reactions on the part of my organism.”

      “và những phản ứng ngồ ngộ nơi cơ thể tôi” (DT)

      “và những phản ứng ngồ ngộ nơi bộ phận ấy của cơ thể tôi” (HA)

      Chương 3:

      11.

      “and I then see Annabel in such general terms as: (…)”

      “theo cách này, tôi hình dung Annabel dưới dạng vẻ có thể mô tả bằng những từ chung chung như (…) (DT)

      “và rồi tôi hình dung Annabel dưới những khái niệm chung chung như (…) (HA)

      Giải thích:

      Đoạn gạch dưới vừa thừa (không có trong nguyên bản) vừa tối nghĩa!

      12.

      “(…) I doubt if much individual genius should be assigned to our interest in the plurality of inhabited worlds (…)”

      “(…) tôi không tin rằng người ta có thể gán cho chúng tôi ít nhiều phẩm chất thiên tài chỉ vì chúng tôi quan tâm đến sự đa nguyên của thế giới có cư dân (…)” (DT)

      “(…) tôi không tin người ta cho rằng chúng tôi có sở thích ít nhiều độc đáo, chỉ vì chúng tôi quan tâm đến sự hiện hữu của nhiều thế giới có cư dân (…)” (HA)

      Giải thích:

      a) “Genius” không chỉ có một nghĩa “thiên tài”! Ở đây nó đồng nghĩa với “inclination, taste” (sở thích, khuynh hướng) – “individual genius”: sở thích độc đáo, khác lạ!

      b) “Plurality”: sự có nhiều – (không phải “đa nguyên” hay “đa” gì khác!)

      13.

      “(…) there was a snapshot taken by my aunt (…) in a sidewalk café.”

      “(…) có một tấm hình do bác tôi chụp nhanh tại một tiệm cà phê vỉa hè.” (DT).

      Giải thích:

      Câu dịch không sai, nhưng e rằng không ít bạn đọc trong nước tưởng nhầm bên trời Tây văn minh cũng có quán cóc “chiếm dụng lề đường” chẳng khác ở Việt Nam. Không phải! Châu Âu vốn lạnh nên quán cà phê (cả quán ăn) thường chỉ bày bàn trên lề đường cho khách khi thời tiết ấm áp, để khách được hưởng nắng ấm và “ngắm cô đi qua, nhìn bà đi lại”; đây thường là những quán khá sang hoặc sang, vì họ phải trả bộn tiền cho thành phố để được phép sử dụng vài mét lề đường. Lẽ ra ông Dương Tường nên chú thích, nếu được, giúp bạn đọc hiểu thêm đôi nét sinh hoạt ở một đất nước xa lạ.

      Ngoài 13 thắc mắc trên còn vài chỗ ông Dương Tường dịch không chính xác hoặc hơi lủng củng hoặc dịch bám chữ thành ra khó hiểu!

      Hy vọng 33 Chương còn lại ít sai sót hơn, kẻo ông Dương Tường sẽ phải sửa không chỉ “ít ra dăm chục lỗi” như ông vừa trả lời phỏng vấn!

      ——————

      Bài liên quan:

  21. Võ Trung Tín
    17/06/2012 lúc 00:44

    Phay Van :Cảm ơn Tín, em cứ copy thoải mái vào đây

    Thế hở chị Năm, vậy thì, ròm em…HOAN HÔ..chị!
    Bây giờ ròm em copy thêm cái bài viết này, của tác giả Hà Thúc Lang, để cho thấy rõ chân tướng năng lực dịch thuật “dỏm” đầy “lưu manh xhcn” của cái ông Cao Việt Dũng, một “học trò ruột” của dịch “giả” miền bắc xhcn “thằng chột trong xứ mù” DƯƠNG TƯỜNG…nghen.

    DỊCH LOẠN ! ĐÔI LỜI VỀ BẢN DỊCH “VÔ TRI” của CAO VIỆT DŨNG
    ( Hà Thúc Lang – Tiền vệ.org )

    Như đã hẹn, lần này tôi xin góp ý về đoạn đầu tiên bản dịch «Vô tri» (L’Ignorance) của anh Cao Việt Dũng.

    Để tiện theo dõi, độc giả có thể tham khảo bản tiếng Việt trên mạng http://nhasachtritue.com/book/inside/?pid=16377&pos=3

    Bản tiếng Pháp, tôi dẫn theo Milan Kundera, L’Ignorance, Gallimard, Paris, 2003. Vì đoạn này cũng ngắn, có một trang, nên tôi sẽ chép lại ở cuối bài, trong phần tham khảo.

    1.

    «Qu’est ce que tu fais encore ici!» Sa voix n’était pas méchante, mais elle n’était pas gentille non plus; Sylvie se fâchait.

    «Et où devrais-je être?» demanda Irena.

    – Chez toi !

    – Tu veux dire qu’ici je ne suis plus chez moi ?

    Mấy câu trên được anh Cao Việt Dũng dịch là:

    «Cậu vẫn còn ở đây được cơ à?» Giọng cô không độc ác, nhưng cũng không hề thân thiện. Sylvie đang bực bội.

    «Thế tớ phải ở đâu?»

    « Nhà cậu !»

    «Cậu muốn nói là tớ đang không ở nhà tớ ?»

    Rõ ràng là anh Cao Việt Dũng dịch nhưng không hiểu nội dung. «Chez toi», «chez moi» ở đây mà dịch thành «nhà cậu», «nhà tớ» là sai hoàn toàn, sai hãi hùng!

    Bất kỳ ai biết đọc tiếng Tây đều có thể hiểu rằng, trong trang đầu, nhân vật Sylvie (người Pháp) đang thuyết phục nhân vật Irena (gốc Séc, sống ở Pháp từ hai mươi năm) quay về «nước của mình» (cô ta dùng hẳn cụm từ «rentrer dans ton pays») vì Tiệp Khắc lúc đó đang có «cách mạng» (xem câu: «c’est la révolution chez vous») và theo cô ta, điều đó «rất quyến rũ» (xem câu: «ce qui se passe chez vous est tellement fascinant»). Càng đọc càng rõ «trở lại cố hương» là một trong mấy chủ đề chính của tác phẩm «Vô tri». Nhưng anh Cao Việt Dũng có đọc mà không thông. Hay anh không có khả năng đọc tiểu thuyết? Hay anh không đọc toàn bộ tác phẩm trước khi cầm bút dịch?

    Tóm lại, «chez toi», «chez moi» ở đây không thể dịch là «nhà cậu», «nhà tớ» mà phải dịch là «nước cậu», «nước tớ».

    «Cậu vẫn còn ở đây được cơ à?» Giọng cô không độc ác, nhưng cũng không hề thân thiện. Sylvie đang bực bội.

    «Thế tớ phải ở đâu?»

    « Nước cậu !»

    «Cậu muốn nói là tớ đang không ở nước tớ ?»

    2.

    «Bien sûr, elle ne voulait pas la chasser de France, ni lui donner à penser qu’elle était une étrangère indésirable…»

    «Tất nhiên cô không muốn đuổi bạn ra khỏi nước Pháp, cũng không muốn làm bạn nghĩ rằng mình là một kẻ ngoại cuộc không được mong đợi ở đây» (CVD).

    Chính vì hiểu sai những câu trước đó, nên trong câu này anh Cao Việt Dũng đã dịch «une étrangère» thành «một kẻ ngoại cuộc», trong khi phải dịch là «một người ngoại quốc», «một người nước ngoài».

    Khổ thế, vẫn cái trò «nhìn cây mà không thấy rừng», dịch mà không hiểu mình đang dịch gì, dịch từng từ chứ không dịch cả câu, dịch từng câu chứ không dịch toàn bộ tác phẩm. Từ «étrangère» nằm trong văn cảnh rõ đến mức này mà vẫn không hiểu, vẫn dịch sai. Loạn thật!

    Câu trên phải dịch như sau:

    «Tất nhiên cô không muốn đuổi bạn ra khỏi nước Pháp, cũng không muốn làm bạn nghĩ rằng mình là một người nước ngoài không được mong đợi ở đây».

    3.

    «Il n’y a pas que les choses pratiques, l’emploi, l’appartement».

    «Đó mới chỉ là những điều thực tiễn, công việc, căn hộ». (Cao Việt Dũng)

    Anh Cao Việt Dũng dịch như vậy là ngược nghĩa hoàn toàn. Anh không hiểu nghĩa của cụm từ «ne … pas que», hơi quá tế nhị với trình độ của anh.

    Câu đó phải dịch là:

    « Không chỉ có những điều thực tiễn, công việc, căn hộ».

    Trên đây là những lỗi tôi nhìn thấy ngay trong trang đầu và trang tiếp theo của bản dịch «Vô tri». Tôi xin tạm dừng ở đây, nếu có thời gian sẽ quay lại. Của đáng tội, kiểm tra bản dịch kiểu này cũng cần nhiều kiên nhẫn.

    Thưa độc giả, không hiểu Kundera sẽ phản ứng ra sao khi biết tác phẩm của mình mang một gương mặt méo mó như thế này ở Việt Nam?

    ____________
    Tham khảo:
    Milan Kundera, L’Ignorance, Gallimard, Paris, 2003. Trang 9-10.

    «Qu’est ce que tu fais encore ici!» Sa voix n’était pas méchante, mais elle n’était pas gentille non plus ; Sylvie se fâchait.

    «Et où devrais-je être?» demanda Irena.

    – Chez toi!

    – Tu veux dire qu’ici je ne suis plus chez moi?

    Bien sûr, elle ne voulait pas la chasser de France, ni lui donner à penser qu’elle était une étrangère indésirable: «Tu sais ce que je veux dire!»

    – Oui, je le sais, mais est-ce que tu oublies que j’ai ici mon travail? mon appartement? mes enfants?

    – Écoute, je connais Gustaf. Il fera tout pour que tu puisses rentrer dans ton pays. Et tes filles, ne me raconte pas de blagues! Elles ont déjà leur propre vie! Mon Dieu, Irena, ce qui se passe chez vous est tellement fascinant! Dans une situation pareille, les choses s’arrangent toujours.

    – Mais Sylvie! Il n’y a pas que les choses pratiques, l’emploi, l’appartement. Je vis ici depuis vingt ans. Ma vie est ici!

    – C’est la révolution chez vous!» Elle le dit sur un ton qui ne supportait pas la contestation. Puis elle se tut. Par ce silence, elle voulait dire à Irena qu’il ne faut pas déserter quand de grandes choses se passent.

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này