Trang chủ > Khác > ĐÊM VỌNG PHỤC SINH

ĐÊM VỌNG PHỤC SINH

Theo truyền thống phụng vụ của Hội Thánh Công Giáo, đêm canh thức Vọng Phục Sinh là đêm mà toàn thể Hội Thánh hân hoan cử hành mầu nhiệm Chúa Kitô Phục Sinh. Phụng vụ đêm Vọng Phục Sinh gồm bốn phần:

– Nghi thức làm phép lửa mới và kiệu Nến Phục Sinh.

– Phụng vụ Lời Chúa.

– Phụng vụ Thánh Tẩy.

– Phụng vụ Thánh Thể.

Bốn phần này liên hệ chặt chẽ với nhau: Khi Ánh Sáng của Nến Phục Sinh bừng lên, tượng trưng cho Chúa Kitô chiến thắng bóng đêm tội lỗi, Hội Thánh suy niệm các việc kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho dân ngay từ khi tạo thiên lập địa.

Nghi thức làm phép lửa mới và kiệu Nến Phục Sinh.

Người ta thêm vào biểu tượng thánh giá được vẽ trên Nến Phục Sinh với lời công bố của vị chủ sự: “Ðức Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, là khởi nguyên và tận cùng,” rồi đánh dấu thêm hai chữ Anpha và Ômêga (2 mẫu tự đầu và cuối của bản mẫu tự Hy Lạp nói lên Thiên Chúa là chủ tể của vạn vật).

Bốn con số của năm hiện tại được thêm vào 4 góc của hình thánh giá với lời: “Người làm chủ thời gian và muôn thế hệ. Vạn tuế Ðức Kitô, Ðấng vinh hiển quyền năng. Amen.” Năm hạt hương với dấu đinh bằng sáp đỏ được cắm vào thánh giá đã vẽ biểu tượng cho năm dấu thương tích vinh quang của Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn trong khi vị chủ sự đọc: “Vì năm vết thương chí thánh và vinh hiển, xin Chúa Kitô gìn giữ và bảo vệ chúng ta. Amen.”

Qua việc làm phép lửa mới và kiệu Nến Phục Sinh (Nến Phục Sinh được xem là bỉểu tượng cho Chúa Kitô Phục Sinh), Hội Thánh tuyên xưng Chúa Kitô chính là Ánh Sáng muôn dân, là Đấng phá tan bóng đêm tội lỗi đang bao trùm nhân loại, Đấng giải thoát con người khỏi tội và dẫn đưa họ đến sự sống đời đời.

Chủ tế nâng cao Nến Phục Sinh và tung hô: Ánh sáng Chúa Kitô, cộng đoàn đáp lại: Tạ ơn Chúa
Hình ảnh cuộc kiệu Nến Phục Sinh nhắc đến hành trình tiến vào đất hứa của người Do Thái: cột lửa luôn đi trước dân chúng và dẫn đường chỉ lối cho con người.

Nhưng hơn thế nữa, Nến Phục Sinh đi trước đoàn kiệu còn nhắc đến lời khẳng định của Chúa Kitô: Ta là Ánh sáng thế gian, ai theo Ta sẽ không đi trong đêm tối nhưng sẽ có ánh sáng ban sự sống (Ga 8, 12)

Công bố Tin Mừng Phục Sinh (hoặc Mừng vui lên, Latin: Exsultet) là bài thánh ca theo truyền thống phương Tây được dùng trong Đêm Canh Thức Phục Sinh (thánh lễ Vọng Phục Sinh). Từ việc coi trọng Nến Phục sinh, người ta dệt bài ca Exsultet để chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa và ca ngợi Cây Nến.

Phụng vụ Lời Chúa

Tất cả các bài đọc Kinh Thánh trong phần này nhắc đến công trình tạo dựng và cứu chuộc của Thiên Chúa. Trong đêm Vọng Phục Sinh, đêm Thánh, đêm Mẹ của các đêm, Lời Chúa như tóm gọn cả một dòng lịch sử cứu độ mang nặng và lắng sâu đến vô cùng tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người tội lỗi.

Phụng vụ Thánh Tẩy:

Với cây nến được thắp sáng từ ngọn Nến Phục Sinh trong tay, cộng đoàn long trọng lặp lại lời tuyên hứa khi chịu phép Thánh Tẩy và tuyên xưng lại đức tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi tuyên xưng đức tin, họ liên kết với các anh chị em dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong đêm vọng này, để tất cả cùng làm chứng cho mầu nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô trong cuộc sống hằng ngày.

Chuyên mục:Khác Thẻ:
  1. ha linh
    21/04/2011 lúc 15:48

    TEM RÙI ĐỌC SAU!

    • ha linh
      22/04/2011 lúc 12:47

      HL cứ mơ nếu mình được gặp Đức Cha thì sẽ nói một câu gì, làm một hành động gì đó để chia sẻ nàng Phay. Xin lỗi nàng Phay là HL nhớ lâu, nhưng khổ nỗi mỗi khi nhớ đến Đức Cha thì HL lại nghĩ về nỗi đau buồn ngày đó…Tội nghiệp …Chắc gì Ngài đã buồn vậy, nhưng HL cứ thấy buồn..một người đáng kính như vậy….

    • ha linh
      23/04/2011 lúc 06:11

      vạy khi gặp nhớ chuyển lời thăm hỏi của HL nha nàng Phay!

  2. trà hâm lại
    21/04/2011 lúc 19:22

    Chúc Phay Van!@ một mùa lễ thật nhiều hạnh phúc !

  3. 21/04/2011 lúc 19:28

    Anh Mô nghe nói ngày Phục sinh được thực hiện vào ngày chủ nhật từ 22 đến 25/4 hàng năm. Sao Phay Van lại nói là vào tối thứ Bảy?

    • 22/04/2011 lúc 08:31

      @ bác Mô: Đêm Thứ Bảy Tuần Thánh là Đêm Vọng PS. Đạo Công Giáo theo truyền thống phụng vụ của người Do Thái, nên một ngày phụng vụ bắt đầu từ sáu giờ chiều của ngày hôm trước. Ví dụ: Chiều thứ bảy không có kinh chiều, mà người ta đọc kinh chiều của ngày Chúa nhật liền sau đó, hoặc các thánh lễ chiều thứ bảy đều cử hành theo nghi thức và dùng các bài đọc Kinh Thánh của ngày Chúa nhật liền kề.

      Về việc cử hành lễ đêm, bác Mô có thể tham khảo thông tin do bác Doan Tran bổ sung nhé.

      Theo qui định của phụng vụ CG, ngày lễ PS phải hội đủ ba điều kiện sau:
      – Là ngày Chúa nhật
      – Sau xuân phân (sau 21 tháng ba dương lịch)
      – Sau ngày trăng tròn (sau ngày 15 âm lịch)
      Như thế, bác Mô có thể thấy ngày PS năm nay rơi vào 24 tháng tư dương lịch (22.03 ÂL), hội đủ ba điều kiện trên.

  4. nguyen thi nha trang
    21/04/2011 lúc 23:04

    Phay Van , Chị lại tò mò muốn hỏi em đây :
    * Nến Phục Sinh được thắp trong bao lâu ? có để Nến cháy hết luôn không ?
    * Thấy cây Nến được cắm dựng thật Đẹp – hình 3 – trong bầu không khí nghi lễ trang trọng , thế : kích cỡ của Nến , em có biết ?

    • ha linh
      22/04/2011 lúc 06:35

      chị Nha Trang@ em cảm ơn chị Nha Trang thật nhiều nhiều nhé, một hành động chị làm hơn muôn vàn lời nói chị ạ.
      Em rất cảm ơn cái giây phút làm sao mà chị đi đến blog nàng Phay!

    • 22/04/2011 lúc 08:17

      @ chị NT: Nghi thức làm phép Nến Phục Sinh (em mới bổ sung vào bài viết):

      Người ta còn thêm vào biểu tượng thánh giá được vẽ trên Nến Phục Sinh với lời công bố của vị chủ sự: “Ðức Kitô vẫn là một, hôm qua cũng như hôm nay, là khởi nguyên và tận cùng,” rồi đánh dấu thêm hai chữ Anpha và Ômêga (2 mẫu tự đầu và cuối của bản mẫu tự Hy Lạp nói lên Thiên Chúa là chủ tể của vạn vật).

      Bốn con số của năm hiện tại được thêm vào 4 góc của hình thánh giá với lời: “Người làm chủ thời gian và muôn thế hệ. Vạn tuế Ðức Kitô, Ðấng vinh hiển quyền năng. Amen.” Năm hạt hương với dấu đinh bằng sáp đỏ được cắm vào thánh giá đã vẽ biểu tượng cho năm dấu thương tích vinh quang của Chúa Kitô trong cuộc khổ nạn trong khi vị chủ sự đọc: “Vì năm vết thương chí thánh và vinh hiển, xin Chúa Kitô gìn giữ và bảo vệ chúng ta. Amen.”

      Cây Nến PS cao khoảng 1m, đường kính khoảng 10-15cm. Nến PS sẽ được đốt trong suốt các thánh lễ trong Mùa PS. Mùa PS kéo dài bảy tuần lễ.

      Trước khi hát bài Exsultet, chủ tế sẽ xông hương cây nến PS, chị ạ, rất trang trọng.

  5. nguyen thi nha trang
    21/04/2011 lúc 23:29

    Phay Van , cho Chị tò mò tìm hiểu vài chi tiết nữa nha , vì chị chợt nhớ có đọc đâu đó 1 tin nói đại ý là : có 1 nhà làm phim tài liệu , phát hiện ra HAI CÂY ĐINH ( 2 ) đóng chúa jesus trên thập tự . Vì vậy Chị tò mò muốn hỏi em là – nếu em biết , còn không thì thôi – :
    * Chúa jesus bị đóng đinh vào những vị trí nào trên cơ thể ?
    * Kích thước chuẩn của Thánh Giá ? Kích thước này chung cho toàn thế giới hay chung cho từng quốc gia ?

    • 22/04/2011 lúc 08:03

      @ chị NT: em được nghe nói là bên Roma còn lưu giữ những mũi đinh đóng xác Chúa, những mũi gai ngày xưa đóng vào đầu Chúa , cây Thánh Giá và khăn liệm của Chúa nữa.

      Chúa Giêsu bị đóng đinh vào: hai cổ tay (cườm tay) và hai bàn chân. Chúa còn bị đâm một ngọn giáo vào cạnh sườn sau khi đã tắt thở, tổng cộng là năm vết thương trên thân thể.

      Hình phạt tử hình đóng đinh vào thập tự là một hình phạt phổ biến của Roma xưa. Chúa Giêsu là một trong những tội nhân bị tử hình theo hình thức này. Cho nên về mặt kích thước thì thập giá đủ treo một người thôi (khoảng 3m).

      Tại các nhà thờ hiện nay thì tùy theo kiến trúc và thẩm mỹ riêng, mà Thánh Giá có những kích thước khác nhau. Thậm chí tượng Chúa Giêsu chịu nạn trên Thánh Giá cũng khác, có nơi làm tượng Chúa đẹp, hài hòa, cân đối, có nơi (như Châu Mỹ Latin- cái nôi của Thần học Giải Phóng) người ta làm tượng Chúa chịu nạn khẳng khiu, gầy gò, co quắp trên Thánh Giá trông rất thảm.

  6. ha linh
    22/04/2011 lúc 06:34

    http://donga01.blogspot.com/2011/04/hiep-thong-chinh-tri-mot-si-nhuc-tinh.html
    ——–
    Nàng Phay nghĩ thế nào về ý kiến này?

    • 22/04/2011 lúc 07:44

      @ chị HL: một vấn đề hiểu nhầm, (hoặc có thể là cố tình) đánh tráo khái niệm.

      Hiệp thông trong Công giáo (communion- còn được gọi là “thông công”) được hiểu như phần định nghĩa đầu bài viết của bác Đ.A. Đó là sự hiệp thông giữa các Kitô hữu, được liên kết qua hình ảnh Chúa Kitô là đầu và mọi người là chi thể, hay hình ảnh “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm được gì.”(Ga 15:5).

      Thế nhưng, cả bài viết này và hai bài liền trước của cùng tác giả, mình có ý kiến thế này: Công giáo không làm chính trị, nhưng người Công giáo không bàng quan trước những áp bức, bất công xã hội, mà họ phải lên tiếng bênh vực người nghèo (người nghèo ở đây hiểu theo nghĩa rộng), kêu gọi xã hội (trong ôn hòa) hướng tới việc phục vụ con người trong tình yêu thương.

      Việc Dòng Chúa Cứu Thế VN kêu gọi và phát động phong trào ký thỉnh nguyện thư xin dừng dự án bauxit, hay những cuộc thắp nến cầu nguyện cho công lý và hòa bình không vi phạm pháp luật quốc gia, cũng không vi phạm luật Chúa. Trái lại đấy là những nét rất đẹp của Công giáo, cách riêng Dòng Chúa Cứu Thế VN, dấn thân cho Sự Thật, Sự Thật mà cách đây gần hai ngàn năm Chúa Giêsu đã hy sinh mạng sống để làm chứng cho điều ấy. Việc Giáo hội CG thể hiện tinh thần hiệp thông với các tôn giáo bạn hoặc với xã hội dân sự không nên được hiểu theo nghĩa “communion” ban đầu, mà hiệp thông ở đây phải được hiểu là sự chia sẻ vui buồn sướng khổ với hết mọi anh em.

      Chị HL (và các bác có quan tâm) có thể đọc thêm bài này để có cái nhìn khái quát về đường hướng của Giáo hội CG.

      Qua một loạt ba bài viết này mình có cái nhìn khác trước về bác Đ.A., khác lắm.

      • ha linh
        22/04/2011 lúc 12:52

        Tối về đọc kĩ còm này nha nàng Phay, chừ ra ngoài cái đã.

      • ha linh
        23/04/2011 lúc 06:13

        Cảm ơn nàng Phay, HL hiểu rồi.
        Thật ra là người ta áp đặt lên cho CG thôi nàng Phay nhỉ?

  7. chinook
    22/04/2011 lúc 09:24

    Tu Hy lap trong bai cua Donga01 tieng Anh la Communion chu khong phai Communication.
    Tu Communion co rat nhieu nghia nen de lam ta hieu khac nhau.

    Chuc chi PV va Buu quyen Happy Easter.

    • chinook
      22/04/2011 lúc 10:42

      @Chi Phay Van.
      Toi nghi la Bac Donga01 hieu tu Communion theo dinh nghia rat hep, va cu.

      Hiep thong la dieu can thiet vi “Injustice anywhere is a threat to justice everywhere”(M,L,King Jr)

      • 22/04/2011 lúc 11:34

        @ bác Chinook: đồng ý với bác, “Injustice anywhere is a threat to justice everywhere”. Em nghĩ bản văn Tin Mừng sau đây nên được hiểu theo nghĩa rộng, không đơn thuần là “cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc”:

        (42) Vì xưa Ta đói, các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống; (43) Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã chẳng thăm nom”. (44) Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng: “Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là khách lạ, hoặc là trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục vụ Chúa đâu?” (45) Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: “Ta bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta vậy”. (46) (Mt 25, 42-46)

      • chinook
        22/04/2011 lúc 12:02

        Hiep-thong nhu chi de-cap cung hop voi dao-ly cua cua nguoi Viet. Ong ba minh day :”Mot con ngua dau ca tau khong an co”

        Rong hon, neu trong xa-hoi ma con nguoi ma khong con cam-thong noi dau cua dong- loai thi dang buon va lo ngai chi Phay nhi ?

    • Tuyen Vo
      22/04/2011 lúc 13:28

      Em nghĩ ông Đông A có vẻ ngụy biện bằng cách khu biệt “A” và ẩn trong lập luận của ông ta một assumption là: khi đã là “A” thì luôn luôn tuyệt đối là “A” bất chấp chuyện gì đã & sẽ xãy ra. Kiểu Trắng là Trắng, Đen là Đen, Địch là Địch mà Ta là Ta 🙂 Điều này là không thực tế khi mỗi thực thể (cá nhân, hiệp hội, hội đòan, công ty,…) trong cộng đồng có quyền đóng vai trò nào đó hay làm những gì mà luật pháp/tập quán không cấm khi đeo đuổi mục đích của mình. Một công ty áp dụng những phương thức khốc liệt nhưng hợp pháp để cạnh tranh trên thương trường nhưng vẫn có thể là nhà từ thiện rộng rãi và hào phóng của trại trẻ mồ côi. Dù một người tiền sử sống cô độc trong hang thì hôm nay anh ta là thợ săn tin tưởng vào thần Gió nhưng ngày mai có thể là người hái lượm tin tưởng vào thần Đất. Một đảng chính trị thắng cử sẽ lập ra chính phủ sẽ có các ngài bộ trưởng phụ trách kinh tế, tôn giáo, sắc tộc, vv… chứ không thể có mỗi một bộ duy nhất là bộ Chính trị 🙂 . Tôn giáo, chính trị, kinh tế, luật phát, khoa học,… là những phần có mối tương tác hữu cơ với nhau và đan dệt lên tấm thảm đời sống thường nhật của mỗi thực thể xã hội.
      Cô lập những ảnh hưởng hay tương tác từ xung quanh hay bên ngòai để nghiên cứu một đại lượng “A” nào đó thì em chỉ thấy trong môn Tóan áp dụng cho Vật lý chẳng hạn trong sách giáo khoa và làm trong phòng thí nghiệm (Lab) lúc học Trung học.

  8. nguyen thi nha trang
    22/04/2011 lúc 11:11

    @ Hà Linh : Hà Linh rất rất xứng đáng được mọi người yêu mến mà !
    Nha Trang cứ thích câu này với Hà Linh : Hà Linh , Bạn là ai ? Cô Gái hay Nàng Tiên !
    Cũng như lúc Phay Van giới thiệu : Một tâm hồn rất Nhật Bản !
    Cứ vậy nha Hà Linh …

    • ha linh
      22/04/2011 lúc 12:53

      Dạ, chị Nha Trang thật là người chị nhân từ, từ nay chúng mình gắn bó với nhau nha chị!

  9. nguyen thi nha trang
    22/04/2011 lúc 11:33

    @ Phay Van : Cô là Cô tận tình , chu đáo , thông minh …mà sao lại mau quên thế – 1 lời trách đó nha ! – : Chị ” lò dò ” đến nhà Cô được là do con bé út nhà Chị ( con bé dạy ở BK đó , nhớ lại chưa ! ) cầm tay dắt vào nhà Cô đó – nó và chị nó ” sục sạo ” nhà Cô tìm tài liệu gì đó cho giáo án , tụi nó thấy bài đăng phù hợp với suy nghĩ của Mẹ nên giới thiệu Chị ” Xô cửa ” nhà em đó !
    Phạt Cô 1 chầu kem ly mới được ! Hà Linh ơi …mau tới ăn kem phạt của ANH Phay nè !

    • ha linh
      22/04/2011 lúc 12:54

      Hl cũng nhớ chị Nha Trang nói thế,hihihi nàng Phay chắc là khi đó đang loay hoay tra cứu cho chị em mình nên không nhớ ra đó chị à!

  10. nguyen thi nha trang
    22/04/2011 lúc 11:56

    Phay Van , Em kể về Cây Gậy ( đúng không em ? ) mà Đức Cha Kiệt cầm đi em : sự tích ? biểu thị ? dùng trong dịp nghi lễ gì ? ai được phép cầm ?
    Chỉ có ở VN hay toàn thế giới ? Hình thức gậy có đồng nhất ? …Tóm lại chị muốn tò mò biết tất cả những gì mà em có thể biết về Cây Gậy này !
    Có bực mình về sự lẩn thẩn của Tôi không đó ? !

    • 22/04/2011 lúc 13:04

      @ chị NT: Nhẫn, Mũ và Gậy Giám mục trở nên biểu tượng quyền bính thiêng liêng của vị Chủ Chăn. Trong Công giáo, mọi qui định về phụng vụ đều áp dụng đồng nhất trên thế giới, điều này nói lên tinh thần hiệp nhất trong Giáo hội.

      Sách Lễ Nghi Giám Mục giải thích :
      Số 57. Nhưng biểu chương thượng tế mà Giám Mục mang là : nhẫn, gậy mục tử, mũ mitra, Thánh Giá đeo ngực, và pallium khi có quyền mang.
      58. Nhẫn là biểu chương lòng trung tín và sự kết hợp hôn nhân với Hội Thánh là bạn trăm năm của mình, thì Giám Mục bao giờ cũng phải đeo, trừ thứ VI Tuần thánh khi cử hành cuộc Khổ nạn Chúa (x. số 315a).
      59. Gậy (Crosse) là biểu tượng nhiệm vụ mục tử : Cây gậy này uốn cong lại phía đầu. Thời đầu, gậy của những người chăn chiên uốn cong lại phía đầu gậy, xẻ rãnh nhỏ để có thể hất tung đất đá tới những con cừu xa đàn. Giám Mục dùng trong địa giới của mình. Tuy nhiên Giám Mục nào cũng có thể dùng khi cử hành long trọng nếu Giám Mục địa phương đồng ý. Nhưng khi có nhiều Giám Mục hiện diện trong một cử hành thì chỉ Giám Mục chủ sự cầm gậy mà thôi.
      Thường thì Giám Mục cầm gậy, đầu cong quay về phía dân chúng cũng là về phía trước mình : khi đi kiệu, khi nghe đọc Phúc Âm, khi dẫn giảng, khi nhận lời khấn, lời hứa hoặc lời tuyên xưng đức tin, và sau cùng khi làm phép cho người ta, trừ khi phải đặt tay.
      60. Mũ mitra chỉ dùng một cái trong bất cứ một hành động phụng vụ nào, hoặc là một mũ đơn sơ hoặc là một mũ có trang trí, tùy theo tính chất của buổi cử hành. Thường thì Giám Mục dùng mũ khi ngồi, khi dẫn giảng, khi chào, khi huấn dụ, khi dẫn nhủ, trừ khi ngay sau đó phải bỏ mũ ra , khi ban phép lành trọng thể cho dân chúng, khi làm những cử chỉ Bí tích, khi đi kiệu.
      Nhưng Giám Mục không dùng mũ khi đọc các kinh nguyện dẫn nhập, khi đọc các lời nguyện, khi đọc lời nguyện chung, khi đọc kinh nguyện Thánh Thể, khi đọc Phúc Âm, khi đứng hát các thánh thi, khi đi kiệu trong đó có mang Mình Thánh hoặc gỗ Thánh Giá Chúa Giêsu, trước Mình Thánh được trưng bày ra. Giám Mục được phép không dùng mũ và gậy khi đi từ nơi này sang nơi kia mà quãng cách ngắn hẹp.

      Còn một loại mũ nữa là mũ sọ (zucchetto) màu đỏ, ĐGM đội để chỉ chức vụ.

      Những câu hỏi của chị luôn thú vị. Em học được nhiều từ đó, chị ơi.

  11. nguyen thi nha trang
    22/04/2011 lúc 11:59

    Phay Van , đang ở nhà à ? hay thật …nhưng chị lại phải ra quầy hàng rồi , tiếc ghê ?

  12. chinook
    22/04/2011 lúc 13:14

    Phay Van :
    @ bác Chinook: hình như em nhỏ tuổi hơn bác (?), cho em được làm em thôi, bác Chinook ạ.
    Em cũng có chung suy nghĩ như bác về vấn đề này. Xã hội cần lòng trắc ẩn, sự nhân ái, bác ạ.
    Nội bộ hàng giáo phẩm VN hiện nay bộc lộ nhiều thiếu sót trong tình hiệp thông khiến người ta lo ngại. Sự kiện ĐTGM Hà Nội (đương kim), ĐHY TGM Saigon tay bắt mặt mừng với ngài thủ tướng, sự im lặng vì né tránh (được cho là “khôn ngoan”) của các ĐGM còn lại- trong khi người anh em là ĐTGM NQK bị giới truyền thông đánh tơi bời, bị nhóm (được gọi là) “quần chúng tự phát” kêu gào đòi giết- làm rất nhiều người CGVN đau buồn.
    Vài dòng chia sẻ với bác. Bình an bác nhé.

    ChiPV.

    Hoi truoc, khi con tre, toi cung thac mac va “buc xuc” truoc thai do cua Giao hoi Cong giao Vietnam khi Toa an Quan su cua Hoi Dong Quan nhan Cach mang xu tu Ong Ngo dinh Can, roi sau do khi TGM Nguyen van Binh tham du Meeting, keu goi nay no…
    Bay gio nhin lai toi hieu hon. Cac vi ay co duong loi va lap truong phu hop voi tinh hinh va quyen loi cua Giao hoi. Toi tin la Cac vi Lanh dao cua Giao hoi Cong giao Vietnam, duoc tuyen lua va dao tao ky cang,chu dao, khong phan boi luong tam cua ho dau. Hy vong la toi dung.

  13. 22/04/2011 lúc 15:37

    Hai ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ nhé Chị gái cảu em.

  14. chinook
    23/04/2011 lúc 08:25

    Phay Van :
    Dạ, do thành kiến thâm căn cố đế, họ luôn nhìn về CG với con mắt kỳ thị.

    ‘Thanh kien kho pha vo hon nguyen tu’ A Einstein

  15. 23/04/2011 lúc 09:04

    Cuối tuần chơi vui vẻ nhé nàng Phay.

  16. nguyen thi nha trang
    23/04/2011 lúc 10:26

    @ Hà Linh , Chào Hà Linh ! Chúc Hà Linh cuối tuần vui và ấm cúng trong không gian hạnh phúc của gia đình nha ! Rồi , thống nhất sự Gắn bó của chị em mình : Phay Van + Nha Trang + Hà Linh = 1 Tình Bạn Chân Tình !
    À , Hà Linh này , mình chưa biết đừng cười nha ! : Xin Lỗi và Cảm Ơn ,
    tiếng Nhật nói thế nào , Hà Linh ?
    * Còn nữa , Hà Linh dịch sang tiếng Nhật 3 câu này đi :
    1/ Hà Linh , Bạn là ai ? Cô Gái hay Nàng Tiên !
    2/ Hà Linh , Một Tâm Hồn rất Nhật Bản !
    3/ Phay Van , Cô bé Xí Muội !
    Trong chừng mực nào đó rất có ý nghĩa với Nha Trang ! ( Hà Linh kèm phiên âm tiếng Việt nha ) và mình chỉ thích và muốn chính Hà Linh dịch cho Nha Trang thôi ! Có lẩn thẩn và mắc cười không Hà Linh !

    • ha linh
      23/04/2011 lúc 15:35

      Dạ, chị Nha Trang kính mến,
      + Xin lỗi: thông thường là sumimasen, nhưng mà chị em thân mật thì nói theo lối khác: gomen ne.
      + Cảm ơn: arigatogozaimasu, nhưng chị em thì có thể ngắn gọn và nhất là chị khi nói với em hay nàng Phay thì chỉ cần: arigatou ne.
      3 câu khác nhé:
      câu 1: Ha Linh chan, kimi ga dare desuka? ningen desuka ( ningen là human)- yousei desuka?
      câu 2: Halinh chan, kimiga nihonjin mitai ne
      câu 3: Phay van chan, kawai na ko ( cô bé dễ thương).
      Chan là trợ từ ví dụ dùng giữa bạn bè thân mật, chị lớn hơn em và nàng Phay thì gọi Phay chan hay Ha Linh chan thể hiện âu yếm, gần gũi, nhưng em và nàng Phay có thể không gọi được vậy trừ khi cảm thấy cực kì gần gũi và không cách ngăn.Thường thì các em phải gọi chị là Nha Trang san hay la Nha Trang onechan ( One là chị).
      Em xin lỗi chị giờ mới dịch ra được.

    • ha linh
      23/04/2011 lúc 15:37

      Có lẩn thẩn và mắc cười không Hà Linh ?
      ——
      Không hề đâu chị ơi, chị em thân tình thì không có chỗ cho ngại ngần chị ơi.
      Ngược lại em luôn nghĩ chị là bạn đọc-bạn hiếm hoi.

  17. nguyen thi nha trang
    23/04/2011 lúc 10:50

    @ Phay Van , Cho dù Cô có bực mình , Chị cũng ” níu kéo ” Cô để hỏi những câu hỏi lẩn thẩn đây ( vào 1 lúc nào đó Chị sẽ cho Em biết lý do ):
    * Dự tòng lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy , thế : Dự tòng là gì ?
    * Hình 5 và 7 – từ trên xuống – những người mặc áo ” chùng ” trắng , có phải là Dự tòng ? nếu phải , sao có người lại không mặc – hình 4 và 5 – ?
    Chỉ vậy nha em ! Chúc Em sức khỏe , an bình Đêm canh thức VỌNG PHỤC SINH .

    • 25/04/2011 lúc 08:39

      @ chị Nha Trang:
      Dự tòng là người đã (hoặc đang) học giáo lý, nhưng chưa được rửa tội. Sau khi được rửa tội họ sẽ được gọi là tân tòng.

      Sau khi được rửa tội (đổ nước trên trán), người tân tòng sẽ được trao áo trắng và nến sáng. Áo trắng có ý nói rằng người tân tòng đã mặc lấy Chúa Kitô, đã trở nên con người mới. Áo trắng cũng là dấu hiệu của nghĩa vụ phải bảo toàn sự trong trắng tinh tuyền và phải toả sáng bằng hành vi của mình. Nến sáng chỉ niềm vui của người tân tòng vì đã tìm thấy ánh sáng Phúc Âm và nhắc đến trách nhiệm trở nên chứng nhân của Phúc Âm. Sự mong manh của ngọn nến trước gió còn muốn nhắc nhủ người tân tòng về sự yếu đuối của mình để luôn phải tỉnh thức.

      (Trong hình 4: anh thanh niên đang được đổ nước nên chưa có áo trắng.)

  18. nguyen thi nha trang
    23/04/2011 lúc 11:04

    @ Phay Van & Hà Linh : Chị đề nghị thế này – với ai Chị không dám , nhưng với HAI EM , chị mạnh dạn – : Từ nay chú ý ĐỪNG VIẾT TẮT HỌ TÊN của bất kỳ Người nào , được không HAI EM ? Chị rất mong như thế !

    • ha linh
      23/04/2011 lúc 15:26

      Vâng em nhất trí với chị Nha Trang, thực ra em rất hạn chế viết tắt tên người khác, nhất là trong nhà em hầu như ít khi em viết tắt lắm, tên em thì có thể viết tắt, nhưng khi em viết tên người khác thì em cố nhiều như có thể để viết rõ tên của họ bởi em nghĩ đó cũng như là sự trọng thị.

  19. 23/04/2011 lúc 16:17

    Tối nay là lễ Phục sinh phải không PV? Có tranh thủ chụp ảnh cho bà con xem được không?

    • 26/04/2011 lúc 10:34

      Chụp để truyền bá hiểu biết cho mọi người chắc phải khác chụp vì ý thích chứ nhẻ?.

  20. nguyen thi nha trang
    23/04/2011 lúc 21:04

    @ Hà Linh : Cảm ơn Em – từ nay Hà Linh cho phép Chị xưng hô thân tình vậy nha – , như Chị đã nói , trong chừng mực nào đó , các câu này rất có ý nghĩa với cá nhân Chị , vì vậy Chị sẽ lưu những câu dịch này CỦA CHÍNH EM vào sổ nhật ký của mình , như là 1 dấu ấn của Tình Bạn Đồng Cảm . Chị Viết lại nha ! có Blog Phay Van làm chứng đó :

    * Ha Linh chan , kimiga dare desuka ? ningen desuka – yousei desuka ?
    * Ha Linh chan , kimiga nihonjin mitai ne .
    * Phay Van chan , kawai na ko .
    Ha Linh chan , arigatou ne .

    • ha linh
      25/04/2011 lúc 06:32

      Dạ, chị Nha Trang cứ gọi như chị mong muốn chị à. Em rất vui lòng. Em nghĩ tấm chân tình là quan trọng nhất.
      Chị biết không? desu- giống như to be trong tiếng Anh đó, ka là trợ từ dùng trong câu hỏi.
      Chị Nha Trang em xin lỗi, có lỗi đánh máy: câu 2: không phải là kima mà là kimi,
      kimi là đại từ nhân xưng ngôi số 2 như là “you” trong tiếng Anh nhưng dùng với ý nghĩa thân thiện , âu yếm; chị có thể gọi em là ” kimi” nhưng em không thể gọi chị với đại từ nhân xưng đó vì em là người thấp hơn …
      Chị chữa lại giùm em: Ha Linh chan, kimi ga nihonjin mitai ne…nhé, em xin lỗi, giờ em mới phát hiện ra

    • 25/04/2011 lúc 08:23

      @ chị Nha Trang: những từ này thuộc vần Romaji (là hệ thống chữ cái Latinh dùng để ký âm tiếng Nhật).

      • ha linh
        25/04/2011 lúc 09:16

        @ Chị Nha Tran và nàng Phay: đúng vậy chị Nha Trang, em chọn lối viết chữ la tinh để chị dễ đọc đó chị ạ, chứ nếu viết Hán tự thì khổ cho chị phải vẽ chữ rất mất thời gian và khó nhớ!

  21. nguyen thi nha trang
    23/04/2011 lúc 21:46

    @ Hà Linh : Cảm ơn sự đồng cảm rất tinh tế này của Em với lời đề nghị nhỏ ở trên của Chị . Hình như có câu nói , đại ý : Văn Hóa Là Cái Còn Lại Khi Ta Đã Quên Hết !
    Nước Nhật , nơi Em đang sinh sống , được cả Thế Giới ngưỡng mộ về những ứng xử rất Văn Hóa trong những hành vi dù là Nhỏ nhất ; phải chăng đó là kết quả tất yếu của 1 nền tảng vững chắc Văn Hóa Giáo Dục Chân , Thiện , Mỹ từ nhỏ , đúng Không Em ?

    • ha linh
      25/04/2011 lúc 06:34

      Dạ, chị Nha Trang à, thực ra đôi khi cũng theo thói quen tiết kiệm thời gian thôi chứ k có hàm ý gì trong từ viết tắt, nhưng em thì hay hay nghĩ sâu xa hơn chút đó thôi chị à.Bản thân em khi đọc ai viết HL, thì em cũng không có suy nghĩ gì nhiều lắm, nhưng khi viết tên mọi người em lại thích viết rõ ra hì hì vậy đó chị.
      Em kính mong chị tuần mới khỏe mạnh và an vui!

      • ha linh
        25/04/2011 lúc 09:17

        đúng, đúng nàng Phay ạ, nàng Phay làm HL nhớ lại những ngày chép hàng bao nhiêu trang giấy mỗi giờ học…trời nắng, thầy đọc như là mưa rào…chép mỏi cả tay..
        Tuần mới vui nhiều nha nàng Phay!

      • ha linh
        25/04/2011 lúc 20:49

        “ngớ ngẩn” mà không biết mình ngớ ngẩn mới là nguy chứ nàng Phay, thôi thì Ơn Chúa cũng đã biết dừng ngớ ngẩn lại đúng lúc trước khi thành quá ngớ ngẩn!

    • 25/04/2011 lúc 08:17

      @ chị Nha Trang: em xin bổ sung:
      Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả (Edouard Herriot 1872 – 1957)

  22. Doan Tran
    23/04/2011 lúc 22:15

    Chào PV,
    Happy Easter – Chúc mừng Phục Sinh Alleluia.
    Phục Sinh ở Mỹ là ngày holiday, chợ búa siêu thị đóng cửa chỉ trừ một số nhà hàng.
    Bên này nhiều người còn gửi thiệp Phục Sinh cho nhau nữa.

    Nước láng giềng Canada cho toàn dân nghỉ từ ngày Thứ Sáu tuần Thánh cho hết ngày thứ hai sau lể Phục Sinh nên kéo nhau đi chơi, qua Mỹ sắm sửa, hôm qua trạm biên giới giữa Mỹ và Canada kẹt xe hơn 3 tiếng đồng hồ.

    Phục Sinh ở Mỹ gẫn như đồng nghĩa với mùa Xuân. Cây cối xanh tươi trở lại, hoa cỏ tốt tươi người Mỹ hay nói eastery look và springy look đều ám chỉ vẻ tươi tốt xinh tươi của cây cỏ mùa xuân. Vì thế không gian làm cho người ta có thêm cảm giác về ý nghĩa lễ Phục Sinh,

    Lễ Phục Sinh thường mang lại sự vui tươi, nhưng có một mùa Phục Sình buồn thảm nhất là lễ Phục Sinh năm 1975, năm đó dự lễ Phục Sinh tại nhà thờ ba chuông đường Trương Minh Giảng Phú Nhuận Sài Gòn không khí u uất bao trùm trong thánh lễ khi tiếng bom đạn pháo kích vang đến từ ngoại ô. Chiến tranh Việt Nam đang đến hồi kết thúc, mọi người lo sợ cho một kết cục không may cho người dân miền Nam…
    Thế rồi nhiều người phải ra đi bằng nhiều con đường khác nhau và tôi cũng hòa vào dòng dòng chảy định mệnh ấy.

    Bây giờ ờ xứ người, hàng năm đến lễ Phục sinh lại nhớ về ngày lễ Phục Sinh năm ấy và thầm nghĩ: giá mà những người chiến thắng có hành xử cao thượng hơn thì vận mệnh dân tộc Viêt Nam đã khác và bây giờ tôi đang đón lễ Phục Sinh với đồng bào của tôi trong đất nước tôi.

    ĐT

    • Tuyen Vo
      25/04/2011 lúc 09:38

      Trong một entry Tôn giáo nói chuyện giết người không hay nhưng cầu mong kẻ chiến thắng hành xử cao thượng thì em cũng khó mà giữ im lặng trong những ngày tháng Tư này mặc dù em sinh ra vào lúc đó & không có dính dáng gì tới cuộc chiến. Hãy coi quân Nam Hàn đã làm gì với đám dân thiên Tả (Left-wing), công tác viên & infiltrator từ Bắc Hàn (http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/southkorea/4015742/More-than-100000-massacred-by-allies-during-Korean-War.html. Có nguồn cho rằng từ 300K – 400K đã bị giết (trong một dân số khỏang 15 mil.) Em cho rằng nội tình Nam Hàn khá yên ổn (không có đốt xe, biểu tình, tự thiêu,đưa bàn thờ Phật xuống đường, lợi dụng việc tự do học thuật cho tuyên truyền,…) để làm ăn phát triển một phần là nhờ cái này! Bác sống ở miền Nam trước ’75 chắc bác biết cái đám left-wing & infiltrator đã phá phách ra sao! Nếu mọi người cứ chờ một ai đó làm một cái gì đó mà mình có thể dự phần để enjoy thôi thì cũng khó quá!
      Chúc bác có kỳ nghỉ an vui.
      Bác chủ nhà thứ lỗi cho vì cái còm chẵng giống ai!
      Kính,

      • Tuyen Vo
        25/04/2011 lúc 16:28

        Bác chủ nhà: lên rừng theo MTGPMN thì còn đỡ và em tôn trọng quyết định của họ. Cụ Trương Như Tảng sau ’75 ngộ ra còn phải vượt biên. Hội ở lại lõm bõm chút chữ nghĩa quấy phá mới đáng nói. Chưa kể hội lãnh học bỗng chính phủ đi du học nữa. Có tay Nam Giao nào đó ở Canada kể lại là từ tháng 3 tới tháng 4, hội “yêu nước” gì của hắn hắn còn tụ tập update tình hình với nhau là “quân ta” đã tiến tới đâu!?
        Em chỉ nổi khùng cái bác gì Trần trên kia là “mong kẻ chiến thắng hành xử cao thượng”. Nhiều lúc em nghĩ, thua cũng phải! Chỉ tội dân chúng trẻ con bà già lính tráng chết oan trên đường chạy lọan! Ở Nam Hàn, họ bắt giết sạch ngay từ đầu! Hết chuyện.
        Nhiều lúc em nhìn tới nhìn lui, nhìn qua nhìn lại nản hết muốn nói gì hết. Thôi em bye bye bác đây.
        Xin lỗi bác vì hơi khiếm nhã không phải chổ.
        Kính,

      • Doan Tran
        25/04/2011 lúc 22:56

        Chào Tuyen Vo,
        Chắc Tuyên Vo đã xem phim Tae-Guk-Gi (Thái Cực Kỳ) của Nam Hàn, có phản ảnh phần nào sự kiện này.

        Tại sao Bắc Triều Tiên không bao giờ có biểu tình toàn dân “yêu quý” lãnh tụ mặc dù đói mờ mắt, bầu cử lúc nào cũng đạt 99.8 % ?
        Đôi khi sự tự do cũng phải trả giá bằng sự “mất ổn định”

        ĐT

      • Tuyen Vo
        26/04/2011 lúc 11:14

        @bác Doan Tran: Em xin đính chính bác là “mất nước” chứ không phải “mất ổn định” và số người chết trên đường chạy lọan, vượt biên, tù cải tạo, kinh tế mới còn nhiều hơn tỉ lệ khỏang 2-3% dân số “thiên Tả” tiềm năng quấy phá thích ngồi quán café phì phèo thuốc lá mơ mộng chuyện cải tạo thế giới mà Nam Hàn đã thẳng tay lọai bỏ ngay từ đầu! Em nghĩ đó là cái giá phải trả tùy vào lịch sử chọn cách trả nào mà thôi.
        Đằng nào thì cũng phải trả chứ không thể mong chờ lịch sử sales off 100% được.
        Xin bác lượng thứ cho lời thẳng khá mất lòng của em.
        @bác chủ nhà: Rất cảm kích sự kiên nhẫn của bác. Em thì không tha thứ!
        Kính,

    • Doan Tran
      25/04/2011 lúc 22:13

      Chào PhayVan,
      Cha Thỉnh về làm bề trên tu viện Mai Khôi kể ra cũng dấu chỉ của sự hiệp nhất. Ngày xưa Đa Minh Ba Chuông hoạt động độc lập với Đa Minh Mai Khôi thuộc thuộc chi tỉnh Lyon Pháp. Ngầy đó Đa Minh Ba Chuông được coi là “bình dân” hơn Đa Minh Mai Khôi có vẻ kinh viện trí thức hơn.
      Ở Mỹ nhiều nhà thờ vẫn dấu trứng Phục Sinh cho trẻ em đi tìm.
      Mẹ của ĐT hồi nhỏ cũng học trong trường của các Soeur địa phận Phát Diêm.

      ĐT

  23. nguyen thi nha trang
    25/04/2011 lúc 12:00

    @Phay Van & Hà Linh : Chắc là 2 em hơi hơi nhíu mày chút chút xíu , với lời đề nghị nhỏ của chị , đúng không nào ? Thật ra , vào nhà 2 em đọc bài và trò chuyện , chị cảm nhận được sự đồng cảm của 2 em ở những comments ; ở 2 em , chị nhận thấy ở cả 2 : một sự duyên dáng , thông minh , tận tình ,chu đáo …, và đôi lúc điểm xuyết cái duyên hóm hỉnh trang nhã lẫn nhẹ nhàng rất phụ nữ trí thức với tất cả anh , chị , em cùng bạn bè đến chơi nhà 2 em .
    Cá nhân chị có cái suy nghĩ này : là Chủ Nhà , ta vui vẻ – thậm chí hạnh phúc – và hân hạnh đón nhận tất cả sự đa dạng phong cách comments
    của tất cả các bạn , vì mến yêu mình bạn bè mới đến chơi ; nhưng – với cá nhân chị – là Chủ Nhà , thì phải lưu ý nhất quán sự tinh tế trong cách thể hiện … Chị có bị cho là gàn không 2 em ! cứ ” ném đá ” chị nha !

    • ha linh
      25/04/2011 lúc 20:45

      Chị Nha Trang kính mến ( Nha Trang onechan!), không hề có chuyện em và Nàng Phay nhíu mày gì đâu chị ơi, cơ bản em và nàng Phay từ vựng nhiều, gặp vấn đề gì cũng có thể kéo dài ra ….mãi mãi nên thêm bớt vậy thôi. Em và Nàng Phay thật vui khi có chị đó!

    • ha linh
      25/04/2011 lúc 20:50

      Nha Trang onechan đừng ngại nhé, chân tình mới là đáng quý, chị có thật lòng mong chúng em những điều tốt đẹp hơn thì mới nói vậy. Hoan nghênh chị cho chúng em biết những điều chị thấy em và nàng Phay nên cải thiện!

  24. nguyen thi nha trang
    25/04/2011 lúc 12:27

    @ Phay Van : Hồi xưa , lúc ở Nha Trang – 1971 – chị cũng tập tò ghi danh học 1 khóa tốc ký , học được gần 3 tháng , nhưng sau đó không theo kịp đành nghĩ học ; vì vậy chị cũng ” cừ ” về viết láu và viết tắt lắm đó nha ! ( nhưng bây giờ thì thua : văn ôn võ luyện mà ! ).
    Chị rất rất đồng cảm và nhất trí cao với em ở những danh từ riêng mà mình cố ý và chủ tâm ” không thèm viết hoa cũng như chỉ viết tắt ” . Ở điểm này sao cô giống tôi thế không biết !
    * À , Phay Van , em sửa lại giúp chị và Hà Linh câu số 2 tiếng Nhật ( ở cả 2 comments # 57 và # 66 ) : Kima ga sửa lại thành : Kimi ga .
    Cảm ơn em .

  25. nguyen thi nha trang
    25/04/2011 lúc 12:44

    @ Hà Linh : Cảm ơn em , em chu đáo và cẩn thận lắm ! Chị nhờ
    Phay Van chan , kawai na ko ! giúp ở comment trên rồi Hà Linh .
    * À Hà Linh này , các bài mới của em , chị đều vào đọc hết đấy , có điều đừng giận vì chị ít comments nha !
    Đầu tuần công việc hiệu quả cao Hà Linh nhé .

    • ha linh
      25/04/2011 lúc 20:47

      Nha Trang onechan, em vẫn biết chị đến nhà em mỗi ngày thầm lặng chứng kiến mọi vui buồn đó chị. Em hầu như không biết giận đâu chị ơi, có gì thì nói mà không có gì nói thì cười thôi( hihihi) chứ không giận vì giận thì không làm cho một mối quan hệ tốt lên được..

  26. nguyen thi nha trang
    25/04/2011 lúc 12:55

    @ Phay Van : Chị đã tiên đoán em sẽ ” chỉnh lí ” cho chị câu này , vì chị chỉ ” hình như …và đại ý ..” Cảm ơn em , vậy mới là chân tình phải không Cô Bé Xí Muội ! Cứ tinh thần như vậy mà ” phát huy ” nha em !

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: