Trang chủ > Xã Hội > Đặng Dung – Ngâm Thơ Nuốt Hận

Đặng Dung – Ngâm Thơ Nuốt Hận

Sách Việt Sử bậc tiểu học ngày trước giúp học sinh thấy thú vị với bài học và yêu mến các nhân vật lịch sử. Điều giúp học sinh nhớ và thuộc bài ngay tại lớp là việc nội dung mỗi bài học được tóm tắt vào một tiêu đề “hàm súc dễ nhớ” (chữ của anh Đinh Thanh Nguyện) và một tranh vẽ sinh động.

Tôi hồi đó còn nhỏ, chưa được học đến sách này thì miền Nam bị cưỡng chiếm, nhưng vẫn nhớ như in những bài học trong những lần xem sách của các chị tôi: Phạm Ngũ Lão – ngồi đan sọt mà lo việc nước, Trần Bình Trọng – thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc, Chu Văn An – dâng sớ xin chém đầu bảy nịnh thần, Lê Lai – hy sinh vì đại nghĩa, Nguyễn Trãi – trả thù Cha, rửa hận Nước, Hoàng Diệu – thà chết chớ không bỏ thành…

Dang Dung

Đặng Dung là một nhân vật không nổi tiếng lắm trong lịch sử, nếu so sánh với các vị danh tướng Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi… Có thể nhiều học sinh sau này còn không biết ông là ai. Đã gần bốn mươi năm qua tôi không được nhìn lại trang sách trên đây, nhưng vẫn nhớ đến bài học về Đặng Dung và hình vẽ mô tả một tráng sĩ đang mài kiếm trong một đêm trăng. Ánh trăng vàng đổ loang lổ trên râu tóc, trên bộ quần áo vị anh hùng và trên phiến đá mài. Hình vẽ tạo ấn tượng đặc biệt đối với một đứa trẻ con, đến độ tôi vẫn nhớ tên ông, nhưng lại nhớ nhầm cái tiêu đề bài học là “Mài kiếm dưới trăng”. May nhờ có anh Đinh Thanh Nguyện gởi tặng những hình ảnh trong cuốn Quốc Sử Lớp Nhì quý giá, tôi lại được gặp những hình ảnh thân thiết ngày xưa.

Thuật Hoài là bài thơ (có lẽ duy nhất) của Đặng Dung, được chép trong Toàn Việt Thi Lục của Lê Quí Đôn. Dưới đây là bản dịch của Phan Kế Bính:

Thuật Hoài

Việc đời bối rối tuổi già vay,
Trời đất vô cùng một cuộc say.
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
Vai khiêng trái đất mong phò chúa,
Giáp gột sông trời khó vạch mây.
Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.

Tôi nhớ đến Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện.

Chuyên mục:Xã Hội Thẻ:
  1. hong
    21/12/2014 lúc 13:49

    xin may chu cho biet lam sao de co the tim mua duoc cuon sach su tren.Cam on

    • 22/12/2014 lúc 21:29

      Sách cũ ngày càng hiếm, vì đã bị thiêu hủy bốn mươi năm nay. Những bản còn sống sót chắc cũng không còn nhiều độc giả.

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này