Người lính trong TRUYỆN TỪ VĂN* của Trần Hoài Thư
Trần Thị Nguyệt Mai
Trong bài giới thiệu về tác giả Trần Hoài Thư của nhà văn Mai Thảo đăng trên tạp chí Văn ngày 1-3- 1972, ông đã viết:
“…Người đọc có thể chê trách người lính bệnh của Trần Hoài Thư trong Bệnh Xá Cuối Năm đã đề cập tới những chủ đề lớn như chấm dứt chiến tranh, thống nhất đất nước, đoàn viên và thương yêu hai miền, bằng một tâm hồn quá đơn giản, thơ ngây. Người lính của chúng ta hiền quá. Hiền thật. Làm thế nào được. Dân tộc ta hiền, mãi mãi hiền, mặc dầu đã hai mươi năm lâm trận. Cái tính hiền đó được biểu hiện cùng khắp trong những truyện ngắn về tiền đồn, về mặt trận, của Trần Hoài Thư, mà Bệnh Xá Cuối Năm là một.”
Thật vậy, trong các truyện ngắn của anh trong tập “Truyện từ Văn” mà tôi hân hạnh được đọc, nổi bật lên hình ảnh người lính VNCH thật hiền, dù là khi nằm trong bệnh viện hay khi đang lâm trận, hoặc ở bên người em, người tình. Họ chỉ có một mơ ước duy nhất, là ngày hòa bình mau trở lại để trở về với làng quê, xóm cũ, bên cha mẹ già, lấy vợ sinh con. Thôi không còn những ngày nằm mương nằm mả truy lùng địch. Không còn hỏa châu, trái sáng, tiếng đạn bom trên quê hương đã quá nhọc nhằn.
Rồi tôi và lũ bạn ở trong trại bịnh sẽ dắt dìu nhau, kẻ chống nạng, người băng bó đầy mình, kẻ tóc râu như con dã thú, kẻ xanh xao, ốm yếu như một tên nghiện thuốc phiện… Chúng tôi sẽ mở cánh cửa sắt của bệnh xá này, trải con tim thật nhạy cảm cùng nhân loại, để làm một cuộc duyệt binh thật vĩ đại cùng những người đang lâm chiến. Họ ở Trường Sơn xuống. Hạ Lào qua. Cao Miên lại. Họ từ muôn nơi tụ hội lại, cùng bắt tay nhau, cùng chúc mừng nhau, cùng nghẹn ngào chào nhau. (Bệnh xá cuối năm – trang 12)
Họ mang một trái tim nhân hậu, không phân biệt đối xử ngay cả với tù binh. Các tù thương phế binh miền Bắc được săn sóc như những người lính miền Nam. Chứ không phải như ngày hòa bình mới lập lại, kẻ chiến thắng đã đuổi tất cả các thương bệnh binh VNCH đang nằm dưỡng thương ra khỏi quân y viện… Anh Trần Hoài Thư đã nhìn, đã tả người lính phía bên kia bằng con mắt anh em, rất người, rất bao dung:
Người thông ngôn hỏi hai người thương binh Bắc Việt về ý muốn của họ về quê hương hay không. Và mục đích của phái đoàn quốc tế này là tìm cách giúp đỡ. Tôi thấy hai người lắc đầu.
Tôi đang tự hỏi, phân tích, suy luận về trường hợp hai người tù thương binh trong bệnh xá miền cao này. Tôi cố gắng tìm trên gương mặt ấy một cái gì biểu lộ một mối thù địch, ác ôn. Nhưng tôi chỉ thấy một đôi mắt thật buồn bã, trên gương mặt thật chất phác bị may vá chằng chịt. Đôi mắt ấy, tôi đã nhận thấy từ bên trong ô lưới sắt. Ánh nắng le lói của hoàng hôn chiếu vào khung lưới. Nắng đọng thành từng mảng nhỏ trên gương mặt của hắn. Hắn nhìn lại tôi. Tự nhiên tôi muốn mời hắn một điếu thuốc. Tôi muốn bày tỏ sự thân thích vô hình giữa tôi và hắn. Giữa những người trẻ tuổi bất hạnh như nhau. Giữa những tên thanh niên trót sinh ra trong một thế kỷ đen tối. (Bệnh xá cuối năm – trang 13)
Người lính miền Nam đã xem cuộc đấu tranh này như một cuộc đấu tranh về ý thức hệ, nên không coi kẻ phía bên kia là thù địch:
Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình
Ăn muối đá mà điên say chiến đấu
Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
(Nguyễn Bắc Sơn – Chiến tranh Việt Nam và tôi)
Trong khi đó, phía cán binh CS, họ đã bị nhồi nhét tuyên truyền rằng những người ở phía đối diện họ đều là Mỹ Ngụy, là kẻ thù, phải tiêu diệt không khoan nhượng, phải “nhằm thẳng quân thù mà bắn”. Như trong bài thơ “Những ngày xưa thân ái” của nhà văn / nhà thơ Phạm Hổ (anh trai của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – tác giả bài nhạc “Những ngày xưa thân ái” tại miền Nam), người đã tham gia sáng lập Hội Nhà Văn miền Bắc (1957) và cũng là một trong những người đầu tiên hình thành Nhà xuất bản Kim Đồng, nơi chuyên xuất bản văn hóa phẩm dành cho trẻ em(**):
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Những ngày xưa thân ái
Chắc hắn quên rồi
Riêng tôi, tôi nhớ:
Đồng làng mênh mông biển lúa
Sương mai đáp trắng cỏ đường
Hai đứa tôi,
Sách vở cặp chung
Áo quần nhàu giấc ngủ
Song song bước nhỏ chân trần
Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn
Nón rộng hỏng quai
Trong túi hộp diêm nhốt dế
Những ngày xưa êm đẹp thế
Không đem chung hai đứa một ngày mai
Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
Tôi buồn tôi giận,
Đêm nay gặp hắn,
Tôi bắn hắn rồi
Những ngày xưa thân ái
Không ngăn nổi tay tôi
Xác hắn nằm bờ ruộng
Không phải hắn thuở xưa
Tôi cúi nhìn mặt hắn
Tiếc hắn thời ấu thơ.
(Phạm Hổ – Những ngày xưa thân ái)
Thú thật, tôi đọc mà nổi da gà. Bạn thân thuở ấu thơ, ở khác chiến tuyến, gặp lại nhau chẳng mừng thì chớ, lại giết không gớm tay. Chả bù cho người lính miền Nam, nhà thơ Phan Xuân Sinh, đã bày cuộc “Uống rượu với người lính Bắc phương”:
Hãy rót cho ta thêm cốc nữa đi
Ngồi với bạn hôm nay làm ta hứng chí
Chuyện ngày mai có chi đáng kể
Dẹp nó đi cho khỏi bận tâm
Thằng lính nào mà không rét lúc ra quân
Khi xung trận mà không té đái
Ta cũng có người yêu nhỏ dại
Mỏi mắt trông chờ song cửa quê nhà …
Chuyện sống chết căn bệnh trầm kha
Đâu dễ gì thoát vòng sinh mệnh
Những thằng lính thời nay không mang thù hận
Bạn hay thù chẳng một lằn ranh
Thôi hãy uống. Mọi chuyện bỏ lại sau
Nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu
Bày làm chi trò chơi xương máu
Để đôi bên nuôi mầm mống hận thù
Ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu
Chỉ có bạn, có ta là thua cuộc
Người yêu của bạn ở ngoài phương Bắc
Giờ này đang hối hả tránh bom
Hay thẫn thờ dõi mắt vào Nam
Để chờ người yêu mình trở thành liệt sĩ
Rồi cũng sẽ quên, như bao điều suy nghĩ
Tình yêu như một thứ điểm trang?
Che đi chút dối lòng
Uống với bạn đêm nay ta phải uống thật say
Để không phải còn nhìn nhau hận thù ngun ngút
(Phan Xuân Sinh – Uống rượu với người lính Bắc phương)
Bởi vậy, người thương binh VNCH trong truyện “Về Thành”, khi trở lại quê nhà, muốn đi thăm mộ chị Hai của anh, một người “nhảy núi”, ông nội anh đã khuyên:
Ông già lắc đầu:
– Đừng nên cháu.
– Sao vậy nội?
– Từ đây đến đó, có bao nhiêu con mắt nhìn con. Ai ở làng đều biết con qua bên sông.
Người cháu ràn rụa:
– Nhưng con bây giờ đã trở thành một kẻ cụt tay. Con không còn cầm súng. Con không còn ra mặt trận. Chính một cánh tay họ đã cướp mất của con, trên chiến trường rồi.
– Làm sao họ hiểu được. Làng xóm đã ly khai con từ khi con trở về thành. Chị Hai con đã không nhìn nhận con là đứa em ruột…
– Không, chị Hai con không bao giờ nghĩ điều đó. Chị là một người con gái hiền lành và dễ thương nhất, mà con đã gặp, đã biết. Chị đã từng tha lỗi cho con, khi con chọc giận chị. Chị không bao giờ… con biết rõ. Cả chú Ba, cả những người trong làng trong xóm, không ai xô đuổi con. Cho con đi, thưa nội.
– Nội van con, hãy nghe lời nội. Con nên nhớ không ai nghĩ những điều như con đã nghĩ.
(Về thành – trg 150)
Ngoài những lý do mà anh đã nêu trong truyện, tôi tự hỏi có phải vì chế độ tự do ở miền Nam quá nhân bản, nên hai người tù binh đã xin ở lại chăng? Nếu bạn đã đọc “Cõi Đá Vàng” của nhà văn Nguyễn thị Thanh Sâm thì bạn đã biết chuyện một cô gái lấy chồng Tây về quê thăm nhà bị nghi là Việt gian và bị mang ra xử bắn (thử) bằng 3 mũi tên tẩm thuốc độc. Những cán bộ có tư tưởng tiến bộ, tỏ thái độ chống đối với những điều bất nhân, phi lý như Huỳnh, như Trần… thì bị bỏ tù và mượn tay người khác để giết chết. Vấn đề này cũng được anh đề cập đến trong truyện Cõi sa mạc – trg 279: CS đã mượn tay dân vệ giết cô giáo sinh Sư Phạm khi buộc cô này kéo cờ giải phóng và hô khẩu hiệu.
Hình ảnh người lính VNCH đã rất coi trọng mạng sống đồng bào, làm tôi chảy nước mắt khi nghĩ đến những thước phim của ngày cũ: Tết Mậu Thân ở Huế, vụ pháo kích vào trường tiểu học Cộng đồng Cai Lậy vào tháng 3 năm 1974… Hay như bây giờ, công an trong nước đánh chết người dân là “chuyện thường ngày ở huyện”:
Đằng sau nhà, có tiếng hét của người lính: Lên không. Đầu hàng đi. Tao ném lựu đạn xuống bây giờ. Tôi đứng dậy, tiến về tiếng hét. Thằng Trung cầm trái M.26, sắp bỏ vào miệng rút chốt. Tôi gọi giựt: Khoan đã. Muốn chết hả? Trung nói: Thiếu úy, em nghe tiếng động trong hầm, bọn nó núp trong hầm, thiếu úy. Tôi nạt: Mày tưởng bắt bọn nó dễ dàng như vậy sao? Trung cầm trái lựu đạn, phân bua: Thì ở đây là bọn nó rồi còn gì. Tôi nói: Lỡ dưới hầm toàn dân không thì sao? Tôi chỉ tay vào trái lựu đạn cay, sao mày không dùng thứ này? Ai dạy mày, hả. (Mắt đêm – trg 251)
Trong tập truyện này, tôi như đã được tham dự cùng anh và đồng đội ở trận Kỳ Sơn quá khốc liệt và kinh hoàng mà anh đã diễn tả trong bài thơ “Kỳ Sơn”:
Kỳ Sơn đồi trọc chim không đậu
Đại đội đi, một nửa không về
Lớp lớp người nhào lên, ngã gục
Đạn sủi bờ sủi đá, u mê
(Trần Hoài Thư – Kỳ Sơn)
Hình như có lần anh đã nói đúng là một phép lạ mà anh thoát chết trong trận này:
Ngày hôm đó, ngày 9-5 thì phải. Mặt trời thì gay gắt. Chỉ có mặt trời mới thấy bọn tôi. Tôi nằm trong bụi, mặt dầm dề máu và mảnh lựu đạn, đít mông cũng vậy. Tôi, lần đầu tiên, niệm: Nam mô Quan thế âm Bồ tát, cứu nạn cứu khổ… hàng trăm lần. Nhìn mặt trời. Cho con sống. Sống. Sống. Tôi vùng dậy chạy. Đạn bắn dưới chân. Tôi lộn nhào. Chạy. Chạy. Đạn rít trên đầu, tôi nhào xuống bờ suối. Đạn đuổi theo. Nó canh kỹ. Ló đầu ra. Tắc, bùm. Thụt đầu vào. Chạy, lăn. Tội nghiệp thân thể mày chưa, ốm yếu thế kia. Cha mẹ nâng niu thế kia, bây giờ vùng vẫy, bò, chui từng đám bụi, bò hai chân, hai tay. Bò ngửa. Bò sấp. Ngọn cây vừa xê xịch. Tắc bùm. Đ.M. Chó đẻ. Mày giết tao. Mày hả dạ lắm sao. Tao còn viên đạn cuối cùng đây. Tự tử. (Nhật ký hành quân II, trg 53)
Bởi vậy, đừng trách người lính khi lòng chàng thì yêu rất nhiều nhưng đã ngại không dám cưới vợ vì sợ người yêu mình sẽ sớm trở thành “góa phụ ngây thơ”:
Tôi đi vẩn vơ. Những hạt sỏi dưới đôi giày lính, kêu lên rào rào nhè nhẹ. Ở trên bầu trời đen thăm thẳm, một vì sao vụt bay ngang rồi chết lịm. Có một chút bâng khuâng trong hồn tôi. Tôi nghĩ đến thân phận của mình. Còn bốn năm nữa, sẽ từ bỏ bộ áo quần xanh này để về, yên ổn với tấm thân mà cha mẹ nưng niu bế. Hay suốt đời không về, mà nằm trong một mồ hoang thâm u lạnh lẽo. Quỳnh ơi, anh không thể kéo dài mối tình thầm kín này nữa, nhưng anh cũng không thể nhìn em phải khóc như những người vợ trẻ son sắt. Anh biết làm gì bây giờ? (Cõi sa mạc – trg 273).
Tôi xin luôn luôn được mang ơn anh, những người lính VNCH, đã giữ cho miền Nam 20 năm yên ấm. Nhờ đó, chúng ta mới có được một gia tài văn hóa nhân bản, quý giá và đồ sộ mà di tích còn lại của nó là những bộ Văn Miền Nam, Thơ Miền Nam cũng như những tác phẩm văn học mà Thư Ấn Quán đã và đang sưu tầm hoặc tái bản.
Với riêng anh Trần Hoài Thư, em muốn được nói lời biết ơn anh đã giữ gìn cho chúng em, những thế hệ tiếp nối, được biết đến một nền văn học miền Nam lẫy lừng mà “những người muôn năm cũ” đều ngậm ngùi khi nhớ đến.
Trần Thị Nguyệt Mai
11-7-2012
(Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 53 tháng 8 năm 2012)
(*) Thư Ấn Quán xuất bản mùa hè 2012, ấn bản đặc biệt của tạp chí TQBT chủ đề tạp chí Văn.
Muốn có sách, xin bạn liên lạc với Thư Ấn Quán ở địa chỉ:
PO Box 58
South Bound Brook, NJ 08880
hoặc email:
tranhoaithu@yahoo.com
(**) nguồn: Wikipedia
Ròm em đặt cục gạch..”táp lô” to bự chảng lấy..con “cò”..rồi đó nghen!
Kiến lửa…điện hối dzữ quá!!!!
Đọc bài sau nghen chị Năm….
Từ từ đọc cho thấm, em há. Không có gì vội.
“Bởi vậy, đừng trách người lính khi lòng chàng thì yêu rất nhiều nhưng đã ngại không dám cưới vợ vì sợ người yêu mình sẽ sớm trở thành “góa phụ ngây thơ”.
Đọc cái đoạn viết trên, em bỗng chợt nhớ lại : lúc nhóm kiến tụi em mới vào chơi có đọc một cái còm diễn đạt rất hay và thơ, và từ cái còm hay hay đó, một người khác có post clip bản nhạc “Goá phụ ngây thơ” để thân tặng người còm…
Em đố chị Năm người còm và người post clip bản nhạc “Goá phụ ngây thơ” để tặng…là ai đó? hihihihihi…
1/ http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=03Vq6b5A7PU
2/ ” Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa
Cho một lần , cho vô tận thiên thu ”
Hai câu thơ cuối của bài thơ ” Ô Cửa “…đọc xong…cứ ám ảnh…tôi mãi…!
Không hiểu tại sao…? Hay có lẽ… vì tôi cũng đã từng là…vợ…của một…người lính !!??
Bài thơ…cứ cứ lởn vởn…trong tôi , y như ngày nào đó nghe thi phẩm và nhạc phẩm.. ” Goá Phụ Ngây Thơ ” :
” Đà lạt lạnh môi em vừa đủ ấm
Đời chia ly nên đẹp chuyện tương phùng
Con dốc nhỏ hoa anh đào lấm tấm
Lối sỏi mòn hai đứa đã đi chung
Em nhẩm tính trên lóng tay tháp bút
Là cách xa biền biệt tháng năm trôi
Tuổi trẻ ơi sao quá nhiều nước mắt
Chiến tranh ơi bóng tương lai mịt mù
……………………………………………………”
( Hà huyền Chi )
Và đây là… ” Ô Cửa “…của… Trần Hoài Thư…
Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa
Để tôi về đếm những đám mây
Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ
Những con chim từ xa vắng lạc bầy
Tôi sẽ đứng như một người thiên cổ
Lớp học buồn , như từ cõi cô đơn
Thầy ngồi đó đôi vai gầy tóc bạc
Chút ngậm ngùi , cơn nắng đọng hoàng hôn
Tôi sẽ về để biết mình bé dại
Hôm nào đây , chạy đuổi cuộc hành trình
Sông núi ấy , hai bên bờ cách trở
Đứa nào còn , nào mất giữa đao binh
Tôi sẽ nhớ một người tôi yêu dấu
Người nào đâu , về lại buổi hôm qua
Dấu chân nhỏ như vết hài vạn cổ
Đôi mắt nào theo dõi cuộc đời ta
Tôi sẽ nghe những hồi chuông lễ sớm
Đứng bên cầu tôi sẽ đợi chờ ai
Trong sương muối , người còn mang áo trắng
Trắng cả vùng , trắng cả đời trai
Tôi cũng hiểu rồi cuối cùng thua lỗ
Khi bỏ trường tôi ra đứng bờ sông
Người bên ấy đang đợi thuyền ghé bến
Tôi bên này , mưa bấc lạnh căm căm
Dù dối lòng như cuộc đời chàng Dũng
Vì đám mây bên ô cửa gọi mời
Tôi bỏ xứ lao đầu vào binh lửa
Coi cuộc đời như một cuộc rong chơi
Và người ấy qua dòng sông sương muối
Tôi lên rừng theo dòng thác binh đao
Và người ấy theo sông về biển lớn
Tôi tội tù trả nợ kiếp bò trâu
Giờ thiếu phụ đã nằm trong lòng biển
Tôi về Đông , về Bắc biết về đâu
Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa
Cho một lần , cho vô tận thiên thu .
( Trần Hoài Thư )
“Người lính miền Nam đã xem cuộc đấu tranh này như một cuộc đấu tranh về ý thức hệ, nên không coi kẻ phía bên kia là thù địch:
Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình
Ăn muối đá mà điên say chiến đấu
Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
(Nguyễn Bắc Sơn – Chiến tranh Việt Nam và tôi) ”
Đọc đoạn viết và bài thơ trên xong, chợt liên tưởng đến cái…”suy nghĩ cũng như tư tưởng bị nhồi sọ một cách mù quáng đến tội nghiệp”…của những người lính “ngây thơ” miền Bắc ngày nào đã…bị đảng cs lường gạt trong cuộc chiến:
– “Biết nói thế nào đây… một ngày còn bóng giặc Mỹ, một ngày còn đau thương tang tóc. Ôi! Mối thù này bao giờ mới trả hết đây.”
– “Không có con đường nào khác hơn là phải đánh cho không còn một tên đế quốc Mỹ nào trên đất nước chúng ta lúc đó mới có thể có hạnh phúc”
– “Ôi! Giặc Mỹ chồng bao tội ác của bay đã chất đầy như núi. Còn sống ngày nào tao thề chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để trả được mối thù vạn kiếp đó.”
– “Cuộc chiến tranh lan rộng trên dải đất Đông Dương, thằng chó đểu Nickson đã liều lĩnh điên cuồng mở rộng thêm cuộc chiến, chúng ta sẽ phải đương đầu với một khó khăn ghê gớm hơn nữa đấy. Nhưng tao thề cùng những đồng chí của tao rồi, dù có chết cũng quyết định đánh cho đến cùng để đánh giập đầu con rắn độc hiếu chiến”
( Trích: Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm )
Em thiển nghĩ:
Ôi! Đó là một thời những người lính phương bắc…mông muội ngây thơ bị nhồi sọ đến…tội nghiệp, phải không bác Trần Hoài Thư, chị Ba và chị Năm?
Bởi,
Hiện nay có rất nhiều người bị nhồi sọ trước đây, họ đã ý thức và nhận chân được, nên…ly khai đcs…!
Chẳng hạn:
http://www.danchimviet.info/archives/1966
Và một bài viết…
http://www.danchimviet.info/archives/1965
Chị Năm đã đọc cái này chưa?
– “NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM” : SẢN PHẨM DỐI TRÁ, PHẢN BỘI !
http://batkhuat.net/bl-dtt-sanpham-doitra.htm
– “Từ từ đọc cho thấm, em há. Không có gì vội.”
Chị Năm: Dạ, hai hôm nay Ròm em bận tối mày tối mặt, nên không dám vào nhà chị Năm để..”hó hé ho he huyên thuyên chuyện trên trời dưới đất”..dzì ráo trọi!!!! hihihihi..
Giờ này tranh thủ một chút ghé thăm bà chị đây..
Entry chủ đề về nhớ người lính VNCH, Chị Năm ơi, thế thì Ròm em góp thư giãn bằng bản nhạc này nghen..
Bác Công Thành ơi, bác ở đâu..??!!! Vào nghe nhạc thư giãn đi bác..”Thiên Thần Mũ Đỏ”..!!!!
hihihihihi…
Nhà chị bị “quỷ đỏ” chặn..lung tung hết đó!
Nên Ròm em nghĩ bác Công Thành ( cũng như các bác khác) không có..”thang”..trèo dzô nhà chị quá..chị Năm ơi!!!!
P/s: Ròm em thử gõ Google: “Phay Van”…thì tất cả các links đều không dzô được..bà chị ơi!!!!!!
Tín dùng mạng của Viettel, sẽ vào được wordpress.
– “Chị không đọc (cái gọi là) NHẬT KÝ ĐẶNG THUỲ TRÂM, nên chắc không cần đọc cái link em giới thiệu đâu há (vì không nhiễm độc nên không cần thuốc giải, hihi).”
Cho Ròm em..”chen dzô” nghen:
– Bà chị Năm này đúng là..”Khắt nghiệt”..thiệt đó nghen!!!!!
Phải đọc..để..”biết người biết ta”..chứ..BÀ CHỊ KHẮT NGHIỆT!!!!
Mình có..chút chút “bản lĩnh” dzà..”sức đề kháng âm thầm mãnh liệt”..thì sợ và nhằm nhò dzì ba cái..”chiện lẻ tẻ”..đó, hở bà chị!!!!!
– “..Với riêng anh Trần Hoài Thư, em muốn được nói lời biết ơn anh đã giữ gìn cho chúng em, những thế hệ tiếp nối, được biết đến một nền văn học miền Nam lẫy lừng mà “những người muôn năm cũ” đều ngậm ngùi khi nhớ đến..”
Chị Ba ơi, “một nền văn học miền Nam lẫy lừng”..thì nay cũng đã được những người (gọi là làm “văn học”) ở trong nước, đã bắt đầu nhận ra CHÂN GIÁ TRỊ của nó rồi đó chị Ba ơi…
– “..Sở dĩ đôi lúc người ta khó công nhận Văn học miền Nam là hình như họ nghĩ như thế này: tức là nếu công nhận Văn học miền Nam thì [Văn học] miền Bắc coi như là thua, là kém, là không ra gì cả, thậm chí là hỏng, là vứt đi. Cách nghĩ “chỉ có một [nền văn học] thôi” là không phải, vì như vậy sẽ gây ra nhiều rắc rối trong việc tiếp cận nhau. Phải nói chúng ta có cả hai [nền văn học], và hai bên bổ sung cho nhau…”
– “..Càng ngày tôi càng nghe được nhiều ý kiến nói rằng đánh giá thế nào thì đánh giá, có thể phê phán, có thể nhận xét thế này thế kia, nhưng phải công nhận rằng văn học miền Nam là một bộ phận của văn học Việt Nam thế kỷ XX, ở đó có rất nhiều vấn đề, nhiều đóng góp và phải có nó nữa thì văn học Việt Nam mới là chính mình. Vậy phải nghiên cứu tìm hiểu hệ thống hóa lại, phải in lại. Thời gian tới, tuy rằng đi vào cụ thể cũng có rất nhiều khó khăn song việc này phải được triển khai một cách bài bản thì mới hiệu quả được…”
– “..Nghĩ gì thì nghĩ, xã hội Việt Nam hôm nay là xã hội hậu chiến. Có người bảo 30 năm đã qua, mọi sự thay đổi rồi; nhưng theo tôi, thực sự xã hội Việt Nam vẫn còn đang phát triển theo quy luật của chiến tranh và nếu chúng ta không trở lại tìm hiểu cuộc chiến tranh, không nói rõ ra những đặc điểm của con người hậu chiến, thì không thể hiểu được đời sống trước mắt không thể gọi ra căn bệnh của con người hiện nay và cũng không thể góp phần chạy chữa và giúp con người sống tốt hơn được. Trong khi suy nghĩ về các vấn đề trước mắt, tôi tìm thấy nhiều gợi ý, đồng cảm ở Văn học miền Nam, cái phần mà tôi đã biết, đã đọc từ trước. Nó giúp tôi hiểu cả hai miền trong chiến tranh. Nó lại là cái sơ sở để cắt nghĩa tình hình hôm nay…”
– “..Nhưng sự thực là trong thời gian 45-75, rõ ràng chúng ta có hai nền văn học cùng tồn tại, hai nền văn học đó bổ sung cho nhau, mỗi bên có giá trị riêng và mỗi giá trị đó không thể bỏ được…”
Nguồn: http://www.hocxa.com/VanHoc/TacGia/VanHocMienNamTheoCachNhinCuaVuongTriNhan_ThuyKhue.php
Tín: Chẳng cần ai đó phải kẻ cả, khệnh khạng “công nhận”, thì tự bản chất văn học miền Nam trước 1975 cũng đã và vẫn là một nền văn học lẫy lừng. Có (hoặc không) công nhận thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới nó. Được (hay không được) hân hạnh thưởng thức là do quan điểm, thái độ của mỗi người.
– “Tín: Chẳng cần ai đó phải kẻ cả, khệnh khạng “công nhận”, thì tự bản chất văn học miền Nam trước 1975 cũng đã và vẫn là một nền văn học lẫy lừng. Có (hoặc không) công nhận thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới nó. Được (hay không được) hân hạnh thưởng thức là do quan điểm, thái độ của mỗi người.”
Ròm em “đồng ý” với chị Năm quan điểm này:
– “..tự bản chất văn học miền Nam trước 1975 cũng đã và vẫn là một nền văn học lẫy lừng.”
Bởi:
– “Nhìn chung, chỉ với một thời-gian hiện diện hơn 20 năm, văn học miền Nam 1954-1975 đã chứng tỏ một sức sống mãnh liệt, đa dạng và có một số đặc điểm có thể ghi nhận: – khai phóng, rộng tay và tâm hồn đón nhận những trào lưu và hương hoa văn học thế giới đông-tây; – nhân bản, có nỗ lực đào sâu tâm linh, đặt những vấn-đề căn bản, cấp thiết (phản kháng, …). Văn học đã gắn liền với vận mạng dân tộc, được coi trọng và trở nên một phần quan trọng của học thuật quốc gia và đã được đưa vào chương trình giáo dục! Về ngôn-ngữ sử-dụng, về hình thức cũng như nội dung, trong mọi thể loại, các tác phẩm văn học đã tiến bước, sâu sắc, xúc tích ra, chứng tỏ có sáng tạo, có mới. Đó là nhờ tiến bộ của khoa học nhân văn và kiến thức thời đại và cũng nhờ kiến thức và tài-năng của người làm văn nghệ, trong một môi trường văn-hóa xã-hội tự-do, dân-chủ và nhân-bản.”
http://www.hocxa.com/VanHoc/TacGia/VanHocMienNam54-75_NguyenVyKhanh.php
Tuy nhiên, Ròm em “chưa đồng ý” với chị Năm..quan điểm này:
– “Chẳng cần ai đó phải kẻ cả, khệnh khạng “công nhận”
– “Có (hoặc không) công nhận thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới nó.”
Bởi:
– Cần phải nhìn nhận thực tế là sau 30/4/1975, toàn bộ nền văn học miền Nam đã bị bức tử một cách oan uổng!
– Những nhà văn cũng như những nhà làm văn hoá ở miền Nam trước 1975, nhiều người thì đã bị chết trong tù cải tạo, người còn sống thì hiện nay đã lớn tuổi, trí nhớ có phần mai một, cũng như sinh sống tản mạn khắp nơi!
– Người có tấm lòng với di sản văn chương miền Nam trước 1975 như bác nhà văn Trần Hoài Thư thì rất.. hiếm.
– Di sản văn chương miền Nam trước 1975 nói riêng và văn hoá miền Nam trước 1975 nói chung, là tài sản văn chương văn hoá của cả dân tộc VN, nó là sự sáng tạo từ tim óc của những bậc tiền bối, vì vậy, không có một thế lực “hắc ám” nào có thể che lấp và xoá nhoà nó được, cũng như không thể nào chấp nhận cái thái độ “kẻ cả, khệnh khạng”..ban ơn nhằm công nhận nó cả, bởi, đó là một nền VĂN HỌC SỬ trong dòng chảy của cả dân tộc, vì vậy, nó phải được danh chính ngôn thuận và chính thức công nhận của nhà nước đương quyền, nhằm để công khai chính thức được lưu truyền cái di sản văn học này cho các thế hệ VN mai hậu…
Vì vậy, Ròm em thiết nghĩ : nhìn khách quan trong cái chung của văn học nước nhà, chúng ta nên và cần có nhiều những tiếng nói ủng hộ như..Vương Trí Nhàn.., ngõ hầu nhằm thúc đẩy nhanh sự công khai công nhận chính thức một nền văn học đầy nhân văn nhân bản của miền Nam…chứ chị Năm!
Ròm em nghĩ thế, chị Năm thấy..thế lào!?
Hihihihihihi….
– “Tín: Không sợ, nhưng coi khinh. Không đọc không phải vì sợ, hihi.”
Tất nhiên là Ròm em tôn trọng lập trường và quan điểm..”đọc”..của chị Năm!
Tuy nhiên, Ròm em nghĩ, như vậy thì có..”thiệt thòi”..cho việc “tích luỹ kiến thức chung” của mình không..chị Năm?!
Vì..chẳng lẽ, không cùng “ý thức hệ” thì ta..không đọc?!
Dzậy chứ chị Năm đã có từng đọc…
1/ Nhà văn Sơn Nam
2/ Nhà văn Nguyễn Hiến Lê
3/ Nhà văn Trần hữu Lục
4/ Nhà thơ Mường Mán
5/ Nhà văn Cung Tích Biền
……….
chưa dzậy?!
Bởi:
1/ “..Dấn thân có Thảo Trường, Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, Ngô Thế Vinh, Trần Hoài Thư, …; phản chiến có Thế Nguyên, Mường Mán, Cung Tích Biền, Trần Vàng Sao,… về sau rõ ra là nằm vùng!”
2/ “..Nguyễn Hiến Lê, cũng như Lê Ngộ Châu là những người cẩn mực, có văn-hóa và tin người, nhưng cố chấp về thế nào là yêu nước và xây dựng miền Nam dân chủ tự do. Riêng Nguyễn Hiến Lê vì tự tin đã tẩy chay giới cầm quyền chính trị văn-hóa thời cộng-hòa và có cảm tình với những người cộng-sản dưới áo khoác bảo vệ văn-hóa dân-tộc kiểu Vũ Hạnh, Lữ Phương, Nguyễn Ngọc Lương, … cộng tác với Tin Văn (“Văn-chương và dân-tộc tính”, số 10, 1966). Sau 1975 thì Nguyễn Hiến Lê đã thức tỉnh và nhẹ nhàng phê chế độ cộng-sản phớt qua trong Hồi Ký…”
Nguồn: http://www.hocxa.com/VanHoc/TCBachKhoa&VanHocMienNam_NguyenVyKhanh.php
Tín: Nhận định của tác giả bài viết (NVK) mà em dẫn link chỉ có tính chất tham khảo mà không phải là chân lý. Mỗi người có tự do nhận định và phán đoán em ạ, và có thể (không) đồng ý với tác giả bài viết.
Chị Năm (như đã nói với em) là người “khắc nghiệt”.
Hai chữ : Người lính – bản thân cũng đã nói lên sự tội nghiệp rồi ! Vì sao ? Vì làm lính khổ hơn làm quan !
Cá nhân tôi cũng không thích làm lính ! Vì cũng đơn giản – tôi thích làm quan hơn !
Về cuộc chiến, có lẽ chúng ta nên đọc Frank Sneep .
Và như vậy , trên thế giới – tất cả những người lính đầu khổ ải như nhau. Cái cuối cùng mà người lính chịu là cái đầu đạn găm vô người cho dù lính giàu hay lính nghèo, lính văn phòng hay lính ciến khi mà cuộc chiến trở nên cam go , ác liệt !
Chúng ta, những người còn lại của cuộc chiến ( nội chiến Nam – Bắc ) và những thế hệ sinh sau cuộc chiến hãy biết ơn tất cả những hi sinh của người lính cả hai phía ! Họ đã hi sinh oan uổng quá !
Người biết sẽ không bao giờ so sánh và chê trách lẫn căm giận những người lính ! Họ không còn quyền làm chủ chính họ – thân xác đã bị trao cho quỷ sa – tang rồi !
Nói về người lính – chúng ta hãy tri ân họ !
Nhà mình có ai đi lính không , Phay Van ?
Bác Trà ơi: ” Về cuộc chiến, có lẽ chúng ta nên đọc Frank Sneep”?!
– F.Sneep…hay…F.Snepp?
Theo Út con, chắc ý của bác Trà là đọc..”Frank Snepp’s Decent Interval”…phải không bác?
Bác đã đọc cuốn này bằng nguyên bản tiếng Anh chưa?
Con kính mời cả nhà cùng đọc tham khảo nhen:
http://www.amazon.com/Decent-Interval-Insiders-Indecent-Strategy/dp/0700612130/ref=la_B001IYTUYY_1_1?ie=UTF8&qid=1345101161&sr=1-1#reader_0700612130
Và đây là bản tiếng Việt…
http://sachhiem.net/LICHSU/F/FrankSnepp1.php
Cùng vài dòng…
http://www.franksnepp.com/decent/index.html
Có một chi tiết… “lịch sử”…chưa sáng tỏ?!
Nó là…Thuế và Xương Máu của nhân dân Việt Nam!!!!
– “…Vàng còn ở đó là ở đâu, khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn? Theo TS Nguyễn Tiến Hưng, 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn ở ngân hàng. Còn theo Frank Snepp, “16 tấn vàng nằm trong khoang một chiếc máy bay ở sân bay Tân Sơn Nhất lúc quân của tướng Dũng (tức đại tướng Văn Tiến Dũng – NV) tràn vào Sài Gòn”.
Cả hai chi tiết mà Frank Snepp và tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng nêu ra trong Cuộc tháo chạy tán loạn và Hồ sơ mật dinh Độc Lập đều thiếu chính xác. Không có chuyện 16 tấn vàng đã được đóng thùng sẵn (chờ chở đi) và lại càng không có chuyện “số vàng ấy nằm ở sân bay khi quân của tướng Dũng tràn vào Tân Sơn Nhất…”
Ai sẽ có trách nhiệm…trả lời đây?!
–
Xin lỗi Trần thị Bảo Vân@ vì type thiếu mất một chữ cái. Thật tai hại quá !
Bác trà hâm lại không biết tiếng Anh , bác chỉ đọc bản dịch.
Có điều, trong lúc ” tang gia bối rối… ” nghĩa là lúc bát nháo cuối cuộc chiến thì mọi thứ đều có thể ! Chắc là vàng thì chẳng mất đi đâu đâu cháu ạ !
Có câu :” Vật chất không tự nhiên sinh ra, không tự nhiên mất đi. Chúng chỉ chuyển từ túi người này sang túi người mà thôi ! “
“Bác Trà và Bảo Vân: Câu trả lời đã có từ lâu, nhưng bị firewall.”
Tôi có đọc gặp thông tin này, xin chia sẻ lại cùng bác trà hâm lại, Bảo Vân, Phay Van…
– “Tháng 4-2010, Bộ Quốc phòng Hà Nội có cuộc họp «viết lại một cách chính thức diễn biến ngày 30-4-1975 ở Dinh Độc lập», họ không nhắc đến tên tôi, coi như nhà báo Bùi Tín không hề có mặt ở Sài Gòn ngày hôm đó, cũng không hề nhắc đến chuyện hơn 16 tấn vàng, một chi tiết không nhỏ, nhưng họ không muốn nhắc đến nữa.
Năm 1987, khi có dịp gặp ông Trường Chinh ở Đà Lạt, tôi kể lại chuyện này, ông cho biết: “Tôi có biết chuyện này, nhưng hết sạch cả rồi, trong mấy năm khó khăn, cấu véo hết tấn này đến tấn khác, mua lương thực, nguyên liệu, nay còn gì nữa đâu!”.
Đây là câu duy nhất tôi nghe được về số phận của hơn 16 tấn vàng năm 1975, từ miệng một nhà lãnh đạo.”
http://www.danchimviet.info/archives/55991
Và một số thông tin (links) từ các “còm sĩ” trong bài viết của Bùi Tín:
– “Như vậy là đã rõ năm tỏ mười rằng; “16 tấn vàng của miền Nam (VNCH) đã bị lãnh đạo csvn xẻ thịt chia chác…Chứ không phải ông Thiệu đã “ăn cắp” mang theo ra nước ngoài!”
– “Nguyễn Văn Hảo nhân cách không tốt. Ông ta là người trong cuộc, biết TT Nguyễn Văn Thiệu bị oan nhưng ông ta không chịu lên tiếng giải oan cho ông Thiệu.
Hãy nghe cuộc trả lời phỏng vấn của ông Hảo với Đài RFI tại đây :
Về sự thật 16 tấn vàng này có thể xem hai nguồn tin :
1- Trên Wikipedia :
16 tấn vàng của Việt Nam Cộng hòa
Wikipedia tiếng Việt
http://vi.wikipedia.org/wiki/16_t%E1%BA%A5n_v%C3%A0ng_c%E1%BB%A7a_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a
2. Trên báo Tuổi Trẻ :
Hồ sƠ : Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975
Báo Tuổi Trẻ
Kỳ 1: Ông Thiệu đã chuyển 16 tấn vàng sang Mỹ?
Thứ Tư, 26/04/2006, 01:30 (GMT+7)
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/134622/Ky-1-Ong-Thieu-da-chuyen-16-tan-vang-sang-My.html
Kỳ 2: Chuyến ra đi bí mật
Thứ Năm, 27/04/2006, 07:01 (GMT+7
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/134801/Ky-2-Chuyen-ra-di-bi-mat.ht
Kỳ 3: Không có ánh sáng cuối đường hầm
Thứ Sáu, 28/04/2006, 06:11 (GMT+7)
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/134929/Ky-3-Khong-co-anh-sang-cuoi-duong-ham.html
Kỳ 4: Kế hoạch bí mật từ dinh tổng thống
Thứ Bảy, 29/04/2006, 01:04 (GMT+7)
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/135084/Ky-4-Ke-hoach-bi-mat-tu-dinh-tong-thong.html
Kỳ 5: Vàng đổi chủ
Chủ Nhật, 30/04/2006, 04:07 (GMT+7)
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/135236/Ky-5-Vang-doi-chu.html
Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng
Thứ Hai, 01/05/2006, 06:00 (GMT+7
http://tuoitre.vn/The-gioi/Ho-so/135370/Ky-cuoi-Nguoi-giu-chia-khoa-kho-vang.html
3. Bài viết của LS Lê Công Định đăng trên BBC tại đây :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/05/060530_transparent_integrity.shtml