Trang chủ > Đọc sách > Người Việt Cao Quí

Người Việt Cao Quí

Vừa rồi lục trong số sách cũ còn sót lại ngày xưa tôi tình cờ cầm trên tay cuốn Người Việt Cao Quí, một cuốn sách được yêu thích trước 1975 vì nó khơi dậy niềm tự hào của một dân tộc vốn bị xem là nhược tiểu.

Thế nhưng, sau 1975 người ta biết rằng tác giả của nó không phải là một người nước ngoài như vẫn được tin là thế. Người ta thấy hụt hẫng bởi một cảm giác bị đánh lừa, một niềm tin bị đánh cắp. Dù chuyện giả dối không là hàng hiếm trong xã hội cs.

Đã có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này, nay nhân tiện tìm lại được cuốn sách tạm gọi là cũ (tính từ khi phát hành) nhưng còn khá mới- nếu so sánh với các ấn phẩm cùng thời- từ mấy chục năm nay, xin phép được chia sẻ với các anh chị mấy tấm hình scan lại từ cuốn sách này.

***

Rồi sau ngày giải phóng, tại giảng đường Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, diễn ra buổi nói chuyện chuyên đề văn học vùng tạm chiếm. Thật bất ngờ: diễn giả của buổi nói chuyện hôm ấy là nhà văn Vũ Hạnh – một nhà văn quê Thăng Bình mà tôi đã ngưỡng mộ từ trước những năm giải phóng. Càng bất ngờ và thú vị hơn, khi tại đây, Vũ Hạnh tiết lộ mình là tác giả của cuốn sách “Người Việt cao quý”, chứ không phải A. Pazzi. Vũ Hạnh cho biết, làm gì có ông A. Pazzi nào? Chẳng qua để che mắt kẻ thù ông mượn tên A. Pazzi nhân danh một người Ý, vì người Ý hay dùng tên có âm i ở tiếp vĩ ngữ như: Paganini, Musolini… chứ thật ra theo ông, A. Pazzi có nghĩa là “bất di, bất dịch”, tức kiên định lập trường.

Theo lời kể của nhà văn Vũ Hạnh, những năm 60 của thế kỷ trước, sau khi Mỹ đổ bộ vào Việt Nam, xã hội miền Nam nhanh chóng du nhập lối sống Mỹ, lối sống thực dụng; điều tệ hại và nguy hiểm hơn là trong tâm lý, tình cảm một số người, đặc biệt trong giới văn nghệ có xu hướng vọng ngoại, lai căng, coi thường văn hóa truyền thống dân tộc, mặc cảm vì “giống da vàng nhược tiểu”… Vũ Hạnh nói ông viết cuốn sách này theo “mệnh lệnh” của cách mạng. Người chỉ thị trực tiếp, không ai khác là nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ Trần Bạch Đằng. Ông Trần Bạch Đằng không “đặt hàng” để viết đề tài gì cụ thể, ông bảo viết sao có lợi cho kháng chiến, cho cách mạng, đề cao văn hóa dân tộc, con người Việt Nam là được. Hình như Vũ Hạnh ấp ủ đề tài này từ lâu, trong ông tràn dậy một niềm tự hào từ đáy lòng, như có một “linh khí” chợt trào ra ngòi bút. Vũ Hạnh viết “Người Việt cao quý” chỉ hơn một tuần và sau đó được xuất bản ngay. Lúc đó tác phẩm dựa theo nguyên tác Per Comporedere Vietnam Il Vietnamila do Hồng Cúc dịch.

Cuốn sách được giữ bí mật danh tính nhà văn khá lâu, ít ai biết đó là của Vũ Hạnh, vì tin đồn loan ra là có một kỹ sư hóa học người Ý thật, sống lâu năm ở Sài Gòn viết cuốn đó. Sau giải phóng, nhà văn Phan Tứ gặp Vũ Hạnh bảo: Mình đã đọc “Người Việt cao quý” của A. Pazzi, liên hệ bên Ý cũng không sao tìm ra ông này, vậy ở Sài Gòn ông có biết A. Pazzi không? Vũ Hạnh lúc này chỉ biết cười. Nụ cười và đôi mắt chắc lúc đó rất giống với những gì ông đã mô tả tài tình trong “Người Việt cao quý”.

(Nguồn)

***
Dưới đây là ý kiến thứ hai trên http://www.tienve.org:

Trước 75, hồi học trung học đệ nhất cấp (bây giờ gọi là cấp 2) tôi đã có dịp đọc Người Việt cao quí của tác giả A. Pazzi (sách chú thích là một người Ý), trong ấy tác giả khen người Việt lên tận mây xanh, từ cách sử dụng đũa, chấm chung một chén nước mắm, vân vân, nhất nhất đều khen. Cả nhà tôi đã đọc, không khỏi… sướng thầm. Rõ là được Tây nó khen hẳn hoi, nhá! Đến sau 75, tôi mới vỡ lẽ cái nhà ông A. Pazzi nào đấy chẳng là ai khác hơn nhà văn Vũ Hạnh đội lốt, với ý đồ là “nâng cao lòng tự hào của dân tộc lên một chút”! Hẳn là ý đồ ấy cũng có đạt được, “một bộ phận nhân dân trong vùng tạm chiếm” cũng đã đọc nó và đã thấy… sướng. (Mà ngay cả đến tận hôm nay có lẽ còn khối kẻ chưa vỡ lẽ được ra cái tên A. Pazzi nọ chẳng qua chỉ là bút danh của “vi xi nằm vùng” Vũ Hạnh!) Cái sự thành công của Vũ Hạnh vốn dựa trên tâm lý (khá đơn giản nhưng phổ biến) này: Được người khác làm cho sướng thì có giá hơn hẳn tự làm cho (mình) sướng! Và để đánh lừa cả “dân tộc” (hay “nhân dân”, nói theo giọng vi xi), Vũ Hạnh đã “sắm” hẳn một găng tay làm bằng “da Tây” (nếu có “lông lá” một tí thì càng giống, lại càng tốt!), đeo vào và cứ thế “su-ka” dân tộc/nhân dân (và hẳn cũng đã giúp được ối vị “bắn pháo bông tung toé”?!) Dù sao thì kế sách họ Vũ cũng phải kể là rất “mầu”, phải thế không?

***


***
… và bài viết sau đây của tác giả Phan Thanh Tâm, cháu năm đời của cụ Phan Thanh Giản. Xin phép được lược bớt một số đoạn vì… không cần nói thì ai cũng biết là vì cái gì rồi 😀

(*) và (**): nếu muốn đọc thêm phần (…), xin các anh chị xem tại đây

———–

Trước 1975, ông làm ở Việt Tấn Xã, Sài Gòn. Sau 75, ông vượt biển trên một chiếc thuyền nhỏ 13 người từ năm 1976. Lưu lạc một tháng trời giáp một vòng bờ biển các nước Đông Nam Á, đâu đâu ông cũng bị người ta đẩy trở lui ra biển cả. Chặng cuối cùng là đảo Palawan, Phi Luật Tân, thuyền được nhận trở lại vào bờ, nhờ sự can thiệp của một ông cố đạo người Ý đang coi một họ đạo tại đảo này. Ông là một trong nhũng «thuyền nhân» đầu tiên được đặt chân lên đảo nói trên. Bài này viết cách đây 6 năm rồi, với một phong thái thẳng thắn, nhưng ôn hoà, về một vấn đề tự-bản khá gay gắt. Tác giả sẵn lòng cho phép đăng lại để độc giả có dịp chia sẻ những suy nghĩ với ông.

——————————

Vạch Áo Cho Mọi Người Cùng Xem

Tốt khoe ra, xấu xa đậy lại và nhất định không có chuyện vạch aó cho mọi người cùng xem. Đó là phương châm của phe ta. Tại sao vậy? Tự cho là thuộc dòng giống con rồng cháu tiên, và có quá khứ hơn bốn ngàn năm văn hiến nên người mình lúc nào cũng tốt, cũng bảnh, cũng anh hùng, xuất chúng. Hễ nói tới người ngoại quốc thì xách mé, trịch thượng; gọi họ bắng thằng, bắng con. Còn nước VN phải là minh châu trời đông, là bó đuốc soi đường. Tuy nhiên gần đây, có dư luận lên tiếng là phải xét lại cái ý tưởng tự tôn, tự đại, ngông cuồng đó. Họ cho rằng cứ hót ca, nâng bi dân tộc mình một cách lộ liễu như vậy hoài thì ta sẽ mãi mãi ngất ngư như con gà mắc dây thun. Chắc hằn phải có vấn đề, có trục trặc đâu đó vì tài khôn như vậy mà chưa ra cái con gì cả trong khi các nước lân bang ở Đông Nam Á nay đã là con cọp, con beo, con sư tử rồi.

Cái hay ở chỗ, người tạo ra dư luận là một nhà thơ hồi nhỏ ở Sài Gòn, du học ở Nhật; năm 1966, định cư ở Pháp; năm 1996, trong khi sang Tàu, vớ đựơc một cuốn sách khiến ông “thích thú quá cơ” và ông nghĩ rằng “bất cứ người VN nào khác đọc được, bảo đảm cũng sẽ thích thú”’ như ông. Ông tin rằng quyển sách sẽ “giúp nhìn lại mà đánh giá bản thân, dân tộc và văn hoá của mình trong giai đoạn hiện nay”. Vì thiện ý, ông bỏ công ra dịch và mong có nhiều người đọc. Nhà xuất bản Chân Mây Cuối Trời phát hành bản dịch lần đầu tiên tại Paris năm 1998. Cuốn sách được đón tiếp nồng hậu. Giới báo chí đua nhau nói về nó. Nhà xuất bản Văn Nghệ ở quận Cam, thủ đô người tị nạn, hưởng ứng in lại; quyển sách được coi là bán chạy trong năm 1999.

Nhà báo Lê Đình Điểu, trước khi qua đời, trong lúc nằm trên giường bệnh, viết bài điểm sách đăng trên Thế Kỷ 21 số tháng 04/1999: “Đọc Người Trung Hoa Xấu Xí của Bá Dương”, người VN nào cũng liên tưởng đến việc đây là chuyện của mình. Có lẽ chỉ thay cái tựa là Người Việt Nam Xấu Xí cuốn sách cũng vẫn có ý nghĩa. Phải chăng đó là lý do nhà thơ Nguyễn Hồi Thủ bỏ thì giờ, công sức ra dịch cuốn sách sang Việt Ngữ? Trả lời câu hỏi của nhà phê bình văn học Đặng Tiến, đăng trong Việt Mercury, dịch giả, tên thật là Nguyễn Khôi Minh, sinh năm 1945 tại Hà Bắc nói sự đời là thuốc đắng đả tật; có chướng tai cũng phải lên tiếng. Ông tâm sự: «không đọc quyển sách này có khi đở phải nghĩ ngơị lôi thôi; còn chẳng may đọc cò thể sẽ bị đau khổ nhiều hơn là thích thú».

Trong bàì phỏng vấn hồi tháng 10/1999, khi đề cập về những cuốn sách như Người Việt Đáng Yêu, Người Việt Cao Quý , dịch giả, đã có bảy tập thơ xuất bàn ờ ngoại quốc từ năm 1968, cho biết: «Đó là chuyện ngược đời. Ở những nước tiên tiến giàu mạnh, chưa có nước nào bốc thơm dân tộc mình một cách lố bịch như thế cả. Người Mỹ, người Nhật, người Pháp, người Đại Hàn đều chỉ có những sách nói lên khuyết điểm, những cái tồi dở của dân tộc, đất nước mình. Bây giờ đến lượt người Trung Hoa. Cuốn Người Trung Hoa Xấu Xí xuất bản ban đầu ở Đài Loan; sau đó được tái bản ở lục địa. Họ đã biết nghĩ, tuy là môt nước lớn, văn hoá lâu đời, nhưng nếu cứ mãi ra rả về những cái vĩ đại thì theo nhá báo Bá Dương, tác giả cuốn sách, Trung Hoa sẽ đi đến chỗ diệt vong mà thôi».

Nhà thơ Nguyễn Hồi Thủ, trong phần lời người dịch viết, ngay sau khi từ Trung Hoa về đến VN, ông đã đưa bản sao cho một ngươi bạn ở Hà Nội và cổ võ người này dịch ra tiếng Việt. Nước Trung Hoa Cọng Sản đã chấp nhận cuốn sách. Người Âu Mỹ cũng thế, thì không có lý do gì người VN lại không thề được đọc nó, cho dù không phải đề học hỏi, mà có thể vì hiếu kỳ, tin tức về một nước láng giềng. Ông đã hy vọng cuốn sách sẽ xuất hiện tại VN; nhưng cho đến nay, người trong nước vẫn chưa được đọc. Theo dịch giả, cuốn sách sẽ rất có ích cho tất cả các cộng đồng có liên quan it nhiều đến văn hoá Trung Hoa. Chủ đích của tác giả Bá Dương là nếu muốn phục hưng dân tộc, phải bắt đầu bằng việc thừa nhận các khuyết điểm, sai trái của mình.

Đọc người rồi ngẫm đến ta

Tác giả Bá Dương, là nhà báo, nhà văn, nhà thơ và là sử gia, sinh năm 1920, chạy sang Đài Loan năm 1949, ở tù 10 năm vì các bài viết bị xem là phạm thượng. Ra tù ông đi diễn thuyết về hiện tượng Người Trung Hoa Xấu Xí. Cuốn sách gồm những bài nói chuyện của ông và của những người tranh luận với ông. Có người cho rằng nếu không đọc được sách của Bá Dương là một sự thiệt thòi lớn. Sách hấp dẫn hơn chuyện chưởng của Kim Dung vì nó khiến thiên hạ phải đọc người rồi ngẫm đến ta. Thấy sao nó giống dữ vậy. Giống dễ sợ. Theo ông, văn hoá Trung Hoa đã biến thành một đầm nước chết, càng lâu càng thối, thành một vại tương rồi. Đăc tính rõ nhất của người Trung Hoa là dơ bẩn, hỗn loạn, ồn ào. Có nhiều nơi, nếu người Trung Hoa đến ở là những người khác dọn đi.

Bất kỳ ở chân trời góc biển nào hễ có người Trung Hoa là có cắn xé nhau. Mỗi người Trung Hoa đều là một con rồng, nói năng vanh vách, cứ như là ở bên trên chỉ cần thổi một cái là tắt được mặt trời, ở dưới thì tài trị quốc bình thiên hạ có dư. Nhưng nếu ba người Trung Hoa họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo, một con giòi. Người Trung Hoa vĩnh viễn không đoàn kết được. Mỗi người lại còn có đầy đủ lý do để có thể viết một quyển sách nói tai sao họ lại không đoàn kết. Bất cứ xã hội người Hoa nào it nhất cũng phải có 365 phe phái tìm cách tiêu diệt lẫn nhau. Họ chưa biết tầm quan trọng của sự hợp tác; nhưng họ có thể viết ngay cho anh xem một quyển sách nói tại sao cần phải đoàn kết, hay ho đến Thượng Đế cũng có thể khóc được. Những thói xấu đó đã thâm căn cố đế. Cái loại triết học xâu xé nhau đó lại đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: chết cũng không chịu nhận lỗi. Họ thích nói khoác, nói suông, nói dối, nói láo, nói những lời độc địa. Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hay tranh quyền đoạt lợi là những lời nói độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định.

Người Trung Hoa sống tại Mỹ cũng vậy, nào cánh tả, cánh hưũ, trung lập, độc lập, thiên tả, trung, trung thiên hưũ, hưũ thiên trung vân vân và vân vân, chẳng biết đường nào mà mò. Người này đối với kẻ nọ đều mang mối cựu thù như nó giết bố mình. Thật không hiểu là thứ dân tộc gì? Đối xử với người Trung Hoa tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính là ngươi Trung Hoa với nhau. Bán rẻ, hăm doạ người Trung Hoa lại không phải là người Mỹ mà là người Hoa. Người Tây Phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Hoa đã đánh nhau rồi thì cưù hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đơi cũng chưa hết. Sống trường kỳ trong cái hũ tương lâu ngày quá tự nhiên sinh ra thói cẩu thả. Một mặt tự đại khoe khoang, còn mặt khác tự ti, ích kỷ; không có can đảm dám khen người khác, chỉ có dũng khí dùng để đả kích kẻ khác; chửi bới sau lưng; yêu thì sợ chúng cười, ghét thì sợ chúng thù. Họ vĩnh viễn không thể nào so sánh được với người Do Thái, chỉ cần so sánh với người Nhật, ngươi Đại Hàn là cũng thấy bị thua tới cả trăm nghìn năm ánh sáng rồi.

Người Hoa sợ sệt đủ mọi thứ trên đờì. Cái não trạng hãi sợ này đã nuôi dưỡng bao nhiêu bạo chúa, làm tổ ấm cho bao nhiêu bạo quan. Vì vậy bạo chúa, bạo quan không bao giờ bị tiêu diệt, và đã biến dân tộc Trung Hoa thành một dân tộc hèn mọn. Sức tưởng tượng, óc suy xét, tư tưởng của giới trí thức bị bóp chết, xơ cứng. Trong 4000 năm, từ Khổng Tử trở đi, không còn có một nhà tư tưởng nào lớn nữa. Cái hũ tương văn hoá, cái hũ tương thối làm cho người Trung Hoa xấu xí, không thể dùng tư tưởng của mình giải quyết, phải bắt chước, phải dùng cái tư tưởng của kẻ khác; lớn lên trong tham ô, hỗn loạn, chiến tranh, giết chóc, bần cùng, cho nên chẳng bao giờ có cảm giác an toàn, lúc nào cũng hoảng hốt, lo âu. Trung Hoa diện tích rộng thế, lâu đời thế mà người Hoa lại có một tâm địa thật hẹp hòi, không muốn ai hơn mình. Phải chăng Thượng Đế đã phú cho chúng ta có một nội tâm xấu xa?

Trên đây là những đoạn trích các ý tưởng trong sách của nhà báo Bá Dương. Ai cũng biết, gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Hơn một ngàn năm bị đô hộ, lại sống sát nách một kẻ như thế, chẳng lẽ ta gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn? Họ sao ta vậy hay ta tệ hơn thì chẳng có gì lạ cả. Hơn nữa, mỗi dân tộc có mỗi bệnh trạng xã hội. Bệnh trạng của ta cọng thêm bệnh trạng của anh bạn láng giềng thì chắc phải hết thuốc chữa; hèn gì nước ta lúc nào cũng loay hoay như gà mắc đẻ, lệt bệt đi sau hửi đít thiên hạ. Nếu văn hoá Trung Hoa đã biến thành một cái hũ tương thối thì văn hoá ta là cái hũ gì? Hũ vàng hay là hũ mắm thối? Còn Người VN ra sao? Thử nhìn thoáng vào gương xem.

Mẫu người Việt Nam

Trong cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim có đoạn tả tính tình người VN trước năm 1930 như sau: Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người VN có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lấy sự nhân nghĩa, lễ, trí, tín làm năm đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy cũng có hay tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn sự hoà bình nhưng mà đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỹ luật. Tâm điạ thì nông nổi, hay làm liều, không kiên nhẫn, hay khoe khoang, và ưa trang hoàng bề ngoài, hiếu danh vọng, thích chơi bời, mê cờ bạc. Hay tin ma, tin quỷ, sùng sự lễ bái nhưng mà vẫn không nhiệt tin tôn giáo nào cả. Kiêu ngạo và hay nói khoác, nhưng có lòng nhân, biết thương người và hay nhớ ơn. Đàn bà thì hay làm lụng và hay đảm đang, khéo chân, khéo tay, làm được đủ moi việc mà lại biết lấy việc gia đạo làm trọng, hết lòng chiều chồng, nuôi con,thường giữ được các đức tính rất quý là tiết, nghĩa, cần, kiệm.

Với mẫu người nói trên và nếu cho rằng, văn hoá là sinh hoạt, ta không hiểu văn hoá ta là văn hoá gì, lại có thể sinh ra một tay gian hùng nhưng rất thành công như Trần Thủ Độ. Việt Nam Sử Lược của học gỉả Trần Trọng Kim cho biết, vì cốt gây dựng cơ nghiệp cho nhà Trần, dù tàn bạo đến đâu Trần Thủ Độ cũng làm cho được. Ông đã chôn sống cả giòng họ Lý. Trước đó, Trần Thủ Độ nói với vua Lý Huệ Tông, tuy đã bỏ ngôi vua, xuất gia đi tu, môt câu để đời “nhổ cỏ thì phải nhổ cả rể cái”. Trong khi đó, Nguyễn Trãi, đại công thần của vua Lê Lợi, thảo ra Bình Ngô Đại Cáo, môt bản văn chương giá trị, và là tác gỉả câu đầy tình người ‘Thương người như thể thương thân’, trong tập Gia Huấn Ca, thì lại bị giết cả họ vì bị kết tội là dùng người thiếp đẹp và giỏi thơ, Nguyễn Thị Lộ, để mưu hại nhà vua.

Trong cuốn Từ Thực Dân Đến Cộng Sản, tác giả Hoàng văn Chí cho biết, vào những năm 1954 và 1956, khi Cộng Sản Việt Nam đem chiến thuật «Cải Cách Ruộng Đất» của Mao Trạch Đông, áp dụng tại Bắc Việt, mới thấy người mình sao lại có đầu óc nô lệ dữ vậy. Đúng như cụ Trần Trọng Kim phê bình: «Từ tư tưởng cho chí công việc làm, điều gì mình cũng lấy Tàu làm gương. Hễ ai bắt chước được Tàu là giỏi, không bắt chước được là dở». Mà theo Bá Dương, Trung Hoa hiện tại còn là một nước dã man nguyên thuỷ, thì việc Cộng Sản Việt Nam đưa ra phương châm: “thà sai hơn là bỏ sót” trong khi phát động chiến dịch long trời lở đất nói trên cũng là điều hiển nhiên thôi. Ở các nước văn minh thì khác. Nguyên tắc luật pháp của CSVN là: thà bắt lầm hơn tha lầm.

Mặt khác, trên sân khấu chính trị nước ta có một “diễn viên kỳ tài”, chữ của nhà văn Vũ Thư Hiên (…)*

Hồi thập niên 60, có bài Tâm Ca Số Năm của Phạm Duy mang tên Để Lại Cho Em nói lên thực tế của đất nước: «Bây giờ chỉ còn là một mảnh đất bị chia cắt, cày xới lên bởi bom đạn. Hận thù nhân danh chủ nghĩa, bạo lực vênh vang bề thế»; và «Đường về tương lai nghẽn lối». Thế hệ đàn anh chỉ đề lại «những giả dối, đê hèn, và vụng dại». Bài hát lưu hành ở miền Nam rồi rơi vào quên lãng, bị át bởi tiếng xe tăng, máy bay, hoả tiển, AK, M16. Vũ khí này được cung cấp bởi các nước đồng minh của hai miền Nam Bắc. Đó là hệ quả của việc tìm đường cứu nước của bậc tiền bối. Kẻ đi Tàu, đi Nga, ngưòi đi Tây, đi Nhật, đi Mỹ. Ai cũng cho là thuốc mình mang về là thuốc tiên; nhưng vì muốn độc quyền trị nước nên VN thành nơi thử lửa cuộc chiến tranh lạnh. Nước ta hết nạn hủ nho, thì đến nạn hủ Marx, hủ Mao. «Tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lê Nin ». Hồ Chí Minh đã khẳng định như thế (1).

Trong ba mươi năm nội chiến từng ngày, nửa nước từ con sông Bến Hải trở ra Bắc theo Nga, theo Tàu; nửa nước phía Nam chống lại bằng dựa vào Tây, vào Mỹ. Cuối cùng miền Nam sụm vì đỡ hoài thì ắt có ngày bị đánh gục. Lại nữa, Hoa Kỳ rút lời cam kết, ngưng viện trợ. Chỉ nội hai tháng 03 và 04 năm 1975, cả một chế độ tan tành. Khôn sống, mống chết. Tướng tá cao chạy xa bay, tìm đường thoát thân. Trong lúc trời đất nổi cơn gió bụi mới thấy nhân tài, khôn lanh thì nhiều như lá mùa Thu, còn tuấn kiệt thì như sao mai buổi sớm. Có bao nhiêu người đứng lại chịu chết, chịu tù, chịu nhục, chịu chia sẻ với thuộc cấp? Anh hùng tất phải hiếm. Điều đó dễ hiểu. Nhưng đâu rồi câu hát “Dân ta hằng anh dũng, dân ta vẫn oai hùng, dân ta dù nguy biến không nao”?

Ngày 30/04/1975 là ngày phơi bày rõ ràng bộ mặt của cấp lãnh đạo hai miền: Miền Nam hèn kém, miền Bắc xảo trá, đê tiện, đầu óc nô lệ. Sau khi chiếm Sài Gòn, nhà cầm quyền Cộng Sản tìm cách tiêu diệt các thành phần tinh nhuệ bằng học tập cải tạo và vơ vét, cướp bóc tài sản của miền Nam một cách có hệ thống bằng hai chữ quản lý. Họ lại đốt sách báo và cấm lưu trữ các sản phẩm văn hoá cũ như thời Tần Thuỷ Hoàng. Họ cố xoá bỏ căn cước của dân miền Nam. Dân miền này không thấy được giải phóng mà thấy mình là dân bị trị, bị người anh em làm nhục, trả thù vì thế mới có chuyện người Việt dù chết vẫn tìm cách lao đầu ra biển, làm mồi cho hải tặc, cho sóng dữ. Đến ngay «cả cái cột đèn nếu biết đi cũng còn muốn bỏ nước ra đi». Dân tộc VN, có quá khứ dài lâu; anh em như thể chân tay, sao lại không thể sống chung với nhau, mà lại đi ra xứ người sống với thiên hạ?

Con Rồng Cháu Tiên?

Sau thế chiến thứ hai, chỉ trong vòng 20 năm, hai nước chiến bại, Đức và Nhật đã phục hưng nhanh chóng, trở thành cường quốc kinh tế. Ông Bá Dương đã ví họ, “chẳng khác nào, một anh khổng lồ ba đầu sáu tay, đùng một cái bị đánh gục xuống đất, một lúc sau từ từ hồi tỉnh, đứng dậy phủi quần aó bước đi, vẫn đường đường là một hảo hán”. Còn nước ta, Việt Nam là một nước nghèo. Đời sống nói chung so với các nước ở Đông Nam Á hãy còn thấp. Theo tin báo, nhà nước lại tăng cường tốc độ các bức tường lửa để kiểm soát các ngươì vào Internet. Người dân chưa được tự do sử dụng máy in, một phát minh từ thế kỷ 15 của ông Johann Gutenberg. Mọi ấn phẩm đều phải có giấy phép của nhà cầm quyền. Ở thời đại tin học mà còn phải làm báo chui, báo lậu như tờ Thao Thức của một số sinh viên thì phải kể là chuyện lạ bốn phương.

Tháng 05/1999, nhà văn Dương Thu Hương , từ trong nước đã gửi lén ra Hải Ngoại một đoản văn. Theo bà: “sau chiến tranh ngót một phần tư thế kỷ, trên dải đất này vẫn chỉ nghe rõ tiếng vỗ cánh của bầy quạ đen trên các nghĩa địa nối dài từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc” và «Chiến tranh không làm cho các công dân chín chắn hơn, khôn ngoan hơn, sử dụng quyền công dân mạnh bạo hơn mà ngược lại nó khiến đám đông hèn nhát hơn, dễ thoả hiệp hơn vơi sự nhục nhã, dễ cúi đầu hơn trước tội ác». Tại sao vậy? Ông Nguyễn Gia Kiểng, thuộc nhóm Thông Luận trong bài Vết Thương 30/04/1999 cho rằng: “Đó là vì dân tộc ta đã rã hàng, mỗi người tự thấy mình cô đơn, có muốn cũng chẳng làm được gì. Đó cũng là vì đã quá chán đất nước, đã mệt mỏi, đã mất ý chí và lòng tự hào. (…)** ».

Còn Hải Ngoại, được coi như là một VNCH nối dài thì thế nào? Tờ báo Hợp Lưu số 49 viết: «có nước nào trên thế giới chỉ bé tí bằng lỗ chân lông như Bolsa tiểu quốc, thế mà cái gì cũng thặng dư lạm phát. Báo chí thì rợp trời kín đất như lá mùa Thu. Văn bút thì chúng tôi có đến nhị vị chủ tịch (dù bây giờ chả còn ai trên thế giới công nhận, nhưng mặc xác thế giới, chúng tôi cứ là văn bút, cứ là chủ tịch, làm gì nhau?), cộng đồng cũng đương kim hai ngài Tổng Thống (dù thật thà mà nói, trông mặt các ngài, con nít sẽ khóc thét như gặp ma, người lớn sẽ nôn nao ruột gan muốn ói), và chính phủ lưu vong cùng đảng phái yêu nước, nói không phải khoe, trung bình mỗi tháng mọc thêm chừng mươi cái, nhanh, nhiều như nấm dại mùa Đông». Sang đây, mất tất cả, thiên hạ mơ có quyền lực, mong có cái danh. Ông nào cũng tự cho mình có sứ mệnh, như «ai bao năm từng lê gót nơi quê người» của thuở nào. Vàng thau lẫn lộn, không biết đâu là thật, đâu là giả.

Năm 1958 hai tác giả William J Lederer và Eugene Burdick cho phát hành cuốn The Ugly American (Người Mỹ Xấu Xí), nói về thói hư, vụng về, ngu dốt, tham nhũng, dốc tướng, của các chính khách Mỹ. Cuốn sách gây xôn xao trong chính trường Hoa Kỳ, bán rất chạy. Hơn sáu triệu ấn bản được bán ra. Tổng Thống Mỹ Eisenhower phải cho thành lập một uỷ ban gồm chín nhân vật có uy tín để duyệt xét lại các chương trình viện trợ quân sự. Thượng Viện Hoa Kỳ cùng lập một nhóm nghiên cưú cuốn sách và gửi cho mỗi Nghị sĩ mỗi người một cuốn. Ông Bá Dương viết, họ có năng lực sửa sai, tự điều chỉnh mình. Thay vì lấy tay che đít, họ nói toáng lên cho mọi người biết “’tôi có bệnh trĩ đây”. Họ có được cái trí tuệ và dũng cảm, tìm cách sửa đổi và giải quyết một cách thoả đáng những lỗi lầm.

Nước Việt Nam cứ lẩn quẩn trong vòng chậm tiến, cũng «hoang mang lúng túng chẳng kém các cụ nhà Nho cách đây một thế kỷ» là vì ta không biết mình biết ta. Ta cần có một cuốn Người Việt Xấu Xí để «nôn ra được tất cả những thứ dơ bẩn trong ruột», rồi tìm ăn những thứ có chất dinh dưỡng tốt, giúp ta có thể tự phản tỉnh. Bỏ chuyện tự kiêu hão, giấy rách giữ lấy lề hay đói cho sạch rách cho thơm, thẳng thắn nói lên những tệ hại của dân tộc mình, để cùng nhau cải tiến. Trong thế kỷ và thiên niên kỷ mới, nhân loại đang tiến nhanh tiến mạnh trong cuộc cách mạng truyền thông, chúng ta phải lẹ lẹ lên. Chậm thì chết. Chúng ta hãy hè nhau vạch áo cho mọi người cùng xem, nếu không, thay vì Con Rồng Cháu Tiên lại trở thành con khùng cháu điên mất. Phải không quý vị?

Chuyên mục:Đọc sách Thẻ:
  1. ha linh
    31/05/2011 lúc 08:29

    Đọc sau nha nàng Phay, chừ đi ra ngoài chút!
    ngày an lành nhé!

  2. 31/05/2011 lúc 08:55

    Dài quá chị bận không đọc được , nhưng việc làm của nhà văn Vũ Hạnh quả là làm mất lòng tin , khiến người ta sẽ ngờ vực nhiều thứ khác nữa .
    Không hiểu việc làm này trong luật hình sự có khung hình phạt nào không nhỉ

    • 31/05/2011 lúc 12:19

      Hai khái niệm khác nhau mà Phay Van@ !

      • 01/06/2011 lúc 13:22

        Ngu hả, uống nhiều iot vào là khỏi 😀

  3. 31/05/2011 lúc 09:04

    Có cảm tưởng Phay Van@ là một nhà xã hội học thật sự !
    entry ý nghĩa nhiều hơn qua sự thể hiện của cô !

  4. tran-long
    31/05/2011 lúc 09:34

    Nguoi viet cao qui’…Nguoi viet xau’ xi’.. va`…mot ngay` gan` day se~ thanh` ..Nguoi viet ma(‘t hi’ ..lai che^.t ..buo^`n thay.

  5. Tuyen Vo
    31/05/2011 lúc 12:36

    Người Việt Đàng ngòai thời Trịnh Nguyễn phân tranh qua cuốn Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài của Giáo sỹ Jerome Richard xuất bản 1788; Vương Trí Nhàn lược ghi:
    http://vuongtrinhan.blogspot.com/2011/05/xa-hoi-ang-ngoai-hai-ky-truoc.html
    Có vẻ như nếu ta thay khung cảnh, đồ đạc, và phương tiện của thế kỷ 21 vào thì cũng chẳng cần sửa nhiều nội dung cho phù hợp với thời hiện tại.

  6. 31/05/2011 lúc 16:46

    Mấy nay em bận không qua thăm chị thường xuyên, chị vẫn đều đặn với blog thế này là em zui lắm!

  7. Doan Tran
    31/05/2011 lúc 23:52

    Chào Phay Van,
    Đọc bài này lại nhớ đến một người Ý cũng quê quàn với thánh Phanxicô, nói viết đọc tiếng Việt như người Việt. Phay Van có biết cha Dominici — còn có tên VN là Đỗ Minh Trí, và là tác giả nhiều cuốn sách viết về VN, trong đó cuốn được người Việt ghi nhớ nhất là cuốn Cha viết cho dân tị nạn VN ở đảo Galang, nhan đề “Việt Nam Quê Hương Tôi”

    Cha Gildo Dominici Đỗ Minh Trí sinh năm 1935 tại Ý. Cha là linh mục dòng Tên. Vào năm 1967, cha được gởi đến Việt Nam trong nhiệm vụ truyền giáo và được bổ nhiệm làm giáo sư tại Giáo Hoàng Học Viện tại Đà Lạt.

    Sau 1975, cha được gởi đi Indonesia vào năm 1977 và cha đã phục vụ người Việt tị nạn tại Galang trong 5 năm.

    Năm 1985, cha được chuyển qua trại tị nạn Bataan ở Phi Luật Tân, rồi cha đến các trại tị nạn ở Thái Lan và ở đó cho đến năm 1990.

    Từ năm 1991 đến 1993, cha giữ vai trò linh mục Tuyên Úy cho phong trào Linh Thao tại Bắc Mỹ.

    Ngài viết trong cuốn “Việt Nam Quê Hương Tôi” :
    “Việt Nam là quê hương của tôi, dù rằng tôi không được sinh ra trên đất nước Việt Nam. Tôi chỉ ở đó có bảy năm… Quê hương ấy không phải là những dãy núi với hình dáng khác biệt và phủ đầy rừng xanh. Không phải là những dòng sông chi chít và tuyệt đẹp như dòng Cửu Long. Không phải là những khu rừng hoặc những cánh đồng thảo mộc lúc nào cũng xanh tươi và trù phú… Nhưng có một nước Việt Nam khác rộng lớn hơn, rộng như một đại lục. Đó là Văn Hóa Việt Nam, Tâm Hồn Việt Nam, đó là Truyền Thống Tinh Thần của Việt Nam. Và chính đó mới thực sự là quê hương Việt Nam của tôi.”

    Cha Hoàng Văn Đạt SJ có kể câu chuyện vui vui về cha như sau:
    Trích:
    “Việt Nam đối với cha rất dễ thương, nhưng không phải luôn luôn dễ dàng. Một hôm tôi đưa cho cha xem cuốn “Tiếng Ý dễ như chơi” (LItalien sans peine), cha nói: “Tiếng Ý thì học dễ như chơi được, còn tiếng Việt Nam thì phải đổ mồ hôi nước mắt mới học được.” Tôi nói: “Mai mốt con sẽ soạn cuốn tiếng Việt dễ như chơi cho cha coi.” Cha lắc đầu quầy quậy: “Mâu thuẫn nội tại! Không thể có một hình tròn vuông, cũng không thể có tiếng Việt dễ được.” Rồi cha thêm: “Chắc chắn khi chết tôi sẽ lên thiên đàng ngay, không phải qua luyện ngục, vì tôi đã học tiếng Việt nên đền tội đủ rồi.” Một hôm cha phải lái xe từ Ngã Tư Bảy Hiền đến Chợ Bến Thành ở Saigon. Vượt qua quãng đường 5 km ấy thật là cực khổ, cha bình luận: “Ai lái xe được ở quãng đường này thì đáng được cấp bằng lái xe quốc tế.” Ngoài ra, mặc dầu được giáo dân quý mến, nhưng vì hay “đặt vấn đề”, nên không phải lúc nào cha cũng được mọi người hiểu và chia sẻ, nhất là những người chủ trương “ổn định”, kể cả trong hàng lãnh đạo của Hội Thánh. Có lần cha tỏ ra trầm ngâm: “Chúa Giêsu đến trần gian thời nào và ở đâu có lẽ cũng bị các nhà lãnh đạo từ chối!” Quả thật để có thể tự xưng là người Việt Nam đối với cha không phải là một điều dễ dàng, nhưng cha đã vượt qua được tất cả.”

    ĐT

  8. .nguyen thi nha trang
    01/06/2011 lúc 12:36

    @ Phay Van : Ừ , Đọc bài này xong Chị cũng liên tưởng đến các bài Luận Thuyết Ký Sự đăng trên Đông Dương tạp Chí : Xét tật mình , Phận làm dâu , Nhời đàn bà …
    Nhất là bài Xét tật mình – bắt đầu từ số 6 DDTC – : Nguyễn Văn Vĩnh chủ ý đem những nết xấu , những hủ tục của dân ta mà giải bày ra , đặng làm 1 bài học tự giác , tự tu ! Tác giả giải bày : “… An Nam ta , ngày nay muốn chóng theo được đến văn minh , trước hết phải xét kỹ xem mình có những Thói Xấu gì , căn nguyên từ đâu mà ra , để mà đầu tiên hãy cố Từ Bỏ Cái Tệ đi trước , nhiên hậu mới Học Cái Khôn sau…Chẳng phải là bới xấu ta cho người cười đâu , tự biết Dại ấy là đã giơ chân bước vào đường Văn Minh đó …” ( ĐDTC số 8 ngày 3/7-1913 )

    • trà hâm lại
      04/06/2011 lúc 20:00

      Không phải ngày xưa dạy văn hay mà là ngày xưa người ta dạy văn ( ở miền Bắc cũng vậy vì văn chương ình như có gốc gác ở miền Bắc mà ) Lúc nhỏ trà hâm lại cũng văn thơ ghê lắm, sau này thì thấy người ta không dạy nữa.

      • 06/06/2011 lúc 17:45

        Chính xác ! Văn là đạo, văn là người !Bây giờ không thấy môn đó nữa, huhuhu…

  9. .nguyen thi nha trang
    01/06/2011 lúc 12:38

    @ Phay Van : Trước năm 1975 , Vũ Hạnh là 1 nhà văn được nhiều người biết đến , vì 2 điểm : các tác phẩm của ông và hoạt động cs nằm vùng ( Trong cuốn Văn Học Miền Nam Tổng Quan của nhà văn Võ Phiến cho biết : Lữ Phương cùng với Vũ Hạnh cho ra tờ Tin Văn vào tháng 6/1966 với sự lãnh đạo của cán bộ cộng sản – cũng người Quảng Nam – là Nguyễn Văn Bổng bí danh Tám Nhàn ). Với Chị và nhiều bạn bè cùng lứa lúc ấy , cũng không quan tâm lắm về hoạt động cs nằm vùng của ông – dù rằng biết – Chị đã đọc 1 vài truyện của ông : Lửa Rừng , Cây đàn huyền diệu …và nhớ nhất là bài ” Hai nàng Thuý Kiều ” vì khi học truyện Kiều , các Thầy thường đem bài viết này của Vũ Hạnh cho cả lớp phân tích và bình !…
    Nói tóm lại , trước 1975 ông là 1 trong những nhà văn được mọi người mến ! Nhưng sau 1975 , lộ rõ bộ mặt thật và bản chất man trá , thì…hết chỗ nói ! Ta thử nghe nhà văn Vương Trùng Dương nhận xét :
    “…Phải định nghĩa về nhà văn Vũ Hạnh như thế này : Một cá thể phức tạp bị dồn nén và đầy mặc cảm !
    Vũ Hạnh hoạt động cách mạng trong nội thành , nhưng khi ở tù , ông cộng tác với địch lộ liễu đến nỗi , bạn tù đã đặt cho Vũ Hạnh cái tên ” VÔ HẠNH CHUI LỖ CHÓ ” ! Vì thế sau giải phóng ông không được tin dùng , nên ông ” hận ” những anh em văn nghệ sĩ ở rừng về ! Nỗi căm hận biến thành cao ngạo , chửi bới vung vít …Mặt khác , đối với anh em văn nghệ sĩ tại chỗ – những người không biết rõ lí lịch của ông – , thì ông lại tỏ ra mình là 1 Ngự Sử Văn Đàn , một nhà văn cách mạng chính hiệu ! Ông phê phán người này , lên lớp người kia , lúc nào cũng đưa quan điểm lập trường chuyên chính vô sản , giai cấp công nhân , ra làm thước đo , hù doạ mấy anh em nhà văn trẻ , nhà văn chế độ củ đang được ” lưu dụng ” ! Còn đối với các nhà văn nổi tiếng tài năng khác như : Thanh Tâm Tuyền , Tô Thuỳ Yên , Lê Tất Điều , Dương Nghiễm Mậu…..thì ông mạt sát họ bằng ngôn ngữ dao phay , mã tấu ….”

    ( Trích Tân Văn , số 22 tháng 5/2009 – Vương Trùng Dương )

    • Chinook
      03/06/2011 lúc 06:26

      Vu Hanh co day du “to-chat” cua mot nha cach mang thanh cong cung thoi. The ma sau 75 lai “dien bien” nhu the ? Toi cu thac mac hoai.

    • trà hâm lại
      04/06/2011 lúc 20:02

      Hihihi, xin lỗi là một thứ xa xỉ , rất xa xỉ của cộng sản đó, mất nó thì đâu còn là cộng sản nữa, Phay Van@ ?

  10. 01/06/2011 lúc 13:24

    Cái này thiển nghĩ cũng không có gì lạ, vì những người cộng sản chân chính có thói quem làm bất cứ điều gì miễn là có lợi cho CNXH và CNCS!

  11. .nguyen thi nha trang
    01/06/2011 lúc 14:04

    @ Phay Van : Wikipedia cho rằng : Anatole Pazzi là Mật Danh của Vũ Hạnh khi viết cuốn Người Việt Cao Cả . Nhưng Chị cho rằng , phải gọi là Nguỵ Danh , mới đúng bản chất của sự việc ! Vì lẽ : Vũ Hạnh với tư cách là 1 nhà Giáo , 1 nhà Văn cao đẹp , mà gian trá – cho dù có là mục đích tốt đi nữa – với người đọc nói riêng , với dân chúng nói chung như vậy , thì quả thật là Lố Bịch và Đểu Cáng ! Đến nỗi 2 nhà văn Nguỵ Ngữ và Đào Hiếu , đã thay chữ Vũ bằng chữ Vô : Vũ Hạnh–> Vô Hạnh : “…gọi như vậy nặng lắm ! nhưng nghĩ cho cùng không có chữ nào ngắn , gọn hơn để thay thế chữ VÔ…”
    Bởi thế mà tên tuổi của Vũ Hạnh bị đào thải ! bằng chứng : Tự Điển Tác Giả Văn Hoá Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng , dày 1800 trang , ấn hành năm 1999 , đề cập đến nhiều khuôn mặt văn hoá trong nước , Nhưng Không Có Vũ Hạnh ! ( Tác Giả cuốn Tự Điển là người đồng hương với Vũ hạnh ).

    Nên nhớ trước 1975 ở miền Nam , Vũ Hạnh là 1 tên tuổi thành danh và rất được nhiều người mến mộ ! Tác phẩm của ông được nhiều lớp độc giả đón nhận , nhưng tại sao sau 1975 , tên tuổi của ông lại bị đào thải …?
    Hỏi , nhưng chắc là đã có câu trả lời , phải không Phay Van !

  12. 01/06/2011 lúc 15:12

    Khi giáo dục con cái điều chị lo sợ nhất là nói dối em ạ

    • 02/06/2011 lúc 17:03

      Điều ấy chứng tỏ giáo viên rất dũng cảm , không dấu dốt

    • trà hâm lại
      04/06/2011 lúc 20:04

      Ghé sát vào tai học viên :” Thế mới tài ” !- xong !

  13. 01/06/2011 lúc 15:13

    Theo những gì đã viết trong bài này thì có vẻ như mọi người đã đối xử hơi bất công với ông Vũ Hạnh. Bởi những việc giống như ông đã làm thì chẳng phải chỉ có một mình ông làm.
    Hay vì cái vấn đề mà ông đề cập đã đụng chạm đến rất nhiều người và là một vấn đế không thể hay rất khó đồng thuận: thực sự thì Người Việt có cao quý không?

  14. 01/06/2011 lúc 21:59

    Mới đọc được có một đoạn nhưng xem ra bài viết này sẽ mang lại cho mọi người những điều thú vị. Chị sẽ in ra cho mọi người cùng đọc.

    Em có muốn nghe chị chửi không? Chị đang tập chửi cho bõ tức 😀

  15. nguyen thi nha trang
    02/06/2011 lúc 12:26

    @ Phay Van : Ừ , Chị không dám đánh giá việc học của mọi thời ! nhưng quả thật trước 1975 , nền Giáo Dục rất nghiêm túc , trình độ sư phạm và kiến thức cũng như đạo đức của các Thầy Cô thì tuyệt vời ! Mọi cấp học đều được truyền thụ kiến thức nền tảng vững chắc ; khi đã bước vào Đệ Nhị Cấp , nhất là khi đã lấy được Tú Tài 1 và chuẩn bị cho Tú tài 2 , thì mọi học sinh đều ý thức việc học là sự khát khao thu nhận kiến thức , ai ai cũng nổ lực tự học , tự trang bị cho mình trình độ học vấn xứng tầm với đẳng cấp học vấn thật sự , nếu không muốn người khác nhếch môi cười mỉa ! Bị người khác nhếch môi cười mỉa về trình độ không xứng với tầm là 1 nổi Nhục lớn của người ở trình độ Tú Tài ! Vì vậy mà trước 1975 có câu nói mỉa ” trí thức nửa mùa ” ” trí thức nửa vời ” ” trí thức ba rọi “…. đó Phay Van !
    Hiện nay , nghĩ đến nạn học giả , bằng giả , người nắm cương vị , chức vụ không xứng với khả năng của mình…mà thấy buồn và xót xa cho vận nước !

  16. nguyen thi nha trang
    02/06/2011 lúc 12:34

    @ Phay Van : “..Em thắc mắc tại sao ông không biết nói xin lỗi ! ”
    Biết rồi , Vậy mà còn đi lục vấn Chị , Cô này thật… ! Ừ , thôi thì cũng nói xem có trùng tần số với Cô không nha !
    Phay Van , trước 1975 có 1 câu nói mà mọi người có chút ít học vấn đều phải tâm niệm và ý thức trong giao tiếp và ứng xử , đó là : ” Hãy sống đàng hoàng và tự trọng ! ”
    Cảm Ơn và Xin Lỗi , là 2 từ sơ đẳng , nhưng Nó có tầm rất quan trọng trong giao tiếp và ứng xử , Nó thể hiện lòng tự trọng cũng như tôn trọng của 1 cá nhân sống trong 1 xã hội văn minh , vì thế Nó được mọi người luôn sử dụng , Nó đánh giá đẳng cấp văn hoá giao tiếp và ứng xử của 1 người .
    Từ ý trên , Chị có thể nói Vũ Hạnh , ông ấy đã vứt vào sọt rác cái nếp sống đàng hoàng và tự trọng rồi ! Thế thì cần gì phải….

    Ta thử xem Tư Cách của ông : sống ở miền nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà , thì tôn thờ cs miền Bắc chửi chế độ miền Nam . Nhưng khi sống chung với cs , không được tin dùng , lại quay ngoắc chửi cs – Ông đúng là dạng người : Vô Hạnh Chui Lỗ Chó ! như các bạn tù của ông Kính Tặng ! – Bằng chứng Chửi Cộng Sản đây :
    “…dân chúng nghèo đói đi nhiều lắm , xã hội trở nên hỗn loạn…như vậy người ta mới thấy rõ ràng biết bao hy sinh lớn lao và cuộc chiến huynh đệ tương tàn do cái ý thức hệ gọi là Cộng Sản gây ra đấy đã tỏ như là vô ích..! sự đề cao trường học Xã Hội Chủ Nghĩa rập khuôn , trong đầu óc sự tôn sùng lá cờ đỏ thiêng liêng và những lãnh tụ cs vĩ đại đã xen vào đời sống , để biến mọi người thành những dụng cụ ngoan ngoãn, nằm trong tay gần như vô học mà lại tiếm quyền , những kẻ lũng đoạn quyền hành để thử nghiệm một cách tàn bạo , nên cả nước bị khủng bố và bị cấm đoán phải câm miệng lại…”

    ( trích lá thư gởi Les Nouvelles số 13 ngày 31/3-1991 của Vũ Hạnh , tựa đề : Họ cô đơn trước nhân dân )

    Với Tư Cách của 1 người như Vũ Hạnh , Ta nghĩ gì ?

    • ha linh
      02/06/2011 lúc 18:06

      CAND chỉ biết còn đảng còn mình”
      ——-
      Quá lố nàng Phay nhỉ?

  17. 02/06/2011 lúc 21:51

    Theo mình thì người Việt ngày xưa là cao quý ( Người Giao chỉ cao to ),còn người Việt bây giờ là Lùn quý nhưng không hiếm. 😀

  18. Doan Tran
    02/06/2011 lúc 23:12

    Chào Phay Van,
    Linh mục Thanh Lãng chủ tịch văn bút miền Nam là người đứng ra bão lãnh cho Vũ Hạnh ra khỏi tù nhiều lần. Sau này không thấy ông nhắc đến tên cha Thanh Lãng trong việc ông được thả.
    LM Thanh Lãng củng với Nhóm linh mục và giáo dân gọi là “cấp tiến” đã biểu tình đòi trục xuất Khâm Sứ Tòa Thánh lúc đó là TGM Henri Lemaître, và có những hành động và lời lẽ bất nhã với vị đại diện ngoại giao của Tòa Thánh và chống đối việc tòa thánh cử ĐGM Nguyễn Văn Thuận về Sàigòn theo sự xúi bẩy của CSVN, muốn ném đá giấu tay và nói thác đi là sáng kiến tự động của giới Công giáo. Về sau LM Thanh Lãng có đích thân xin lỗi Giám Mục Nguyễn Văn Thuận và sám hối về một số việc làm trước đây và vì thế có tin đồn nói chính Vũ Hạnh bỏ thuốc độc vào thức ăn cho LM Thanh Lãng chết.

    Thực hư tin đồn đó mình không biết nhưng qua đó ta cũng hiểu thêm về tư cách nhà giáo Vô Hạnh.

    Về cuốn “Người Việt Cao Quý” thì chính Vũ Hạnh nói ông viết cuốn sách này theo “mệnh lệnh của cách mạng”. Người chỉ thị trực tiếp là Trần Bạch Đằng.

    Có lẽ bây giờ, ông Vô Hạnh mới thấm thía thế nào là “Bút Máu”

    ĐT

  19. Tuyen Vo
    03/06/2011 lúc 11:26

    Không biết các bác ra sao chứ riêng em là một người Việt cao (1.77 m theo health check-up report) nhưng không quí lắm (theo lời vợ em nhận xét) 🙂
    Cuối tuần dzui dzẻ!

  20. .nguyen thi nha trang
    03/06/2011 lúc 12:21

    @ Phay Van : Chị và Em từ entry này , có cùng liên tưởng về Học Giả Nguyễn Văn Vĩnh ! Trước đây , thời còn cắp sách đến trường , các thế hệ Anh Chị học sinh thời đó , rất ấn tượng với loạt bài Luận Thuyết Ký Sự của Ông đăng trên Đông Dương Tạp Chí , nhất là bài : Gì Cũng Cười trong loạt bài Xét Tật Mình ! Ấn tượng vì các Thầy Cô khi giảng bài Gì Cũng Cười này , với khả năng sư phạm và nét duyên hóm hỉnh riêng của từng Thầy Cô , bài giảng đã thật sự sinh động và ghi đậm nét duyên hóm hỉnh của Thầy Cô trong ký ức của từng học sinh thời ấy ! Tất nhiên bài Gì Cũng Cười này , mọi học sinh đều phải học thuộc lòng ! Hơn 40 năm đã qua đi , Chị chỉ còn nhớ đoạn đầu của bài này : ” An Nam ta có 1 thói lạ , là thế nào cũng cười . Người ta khen cũng cười , người ta chê cũng cười . Hay cũng hì mà dở cũng hì , quấy cũng hì , nhăn răng hì 1 tiếng mọi việc hết nghiêm trang ….” – Đến đây thì chịu vì lâu quá , không nhớ nỗi nữa….! –

    Phay Van , viết comment này , ý Chị là muốn hỏi Em có lưu giữ bài Gì Cũng Cười này không ? nếu có , Em có thể gõ toàn bài này trong comment giúp chị được chứ ? Nếu chị nhớ không lầm , thì khi xưa bài này ngoài đăng trên Đông Dương Tạp Chí , Nó còn được in trong cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển của Dương Quảng Hàm thì phải ?
    Rất tiếc tủ sách củ nhà Chị đã mất sạch …
    Cảm ơn Em trước nha !
    Mến ,

    • 03/06/2011 lúc 14:05

      chị Nha Trang: để về nhà em lục lại sách cũ của các chị của em nhé, rồi sẽ scan lại cho chị đọc cho đỡ nhớ. Về bài “Gì Cũng Cười” của cụ Nguyễn Văn Vĩnh, em copy lại từ internet đây chị ơi:

      An Nam ta có một thói lạ là thế nào cũng cười. Người ta khen cũng cười, người ta chê cũng cười. Hay cũng hì, mà dở cũng hì; quấy[1] cũng hì. Nhăn răng hì một tiếng, mọi việc hết nghiêm trang.

      Có kẻ bảo cười hết cả, cũng là một cách của người hiền. Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thảy không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày mà nghĩ ngợi.

      Ví dù được y như vậy, thì ra nước An Nam ta cả dân là người hiền. Nếu thế tôi đâu dám đem lời phường chèo mà nhủ người nhếch mép bỏ tính tự nhiên mà làm bộ đứng đắn lại, nghiêm nhìn những cuộc trẻ chơi.

      Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác; có cái láo xược khinh người; có câu chửi người ta; có nghĩa yên trí không phải nghe hết lời người ta mà gièm trước ý tưởng người ta; không phải nhìn kỹ việc người ta làm mà đã chê sẵn công cuộc người ta.

      Thực không có tức gì bằng cái tức phải đối đáp với những kẻ nghe mình nói chỉ lấy tiếng cười hì hì mà đáp. Phản đối không tức, kẻ bịt tai chẳng thèm nghe cũng không tức đến thế…

      Ừ, mà gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi, tê môi, để mà hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp bằng một tiếng thì khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có miệng cười hì hì, thì ai không phải phát tức.

      Ta phải biết rằng, khi người ta nói với ta, là để hỏi tình ý ta thế nào. Ai nói với mình thì mình phải đáp. Tuỳ ý mình muốn tỏ tình ý cho người ta biết thì nói thực; không hiểu thì hỏi lại; mà không muốn nói tình ý cho người ta biết, thì khéo lấy lời lịch sự mà tỏ cho người ta hiểu rằng câu hỏi khi phạm đến một điều kín của mình. Hoặc là có khôn thì lựa lời mà tỏ cho người ta biết những điều mình muốn cho biết mà thôi, và khiến câu chuyện cho người ta không khỏi căn vặn được mình nữa.

      Nhưng phàm người ta hỏi, mình đã lắng tai nghe, là mình nợ người ta câu đáp.

      Hồi xưa đọc bài này, em rất thích câu cuối. Thật hay, chị ạ.

  21. Phan Ba
    03/06/2011 lúc 16:27

    Cuối tuần vui vẻ nhé chủ nhà ơi….

  22. .nguyen thi nha trang
    03/06/2011 lúc 21:41

    @ Phay Van : Cảm ơn em về sự nồng ấm quan tâm kịp thời với đề nghị của Chị , Em quả thật là tâm lý và chu đáo !
    Thật đúng như mong đợi trong suy nghĩ của Chị , – vì Chị nghĩ , chắc chỉ có Em là còn lưu giữ những văn bản xưa cũ này , – Không biết mọi người thế nào ! chứ với riêng Chị , Chị rất mẫn cảm khi nhìn hoặc đọc bài trên những văn bản xưa củ , nó cho Chị 1 sự thẩm nhận đầy chiều sâu cảm xúc của quá khứ , cùng ký ức kỷ niệm !
    Phay Van em biết không ! bài Gì Cũng Cười này , hồi xưa Chị và các bạn cùng lớp đã dàn dựng và diễn Kịch Câm đấy !
    Lần nữa cảm ơn Em nha !

  23. .nguyen thi nha trang
    03/06/2011 lúc 21:45

    @ Tuyen Vo : Chào Em , Em và gia đình khỏe chứ ?
    Wow ! cao 1,77 m ! Chiều cao lý tưởng của ngôi Nam Vương đó nha cậu !
    Phay van nhắc comment #34 của Chị ở entry : Đình Tân Lân – Biên Hòa , đó nha !
    Làm sao mà để Mợ ấy cho là không Quý đó Cậu ?

  24. .nguyen thi nha trang
    04/06/2011 lúc 00:15

    Nhân entry này lại sực nhớ đến tư cách của nhà thơ khẩu hiệu vĩ đại : tố hữu , với những câu thơ khẩu hiệu tôn thờ cuồng tín ! Muôn đời bị dân tộc nguyền rủa :

    * Yêu biết mấy nghe con tập nói
    Tiếng đầu lòng con gọi stalin !

    * Thương cha , thương mẹ , thương chồng
    Thương mình thương một , thương ông thương mười !

    Và 1 tay nhà báo – cũng thành danh ở miền Nam như Vũ Hạnh – sau 1975 , cũng hít hơi ông nhà thơ khẩu hiệu trên : Lý Chánh Trung !
    Ta thử xem tư cách Lý Chánh Trung hít hơi Tố Hữu :
    “…Tôi tin rằng con đường cách mạng VN là 1 con đường rộng , con đường rộng thênh thang tám thước của nhà thơ Tố Hữu , và trên con đường đó , tất cả những người miền Bắc cũng như miền Nam có thể bước đi thoải mái , vừa phát huy được cá tính và tài năng của mình , vừa được hợp nhất với dân tộc trong phấn đấu , trong gian lao , trong thắng lợi và hạnh phúc chung …”

    ( Trích : Lịch Sử Còn Đó – của Gs Nguyễn Văn Lục )

    Mong Hương Hồn các vị trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm : Trần Dần , Hữu Loan , Lê Đạt ….về đây chứng giám !

    Những ngày ấy bao nhiêu thương xót
    Tôi bước đi không thấy phố thấy nhà
    Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ !
    …………………………………..

    • Doan Tran
      04/06/2011 lúc 00:55

      Chị Nha Trang,
      Chị viết : “Muôn đời bị dân tộc nguyền rủa”.
      Em nghĩ cả nhân loại thì đúng hơn vì trên thế giới này chì có thợ thơ TH là mạt sát cà nhân loại là man rợ, là khỉ, không phải là người trong đó có cà tiền nhân của TH
      Bài ca tháng Mười
      Thủa Anh chưa ra đời
      Trái đất còn nức nở
      Nhân loại chửa thành người
      Đêm ngày năm man rợ
      ….
      ĐT

      • Doan Tran
        04/06/2011 lúc 00:57

        Xin lỗi typo:
        Đêm ngàn năm man rợ

        ĐT

  25. Doan Tran
    04/06/2011 lúc 01:18

    Chào Phay Van,
    Mấy ngày nay báo mạng VN ca ngợi các tin tặc VN phá trang webs TQ lại nghĩ đến bài học luân lý cơ bản mà Phay Van đã nhắc:
    Một hành động được coi lả tốt khi và chỉ khi:
    -Có mục đích tốt
    -Phương tiện tốt

    Thiếu 1 trong hai thì đó là hành động xấu .
    Báo chí VN còn ca ngợi cái xấu thì chả trách xã hội sao còn hỗn loạn .
    Bao năm rồi cái đuôi CS vẫn thò ra :”Cứu cánh biện minh cho phương tiện”

    ĐT

  26. Lãng tử
    04/06/2011 lúc 14:29

    Nhân bạn Doan Tran và bạn Nha Trang có nhắc đến Thanh Lãng cũng như suy nghĩ về Tư Cách của 1 số ” trí thức miền Nam đã bán linh hồn cho cs ” ! Lãng tử , cũng xin chia sẻ 1 vài thông tin mà mình đã đọc đây đó .
    Nhắc đến Thanh Lãng , thiết tưởng chúng ta cũng cần biết rõ 1 Hành Động sai lầm , và 1 Phát Biểu đầy tính chất sỉ nhục của 1 người mang danh trí thức như ông :

    * Phát biểu : theo nhân chứng là Gs Trần Anh Tuấn – Ban Sử Học trường ĐH Khoa Học Sài Gòn – , trong buổi bàn giao nhân sự và cơ sở trường ĐHKH cho Ban đại diện csvn tiếp quản ; Thanh Lãng đã phát biểu : “…Tôi đã từng được nghe nói về cách mạng , nhưng bây giờ chúng tôi Mới Được Hít Hơi các anh…” ( sic )

    ( trích bài : Linh mục Thanh Lãng Đinh Xuân Nguyên – 1924-1988 – của Gs Đỗ Hữu Nghiêm )

    Gs Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp khi đó , cảm thấy rất là nhục nhã , vì 1 người đáng thầy của mình và là Gs của biết bao thế hệ sinh viên , mà có tư cách hèn yếu , bợ đỡ kẻ chiến thắng nhất thời như thế !

    * Hành động : “…ngày 14/5- 1975 một nhóm 10 linh mục , do Thanh Lãng Đinh Xuân Nguyên dẫn đầu , kéo tới Tòa Khâm Sứ yêu cầu Đức Khâm Sứ rời khỏi Việt Nam . Lm Thanh Lãng còn viết bài tố cáo Đức Cha Nguyễn Văn Thuận tại nhà ăn Đại Chủng Viện Sài Gòn . Đêm 17 sang 18/5-1975 , 1 cuộc xuống đường ủng hộ Đức Khâm Sứ và Đức Cha Thuận của giáo dân Nghĩa Hòa , Nam Thái , Thái Hòa , Tân Việt , Phú Nhuận , Bùi Phát , Phát Diệm , Tân Hòa , Gia Định….”

    ( trích trang 47 , cuốn : Giáo Hội Công Giáo ở Việt Nam – của Sử Gia Linh mục Bùi Đức Sinh )

    Sau 30/4-1975 Thanh Lãng đã tán đồng chế độ cs mới , cũng như góp phần cũng cố cho chế độ cs ! Nhưng đến cuối đời thì mới nhận ra Chân Giá Trị , là mình ảo tưởng và tỏ ra ăn năn sám hối !
    Thanh Lãng Đinh Xuân Nguyên , đã để lại di chúc có nội dung : “…Tôi Xin công khai sám hối với Chúa , với Hội Thánh Toàn Cầu và Việt Nam . Lạy Chúa xin tha thứ cho con mọi lỗi lầm và ban cho con lòng tin , lòng trông cậy và ơn tha thứ !
    Tôi xin công khai sám hối Đức Cha Nguyễn Văn Thuận , xin Chúa giữ gìn và trả công cho Đức Cha !…”

    ( trích bài : Linh mục Thanh Lãng Đnh Xuân Nguyên – 1924-1988- của Gs Đỗ Hữu Nghiêm )

    Vinh hay Nhục đây các Bạn ? Nếu là 1 Trí Thức hãy Cẩn Trọng và Tự Trọng trong Lời Nói và Hành Động của mình nhé !

    • Chinook
      05/06/2011 lúc 06:24

      Truoc nam 1975, toi thac mac tai sao nhung tri thuc nhu Nguyen manh Tuong, Dao duy Anh …lai cong tac voi che do moi tai Hanoi, sau nam 1975 toi cung hoi that vong ve nhung nguoi thay tri thuc cua minh trong cach cu xu voi nhung nguoi thang tran.

      Bay gio nhin lai, toi hieu hon. Lm Thanh Lang cung nhu cac tri thuc khac cung chi la con nguoi, khong phai la than. Lm Thanh Lang truoc khi qua doi, da xam hoi, nhin nhan la minh da loi lam. Nhieu tri thuc khac, khong duoc nhu the, ta cung nen thong cam.

      Tai Nuoc Nga Soviet, duoi thoi Stalin co mot cuoc thanh trung vi dai (The Great Purge). Hang chuc Thong che, Dai tuong bi xu tu ve toi phan quoc. Nhung si quan nay, truoc khi lanh an, deu thu nhan nhung cao buoc du ho khong pham.

      Trong quan doi, nhung nguoi len toi chuc Dai tuong, Thong che,deu la nhung nguoi dac biet, khong so chet. Dieu gi da khien ho phai nhan toi du khong pham ?

  27. nguyen thi nha trang
    04/06/2011 lúc 23:16

    @ Doan Tran : Chào Em ! Chị nghĩ nội ” Muôn đời cả dân tộc nguyền rủa ” cũng là cái án Tru Di Cửu Cửu Tộc Họ Nguyễn Kim trong Văn học rồi ! Nguyễn Chí Thiện đã khẳng định : ” Tôi biết Nó , Cả nước này biết Nó .
    Việc Nó làm , Tội ác Nó ra sao ! ”
    Hơn nữa xét cho cùng , cỡ thợ thơ của ông ta thì làm gì mà có ” vé ” để cả nhân loại phải ghé mắt , phải không Em !
    Duyệt án chung thẩm này nha Chánh Án Doan Tran !
    Vui , khỏe và an bình em nhé !

  28. nguyen thi nha trang
    04/06/2011 lúc 23:18

    @ Phay Van : Sự cuồng tín đến mê muội của thợ thơ khẩu hiệu tố hữu , được thể hiện rất rõ chứ Phay Van ! Vì 1 người có lòng tự trọng , danh dự và tinh thần dân tộc , thì không ai mà vắt tim óc ra để viết như tố hữu , phục vụ 1 cách cuồng tín mê muội đảng và quan thầy cs ngoại :

    * yêu biết mấy nghe con tập nói
    tiếng đầu lòng con gọi stalin !

    * thương cha , thương mẹ , thương chồng
    thương mình thương một , thương ông thương mười !

    * mẹ không còn nữa , con còn đảng
    dìu dắt con khi chửa biết gì !

    * giết giết nữa bàn tay không phút nghĩ
    cho ruộng đồng lúa tốt , thuế mau xong
    cho đảng bền lâu , cùng rập bước chung lòng
    thờ mao chủ tịch , thờ stalin bất diệt !

    Gõ những câu thơ khẩu hiệu cuồng tín mê muội này , thật là 1 sự cố gắng đến khó chịu và tởm lợm !
    Phay Van , ý thứ 2 của em chị hoàn toàn đồng nhất .

    • 06/06/2011 lúc 15:01

      Về mặt phân tâm học: Nếu truy ngược về tuổi thơ của ông ta có thể tìm những ẩn ức thúc đẩy ông ta (+ môi trường/không khí cực Tả thuận lợi lúc đó) làm ra những vần thơ của quỷ Satan.
      Về mặt kinh tế: Ông được phân ngôi nhà ở khu trung tâm Hanoi & nghe đâu vợ con ông bán cũng được 5 -7 triệu Mỹ kim. Nghề làm thơ như ông cũng not a bad job huh?

      • 07/06/2011 lúc 10:10

        Dạ em cũng bon chen làm cái lốc cho vui với đời. Nghề thợ đụng của em cũng lu bu quá nên lúc nào công việc relax (chắc tới cuối năm !) em sẽ chăm chút nhà cửa cho gọn gàn xinh xắn để đón khách ạ.

  29. nguyen thi nha trang
    06/06/2011 lúc 14:44

    @ Phay Van : Ừ , lâu lâu chị em mình trò chuyện thêm cho rôm rả entry này nha Phay Van !
    * Cuồng tín : Tin theo 1 cách mãnh liệt và mù quáng . – Những tín đồ cuồng tín !
    ( Từ điển Tiếng Việt của Ngôn ngữ học Việt Nam )

    Phay Van , trước 1975 có câu nói được dùng rộng rãi trong xã hội miền Nam nói chung , và Tâm Lý Chiến tuyên truyền nói riêng : Người Cộng Sản Cuồng Tín ! ( nếu không muốn nói chữ nguyên văn là : Bọn….)
    Cuồng Tín không là đặc trưng của người dốt , ít học …mà chính những người học cao , trí thức …thì tính chất Cuồng Tín mới Đáng Ghê Sợ Biết Bao ! Chẳng phải stalin đã bị cả thế giới lên án là 1 tên Cuồng Tín , Bất Nhân đó ư ! thợ thơ tố hữu chẳng là ca ngợi , đội lên đầu quan thầy stalin đó sao !

    Chị nêu thêm ” 1 vài nhân chứng có cỡ ” đánh giá tố hữu là 1 tên cuồng tín , Em xem sao nha :

    1/ “… Theo Tôi , Tố Hữu , 1 đại đệ tử Annamite của Marx viết :
    Cứ tan xương , cứ chảy tủy , cứ rơi đầu .
    Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu .
    Cho ta bước đến cõi đời cao rộng .
    …..
    Tố Hữu viết những câu ” thơ ” như thế khi ” mặt trời chân lý chói qua tim ” , chứ nếu ông ta viết lúc bế con ở biệt thự phố Phan Đình Phùng , thì chắc chắn đã bị kết tội diệt chủng rồi !
    Nhưng dù viết ở đâu , viết khi nào , thì việc dùng đầu lâu , xương dóng ( kể cả của chính mình ) làm ” nhip cầu ” cũng là 1 việc có thể gọi là CUỒNG TÍN , Bất Nhân !…”

    ( trích ý kiến của Phạm Minh Ngọc về bài : ” Về cuốn Chủ Nghĩa Cộng Sản của Richard Pipes ” của Lữ Phương )

    2/ Cuộc trao đổi giữa Nguyễn Hữu Đang với nhà báo Heinz Schutte về vụ án NVGP :

    “…- Nguyễn Hữu Đang : ngay khi chúng tôi đến nhà tù , người ta đã tuyên bố : các anh phải nhớ rằng , một khi đã vào đây là các anh sẽ không có ngày trở lại , các anh sẽ ở đây cho đến lúc chết….cho dù án của anh là 5 năm , 10 năm , 15 năm , 20 năm…các anh cũng sẽ ở đây cho đến lúc chết . Vì sao ? Vì các anh , lũ phản động , phản bội tổ quốc , phản bội cách mạng , các anh đáng chết ! Vì lòng khoan dung , độ lượng , nhân đạo mà chính phủ để cho các anh được sống , nhưng trả tự do cho các anh thì không bao giờ ! trả tự do cho các anh là trả tự do cho hùm beo , các anh sẽ ở đây cho đến chết !

    – Heinz Schutte : đó là diễn từ của Tố Hữu..?

    -Nguyễn Hữu Đang : Án bao nhiêu năm không quan trọng, chẳng đáng kể…Tôi biết và được thông tin rất rõ về THÁI ĐỘ CUỒNG TÍN , cực kỳ chuyên chế , tàn bạo , bất nhân của TỐ HỮU …ông ta có mối đại thù với nhóm NVGP , NVGP phản đối với Tố Hữu là 1 kẻ thù không đội trời chung !….”

    ( trích Tư Liệu : Sự thật Nguyễn Hữu Đang và vụ án Nhân Văn Giai Phẩm – Trao đổi giữa Nguyễn Hữu Đang và nhà báo Heinz Schutte tại Hà Nội )

    Mỗi người có 1 quan điểm và cách đánh giá riêng , đó là quyền và thái độ chính trị của mỗi người , chị không lạm bàn ! Nhưng với Chị , cs nói chung và tố hữu nói riêng , bản chất luôn là những người Man Trá , Xảo Quyệt , Cuồng Tín…đến Bất Nhân ! Và thực tế cuộc sống đã và đang diễn ra hàng ngày đã chứng minh sinh động đấy chứ !

  30. nguyen thi nha trang
    06/06/2011 lúc 22:58

    @ Phay Van : Ừ , như Chị đã nói ở comment trên : ” Mỗi người có 1 quan điểm và cách đánh giá riêng …”
    Riêng Chị ngoài quan điểm và thái độ mà chị thể hiện qua các comments ở trên ! Chị còn tán đồng cách nhận xét của Sử Gia – Lệ Thần -Trần Trọng Kim về cs trong bài :
    Một Cơn Gió Bụi – Chương VII : Tôn chỉ và sự hành động của cộng sản đảng .
    Nếu có thời gian Em vào google theo tựa đề trên xem thử sao !

  31. 15/07/2011 lúc 09:43

    Thêm 1 nét phác hoạ, ai là ông VŨ HẠNH sau 75 nữa nha chị:)

    http://huyvespa.multiply.com/journal/item/733/733

  32. 15/11/2015 lúc 17:25

    Tôi cầm mua cuốn ” Người Việt cao quý”. Bạn nào biết nơi bán xin chỉ giùm. Chân thành cám ơn

  33. 11/11/2017 lúc 13:10

    hay lắm rất ý nghĩa

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này