Trang chủ > Tem, Đọc sách > Tom Sawyer

Tom Sawyer

Tôi có được con tem dưới đây khi còn nhỏ, không nhớ lúc ấy đã biết mặt chữ chưa. Nếu đã đi học thì chắc chắn một đứa nhỏ cỡ mẫu giáo, tiểu học cũng không thể nào đọc được chữ trên tem. Chỉ nhớ hồi đó “đọc” nó theo kiểu thưởng thức truyện tranh của một đứa bé mù chữ: xem tranh vẽ và tha hồ thả trí tưởng tượng bay bổng.

Nếu chưa từng đọc truyện Tom Sawyer thì xin bạn dừng tại đây và thử “đọc” tem theo cách vẽ vời của riêng mình.

Tom Sawyer

Mãi sau này khi được đọc Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer (Mark Twain), tôi mới biết con tem trên mô tả đoạn văn dưới đây, cũng là một trong những đoạn tôi lấy làm thú vị:

Sáng thứ bảy. Ánh nắng mùa hạ rực rỡ và hương thơm đồng nội ngọt ngào khêu gợi niềm vui. Chỉ một mình Tom là không chia xẻ niềm hoan hỉ của mọi người. Được trang bị với một thùng nước vôi và một chổi sơn cán dài, nó nản chí ngắm dãy tường rào bằng ván chạy dài trước mặt dường như đến vô tận.

Vừa lúc đó Jim, thằng bé da đen, bước qua khỏi cổng vườn, tay xách một cái thùng, miệng hát nghêu ngao:
– Này Jim, mày quét vôi một chút được không? Trong lúc đó tao sẽ đi xách nước…
Tom vừa mới nhớ lại việc đi lấy nước ở giếng bơm trong làng không đến nỗi khó chịu là bao; nơi đây trong khi chờ đến lượt mình, người ta tha hồ nhởn nhơ kiếm chuyện cãi nhau khoái tỉ.
– Thưa cậu Tom, không được đâu. Bà chủ đã bảo tôi đi lấy nước và không được đổi nếu cậu yêu cầu. Tôi không dám…
– Úi chà, bà hò hét nhưng có bao giờ đánh đau lắm đâu! Nghe này, Jim, tao sẽ cho mày một viên bi, một viên bi to tướng, một cái mũ xếp… Còn nữa, nếu mày muốn, tao sẽ cho mày xem ngón chân bị thương của tao!
Lần này, bị quyến rũ bởi hứa hẹn ấy, Jim đặt cái thùng xuống và tiến lại gần, vô cùng thích thú nhìn dải băng ngón chân đang được tháo ra…
Nhưng bất ngờ lúc đó nó cảm thấy một bàn tay giáng mạnh vào mông: đó là bà dì Polly nhắc nhở thế giới nhỏ bé của bà trở về trật tự!
Tom đang tính chuyện tiếp tục làm lại công việc lao dịch, chịu đựng nhẫn nhục buồn chán thì bỗng trong trí óc nó lóe ra một ý thần tình làm nó trở lại hoàn toàn vui vẻ, yêu đời. Đúng là Ben Rogers đang tiến lại. Trong số tất cả bạn bè của nó, Tom sợ nhất những lời chế giễu của tên này! Vừa gặm một quả táo, Ben vừa bắt chước tiếng kêu của một chiếc tàu hơi nước cập bến, đồng thời đóng vai chiếc tàu lẫn thủy thủ đoàn và thuyền trưởng.
– Xình-xịch… xình-xịch! Mọi người hãy lên boong! Xong rồi, thuyền trưởng ạ! Bính-boong, bính-boong! Cho máy lùi qua trái! Xình-xịch… xình-xịch! Bên trái, dừng lại! Tiến lên, qua phải! Bên phải, dừng lại! Cho tới từ từ, từ từ! Thả neo!

Tom vẫn điềm nhiên, tiếp tục quét vôi giả vờ hăng hái rất khéo.
– Này Tom, tớ lầm to hay cậu bị phạt đấy hả?
– À, Ben đấy à. Tớ không hay cậu tới. Xin lỗi nhé, nhưng không phải ngày nào tớ cũng có cơ hội quét vôi hàng rào… Dì tớ chỉ cho tớ làm một lần thôi! Xem nào, ừ đúng, tớ nghĩ phải dặm lại một chút ở đây, thế là tốt hơn rồi!
Công việc bỗng hiện ra dưới một bộ mặt mới: Sao, không phải là một việc lao dịch mà là một trò chơi thú vị, một đặc ân ư?
– Tom, cho tớ làm thử một chút đi! Đừng ích kỷ!
– Không phải là tớ không muốn, cậu hiểu cho, nhưng Jim và Sid cũng đã năn nỉ dì Polly và dì từ chối thẳng thừng. Dì muốn phải làm cho khéo kia!
– Cho tớ làm đi! Tớ sẽ cho cậu nửa quả táo của tớ, nguyên quả luôn cũng được, nếu cậu muốn…
– Để cậu làm hết luôn đấy. – Tom bĩu môi nói thong thả. – Mà thôi, với cậu thì được… Thế là, làm ra vẻ miễn cưỡng, Tom giao chổi sơn cho tên kia. Trong bụng, nó lấy làm vui sướng với tài khéo léo của mình! Nó chỉ còn chờ những nạn nhân khác, bọn này chẳng mấy chốc đến ngay. Tiền đấu giá tăng nhanh và như vậy trong khoảng chưa đầy hai tiếng đồng hồ, hàng rào được quét vôi trắng không sót chỗ nào cả, mặt trong vườn và mặt người đường, còn Tom thì thu được một số hiện vật đáng kể: một chiếc diều còn sửa lại được, một con chuột cống chết buộc vào một sợi dây, mười hai viên bi, một đầu cắm còi, một chìa khóa, một cục phấn, một nút đậy bình nước, một vòng cổ chó hơi bị sứt móc, một cán dao, một vỏ cam còn nguyên vẹn và rất nhiều món khác vô cùng đáng giá.

Chỉ xem tới đây thôi rồi dừng thì đoạn trích phía trên cứ hay mãi. Nhưng như thế thì chưa đọc hết ý của tác giả, vì Mark Twain còn viết thêm:

Qua cách đùa vui và làm giàu như thế, Tom đã phát hiện ra một trong những quy luật lớn của tâm lý con người, ấy là để làm cho một người nào thèm muốn một vật thì chỉ cần đặt vật đó xa ngoài tầm tay, làm cho kẻ ấy khó với tới.

Giá mà không có câu kết này thì cậu bé Tom Sawyer cứ dễ thương hoài, như con tem tôi đang có.

Chuyên mục:Tem, Đọc sách Thẻ:
  1. Võ Trung Tín
    21/07/2013 lúc 21:17

    Chị Năm quơi…
    Cái đoạn truyện mà chị Năm trích dẫn trong entry là do Dịch Giả nào chuyển ngữ..vậy chị Năm?
    Chị Năm đọc nguyên tác cái đoạn trích ở trên ấy..thử nghen!
    Hihihihihihi….

    – “SATURDAY morning was come, and all the summer world was bright and fresh, and brimming with life. There was a song in every heart; and if the heart was young the music issued at the lips. There was cheer in every face and a spring in every step. The locust-trees were in bloom and the fragrance of the blossoms filled the air. Cardiff Hill, beyond the village and above it, was green with vegetation and it lay just far enough away to seem a Delectable Land, dreamy, reposeful, and inviting.
    Tom appeared on the sidewalk with a bucket of whitewash and a long-handled brush. He surveyed the fence, and all gladness left him and a deep melancholy settled down upon his spirit. Thirty yards of board fence nine feet high. Life to him seemed hollow, and existence but a burden. Sighing, he dipped his brush and passed it along the topmost plank; repeated the operation; did it again; compared the insignificant whitewashed streak with the far-reaching continent of unwhitewashed fence, and sat down on a tree-box discouraged. Jim came skipping out at the gate with a tin pail, and singing Buffalo Gals. Bringing water from the town pump had always been hateful work in Tom’s eyes, before, but now it did not strike him so. He remembered that there was company at the pump. White, mulatto, and negro boys and girls were always there waiting their turns, resting, trading playthings, quarrelling, fighting, skylarking. And he remembered that although the pump was only a hundred and fifty yards off, Jim never got back with a bucket of water under an hour — and even then somebody generally had to go after him. Tom said:
    “Say, Jim, I’ll fetch the water if you’ll whitewash some.”
    Jim shook his head and said:
    “Can’t, Mars Tom. Ole missis, she tole me I got to go an’ git dis water an’ not stop foolin’ roun’ wid anybody. She say she spec’ Mars Tom gwine to ax me to whitewash, an’ so she tole me go ‘long an’ ‘tend to my own business — she ‘lowed she’d ‘tend to de whitewashin’.”
    “Oh, never you mind what she said, Jim. That’s the way she always talks. Gimme the bucket — I won’t be gone only a a minute. She won’t ever know.”
    “Oh, I dasn’t, Mars Tom. Ole missis she’d take an’ tar de head off’n me. ‘Deed she would.”
    ” She! She never licks anybody — whacks ’em over the head with her thimble — and who cares for that, I’d like to know. She talks awful, but talk don’thurt — anyways it don’t if she don’t cry. Jim, I’ll give you a marvel. I’ll give you a white alley!”
    Jim began to waver.
    “White alley, Jim! And it’s a bully taw.”
    “My! Dat’s a mighty gay marvel, I tell you! But Mars Tom I’s powerful ‘fraid ole missis — ”
    “And besides, if you will I’ll show you my sore toe.”
    Jim was only human — this attraction was too much for him. He put down his pail, took the white alley, and bent over the toe with absorbing interest while the bandage was being unwound. In another moment he was flying down the street with his pail and a tingling rear, Tom was whitewashing with vigor, and Aunt Polly was retiring from the field with a slipper in her hand and triumph in her eye. But Tom’s energy did not last. He began to think of the fun he had planned for this day, and his sorrows multiplied. Soon the free boys would come tripping along on all sorts of delicious expeditions, and they would make a world of fun of him for having to work — the very thought of it burnt him like fire. He got out his worldly wealth and examined it — bits of toys, marbles, and trash; enough to buy an exchange of work, maybe, but not half enough to buy so much as half an hour of pure freedom. So he returned his straitened means to his pocket, and gave up the idea of trying to buy the boys. At this dark and hopeless moment an inspiration burst upon him! Nothing less than a great, magnificent inspiration.
    He took up his brush and went tranquilly to work. Ben Rogers hove in sight presently — the very boy, of all boys, whose ridicule he had been dreading. Ben’s gait was the hop-skip-and-jump — proof enough that his heart was light and his anticipations high. He was eating an apple, and giving a long, melodious whoop, at intervals, followed by a deep-toned ding-dong-dong, ding-dong-dong, for he was personating a steamboat. As he drew near, he slackened speed, took the middle of the street, leaned far over to star-board and rounded to ponderously and with laborious pomp and circumstance — for he was personating the Big Missouri, and considered himself to be drawing nine feet of water. He was boat and captain and engine-bells combined, so he had to imagine himself standing on his own hurricane-deck giving the orders and executing them:
    “Stop her, sir! Ting-a-ling-ling!” The headway ran almost out, and he drew up slowly toward the sidewalk.
    “Ship up to back! Ting-a-ling-ling!” His arms straightened and stiffened down his sides.
    “Set her back on the stabboard! Ting-a-ling-ling! Chow! ch-chow-wow! Chow!” His right hand, meantime, describing stately circles — for it was representing a forty-foot wheel.
    “Let her go back on the labboard! Ting-a-ling-ling! Chow-ch-chow-chow!” The left hand began to describe circles.
    “Stop the stabboard! Ting-a-ling-ling! Stop the labboard! Come ahead on the stabboard! Stop her! Let your outside turn over slow! Ting-a-ling-ling! Chow-ow-ow! Get out that head-line! Lively now! Come — out with your spring-line — what’re you about there! Take a turn round that stump with the bight of it! Stand by that stage, now — let her go! Done with the engines, sir! Ting-a-ling-ling! Sh’t! s’h’t! sh’t!” (trying the gauge-cocks).
    Tom went on whitewashing — paid no attention to the steamboat. Ben stared a moment and then said: “Hi- yi ! You’re up a stump, ain’t you!”
    No answer. Tom surveyed his last touch with the eye of an artist, then he gave his brush another gentle sweep and surveyed the result, as before. Ben ranged up alongside of him. Tom’s mouth watered for the apple, but he stuck to his work. Ben said:
    “Hello, old chap, you got to work, hey?”
    Tom wheeled suddenly and said:
    “Why, it’s you, Ben! I warn’t noticing.”
    “Say — I’m going in a-swimming, I am. Don’t you wish you could? But of course you’d druther work — wouldn’t you? Course you would!”
    Tom contemplated the boy a bit, and said:
    “What do you call work?”
    “Why, ain’t that work?”

    Tom resumed his whitewashing, and answered carelessly:
    “Well, maybe it is, and maybe it ain’t. All I know, is, it suits Tom Sawyer.”
    “Oh come, now, you don’t mean to let on that you like it?”
    The brush continued to move.
    “Like it? Well, I don’t see why I oughtn’t to like it. Does a boy get a chance to whitewash a fence every day?”
    That put the thing in a new light. Ben stopped nibbling his apple. Tom swept his brush daintily back and forth — stepped back to note the effect — added a touch here and there — criticised the effect again — Ben watching every move and getting more and more interested, more and more absorbed. Presently he said:
    “Say, Tom, let me whitewash a little.”
    Tom considered, was about to consent; but he altered his mind:
    “No — no — I reckon it wouldn’t hardly do, Ben. You see, Aunt Polly’s awful particular about this fence — right here on the street, you know — but if it was the back fence I wouldn’t mind and she wouldn’t. Yes, she’s awful particular about this fence; it’s got to be done very careful; I reckon there ain’t one boy in a thousand, maybe two thousand, that can do it the way it’s got to be done.”
    “No — is that so? Oh come, now – let me just try. Only just a little — I’d let you, if you was me, Tom.”
    “Ben, I’d like to, honest injun; but Aunt Polly — well, Jim wanted to do it, but she wouldn’t let him; Sid wanted to do it, and she wouldn’t let Sid. Now don’t you see how I’m fixed? If you was to tackle this fence and anything was to happen to it — ”
    “Oh, shucks, I’ll be just as careful. Now lemme try. Say — I’ll give you the core of my apple.”
    “Well, here — No, Ben, now don’t. I’m afeard — ”
    “I’ll give you all of it!”
    Tom gave up the brush with reluctance in his face, but alacrity in his heart. And while the late steamer Big Missouri worked and sweated in the sun, the retired artist sat on a barrel in the shade close by, dangled his legs, munched his apple, and planned the slaughter of more innocents. There was no lack of material; boys happened along every little while; they came to jeer, but remained to whitewash. By the time Ben was fagged out, Tom had traded the next chance to Billy Fisher for a kite, in good repair; and when he played out, Johnny Miller bought in for a dead rat and a string to swing it with — and so on, and so on, hour after hour. And when the middle of the afternoon came, from being a poor poverty-stricken boy in the morning, Tom was literally rolling in wealth. He had besides the things before mentioned, twelve marbles, part of a jews-harp, a piece of blue bottle-glass to look through, a spool cannon, a key that wouldn’t unlock anything, a fragment of chalk, a glass stopper of a decanter, a tin soldier, a couple of tadpoles, six fire-crackers, a kitten with only one eye, a brass door-knob, a dog-collar — but no dog — the handle of a knife, four pieces of orange-peel, and a dilapidated old window sash.
    He had had a nice, good, idle time all the while — plenty of company — and the fence had three coats of whitewash on it! If he hadn’t run out of whitewash he would have bankrupted every boy in the village…”

    (…)

    – Và, có một đoạn phim để minh họa cái đoạn trích dẫn trong entry của chị đây, chị Năm ơi…

    • 22/07/2013 lúc 07:47

      Chị copy từ internet em ạ, không thấy ghi dịch giả.

      • Võ Trung Tín
        22/07/2013 lúc 23:58

        Chị Năm ơi,
        Lớp, Khoa tụi em nói chung, và nhóm Kiến nói riêng, đã từng phân công nhau đọc các bản dịch của các nhóm và các vị “dịch giả xhcn”, rồi cùng nhau “thảo luận” đó chị Năm!
        Các vị “dịch giả xhcn” ấy đây..nè:

        The Adventures of Tom Sawyer
        – Tác giả: Mark Twain

        – Các Dịch giả:

        1/ Ngụy Mộng Huyền và Hoàng Văn Phương
        2/ Bích Ngọc
        3/ Nhóm dịch: Vietmessenger
        4/ Xuân Oanh
        5/ Minh Hiếu
        6/ Lê Thanh Lộc
        7/ Vương Đăng và Minh Đức
        8/ Nguyễn Tuấn Quang
        ……

        Cảm giác chung của tất cả mọi người khi đọc các bản dịch ấy, nói chung, là thấy cứ..”tức anh ách”..sao sao ấy!
        hihihihihihi…

        Chị Năm ơi, không biết trước năm 1975 ở miền Nam, có vị dịch giả nào dịch tác phẩm này không vậy?
        Ròm em thật tình “ngán tận cổ” cái tác phong khệnh khạng kẻ cả cũng như văn phong dịch của các vị “dịch giả xhcn” này quá rồi…bởi vì các “cây đa cây đề” dịch giả ấy đã từng bị độc giả cả nước..”lột trần bóc mẻ”..sạch sành sanh!
        hihihihihihi…

        https://bsngoc.wordpress.com/2012/06/19/ve-nhung-loi-trong-tac-pham-dich-thuat-cua-duong-tuong/

      • 27/07/2013 lúc 10:16

        Tín: May quá chị Năm không biết tiếng Anh, nên thưởng thức truyện dịch rất trọn vẹn.

    • 22/07/2013 lúc 17:49

      Đọc trực tiếp bằng tiếng Mĩ cho lẹ, chờ ai dịch cho nữa hả Ròm ?

      • Võ Trung Tín
        23/07/2013 lúc 00:03

        Bác Trà quơi….
        Dạ, Dzậy là Bác Trà phải tài trợ học phí tối đa cho Ròm con..học tiếng Mỹ, đó nghen!
        hihihihihihi…

  2. Võ Trung Tín
    21/07/2013 lúc 21:20

    Twain, Mark, 1835-1910. The Adventures of Tom Sawyer

    http://etext.virginia.edu/toc/modeng/public/Twa2Tom.html

  3. Võ Trung Tín
  4. Võ Trung Tín
    21/07/2013 lúc 22:29

    And…

    – The Adventures Of Tom Sawyer – Full Movie

  5. 22/07/2013 lúc 17:47

    Tuyệt ! nhất là lời bạt của chủ nhà ! Lúc bé mình đọc nhưng không hiểu nhiều, lớn lên có đọc lại nhưng hiểu ít … và bây giờ chưa đọc lại , ôi trời , văn hóa đọc đã mất tự bao giờ ….
    Cảm ơn chủ nhà đã đánh thức những con chữ tưởng đã ngủ quên trong lão hâm ….

    • 27/07/2013 lúc 10:17

      Đọc sách bao giờ cũng thú vị, phải không bác Trà.

  6. dinh thanh nguyen
    23/07/2013 lúc 01:31

    Ngày xưa còn bé mà Phay Van đã được sở hữu con tem độc đáo quá.Còn con nào lạ và lý thú nữa,khi nào có dịp đưa lên cho mọi mgười chiêm ngưỡng với nhé.TN cũng rất phục cách chơi tem của Phay Van khi tìm hiểu tường tận đoạn văn được minh họa trên tem.Hồi nhỏ (thời tiểu học)TN không được đọc cuốn truyện này nhưng lại may mắn đọc gần như thuộc lòng một tác phẩm khác của Mark Twain là Đôi bạn phiêu lưu(Huckleberry Finn),bản dịch của Hoàng Lan,NXB Sáng Tạo.(Văn phong trong sáng của dịch giả này hơi giống dịch giả Hà Mai Anh với Tâm hồn cao thượng,Vô gia đình,Về với gia đình,Thuyền trưởng 15 tuổi).Tom Sawyer láu cá lắm,em có rất nhiều tính xấu (như đoạn văn Phay Van trích dẫn) nhưng ngược lại thông minh,can đảm,thích phiêu lưu mạo hiểm,thích sống đời sống tự do,và đặc biệt nhiều trí tưởng tượng như…”em bé” Phay Van ngày xưa.Để mai sẽ lục cho Phay Van hình như là chương cuối cùng của H.Finn mà TN cho là đoạn hay nhất của Mark Twain trong bộ Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer và của Huckleberry Finn.Thân ái.

    • 27/07/2013 lúc 10:11

      Anh Đinh Thanh Nguyện: Còn nhiều con tem “độc đáo” lắm đó, nhất là mấy con có búa liềm của cs Đông Âu, hôm nào em sẽ đăng.
      Lại nói chuyện phiêu lưu mạo hiểm, thuở nhỏ ở Nha Trang anh chắc có đến Dinh Bảo Đại, và có đi xuống bến tàu phía sau? Nơi này gợi nhớ cuốn truyện Hoa Đỏ “Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển” của bác Trường Sơn. Anh TN còn nhớ truyện này không?

  7. dinh thanh nguyen
    27/07/2013 lúc 16:13

    Phay Van ơi, TN nhớ Tiếng chuông dưới đáy biển là ở Hội An và Cù Lao Chàm mà. Anh Trường Sơn kể rất kỹ lai lịch Hội An và Cù Lao chàm trong cuốn sách này. Nhắc đến lại nhớ các nhân vật chính của anh Trường Sơn và chị Bích Thủy: Khôi, Việt, Bạch Liên, Tuấn. Nha Trang có lẽ Phay Van nhớ lộn sang truyện Phiêu bạt của chị Bích Thủy. Nhân vật Dũng đưa Nga bằng chuyến tàu đêm về Nha Trang tìm lại gia đình thất lạc. Chị Bích Thủy tả nhà của Nga là một biệt thự ven bờ biển. Thực ra trước 1975 dọc bờ biển (tức là đối qua biển) chỉ có công sở như tòa tỉnh (kế bên nhà ông Năm (BS Yersin), công viên Yến Phi, bưu điện, viện Pasteur Nha Trang, tu viện dòng Chúa Cứu thế (ks Hải Yến), rồi đại khách sạn (grand hotel),phi trường Nha trang. Tiếp đó rất vắng vẻ vì là căn cứ không quân, hải quân. Đến Chụt mới có nhà dân phần lớn là dân chài ở cùng phía bờ biển.Rồi núi Chụt nơi có biệt điện Bảo Đại hồi TN còn nhỏ hình như không cho ai vào tham quan như sau này. Kế đến Cầu đá nơi tọa lạc Hải Học Viện Nha Trang mới lại có dân cư sinh sống nhưng có vẻ nghèo. Trước 1975 trên truyền hình THVN buổi tối hàng tuần có chiếu phim thiếu nhi của Pháp. Không biết Phay Van có nhớ phim hai anh em bé Mimi cùng chú thủy thủ Bateau đi tìm kho báu khắp thành phố Paris (leo lên đỉnh tháp Eiffel,lên tháp chuông nhà thờ Đức Bà, lùng sục điện Versailles, xuống hầm mộ Catacombes…), mấy phim về hiệp sĩ Pháp thời trung cổ…, có một phim đen trắng nội dung giống y như truyện Phiêu bạt. TN vẫn còn nhớ rõ nhà cô bé dựa lưng vào vách núi trắng trên một con đường dốc nhìn ra biển. Xin lỗi Phay Van nhé lại lan man lạc đề rồi. Tuần rồi chắc Phay Van bận lắm nên không thấy lên mạng. Chúc Phay Van cuối tuần vui vẻ.TN.

    • 27/07/2013 lúc 19:58

      Dạ em chưa được đọc Phiêu Bạt.
      Có một lần em được vào biệt điện Bảo Đại trên ngọn núi gần cảng Cầu Đá. Em tò mò theo các bậc thang đi xuống bến tàu phía sau điện, quang cảnh hoang vu không bước chân người lai vãng, lại có mấy con tàu nhỏ hoang phế đang rỉ sét. Tự nhiên em liên tưởng đến cuốn truyện Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển.
      Anh Đinh Thanh Nguyện nhớ dai quá, ước gì em được xem những bộ phim đó. Thuở đó em còn nhỏ xíu, xem ti- vi chỉ thích coi mỗi… hồ quảng.
      Nhắc đến tuyến hỏa xa Biên Hòa- Sài Gòn, lần đầu tiên được đi xe lửa em đã hồi hộp thức cả đêm trước, mong trời chóng sáng! Hồi đó xe lửa chạy vào tới Hàm Nghi luôn hở anh? Sau 75 tình hình bát nháo, người nam kẻ bắc ra vô như đi chợ, lại cả những bà con buôn bán ngược xuôi, nhà ga Biên Hòa hồi ấy trông thê thảm lắm. Gần đây người ta trùng tu lại, cũng đỡ phần nào.
      Anh TN có nhiều kỷ niệm với ga Nha Trang không?

      Kính mời anh xem lại truyện này: Lá thông xanh, hoa ngũ sắc, có kể về chuyện khủng bố của vc 😦 .

  8. dinh thanh nguyen
    27/07/2013 lúc 17:21

    Còn một chi tiết nữa: trước kia xe lửa Saigon-Nha trang không chạy ban đêm mà là ban ngày vì lý do an ninh. Tuy vây hình như từ 1964 tuyến đường sắt này cũng phải hủy luôn vì bị VC phá hoại dữ dội quá.TN nhớ mãi đến sau hiệp đinh Paris 1973 hỏa xa mới mở lại đầu tiên là tuyến thử nghiệm Saigon-Biên Hòa. TN vẫn còn giữ tấm hình của chuyến đi bụi với bạn chụp ở ga Biên Hòa năm đó.

  9. dinh thanh nguyen
    27/07/2013 lúc 23:17

    TN từng cảm nhận không có cuộc tiễn đưa hay chờ đón người thân nào để lại kỷ niêm nhiều bằng ở sân ga. Nhất là khi đã lớn lớn. Phay Van có nhớ bài hát “Đêm tái ngộ” của Y Vân có đoạn : “Em đứng đây chờ anh đã từ lâu, Sân vắng thưa người đêm cũng buồn theo. Một con đường sắt trăm con đường tàu, mưa nắng sớm khuya trưa chiều, người nhớ người thương người yêu…Anh bước xuống tàu ngơ ngác vài giây, khi thấy em cười sau ánh đèn soi, nhìn nhau mà nói không nên lời, nơi cũ lúc xưa xa rời, thì nay lại tay cầm tay”. Hồi xưa xe lửa về ga Nha trang phải đi vòng về phía Nhà thờ Chánh tòa. Còn ga Saigon một vài năm sau 1975 vẫn ở đường Lê Lai ngó xéo qua chợ Bến Thành. Phay Van nhớ cũng gần đúng đó.

    • 29/07/2013 lúc 15:49

      Quả là Buồn ở đâu hơn ở chốn này. Anh Đinh Thanh Nguyện chắc còn nhớ bài thơ “Những bóng người trên sân ga” của Nguyễn Bính?

      Có lần tôi thấy một người yêu
      Tiễn một người yêu một buổi chiều
      Ở một ga nào xa vắng lắm
      Họ cầm tay họ bóng xiêu xiêu.

      Hai người bạn cũ tiễn chân nhau
      Kẻ ở trên toa kẻ dưới tàu
      Họ giục nhau về ba bốn bận
      Bóng nhòa trong bóng tối từ lâu.


      Còn đây là cảnh mẹ già tiễn con đi “trấn ải xa”:
      Tàu chạy lâu rồi, bà vẫn đứng
      Lưng còng đổ bóng xuống sân ga

      Em còn nhớ con đường Hưng Đạo Vương dẫn vào ga Biên Hòa hồi xưa có bến xe ngựa và những quán trọ hai bên đường cho thuê ghế bố nghỉ qua đêm.

  10. dinh thanh nguyen
    31/07/2013 lúc 01:54

    Còn đây là con tàu đêm chở nhà thơ tù nhân Tô Thùy Yên từ Nam ra Bắc đến nơi tận cùng khổ nạn của người Việt Nam

    Tàu Đêm

    Tàu đi, lúc đó đêm vừa mỏi
    Lúc đó, sao trời đã ngủ mê
    Tàu rú, Sao ơi, hãy thức dậy
    Long lanh muôn mắt tiễn tàu đi

    Thức dậy, những ai còn sống đó
    Nhìn ra nhớ lấy phút giây này
    Tàu đi như một cơn giông lửa
    Cuồn cuộn sao từ ống khói bay

    Cảnh vật mơ hồ trong bóng đêm
    Dàn ra một ảo tưởng im lìm
    Ủ ê những ngọn đèn thưa thớt
    Sáng ít làm đêm tối tối thêm

    Bến cảng, nhà kho, những dạng cây…
    Chưa quen mà đã giã từ ngay
    Dẫu sao cũng một lần tan hợp
    Chớ tiếc nhau vài cái vẫy tay

    Toa nêm lúc nhúc hồn oan khốc
    Đèn bão mờ soi chẳng rõ ai
    Ta gọi rụng rời ta thất lạc
    Ta còn chẳng đủ nửa ta đây

    Người bạn đường kia chắc chẳng ngủ
    Thành tàu sao chẳng vỗ mà ca?
    Mai này xô giạt về đâu nữa?
    Đất lạ ơi, đừng hắt hủi ta!

    Đất lạ, người ta sống thế nào?
    Trong lòng có sáng những trăng sao
    Có buồn bã lúc mùa trăn trở
    Có xót thương người qua biển dâu?

    Tàu đi như một cơn điên đảo
    Sắt thép kinh hoàng va đập nhau
    Ta tưởng chừng nghe thời đại động
    Xô đi ầm ĩ một cơn đau

    Ngồi đây giữa những phân cùng bụi
    Trong chuyển dời xung xát bạo tàn
    Ta trở thành than, thành súc vật
    Tiếng người e cũng đã quên ngang

    Ta nghe rêm nhói thân tàn rạc
    Các thỏi xương lìa đụng chỏi nhau
    Nghe cả hồn ta bị cán nghiến
    Trên đường lịch sử sắt tuôn mau

    Dường như ta chợt khóc đau đớn
    Lệ nóng cường toan cháy ruột gan
    Lệ chảy không ra ngoài khóe mắt
    Nghẹn ngào đến cả tiếng than van

    Giá ta có được một hơi thuốc
    Dẫu chỉ là hơi thuốc mốc thôi
    Để phả cho hồn ấm tỉnh lại
    Để nghe còn sự sống trên môi

    Ta nhớ dăm ba hình ảnh cũ
    Lờ mờ như nhớ lại tiền thân
    Đời ta khi trước vui vầy thế
    Bỗng thảm thương nghìn nỗi ngói tan

    Đem thân làm gã tù lưu xứ
    Xí xóa đời ta với đất trời
    Ngàn dặm lìa tan tình cố cựu
    Bàng hoàng thân thế cụm mây trôi

    Đã mấy năm nay quằn quại đói
    Thèm ăn như đứa trẻ con nghèo
    Mẹ ơi, con nhớ thời thơ dại
    Nhớ miếng ăn mà mẹ chắt chiu

    Liệu còn một bữa cơm đầm ấm
    Bên ánh đèn đoàn tụ vợ con
    Chia xẻ chút tình cay mặn cũ
    Miếng không ngon cũng lấy làm ngon

    Tàu đi khoan xoáy sâu đêm thép
    Tiếng nghiến ghê người, thác lửa sa
    Lịch sử dường như rất vội vã
    Tàu không đỗ lại các ga qua

    Ô, những nhà ga rất cổ xưa
    Dường như ta đã thấy bao giờ
    Đến nay, người giữ ga còn đứng
    Đèn bão đong đưa chút sáng mờ

    Tàu qua những ruộng đồng châu thổ
    Hiu hắt làng xa mấy chấm đèn
    Đêm ở nơi đây buồn lặng lặng
    Cái buồn trải nặng mặt bằng đen

    Hỡi cô con gái trăng mười bốn
    Đêm có nằm mơ những hội xuân
    Đời có chăng lần cam dối mẹ
    Nhớ thương nào giấu thấm vành khăn?

    Có lúc tàu qua những chiếc cầu
    Sầm sầm những nhịp động đều nhau
    Dưới kia con nước còn thao thức
    Bát ngát dềnh lên bãi sậy sầu

    Có lúc tàu qua những thị trấn
    Mà đêm đã gói lại im lìm
    Tàu qua, âu cũng là thông lệ
    Nên chẳng ai buồn hé cửa xem

    Ôi nhữbg nỗi sầu vô dạng ấy
    Gọi ta về với những đêm vui…
    Ở đâu đèn sáng như châu ngọc
    Đường phố người chen chúc nói cười

    Ở đâu mộng ảo vườn sao tụ
    Yến tiệc bày trong những khóm cây
    Ta rót mừng em ly rượu đỏ…
    Mà thôi, chớ nhớ nữa, lòng ơi

    Mà thôi, hãy nuốt lệ còn nghẹn
    Tỉnh thức, lòng ơi, nhìn tận tường
    Thời đại đang đi từng mảng lớn
    Rào rào những cụm khói miên man

    Người bạn đường kia chắc vẫn thức
    Mong tàu đi đến chỗ đêm tan
    Có nghe lịch sử mài thê thiết
    Cho sáng lên đời đã rỉ han

    Tàu ơi, hãy kéo còi liên tục
    Cho tiếng rền vang dậy địa cầu
    Lay động những tầng mê sảng tối…
    Loài người, hãy thức, thức cùng nhau

    1980
    Nguồn: Tô Thùy Yên, Thơ tuyển, Minesota, 1995
    (thivien.net)

    • 01/08/2013 lúc 11:46

      Trong loạt bài giảng tĩnh tâm Mùa Chay năm 2000 cho Giáo triều Roma, sau này được tập hợp lại thành sách với tựa đề “Chứng Nhân Hy Vọng”, Đức Hồng Y F.X. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ:

      Ngày 15 tháng 8 năm 1975, lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tôi được mời đến Phủ Tổng Thống, “Dinh Ðộc Lập”, vào lúc 14 giờ. Tại đó, tôi bị bắt và đem đi trên một xe hơi có hai công an đi kèm. Và đó là khởi đầu cuộc phiêu lưu của tôi.
      Trong lúc ấy, tất cả các linh mục, tu sĩ nam nữ bị gọi tới Nhà Hát, với mục đích tránh mọi phản ứng của dân chúng đối với vụ bắt tôi.
      Trong cuộc hành trình, tôi bắt đầu ý thức rằng mình đang mất tất cả. Tôi ra đi, với chiếc áo chùng thâm, trong túi có một cỗ tràng hạt. Tôi chỉ còn biết phó thác cho Chúa Quan Phòng…
      Từ lúc đó, người ta cấm gọi tôi là “Ðức Cha, Cha…”. Tôi là ông Nguyễn Văn Thuận. Tôi không được phép mang dấu hiệu gì về chức vị của tôi. Không hề báo trước chút nào… Trên đường dài 450 cây số, không có một ai. Tôi thực sự bị bỏ rơi.

      Nhà tù nơi tôi bị giam trong những tháng đầu tiên tọa lạc tại khu vực có nhiều tín hữu Công giáo nhất trong thành phố Nha Trang, nơi tôi đã làm giám mục trong 8 năm.
      Từ phòng giam, sáng tối tôi đều nghe tiếng chuông nhà thờ chính tòa ngân vang, và suốt ngày, tôi nghe những tiếng chuông của bao nhiêu giáo xứ và nhà dòng. Tôi ước mong được dời đi thật xa, lên miền núi để khỏi phải nghe những tiếng chuông ấy.
      Ban đêm, trong cái thinh lặng của thành phố, tôi nghe lại tiếng sóng Thái Bình Dương mà tôi đã từng nghe thấy từ cửa văn phòng tòa giám mục của tôi. Không ai biết tôi ở đâu, mặc dù nhà tù chỉ cách nhà tôi vài cây số. Tôi sống trong tình trạng thật vô lý!

      Sau khi bị bắt hồi tháng 8 năm 1975, tôi bị đưa từ Sài Gòn tới Nha Trang, trong một cuộc hành trình dài 450 cây số trong đêm khuya giữa hai người công an. Kinh nghiệm sống tù ngục bắt đầu: tôi không còn có giờ giấc nữa. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại”: một ngày trong tù dài bằng một ngàn năm sống tự do bên ngoài. Tôi đã sống kinh nghiệm đó. Trong tù mọi người đều chờ đợi được trả tự do, từng ngày, từng phút.
      Trong những ngày tháng đó biết bao nhiêu tâm tình hỗn độn quay cuồng trong đầu óc tôi: buồn sầu, sợ hãi, căng thẳng. Tim tôi bị xé nát vì phải xa giáo dân. Trong đêm tối dày đặc giữa đại dương của âu lo, dần dần tôi tỉnh thức: “Tôi phải đương đầu với thực tại. Tôi đang bị tù. Nếu tôi chờ đợi lúc thuận tiện để làm một cái gì đó thật sự vĩ đại, thì sẽ có được mấy dịp như thế? Chỉ có một điều chắc chắn sẽ xảy đến: đó là cái chết. Cần phải nắm lấy cơ hội xảy ra mỗi ngày để chu toàn những công việc tầm thường như một cách phi thường”.

      Trong những tháng kế tiếp, khi tôi bị quản thúc tại làng Cây Vông, Nha Trang, ngày cũng như đêm, ở dưới sự canh chừng thường xuyên của công an. Một tư tưởng đã ám ảnh tôi: “giáo dân mà tôi rất mến thương đã như một đàn chiên không có chủ chăn! Làm sao tôi có thể tiếp xúc với giáo dân của tôi, chính ngay lúc này đây, khi họ rất cần đến một mục tử?” Các nhà sách Công gáo đã bị tịch thu, các trường học bị đóng cửa, các nam nữ tu sĩ giảng viên bị phân tán, một số đi nông trường lao động, một số khác đi “vùng kinh tế mới”. Sự xa lìa giáo dân là một cú “sốc” làm tan nát tim tôi.
      Tôi tự nhủ: “Tôi sẽ không chờ đợi”. Tôi sẽ sống giây phút hiện tại, làm cho nó tràn đầy tình yêu. Nhưng như thế nào đây?” Một đêm kia tôi chợt hiểu ra rằng: “Phanxicô, rất đơn giản. Hãy làm như thánh Phaolô khi Ngài bị giam trong tù: “Hãy viết thư cho các giáo đoàn”.
      Sáng hôm sau tôi ra hiệu cho một chú bé 7 tuổi tên là Quang, khi chú đi lễ về lúc 5 giờ sáng khi trời còn tối, và tôi xin: “Con hãy nói với má con mua cho cha các cuốn lịch cũ”. Khi chiều tối đến cậu bé đem các cuốn lịch cũ tới cho tôi. Và tối nào cũng thế từ tháng 10 cho tới tháng 11 năm 1975, tôi đã viết sứ điệp cho tín hữu. Mỗi sáng chú bé đến lấy các tờ lịch ấy về nhà để cho các anh chị em chép lại. Thế là sách “Ðường Hy Vọng” được hoàn thành vào ngày lễ Thánh Giuse 19.3.1976. Hiện cuốn sách này đã được dịch ra mười một thứ tiếng khác nhau.
      Năm 1989 sau khi tôi ra khỏi tù, tôi đã nhận được một bức thư của Mẹ Têrêxa Calcutta với các lời này: “Không phải con số các hoạt động của chúng ta quan trọng, mà là cường độ tình yêu thương mà chúng ta đặt để vào mỗi hành động của chúng ta”.

      Tối ngày 1 tháng 12 năm 1976, như tôi đã kể, người ta đưa tôi từ nhà tù Thủ Ðức xuống tàu Hải Phòng. Tối hôm ấy, trong khi chờ đợi, họ bắt chúng tôi ngồi xuống đất. Xa xa, cách đó 3 cây số, tôi thấy ánh điện của thành phố Saigòn, trung tâm của giáo phận mà tôi đã được bổ nhiệm làm Giám Mục Phó ngày 24 tháng 4 năm 1975. Tôi biết rằng mình sắp bị đưa đi xa khỏi nơi này. Ðau khổ ấy làm tôi rùng mình… Còn tôi thì không được giã từ những người thân của tôi. Tôi cũng không thể an ủi hoặc để lại cho họ lời khuyên nào. Trong thâm tâm, tôi giã từ họ, nhất là Ðức Tổng Giám Mục cao niên Phaolô Nguyễn Văn Bình tốt lành của tôi. Tâm hồn tôi đau đớn, khi nghĩ mình sẽ không bao giờ còn được nhìn lại họ nữa. Cho đến nay, tôi vẫn chưa gặp lại họ.

      Ngày mùng 1 tháng 12 năm 1976 lúc 9 giờ tối, bất thình lình tôi bị gọi cùng với vài tù nhân khác. Chúng tôi bị xích chung người này với người kia từng hai người một và được đẩy lên một xe “cam nhông”. Cuộc hành trình ngắn đưa chúng tôi tới Tân Cảng, là hải cảng quân sự mới do người Mỹ mở mấy năm trước đó. Chúng tôi trông thấy một con tàu trước mặt, hoàn toàn chìm trong bóng tối để dân chúng khỏi để ý. Chúng tôi bị đưa lên tàu đi ra miền Bắc – một hành trình dài 1,700 cây số.
      Cùng với các tù nhân khác tôi bị đem xuống hầm tàu, nơi chứa than. Chỉ có một ngọn đèn dầu nhỏ leo lét cháy. Còn lại là hoàn toàn tối om. Chúng tôi tất cả là 1,500 người, trong tình cảnh không thể tả được. Một cơn bão nổi dậy trong tâm trí tôi. Cho tới nay tôi còn ở trong giáo phận của tôi, nhưng từ giờ phút này trở đi không biết tôi sẽ phiêu bạt tới chân trời góc bể nào… Tôi đã sống trong âu lo suốt đêm hôm ấy.
      Ngày hôm sau, khi một chút ánh sáng mặt trời lọt vào hầm tàu, tôi nhận ra chung quanh tôi những gương mặt buồn sầu và tuyệt vọng của các tù nhân khác. Bầu khí sầu thảm như đám tang, Một trong các tù nhân đã tìm cách treo cổ tự tử với một sợi dây thép. Những người khác gọi tôi. Tôi đến nói chuyện với anh. Sau cùng anh lắng nghe lời tôi. (Cách đây hai năm trong một cuộc họp liên tôn tại California, tôi đã gặp lại anh. Mặt mừng rỡ anh tiến tới gặp tôi và cám ơn tôi. Anh đã cho mọi người xem các vết thẹo còn hằn trên cổ).
      Trong cuộc hành trình, khi các tù nhân biết có giám mục Nguyễn Văn Thuận họ đến với tôi để kể lể các nổi âu lo của họ. Tôi đã chia sẻ các khổ đau của họ và an ủi họ hàng giờ và suốt cả ngày. Trong ba ngày trên tàu, tôi an ủi các tù nhân khác và tôi suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Ðêm thứ hai, giữa cái lạnh của Thái Bình Dương trong tháng mười hai, tôi bắt đầu hiểu rằng ơn gọi của tôi bắt đầu một giai đoạn mới.
      Trong chuyến hành trình ra Bắc, ba lần tôi đã bị xích chung với một tù nhân không Công giáo, từng là dân biểu và nổi tiếng là Phật tử cực đoan. Sự gần gũi trong cùng số phận ấy đã ghi khắc dấu vết sâu đậm nơi trái tim ông. Sau này tôi được biết rằng sau khi được trả tự do, ông ta cảm thấy hãnh diện và thích kể lại sự kiện trên đây. Ông đã luôn luôn tìm cách để được xích chung với tôi và từ đó chúng tôi đã trở thành bạn với nhau.
      Trên tầu và sau này trong trại cải tạo, tôi đã có dịp đối thoại với đủ hạng người: bộ trưởng, dân biểu, các sĩ quan và giới chức chính quyền dân sự cao cấp, các vị lãnh đạo của các Giáo Hội Cao Ðài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Brahman, Hồi Giáo, và các anh em thuộc các Giáo Hội Kitô khác nhu Tin Lành Baptist, Tin Lành Methodist… Trong trại cải tạo tôi đã được bầu làm quản lý để phục vụ tất cả mọi người, phân phát thực phẩm, tìm nước nóng, và khuân vác than để sưởi ban đêm, vì các tù nhân khác coi tôi như là một người đáng tín cẩn.

      Trong 9 năm biệt giam cơ cực, có lúc tôi bị giam trong một xà lim không có cửa sổ. Có khi đèn điện bật sáng từ ngày này qua ngày nọ. Có lúc lại ở trong bóng tối từ tuần này qua tuần khác. Tôi cảm thấy bị ngộp vì nóng bức và hơi ẩm. Tôi sắp bị điên lên. Lúc bấy giờ tôi là một giám mục trẻ, với 8 năm kinh nghiệm mục vụ. Tôi không thể ngủ nổi. Tôi bị dằn vặt bởi ý nghĩ phải bỏ giáo phận, phải bỏ dở những công việc của Chúa. Tôi cảm thấy một sự phẩn uất nổi lên trong tôi…

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: