Trang chủ > Đọc sách > Viết Dưới Trời Khói Lửa

Viết Dưới Trời Khói Lửa

Hình bìa tạp chí Văn số 100 & 101, tháng 3 năm 1968 (nguồn: blog Trần Hoài Thư)

Thân ái chào cả nhà.

Hôm nay Nguyệt Mai muốn giới thiệu bài thơ “Người lính làm thơ trên đỉnh núi” của nhà thơ Nguyễn Phúc Sông Hương và bài viết “Viết dưới trời khói lửa” của nhà văn Trần Hoài Thư đăng trong Thư Quán Bản Thảo số 22 phát hành vào tháng 1 năm 2006 để các bạn thấy được, ở miền Nam, những người viết trẻ mặc bộ quân phục ngày xưa đã sống và viết như thế nào. Để thấy tại sao mỗi giòng chữ viết là như một bản chúc thư.

Với riêng bạn, bạn nghĩ sao về thơ văn miền Nam, đặc biệt của những người cầm viết là lính, khi các bạn có dịp đọc thơ văn của họ? Bạn có những chia sẻ gì không?

Và nếu bạn có trong tay những bài thơ hoặc những truyện ngắn của những người lính miền Nam thuở xưa và chưa từng được phổ biến trên báo hoặc trang mạng, xin bạn cũng chia sẻ để mọi người có dịp thưởng thức.

.

Người Lính Làm Thơ Trên Ðỉnh Núi

Leo lên đến đỉnh khi chiều xuống,
Ðầu vách cheo leo đá nẩy mầm.
Có phải hương đưa từ thạch thảo
Hay là bởi nhụy của bông trăng.

Người lính bỗng quên đời chiến trận
Chìm trong mênh mông một đêm rằm
Cả một tiểu đoàn đang gác súng,
Nghe hồn man mác tiếng thơ rung.

Ðêm nay ta chẳng cần căng võng,
Giường đá, ba lô kê gối nằm.
Bên kia núi, địch chắc buồn lắm
Nên đốt lửa hồng xua ánh trăng

Ai thổi tù và vang dưới lũng
Hay là địch lạc thổi tìm quân?
Mặc tiếng cọp gầm, người lính trận
Gạo sấy, muối mè, ăn dưới trăng.

Ðỉnh cao ta chẳng cần xin pháo
Ðể cho địch sống qua đêm rằm.
Sáng mai có lệnh lần qua núi,
Khuất ánh trăng, quân đi ngặm tăm.

Người lính miền Nam đi đánh giặc
Ba lô mang theo hồn thơ văn.

Nguyễn Phúc Sông Hương
(nguồn: http://batkhuat.net/tho-dambaitho-linhtran.htm)

*

Viết Dưới Trời Khói Lửa

.

Một

1. Xin được gởi đến em – người bạn đọc trẻ chưa biết thế nào là chiến tranh – những trang báo Văn, Khởi Hành, Ý Thức cũ trước 1975 như những trang chứng từ của một thời binh lửa mà ba mươi năm qua, chúng ta không thể tìm ra, dù trong hay ngoài nước. Nếu có tìm ra, thì cũng phải vào thư viện đại học Mỹ hay nhờ bạn bè lục lọi dưới đáy thùng carton mốc lạnh. Để em hiểu chúng tôi phải viết như thế nào khi chính chúng tôi là những người lính chiến đấu ngoài mặt trận.

2. Có phải người lính vừa đánh giặc vừa viết văn có hai con người trong họ. Khi cầm súng họ là người lính như mọi người. Và khi cầm viết họ trở lại con người đích thực.

Vì là con người, cho nên qua chữ nghĩa của họ, tính nhân bản được biểu lộ hơn bao giờ…
Vì là người lính cho nên họ đã chịu những số phần như bạn bè đồng đội của họ.

Có người vĩnh viễn ra đi. Có người bị tàn phế. Có người bị lịch sử đá lên đá xuống tơi tả tả tơi.

Cuối cùng, văn chương và cả họ đều biệt tích…

Bởi vì biệt tích nên rất khó mà tìm lại đứa con bất hạnh. Như những bài thơ của Trần Như Liên Phượng, bút hiệu quá quen và quá dễ thương của nền văn chương thời chiến mà TQBT mong được đi trên số Viết dưới trời khói lửa này. Ngoài nước thì vô phương, còn trong nước bạn bè thì lục lọi khắp nơi, nhưng cũng không hơn không kém.

May tìm được một bài văn độc nhất của Trần Như Liên Phượng được ký dưới bút hiệu Hoàng Yên Trang. Chúng ta không thể ngờ TNLP còn viết văn nữa. Nhưng sáng tác này lại là đầu tiên và cuối cùng của anh: Khi truyện lên khuôn thì tác giả đã tử trận ở Đồng Tháp.

Như vậy, mỗi sáng tác của người viết trẻ mang bộ đồng phục thời ấy ít nhiều mang dấu hiệu của một chúc thư cũng nên. Bao nhiêu điều bất an sẵn sàng bủa chụp. Bởi vậy trong hầu hết những sáng tác viết về chiến tranh của họ, đoạn kết luôn luôn là một nỗi buồn, hay bi thảm…

Truyện Buổi Dừng Quân của Lê Bá Lăng đi trong số này (trích lại từ Văn năm 1969) cũng không tránh được ngoại lệ. Nó nói lên tất cả những bi thương nhất, tàn nhẫn nhất về một cuộc chiến. Tàn nhẫn như chuyện người lính vô tình bắn vào thi thể bạn mình. Đau thương như người dân giữa hai lằn đạn. Phản trắc lừa dối hiểm độc của người dân trong vùng sôi đậu. Bi thảm như niềm ước mong của người lính tên Nuôi: Súng súng và súng. Ráng kiếm súng để nhận được phép thăm vợ con. Và cuối cùng là lá thư gởi về vợ chưa gởi được tìm thấy trên xác của Nuôi:

… Ông (trung đội trưởng) nhân đạo quá. Đ.m, Việt-cộng nó giết mình như ngoé mà bắt được thằng nào ông cũng cấm đánh đập. Anh thương ổng quá chứ không thì anh xin qua tiểu đội quân báo rồi.

Đó là việc đối xử với tù binh. Còn có biết bao nhiêu chuyện trên chiến trường, trên những vùng đất đầy tai họa, mà người lính bấy giờ là chúa tể có quyền bắn giết sinh sát:

… Chúng tôi không thể liệng lựu đạn xuống hầm một cách điên cuồng mà phải nạt, phải gào, phải dọa, để đám dân, gồm đàn bà, con nít, từ dưới hầm chui lên, để họ còn được sống. Chúng tôi không thể đá vào người đàn bà có bầu, dù biết rằng tác giả cái bầu kia là một tên du kích… Chúng tôi dí nòng súng vào màng tang ông già, bà lão, dọa bắn nhưng không thể bóp cò. Chúng tôi muốn đốt hết nhà, muốn phóng hỏa cả làng để trả thù, nhưng chúng tôi cũng đành bất lực. Chúng tôi phải chiến đấu trong sự giằng co của lương tâm và thù hận. Trời ơi, những câu hỏi và những câu hỏi. (1)

hay:

…Tôi đã bất lực. Tôi đã đầu hàng. Bà lão ấy là mẹ của kẻ địch. Người đàn bà có bầu ấy là vợ của kẻ thù. Đứa con nít ấy là con của kẻ địch. Tôi biết họ. Những người lính trong trung đội tôi cũng biết vậy. Họ chờ đợi tôi. Nơi này tôi là vua là chúa có quyền sinh sát. Nhưng tôi không thể. Mái tóc bạc phơ của bà lão. Cái thai vô tội, hay cô thiếu nữ đang ở tuổi thanh xuân… Chẳng thà họ lấy súng bắn chúng tôi trước. Chẳng thà họ có dấu hiệu gì để chống lại chúng tôi. Nhưng họ ngồi im lặng trên sân. Mắt không sợ hãi và ương ngạnh. (2)

hay:

Nhớ hôm bắt được em Việt Cộng
Xinh đẹp như con gái Sài Gòn
Ta nổi máu giang hồ hảo hán
Gật đầu ra lệnh thả mỹ nhân
(3)

3. Dù phản chiến hay hiếu chiến, dù không thích mang bộ đồng phục hay thích màu áo lính, khi ra trận, nếu không tuân theo đám đông thì bị đào thải. Cá nhân bấy giờ bị triệt tiêu, trở thành một con số zero. Khi được lệnh xung phong, dù sợ hay không sợ, hai chân người lính cũng phải chạy, cổ họng phải gào, phải rống, ngón tay phải chạm vào lãy cò, cặp mắt phải láo liên, lỗ tai phải căng ra, mũi phải cố gắng đánh mùi tai họa. Nếu không bắn ngươi thì ngươi bắn ta… Không nghe lệnh ư. Ra tòa án mặt trận. Run sợ ư, cầm trái lựu đạn ra cách xa phòng tuyến 500 thước nằm chơi một mình trong đêm tối. Kích canh ngủ gật ư. Hãy bôi dầu nhị thiên đường vào mắt để nổ tròng cay xé. Không thể làm dấu thánh giá, hay đọc kinh siêu độ trước khi bóp lãy cò.

Nhưng sau khi trận đánh chấm dứt, tâm người lính trở thành tâm lành. Người lính trở lại bản chất của con người. Người lính thắp những nén nhang lòng lên người quá cố. Người lính lấy poncho trùm phủ những xác chết bị trúng đạn toát loát dị hợm. Người lính nhìn tên tù binh, thấy hình ảnh mình ở trong đó. Hắn cũng có mẹ già người yêu chờ đợi ở phương trời như người lính. Người lính bỗng thương hại. Và người lính bèn mời tên địch điếu thuốc.

Người lính không phải là ông thánh, nhưng tự trong bản chất, trái tim của người lính đã mọc những hạt thánh thiện rồi.

Đấy. Sự khác biệt của người lính Nam và lính Bắc là thế. Một đàng chỉ biết căm thù, căm thù và căm thù. (Căm thù trên hầu như tất cả tác phẩm viết về chiến tranh của miền Bắc. Và ngay cả tác phẩm Nhật Ký của Đặng Thùy Trâm, một nữ bác sĩ đã nằm xuống trong chiến tranh, mới được phổ biến gần đây)

Và một đàng thì:

Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi.

(Nguyễn Bắc Sơn)

.

Hai

1. Những bài hát miền Nam trước 1975 đã một thời theo tuổi trẻ anh lênh đênh… Ngày xưa lênh đênh cùng cô hàng cà phê hay cô gái Thượng. Ngày xưa hỏi em em xa xứ. Hỏi anh anh xa nhà. Mời em vào quán nhỏ. Uống vào mây trời xa. Ngày xưa, tiếng hát khứa đau thật sự, như Nghìn trùng ngăn cách mà không đêm nào lại không trỗi lên từ rạp chiếu bóng của thành phố em. Trong gió, tiếng hát của Lệ Thu khi thì rõ khi thì yếu. Khi thì bị át trong tiếng mưa. Khi thì lại vang vọng như dội vào tường vách. Đêm miền núi sao thấp như thể trên đầu. Trở về lại phòng cư xá, vườn ngạt ngào hương sứ. Không cần mở cửa vì cửa kính đã vỡ từ lúc nào. Và tiếng hát lọt vào phòng. Buồn không thể tả.

Bây giờ tiếng hát không làm cứa đau mà chỉ là một phương tiện để giải trí hay để dỗ dành giấc ngủ. Càng lớn tuổi hình như ta càng làm khó cho chính ta. Có phải? Ngày xưa ra trận, mũ nhẹ nên coi đời cũng nhẹ. Trước mặt là thù. Dưới chân là mìn bẫy. Trên cành là lựu đạn gài. Và trong không khí là có thể những đôi mắt rình mò, nhắm lỗ chiếu môn chờ đợi bóp cò. Ngay cả ngồi quán bên đường cũng có thể có một trái lựu đạn được tung vào… Như vậy, sao ta lại quá dễ dàng với cuộc đời đến thế. Thuốc lá cà phê rượu đàn bà bạt mạng…. Lúc ấy sao thân ta lại nhẹ tênh đến như thế dù trên lưng súng đạn ba lô nặng trĩu…

Bây giờ thì khác. Không gì hết mà tại sao lại nặng trịch vậy cà. Mới hắt hơi cũng thấy lo. Mới xây xẩm mặt mày thì cũng thấy sợ. Thèm thuốc đến độ nước miếng cứ trào mà không dám hút… Rượu quí đắt tiền cũng không dám uống nhiều… Lại thêm những màu đen màu đỏ, những ràng buộc nọ kia… Như nhân vật của bức tranh của Trần Quí Thoại trên TQBT 10. Những sợi dây hệ lụy kéo ngang kéo dọc kéo tới kéo lui bắt hắn mệt ngất.

May mà còn có tiếng hát của cô. Cô thay mẹ à ơi. Cô thay em dỗ dành. Cô thay bà tiên vỗ về đẩy đưa cái tao nôi qua ngày qua tháng. Cô là Khánh Ly, Lệ Thu, Mai Hương, là Lê Dung, Ánh Tuyết, Bảo Yến, là em. Mắt nhắm lại. Đừng suy nghĩ nữa. Suy nghĩ cả đời rồi. Làm khó cho mình có ích chi chứ. Như lời ca Bảo Yến hằng đêm dìu ta vào giấc ngủ: Anh đến thăm. Áo anh mùi thuốc súng. Ngoài trời mưa lê thê… của Chiều Mưa Biên Giới (Nguyễn Văn Đông ) hay Em hỏi anh bao giờ trở lại của Kỷ Vật Cho Em (thơ Linh Phương, Phạm Duy phổ nhạc) hay May mà có em đời còn dễ thương (thơ Vũ Hữu Định, Phạm Duy phổ nhạc)…

2. Cuối cùng, chúng tôi vừa in xong tập thơ Kỷ Vật Cho Em của Linh Phương (VN) mà chúng tôi đã sưu tập được. Tập thơ này được Động Đất xuất bản vào năm 1971. Bài thơ nguyên tác Kỷ Vật Cho Em đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc, rất quen thuộc với chúng ta trong thời chiến và ngay cả bây giờ. Giống như tập thơ Chiến Tranh VN và tôi của Nguyễn Bắc Sơn, tập KVCE đã đi vào cùng cõi hư vô tro bụi, chịu chung vận mệnh oan nghiệt của lịch sử.

Chúng tôi xem đây là việc làm cần thiết để giữ gìn một di sản văn chương. Vì tập thơ này in rất hạn chế, quí bạn nào thích xin vui lòng liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi sẽ biếu tặng.

Trần Hoài Thư
(Thư Quán Bản Thảo, tập 22 tháng 1/2006)

(l) & (2) Đánh giặc tại Bình Định (Trần Hoài Thư – Tập truyện Thư Ấn Quán xb, năm 2002)
(3) Hành Quân (Linh Phương – Kỷ Vật Cho Em – Thi tập, Thư Ấn Quán tái bản 2006)

(nguồn: http://www.hocxa.com/VanHoc/TranHoaiThu/TranHoaiThu_RongBut.html)

Chuyên mục:Đọc sách Thẻ:
  1. Ngô Tấn
    10/09/2012 lúc 12:26

    “Sự khác biệt của người lính Nam và lính Bắc là thế. Một đàng chỉ biết căm thù, căm thù và căm thù…
    Và một đàng thì:
    “Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
    Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi.”
    (Nguyễn Bắc Sơn)

    – Rất chính xác!

    TỔ QUỐC – DANH DỰ – TRÁCH NHIỆM

  2. Ngô Tấn
    10/09/2012 lúc 12:28

    “Kỷ niệm ta còn Ngày Quân Lực
    Người thờ ơ lúc nhớ khi quên
    Hãy quỳ xuống những thằng bạc đức
    Hãy đứng lên những kẻ đại hiền”
    (Hà Huyền Chi)

    • Ngô Tấn
      11/09/2012 lúc 14:42

      Phay Van: Câu hỏi của cô coi vậy mà “khó” trả lời thật đấy!
      Vì với một di sản văn chương thơ phú quá phong phú, đồ sộ của miền Nam trước 1975 nói chung, và văn thơ của các tác giả là lính viết về lính thời chiến, thì quả thật một cá nhân “ngoại đạo” nếu chỉ với một vài dòng cảm nhận sơ sài, e rằng sẽ vô tình thất lễ với những sự đóng góp hết sức quý báu của các vị ấy trong nền văn học miền Nam trước 1975 mất!
      Đọc nhiều, rất thấu cảm, để rồi trân quý những tấm lòng, những tâm sự mà các tác giả mặc áo lính đã vắt tim óc của mình gởi gấm trong những tác phẩm đầy tự sự, đầy trăn trở về quê hương đất nước, về cuộc chiến…
      Hiểu, yêu thích, trân trọng, nhưng vốn là người “ngoại đạo trong phê bình sáng tác”, hơn nữa lại vụng về trong cách diễn đạt, thôi thì, đã có người tài hoa diễn đạt trong một bài viết, bác ấy đã nói đúng cái cảm nhận của mình (mà chẳng lẽ mình lập lại!), thế thì mời mọi người cùng đọc nhé…

      1/ “…Người đời đa số thích ngâm nga những câu tình tứ, hoa mỹ, không mấy ai ưa thích những lời hục hặc, đắng cay. Thơ tiền chiến là thơ của một thời thanh bình, lãng mạn, thơ của tình yêu, của mộng mơ, lời lời trau chuốt đẹp đẽ.
      Thơ Miền Nam 54-75 là thơ của một thời dằn vặt, suy tư, đau khổ…”
      ( Võ Phiến )

      2/ Và một bài viết về tác phẩm của một tác giả lính rất đáng trân trọng:

      http://www.luanhoan.net/GioiThieuTacGia/html/tg%20tht%2013.htm

      Vậy, cô Phay Van nhé…

      • 11/09/2012 lúc 20:07

        Cảm ơn bác Ngô Tấn.
        Em hoàn toàn đồng ý với bác. Cái ngày mà nền văn học miền Nam VN bị tận diệt cũng chính là ngày “người ta” khai tử nền văn học VN đương đại. Những gì trước đó (ở miền Bắc) và sau đó (toàn quốc) đều không đáng kể (chẳng lẽ lại phủ nhận sạch trơn, nên thôi viết thế cho có chút “nhân đạo”), vì nền văn học miền Nam trước 1975 quá vĩ đại. Nó được xây dựng bởi những ngòi bút tài hoa và sự tự do trong tư tưởng, trong sáng tác.

        Về văn chương của những người lính VNCH, thú thật em chỉ được đọc Những Nụ Gai Mòn (Hà Huyền Chi) và một cuốn của Dung Saigon- Võ Hà Anh, hình như có tựa là “Xin như hoa sóng tan trong đại dương“. Chỉ dám phát biểu là: Hay quá!

  3. Nguyễn Tuấn Anh
    10/09/2012 lúc 15:32

    Ui…! Nhanh thật, chị Ba, chị Năm post bài mới rồi hở!
    Nhóm kiến ngày mốt (thứ tư) mới về lại Saigon…hai chị ơi…
    huhuhuhuhu…ở nhà trọ chỉ có mình em!!!!

    • Nguyễn Tuấn Anh
      10/09/2012 lúc 23:30

      Phay Van :Ở nhà một mình có sợ ma không?

      Ma…là gì vậy chị Năm? Chị Năm gặp chưa vậy…?
      hihihihihi…

      Nó…đây phải không…chị Năm?

      ” Mây chết đuối ở dòng sông vắng lặng
      Trôi thây về xa tận cõi vô biên
      Trong thuyền mơ bỗng nghe ai đằng hắng
      Thôi phải rồi đích thị tiếng ma điên

      Hồn ta rú trong đêm sâu ảo não
      Tiếng lung lay xao xuyến cả ngàn sao
      Và bóng trăng trong âm thanh lảo đảo
      Rã lần như hương khói giấc chiêm bao

      Ta muốn hớp một hơi cho đã ngán
      Khúc ly tao chìm nổi giữa lòng trăng
      Ta cảm thấy hồn ta bay tản mạn
      Nhập vào trong tia sáng của sao băng

      Hồn ta hoá làm tơ trăng ẻo lả
      Để rung rinh lời nói của uyên ương
      Để một khi trên xiêm đào vướng ngã
      Để rình nghe hơi thở của tình nương

      Và rượt theo đêm nay bao lượn sáng
      Nhát ma le cho khiếp vía nàng ơi
      Hãy theo ta ! Hãy theo ta chầm chậm
      Xuống bờ sông mà vớt mảnh hồn trôi…”

      ( Chị Năm…điền tên tác giả, đó nghen! hihihihi… )

    • Mai
      17/09/2012 lúc 06:27

      Tuấn Anh và Phay Van:
      Để chị Ba tặng cho hai em câu chuyện “ma” có thật này nghen:
      http://gopnang.ning.com/page/soi-day-ngu-sac
      TB: Nếu em nào sợ ma thì đừng nên xem kẻo tối không ngủ được.

  4. Nguyễn Tuấn Anh
    10/09/2012 lúc 15:55

    Có một ai đó đã từng…“định nghĩa” (?!):
    – Chiến tranh là sự bắn giết nhau của những người không quen biết nhau, để phục vụ cho những người quen biết nhau nhưng không hề bắn giết nhau.”

    Cuộc chiến tranh VN, nhìn ở góc độ của “định nghĩa” trên, ta thấy đúng như thế, và, dẫu biết rằng phe “chiến thắng” luôn tìm mọi biện pháp, thủ đoạn để viết lại lịch sử, nhưng, chân lý lịch sử bao giờ cũng là chân lý, cho dù phe “chiến thắng” có dùng mọi phương cách tận diệt, vùi dập một cách thô bạo, như kiểu…”đốt sách chôn học trò!”, thì bản chất cuộc chiến này, vẫn được thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau nhìn ra được rõ ràng chân tướng, đó là:
    1/ Cuộc chiến tự vệ và bảo vệ nền Tự Do, Dân Chủ…của chính thể VNCH ở miền Nam.
    2/ Cuộc chiến xâm lăng, truyền bá cái chủ nghĩa ngoại lai vô nhân bản CNCS, được núp dưới chiêu bài: “đánh cho Mỹ cút, Nguỵ nhào” giải phóng thống nhất đất nước, để làm “tôi thần” cho Tàu, Nga…của chính thể VNDCCH ở miền Bắc!

    Cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc, nhưng, dù đứng ở góc độ đánh giá nào, chúng ta, những thế hệ trẻ hôm nay và mai hậu…cũng phải đau đớn, xót xa mà thừa nhận rằng: đây là một cuộc chiến mang đầy nội hàm “huynh đệ tương tàn” (của các thế hệ cha ông) khủng khiếp trong lịch sử dân tộc, cuộc chiến đã gây đầy vết tích thương đau, mang những vết sẹo không bao giờ lành trên thân thể lẫn trong tinh thần, đầy xót xa, đắng cay, thậm chí tủi nhục…cho cả dân tộc Việt Nam – Mẹ Việt Nam…này!
    Ai là thủ phạm, ai là tội đồ của cả dân tộc Việt Nam – Mẹ Việt Nam…trong cuộc chiến này?
    Câu hỏi, thiển nghĩ, trong mỗi người chắc chắn là đã có câu trả lời…rồi vậy…

    THẾ HỆ CHIẾN TRANH

    Thế hệ chúng tôi mang đầy vết sẹo
    Vết sẹo ngoài thân và vết sẹo trong hồn
    Không phạm tội mà ra tòa chung thẩm
    Treo án tử hình ở tuổi thanh xuân

    Thế hệ chúng tôi loài ngựa thồ bị xích
    Hai mắt buồn che bởi tấm da trâu
    Quá khứ tương lai, tháng ngày mất tích
    Đàn ngựa rủ bờm, không biết về đâu

    Thế hệ chúng tôi chỉ thấy toàn lệ máu
    Chưa bao giờ thấy được một ngày vui
    Thời chiến giày saut, lao vào cõi chết
    Hòa bình phận tù, trâu ngựa khổ sai

    Thế hệ chúng tôi già như quả đất
    Râu tóc mỗi ngày mọc những hoang mang
    Ngoài phẫn nộ, trong chán chường ẩn khuất
    Đếm những nỗi buồn bằng lời nhạc Trịnh Công Sơn…
    ( Trần Hoài Thư )

  5. Nguyễn Tuấn Anh
    10/09/2012 lúc 15:59

    THƠ CHÚC TẾT XUÂN MẬU THÂN – 1968

    Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
    Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
    Tiến lên!
    Toàn thắng ắt về ta!

    Đọc các câu thơ “chúc tết” như là một mệnh lệnh đẫm sặc mùi chiến tranh ở trên, ta thấy rõ cái bản chất dùng chiến tranh “nướng người”, hô hào, thúc dục, đẩy những “robot bộ đội” đầy tội nghiệp vào chỗ chết một cách vô nhân đạo…ngay ngày Tết Cổ Truyền của dân tộc!!!
    Với lý do: “thi đua đánh giặc Mỹ”
    – Một tội ác mà lịch sử dân tộc Việt Nam muôn đời sẽ không tha thứ!!!
    Thế còn người lính VNCH và người dân ở miền Nam lúc ấy…thì thế nào?
    Ta hãy thử đọc vài dòng…xem sao:
    – “Ðêm giao thừa 1968. Lệnh ngưng bắn đã được đọc trên radio, và qua lệnh lạc. Cám ơn Giao Thừa cho miền Nam này một đêm bình an. Có điều, chỉ một đêm. Một đêm ngắn ngủi. Rồi sau đó, tất cả khúc phim cũ lại tiếp tục diễn. Tàn bạo hơn. Ðiên cuồng hơn. Thù hận hơn…
    …Bây giờ là giao thừa. Những tràng súng nổ như vỡ bùng lòng đêm, và những tia đạn lửa cắt xé ngang dọc. Trời đen như mực xạ. Trong câu lạc bộ, trung sĩ nhất Mới đã cúng giao thừa. Tiếng nhạc mừng xuân rộn ràng. Lòng bỗng nhiên xôn xao bồi hồi vô kể.
    Ba giờ sáng ngày mồng Một năm Mậu Thân, chuông điện thoại reo lên tới tấp trong văn phòng đại đội. Tin cho biết địch đã tràn ngập Qui Nhơn, và nhiệm vụ đại đội là phải xuống đồi về giải tỏa thành phố…

    …Một viên đạn nào đó dịu dàng quá đỗi, hôn lên da thịt tôi, như một cơn gió thoảng, như một nụ hôn của định mệnh, của tuổi trẻ, của chiến tranh, của ngăn chia, của con ngựa chứng… Nó hôn lên tim tôi, hay là móng vuốt của định mệnh đã bấu, cứa làm lồng ngực ôm lấy con tim tôi bị mất đi một mảnh thịt, để máu từ trong lồng ngực tuôn trào. Tôi vẫn chưa bắn được một viên đạn nào. Tôi chỉ nhìn lên thấy ngôi lầu vôi trắng, mái ngói đỏ, có giàn hoa giấy. Tôi chỉ nhìn thấy khung cửa sổ sơn màu đà. Tôi chỉ thấy màu xanh của mây trời vào ngày mồng Một Tết, rất xanh vì có lẽ là ngày đầu năm…
    Tôi được dìu vào một ngôi nhà bên đường. Trong phòng khách, dưới gầm bàn, thấy một đám người đang trú ẩn. Người y tá đại đội đã băng vết thương tôi. Hắn thốt lên Ông thật may mắn lắm đó. Chỉ một ly là trúng tim. Tôi biết. Tôi đã nhìn vào lồng ngực. Núm vú tôi đâu rồi. Chỉ còn lại là một đường rãnh đỏ tươi in khắc. Nhưng tôi không cảm thấy đau. Có lẽ vì viên đạn xẹt quá nhanh, hay cũng vì quá bất ngờ nên tôi quên tất cả. Nhưng bây giờ, khi người y tá đã dùng bông gòn tẩm cồn chùi rửa vết thương thì tôi phải rên rỉ. Nhức buốt vô cùng tận.
    Ngoài đường đã nghe tiếng trực thăng đang nã rocket. Tôi nói với y tá là tôi khát. Hắn hỏi những người trong nhà xin ly nước. Một người con gái đã bò ra khỏi gầm bàn. Nàng đã rót một ly và run rẩy mang đến. Ðừng sợ em nhé. Thế nào chúng tôi cũng chiếm lại và trả lại thành phố này cho em.
    Chợt ở ngoài cửa sau nhà, nhìn ra đường rầy xe lửa, thấy địch chạy như bầy vịt về hướng đầm Thị Nại. Như vậy là ta đã thắng rồi. Và ít ra vết thương này cũng không đến nỗi vô ích…”
    ( Trích: Nhà văn trẻ ấy bị thương – THT )

    – “Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua,
    Thắng trận tin vui khắp nước nhà,
    Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ.
    Tiến lên!
    Toàn thắng ắt về ta!”
    Đối với đoạn văn…
    – Ðừng sợ em nhé. Thế nào chúng tôi cũng chiếm lại và trả lại thành phố này cho em.
    Chợt ở ngoài cửa sau nhà, nhìn ra đường rầy xe lửa, thấy địch chạy như bầy vịt về hướng đầm Thị Nại. Như vậy là ta đã thắng rồi. Và ít ra vết thương này cũng không đến nỗi vô ích…”
    Chỉ một bài thơ…và…Chỉ với một vài đoạn bút ký, diễn đạt diễn biến sự kiện lịch sử xuân 1968 ấy, người đọc trẻ (như tôi) có thể hiểu được thế nào là tính vô nhân và thế nào là tính nhân văn nhân bản…trong thơ văn thời chiến trước 1975…vậy!

  6. Nguyễn Tuấn Anh
    10/09/2012 lúc 23:03

    Chị Năm ơi, ở một giác độ nào đó, thế hệ trẻ tụi em cần phải có sự so sánh để có cái nhìn tương đối…khách quan, dù chỉ là cá nhân, chứ chị Năm!
    Bởi, không như thế hệ các bác và các anh chị trước 1975, thế hệ tụi em, nói thế nào đi nữa, dù muốn dù không, ít nhiều, cũng đã từng bị “nhồi sọ” và “định hướng” cảm thụ “văn chương mẫu” một chiều trong thời gian học phổ thông…!
    Thì nay, với điều kiện thuận lợi thông tin rộng mở của internet, với sự khao khát tìm hiểu, cá nhân em đã dần dần “vén bức màn đen” và từ từ “khám phá” ra nhiều điều thú vị…
    Trong phạm vi của một cái còm, không thể nói được hết mọi điều, nhưng, trong chừng mực nào đó theo nhận thức, cá nhân em đã thấy rõ được một số nét cơ bản, chẳng hạn:

    1/ Với thơ văn của người lính miền Bắc trước 1975, các tác giả “bộ đội”, khi sáng tác đều phải tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc phục vụ cho công tác “nhồi sọ” tuyên truyền chính trị, hô hào thúc dục “robots bộ đội , cả nam lẫn nữ” , những thanh niên xung phong nam nữ…lao vào cuộc chiến như con thiêu thân…! Mọi cảm xúc, rung động, tình cảm cá nhân thật sự của văn thi sĩ đều phải gạt dẹp bỏ, họ, cuối cùng chỉ là những THỢ VIẾT THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG, nếu không muốn mình bị ghép vào thành phần…”dao động”, “xét lại”, thậm chí là…”theo địch”, là “phản động”!?
    Tất cả (cái gọi là) sáng tác thơ văn đều phải đi đúng quỹ đạo của “quan văn hoá văn nghệ nhồi sọ tuyên truyền chính trị”, ai dám cả gan viết chệch ra…dù chỉ là một chút thôi, thì ngay lập tức, họ sẽ bị “đánh” tơi tả, bầm dập ngay, dù có là ai đi nữa!!!
    Điển hình như Phạm Tiến Duật “cả gan” chệch hướng với bài…VÒNG TRẮNG, và Ngô Văn Phú “cả gan” với bài…SẸO ĐẤT…

    2/ Trái lại, với nền thơ văn của người lính miền Nam trước 1975, các tác giả hoàn toàn tự do trong bất cứ lĩnh vực và phong cách sáng tác nào, họ không bị và không chịu bất cứ một sự ràng buộc, một sự bó buộc, một sự chỉ đạo, một sự định hướng sáng tác…của bất cứ một “ông quan văn hoá văn nghệ” nào; các tác giả lính miền Nam, hoàn toàn chủ động thể hiện những cảm xúc cá nhân thật sự của riêng mình, những rung động cá nhân thật sự của riêng mình, những sáng tác ấy đều xuất phát từ những rung cảm trong những trái tim đầy mỹ cảm tri thức, những sáng tác ấy ươm và vun ắp đầy những Chân Thiện Mỹ cuộc sống, nó bàng bạc lan toả dịu nhẹ nhàng nhưng thấm đẫm tính nhân văn nhân bản trong tình yêu quê hương đất nước, trong tình yêu đôi lứa, trong tình “huynh đệ chi binh”, và tình “quân dân cá nước”…

    Những tác phẩm thơ văn mang ý nghĩa và tunh thần như đã nói ở trên…thì rất nhiều…
    Nhưng, trong phạm vi cái còm này, em xin được mạn phép chọn 2 bài thơ mà em thấy rất rung động…khi gặp đọc…

    1/ Mùa mưa lần trước tôi theo đơn vị
    Đến tiếp thu vùng đất nhỏ điêu tàn
    Lối hẹp nhà em lầy lội dấu chân
    Những mái tranh nghèo ôi sao cô tịch
    Vườn chuối bỏ hoang cỏ lên xanh biếc
    Ruộng lúa bom cày đạn phá đêm đêm
    Trăm gian nan thống khổ với truân chuyên
    Người người chỉ nguyện cầu trong sầu não.
    (Phan Bá Thuỵ Dương – 1967 )

    2/ Tạ từ em với sương mai
    Anh lên tay súng cất lời hô quân
    Tàu đi sông nước chập chùng
    Nẻo quan san đó gian truân đã chờ
    Trước sau cờ rợp bóng cờ
    Ngoài kia chiều ráng nắng mờ hắt hiu
    Em về mây gió trôi theo
    Nhớ nhau? Thôi cũng chắt chiu kiếp này
    Bên anh đạn réo tên bay
    Trăm binh đao với tháng ngày bỏ quên
    Quê mình còn đó không em
    Cho anh gởi gắm trái tim ngọt ngào.
    (Phan Bá Thuỵ Dương – 1968 )

  7. Nguyễn Tuấn Anh
    10/09/2012 lúc 23:15

    Năm 1974 trên tạp chí Thanh Niên xuất hiện bài thơ VÒNG TRẮNG (hay…”Viết về số 0″) của Phạm Tiến Duật:

    Khói bom lên trời thành một cái vòng đen
    Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
    Tôi với bạn đi trong yên lặng
    Cái yên lặng bình thường đến sau chiến tranh
    Có mất mát nào lớn bằng cái chết
    Khăn tang, vòng tròn như một số không
    Nhưng bạn ơi ở bên trong vòng trắng
    Là cái đầu bốc lửa ở bên trong

    http://tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=11070

  8. Nguyễn Tuấn Anh
    10/09/2012 lúc 23:17

    Cũng trên tạp chí Thanh Niên, số 6/1974, bài thơ “Sẹo đất” của Ngô Văn Phú cũng bị coi là sợ hãi chiến tranh, kém cỏi và hèn nhát…

    Cái hố bom nằm trên vạt ruộng
    Dẫu san bằng vẫn cứ nhận ra
    Đến mùa bừa chân bước nhấp nhô
    Lúa cấy kín, vệt tròn còn đấy
    Tưởng trên da thịt mình mới sẹo
    Ai ngờ đất cũng sẹo như người

    Trong chiến tranh đạn cắm tay tôi
    Trong chiến tranh hố bom dầy đất
    Hết chiến tranh, tôi về hợp tác
    Đất chuyển vần, vụ lúa vụ khoai

    Mỗi đợt trở trời
    Vết sẹo trên tay tôi nhức
    mỗi đợt trở trời
    Cái hố bom sẹo đất
    Có làm đất nhức không, đất ơi?

    Đất có màu xanh
    Tôi có cuộc đời
    Những vết sẹo mãi còn nhắc nhở
    Những điều cần nói với ngày mai…

  9. Trần thị Bảo Vân
    12/09/2012 lúc 12:09

    Hù..u..u..u..ù…!!!!
    Chị Năm ơi, nhóm kiến Út mới về, chị Năm khoẻ không?
    Út tạt ghé thăm nhà một chút để…”ngắt” chị Năm một cái đây! hihi…
    Đọc bài sau nghe chị Năm…

    • Trần thị Bảo Vân
      13/09/2012 lúc 22:09

      Ui! Chị Năm ơi, cho Út xin lỗi vì dạo này không vào chơi thường xuyên được nghe!
      Bởi công việc của nhóm phân công, Út phải xoay như cái chong chóng và làm muốn “đâu cái điền” luôn đó!!! Hihi…
      Giờ này tranh thủ giải lao một chút ghé thăm nhà chị Năm đọc bài đây…

    • Trần thị Bảo Vân
      13/09/2012 lúc 22:36

      Chị Năm ơi,
      Thú thật là Út đọc chưa được nhiều lắm những sáng tác ở miền Nam trước 1975, và cũng như bạn Tuấn Anh nói, Út cũng chỉ mới biết, làm quen và tiếp cận đọc những sáng tác này khi mới vào nhà chị chơi thôi mà…
      Vả lại, khi đọc còm của bác Ngô Tấn hồi đáp cho câu hỏi của chị Năm, thì Út lại thấy thêm…”run cầm cập” khi chị Năm biểu…”trả lời mấy câu hỏi của chị Ba”!!!! hihi…
      Tuy vậy, vì chị Năm đã “ra lệnh”: – “làm ơn làm phước”.. hihi… nên Út cũng rang “đắp mền” cho bớt run…để mà nói thật long một vài cảm nhận của mình, như ý chị Ba hỏi nghe.
      Chị Năm ơi, như Út nhớ có lần đã có nói với chị…về việc Út cả gan “làm reo” với Ba Má Út, Út đòi bỏ giấy trắng không làm bài thi, nếu Ba Má “cứ ép và định hướng” cho Út thi vào Sư Phạm Văn của ĐHSPtphcm!!! Bởi Út không thể nào chịu đựng được một cung cách học và dạy Văn nhồi sọ, nhai lại và phát ra rả đến ngán ngẫm…trong cái “chuồng văn mẫu xhcn”! hihi…
      Chị Năm, Út nhắc hơi vòng vo tam quốc như thế, là chỉ để muốn nói điều cảm nhận thực sự của mình về…”thơ văn miền Nam”…khi Út vào nhà chị chơi và bắt đầu làm quen tiếp cận đọc những sáng tác của… Võ Hồng, Hoàng Ngọc Tuấn, Mai Thảo, Nguyễn Tất Nhiên, Võ Phiến , chị Cam Li, chị Nguyệt Mai…ở trang nhà của chị Năm, sau đó tới phần thơ văn về lính thì Út vào blog’s Trần Hoài Thư đọc những sáng tác của Trần Hoài Thư, Nguyễn Bắc Sơn, Vuông chiếu Luân Hoán…
      Tất nhiên là Út đọc cũng chưa được nhiều lắm vì bận học nên ít thời gian quá, nhưng điều mà Út thật sự cảm nhận rõ được, đó là: Các sáng tác ấy đều… khác hẳn cái tinh thần văn phong rập khuôn, đầy tính nhồi sọ mẫu, luôn ra rả giáo điều, định hướng chính trị tuyên truyền cố tình được lồng vào trong cái gọi là “nền văn học hiện thực xhcn”!!!
      Những sáng tác của các tác giả miền Nam mà Út có dịp đã đọc ở trên, theo cá nhân Út: nó mang đầy chất tự do trong tư tưởng và quan điểm sáng tác, mỗi tác giả một phong cách biểu đạt thể hiện đề tài, nhưng tất cả đều có một điểm chung nhìn thấy rất rõ ngay, đó là nội dung các sáng tác đều thể hiện rất cao và rất rõ tính giáo dục con người thật sự, luôn chú trọng tính nhân văn nhân bản và đạo làm người cũng như luôn thể hiện tính Chân, Thiện Mỹ… trong mỗi sáng tác của mình.
      Văn phong của các tác giả luôn trong sáng, lưu loát trong diễn đạt, hình thức hành văn và chính tả luôn chỉn chu…Các tác giả, như trong ý thức đã luôn thật sự tôn trọng những độc giả của mình…!
      ……………..

      Chị Năm ơi, đêm nay cả gan còm vài dòng “tầm bậy tầm bạ”,,,của đứa… “Út ít con nít con nôi”…vậy thôi nhé…
      Hết giờ giải lao…Em rời nhà đây…

    • Trần thị Bảo Vân
      16/09/2012 lúc 15:29

      Chị Năm: Ủa…! Chị Ba đi lâu nay mất biệt ở tận đẩu đâu…hổng thấy, mà chị Năm nói…”chị Ba muốn nghe”?!

  10. Võ Trung Tín
    12/09/2012 lúc 12:22

    Boooooo.ớ.. chị Năm!!!!! Bà chị “trốn” ở đâu rrroooiiiiiiiii…r.ồ.i!!!
    Ròm em báo cáo trình diện đó nghen!!!!!!
    Vừa về nhà mệt quá, mà thấy entry..LÍNH..là “khoái” rồi..!!!!!!
    Dzậy thì chơi bản nhạc..”LÍNH MÀ EM”..cho nó tưng bừng chất LÍNH của mấy bác ấy..luôn nghen..bà chị Năm ơi..!!!!

    • Võ Trung Tín
      12/09/2012 lúc 12:43

      LÍNH MÀ EM
      – Tác giả: Anh Thy

      Trăng lên cao muôn hoa sóng giăng đầy
      tàu lắc lư làm sao viết thư tình
      trăng đại dương không đủ viết thư đêm
      nên thư muộn đừng trách lính mà em
      hôm mình đi xi-nê về mưa nhiều
      áo dài xanh bên áo trắng hoa biển
      anh che cho em đừng làm ướt áo
      anh quen rồi mưa gió “lính mà em”
      hỡi em yêu ! nhớ đến với anh
      ngày nào anh về bến bên nhau
      chúng ta thương thật nhiều
      tàu về bến anh hẹn mình dạo phố
      tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
      thường dỗi anh “kìa đi gì mau vậy?”
      anh mỉm cười khẽ nói: “lính mà em”.

      Ca sĩ Mai Lệ Huyền
      http://lyric.tkaraoke.com/13709/Linh_Ma_Em.html

  11. Võ Trung Tín
    12/09/2012 lúc 12:27

    LÍNH MÀ EM !

    Mình trách anh hay hồi âm thư trễ
    – Em đợi hoài! Em sẽ giận cho xem
    Thư anh viết: – Bao giờ anh muốn thế
    Hành quân hoài đấy chứ…LÍNH MÀ EM!

    Anh gởi về em mấy cành hoa dại
    – Để làm quà không về được Noel
    Không đi lễ nửa đêm cùng em gái
    Thôi đừng buồn anh nhé…LÍNH MÀ EM!

    Đêm biên giới kê đầu lên báng súng
    Trăng tiền đồn không đủ viết thư đêm
    Nên thư cho em nét mờ chữ vụng
    – Hãy hiểu dùm anh nhé…LÍNH MÀ EM!

    Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm
    Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm
    Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
    – Anh quen rồi, không lạnh…LÍNH MÀ EM!

    Ngày về phép anh hẹn mình dạo phố
    Tay chinh nhân đan năm ngón tay mềm
    Mình xót xa đời anh nhiều gian khổ
    Anh cười buồn khẽ nói…LÍNH MÀ EM!

    Ghét anh ghê! – Chỉ được tài biện hộ
    Làm…”người ta” càng thương mến nhiều thêm
    Nên xa lánh những cuộc vui thành phố
    Để nhớ một người hay nói…LÍNH MÀ EM!

    – Tác giả: (?)
    Chị Năm và các bác có ai biết tên tác giả?!

  12. Võ Trung Tín
    12/09/2012 lúc 12:45

    Thôi ghé thăm nhà một chút, đang bận quá, tụi em dzọt..nghen chị Năm!!!!!

  13. Võ Trung Tín
    13/09/2012 lúc 13:41

    Đọc chưa nhiều, nhưng khi gặp đọc một số (cũng không ít..) những bài văn thơ cũ của các tác giả khoác áo lính miền Nam viết về cuộc (nội) chiến, viết về thân phận con người nhỏ nhoi trong cuộc chiến, viết về thân phận những thế hệ thanh niên khoác áo lính miền Nam nói riêng, và những thế hệ tuổi trẻ đã bị “hứng chịu” trong cuộc chiến trước 1975 ở miền Nam nói chung… Nó cho tôi, thế hệ tuổi trẻ hôm nay – 2012 – như thấu và đồng cảm được cái hơi thở của những thế hệ tuổi trẻ một thời khoác áo lính đã qua, bởi, tuổi trẻ thời nào, bao giờ và trước tiên cũng nhìn đời với một tâm hồn…đầy trẻ trung đầy ”vô tư lự”…
    bỏ lệnh gọi trong túi quần
    tôi đi qua từng đường phố
    không biết phải làm gì
    tôi trở về rửa mặt
    quyết định ngủ một ngày
    thản nhiên không mơ mộng
    bỏ lệnh gọi trong túi quần
    ngồi lật chồng sách cũ
    không biết phải làm gì
    ngó loanh quanh chỗ ở
    chợt nhớ người mẹ gìa
    trên bàn thờ ám khói
    tôi thắp một nén hương
    bỏ lệnh gọi trong túi quần
    mở tìm từng ngăn tủ
    không biết phải làm gì
    tôi bán xôn quần áo
    đi ăn tô bún bò
    thản nhiên không suy tính
    bỏ lệnh gọi trong túi quần
    cứ làm thơ cái đã
    không biết phải làm gì
    tôi dán trên vách cửa :
    một người sắp hy sinh
    bạn bè đừng ca ngợi
    và bỗng thèm hôn em
    tôi đạp xe ra phố
    thảnh thơi thở tự do
    ngày cuối cùng dân sự
    bỏ lệnh gọi trong túi quần
    bắt tay bác cảnh sát
    tôi vui vẻ đứng cười
    đêm bắt đầu vây phủ
    tôi hoàn toàn vô tư
    (Luân Hoán)
    Tuy nhiên, khi “nhập cuộc chơi” thật sự, thế hệ những người lính miền Nam họ có…”tôi hoàn toàn vô tư”…không?
    Tôi đọc, và như thấu cảm cuộc sống thường nhật trong quân ngũ của họ, thấu cảm cái Tôi với những suy tư, trằn trọc đầy nỗi niềm xáo động, bấp bênh trong cuộc sống quân ngũ. Người lính họ sống và hiện hữu với hơi thở đầy dồn nén bức bối, họ trực diện cái bối cảnh của một đất nước đang diễn ra chiến tranh. Với người lính, sự sống và cái chết, cũng như bị thương, lúc nào như cũng rình rập, bủa vây quanh họ, “Sống – Chết” như một lằn ranh vô hình, một sợi chỉ mỏng manh dễ bị tan biến và đứt vỡ:
    bôi mặt vẽ mày mời các người xem
    tôi văng tục luôn như thằng mất dạy
    đã thế thì đừng cố gắng ngạc nhiên
    khi mày không hơn gì tao mấy tí
    lính tráng bây giờ như chiếc đinh đen
    đóng chặt đời vào động cơ và nổ
    bắn giết bình thường như bài tiết như ăn
    vậy hỏi làm chi lương tâm bổn phận
    bôi mặt vẽ mày đi đứng vô tri
    đó chính là tôi
    tôi là người lính trận
    (Luân Hoán)

    • Một ngày chủ nhật phơi giày trận
    Ta bỗng tìm ra một vết thương
    Vết thương bàng bạc như là khói
    Ngưng đọng nhà ai ở cuối đường
    Mày gởi một chân ngoài mặt trận
    Mang về cho mẹ một bàn chân
    Mẹ già khóc đến mù hai mắt
    Đời tàn trong lứa tuổi thanh xuân
    Chiều chiều ngồi nhà hút ống vố
    Cao giọng ngâm chơi khúc cổ văn
    Chiến tranh xa tít như là mộng
    Thôi kể mày ra cũng yên phần
    Ta may mắn tay chân lành lặn
    Nhưng tâm hồn trống rỗng bơ vơ
    Mỗi ngày chữa bệnh bằng ly rượu
    Tối nằm đánh vật với cơn mơ
    Ta mắc bịnh ung thư thời chiến
    Thoi thóp còn một trái tim khô
    Sợ hãi con người hơn thú dữ
    Nhìn nơi nào cũng thấy hư vô
    Mai kia trong những ngày ngưng chiến
    Ta chắc rằng không thể yêu ai
    Nhà thương điên nếu còn chỗ trống
    Xin chiếc giường cho xác tàn phai
    Mai kia khi thành đồ phế thải
    Ta lên cao nguyên nằm dưỡng thương
    ( Nguyễn Bắc Sơn)

    Mỗi tác giả lính miền Nam như vắt máu từ tim và lấy mồ hôi nước mắt của mình như để hoà chung làm mực mà viết, mà trải những nỗi lòng, những tự sự, những u uẩn, những u uất, thậm chí là những bất mãn, những phỉ nhổ, những lên án về một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn…vô nghĩa!
    • Tiếc mày không gặp tao ngày trước
    Ta cho mày say quất cần câu
    Rượu bia bốn chục chai đồ bỏ
    Uống từ chạng vạng suốt đêm thâu
    Thành phố giới nghiêm ta ngất ngưỡng
    Một mình huýt sáo một mình nghe
    Theo sau còn có vầng trăng lạnh
    Cao tiếng cười buông tiếng chửi thề
    Thời đó là thời ta chấp hết
    Lửng lơ hoài trên chiếc đu quay
    Ðời mình như ly rượu cạn
    Hắt toẹt đời đi chẳng nhíu mày
    Thời đó là thời ta bất xá
    Sẵn sàng chia khổ với anh em
    Hơi cay, đạn khói, dùi ba trắc
    Bước cũng không lui trước bạo quyền
    Bây giờ ta đã thành ti tiểu
    Uốn vào khuôn khổ cuộc đời kia
    Loanh quanh trong chiếc chuồng vuông chật
    Sống đủ trăm năm kiếp ngựa què.
    ( Nguyễn Bắc Sơn )

    Mỗi sáng tác, mỗi thi phẩm, mỗi văn phẩm, như đã phần nào phản ánh một cách trung thực những tâm tư, suy nghĩ, trăn trở về thân phận người lính bị xoáy và cuốn vào một cách trực diện của cuộc chiến, Mỗi bài thơ như là một nhịp thở như ẩn chứa đầy chất thán khí của một thế hệ, như là một sinh mệnh của mỗi cá nhân tuổi trẻ trong cuộc chiến vậy…
    • Buổi sáng xuất quân về hướng Bắc
    Âm thầm sương sớm tóan quân ma
    Qua cầu sông Lũy nhìn quanh quất
    Nước đỏ cầu đen chợt nhớ nhà
    Nước reo bèo dạt mặt trời lên
    Khói núi lời ca chú dế mèn
    Có gió cao che đầu chiến sĩ
    Thanh cầu gõ súng nhạc leng keng
    Vì sao ta tới đây hò hét
    Học trò bẻ bút tập mang gươm
    Tập uống máu người thay nước uống
    Múa may theo lịch sử điên cuồng
    Vì sao ngươi đến đây làm giặc
    Đóng trò tráng sĩ loạn Xuân Thu
    Giận đời ghê những bàn tay bẩn
    Đưa đẩy ngươi trong cát bụi mù
    Buổi chiều uống nước dòng Ma Hý
    Thằng Xuân bắn chết thằng Mang Khinh
    Hỡi ơi sống chết là mưa nắng
    Gió tối mưa đêm chớ lạnh mình
    Đốt lửa đồi cao không thấy ấm
    Lính Chàm giận ghét Chế Bồng Nga
    Chiến chinh chinh chiến bao giờ dứt
    Sắt đá ồ sao lại nhớ nhà
    ( Nguyễn Bắc Sơn )

    Tuổi trẻ là mùa Xuân của cuộc đời với bao ươm mộng ước mơ tươi đẹp!
    Nhưng, thế hệ tuổi trẻ khoác áo lính miền Nam trước 1975, có thể nói không quá lời (qua văn thơ), đó là…thế hệ tuổi trẻ khoác áo lính, mang ba lô chứa đầy những ưu tư, những tự vấn, những trằn trọc, những trăn trở…đến triền miên trong thường trực…

    Lòng suối cạn phơi một bầy đá cuội
    Rừng giáp rừng gió thổi cỏ lông măng
    Đoàn quân anh đi những bóng cọp vằn
    Gân mắt đỏ lạnh như tiền sắc mặt
    Bốn chuyến di hành một ngày mệt ngất
    Dừng chân nơi đây nói chuyện tiếu lâm chơi
    Hãy tựa gốc cây hãy ngắm mây trời …
    Hãy tưởng tượng mình đang đi picnic
    Kẻ thù ta ơi các ngài du kích
    Hãy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo
    Hãy tránh xa ra ta xin tí điều
    Lúc này đây ta không thèm đánh giặc
    Thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc
    Thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh
    Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình
    Ăn muối đá mà điên say chiến đấu
    Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
    Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
    Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
    Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
    Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
    Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
    Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
    Suy nghĩ làm chi cho lao tâm khổ trí
    Lũ chúng ta sống một đời vô vị
    Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau
    Mượn trời đất làm nơi đốt hỏa châu
    Những cột khói giả rừng thiêng uốn khúc
    Mang bom đạn chơi trò chơi pháo tết
    Và máu xương làm phân bón rừng hoang
    ( Nguyễn Bắc Sơn )

    Một thế hệ tuổi trẻ mặc áo lính “chiến đấu” trong tâm thức đầy…”bi thương”, nhưng cũng không kém phần “bi hùng” lẫn “bi tráng”…vậy…!

    • Võ Trung Tín
      14/09/2012 lúc 14:13

      Chị Năm: Chời..! Chời..! Ý kiến của riêng em hở!!!???
      Mọi người còm và đã nói hết những ý mà Ròm em cũng..suy nghĩ..đó chị Năm ơi…
      Vậy thì cá nhân Ròm em thêm một ý bổ sung nữa đây nghen, đó là:

      – Tư cách và đạo đức sáng tác của các tác giả miền Nam trước 1975, thông qua tác phẩm, chúng ta thấy nổi bật cái nhân cách sáng tác…KHÔNG SỢ và KHÔNG HÈN !
      Ở họ, thông qua các sáng tác, đều là sự tự do tư tưởng! Tư cách và đạo đức sáng tác của họ luôn minh chính, các tác giả, ở họ thông qua tác phẩm, chúng ta có thể khẳng định là họ không bao giờ bẻ hoặc uốn cong ngòi viết của mình, làm bồi bút, nhằm phục vụ cho giai cấp lãnh đạo của chế độ…

      Ròm em có cái cảm nhận trên, bởi lẽ, so với các “đồng nghiệp sáng tác” của họ ở miền Bắc xhcn, thì các “thợ viết” miền Bắc..chưa và không bao giờ có đủ tư cách và đạo đức của một người cầm viết chân chính, chứ chưa nói đến cái danh xưng rất cao đẹp là..VĂN SĨ, THI SĨ !
      Ròm em dẫn chứng nhé:

      1/ Hồi Ký Của Một Thằng Hèn – Tô Hải

      http://quanvan.net/index.php?view=story&subjectid=26787

      2/ – “Văn chương gì mà muốn viết một câu trung thì phải viết một câu nịnh? Hèn, hèn chứ? Nhà văn nước mình tận trong tâm can ai mà chẳng thấy mình hèn? Cái sợ nó làm mình hèn. Vì thế mà từ xưa tới nay có bao nhiêu nhà văn nhà thơ đã đi ở ẩn ngay trong tác phẩm? Chúng ta vắng thiếu những cây thông đứng sừng sững. Có một nhà văn đàn anh nâng chén rượu lên giữa đám đàn em: “Tao còn sống, còn cầm bút được đến bây giờ là nhờ biết sợ!”, nói rồi ngửa mặt lên trời cười rung giường, nước mắt tuôn lã chã, giọt đổ xuống đất, giọt đổ vào lòng. Có người cầm bút đến lúc sắp bước sang thế giới bên kia vẫn chưa dám thốt lên một lời nói thật tự đáy lòng, không dám viết hồi ký thực, vì sợ để liên lụy đến đời con cái…(…)… Sao mà khổ vậy?!”
      ( Nguyễn Minh Châu)

    • Võ Trung Tín
      15/09/2012 lúc 14:22

      Chị Năm: Chời..! Chời..! Bà chị Năm có bị..”lạc đề”..trong trao đổi hông đó?!
      Chủ đề entry và các câu hỏi muốn biết của chị Ba nêu ra là:
      “Với riêng bạn, bạn nghĩ sao về thơ văn miền Nam, đặc biệt của những người cầm viết là lính, khi các bạn có dịp đọc thơ văn của họ? Bạn có những chia sẻ gì không?”..mà chị Năm..?!

      Vì vậy, tình huống lịch sử trong câu hỏi mà chị Năm đặt ra:

      1/ “Nếu các nhà văn miền Nam ở trong tình thế của văn nghệ sĩ miền Bắc xhcn thời kỳ 1954-75 thì họ sẽ ra sao?”
      Không bao giờ xảy ra..chị Năm ơi!!! Bởi, lịch sử đã diễn ra thực tế rồi.. thì không bao giờ có chữ NẾU!!!

      – “ Avec Si, on peut mettre tout Paris dans un bouteille”
      ( Với chữ NẾU, người ta có thể bỏ cả thành phố Paris trong một cái..chai)

      OK, chị Năm?

      2/ “Những nhà văn ở lại miền Bắc sau 1954, ngoài nhóm NVGP bị đàn áp tù đày, và một số rất ít như Hoàng Cầm, Hữu Loan… đã im lặng, còn đa số đã chấp nhận làm văn nô.
      Ở miền Nam sau 1975 cũng có chiến dịch đàn áp văn nghệ sĩ. Một số vị phải vào tù vì bị kết tội là những tên biệt kích cầm bút. Ngoài những vị đã vượt thoát khỏi VN, còn những vị kẹt lại trong nước, em có biết tình hình ra sao không?”

      Chị Năm ơi, vấn đề chị đặt ra và hỏi này, đúng là nó “hơi hơi” vượt qua tầm hiểu biết thực tế lịch sử của em, bởi trong thời điểm này, Ròm em còn đang ở tận..sao Hoả mà!…hihihihihihi..
      Tuy nhiên, theo cảm thụ đọc và quan điểm nhận xét đánh giá của cá nhân Ròm em, thì:

      a/ Những tác giả, những văn thi sĩ thời tiền chiến (trước 1945), tất cả những ai thành danh, cũng đều xứng đáng là những tác giả, những văn thi sĩ đúng nghĩa, bởi những cảm xúc trong sáng tác của họ là những diễn đạt cảm xúc trong sự sáng tạo tự do trọn vẹn.

      b/ Những ai sống và viết trong giai đoạn 1945 – 1975 ở miền Bắc xhcn, đều là những THỢ VIẾT, nếu không muốn chửi vào mặt là..BỒI BÚT cho chế độ cs miền Bắc, kể cả những tên tuổi lớn đã thành danh thời tiền chiến, như: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận…

      c/ Những tác giả, những văn thi sĩ trước 1975 ở miền Nam, tất cả những ai thành danh, cũng đều xứng đáng là những tác giả, những văn thi sĩ đúng nghĩa, bởi những cảm xúc trong sáng tác của họ là những diễn đạt cảm xúc trong sự sáng tạo tự do trọn vẹn.

      d/ Sau năm 1975, và cho đến hiện nay năm 2012, ở miền Nam nói riêng và cả nước nói chung, TẤT CẢ CÁC NGƯỜI VIẾT, nếu CAM CHỊU ĐÁNH MẤT LƯƠNG TÂM, CAM CHỊU HÈN, NHỤC và CAM TÂM ĐÁNH MẤT THIÊN CHỨC CAO QUÝ CỦA MỘT NGƯỜI CẦM BÚT, chấp nhận “dấn thân”, “cộng tác” vào hình thức tổ chức của hội “văn chương xhcn” vì cơm áo gạo tiền, THÌ TẤT CẢ, KHÔNG TRỪ MỘT AI, đều chỉ là NHỮNG THỢ VIẾT, NHỮNG VĂN NÔ, NHỮNG BỒI BÚT !!!
      Các sáng tác của họ cho dù có được chế độ rầm rộ tung hê “tôn vinh”, thì cũng đều là nhằm mục đích chính trị phục vụ cho chế độ xhcn…đầy giả dối, do đó, những cái gọi là “tác phẩm văn học xhcn”, tất cả đều…kém giá trị Chân Thiện Mỹ đích thực của ngôn ngữ, và tất cả đều… nhảm nhí!
      Ròm em nói có sách mách có chứng đó nghen:

      – “Có thể tóm tắt thành một lời khuyên thế này: ở Việt Nam, nghe một tác phẩm nào đoạt giải, bạn đừng đọc; nghe một nhà văn hay nhà thơ nào được trao tặng danh hiệu “cao quý” nào đó, bạn đừng thèm ngó mắt đến…”

      http://www.voatiengviet.com/content/cu-de-mac-gioi-cam-but/1216059.html

    • Võ Trung Tín
      15/09/2012 lúc 14:56

      – “…Rất tiếc là sau năm 1945, quyết tâm đổi mới hừng hực ấy đã lụi tắt. Ít thấy ai còn thao thức tự đổi mới chính mình. Phần lớn cứ viết như một quán tính, hết tập thơ này đến tập thơ khác, hết ca ngợi ngói mới lại ca ngợi nông trường mới với những lúa mới, bò mới và người mới. Thơ được ví như một thứ trứng gà công nghiệp, mỗi ngày một bài. Những bài thơ cứ hao hao như nhau, nhàn nhạt như nhau. Viết, vẫn viết nhưng không còn sáng tạo. Nhà thơ biến thành những chuyên viên recycle, mê mải recycle cảm xúc, tư tưởng và tưởng tượng của mình và của người khác…”

      https://secure.loder.in/nph-viet.s/20/http/www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do=3faction=3dviewArtwork=26artworkId=3d317

  14. Võ Trung Tín
    14/09/2012 lúc 14:22

    Nhân nói chuyện..”văn chương thơ phú”!
    Có bài viết mới, Ròm em vừa đọc xong, thấy rất..”Đà !”
    Chị Năm dzà cả nhà đọc thử..xem sao…
    hihihihihi…

    -“..nhà cầm quyền cộng sản sử dụng ngôn ngữ như những nhãn hiệu để phạm trù hóa kẻ thù. Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, đó là những chữ “thực dân”, “Việt gian”, “địa chủ”, “cường hào” và “tư sản”; sau, thời chiến tranh Nam Bắc, đó là những chữ “đế quốc”, “chủ nghĩa thực dân mới”, “Mỹ ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “ác ôn”, “phản quốc” và “phản động”; sau năm 1975, “chủ nghĩa bá quyền”, “chủ nghĩa bành trướng”, “tư sản mại bản”, “tàn dư của chủ nghĩa thực dân” và “phản động”; gần đây, thêm hai khái niệm mới: “diễn tiến hòa bình” và “âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế”. Đi đôi với các từ ngữ ấy ấy là vô số các ẩn dụ nhằm phi nhân hóa kẻ thù: “sài lang”, “lang sói”, “ác thú”, “quỷ dữ”, v.v.”…

    http://www.voatiengviet.com/content/cuong-che-ngon-ngu/1506742.html

  15. Võ Trung Tín
    14/09/2012 lúc 14:28

    Và thêm một bài..đọc..dzui dzui..

    – “Trên cả ba bình diện quốc tế, quốc gia và liên cá nhân, ngôn ngữ bao giờ cũng gắn liền với ý niệm về quyền lực, do đó, đều có tính chính trị. (1) Giới làm chính trị hiểu rõ điều đó và không ngừng tận dụng ngôn ngữ như một thứ vũ khí để giành giật, và sau đó, bảo vệ quyền lực.
    Trong lịch sử, không có giới chính trị nào hiểu điều đó một cách sâu sắc và tận dụng điều đó một cách triệt để cho bằng giới lãnh đạo cộng sản…”

    http://www.voatiengviet.com/content/tao-hien-thuc-gia-bang-ngon-ngu/1504518.html

  16. 15/09/2012 lúc 13:17

    Người lính cho dù phía chiến hào nào cũng như nhau , khác chăng là ở những tên chỉ huy !
    Cấp bậc nó thể hiện mức độ hiếu chiến ( khát máu ) của mỗi người !
    Không thể có một viên tường nào nhân đạo hơn viên tướng nào ở hai phía chiến tuyến , chúng để là những con quỷ khát máu đang nướng từng mạng người lính trên lò lửa chiến tranh !

    • 16/09/2012 lúc 06:36

      Câu hỏi khó quá. Phay Van à, Một câu trả lời thành thật, đó là : hình như văn chương giai đoạn 54 – 75 rất dở nếu không muốn nói là toàn những tác phẩm vụn vặt. Tập hợp những truyện ngắn không làm nên một ” nền văn học ” cho một giai đoạn ! Phải có những tiểu thuyết thật tốt ,….. Có lẽ do chiến tranh nên người ta cũng theo nhịp độ cuộc sống, hối hả, vội vã chăng ?
      Thú thực với Phay Van, anh chưa tìm thấy một tác phẩm văn học thực sự trong giai đoạn này , có thể mình khiên cưỡng và khô cứng quá chăng ?

      • 16/09/2012 lúc 07:32

        Dạ, cảm ơn Bác Trà đã đóng góp ý kiến rất chân tình.
        Em nghĩ rằng mỗi tác phẩm thơ, văn dù là vụn vặt, cũng góp phần làm nên nền văn học. Mỗi tác phẩm một dáng vẻ, một nét riêng, như những bông hoa muôn màu muôn kiểu trong khu vườn văn chương. Và cái gọi là tác phẩm văn học thực sự phải là sản phẩm của sự tự do về tư tưởng.

    • 16/09/2012 lúc 12:52

      ” …. Và cái gọi là tác phẩm văn học thực sự phải là sản phẩm của sự tự do về tư tưởng.”
      Tuyệt vời !

    • Trần thị Bảo Vân
      16/09/2012 lúc 14:58

      Chị Năm ơi…Út vào thăm chơi một chút đây…
      Wow…! Bác Trà và chị Năm đáng kính ơi, cho phép Út Vân con mạo muội “chen vô”…cái ý kiến này, qua ý kiến từ cái còm của bác Trà…nghe! hihi…

      Bác Trà ơi…
      1/ “Câu hỏi khó quá. Phay Van à”
      – Út con nhất trí với bác Trà là câu hỏi thật…quá khó! Bởi, với những người thế hệ trẻ sinh sau 1975 như Út Vân con, cũng như những người tuy lớn tuổi nhưng chưa từng có cơ hội được tiếp cận đọc các tác phẩm văn học của miền Nam trước 1975!
      Tuy nhiên, theo Út con, trên tinh thần khách quan và duy lý, nếu thật tình chịu khó đọc và tìm hiểu khách quan, Út con nghĩ…phần nào ta có thể có một cái nhìn “tương đối chính xác” về một nền văn học đã bị bức tử oan uổng: “Nền văn học miền Nam 1954 – 1975”!
      Thưa bác Trà, Út con nói cái ý trên, là vì đọc thấy cái ý còm này… của bác:
      2/ “…hình như văn chương giai đoạn 54 – 75 rất dở nếu không muốn nói là toàn những tác phẩm vụn vặt. Tập hợp những truyện ngắn không làm nên một ” nền văn học ” cho một giai đoạn ! Phải có những tiểu thuyết thật tốt ,….. Có lẽ do chiến tranh nên người ta cũng theo nhịp độ cuộc sống, hối hả, vội vã chăng ?”
      Bác Trà ơi, chị Năm đã…”Dạ, cảm ơn Bác Trà đã đóng góp ý kiến rất chân tình.”
      Vậy thì, Út Vân con cũng được thành thật xin phép bác Trà cho Út con…cũng nói rất chân tình với bác nghen, đó là:
      ( Út con xin lỗi bác Trà trước đó nghe..hi…) Thưa bác, Út con ngờ rằng bác Trà…chưa hề một lần ( hihi…) tiếp cận đọc và tìm hiểu thật sự về các “tác giả và tác phẩm” nói chung, của nền văn học miền Nam trước 1975” trên tinh thần duy lý, khách quan, mà bác Trà chỉ …còm theo cách suy nghĩ chủ quan, cảm tính, để đánh giá văn học Miền Nam trước 1975 theo tiêu chí…”kiểu này”, đúng không bác Trà?!
      “Về văn học Miền Nam sau 1954, một tác giả cộng sản khác là ông Phạm Văn Sĩ, trong phần phụ lục cuốn Văn học giải phóng Miền Nam cũng thấy có hai thứ văn học: một thứ phản động gồm có văn chương chống cộng, văn chương nhân vị duy linh và văn chương hiện sinh; một thứ tiến bộ gồm có văn chương hiện thực phê phán, và văn chương yêu nước và cách mạng.
      Thưa bác Trà đáng kính, Út con có tìm hiểu “sơ sơ một chút” về mảng văn học miền Nam trước 1975, và nhận thấy nền văn học ấy (trước mắt, Út con nói về Tiểu thuyết…) được phân chia rõ rang, một cách cụ thể đầy sức thuyết phục thế này, bác ạ:

      Tiểu thuyết thời kỳ 1954-75 chia ra làm hai dòng: một dòng truyền thống và một dòng phản truyền thống.
      Trong cái dòng truyền thống, có thể gặp lại một số khuynh hướng hồi tiền chiến, chẳng hạn:
      Khuynh hướng luận đề: Nguyễn Mạnh Côn, Hồ Hữu Tường, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Nguyễn Mộng Giác…
      Khuynh hướng xã hội: Phan Du, Nguyễn Văn Xuân, Vũ Hạnh, Nguyễn Thụy Long…
      Khuynh hướng phong tục: Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam…
      Khuynh hướng tình cảm: Linh Bảo, Thanh Nam, Nhã Ca, Nguyễn Thị Vinh, Văn Quang…
      Khuynh hướng luân lý: Nhật Tiến, Lê Tất Điều, Võ Hồng…
      Khuynh hướng tâm lý: Nhất Linh, Tường Hùng…
      Khuynh hướng tả chân: Nguyễn Đình Thiều, Thế Uyên…
      Phản ứng lại truyền thống, hoặc người ta phản ứng bằng cách ngờ vực các giá trị cũ, nêu ra các thắc mắc suy tư; hoặc phản ứng bằng cách chống lại nếp sinh hoạt cũ, sống theo một quan niệm khác hẳn; hoặc giả trong phạm vi văn nghệ thì người ta phản ứng lại bằng cách chuyển hướng sáng tác theo một quan điểm nghệ thuật mới. Như vậy dòng tiểu thuyết phản truyền thống, có thể chia ra những khuynh hướng như sau:
      Phản ứng trong suy tưởng: Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu…
      Phản ứng trong nếp sống: Nguyễn Thị Hoàng, Chu Tử, Nguyễn Đình Toàn, Trần Thị NgH, Lệ Hằng…
      Phản ứng trong bút pháp: Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông Ngạc…
      Hai khuynh hướng đầu thường được gọi chung là khuynh hướng hiện sinh; khuynh hướng thứ ba là tiểu-thuyết-mới…”
      Thưa bác Trà, Út con chỉ mới nêu lên với một bộ môn Tiểu Thuyết thôi, (con chưa nói đến các bộ môn văn học nghệ thuật khác như thi ca, hội hoạ, âm nhạc…) mà đã thấy được sự phân chia một cách rõ ràng khuynh hướng sáng tác như thế, vậy mà bác Trà “dám phán” (hihi…) là…” toàn những tác phẩm vụn vặt. Tập hợp những truyện ngắn không làm nên một ” nền văn học ””!!!???
      Bác Trà xem…những cái tên này đã làm nên một nền văn học miền Nam đầy phong phú, đồ sộ…nè…
      ( Chị Ba, chị Năm phải bổ sung thêm các tên tuổi vào danh sách đó nghe! Phần Út…nhiêu đó thôi là đã thấy…ngưỡng mộ “ngất ngư”…rồi! hihi…)
      A/ Một số Tác Giả, mà Út con tìm hiểu biết:
      Mai Thảo, Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh, Thanh Nam, Thanh Tâm Tuyền, Nhất Linh, Doãn quốc Sỹ, Võ Phiến, Võ Hồng, Nguyễn Hiến Lê, Lê Tất Điều, Trần Thái đinh, Dương Kiền, Hoàng Ngọc Tuấn, Y Uyên, Vô Ưu, Nguyễn Mộng Giác, Bình Nguyên Lộc, Trang Thế Hy, Ngọc Linh, Lê Vĩnh Hoà, Sơn Nam, Nguyễn Nam Châu, Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ, Nhật Tiến, Nguyễn Đình Toàn, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Quốc Trụ, Huỳnh Phan Anh, Viên Linh, Thế Uyên, Hoàng Trọng Miên, Duyên Anh, Trương Bảo Sơn, Dung Lam, Hà Thượng Nhân, Đào Đăng Vỹ, Bàng Bá Lân, Tam Lang, Vi Huyền Đắc, Trần Tuấn Khải, Thuỳ Yên, Sao trên rừng (Nguyễn Đức Sơn), Quách Tấn, Đông Hồ, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nhã Ca, Trần Dạ Từ, Du Tử Lê, Hoàng Hải Thuỷ, Thẩm Thệ Hà, Tô Kiều Ngân, Vũ Khắc Khoan, Ngô Thế Vinh,Nguyễn thị Thuỵ Vũ, Nguyễn thị Vinh, Linh Bảo, Tuý Hồng, Trùng Dương, Nguyễn thị Hoàng, Minh Đức Hoài Trinh, Nguyễn thị Vinh, Tuyết Hương…
      B/ Tác Phẩm: Nhiều vô kể…, ở đây, Út con mạn phép giới thiệu bác Trà mấy tác phẩm này, bác tìm đọc xem coi nó có…” là toàn những tác phẩm vụn vặt”…không nghe bác Trà:
      1/ Đem Tâm Tình Viết Lịch Sử – Nguyễn Mạnh Côn ( Bút hiệu:Nguyễn Kiên Trung)
      2/ Đêm Giã Từ Hà Nội – Mai Thảo
      3/ Người Nữ Danh Ca – Thanh Nam
      4/ Bốn Mươi – Mặc Đỗ
      5/ Thềm Hoang, Ánh Sáng Công Viên, Chuyện Bé Phượng – Nhật Tiến
      6/ Gia Tài Người Mẹ – Dương Nghiễm Mậu
      7/ Chị Em Hải – Nguyễn Đình Toàn
      8/ Thở Dài – Tuý Hồng
      9/ Mèo Đêm – Nguyễn thị Thuỵ Vũ ( Bút hiệu: Băng Lĩnh)
      10/ Mười Hoa Trổ Sắc – Nguyễn thị Vinh
      Và Út con…”khuyến mãi marketing”… thêm…hihi…:
      11/ Vòng Tay Học Trò – Nguyễn thị Hoàng.
      …Bác Trà đọc thử xem coi nó có…”vụn vặt”…hông nghe!? Hihi…

      C/ Các Tạp Chí:
      Văn, Văn Học, Bách Khoa, Văn Nghệ, Hiện Đại, Sáng Tạo, Vui Sống, Vấn Đề, Nghệ Thuật, Khởi Hành, Thời Tập, Văn Hoá Ngày Nay, Tân Phong, Đông Phương, Tự Do, Ngôn Luận, Khai Phóng, Thế Kỷ Hai Mươi, Mùa Lúa Mới….

      D/ Các nhà Xuất Bản:
      Tự Do, Lá Bối, An Tiêm, Cảo Thơm, Thời Mới, Sáng Tạo, Quan Điểm, Nam Sơn…

      Thưa bác Trà, Có thể nói, vài nét thử tìm hiểu và hình dung “hình thức sơ lược” về một nền văn học miền Nam bị bức tử, mà cá nhân Út con tìm hiểu được…như ở trên, Út con nghĩ nó xứng đáng…ĐƯỢC TÔN VINH và TRƯỜNG TỒN…đấy bác Trà kính mến ạ!
      Để kết cái còm này Út con kính mời bác Trà đọc đoạn này, của 2 trong những những nhà văn đáng kính ở miền Nam nghe…
      1/ Duyên Anh: “Tôi là người viết tiểu thuyết. Và trong bất cứ tiểu thuyết nào tôi cũng chỉ ca ngợi Tình Người.”
      2/ “Còn Võ Hồng, điều làm ông lo lắng đó là cái tinh thần của lớp trẻ sau này, của các thế hệ đàn em. Ông than thở với Nguyễn Nam Anh: “Nếu tôi không mô tả một người đàn bà bưng rổ đi chợ chẳng hạn thì ông nghĩ xem người thanh niên hôm nay có thể tưởng tượng ra được không? Bây giờ ở nông thôn chị nông dân nào đi chợ cũng xách giỏ bằng nhựa.” Nguyên một cái rổ đã thế, huống chi bao nhiêu là chuyện khác trong cuộc sống cũ đang mất đi nhanh chóng: “Thế hệ của chúng tôi bị chiến tranh tàn phá quá nhiều, một số lớn đã chết, những nếp sống cũ lần lần bị xóa đi, thay thế bằng nếp sống mới. Tôi nghĩ rằng nếu tôi dâng trọn cả cuộc đời của tôi để dựng lại cái Dĩ vãng đó cũng vẫn còn chưa đủ.” “Vậy viết về những kỷ niệm Dĩ vãng tôi nhằm vào việc lấp một cái hố trống. Tôi muốn các thế hệ đàn em có dịp để thiết tha gắn bó với quê hương hơn.”[9]
      Rõ ràng việc ông làm nhằm mục đích giáo dục; đó là sứ mệnh văn nghệ của ông.
      ( Võ Phiến )

    • 18/09/2012 lúc 21:13

      Biết ngay khi viết sẽ bị ” con bé ” này ném đá ( thêm cả thằng ” ròm ” nữa chớ hè ? ) , thôi kệ, cũng chẳng sao. Có điều lão hâm vẫn bảo lưu ý kiến của mình ! Có thể mình kì vọng vào những tác phẩm cỡ ” con chim gai ” ( tiếng chim hót trong bụi mận gai ) hay là ” đi với gió ” ( cuốn theo chiều gió ) mà không có nên vội vã nói vậy chăng ?
      Bảo Vân à, Lúc trẻ bác cũng ham đọc Duyên Anh nhưng đó chỉ là những ham thích kiểu yêng hùng rơm của tuổi trẻ mà thôi. ( Kiểu như Hoàng Ghi – ta chẳng hạn ),….
      Và cũng đính chính với chủ nhà là cái việc nói trên là lão hâm nói chung cho cả hai miền chứ không riêng miền Nam. Nói chung là văn học chiến tranh chắc chỉ có Margaret Mitchell ….

    • Võ Trung Tín
      18/09/2012 lúc 23:50

      “Biết ngay khi viết sẽ bị ” con bé ” này ném đá ( thêm cả thằng ” ròm ” nữa chớ hè ? ) ”

      Huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu….
      Bác Trà kính mến ơi, với chủ đề entry này, biết thân phận “ốm o ròm còm nhom” của mình hổng có “dzõ công nội lực” một chút xíu nào, nên Ròm con có dám “múa may hó hé ho he cựa quậy” gì đâu..bác..Trà…
      Dzậy mà bác Trà..nỡ lòng nào “khép tội” Ròm con “tiếp..”đá”..cho các thế lực diễn biến hoà bình”..ném đá..bác!!! huhuhuhuhuhu…
      “Oan chi ông địa” ( hihihihi…bắt chước bà chị Năm..) cho Ròm con quá…Bác Trà quơi!!!!!huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu…

      P/s: Hihihihihihi…Ròm con chịu, thích dzà khoái cái tính cách còm..rất phóng khoáng..của bác Trà đó nghen…

    • 19/09/2012 lúc 17:46

      Cảm ơn Tìn đã chia sẻ. Có điều học bác hâm lại này coi chừng có ngày bị ném đá , nhất là phải né con bé Vân ra nha …. ( né xa ngoài tầm tay ném đá )

    • Võ Trung Tín
      21/09/2012 lúc 15:38

      Bác Trà: Dạ, Bảo Vân..”ớn”.. lắm bác Trà ơi!!!!
      Ròm con mà..”loạng quoạng”..là.. xách dép chạy không kịp thở..đó bác…hihihihihihi..

      P/s: “Ớn”..nhưng mà thích thích, hổng hiểu sao lạ dzậy bác Trà

  17. Mai
    17/09/2012 lúc 07:25

    Cùng các bạn và các em,
    Nguyệt Mai chân thành cám ơn sự đóng góp ý kiến của các bạn và các em về đề tài rất thú vị này, nhất là cô em Phay Van đã giúp cho buổi “hội thảo bỏ túi’ này được thành công.

    Cùng nhóm Kiến thân mến,
    Cám ơn các em đã thăm hỏi. Lâu nay chị Ba bận rộn với công việc nên ít vào “còm”. Tuy thế, thỉnh thoảng chị cũng ghé nhà và làm “độc giả thầm lặng” đó chứ.
    Thân chúc các em một niên học mới thú vị và đạt thành nguyện ước.
    Chị Ba

    • Võ Trung Tín
      18/09/2012 lúc 23:59

      Chị Ba kính mến,
      Trời..! Trời..! Thật là vui mừng, Lâu quá mới thấy chị Ba xuất hiện lại đó nghen…
      Dạ, vào chơi nhà chị Năm trước, vậy, Ròm em thay mặt nhóm kiến kính cám ơn lời chúc của chị Ba với nhóm kiến ạ!
      Tụi em cũng kính chúc chị Ba luôn luôn an vui và hạnh phúc trong công việc cũng như cuộc sống gia đình ạ…

      • Mai
        20/09/2012 lúc 19:08

        Cám ơn Tín về những lời chúc nhé.
        Chị Ba có xin phép bác Trần Hoài Thư gởi tặng các em cuốn ebook TQBT 18 số chủ đề về nhà văn Y Uyên để các em đọc và biết thêm về một người lính cầm bút. Chị đã gởi và nhờ chị Năm post lên rồi đó.
        Thân mến.

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này