Trang chủ > Nhà văn Trần Hoài Thư và TQBT > Thư Quán Bản Thảo 18- số đặc biệt về Y Uyên

Thư Quán Bản Thảo 18- số đặc biệt về Y Uyên

xem tiếp

  1. Võ Trung Tín
    21/09/2012 lúc 15:08

    “Cám ơn Tín về những lời chúc nhé.
    Chị Ba có xin phép bác Trần Hoài Thư gởi tặng các em cuốn ebook TQBT 18 số chủ đề về nhà văn Y Uyên để các em đọc và biết thêm về một người lính cầm bút. Chị đã gởi và nhờ chị Năm post lên rồi đó.
    Thân mến.”

    Dạ, Cám ơn chị Ba.
    Nhóm kiến đang bận túi bụi quá xá chừng chị Ba, chị Năm ơi…hihihihihi…
    Tranh thủ ghé thăm nhà một chút, Tụi em sẽ từ từ đọc sau nghen hai chị…

  2. Võ Trung Tín
    21/09/2012 lúc 15:17

    – “Nhà văn mất năm 1969 ở gần núi Tà Zôn, Bình Thuận.”

    Ui..! Như vậy nhà văn Y Uyên đã “hy sinh” ở Bình Thuận, quê hương của Ròm em rồi!!!!

    – Tà Zôn cách thị xã Phan Thiết 15km về phía bắc, cách quốc lộ 1A khoảng 2km. Địa điểm này thuộc thôn 6, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc; có diện tích hơn 5.000m², độ cao 386m so với mặt biển.

    http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzBDMzBBMDk&key=T%C3%A0+Z%C3%B4n&type=A0

    • Võ Trung Tín
      21/09/2012 lúc 15:23

      Trước năm 1975, Tà Zôn là một vị trí chiến lược quan trọng của quân đội Hoa Kỳ và VNCH. Trên đỉnh núi được bố trí pháo binh, đài vô tuyến và sân bay trực thăng dã chiến, nhằm yểm trợ cho các lực lượng quân sự trong vùng và khống chế chiến khu Lê Hồng Phong. Chiến khu Lê Hồng Phong là vùng xôi đậu, nơi bị nhiều bom đạn thảm khốc nhất trong chiến tranh và trở thành khu oanh tác tự do từ năm 1966 – 1975.

      http://www.vietgle.vn/trithucviet/detail.aspx?pid=NzBDMzBBMDk&key=T%C3%A0+Z%C3%B4n&type=A0

      • Võ Trung Tín
        22/09/2012 lúc 14:39

        “Nhà Tín và Tuấn Anh có gần đó không?”

        Dạ, chị Năm ơi…
        Nhà của Tuấn Anh và Ròm em thì ở:

        – Tọa độ: 10°58′34″B 108°07′26″Đ

        Còn núi Tà Zôn thì ở:

        – Tọa độ: 11°01′48″B 108°11′42″Đ

        Dzậy theo chị Năm thì..xa hay gần?
        hihihihihihi…

      • Võ Trung Tín
        23/09/2012 lúc 12:10

        “Biết chết liền em ơi”

        Chị Năm ơi, Ròm em ôn..địa lý..chút nghen:
        Nhà của Tuấn Anh và Ròm em thì ở: xã Hàm Thắng
        Tọa độ: 10°58′34″B 108°07′26″Đ
        http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_Th%E1%BA%AFng

        Còn núi Tà Zôn thì ở: xã Hàm Đức
        Tọa độ: 11°01′48″B 108°11′42″Đ
        http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_%C4%90%E1%BB%A9c

        Nhà tụi em cách núi Tà Zôn..20 km..theo đường chim bay!
        hihihihihi…

      • Võ Trung Tín
        24/09/2012 lúc 12:31

        “Theo đường ngựa chạy thì bao nhiêu cây số, hihi?”

        Chị Năm ơi, hổng..có tính..”ược..âu”, bởi, có ông thần nước mặn “ngọng hay nói chữ”..xổ nho rồi…hihihihihi…
        – Đường dài ngựa chạy biệt tăm…”chở” thánh Gióng về trời..”thanh thản hưởng thú điền viên”..rồi!
        Dzì dzậy..còn ngựa đâu mà đo đến…Tà Zôn!!! hihihihihihi…

      • 25/09/2012 lúc 09:41

        Sao Tín lại để bị nhiễm độc?

      • Võ Trung Tín
        24/09/2012 lúc 12:46

        Chị Năm đã xem.. “cái tát tai nảy nghìn đom đóm”..vào mặt cái ông thần nước mặn “ngọng hay nói” ở trên chưa? hihihihi…

        So sánh “Chủ tịch chém gió” Nguyễn Minh Triết và bài văn lạ về Thánh Gióng
        Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, người được cộng đồng mạng đặt cho danh hiệu “Chủ tịch chém gió” hay “Đại ca chém gió“.
        Xuyên qua các bài diễn văn “Cuba-Việt Nam kẻ thức, người ngủ, kẻ gác bên đông người gác bên tây” cho đến bài chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội cho Tượng đài Thánh Gióng, Chủ tịch Triết nói về Thánh Gióng:
        “Công lao là như thế, tài năng là như thế, nhưng mà không màng chức vụ, danh lợi, không đòi hỏi ai cám ơn cả, không đòi hỏi phong chức phong tước gì cả, đánh giặc xong là thanh thản về trời để sống một cuộc đời vui thú điền viên, một cuộc đời thanh thản…”
        Thì đây…. “Đại ca chém gió Nguyễn Minh Triết” đã có truyền nhân, đã trồng được một người, chém gió cũng “cực kỳ khủng”
        Mời các bạn cùng đọc
        (Sao Mai)

        Bài văn ” gây kinh hoàng” trên Internet
        Bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài phân tích truyện Thánh Gióng vừa được phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ” mới, gây xôn xao cộng đồng. Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X):
        “Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc. Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác. Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)! Nếu anh ấy mà không bay mất chắc ối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool – thần tượng của em!
        Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!
        Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.
        Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…
        Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
        Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho. Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
        Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít! Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay. Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.
        Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu. Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn. Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo… Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
        Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận. Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.
        Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?
        Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…”.
        Nhận xét của giáo viên: “Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm”.

        http://www.hennhausaigon2015.com/2012/24636/

      • 25/09/2012 lúc 09:40

        Những bài văn tương tự thế này ngày nay nhiều lắm em. Câu tục ngữ “xem quả biết cây” rất chính xác.

      • Võ Trung Tín
        25/09/2012 lúc 15:59

        Phay Van :Sao Tín lại để bị nhiễm độc?

        Chị Năm yên tâm đi…

        – NO STAR WHERE !

        hihihihihihi…

      • 25/09/2012 lúc 21:43

        Tín: Thế à?

  3. Võ Trung Tín
    • Võ Trung Tín
      22/09/2012 lúc 14:44

      Phay Van :Tín đọc rồi hở, thấy sao hở em?

      Chị Năm ơi,
      Cảm giác..chuếnh choáng..như đi lạc trong rừng..dzậy đó?!
      hihihihi…

    • Võ Trung Tín
      23/09/2012 lúc 12:14

      “Tín lạc rồi hở, biết đường ra chưa em?”

      Dạ, chưa chị Năm ơi…
      Đọc, nhưng vẫn cứ có cái cảm giác..lửng lửng lơ lơ chuếnh choáng như đi trong..”bát quái trận đồ”..dzậy đó chị Năm!!!
      Tuy nhiên, Ròm em vẫn sẽ thử “cố gắng” đọc Y Uyên, để tìm hiểu, vì, Ròm em cảm được 2 ý trải nghiệm sau của các bậc tiền bối:

      1/ “Nhưng càng đọc nhiều sách, tôi càng tìm thấy cái thú ở chỗ khác: Những gì mình chưa biết. Cái chưa biết ấy có thể ở phạm vi kiến thức.
      Cứ mỗi lần cầm cuốn sách nào lên mà đọc vài ba trang vẫn không hiểu gì cả, tôi bỗng mừng, nhủ thầm: Chưa biết nó hay hay dở thế nào, ít nhất nó cũng đáng đọc!
      Đáng đọc vì chỉ những tác phẩm như thế mới làm cho mình giàu hơn mà thôi…”
      ( Nguyễn Hưng Quốc)

      2/ “Tôi soi tìm trong trang sách những gửi gấm mà tác giả muốn tỏ bày bằng chữ nghĩa của mình. Với chủ quan như vậy, tôi vẫn nghĩ Võ Hồng là một người yêu quê hương rất mực. Ông yêu Tuy Hòa, ông thương Phú Yên như một câu nói với nhà văn trẻ đã tử trận tại đồn Nora ở Phan Thiết, Y Uyên, người được dựng tượng tại thành phố Tuy Hòa vì những truyện ngắn viết về nơi chốn này : “Một nhà văn chân chính bao giờ cũng nặng tình với mảnh đất nơi nó cư ngụ“.
      Cả hai nhà văn, Võ Hồng và Y Uyên, cùng nặng tình với Tuy Hòa, với Phú Yên, và cùng chia vui sẻ buồn với đất và người, CŨNG NHƯ TÌM ĐƯỢC NÉT VĂN CHƯƠNG TRONG ĐỜI SỐNG ẤY TRONG MỘT THỜI ĐẠI CHIẾN TRANH ĐẦY GIÔNG TỐ…”
      (Nguyễn Mạnh Trinh)

    • Võ Trung Tín
      24/09/2012 lúc 12:56

      “Vậy Tín cứ an lòng ở trong cái “bát quái trận đồ” đó đi nghen, hihi.”

      Chị Năm ơi,
      Thế hệ trẻ như Ròm em ngày nay, đọc, để thử cảm nhận và thử thấm hiểu “tinh thần chiến tranh” hồi ấy..trong giọng văn của Y Uyên, thì quả thật là không..đơn giản chút nào nếu không..thật sự đọc tìm hiểu!
      Bởi, nói như nhà văn Nguyễn Lệ Uyên:
      – “Chiến tranh đi qua tác phẩm Y Uyên thực không rõ ràng, không hình dạng, bị băm vằm ra từng mảnh. Khi đọc, ta gặp chỗ này một chút, chỗ kia một ít, nhưng khi gập sách lại, chắp nối các chi tiết tác giả đã mô tả, dẫn dắt, bày tỏ thì mới thấy hết phía sâu thẳm tận cùng, bên trong. Có lẽ đây là điều gây khó chịu cho người đọc, làm cho người đọc không thích truyện Y Uyên nhưng vẫn phải đọc, đọc để tìm ra điều tác giả gây khó chịu ấy.
      Cái khó chịu trong phong cách sử dụng chữ nghĩa của Y Uyên là chỗ đó, đồng thời nó tạo cho anh có một bút pháp riêng biệt, không giống ai…”
      Chẳng hạn:
      “Chợ chi mà chỉ có người bán.
      – Chiến tranh mà chị.
      – Chiến tranh mẹ gì mà lâu dữ vậy?!”
      (Chiều trong làng)

      Và giọng văn Y Uyên, nói theo cảm nhận của “lão làng” Võ Phiến:
      – “Giữa một văn đàn náo nhiệt, Y Uyên, kẻ nhỏ tuổi nhất, lại nhỏ nhẹ, bình tĩnh, kín đáo. Y Uyên như thể không bao giờ chịu nói hết lời…
      Truyện của Y Uyên luôn để lại một âm vang xúc động tựa như thơ.
      Cái ma lực của một phong cách văn chương. Ghê thật!”

      • 25/09/2012 lúc 09:38

        Cảm ơn Tín.

    • Võ Trung Tín
      25/09/2012 lúc 15:54

      Phay Van :Cảm ơn Tín.

      Ủa.., là sao..!?
      Bộ..bà chị Năm tính..”âm mưu”..chiện dzì..mà..”cổm ơn”..Ròm em dzậy?!
      hihihihihi…

    • Võ Trung Tín
      26/09/2012 lúc 21:46

      Phay Van :Cảm ơn vì còm hay, ông Tào Tháo ạ.

      Chời..! Chời..!
      Dzậy mà..đọc thấy cái “cổm ơn”..gọn lỏn..đứng “cô đơn” một mình của chị Năm, làm Ròm em muốn “thót tim” luôn đó!!!!
      hihihihihi…

  4. Võ Trung Tín
    22/09/2012 lúc 15:33

    Có một chi tiết khi đọc gặp, mà Ròm em cho là rất thú vị độc đáo ở nhà văn Y Uyên, nhưng không thấy..”nhắc, hay đề cập” đến trong TQBT 18?

    -“..Lương là khoản thu thường lệ, còn tác quyền vẫn được xem như một khoản bất thường, một dịp vui mừng đánh dấu một thành công nghệ thuật. Bởi vậy cách tiêu tiền lương và tiền tác quyền có khác.
    Còn nhớ Y Uyên khi được nhà Nguyễn Đình Vượng nhắn tin, từ Phú Yên về Sài Gòn lãnh hình như bảy nghìn (?) đồng tiền tác quyền tập truyện Ngựa tía, thì ngay đêm hôm ấy rủ bạn bè ăn chả cá ở đường Lý Trần Quán, rồi kéo nhau đi vui chơi, tiêu sạch khoản tiền sách trước khi trời sáng…”

    Chị Ba, chị Năm biết cái chi tiết thú vị này..do ai “tiết lộ”..hông?
    hihihihihi…

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: