Trang chủ > Xã Hội > Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa

Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa

Nguồn: Báo Tổ Quốc

Hình: PV

.

Đệ-Ngũ Chu-Niên Cộng-Hòa Việt-Nam (1955-1960), phát hành: 26/10/1960

Đệ-Ngũ Chu-Niên Cộng-Hòa Việt-Nam (1955-1960), phát hành: 26/10/1960

Nhân ngày 23 tháng Mười
Ngày Trưng Cầu Dân Ý
Bước đầu tiên xây dựng
Nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa
Ngày 26 tháng 10 năm 1956
Viết đôi dòng tưởng nhớ
Công đức của tiền nhân
Tổng thống Ngô Đình Diệm
Và bào đệ Ngô Đình Nhu
Kẻ sĩ, hào kiệt Đất Việt
Vì yêu nước thương dân
Mà vị Quốc vong thân

Nguyễn Nhơn

ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG HÒA

Trời vào thu, tháng mười, bâng khuâng nhớ nghĩ về những ngày tháng tuổi thanh xuân, hăm hở học hành, xây dựng tương lai.

Ngày 26 tháng 10 năm 1956, chàng trai tuổi mười tám, đứng trên xe kiệu hoa, mừng ngày thành lập Đệ nhất Việt Nam cộng hòa, vung mạnh tay chém rắn ba đầu Phong – Thực – Cọng.

Nhớ ngày học lớp nhứt trường tỉnh, một bửa chánh chủ tỉnh Thủ Dầu Một Bonami (?) ghé thăm lớp học, bắt lỗi thầy Nguyễn Văn Kia giảng ngữ pháp tiếng Tây sai. Mặc dầu thầy tranh cải đỏ mặt, tía tai, nó vẫn cậy quyền nạt nộ.

Cho nên khi đậu xong tú tài mới xin thi vào Học viện Quốc gia Hành chánh Saigon, ý muốn tham dự vào nền hành chánh công quyền trong tinh thần dân chủ dưới nền pháp chế cộng hòa, vì công bằng, bình đẳng, không cậy quyền áp chế người thấp cổ, bé miệng.

Đầu đề bài thi tuyển về nghị luận thật đơn giản với một câu ngắn gọn:

Tổng thống Việt Nam cộng hòa nói: “ Học đến tận nơi, hỏi đến tận chốn, hiểu thật thông suốt, hành thật chu đáo “. Gã học trò nhà quê đầu óc giản dị, cứ đem những điều cơ bản về thuyết tri hành hợp nhất của Vương Dương Minh mà viết. Trong ba giờ thi, chỉ viết được bốn năm trang rồi tịt. Vậy mà rốt rồi cũng đậu được vào học viện nổi tiếng Đông Nam Á thời ấy.

Chương trình học tập thời ấy thiệt là nặng. Tuy rằng học về khoa quản trị hành chánh công quyền Âu Mỹ, thầy dạy, trò học vẫn trên tinh thần truyền thống Á Đông. Thay vì nói, cai trị là tiên liệu, thầy Tôn Thất Trạch giảng “ tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu “. Thay vì nói phục vụ công chúng, thầy giảng thiệt lâu về phục vụ công ích, công thiện.

Năm thứ nhất học lý thuyết. Qua năm thứ hai có những buổi đi khảo sát các chương trình “ Phát triển Cộng đồng.”

Để chống lại chủ thuyết cọng sản triệt tiêu quyền tư hữu, VNCH chủ trương Hữu sản hóa đại chúng.

Đầu tiên là chương trình hữu sản hóa tài xế xe Taxi. Ở Saigon hồi đó, chủ cho thuê loại xe taxi Renault 4 nhỏ như con bọ hung. Chánh phủ cho nhập cảng loại xe du lịch kiểu mới Dauphine Alpha mới tinh, bán trả góp cho tài xế lái taxi.

Trọng đại hơn là sách lược Quốc gia “ Người cày có ruộng “ hữu sản hóa giới nông dân. Chánh phủ truất hữu ruộng của điền chủ trả bồi thường bằng công khố phiếu, bán cho mỗi hộ nông dân ba mẫu trả góp. Về sau thời Đệ nhị VNCH nhận thấy như vậy chậm chạp không theo kịp tình hình biến chuyển mau lẹ nên cấp miển phí thay vì bán trả góp.

Về các chương trình phát triển cộng đồng, ngoài Miền Trung có Hợp Tác Xã Sịa, tỉnh Thừa Thiên nỗi tiếng với nhà máy xay lúa lớn, hiện đại phục vụ xay xát cho nông dân cả vùng Quận Phong Điền.

Khu Trù Mật Vị Thanh – Hỏa Lựu, Cần Thơ nức tiếng thời ấy là biểu tượng cho chương trình phát triển nông thôn.

Cọng sản thường rêu rao: quân dân như cá nước nhằm xu mị lợi dụng dân tiếp tế, che chở cho du kích vc ẩn núp quấy phá. Để cô lập bọn chúng VNCH tiến hành sách lược “ Ấp chiến lược “. Đệ nhất VNCH nổi tiếng Đông Nam Á về chính sách chống du kích nầy. Vì vậy mà cọng sản Bắc Việt phải xẻ dọc Trường Sơn đưa bộ đội vào Nam chiến đấu trực tiếp.

Từ năm 1955 đến 1959 là những năm Miền Nam ổn định và phát triển mạnh mẻ. Hệ thống giáo dục mở rộng trên nền tảng Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng vừa vun bồi truyền thống dân tộc vừa phát triển kiến thức khoa học, kỷ thuật.

Đến cuối năm 1960, tình hình bỗng nhiên đột biến. Đầu tiên là một nhóm nhân sĩ thường được kêu là nhóm Caravelle ( tên một nhà hàng lớn trên đường Catinat ) ra tuyên cáo đòi cải tổ chánh phủ.

Đêm 10 rạng 11 tháng 11 năm 1960, một lực lượng binh chủng nhảy dù tấn công bót Catinat tức là trụ sở Tổng nha Công an. Một tiểu đoàn tấn công thẳng vào Dinh Độc Lập tức Phủ Tổng thống. Tình hình vô cùng nguy ngập: Cầu Bình Lợi bị một đại đội nhảy dù của Trung úy Đào Văn Lượng phá sập một nhịp để ngăn chặn sư đoàn 5 về giải cứu. Ở Phú Lâm, một đại đội dù thiết lập nút chặn để ngăn chặn lực lượng thiết giáp từ Quân khu 5 Cần Thơ về cứu viện. Trong tình cảnh ngặt nghèo như vậy, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã mưu trí liên lạc với các đảng phái chủ mưu đão chánh hứa hẹn sẽ hội họp để thảo luận về việc thành lập chánh phủ Liên hiệp Đoàn kết Quốc gia. Trong khi ấy, Đại đội Liên binh phòng vệ dinh Tổng thống đã hết đạn, giá súng, đưa Tổng thống vào chỗ ẩn trú chờ lực lượng dù vào tiếp thu dinh Độc Lập. Bỗng nhiên lực lượng dù ngưng tấn công và án binh bất động. Đó là do mấy người làm chánh trị cơ hội mắc kế hoãn binh của Ngô Tổng thống nên ra lịnh ngưng bắn.

Hừng sáng ngáy 11/11/1960, đoàn xe thiết giáp từ Quân khu 5, Cần Thơ kéo về giải cứu bị một Đại dội dù ngăn chặn ở Phú Lâm. May đâu viên Trung úy Đại đội trưởng mới nhậu nhẹt với Thiếu tá Trần Cửu Thiên, Tỉnh trưởng Cần Thơ trong buổi lễ khao quân mấy bửa trước nên giải tỏa hàng rào chặn cho vị nầy thông qua. Đoàn thiết giáp thừa thế vượt qua nút chặn, tiến vào giải vây dinh Độc Lập.

Cả tiểu đoàn nhảy dù của Đại úy Trần Văn Hai lẫn đám thanh niên, sinh viên do các đảng phái xách động biểu tình trước dinh Tổng thống đều bị thiết giáp đẩy lui và rút chạy.

Về sau xãy ra câu chuyện về khí phách của những nhân vật đảng phái đứng đàng sau vụ đảo chánh bất thành: Khi bị bắt vào vào Nha An ninh Quân đội, BS. Phan Quang Đ. Thủ lãnh Đại Việt khóc lóc tỉ tê. Thiếu tá Nguyễn Bạch Ngọc, ủy viên Chánh phủ Tòa án Quân sự Mặt trận Vùng 3 sau nầy, khi ấy là tùy viên hầu cận Tổng thống Ngô Đình Diệm thuật lại thái độ của tổng thống về cái chết của lãnh tụ Quốc dân đảng Nhất Linh Nguyễn Tường Tam: Khi được tin Nhất Linh tự tử, tổng thống thật buồn phiền, than thở, làm sao mà khổ thân làm vậy! Chỉ chịu khó ít bửa là mọi việc được giải quyết, làm sao mà phải tự vẩn! Và suốt mấy hôm, tổng thống còn tỏ vẻ phiền muộn.

Nội vụ chỉ diễn ra trong một đêm, hậu quả tác động vào vận nước thật lớn lao: Từ ngày ấy về sau, uy thế VNCH suy yếu không bao giờ phục hồi lại được!

Nhân khi nội bộ tranh chấp, giặc cọng thừa cơ nổi dậy: Phát “ Đồng Khởi Bến Tre ” định chiếm tỉnh lỵ Trúc Giang ra mắt cái tổ chức bù nhìn việt gian gọi là Mặt Trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam. May nhờ Thiếu tá Phạm Ngọc Thảo, Tỉnh trưởng Kiến Hòa, vốn gốc kháng chiến Bến Tre, mưu trí tổ chức phản nội tuyến, bẻ gãy đồng khởi của “ chị ba Định, “ tư lịnh phó cái gọi là lực lượng quân sự GPMN, đánh cho đồng khởi te tua không còn manh giáp.

Việc nầy vừa yên, việc khác kế tiếp: Dù đồng khởi thất bại, tháng 12 năm 1960, vc vẫn cho ra mắt Mặt trận GPMN ở Tân Biên, Tây Ninh, từ đó mở rộng chiến tranh đánh phá Miền Nam. Mở đầu là trận đánh úp hậu cứ sư đoàn 13 ở Trảng Sụp, Tây Ninh vào dịp Tết 1961.

Tôi có duyên nợ với Khu Trù Mật Vị Thanh – Hỏa Lựu. Năm 1961, khi đi thực tập ở Cần Thơ, thỉnh thoảng được tháp tùng Thiếu tá tỉnh trưởng Trần Cửu Thiên đi thăm khu vực nầy. Sau một năm làm việc tại Phủ ĐUTUTB, tháng 4, 1963 được bổ nhiệm Trưởng ty Nội An kiêm Đặc trách Ấp Chiến Lược Tỉnh Tân Lập Chương Thiện mà tỉnh lỵ là Khu Trù Mật Vị Thanh ngày trước.

Ba năm về trước, Khu trù mật Vị Thanh chỉ có một nhà lồng chơ nhỏ tương đương với ngôi chợ của một quận lỵ trung bình. Dọc theo bờ kinh Xà No chỉ có một dãy phố trệt. Giờ đây khu chợ đã có thêm mấy dãy phố lầu, xem ra cũng có phần thị tứ như một tỉnh lẽ, mặc dầu là giữa đồng ruộng mênh mong, sát cạnh rừng U Minh vc như rươi.

Tôi nói về nhiệm vụ Ty Nội An là nhằm góp thêm chút ít ý kiến về cái gọi là “ Pháp Nạn 1963 “ dẩn tới sự sụp đổ thảm thương của nền Đệ Nhất VNCH. Phòng quan trọng của Ty Nội An là Phòng Chánh trị Sự vụ. Nơi đó tập trung các chỉ thị về an ninh do trung ương đưa xuống và các báo cáo về an ninh do các cơ quan an ninh và các Quận trong tỉnh báo cáo về. Nghĩa là cơ quan phổ biến các chỉ thị của trung ương để thi hành và tổng hợp tình hình an ninh trong tỉnh để báo cáo về Bộ Nội vụ. Do đó, trưởng ty Nội An biết rõ tình hình của Phật giáo đồ ở địa phương. Về các huấn thị của chánh phủ, không có mật lịnh nào về đàn áp Phật giáo. Trái lại là nhiều huấn thị liên tiếp lệnh cho tỉnh trưởng giải thích cho các giới tôn giáo về lập trường của chánh phủ trên căn bản tuyên cáo giữa Ủy ban liên bộ của chánh phủ và Ủy ban Liên phái bảo vệ Phật giáo.

Cho nên câu chuyện pháp nạn nếu có, chỉ xãy ra ở Sài gòn và Huế do mưu đồ chánh trị của Mỹ và cọng sản dàn dựng qua trung gian của nhóm Ấn Quang chớ chẳng phải pháp nạn Phật giáo gì hết trơn.

Vì vậy mà khi cuộc đảo chánh 1 tháng 11, 1963 xãy ra, quân chính ở cái tỉnh lẽ kế bên rừng U Minh ngơ ngác không biết vì sao sự thể lại xãy ra như vậy!

Cũng nói cho rõ, bọn việt cọng đâu có giỏi giang gì, trong khi các đơn vị quân đội được lịnh phe đão chánh án binh bất động, tỉnh lỵ Chương Thiện hầu như bỏ ngỏ, đến nổi tỉnh trưởng phải đem hết Shotgun Ấp chiến lược và đạn dược ra phát cho công chức tự tổ chức phòng thủ cơ quan và Ty Nội An tổ chức một đoàn tuần tiểu bảo vệ tỉnh lỵ. Vậy mà đám địa phương quân vc trong rừng U Minh sát bên không làm ăn gì được.

Ngày nay, mọi sự đã sáng tỏ, những oan khuất của Vị Đệ nhất Tổng thống VNCH đã được bạch hóa.

Cũng xin thêm một đoạn khi nói về Đệ nhất VNCH chỉ bắt đầu từ ngày ban hành Hiến pháp ngày 26 tháng 10 năm 1956 xem ra không được đầy đủ.

Có lẽ nên nhấn mạnh về ngày 7 tháng 7 năm 1954 mà sau nầy thường ghi nhớ là ngày Song Thất tức là ngày Thủ tướng Toàn quyền Ngô Đình Diệm trình diện nội các, chính thức chấp chánh trong tình hình hầu như tuyệt vọng:

Ngày 20 tháng 7 Hiệp ước Genève chia đôi Đất nước.

90 ngày kế tiếp chánh phủ tân nhiệm phải tiếp nhận hơn 900 ngàn đồng bào Miền Bắc lìa bỏ mồ mả tổ tiên trốn chạy cọng sản vào Nam tìm Tự do.

Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng Tham Mưu trưởng Quân Đội Quốc Gia bất tuân lịnh Thủ tướng.

Các giáo phái Cao – Hòa – Bình rục rịch khởi loạn.

Pháp ngầm gây khó khăn, ám trợ Bình Xuyên gây loạn ở Thủ Đô Sài Gòn.

Người Mỹ thấy vậy cũng toan tính rút lại sự yểm trợ chánh phủ Ngô Đình Diệm.

Chỉ đến khi, Thủ tướng và nhóm thân cận, bằng quyết tâm và mưu trí, lật ngược được thế cờ thì Pháp mới chịu buông tay và Mỹ mới tích cực yểm trợ.

Nhờ vậy, chánh phủ toàn quyền Ngô Đình Diệm mới tiến hành được cuộc Trưng Cầu Dân Ý ngày 23 tháng 10 năm 1955, thiêt đặt bước đầu tiên cho việc xây dựng nền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.

Cũng ghi thêm ra đây một chi tiết về sự huyên truyền về cái gọi là gia đình trị và kinh tài cần lao.

Gần đây, tình cờ được đọc bài ký sự của Giáo sư Lê Tấn Lộc thuật lại cuộc đối đáp của Cố vấn Ngô Đình Nhu với hai sinh viên thiên cọng về hai vấn đề kể trên trước cuộc tiếp tân ở Viện Pháp Việt ( Institut Franco – Vietnamien ) Paris:

“ May mắn thay, lòng tin tưởng vào khả năng đối đáp của vị Cố vấn Tổng Thống VNCH trước những câu hỏi hốc búa của hai sinh viên “yêu nước” – yêu XHCN! – trong khuôn viên Institut được đền bù xứng đáng:

Thưa ông Cố vấn, sinh viên yêu nước thứ nhứt hỏi. Xin ông vui lòng xác nhận hay phủ nhận chuyện ông cho chuyển ngân bất hợp pháp hai tỷ đô-la sang một ngân hàng ở Thụy Sĩ. Có phải ông định dùng số tiền nầy kinh tài để củng cố chế độ “gia đình trị” do Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ xướng chăng?

Có tiếng vỗ tay lét đét từ phía “cò mồi” do các phần tử “yêu nước” gài.

Ông Cố vấn chờ tiếng vỗ tay chấm dứt, điềm tĩnh trả lời:

-Có! Chúng tôi có một ngân khoản ở Thụy Sĩ. Nhiều hơn con số anh đưa ra. Tôi không tiết lộ con số chính xác vì nó liên quan tới An Ninh Quốc Phòng. Đó là một ngân quỹ bí mật. Muốn sử dụng phải hội đủ 5 nhóm mật mã của 5 vị trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia mà tôi là một thành viên. Có lẽ anh ở ngoại quốc quá lâu, nên không theo dõi hiện trạng đất nước. Người Mỹ đang áp lực chúng tôi theo đường lối chính trị của họ. Chúng tôi không muốn hoàn toàn lệ thuộc vào họ, đánh mất chủ quyền quốc gia. Nên quỹ bí mật nầy nhằm đảm bảo sự độc lập của chúng tôi trong việc điều hành quốc sự… Hy vọng tôi đã trả lời thỏa đáng điều anh thắc mắc…

Cử tọa không vỗ tay rầm rộ, nhưng gật gù tán thưởng. Sinh viên “yêu nước” bẽn lẽn rời khuôn viên Institut.

Thưa ông Cố vấn, sinh viên “yêu nước” thứ hai sừng sõ “chất vấn” tiếp. Ông vẫn chưa trả lời dứt khoát Tổng Thống Ngô Đình Diệm có áp dụng chế độ “gia đình trị” tại miền Nam không?

Lại có tiếng vỗ tay lét đét!

-Như ông bạn anh vừa hỏi tôi, tôi nghĩ rằng anh cũng đã xa quê hương rất lâu. Tôi xin tóm lược hiện tình đất nước từ ngày Ngô Tổng Thống về chấp chánh đến nay, để đặt câu hỏi ngược lại với anh:

Giả thử anh là Thủ tướng Ngô Đình Diệm, về nước năm 1954 khi thực dân Pháp còn tiếp tục khuyến khích các phần tử thân Pháp lật đổ chính quyền, cũng như yểm trợ, xúi giục các giáo phái có thành tích bất hảo như thổ phỉ đánh phá quân đội quốc gia, trước cảnh dầu sôi lửa bỏng do các phần tử đối nghịch tạo nên, rắp tâm tiêu diệt anh, nếu phải chọn cộng sự viên sẵn sàng chết sống có nhau vì đại cuộc, giữa hai người đồng tài, đồng sức, đồng chí hướng, một bên không là thân bằng quyến thuộc, một bên là cật ruột, anh có cảm thấy gần như không cách chi anh không hành sử như Tổng Thống Ngô Đình Diệm chăng?

Sinh viên “yêu nước” thứ hai âm thầm lủi mất.”

Vậy đó, tư cách của Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu đáng mặt sĩ phu Việt Nam yêu nước là như vậy đó!

Nhân ngày kỷ niệm Đệ nhất VNCH 26 tháng Mười, viết đôi dòng tưởng nhớ công đức tiền nhân, về một thời Miền Nam tự do, no ấm, tương đối thanh bình với một nền cộng hòa non trẻ xây dựng trên nền tảng Dân Tộc – Nhân bản, hướng về một xã hội Việt Nam công bình, nhân ái, phát triển và thịnh vượng.

Nguyễn Nhơn
( Một môn đệ Quốc gia Hành chánh
theo truyền thống Học – Hiểu – Hành )

.

Đề-Cao Nhân-Vị Phát hành: ngày 26/10/1958 nhân dịp "Kỷ-niệm Đệ-tam chu-niên Cộng-Hòa Việt-Nam.

Đề-Cao Nhân-Vị
Phát hành: ngày 26/10/1958 nhân dịp “Kỷ-niệm Đệ-tam chu-niên Cộng-Hòa Việt-Nam.

.

Cải-Cách Điền-Địa Phát hành: ngày 07/07/1959.

Cải-Cách Điền-Địa
Phát hành: ngày 07/07/1959.

.

Cải-Tiến Nông-Thôn. Phát hành: ngày 11/12/1961

Cải-Tiến Nông-Thôn.
Phát hành: ngày 11/12/1961

.

Ấp Chiến-Lược Phát hành: ngày 26/10/1962 Kỷ-niệm Đệ-Thất Chu-Niên Cộng-Hòa Việt-Nam.

Ấp Chiến-Lược
Phát hành: ngày 26/10/1962 Kỷ-niệm Đệ-Thất Chu-Niên Cộng-Hòa Việt-Nam.

.

Chuyên mục:Xã Hội Thẻ:
  1. Võ Trung Tín
    28/10/2013 lúc 22:18

    Chị Năm quơi,
    Chị Năm đã xem 2 Clips này chưa dzậy?

    – T T NGÔ ĐÌNH DIỆM Phần 1

  2. Võ Trung Tín
    28/10/2013 lúc 22:18

    – T T NGÔ ĐÌNH DIỆM Phần 2

  3. Võ Trung Tín
    28/10/2013 lúc 22:25

    – NGƯỜI ĐẸP SAIGON THẬP NIÊN 60-70

  4. Võ Trung Tín
    28/10/2013 lúc 22:26

    – Phụ nữ Sài Gòn : Áo dài và mini jupe năm 1968

  5. Võ Trung Tín
    28/10/2013 lúc 22:51

    – TỬ HÌNH

    • 01/11/2013 lúc 18:24

      Cám ơn Tín, 4 cái trên rất hay.
      Nhưng… sao lại đưa vụ tử hình vào đây 😦

  6. Võ Trung Tín
    03/11/2013 lúc 22:05

    “Nhưng… sao lại đưa vụ tử hình vào đây”

    Ủa! Bộ bà chị Năm..tính làm bộ, hay thật tình..hỏng hiểu ý của Ròm em?
    hihihihihi…

    • 04/11/2013 lúc 11:47

      Tín muốn nhắc đến vụ tử hình ông Ngô Đình Cẩn hở em?

  7. Võ Trung Tín
    04/11/2013 lúc 23:24

    Bà chị Năm này quả thiệt là quá..THÔNG MINH!
    hihihihi…(không có được mắng Ròm em khen một cách hơi..”bất kính”, đó nghen!)

    Dạ, Ròm em đọc thấy chi tiết thủ tục lúc (bắn) tử hình ông Ngô Đình Cẩn cũng..na ná, nên copy link cái clip này về..thử minh họa, đó chị Năm!
    hihihihihi…

    – “Thủ tục tiếp theo là vị linh mục làm lễ và cầu nguyện cùng ông Cẩn. Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ “quốc phục” Việt Nam (ngày ấy chính quyền Ngô Đình Diệm quy định “quốc phục” của Việt Nam Cộng hòa là quần trắng, áo dài đen, đội khăn xếp). Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế. Rồi ông cũng nói với mọi người là ông tha thứ cho những người đã giết ông.
    Yêu cầu của Ngô Đình Cẩn được đáp ứng, những viên cai ngục giúp ông thay quần áo. Rồi thiếu tá Nguyễn Văn Đức ra lệnh cho 2 nhân viên xốc nách dìu ông Cẩn ra khỏi phòng giam và xuống cầu thang. Vì Ngô Đình Cẩn không thể đi được, nên người ta phải đặt ông lên một chiếc băng ca và đẩy đi suốt hành lang này qua hành lang khác. Ra khỏi khu “lò bát quái”, Ngô Đình Cẩn được chuyển sang một băng ca khác do 4 người cai ngục khiêng, chiếc băng ca được khiêng ra giữa sân có cắm một chiếc cọc thì cả đoàn người dừng lại…
    Thiếu tá Đức ra lệnh cho đám cai tù xốc nách đỡ Ngô Đình Cẩn dậy, dìu ra cột. Khi Cẩn được dìu tới cột gỗ thì một người lính trong đội hành quyết nói nhỏ với Cẩn là xin phép được trói hai tay ra đằng sau, hai tay được đặt lên một thanh ngang giống như cây thánh giá mục đích là để người bị tử hình không tụt được xuống. Một người lính cai ngục lấy chiếc khăn đen bịt mắt tử tội thì Ngô Đình Cẩn lắc đầu liên tục và nói: “Tôi không chịu bịt mắt. Tôi không sợ chết”. Nhưng người ta vẫn buộc khăn vào một cách vụng về, vì vậy không chỉ bịt mắt mà bịt gần hết khuôn mặt ông Cẩn.
    Đội hành quyết có 10 người và đội mũ lính quân cảnh có in 2 chữ MP, chia làm 2 hàng. Hàng trước 5 người quỳ, hàng sau 5 người đứng. Trong 10 người thì có 1 người được sử dụng khẩu súng mà trong đó lắp 1 viên đạn mã tử (không có đầu đạn mà chỉ bịt giấy). Đúng 18h20, phút hành quyết đã tới, Nguyễn Văn Đức giơ tay ra lệnh thi hành. Viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết hô lớn: “Bắn!”. Một loạt súng nổ, Ngô Đình Cẩn giũ người xuống ngay lập tức. Máu từ trên ngực chảy loang xuống chiếc quần trắng. Ngay sau đó viên chỉ huy đội hành quyết chạy đến gí khẩu súng colt 12 ly vào tai Ngô Đình Cẩn và bắn phát ân huệ. Bác sĩ pháp y chạy ra dùng ống nghe gí vào ngực Ngô Đình Cẩn nghe ngóng, vạch mắt ra xem, rồi quay lại gật gật đầu ra ý là Ngô Đình Cẩn đã chết.
    Trung tá Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa ra lệnh cho mấy viên cai ngục cởi trói hạ xác Ngô Đình Cẩn đặt vào băng ca rồi khiêng vào Khám Chí Hòa để khâm liệm và cho thân nhân nhận xác mang về chôn cất. Xác Ngô Đình Cẩn được đưa về an táng tại nghĩa trang chùa Phổ Quang, tức nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế gần sân bay Tân Sân Nhất.”

  8. Võ Trung Tín
    04/11/2013 lúc 23:29

    – Luật sự Võ Văn Quan an ủi Ngô Đình Cẩn trước giờ xử bắn:

  9. Võ Trung Tín
    04/11/2013 lúc 23:30

    – Linh mục Lê Văn Thi làm lễ rửa tội cho Ngô Đình Cẩn trước giờ ra pháp trường:

    • 05/11/2013 lúc 08:00

      Tín:
      Mình thêm chữ “ông” trước chữ Ngô Đình Cẩn nhé.
      Linh mục ban bí tích giải tội chứ không phải làm lễ rửa tội. Hai việc này khác nhau em ạ.
      Có một vị độc giả “còm” trong bài Khu Suối Dầu và mộ Bác sĩ Alexandre Yersin, hỏi thăm về Lầu Ông Hoàng. Tín và Tuấn Anh làm ơn chạy qua bài này trả lời giúp chị Năm với nhé. Cám ơn hai em nhiều.

  10. Võ Trung Tín
    05/11/2013 lúc 12:44

    OK, chị Năm!
    Ròm em đã chạy qua và có góp chút chút..còm dzồi!
    Cái bài chị Năm thông tin gởi link cho bác ấy xem là khá đầy đủ những dữ kiện về Lầu Ông Hoàng..rồi cơ mà!

  11. Võ Trung Tín
    06/11/2013 lúc 21:29

    Ủa! Bà chị Năm cám ơn Ròm em..dzề cái dzì dzậy!
    hihihihihihi…

    • 07/11/2013 lúc 08:45

      Cám ơn Tín vì đã giúp tìm tài liệu cho một vị độc giả trong entry “Khu Suối Dầu…”, nhưng vì “nhờ vả” ở đây nên cám ơn ở đây, hihi.

  12. Võ Trung Tín
    07/11/2013 lúc 13:55

    Đó là..”chiện nhỏ như con thỏ”..thôi mà, chị Năm!
    Bà chị Năm này sao mà cứ khách sáo dzới Ròm em, y như là dân..”Bắc Kỳ Chín Nút”..dzậy!
    hihihihihi…

    Cổm ơn..cái này nè, bà chị…
    (Ròm em tản bộ dạo mát, thấy nhà bác này “mồi mỡ” còn..sơ sài quá, nên Ròm em “ngứa tay” còm 1 phát, rồi..mạn phép bà chị Năm..dẫn link góp..”thêm mồi”!
    hihihihihi…

    – VẾT XƯA

    http://aqaqaqaqaq58.blogspot.com/2013/11/vet-xua.html

  13. Tai
    18/11/2013 lúc 03:54

    Bài viết rất công phu , rỏ ràng . Nhưng còn có vài chi tiết đến bây giờ không nghe nói . Xin tác giả cho biết , nếu biết .

    Tại sao luật sư Dương trung Tính , Trịnh minh Thế bị ai bắn , vì lý do gì . Ông Ngô Đình Cẩn chạy vô toà lảnh sự Hoa Kỳ , nhưng sau đó bị toà lảnh sự đem giao cho hội đồng tướng lảnh .

    Cám ơn

    Tài

    • 18/11/2013 lúc 12:48

      Cám ơn câu hỏi của anh Tài. Xin anh vui lòng đợi, em đang hỏi thăm.
      Quý vị độc giả nào tình cờ ghé qua trang này nếu biết xin giúp trả lời giùm thắc mắc trên đây. Xin cám ơn.

  14. Võ Trung Tín
    18/11/2013 lúc 19:46

    Ui! Lịch sử thật là như..ảo thuật, làm các thế hệ mai hậu chẳng biết đâu mà lần!
    Quả đúng là…
    – “Lịch sử không phải là quá khứ. Lịch sử chỉ là cái người ta viết về quá khứ. Những cái viết ấy, như nhiều lý thuyết gia hậu hiện đại đã chứng minh, bao giờ cũng chịu sự tác động của phái tính, của ý thức hệ và của những ý đồ chính trị cụ thể. Chính vì thế, lịch sử, thứ nhất, tự bản chất, có tính chủ quan, và thứ hai, luôn luôn được viết lại.”
    (Quốc Khánh – Nguyễn Hưng Quốc)

    Chị Năm ơi, Ròm em cũng tò mò thử tìm hiểu về cái chết của tướng Trịnh Minh Thế, xem thử Wiki thì thấy nói thế này…

    – “On May 3, 1955, while standing near his military jeep, Thế was shot in the back of the head by a sniper. The murder was unsolved, with some blaming the French (who had vowed to kill Thế for years) and others blaming the South Vietnamese government.

    Trinh Minh Son, Thế’s son, claims that his father was killed from a pistol with its muzzle against his head. He also claims that he was shot by two bullets, not one bullet as stated by official media. His son says it was possible that Thế was assassinated by the South Vietnamese government to prevent him from forming the basis of a possible future opposition to the government.”

    Và…Một bài viết với những chứng liệu lịch sử cùng những lập luận..”rất thuyết phục”(?)
    Bác Tài, Chị Năm và mọi người đọc xem thử nghen!

    THẨM ĐỊNH NGHI ÁN TRỊNH MINH THẾ
    Bùi Như Hùng (2011)

    http://www.buinhuhung.com/Nghi_Ank/TMT/ThamDinh_NghiAn_TMT.htm

  15. Tai
    19/11/2013 lúc 02:35

    Thưa Anh ,

    lúc ông Trịnh Minh Thế bị bắn , tôi chỉ nghe là bị bắn từ sau lưng . Tôi không có mặt ở đó nên không biết ai bắn và tại sao . Nhửng người viết sử bây giờ chỉ nghe kể lại , không phải là nhân chứng tại cuộc . Cái chết của ông Trịnh Minh Thế đem lại ích lợi cho ai ?

    • Võ Trung Tín
      19/11/2013 lúc 12:51

      Vâng, kính thưa bác,

      Với những biến cố cùng những sự kiện lịch sử đã xảy ra hơn 50 năm về trước, thì quả thật là, với lớp thế hệ trẻ hậu sinh như Ròm cháu, vào thời điểm ấy, Tín Ròm cháu còn là..những hạt bụi chưa tượng hình trong không gian..bác Tài ơi! Hihihi…

      Vì vậy, với những sự kiện thuộc nghi án lịch sử, thế hệ trẻ mai hậu tụi cháu (nếu ai thích thú) chỉ biết có cách là tìm tất cả các nguồn tài liệu đọc tham khảo, rồi thử lưu tâm tư duy, trên tinh thần phân tích khách quan khoa học theo khả năng trình độ của mình, ngõ hầu phần nào lò dò tìm hiểu chút chút gì gì đó thuộc về “bản chất chân lý” của sự kiện, biến cố..chứ biết làm sao hơn!?
      Do đó, khi lục tìm đọc được bài viết mà cháu dẫn link ở comment trên, theo cá nhân cháu, đọc bài viết ấy, cá nhân cháu thấy những chứng liệu cùng luận điểm của tác giả nêu ra, là tương đối..”rất thuyết phục” (cụm từ này cháu để trong ngoặc kép!)

      Đó là ý, tư duy hiểu..vấn đề sự kiện lịch sử, qua bài viết, của cá nhân cháu!

      Kính,

    • 23/11/2013 lúc 07:36

      Quý vị độc giả nào biết thêm thông tin xin trả lời giúp cho anh Tài. Xin cám ơn.

  16. Tai
    20/11/2013 lúc 00:56

    Thưa Anh ,

    tôi củng nghỉ như anh . Nhưng cái gì nó qua rồi , thì cho nó qua luôn . Có nói đi , nói lại củng không lấy lại được . Giòng lịch sử Lạc Việt vẩn trôi tiếp , ngồi tắc lưởi như con thằng lằng nuối tiếc , củng như không . Nếu ngày xưa ông Diệm không bị lật , thì củng không biết nước Lạc Việt đi về đâu , vì chỉ có thầy bói mới biết được .

  17. Tai
    23/11/2013 lúc 14:28

    Tôi nghỉ thì không ai biết rỏ. Lúc ông Trịnh minh Thế chỉ huy lính đánh Bình Xuyên , ở sông Sàigon . Từ bên nay sông Saigon nhìn qua Thủ Thiêm ( lính Bình Xuyên ) , ông đứng quan sát chiến trường , mắt nhìn qua Thủ Thiêm , thì bị bắn từ sau lưng .

    • 06/12/2013 lúc 08:21

      Anh Tài: Dạ, chắc chỉ có Trời biết, Đất biết và… hung thủ biết.

  1. No trackbacks yet.

Gửi phản hồi cho Võ Trung Tín Hủy trả lời