Trang chủ > Văn > Con Cá Mắc Cạn

Con Cá Mắc Cạn

Cám ơn anh Đinh Thanh Nguyện đã gởi tặng trang PV truyện ngắn Con Cá Mắc Cạn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ.

.

Con Cá Mắc Cạn

Tác giả: Doãn Quốc Sỹ

scan1 Ngày xưa có một người lính thú:

Ngang lưng thì thắt bao vàng,
Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.
Một tay thì cắp hỏa mai,
Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên,
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.

Đi ngược dòng sông vài ngày rồi lên bộ lẽo đẽo vượt suối, rồi lại xuống thuyền ngược dòng sông, rồi lại lên bộ, cứ như thế ròng rã một tháng trường mới tới nơi đồn trú. Đó là miền biên giới có thác chảy ào ào suốt ngày đêm, có núi chập chùng cao ngất chắn mất đường về. Dọc theo ngọn nguồn con sông chảy xiết là những khu rừng già âm u nhiều rắn độc, nhiều thú dữ.

Đau đớn thay cho người lính thú, anh phải ở đây ba năm, ba năm dài những lo âu , thương nhớ. Bất trắc có thể xảy đến hàng ngày khiến anh bỏ thây nơi rừng núi hùng vĩ nhưng hiểm độc này. Anh mà ngã xuống chỉ một lá nhỏ cũng đủ phủ thây anh vì thân anh sẽ rữa nát trước chiếc lá để rồi mất tích vào đám bùn đen ẩm thấp dưới rừng. Đêm đến anh ngủ, những hình ảnh khủng khiếp đó ùa đến cùng tiếng thác nước để uy hiếp linh hồn anh. Ba năm… ba năm dài…

Ba năm trấn thủ lưu đồn,
Ngày thì canh điếm, tối dồn việc quan.
Chém tre đẵn gỗ trên ngàn,
Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai.
Miệng ăn măng trúc măng mai,
Những giang cùng nứa lấy ai bạn cùng?
Nước trong xanh con cá vẫy vùng…

Phải, một hôm kia anh vào rừng chém. tre đẵn gỗ, anh lạc đến khoảng tròn rộng và sâu những đá là đá, lớn có từng tảng, nhỏ thành từng hòn, nhỏ nữa là cát sỏi. Nước ở đây thật là trong và có một con cá. Thoáng thấy anh, con cá vùng quẫy như muốn tìm nơi ẩn trốn. Người lính thú nào có biết điều đó, anh ao ước được tự do như con cá kia và buột lời ngâm:

“Nước trong xanh con cá vẫy vùng…”

Kỳ lạ thay, con cá đó biết nói. Nó hỏi anh:

Anh cho là tôi sung sướng lắm sao?

Người lính thú đáp:

-Sung sướng lắm chứ! Cảnh thì tĩnh, nước thì trong, một mình anh thảnh thơi, vùng vẫy.

Con cá làm như cất tiếng cười mai mỉa rồi giải thích:

-Đây trước là con suối. Một hôm mưa nguồn lớn, đá trên núi xô lăn xuống ngổn ngang, con suối đổi dòng, để lại một khúc chết ở đây. Thoạt tiên nước đục, tôi còn khuây khỏa đôi chút vì mình có thể bơi lội tung tăng mà vẫn no mồi, chẳng phải để ý đến ai, và cũng chẳng ai biết có mình mà để ý.Tai hại thay nước lắng dần…Qua đi một tuần trăng, nước trong suốt như gương, tôi thấy mình trơ trẽn quá. Anh ơi, rủi bị tù trong một vũng nước đã là một điều đáng buồn, lại bị tù lộ liễu trong một vũng nước trong suốt như gương này thật là vừa buồn vừa nhục.

-Nước trong vắt không có mồi, anh có đói không?

-Tôi có thể ăn rêu bám ở những hòn đá quanh đây.

Người lính thú lấy cơm nắm giơ lên và nói:

-Tôi bửa cơm ra rồi ném xuống một ít cho anh nhé.

Giọng cá bình thản một cách buồn rầu:

-Cám ơn anh, giá nước đục anh làm như vậy thì hay, nhưng nước trong như thế này anh ném xuống để thấy tôi bơi lên đớp lấy, chao ôi còn cảnh nào tủi hổ cho bằng!

Người lính thú ngẫm nghĩ, sực nhớ điều gì, anh nói:

-Thế tôi mang anh sang dòng sông gần đây vậy nhé!

Cá đáp:

-Cám ơn anh, nhưng cảnh tội phải lên nằm trên lòng bàn tay anh để rồi anh mang ra sông thả xuống còn đáng sỉ nhục gấp ngàn gấp vạn lần cảnh bị tù thế này. Tôi tuy bị tù ở đây nhưng vẫn nghe thao thức tiếng sông qua mạch đất. Sẽ có ngày mưa nguồn làm tràn bờ giếng này, làm rềnh khúc sông kia, lúc đó tôi sẽ nương theo triền nước mà tìm ra sông. Như thế mới đẹp! Như thế mới đẹp!

Có tiếng mõ thu quân. Người lính thú chào cá, bịn rịn ra về. Từ đấy mỗi khi chém tre, đẵn gỗ, hoặc khi kiếm măng trúc, măng mai qua đấy anh cũng giữ ý chẳng muốn đến bên bờ suối chết để khỏi gây xao động cho con cá bị tù. Thảng hoặc gặp cơn mưa nguồn khá lớn, anh chạy vội tới đó ném vội xuống khối nước đục ngầu một ít cơm rời, rồi ra về trong lòng không vui, vì anh vẫn thắc mắc chẳng hiểu cá có còn ở dưới đó để nhận những hột cơm của người tri kỷ, hay đã trườn mình tìm ra sông rồi.

(Ấn hành vào dịp kỷ niệm mười năm hoạt động 1962-1971 của nhà xuất bản SÁNG TẠO)

scan2

scan3

scan4

scan5

scan6

scan7

scan8

scan9

scan10

scan11

scan12

scan13

scan14

scan15

  1. 19/12/2013 lúc 16:36

    Doc xong thay minh cung giong con ca, bao thu nen kho mai .
    Vietkey cua chij bi loi khong go dau duoc, thong cam em nhe .

    • 20/12/2013 lúc 07:58

      Chị Lan: con cá vẫy vùng trong vũng “nước trong xanh”, cũng là một niềm an ủi chị ạ.

  2. Võ Trung Tín
    19/12/2013 lúc 22:05

    Wow!
    Chỉ với một bài thơ “lục bát” 7 câu thật “trần trụi”, thế mà, nhà văn Doãn Quốc Sỹ với trí tượng tượng thật phong phú của mình, đã viết nên một truyện ngắn mang đầy âm hưởng..truyện cổ tích, ẩn hàm một thông điệp thật sâu sắc đến thú vị!

    Tuy nhiên, bác Đinh Thanh Nguyện và chị Năm ơi, Tín Ròm cháu hơi hơi có một chút..lấn cấn! Đó là:

    Nhà văn Doãn Quốc Sỹ không biết có chút chút gì..”lầm lẫn”..không nhỉ?! Bởi lẽ…
    1/ Bài thơ, nguyên là thể lục bát, thế mà, sao câu thơ cuối lại là..BẢY CHỮ..nhỉ?!

    – “Nước trong xanh con cá vẫy vùng”

    2/ Hình như, (vì có rất nhiều bản) câu thơ cuối là..TÁM CHỮ (?), và do đó, ý thơ câu TÁM CHỮ này, rất “khác xa” với ý thơ của câu BẢY CHỮ mà nhà văn Doãn Quốc Sỹ..trích dẫn! Như thế, liệu câu thơ chuyển dịch của dịch giả Võ Đình có cũng.. “bị lệch”.. luôn chăng?

    – “In the clear blue water, a little fish delightful and free…”

    Câu thơ cuối có..TÁM CHỮ..đây:

    LÍNH THÚ ĐỜI XƯA
    Ba năm trấn thủ lưu đồn
    Ngày thời canh điếm tối dồn việc quan.
    Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
    Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai.
    Miệng ăn măng trúc măng mai
    Những dang cùng nứa biết ai bạn cùng
    NƯỚC GIẾNG TRONG con cá NÓ vẫy vùng.

    Và, với câu thơ cuối TÁM CHỮ này, Tiến sĩ Cao Huy Thuần lấy làm lạ lùng, cứ “ấm ức thắc mắc mãi” mà không có câu trả lời, vì vậy ông có viết một bài viết, khi đọc, cũng ..”rất đáng suy ngẫm?!

    – “…Chỉ có một câu làm tôi thắc mắc mãi, từ nhỏ đến lớn, từ trẻ đến già, từ đó đến nay. Câu thơ thật lạ kỳ, như ở đâu bay vào bài thơ lạ hoắc, lãng xẹt. Đó là câu cuối :
    “Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng”
    Tại sao bỗng có con cá vẫy vùng trong giếng ở cuối một bài thơ nói về anh lính thú từ biệt vợ sống đầy ải trên núi rừng? Giữa anh lính với con cá chẳng có một liên hệ gì cả. Cách cấu trúc của câu thơ cũng kỳ quặc : Hai câu tám đi tiếp theo nhau :
    “Những dang cùng nứa biết ai bạn cùng
    Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng.”
    Trong một bài thơ lục bát ngày xưa, có khi tác giả phá thể, chấm dứt bài thơ ở câu sáụ Nhưng nếu thế , tại sao lại không chấm dứt như thế này : “Giếng trong con cá vẫy vùng”. Tại sao lại thêm chữ “nó” quái gở vào câu thơ. Không phải con cá vẫy vùng mà là “con cá nó vẫy vùng”. Tựa như con cá với nó là hai, có con cá và có nó ở trong giếng đùa nghịch với nhau, nó vẫy vùng nơi con cá, con cá vẫy vùng nơi nó. Quái, tại sao có con cá hạnh phúc như vậy ở đây?. Tôi chịu thua . Mà cũng chẳng ai giải thích được cho tôi. Tôi đố ai giải thích nổi!
    Câu thơ nhảy vọt từ chuyện khổ qua chuyện vui, không đầu không đuôi, không gốc không ngọn, chẳng nghĩa lý gì cả. Anh lính thú nhớ vợ, mơ về chăn gối ấm êm bên cạnh vợ? Anh lính thú kiệt sức giữa lúc chém tre đẵn gỗ bỗng thấy loé ra trong một cơn mê sảng hình ảnh thanh bình của giếng nước ở quê nhà? Bài thơ quá giản dị, chất phác, không cho phép tôi diễn dịch cao xa. Nhưng câu thơ nằm mãi trong đầu tôi vừa như một hình ảnh êm dịu, vừa như một vũ trụ bí mật quyến rũ, mời mọc, thách thức óc tưởng tượng của tôi. Tôi không tóm được nó, cho nên nó dẫn tôi đi lang thang…”
    (Cao Huy Thuần)

    http://www.dactrung.com/Bai-bv-925-Nuoc_gieng_trong.aspx

  3. Võ Trung Tín
    19/12/2013 lúc 22:07
    • 20/12/2013 lúc 15:28

      Tín: Những đoạn văn sau đây nhắc đến tiến sĩ Cao Huy Thuần của em. Em đọc nhé:
      Sau ba năm xáo trộn, các thành viên của nhóm thiên tả cực đoan miền Trung phân tán, ngả rẽ làm ba loại.

      – Một loại, nhờ có thế, cách này cách khác, một số tìm đường ra ngoại quốc du học như trường hợp Thái Kim Lan, Cao Huy Thuần v.v… Với tư cách sinh viên, họ tụ lại và thành lập nhóm sinh viên phản chiến- gọi là thành phần thứ ba- cấu kết với sinh viên nơi họ cư ngụ. Họ tổ chức biểu tình chống chiến tranh- một cách gián tiếp chống Mỹ và chính thể VNCH. Ở trong nước, họ quậy phá một cách, ra ngoại quốc, họ quậy phá một cách khác. Tâm tình của họ, thái độ của họ, đời sống của họ, hoạt động của họ luôn luôn đẩy họ về phía đối lập, chống đối VNCH. Họ hãnh diện về thành tích và việc làm của họ ở trong nước cũng như khi ngoài nước.

      – Một số lớn còn lại, tiếp tục ăn học trở thành những sĩ quan, công chức của VNCH. Nhưng họ sống với nhiều hoang mang, trăn trở ở cái tình trạng mà Trịnh Công Sơn gọi là: Tiến thoái lưỡng nan. Một số nhỏ, che dấu cái quá khứ của họ hoặc tham gia chính quyền, hoặc ra tranh cử dân biểu như trường hợp Hoàng Văn Giàu đi theo Bùi Tường Huân. Một số tham gia chính quyền với tư cách dân biểu với sự đỡ đầu của Phật giáo. TT. Trí Quang chắc hẳn đã bảo trợ và đỡ đầu cho các dân biểu này. Với tư cách dân biểu, họ đứng trong danh sách các dân biểu đối lập của nhóm Hồ Ngọc Nhuận, Ngô Công Đức quậy phá một cách công khai và hợp pháp, hỗ trợ cho đám sinh viên cộng sản nằm vùng như Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy. Hoàng Văn Giàu, sau khi đi tù cộng sản, ra hải ngoại- vẫn chưa thấm đòn cộng sản tiếp tục giao lưu móc nối với đám Giao Điểm làm cầu nối cho cộng sản. Họ tham gia chính quyền để tranh đấu hợp pháp, không bị cầm tù. Nếu có thể nói đây là những kẻ nội thù của chính quyền miền Nam.

      – Còn một số rất nhỏ, vì lộ diện trong việc tranh đấu, vì sợ bị chính quyền VNCH bắt cầm tù đã chạy trốn hẳn sang bên kia như trường hợp anh em Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân..Thái Ngọc San, Tiêu Dao Bảo Cự. Sau này, họ cũng vỡ mộng cộng sản nhưng rơi vào tình trạng gái ngồi phải cọc như trường hợp Tiêu Dao Bảo Cự. Riêng Nguyễn Đắc Xuân, anh ta là người cộng sản hơn cả người cộng sản.

      Bằng cách nào ở vị trí nào, ở trong nước hay ở hải ngoại. Đám người cực đoan và quá khích- một số nhõ- miền Trung cũng chống phá VNCH trong suốt hai mươi năm miền Nam và sau này ở Hải Ngoại.

      Tôi xin xác nhận, họ không phải là cộng sản thứ thiệt, nhưng việc làm của họ, việc tranh đấu của họ trở thành thứ nối giáo- kẻ nội thù- cho người cộng sản.

      Người ta có cảm tưởng chống phá là lý lẽ đời sống của đời họ. Họ sinh ra để chống phá. Và họ chỉ thực sự lớn lên trong khí thế tranh đấu bạo động. Nhiều người trong bọn họ chắc chắn không phải là cộng sản. Nhưng một điều chắc chắn họ cũng không bao giờ là những người con dân của miền Nam.

      (nguồn)

      • Võ Trung Tín
        21/12/2013 lúc 11:54

        – “..tiến sĩ Cao Huy Thuần của em. “
        Hihihihihihi…

        Ròm em biết trước ngay là khi dẫn “nhem nhem” cái link về Ts Cao Huy Thuần này, thì chắc chắn là sẽ bị bà chị Năm xua..ong chích một phát “đích đáng” ngay mà!

        Bà chị Năm quơi, thấy dzậy chứ Ròm em là chiên dza “lục lọi”, nên cũng rất “tỏ tường” dzề cái ông Ts “Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng sản”..này lắm đó nghen bà chị! Hihihihihihi…

        Tuy nhiên, trong phạm vi của chủ đề entry này, em thiển nghĩ, chúng ta đang “chò chiện” về..”dzăn chương chữ nghĩa”..mà, bà chị Năm! Cái gì thuộc về “học thuật”, thì ta phải “tư duy khách quan”.. một chút chút chứ chị Năm!
        Nếu Ròm em nhớ không lầm, thì như đâu trong khoảng năm 2011, khi còm bàn luận chuyện “dịch loạn” truyện Lolita của dịch “giả” Dương Tường, Ròm em còm “dzợt thẳng cẳng” nên có nói chút chút “đụng chạm” tới Ns Phạm Duy, thì chị Ba và chị Cam Li liền có nhắc nhở nhẹ Ròm em là nên..”công bằng với Ns Phạm Duy, vì suy cho cùng, ông cũng là một con người”.

        Vì vậy, bà chị Năm quơi, nếu chúng ta cứ.. “ngắt véo”, “thọt lét”, “tẩy chay”, thậm chí “knock out”.. bất cứ nhân vật nào mà “ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản” trong lĩnh vực “học thuật” (Ròm em nhấn mạnh), thì Ròm em e rằng, mấy cái cây “cổ thụ học thuật” ở nhiều lĩnh vực..sẽ bị “ruỗng mục” mất, dzà như dzậy thì quả là ..thiệt thòi cho lớp hậu sinh!
        Tỉ như, Ròm em đơn cử vài “cây cổ thụ”…

        1/ Học giả Nguyễn Hiến Lê, với cái..”thọt lét”…
        “Nguyễn Hiến Lê- hầu hết kiến thức của ông đều do tự học- ông chuyên về biên khảo với rất nhiều đầu sách về lịch sử và triết học Trung Hoa, ông là thầy dạy của nhiều thế hệ thanh niên miền Nam với tủ sách nhan đề: Học làm người… Nhiều người đã không biết Nguyễn Hiến Lê là nhà biên khảo gốc Bắc nữa. Chỉ hơi tiếc một điều, ăn cơm gạo miền Nam, nhưng ông vẫn hướng về miền Bắc XHCN xa xôi. Và cũng như nhiều người khác, chỉ đến sau 1975, sống với ma quỷ, ông mới vỡ lẽ ra và không khỏi thất vọng.” (nguồn, trong bài trên của chị Năm)

        2/ Nhạc sĩ Phạm Duy, với..“cái tát” mỉa mai nhẹ, nhưng đau hơn..”bò đá”…

        – “Nhạc sĩ Phạm Duy viết hồi ký xong là chạy về Việt Nam xin ở hẳn, cặp kè bên các quan văn nghệ trong các buổi diễn và toe toét khoe cái dấu ấn “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” :

        https://www.google.com.vn/search?q=h%C3%ACnh+%E1%BA%A3nh+ph%E1%BA%A1m+duy+c%C6%B0%E1%BB%9Di+c%E1%BA%A7m+s%E1%BB%95+h%E1%BB%99+kh%E1%BA%A9u&sa=G&tbm=isch&source=iu&imgil=GKUZ0ddSjI1bqM%253A%253Bhttps%253A%252F%252Fencrypted-tbn1.gstatic.com%252Fimages%253Fq%253Dtbn%253AANd9GcSY0ZxRaKFuwJ7cL16-6ZlyX2mnQUW3_42jQlDJmRrrLxYmMZBk%253B335%253B353%253B8fiJH5KMQ22oBM%253Bhttps%25253A%25252F%25252Fdanluan.org%25252Ftin-tuc%25252F20110422%25252Fnguyen-thuong-long-hoai-niem-30-4-tim-mai-yeu-thuong&ei=PQ21Ure7MuuSiQerp4H4CQ&ved=0CC0Q9QEwAA&biw=800&bih=431&dpr=1

      • Võ Trung Tín
        21/12/2013 lúc 11:57

        3/ Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, với cú direct..”knock out”..nằm thẳng cẳng…

        – “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng tự hạ phẩm giá của mình để nói giống y như cái miệng lưỡi ghê tởm của chế độ. Ví dụ: trưa ngày 30/4/1975, ông ta đã nói: “NHỮNG KẺ ĐÃ RA ĐI, CHÚNG TA XEM NHƯ LÀ PHẢN BỘI ĐẤT NƯỚC”…
        (Lời phát biểu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trên đài Sài Gòn trưa ngày 30.4.1975)

        http://damau.org/archives/19337

      • Võ Trung Tín
        21/12/2013 lúc 11:59

        4/ Lm Chân Tín, với cái..“thọt lét”, nhưng lại điểm trúng..tử huyệt…

        – “..Báo Đối Diện của Lm. Chân Tín chẳng những không nói gì tới những tội ác do Cộng sản gây ra ở cả hai miền Nam Bắc, mà còn công khai phổ biến những bài viết đề cao Cộng sản, cổ vũ sách lược “giải phóng” miền Nam của Cộng sản. Chẳng hạn như các bài: Bài Học Cách Mạng Của Lênin (Đối Diện, 12.1970); Diễn Tiến Cuộc Xây Dựng và Phát Triển Chính Sách Thực Dân Mới Của Mỹ Tại Việt Nam (Đối Diện, 8.1971); Lm.Trương Bá Cần viết bài ‘25 Năm Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Miền Bắc’, đăng 3 kì vào năm 1971; Khái Niệm Về Chủ Nghĩa Thực Dân Mới (Đối diện, 6.1972); Diễn Tiến và Ý Nghĩa Của Cách Mạng Tháng Tám (Đối Diện, 8.1972); Miền Bắc Có Gì Lạ (Đối Diện, 2.1974)…”

        http://anhchieuvang.blogspot.com/2012/06/oi-dien-voi-lm-chan-tin.html

      • 23/12/2013 lúc 13:20

        Tín: Vài ý kiến vặt của CHT về một bài ca dao mà em xếp vào “học thuật” ư?
        Về Ns. PD:Ít ra ông đã không phạm tội với tổ quốc bằng cách tiếp tay cho cs cướp miền Nam, như những người thuộc cái gọi là thành phần thứ ba.
        Phần cuối đời: đấy là chuyện riêng tư của ông, ai cũng có tự do chọn lựa, và ông cũng không buộc người khác phải theo.

      • Võ Trung Tín
        24/12/2013 lúc 06:09

        Hihihihihi…

        Bà chị Năm này “giả vờ, làm bộ”..hiểu chệch cái ý từ..”học thuật” mà Ròm em cố ý để trong dấu..”nháy nháy”..dzồi đó nghen!!!! hihihihi…
        Nhưng thôi..hỏng sao..No, problem!

        Là người ngoại đạo, nhân lễ Giáng Sinh, Ròm em muốn mượn 2 câu đầu lời Kinh Vinh Danh, thay lời chúc, gởi đến bà chị Năm..nè…

        – “Glory to God in the highest,
        and on earth peace to people of good will…”

        Thôi, mạng miết chập chờn quá, Ròm em cùng ông Phật Tuấn Anh đi gặp Bảo Vân cùng cả nhóm “kiến lửa”…cà phê sáng, đây!

  4. dinh thanh nguyen
    20/12/2013 lúc 00:54

    Tín Ròm giỏi quá! Đúng là “Nước GIẾNG TRONG con cá NÓ vẫy vùng” là văn bản chính thức nhất được biết đến về bài ca dao này. Còn số lượng từ trong câu, theo bác ca dao Việt Nam không câu nệ lắm, Tín Ròm chắc cũng thuộc nhiều ca dao, tục ngữ như vậy. Trong Con cá mắc cạn, bác nghĩ chắc chắn nhà văn Doãn Quốc Sỹ cố tình sửa chi tiết này chứ không phải nhầm lẫn. Tín Ròm nên nhớ nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy của rất nhiều thế hệ sinh viên văn khoa Việt Nam trước đây.Thân.

    • Võ Trung Tín
      20/12/2013 lúc 12:55

      – “Tín Ròm giỏi quá!”

      Ui trời đất ơi!!!
      Bác Đinh Thanh Nguyện ơi, Bác làm Ròm con..ngượng muốn chết luôn đó! Hihihihi…
      Tín Ròm cháu khi đọc bài của bác gởi và chị Năm post, Ròm cháu cảm thấy hơi hơi lấn cấn chút chút nên hỏi bác và chị Năm để..học hỏi thêm thôi mà!

      Và, với câu thơ cuối: “NƯỚC GIẾNG TRONG con cá NÓ vẫy vùng.” này, Ròm cháu cũng có dịp được đọc một đoạn viết cảm nhận thế này, bác đọc..thư giãn, nghen!

      “Trong văn học sử chỉ ghi lại hình ảnh người lính tầm thường, nghèo nàn đến tội nghiệp:
      “Ngang lưng thì thắt đai vàng
      Đầu đội nón dấu vai mang súng dài
      Một tay thì cắp hỏa mai
      Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền
      Thùng thùng trống đánh ngũ liên
      Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.”
      Nước mắt như mưa thì làm sao đánh giặc?
      Mà không cứ gì đi ra trận mới khóc. Người lính đóng quân ở nơi cheo leo cũng than thở đến xót ruột.

      “Ba năm trấn thủ lưu đồn
      Ngày thời canh điếm, tối dồn việc quan
      Chém tre đẵn gỗ trên ngàn
      Hữu thân hữu khổ phàn nàn cùng ai
      Miệng ăn măng trúc măng mai
      Những dang cùng nức biết ai bạn cùng
      Nước giếng trong con cá nó vẫy vùng”

      Tại sao tác giả lại lấy hình ảnh “con cá nó vẫy vùng” trong giếng nước trong để kết thúc bài? Hình ảnh con cá này đã ám ảnh tôi suốt từ thời đi học. “Con cá nó vẫy vùng” mà không phải là “con cá vẫy vùng”.
      Câu thơ là một câu than. Nước giếng trong veo, không có mồi làm sao con cá sống? Ở chốn thâm sơn, cơm gạo đâu ra để người lính sống?
      Cái cảnh người lính phải xoay sở để tự nuôi thân chính là cái cảnh “con cá vẫy vùng” trong giếng nước.
      Nhưng “Con cá vẫy vùng” chỉ là hình ảnh. Thêm vào chữ “nó” thành “con cá nó vẫy vùng” Hình ảnh “con cá” trong thơ bỗng nhiên sống động hẳn. Cái khéo ở cách dùng chữ. Cái hay của bài thơ cũng ở câu này…”

      http://chauxuannguyen.org/2013/02/16/doc-truong-sa-hanh-cua-to-thuy-yen/

  5. dinh thanh nguyen
    20/12/2013 lúc 07:09

    Đính chính: nhà văn Doãn Quốc Sỹ là thầy của rất nhiều thế hệ sinh viên văn khoa và sư phạm Việt Nam trước đây.

    • 20/12/2013 lúc 07:55

      Dạ, cám ơn anh Đinh Thanh Nguyện đã giải đáp cho cháu Tín.
      Một Nhà văn cũng có ý kiến tương tự anh, em xin phép copy vào đây luôn cho Tín tham khảo:

      Trích:
      Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
      Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây
      (những chữ in nghiêng là thêm vào)
      Vẫn là thơ lục bát, nhưng bà con miền Nam thường dùng “lục bát biến thể” để dễ hò. Hai câu đó trong bài cổ nhạc “Gánh nước đêm trăng” (soạn giả Viễn Châu) do nghệ sĩ Út Trà Ôn trình bày.
      Thật ra không riêng gì miền Nam mà miền Trung miền Bắc đều dùng thể “lục bát biến thể”.
      Ngưng trích.

      • Võ Trung Tín
        20/12/2013 lúc 13:01

        Dạ!
        Ròm em..”cổm ơn”..bà chị Năm nghen!
        hihihihihi…

        À, mà ở câu thứ 2, cái từ đầu tiên là..”Hay” hay là “Ngờ”..dzậy chị Năm?

        – Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
        NGỜ (Hay) đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây.

      • 20/12/2013 lúc 13:42

        Tín Ròm: Theo ý kiến của Nhà văn, Ngờ sửa thành Hay vì “thơ này phải ngâm kiểu Lục Vân Tiên”.

      • Võ Trung Tín
        21/12/2013 lúc 12:17

        Dzị thì, thư giãn nghe bản dzọng cổ có 2 câu ca dao đó nghen chị Năm:
        “Tưởng giếng sâu tôi nối sợi dây dài
        Hay đâu giếng cạn tôi tiếc hoài sợi dây”

        – Gánh Nước Đêm Trăng – Út Trà Ôn

        À…Dzậy chớ, bà chị Năm có từng nghe bài ca dao này không?

        – Tưởng giếng sâu qua nối sợi dây cụt
        Ai dè giếng cạn nó hụt cái sợi dây

        (…còn 2 câu…)

        hihihihihi…

  1. 19/12/2013 lúc 16:43
  2. 19/12/2013 lúc 22:17

Bình luận về bài viết này