Trang chủ > Tuổi Hoa > Tủ sách Tuổi Hoa hồi sinh

Tủ sách Tuổi Hoa hồi sinh

Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế – 38 Kỳ Đồng Sài Gòn từng là cái nôi của Bán Nguyệt San Tuổi Hoa và Tủ sách Tuổi Hoa.



Thật tiếc, em không sao tránh được cái búi dây điện đáng ghét này, và cả mấy cái lá cờ nho nhỏ nữa:

Cha già Chân Tín- vị chủ nhiệm đáng kính của báo Tuổi Hoa.
(hình: nuvuongcongly.net)

Hang đá có tượng Đức Mẹ, lúc nào cũng có những bó hoa tươi do mọi người đem đến, cùng với nến và nhang nghi ngút.

Những cuốn vở ghi chép đầy ắp những lời tâm sự, những dòng cầu xin cùng Mẹ. Người ta viết xuống giấy những thao thức, những đau khổ trong lòng, những oan trái đang phải chịu đựng, hòa với những dòng nước mắt.

Những tấm biển nho nhỏ ghi dòng chữ “Tạ Ơn Đức Mẹ” nhiều quá, không còn chỗ gắn, dạt ra cả gốc cây. Người ta nhận được nhiều ơn Chúa ban qua tay Đức Mẹ, tại nơi này.

Từ biến cố tháng 4-1975, Tòa soạn Tuổi Hoa đã đóng cửa. Cái tên “Tuổi Hoa” chỉ còn là một kỷ niệm của một quá khứ thần tiên tươi đẹp đã khép lại. Những trang báo Tuổi Hoa còn sót lại là cả một “gia tài”.

***

Cảm ơn các cha Dòng Chúa Cứu Thế, tủ sách Tuổi Hoa đã hồi sinh:

Một góc trưng bày Tuổi Hoa trong Nhà Sách Đức Mẹ- 38 Kỳ Đồng:

Em lấy hai cuốn “Còn Dấu Chân Người” và “Bài Nhạc Khẩu Cầm” lên, chụp làm quà tặng chị Trần Thị Nguyệt Mai:

***

Thêm một món quà nữa của chị Trần thị Nguyệt Mai gởi tặng:

Thấp thoáng áo về

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

**

Trước cổng trường đông đúc, nhộn nhịp. Bà đón cháu.

Thật ra bà chỉ việc lên một chiếc xích lô nhờ đạp tới trường, và bà đứng chờ trước cổng, bên vệ đường, như bao nhiêu phụ huynh khác. Bà không lái xe như ở “bên kia”.

Từng đợt, từng đợt học sinh đi ra. Các bạn dắt xe đạp, hoặc xe gắn máy. Ra đến cổng rồi các bạn mới leo lên xe. Bà có một chút hài lòng. Chỉ có một điều rất khác so với ngày xưa. Ngày xưa chỉ có nữ sinh. Bây giờ có cả nam và nữ.

Ngày xưa… Ồ! Bà như thấy trước mắt, cảnh các nữ sinh mỗi sáng lũ lượt nối đuôi nhau vào trường. Cái cổng trường và ngôi trường cổ kính, đã có từ một thế kỷ trước, hàng ngày chứng kiến một quang cảnh không đổi. Có vẻ như không đổi mà thôi! Thật sự ra, cô giáo ngày ấy, vẫn biết rằng trong cái “có vẻ” đó, nhiều cuộc đời đã tiếp diễn, nhiều tâm tư đã biến động, không phải chỉ ở ngoài kia, mà chính trong ngôi trường bình yên này.

Cô giáo dạy môn Anh văn của các lớp đệ nhị cấp, cũng đảm nhận làm giáo sư hướng dẫn cho lớp Mười A9, buổi sáng. Lớp Mười A9, một lớp không có gì đáng nói, vì cũng là một lớp khá ngoan. Học trò học rất đều. Không có em nào dưới trung bình. Các thầy cô rất yên tâm về lớp này. Trường công, cần có những lớp đều như vậy. Được rèn luyện rất cẩn thận, cộng thêm sự học hành tự giác, tinh thần ganh đua và chí phấn đấu, thế là học sinh cứ tiến đều, và sẽ có kết quả tốt trong những kỳ thi lấy bằng Tú Tài.

Cô giáo năm ấy ngoài bốn mươi. Cô vui tính, hay kể chuyện hài hước, nhưng lại có một đặc điểm chưa hề thấy ở một vị giáo sư nào. Đó là cô rất khắt khe với các nữ sinh để tóc dài. Giờ học của cô, các nữ sinh đều phải cột tóc gọn gàng, không ai được xõa tóc. Ngay cả những bạn tóc mới chấm tới vai cũng phải cột lên thành một cái đuôi gà cụt ngủn. Làm trái ý cô ư? Ra khỏi lớp! Giờ Anh văn của cô, ai ai cũng chuẩn bị một cái kẹp tóc hoặc một sợi dây. Cô vào lớp, việc đầu tiên là cô đặt lên bàn một mớ dây thun. Bạn nào quên đem kẹp, cứ tự động bước tới bàn của cô, lấy một sợi dây thun mà cột tóc lại. Chỉ có các bạn cắt tóc “demi-garçon”, nghĩa là tóc tém như con trai, hoặc tóc “bum-bê” thật ngắn mới khỏi phải cột tóc. Trời nóng cũng thế, trời lạnh cũng như thế. Không ai dám cãi lại. Không ai dám thắc mắc.

Thế rồi, đến một hôm, cô trố mắt khi nhìn thấy một cô học trò cột tóc theo kiểu rất lạ. Cô bé chỉ cột dây thun một nửa mái tóc, và vẫn để lớp tóc bên trong chảy lòa xòa trên vai. Cô từ trên bục bước xuống, đứng trước mặt cô học trò. Đây là trò Hương, người nữ sinh giỏi Anh văn nhất lớp. Cô không nói. Hương ngước nhìn lên, thấy ánh mắt của cô, Hương cũng im lặng. Hai thầy trò nhìn nhau. Cả lớp nín thở.

Mấy giây sau, cô ra lệnh:
– Em đứng dậy!
Hương đứng lên, thẳng người, trông rất ngoan như bao lần. Cô giáo nghe hai má mình hơi nóng lên với cảm giác bị học trò cãi lời. Cô hỏi:
– Hôm nay em biết em đã phạm lỗi gì không?
Hương lắc đầu, giọng chắc nịch:
– Thưa cô, không ạ!
Cô nghe mặt ran rát một cảm giác bị xúc phạm. Cô xẵng giọng:
– Em thật không biết?
– Thưa cô, không ạ!
Cô cố dằn, lần đầu tiên cô thấy mình có hơi nhượng bộ đối với học sinh. Cô gắng nói một cách bình tĩnh:
– Từ đầu năm đến giờ, tất cả học sinh khi vào giờ học Anh văn, đều nghe lời tôi, cột tóc gọn gàng. Chưa một ai làm trái lại. Hôm nay em đã làm trái đi. Tại sao?
Hương thong thả đáp:
– Thưa cô, em không thấy mình làm trái điều gì. Em có nghe lời cô. Em có cột tóc ạ!
– Em không làm đúng.
– Thưa cô, cô có nói chúng em cột tóc cho gọn, thì em đã cột tóc cho gọn ạ!
– Không phải!
– Thưa cô, xin cô chỉ cho em… làm sao cho phải ạ!
Cô nói lớn, mặt đỏ bừng:
– Tôi bảo các em cột tóc hoàn toàn, không có một sợi nào được bay lòa xòa. Em nhìn em kìa, cột mà như không cột.
– Vậy thưa cô, em xin làm lại ạ!
Hương thong thả tháo sợi thun buộc tóc ra. Cô giáo và cả lớp chờ đợi. Hương đặt sợi dây thun lên bàn, và lắc đầu nhẹ một cái. Mái tóc đen mượt của cô bé đổ tràn đầy hai vai, như một dòng suối. Cô bé đứng thẳng như người lính đứng đợi lệnh cấp trên. Cô giáo trố mắt. Cả lớp như nghẹt thở.

Lại một khoảng im lặng khó chịu tỏa ra. Mấy giây sau, vẫn là cô giáo lên tiếng trước:
– Em làm vậy là có ý gì? Em không muốn nghe lời tôi hả?
– Thưa cô, em không có ý chống đối cô. Nhưng… thưa cô, em cảm thấy… cô rất vô lý khi bắt buộc chúng em cột tóc. Nếu là trong phòng thí nghiệm thì không nói gì, nhưng giờ này là giờ Anh văn. Trong khi ở các giờ học khác, chúng em không bị các giáo sư gò bó, mà giờ của cô thì chúng em lại phải… làm cho ra vẻ lam lũ. Chúng em thật sự không hiểu ạ! Hôm nay, nếu cô phạt em, em cũng đành chịu. Nhưng em phải nói giùm các bạn em, giùm cả lớp này và giùm cả các lớp khác, vì… họ không dám nói ạ!
Các nữ sinh len lén nhìn nhau, ánh mắt thay cho lời nói chuyện. Họ vừa hả dạ, vừa lo lắng cho Hương. Cô giáo nói giọng run run:
– Giỏi lắm! Em giỏi lắm! Tôi sẽ giao em cho phòng giám thị giải quyết.
Rồi cô mở sách ra, lặng lẽ bước lên bục gỗ.

Sau hôm đó, cô học trò bị một điểm xấu về hạnh kiểm.

Nhưng cô giáo thì cũng từ hôm đó, khi vào lớp không còn đặt một nắm dây thun lên bàn nữa.

**

Ngày xưa… Vâng, cô giáo còn nhớ lắm!

Cô bé học trò lớp Mười A9 tên Hương, khi xõa mái tóc chảy đầy vai, làm cho cô giáo có một thoáng sững sờ!

Sao cô lại không sững sờ cho được, vì hình ảnh đó giống hệt như cô mà! Tấm áo dài trắng tinh, mái tóc đen nhánh dài đến gần thắt lưng, công phu của nhiều tháng nuôi dưỡng, nâng niu. Cô chỉ xõa tóc ra khi mặc áo dài đi học, còn khi ở nhà, giữ em, làm việc trong bếp, ngoài vườn, cô cột hoặc bới cao lên cho gọn. Nhiều cậu nhóc hàng xóm cứ nhìn theo cô, ngẩn ngơ. Và rồi trong đám “nhóc” ấy, một cậu đã rơi vào đôi mắt của cô, đã trao cho cô những tờ giấy màu xanh trên đó có những dòng thơ dịu dàng. Cậu nhóc đã hẹn được cô đi chơi. Cô gan lắm! Cô đã đi chơi với cậu nhóc. Cũng là quanh quẩn nơi những hàng quà vặt trước trường, rồi lại về nhà, giữ em, làm việc nhà, học bài. Rồi một buổi kia, cô trốn học để đi xem xi-nê với cậu.

Dì của cô – vâng, cô học trò ấy không còn cha mẹ, ở với người dì họ, làm việc nhà cho dì ấy và nhận cơm ăn áo mặc – biết được chuyện, đã túm lấy mái tóc của cô mà cắt lấy cắt để, cho đến khi tả tơi ra hết rồi dì mới hả giận. Và thế là cô học trò xinh đẹp phải trùm khăn đi học, chờ cho đến khi đầu tóc mọc thêm cho dễ nhìn mới dám để lộ ra. Cái mặc cảm bị hành tội ám ảnh cô học trò cho đến rất nhiều năm sau, khi cô đã xong bậc trung học, lên học Đại học Sư phạm, tốt nghiệp ra trường và trở thành cô giáo dạy Anh văn.

Cô giáo trở thành một hình mẫu tiêu biểu đáng kính trong nhà trường. Nhiều năm qua, cô hồ như quên mất kỷ niệm chua cay mà mình đã gánh chịu. Cô có gia đình, có con cái. Cô lập ra một cái nếp áp dụng với nữ sinh học môn Anh văn của cô: cột tóc lên cho gọn gàng, dù lớp học Anh văn thì không bao giờ giống như phòng thí nghiệm. Cái nếp ấy, năm này qua năm khác, áp dụng mãi rồi thành quen thuộc không ai dám phản đối. Và cũng không hại gì cho nên nhà trường không can thiệp vào.

Nhưng cô bé Hương đã dám phá vỡ cái bức tường đó, dù biết sẽ nhận lãnh một điều không hay cho mình. Như một tiếng chuông vang lên phá vỡ sự im lặng đáng ghét, Hương đã làm cho cô giáo mất mấy đêm không ngủ. Lúc nào cô cũng thấy cô bé học trò thật đẹp, thật thánh thiện trong nếp áo dài, mái tóc xõa trên bờ vai. Cô bật khóc trong đêm. Trời ơi! Là tôi đấy mà!

**

Biến cố 30 tháng Tư 1975 xảy ra. Có nhiều thay đổi trong hệ thống quản trị nhà trường. Cô giáo vẫn được lưu dụng để dạy môn Anh văn. Nhưng cô bé học trò tên Hương không còn tiếp tục đến trường nữa. Cô bé đã đi đâu mất.

**

– Bà ơi! Cháu đây! Bà đi với ai?
– Bà đi một mình, đi xích lô, cháu ạ! Bà cháu mình sẽ đón tắc-xi về nhé!
– Vâng. Bà đợi cháu một chút, cháu dặn bạn cháu cái này.

Cháu của bà chạy tung tăng chân sáo, gọi bạn ơi ới. Bạn là một cậu con trai cùng trang lứa, lái chiếc xe gắn máy, đang chống chân chờ đợi. Cháu của bà dặn dò một lát, rồi đi về phía bà. Trong khi đó, một cô học trò khác, đến bên cậu học trò kia, leo lên yên sau của chiếc xe gắn máy. Cô bé dang hai chân ngồi thật vững vàng và thoải mái, vạt áo dài được túm lại cột thành một búi trước bụng. Cô bé ngoái lại vẫy tay chào. Cháu của bà vẫy tay theo.

Bà hơi khựng lại một chút. Ngày xưa… Ồ, lại ngày xưa! Bà khi còn là cô học trò trung học, lần đầu tiên mặc áo dài, lúng ta lúng túng, không biết vén thế nào cho gọn. Khi đi xe đạp, cô học trò lót vạt áo dài lên yên, vuốt thật thẳng rồi ngồi đè lên. Hoặc cẩn thận hơn nữa, thì ràng chiếc cặp nơi yên sau bằng một sợi dây thun thật lớn, có hai móc hai đầu, rồi sau đó nhét kỹ hai góc của vạt sau áo dài vào dưới dây thun. Gió có mạnh mấy cũng không thể làm vạt áo bung ra được. Lại còn những khi ngồi ở yên sau cho bạn chở, thì mấy cô nữ sinh bao giờ cũng ngồi khép nép, hai chân để về một bên, vạt áo vén thật gọn gàng thẳng thớm vì sợ nhăn. Vậy mà cũng có một kỷ niệm đau khổ xảy ra cho cô: một hôm cô ngồi sau xe cho cô bạn chở, hai đứa lo nói chuyện cười vui không để ý, cô đã làm vạt áo sau rơi xuống, quấn vào bánh xe, bị rách toạc đứt lìa. Cô run rẩy bước về nhà và nhận lãnh một trận đòn vì tội lơ đễnh.

Tà áo dài nữ sinh, đề tài muôn thuở cho các văn thi nhân, nhạc sĩ, họa sĩ, có đâu ngờ cũng mang lại nhiều đau khổ cho các nữ sinh. Thời của cô, áo dài lúc nào cũng phải thẳng thớm, kín đáo. Đã vậy mà trò nào vô tình hay cố ý “quên” mặc áo thun lá bên trong thì sẽ bị đuổi về, không cho học ngày hôm đó. Con nhà nghèo đến đâu cũng phải ủi áo dài đi học, không để bị nhăn nheo hay gấp nếp. Trời nắng hay mưa, bão hay lụt, cũng không được mặc thứ gì khác. Học trò xứ cao nguyên thì đỡ khổ hơn, phần trên đã luôn có áo len che, các bạn chỉ lo ủi cho thẳng hai vạt áo. Học trò miền thôn quê càng đáng nể hơn nhiều, khi mỗi ngày xắn quần áo lội bì bõm qua bao nhiêu đoạn nước non sình lầy, hoặc lên ghe xuống đò, khi lên tới đường cái rửa chân và thả lai áo quần xuống, áo quần vẫn trắng nguyên, và như vậy là có thể đi đến trường.

Sau năm 1975, trường của cô không bắt buộc nữ sinh mặc áo dài. Trường có thêm nam sinh. Nam nữ đề huề. Học sinh đi học mặc quần tây xanh, áo sơ-mi trắng. Nét e dè khép nép ở nữ sinh dần dần mất đi. Cô cũng không còn nhớ đã có một thời cô bắt các học trò của mình cột tóc cho gọn. Như cô đã quên quá khứ buồn của mình vậy!

Cháu của bà mang đến cho bà một bịch chè. Ồ, con bé nhanh chân thật, vừa mới chạy đi dặn dò bạn, đã tạt ngang gánh hàng rong mua chè bịch rồi! Bà bật cười, nói:
– Bà không ăn đâu!
– Bà ăn đi, ngon lắm! Không ai nhìn đâu! Ngày nào cháu cũng ăn như vậy.
Bà liếc qua “xóm hàng rong” thấy nào là chè, nào là bánh, rồi thì trái cây – cóc ổi xoài, rồi nước mía, chuối xào dừa, xắp-xắp khô bò … Bà lắc đầu. Đứa cháu gái ăn chè bịch một cách ngon lành, không cần chén muỗng, chỉ việc cắn một góc nhỏ ở cuối bịch và kê miệng hút, thế là xong. Bà cảm thấy vui lây với nó. Cháu cũng mặc áo dài như bà ngày xưa – vâng, theo bà biết thì đến một lúc, các trường cũng trở lại cho nữ sinh mặc áo dài trắng – nhưng cách thức của các cháu có nhiều khác biệt. Các cháu nhanh nhẹn hơn, mạnh bạo hơn, không khép nép rụt rè. Các cháu sẵn sàng xắn tay áo lên cao, hoặc cột nùi vạt áo dài trước bụng khi ngồi ở yên sau xe gắn máy. Bà cười dễ dãi, tự nhủ “mỗi thời mỗi khác”.

Một cô bé chạy đến, đưa cho cháu bà một quyển vở.
– Trả lại vở cho bạn nè! Mình đã chép bài xong. Cám ơn nhé!
– Không có chi. Nè, giới thiệu với bạn, đây là bà của mình. Bà ơi, đây là bạn Hoa học cùng lớp với cháu.
– Cháu chào bà ạ!
– Nhưng không phải bà nội hay bà ngoại đâu! Bà là “bà trẻ” ấy!
Cô bạn tròn mắt chưa hiểu. Bà giải thích:
– Chào cháu, “bà trẻ” có nghĩa là bà cô hoặc bà dì. Bà là “bà dì họ” của bạn đây.
– Dạ cháu hiểu rồi ạ!
Cháu của bà giải thích thêm:
– Bà và gia đình của bà ở bên Mỹ hết cả. Bà năm nay mới về chơi, thăm gia đình của mình. Bà với bà ngoại mình là “chị em bạn dì họ”, nghe rắc rối không? Nhưng họ thân lắm, vì bà chỉ có người thân là phía bà ngoại mình thôi. Bà về chơi, rồi bà lại đi qua bên ấy.
Cô bạn nhỏ gật gù:
– Vậy cháu chúc bà có những ngày ở chơi vui vẻ. Cháu chào bà ạ!
Bà chào lại. Cô nhỏ chớp nhanh đôi mắt tròn, và quay lưng đi. Cô lắc nhẹ mái tóc. Một dòng suối đổ tràn vai. Cô đi thật nhanh và lẫn vào dòng người áo trắng. Bà chợt nghe trái tim mình thắt lại một cái đau nhói. Hình ảnh quen thuộc quá!

Cô cháu nói khẽ:
– Con nhỏ Hoa này… coi vậy mà tội nghiệp lắm bà ạ!
– Cháu nói sao?
– Dạ, để hôm nào cháu kể bà nghe…

**

Trước cổng trường vẫn đông đúc, nhộn nhịp. Có vẻ như không đổi. Thật sự ra, cô giáo ngày ấy, vẫn biết rằng trong cái “có vẻ” đó, nhiều cuộc đời đã tiếp diễn, nhiều tâm tư đã biến động, không phải chỉ ở ngoài kia, mà chính trong ngôi trường bình yên này.

Thầy trò họ gặp lại nhau. Cô giáo dạy môn Anh văn và cô học trò xinh đẹp tên Hương của lớp Mười A9. Hình như những nét tươi đẹp và tinh anh của mình đều truyền hết cho đứa con gái, Hương hiện ra trước mắt cô giáo, là một phụ nữ trung niên với nét khắc khổ trên gương mặt.

Họ cùng nhau đến kéo ghế ngồi bên một chiếc xe nước mía. Khuôn viên nhà trường trong kia không còn thuộc về họ.

– Hương à, sau ngày ấy, em đã đi đâu?
– Thưa cô, em đi kinh tế mới, cùng với ba má và các anh chị em của em. Một nhà sáu miệng ăn, vất vả lắm thưa cô. Nhưng không thể ở lại thành phố vì áp lực nặng nề quá! Tụi em ra sức tập tành trồng trọt, chăn nuôi. Sức vóc học trò yếu ớt, không cày cấy nổi trên sỏi đá. Cho đến một ngày…. Ba của em cuốc trúng mìn và chết trên rẫy. Cả nhà đành trở về thành phố, bươn chải làm đủ mọi nghề để sống tạm. Chỉ có hai năm mà nhà em đã trắng tay, gia sản tiêu tan hết. Em cũng bỏ học luôn.
– Cùng thời gian đó, cô và chồng con của cô cũng trốn đi.
– Cô đã qua Mỹ?
– Phải. Cô và chồng cô làm mọi nghề để nuôi con. Bây giờ cuộc sống đã tạm yên. Em hãy nói tiếp cho cô nghe, sau khi về lại thành phố, em sống ra sao?
– Em cùng mẹ và các anh chị em lây lất qua ngày, rồi cũng xong. Em lập gia đình trễ nhất trong các anh chị em. Con của em là bé Hoa đó thưa cô.
– Cô đã biết, cháu giống mẹ như đúc. Cô đã giật mình khi nhìn thấy cháu. Đúng là hình ảnh của em ngày xưa, không khác một ly.
– Thưa cô, em xin lỗi cô!
– Xin lỗi chuyện gì?
– Chuyện ngày xưa… Em đã cãi lời cô, không chịu cột tóc.
– Cô quên rồi! Nếu cô không quên, cô sẽ còn đau khổ với cái kỷ niệm đau đớn của cô. Em đừng hỏi cô đó là kỷ niệm gì. Để cho nó chìm luôn đi em nhé! Cái hình ảnh em xõa tóc dài, mặc áo dài trắng, thương lắm, chính là hình ảnh của cô, và bây giờ đã là hình ảnh của các cháu.
– Vâng! Nhìn bên ngoài là như vậy, nhưng cô ơi!….
– Sao? Em muốn nói gì?
– Cô ơi! Nếu cuộc đời bình lặng như chúng ta muốn thì chắc sẽ không là cuộc đời. Em tưởng những gì mà thế hệ trước gánh vác thì sẽ không xảy ra cho đời sau. Em tưởng thế hệ con của mình sẽ được may mắn hơn. Nhưng sự thật thì còn tệ hơn nữa…
– Em muốn nói gì?
– Chỉ mới gần đây thôi, một ngày kia em không thấy con của em về nhà. Cháu theo bạn bè trốn đi chơi, nghe lời dụ dỗ và sa vào một cái bẫy buôn người. Chúa ơi! Khi em đến khách sạn thì vừa kịp thấy bọn đó tổ chức cho các gã ngoại quốc chọn lựa các cháu như chọn nô lệ. Em như nổi điên, em phá phách tan nát cái động đó, cùng những bà mẹ khác cứu các con về. Cô ơi, cháu cũng còn chút may mắn hơn những bạn trẻ khác trôi giạt qua xứ người không biết đâu mà tìm. Cô thấy đó, cháu có vẻ ngoan ngoãn thuần hậu, nhưng không thể ngờ, đàng sau lớp áo trắng kia là một kỷ niệm đau đớn. Từ đó em mang tâm bệnh trầm cảm. Em rất buồn, thưa cô!..

**

Cô giáo ngày xưa trở lại Mỹ. “Bà trẻ” chỉ chơi với cháu được mấy tuần. Ngoài một vài giúp đỡ vật chất nhỏ nhoi, bà cũng không làm được gì hơn. Đối với gia đình Hương cũng vậy. Bà cảm thấy nặng lòng quá! Khi máy bay rời phi đạo và cất cánh bay lên không, bà bật khóc. Bà bỏ lại những con đường đầy cỏ xanh, những khu xóm nhà cửa chen nhau chi chít, những tòa nhà cao nghễu nghện đứng bên cạnh khu ổ chuột, trông như những anh “đại bàng” hách dịch trước đám dân đen. Rồi thì dòng sông, đồng lúa, rặng núi, khu rừng… tất cả chìm vào màn mây và màn nước trong mắt bà trắng xóa.

Bà ngủ vùi mấy ngày. Trông có vẻ như người bị mệt mỏi vì sái múi giờ. Thật sự bà muốn quên. Bà cũng có cảm giác bị trầm uất như lúc xưa bị người dì họ ra tay xởn tóc. Có một cảm giác mất mát đeo nặng trong trí bà. Nhiều đêm ngủ chập chờn, bà thấy vô số những tà áo dài trắng vờn bay trước mặt, vỡ ra thành những giọng cười hồn nhiên, rồi lại quấn quít quanh người bà, khóc lóc tỉ tê như trong một đám tang làm cho bà ngạt thở.

Khi đã yên tĩnh lại một chút, bà quyết định làm một cái gì. Bà nghĩ từ nay bà sẽ viết sách, bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, về những cuộc đời trầm luân của những người phụ nữ bất hạnh. Bà bắt tay vào việc ngay. Con cháu thấy bà hồi phục, ai cũng nhẹ nhõm.

Riêng có đứa cháu ngoại trai của bà, một hôm đã làm cho bà ngạc nhiên khi trao cho bà một bản vẽ và nói:
– Con tặng cho ngoại đó!
– Cái gì đây, thằng cháu cưng?
– Ngoại coi sẽ rõ. Ngoại có ưng ý không? Ngoại dùng nó để làm bìa cho cuốn sách đầu tay của ngoại nhé!
– Được! Nếu “thiết kế sư” vẽ đúng ý ngoại thì ngoại sẽ dùng…
Bà mở tròn đôi mắt. Trên bản vẽ là một tà áo dài mềm mại. Người con gái trong hình tươi tắn, cười hồn nhiên, mái tóc buông dài trên vai. Bà nghẹn ngào không nói được. Cháu của bà, cậu thanh niên sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, nói hớn hở:
– Ngoại à, con đã nghiên cứu rất lâu về chiếc áo dài Việt Nam. Con thấy có nhiều biến cải rất lạ mắt và đầy thú vị. Nhưng cuối cùng, con chỉ chọn kiểu áo này, chiếc áo dài nguyên thủy không kiểu cọ gì cả. Đó là kiểu áo dài của các nữ sinh. Theo con, đó là kiểu áo dài hoàn hảo nhất.
Bà ôm siết đứa cháu trai vào lòng:
– Cám ơn con. Ngoại ưng ý lắm!
– Ngoại có thấy cô gái này giống ngoại ngày xưa không?
– Có! Có! Giống ngoại lắm! Mà… cũng giống rất nhiều người, con ạ!

Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Tháng 3/2011

(Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 47, tháng 7/2011)

Chuyên mục:Tuổi Hoa Thẻ:
  1. Nguyễn thị Nha Trang
    29/08/2011 lúc 23:17

    @ Phay Van :

    Em cừ thật ! Rất nhạy bén với thông tin và sự kiện ” Tủ sách Tuổi Hoa hồi sinh ” đầy giá trị này !
    Vậy là mừng rồi , mừng vì từ nay phụ huynh cũng như các bạn trẻ , có thể tiếp cận 1 loại sách báo mà nội dung chứa đầy nét văn hóa nhân văn …
    Nhưng cũng có chút băn khoăn trăn trở : liệu các bạn trẻ hôm nay , có niềm đam mê đọc sách báo…?!

    • Nguyễn thị Nha Trang
      31/08/2011 lúc 10:20

      @ Phay Van mến yêu ,

      Chị rất hiểu ý em khi sử dụng cụm từ này , chị thật lòng yêu quý tính cách của em , vì vậy chị mạn phép… rất rất chân tình ” năn nỉ em ” :

      ” Đừng Thèm Dùng ” cụm từ ” bọn tư bản giãy chết ” đầy xách mé đến khó chịu này nữa được không Phay Van em ?

      Đừng giận bà chị khiếm nhã này nha…..

      • Nguyễn thị Nha Trang
        31/08/2011 lúc 22:57

        @ Phay Van yêu mến ,

        Cảm ơn em , …Gởi ” năn nỉ ” … khiếm nhã đi rồi , thấy hồi hộp hết sức vì…sợ em nổi …” cục giận ” lên …thì chị chết mất…!
        Ừ em yêu …., chúng ta luôn hòa đồng và hòa nhập có chọn lọc trong cuộc sống , và tâm thế của chúng ta , thì đừng bao giờ để hòa tan dễ dãi với những gì…” nhan nhản rẻ tiền đầy hạ cấp ” em nhé ..!

  2. Nguyễn thị Nha Trang
    29/08/2011 lúc 23:31

    À …Chị vừa phát hiện 1 lỗi sai sót ở 2 tấm hình cuối – với cá nhân chị , thì lỗi này là quan trọng – ( không phải lỗi của em ) , thử làm 1 bài tập quan sát , Em tìm thử điểm lỗi sai sót chị nêu là gì , xem Phay Van ?

    • hth
      30/08/2011 lúc 06:49

      Cam Ly hay Cam Li? Phải không chị Nha Trang và PV?

      • Nguyễn thị Nha Trang
        30/08/2011 lúc 20:25

        @ hth : Chào bạn !

        Chính xác rồi hth ơi , bạn nhanh thật , …Tuyệt lắm !
        hth quả không hổ danh là lính … lính gì nhỉ …? … à ..à… : ” lính đặc công trinh sát ! ” đúng chứ hth ?

        Bận lắm sao hth ? dạo này hơi vắng nhà Phay Van à nha …, mọi người luôn nhớ phong cách comment đậm chất phóng khoáng và nét dí dỏm đầy chất lính của hth đó nha…

        Vui khỏe bạn nhé …
        Thân ái .

    • Nguyễn thị Nha Trang
      30/08/2011 lúc 20:28

      @ Phay Van :

      Bạn hth phát hiện nhanh chính xác rồi đó em !
      Với riêng cá nhân chị , thì đây là 1 trong những lỗi chị ” khó chịu ” nhất !
      Cùng 1 nhà xuất bản , mà lại sơ sót không đồng nhất trong chính tả Bút DanhTác Giả , là điều – với cá nhân chị – không thể …không ” giận ” được !

      Có lẽ , đề nghị Nguyệt Mai gợi ý với chị Mỹ Thanh góp ý với nhà xuất bản chăng …, vì đây cũng là 1 trong những nét văn hóa : ” Tôn Trọng Tác Giả và Tôn Trọng Bạn Đọc ”

      Chị có gì quan trọng hóa …về điểm này…không em ?

      • Mai
        01/09/2011 lúc 02:54

        Nha Trang thân mến,
        Chị Cam Li hẳn sẽ cảm động khi biết bạn đã xem “Cam Li, Cam Ly” là chuyện không nhỏ.
        Thật sự thì chị ấy không biết bên VN in lại sách của chị, và cũng không liên lạc gì, với ai… để góp ý cả.
        Chị chỉ cười khì, mong rằng nhà xúât bản thận trọng hơn một tí.

      • 01/09/2011 lúc 06:46

        @ Nàng Phay,
        Người NB đúng là kỹ lắm, nếu k quen thì nghĩ họ khó, nhưng quen rồi thì cảm thấy thoải mái và biết ơn sự cẩn thận đó bởi vì như vậy mình tránh được những bất trắc vì bất cẩn.
        Chị Nha Trang thật là một người đọc rất chu đáo tinh tế!

  3. Mai
    30/08/2011 lúc 01:01

    Em thật là tuyệt vời, Phay Van ạ!
    Cuối tuần qua em mới đi SG để thực hiện trang này làm quà cho chị và các bạn phải không?
    Cám ơn em đã tặng sách và cho chị thấy lại khung trời kỷ niệm của ngày xưa cũng như được nhìn lại Cha Chân Tín.
    Một sự trùng hợp thật là vui. Trong dịp về thăm nhà cuối năm ngoái, chị có đến nơi này và “rinh” về 2 cuốn sách mà em tặng chị để làm quà cho các bạn. Nhà xuất bản Phuơng Đông đã dùng những truyện trên trang web tuoihoa.hatnang.com mà in ra đó em.

    • Mai
      01/09/2011 lúc 02:57

      “những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?” (thơ Vũ Đình Liên), nghe buồn quá hở em? Thời cuộc và thời gian đã làm cho mọi người tan tác, lạc mất nhau. May mà hôm nay mình còn gặp lại nhau, ở đây. Chị nghĩ đã là một hạnh phúc rồi đó em!

  4. Mai
    30/08/2011 lúc 03:59

    Phay Van thân mến,
    Em làm chị thật cảm động. Bây giờ ngồi đây nhìn những tấm ảnh này để nhớ lại một thời xưa yêu dấu, kỷ niệm đã về ngập đầy. Hôm đến mua sách, chị đã có ý định sẽ đi một vòng để nhìn lại dấu vết xưa. Nhưng trời lại đổ mưa to nên chị đã ra về.
    Khi chị tình cờ vào trang nhà của em, thấy em và các bạn thật dễ mến, lại là những fan của chị Cam Li, nên chị có ý định tặng em và các bạn những truyện mới viết sau này của chị ấy. Không ngờ, em và các bạn tặng lại cho chị quá nhiều…
    Như cuối tuần qua, em đã lặn lội từ BH lên SG để thực hiện những hình chụp này. Biết bao nhiêu là công khó. Viết đến đây chị đã nhỏ lệ rồi đó em. Không biết nói gì hơn ngoài những tiếng cám ơn tận trong đáy lòng của chị. Mong em nhận cho, Phay Van nhé!

    • Mai
      01/09/2011 lúc 03:01

      Phay Van thương mến,
      Em đã yêu mến chị lắm nên mới mất thời gian để làm công việc này. Chị đã rất xúc cảm khi biết rằng: “Khi đứng chụp những tấm hình này, em cứ tưởng tượng ra sự hài lòng của chị, thế là đủ vui rồi chị ơi.”
      Em đã cho chị rất nhiều, Phay Van ạ!

      • Mai
        03/09/2011 lúc 22:58

        Phay Van thương mến,
        Cám ơn em rất nhiều với những tình cảm đã dành cho chị. Em cứ xem chị như một người chị trong gia đình của em là chị hạnh phúc rồi. Ở ngoài, chị rất bình thường và đơn giản em ạ, cũng chẳng thích danh vọng hay chức tước gì đâu.
        Chị rất vui khi vào nhà em chơi và được em thương mến.

  5. hth
    30/08/2011 lúc 06:45

    Chào buổi sáng “bác” chủ nhà. Chúc mừng tủ sách hồi sinh!

    • hth
      06/09/2011 lúc 13:40

      Cám ơn PV nhiều. Bọn nhóc bây giờ chỉ thích đọc truyện tranh, lời lẽ cộc lốc. Dẫn chúng nó vào nhà sách, cứ đến khu vực truyện có chữ là chúng nó tìm cách chuồn. Bực mà không làm gì được, hihihi……

      • hth
        07/09/2011 lúc 06:45

        Cám ơn PV, mình sẽ tìm lại. Cuốn này ngày trước ở miền Bắc dịch là “Những tấm lòng cao cả”. Hy vọng chúng cũng thích như mình ngày trước!

  6. Mai
    30/08/2011 lúc 08:12

    Phay Van ơi,
    Chị lại có thêm một món quà tặng em và các bạn nè. Các bạn cũng có thể đọc truyện này ở link:
    http://tongphuochiep.info/index.php?option=com_content&view=article&id=9202:thp-thoang-ao-v&catid=37:van&Itemid=59

    Thấp thoáng áo về

    Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh

    **

    Trước cổng trường đông đúc, nhộn nhịp. Bà đón cháu.

    Thật ra bà chỉ việc lên một chiếc xích lô nhờ đạp tới trường, và bà đứng chờ trước cổng, bên vệ đường, như bao nhiêu phụ huynh khác. Bà không lái xe như ở “bên kia”.

    Từng đợt, từng đợt học sinh đi ra. Các bạn dắt xe đạp, hoặc xe gắn máy. Ra đến cổng rồi các bạn mới leo lên xe. Bà có một chút hài lòng. Chỉ có một điều rất khác so với ngày xưa. Ngày xưa chỉ có nữ sinh. Bây giờ có cả nam và nữ.

    Ngày xưa… Ồ! Bà như thấy trước mắt, cảnh các nữ sinh mỗi sáng lũ lượt nối đuôi nhau vào trường. Cái cổng trường và ngôi trường cổ kính, đã có từ một thế kỷ trước, hàng ngày chứng kiến một quang cảnh không đổi. Có vẻ như không đổi mà thôi! Thật sự ra, cô giáo ngày ấy, vẫn biết rằng trong cái “có vẻ” đó, nhiều cuộc đời đã tiếp diễn, nhiều tâm tư đã biến động, không phải chỉ ở ngoài kia, mà chính trong ngôi trường bình yên này.

    Cô giáo dạy môn Anh văn của các lớp đệ nhị cấp, cũng đảm nhận làm giáo sư hướng dẫn cho lớp Mười A9, buổi sáng. Lớp Mười A9, một lớp không có gì đáng nói, vì cũng là một lớp khá ngoan. Học trò học rất đều. Không có em nào dưới trung bình. Các thầy cô rất yên tâm về lớp này. Trường công, cần có những lớp đều như vậy. Được rèn luyện rất cẩn thận, cộng thêm sự học hành tự giác, tinh thần ganh đua và chí phấn đấu, thế là học sinh cứ tiến đều, và sẽ có kết quả tốt trong những kỳ thi lấy bằng Tú Tài.

    Cô giáo năm ấy ngoài bốn mươi. Cô vui tính, hay kể chuyện hài hước, nhưng lại có một đặc điểm chưa hề thấy ở một vị giáo sư nào. Đó là cô rất khắt khe với các nữ sinh để tóc dài. Giờ học của cô, các nữ sinh đều phải cột tóc gọn gàng, không ai được xõa tóc. Ngay cả những bạn tóc mới chấm tới vai cũng phải cột lên thành một cái đuôi gà cụt ngủn. Làm trái ý cô ư? Ra khỏi lớp! Giờ Anh văn của cô, ai ai cũng chuẩn bị một cái kẹp tóc hoặc một sợi dây. Cô vào lớp, việc đầu tiên là cô đặt lên bàn một mớ dây thun. Bạn nào quên đem kẹp, cứ tự động bước tới bàn của cô, lấy một sợi dây thun mà cột tóc lại. Chỉ có các bạn cắt tóc “demi-garçon”, nghĩa là tóc tém như con trai, hoặc tóc “bum-bê” thật ngắn mới khỏi phải cột tóc. Trời nóng cũng thế, trời lạnh cũng như thế. Không ai dám cãi lại. Không ai dám thắc mắc.

    Thế rồi, đến một hôm, cô trố mắt khi nhìn thấy một cô học trò cột tóc theo kiểu rất lạ. Cô bé chỉ cột dây thun một nửa mái tóc, và vẫn để lớp tóc bên trong chảy lòa xòa trên vai. Cô từ trên bục bước xuống, đứng trước mặt cô học trò. Đây là trò Hương, người nữ sinh giỏi Anh văn nhất lớp. Cô không nói. Hương ngước nhìn lên, thấy ánh mắt của cô, Hương cũng im lặng. Hai thầy trò nhìn nhau. Cả lớp nín thở.

    Mấy giây sau, cô ra lệnh:
    – Em đứng dậy!
    Hương đứng lên, thẳng người, trông rất ngoan như bao lần. Cô giáo nghe hai má mình hơi nóng lên với cảm giác bị học trò cãi lời. Cô hỏi:
    – Hôm nay em biết em đã phạm lỗi gì không?
    Hương lắc đầu, giọng chắc nịch:
    – Thưa cô, không ạ!
    Cô nghe mặt ran rát một cảm giác bị xúc phạm. Cô xẵng giọng:
    – Em thật không biết?
    – Thưa cô, không ạ!
    Cô cố dằn, lần đầu tiên cô thấy mình có hơi nhượng bộ đối với học sinh. Cô gắng nói một cách bình tĩnh:
    – Từ đầu năm đến giờ, tất cả học sinh khi vào giờ học Anh văn, đều nghe lời tôi, cột tóc gọn gàng. Chưa một ai làm trái lại. Hôm nay em đã làm trái đi. Tại sao?
    Hương thong thả đáp:
    – Thưa cô, em không thấy mình làm trái điều gì. Em có nghe lời cô. Em có cột tóc ạ!
    – Em không làm đúng.
    – Thưa cô, cô có nói chúng em cột tóc cho gọn, thì em đã cột tóc cho gọn ạ!
    – Không phải!
    – Thưa cô, xin cô chỉ cho em… làm sao cho phải ạ!
    Cô nói lớn, mặt đỏ bừng:
    – Tôi bảo các em cột tóc hoàn toàn, không có một sợi nào được bay lòa xòa. Em nhìn em kìa, cột mà như không cột.
    – Vậy thưa cô, em xin làm lại ạ!
    Hương thong thả tháo sợi thun buộc tóc ra. Cô giáo và cả lớp chờ đợi. Hương đặt sợi dây thun lên bàn, và lắc đầu nhẹ một cái. Mái tóc đen mượt của cô bé đổ tràn đầy hai vai, như một dòng suối. Cô bé đứng thẳng như người lính đứng đợi lệnh cấp trên. Cô giáo trố mắt. Cả lớp như nghẹt thở.

    Lại một khoảng im lặng khó chịu tỏa ra. Mấy giây sau, vẫn là cô giáo lên tiếng trước:
    – Em làm vậy là có ý gì? Em không muốn nghe lời tôi hả?
    – Thưa cô, em không có ý chống đối cô. Nhưng… thưa cô, em cảm thấy… cô rất vô lý khi bắt buộc chúng em cột tóc. Nếu là trong phòng thí nghiệm thì không nói gì, nhưng giờ này là giờ Anh văn. Trong khi ở các giờ học khác, chúng em không bị các giáo sư gò bó, mà giờ của cô thì chúng em lại phải… làm cho ra vẻ lam lũ. Chúng em thật sự không hiểu ạ! Hôm nay, nếu cô phạt em, em cũng đành chịu. Nhưng em phải nói giùm các bạn em, giùm cả lớp này và giùm cả các lớp khác, vì… họ không dám nói ạ!
    Các nữ sinh len lén nhìn nhau, ánh mắt thay cho lời nói chuyện. Họ vừa hả dạ, vừa lo lắng cho Hương. Cô giáo nói giọng run run:
    – Giỏi lắm! Em giỏi lắm! Tôi sẽ giao em cho phòng giám thị giải quyết.
    Rồi cô mở sách ra, lặng lẽ bước lên bục gỗ.

    Sau hôm đó, cô học trò bị một điểm xấu về hạnh kiểm.

    Nhưng cô giáo thì cũng từ hôm đó, khi vào lớp không còn đặt một nắm dây thun lên bàn nữa.

    **

    Ngày xưa… Vâng, cô giáo còn nhớ lắm!

    Cô bé học trò lớp Mười A9 tên Hương, khi xõa mái tóc chảy đầy vai, làm cho cô giáo có một thoáng sững sờ!

    Sao cô lại không sững sờ cho được, vì hình ảnh đó giống hệt như cô mà! Tấm áo dài trắng tinh, mái tóc đen nhánh dài đến gần thắt lưng, công phu của nhiều tháng nuôi dưỡng, nâng niu. Cô chỉ xõa tóc ra khi mặc áo dài đi học, còn khi ở nhà, giữ em, làm việc trong bếp, ngoài vườn, cô cột hoặc bới cao lên cho gọn. Nhiều cậu nhóc hàng xóm cứ nhìn theo cô, ngẩn ngơ. Và rồi trong đám “nhóc” ấy, một cậu đã rơi vào đôi mắt của cô, đã trao cho cô những tờ giấy màu xanh trên đó có những dòng thơ dịu dàng. Cậu nhóc đã hẹn được cô đi chơi. Cô gan lắm! Cô đã đi chơi với cậu nhóc. Cũng là quanh quẩn nơi những hàng quà vặt trước trường, rồi lại về nhà, giữ em, làm việc nhà, học bài. Rồi một buổi kia, cô trốn học để đi xem xi-nê với cậu.

    Dì của cô – vâng, cô học trò ấy không còn cha mẹ, ở với người dì họ, làm việc nhà cho dì ấy và nhận cơm ăn áo mặc – biết được chuyện, đã túm lấy mái tóc của cô mà cắt lấy cắt để, cho đến khi tả tơi ra hết rồi dì mới hả giận. Và thế là cô học trò xinh đẹp phải trùm khăn đi học, chờ cho đến khi đầu tóc mọc thêm cho dễ nhìn mới dám để lộ ra. Cái mặc cảm bị hành tội ám ảnh cô học trò cho đến rất nhiều năm sau, khi cô đã xong bậc trung học, lên học Đại học Sư phạm, tốt nghiệp ra trường và trở thành cô giáo dạy Anh văn.

    Cô giáo trở thành một hình mẫu tiêu biểu đáng kính trong nhà trường. Nhiều năm qua, cô hồ như quên mất kỷ niệm chua cay mà mình đã gánh chịu. Cô có gia đình, có con cái. Cô lập ra một cái nếp áp dụng với nữ sinh học môn Anh văn của cô: cột tóc lên cho gọn gàng, dù lớp học Anh văn thì không bao giờ giống như phòng thí nghiệm. Cái nếp ấy, năm này qua năm khác, áp dụng mãi rồi thành quen thuộc không ai dám phản đối. Và cũng không hại gì cho nên nhà trường không can thiệp vào.

    Nhưng cô bé Hương đã dám phá vỡ cái bức tường đó, dù biết sẽ nhận lãnh một điều không hay cho mình. Như một tiếng chuông vang lên phá vỡ sự im lặng đáng ghét, Hương đã làm cho cô giáo mất mấy đêm không ngủ. Lúc nào cô cũng thấy cô bé học trò thật đẹp, thật thánh thiện trong nếp áo dài, mái tóc xõa trên bờ vai. Cô bật khóc trong đêm. Trời ơi! Là tôi đấy mà!

    **

    Biến cố 30 tháng Tư 1975 xảy ra. Có nhiều thay đổi trong hệ thống quản trị nhà trường. Cô giáo vẫn được lưu dụng để dạy môn Anh văn. Nhưng cô bé học trò tên Hương không còn tiếp tục đến trường nữa. Cô bé đã đi đâu mất.

    **

    – Bà ơi! Cháu đây! Bà đi với ai?
    – Bà đi một mình, đi xích lô, cháu ạ! Bà cháu mình sẽ đón tắc-xi về nhé!
    – Vâng. Bà đợi cháu một chút, cháu dặn bạn cháu cái này.

    Cháu của bà chạy tung tăng chân sáo, gọi bạn ơi ới. Bạn là một cậu con trai cùng trang lứa, lái chiếc xe gắn máy, đang chống chân chờ đợi. Cháu của bà dặn dò một lát, rồi đi về phía bà. Trong khi đó, một cô học trò khác, đến bên cậu học trò kia, leo lên yên sau của chiếc xe gắn máy. Cô bé dang hai chân ngồi thật vững vàng và thoải mái, vạt áo dài được túm lại cột thành một búi trước bụng. Cô bé ngoái lại vẫy tay chào. Cháu của bà vẫy tay theo.

    Bà hơi khựng lại một chút. Ngày xưa… Ồ, lại ngày xưa! Bà khi còn là cô học trò trung học, lần đầu tiên mặc áo dài, lúng ta lúng túng, không biết vén thế nào cho gọn. Khi đi xe đạp, cô học trò lót vạt áo dài lên yên, vuốt thật thẳng rồi ngồi đè lên. Hoặc cẩn thận hơn nữa, thì ràng chiếc cặp nơi yên sau bằng một sợi dây thun thật lớn, có hai móc hai đầu, rồi sau đó nhét kỹ hai góc của vạt sau áo dài vào dưới dây thun. Gió có mạnh mấy cũng không thể làm vạt áo bung ra được. Lại còn những khi ngồi ở yên sau cho bạn chở, thì mấy cô nữ sinh bao giờ cũng ngồi khép nép, hai chân để về một bên, vạt áo vén thật gọn gàng thẳng thớm vì sợ nhăn. Vậy mà cũng có một kỷ niệm đau khổ xảy ra cho cô: một hôm cô ngồi sau xe cho cô bạn chở, hai đứa lo nói chuyện cười vui không để ý, cô đã làm vạt áo sau rơi xuống, quấn vào bánh xe, bị rách toạc đứt lìa. Cô run rẩy bước về nhà và nhận lãnh một trận đòn vì tội lơ đễnh.

    Tà áo dài nữ sinh, đề tài muôn thuở cho các văn thi nhân, nhạc sĩ, họa sĩ, có đâu ngờ cũng mang lại nhiều đau khổ cho các nữ sinh. Thời của cô, áo dài lúc nào cũng phải thẳng thớm, kín đáo. Đã vậy mà trò nào vô tình hay cố ý “quên” mặc áo thun lá bên trong thì sẽ bị đuổi về, không cho học ngày hôm đó. Con nhà nghèo đến đâu cũng phải ủi áo dài đi học, không để bị nhăn nheo hay gấp nếp. Trời nắng hay mưa, bão hay lụt, cũng không được mặc thứ gì khác. Học trò xứ cao nguyên thì đỡ khổ hơn, phần trên đã luôn có áo len che, các bạn chỉ lo ủi cho thẳng hai vạt áo. Học trò miền thôn quê càng đáng nể hơn nhiều, khi mỗi ngày xắn quần áo lội bì bõm qua bao nhiêu đoạn nước non sình lầy, hoặc lên ghe xuống đò, khi lên tới đường cái rửa chân và thả lai áo quần xuống, áo quần vẫn trắng nguyên, và như vậy là có thể đi đến trường.

    Sau năm 1975, trường của cô không bắt buộc nữ sinh mặc áo dài. Trường có thêm nam sinh. Nam nữ đề huề. Học sinh đi học mặc quần tây xanh, áo sơ-mi trắng. Nét e dè khép nép ở nữ sinh dần dần mất đi. Cô cũng không còn nhớ đã có một thời cô bắt các học trò của mình cột tóc cho gọn. Như cô đã quên quá khứ buồn của mình vậy!

    Cháu của bà mang đến cho bà một bịch chè. Ồ, con bé nhanh chân thật, vừa mới chạy đi dặn dò bạn, đã tạt ngang gánh hàng rong mua chè bịch rồi! Bà bật cười, nói:
    – Bà không ăn đâu!
    – Bà ăn đi, ngon lắm! Không ai nhìn đâu! Ngày nào cháu cũng ăn như vậy.
    Bà liếc qua “xóm hàng rong” thấy nào là chè, nào là bánh, rồi thì trái cây – cóc ổi xoài, rồi nước mía, chuối xào dừa, xắp-xắp khô bò … Bà lắc đầu. Đứa cháu gái ăn chè bịch một cách ngon lành, không cần chén muỗng, chỉ việc cắn một góc nhỏ ở cuối bịch và kê miệng hút, thế là xong. Bà cảm thấy vui lây với nó. Cháu cũng mặc áo dài như bà ngày xưa – vâng, theo bà biết thì đến một lúc, các trường cũng trở lại cho nữ sinh mặc áo dài trắng – nhưng cách thức của các cháu có nhiều khác biệt. Các cháu nhanh nhẹn hơn, mạnh bạo hơn, không khép nép rụt rè. Các cháu sẵn sàng xắn tay áo lên cao, hoặc cột nùi vạt áo dài trước bụng khi ngồi ở yên sau xe gắn máy. Bà cười dễ dãi, tự nhủ “mỗi thời mỗi khác”.

    Một cô bé chạy đến, đưa cho cháu bà một quyển vở.
    – Trả lại vở cho bạn nè! Mình đã chép bài xong. Cám ơn nhé!
    – Không có chi. Nè, giới thiệu với bạn, đây là bà của mình. Bà ơi, đây là bạn Hoa học cùng lớp với cháu.
    – Cháu chào bà ạ!
    – Nhưng không phải bà nội hay bà ngoại đâu! Bà là “bà trẻ” ấy!
    Cô bạn tròn mắt chưa hiểu. Bà giải thích:
    – Chào cháu, “bà trẻ” có nghĩa là bà cô hoặc bà dì. Bà là “bà dì họ” của bạn đây.
    – Dạ cháu hiểu rồi ạ!
    Cháu của bà giải thích thêm:
    – Bà và gia đình của bà ở bên Mỹ hết cả. Bà năm nay mới về chơi, thăm gia đình của mình. Bà với bà ngoại mình là “chị em bạn dì họ”, nghe rắc rối không? Nhưng họ thân lắm, vì bà chỉ có người thân là phía bà ngoại mình thôi. Bà về chơi, rồi bà lại đi qua bên ấy.
    Cô bạn nhỏ gật gù:
    – Vậy cháu chúc bà có những ngày ở chơi vui vẻ. Cháu chào bà ạ!
    Bà chào lại. Cô nhỏ chớp nhanh đôi mắt tròn, và quay lưng đi. Cô lắc nhẹ mái tóc. Một dòng suối đổ tràn vai. Cô đi thật nhanh và lẫn vào dòng người áo trắng. Bà chợt nghe trái tim mình thắt lại một cái đau nhói. Hình ảnh quen thuộc quá!

    Cô cháu nói khẽ:
    – Con nhỏ Hoa này… coi vậy mà tội nghiệp lắm bà ạ!
    – Cháu nói sao?
    – Dạ, để hôm nào cháu kể bà nghe…

    **

    Trước cổng trường vẫn đông đúc, nhộn nhịp. Có vẻ như không đổi. Thật sự ra, cô giáo ngày ấy, vẫn biết rằng trong cái “có vẻ” đó, nhiều cuộc đời đã tiếp diễn, nhiều tâm tư đã biến động, không phải chỉ ở ngoài kia, mà chính trong ngôi trường bình yên này.

    Thầy trò họ gặp lại nhau. Cô giáo dạy môn Anh văn và cô học trò xinh đẹp tên Hương của lớp Mười A9. Hình như những nét tươi đẹp và tinh anh của mình đều truyền hết cho đứa con gái, Hương hiện ra trước mắt cô giáo, là một phụ nữ trung niên với nét khắc khổ trên gương mặt.

    Họ cùng nhau đến kéo ghế ngồi bên một chiếc xe nước mía. Khuôn viên nhà trường trong kia không còn thuộc về họ.

    – Hương à, sau ngày ấy, em đã đi đâu?
    – Thưa cô, em đi kinh tế mới, cùng với ba má và các anh chị em của em. Một nhà sáu miệng ăn, vất vả lắm thưa cô. Nhưng không thể ở lại thành phố vì áp lực nặng nề quá! Tụi em ra sức tập tành trồng trọt, chăn nuôi. Sức vóc học trò yếu ớt, không cày cấy nổi trên sỏi đá. Cho đến một ngày…. Ba của em cuốc trúng mìn và chết trên rẫy. Cả nhà đành trở về thành phố, bươn chải làm đủ mọi nghề để sống tạm. Chỉ có hai năm mà nhà em đã trắng tay, gia sản tiêu tan hết. Em cũng bỏ học luôn.
    – Cùng thời gian đó, cô và chồng con của cô cũng trốn đi.
    – Cô đã qua Mỹ?
    – Phải. Cô và chồng cô làm mọi nghề để nuôi con. Bây giờ cuộc sống đã tạm yên. Em hãy nói tiếp cho cô nghe, sau khi về lại thành phố, em sống ra sao?
    – Em cùng mẹ và các anh chị em lây lất qua ngày, rồi cũng xong. Em lập gia đình trễ nhất trong các anh chị em. Con của em là bé Hoa đó thưa cô.
    – Cô đã biết, cháu giống mẹ như đúc. Cô đã giật mình khi nhìn thấy cháu. Đúng là hình ảnh của em ngày xưa, không khác một ly.
    – Thưa cô, em xin lỗi cô!
    – Xin lỗi chuyện gì?
    – Chuyện ngày xưa… Em đã cãi lời cô, không chịu cột tóc.
    – Cô quên rồi! Nếu cô không quên, cô sẽ còn đau khổ với cái kỷ niệm đau đớn của cô. Em đừng hỏi cô đó là kỷ niệm gì. Để cho nó chìm luôn đi em nhé! Cái hình ảnh em xõa tóc dài, mặc áo dài trắng, thương lắm, chính là hình ảnh của cô, và bây giờ đã là hình ảnh của các cháu.
    – Vâng! Nhìn bên ngoài là như vậy, nhưng cô ơi!….
    – Sao? Em muốn nói gì?
    – Cô ơi! Nếu cuộc đời bình lặng như chúng ta muốn thì chắc sẽ không là cuộc đời. Em tưởng những gì mà thế hệ trước gánh vác thì sẽ không xảy ra cho đời sau. Em tưởng thế hệ con của mình sẽ được may mắn hơn. Nhưng sự thật thì còn tệ hơn nữa…
    – Em muốn nói gì?
    – Chỉ mới gần đây thôi, một ngày kia em không thấy con của em về nhà. Cháu theo bạn bè trốn đi chơi, nghe lời dụ dỗ và sa vào một cái bẫy buôn người. Chúa ơi! Khi em đến khách sạn thì vừa kịp thấy bọn đó tổ chức cho các gã ngoại quốc chọn lựa các cháu như chọn nô lệ. Em như nổi điên, em phá phách tan nát cái động đó, cùng những bà mẹ khác cứu các con về. Cô ơi, cháu cũng còn chút may mắn hơn những bạn trẻ khác trôi giạt qua xứ người không biết đâu mà tìm. Cô thấy đó, cháu có vẻ ngoan ngoãn thuần hậu, nhưng không thể ngờ, đàng sau lớp áo trắng kia là một kỷ niệm đau đớn. Từ đó em mang tâm bệnh trầm cảm. Em rất buồn, thưa cô!..

    **

    Cô giáo ngày xưa trở lại Mỹ. “Bà trẻ” chỉ chơi với cháu được mấy tuần. Ngoài một vài giúp đỡ vật chất nhỏ nhoi, bà cũng không làm được gì hơn. Đối với gia đình Hương cũng vậy. Bà cảm thấy nặng lòng quá! Khi máy bay rời phi đạo và cất cánh bay lên không, bà bật khóc. Bà bỏ lại những con đường đầy cỏ xanh, những khu xóm nhà cửa chen nhau chi chít, những tòa nhà cao nghễu nghện đứng bên cạnh khu ổ chuột, trông như những anh “đại bàng” hách dịch trước đám dân đen. Rồi thì dòng sông, đồng lúa, rặng núi, khu rừng… tất cả chìm vào màn mây và màn nước trong mắt bà trắng xóa.

    Bà ngủ vùi mấy ngày. Trông có vẻ như người bị mệt mỏi vì sái múi giờ. Thật sự bà muốn quên. Bà cũng có cảm giác bị trầm uất như lúc xưa bị người dì họ ra tay xởn tóc. Có một cảm giác mất mát đeo nặng trong trí bà. Nhiều đêm ngủ chập chờn, bà thấy vô số những tà áo dài trắng vờn bay trước mặt, vỡ ra thành những giọng cười hồn nhiên, rồi lại quấn quít quanh người bà, khóc lóc tỉ tê như trong một đám tang làm cho bà ngạt thở.

    Khi đã yên tĩnh lại một chút, bà quyết định làm một cái gì. Bà nghĩ từ nay bà sẽ viết sách, bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, về những cuộc đời trầm luân của những người phụ nữ bất hạnh. Bà bắt tay vào việc ngay. Con cháu thấy bà hồi phục, ai cũng nhẹ nhõm.

    Riêng có đứa cháu ngoại trai của bà, một hôm đã làm cho bà ngạc nhiên khi trao cho bà một bản vẽ và nói:
    – Con tặng cho ngoại đó!
    – Cái gì đây, thằng cháu cưng?
    – Ngoại coi sẽ rõ. Ngoại có ưng ý không? Ngoại dùng nó để làm bìa cho cuốn sách đầu tay của ngoại nhé!
    – Được! Nếu “thiết kế sư” vẽ đúng ý ngoại thì ngoại sẽ dùng…
    Bà mở tròn đôi mắt. Trên bản vẽ là một tà áo dài mềm mại. Người con gái trong hình tươi tắn, cười hồn nhiên, mái tóc buông dài trên vai. Bà nghẹn ngào không nói được. Cháu của bà, cậu thanh niên sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, nói hớn hở:
    – Ngoại à, con đã nghiên cứu rất lâu về chiếc áo dài Việt Nam. Con thấy có nhiều biến cải rất lạ mắt và đầy thú vị. Nhưng cuối cùng, con chỉ chọn kiểu áo này, chiếc áo dài nguyên thủy không kiểu cọ gì cả. Đó là kiểu áo dài của các nữ sinh. Theo con, đó là kiểu áo dài hoàn hảo nhất.
    Bà ôm siết đứa cháu trai vào lòng:
    – Cám ơn con. Ngoại ưng ý lắm!
    – Ngoại có thấy cô gái này giống ngoại ngày xưa không?
    – Có! Có! Giống ngoại lắm! Mà… cũng giống rất nhiều người, con ạ!

    Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
    Tháng 3/2011

    Nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 47, tháng 7/2011

    • Mai
      01/09/2011 lúc 03:05

      Nếu thế thì buồn quá hở em? Ngày xưa, nữ sinh khép nép, dịu dàng lắm em ạ. Chả thế mà đã là đề tài cho biết bao văn nghệ sĩ sáng tác.

  7. Nguyễn thị Nha Trang
    31/08/2011 lúc 11:52

    Hoài niệm đẹp về một thời nữ sinh áo trắng đáng yêu trong trắng , lồng trong bối cảnh chuyện đời các nhân vật …và nhất là phần kết của câu chuyện …, Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh , với cái tựa truyện ” Thấp thoáng áo về ” mang nội dung chứa thật đầy cảm xúc luyến nhớ , quyện đầy những xúc cảm bâng khuâng luyến lưu man mác đến cảm động…đã khiến cho người đọc… phải thả hồn….dọc trôi miên man theo dòng liên tưởng đến những câu thơ tuyệt mỹ của Nguyên Sa Trần Bích Lan :

    ” Có phải em về trên áo bay
    Hai phần gió thổi một phần mây
    Hay là em gói mây trong áo
    Rồi thả cho làn áo trắng bay….” ( Tương Tư của Nguyên Sa Trần Bích Lan )

    Hay êm đềm dịu dàng trang nhã :

    ” Giòng suối tóc dài buông thả
    Ôm đôi vai nhỏ bé gầy
    Những buổi chiều về êm ả
    Tan trường áo lụa tung bay … ” ( Xuân Hương của Hương Ngọc Trần Thị Nguyệt Mai )

    Chàng thanh niên cháu ngoại trong truyện , ắt là có tâm hồn nghệ sĩ thơ tinh tế , đầy mỹ cảm lắm lắm …mới chọn hình mẫu là chiếc áo dài nữ sinh ..cho trang bìa cuốn sách đầu tay của Ngoại , chứ không là hình mẫu chiếc áo dài của các đối tượng khác – dù rằng hình mẫu áo dài nào cũng đẹp –
    Tuyệt vời lắm áo dài nữ sinh ơi…., nhưng :

    ” Mặc áo dài mà đứng yên chưa chắc đã ăn đứt nổi những cô gái Âu Á khác mặc trang phục dân tộc của họ…Nhưng mặc áo dài mà đi , mà múa …, thì người con gái Việt Nam linh động hẳn lên…
    Áo Dài Việt Nam , nó vừa theo sát những nét tuyệt mỹ của thân người , lại vừa trao cho tấm thân ấy sự linh động phơi phới mà nó không có . Những tà áo nhẹ ve vẫy phất phơ trong gió , làm cho một thân hình nặng nề nhất….cũng hóa ra thanh thoát….”
    Vì vậy mà Nghệ Sĩ Nhiếp Ảnh nổi tiếng Nguyễn Cao Đàm , đã khẳng định trong câu trả lời qua những bức ảnh về chiếc áo dài Việt Nam , đoạt giải cao của ông :

    ” Áo Dài Việt Nam thắng lớn trong nước và ngoài nước , do đâu mà được vậy ?
    – do nó cho thấy….GIÓ…! ”

    ( Trang 17 – Tùy bút : Đất Nước Quê Hương của Võ Phiến )

    Cảm ơn tác giả Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh , nhiều nhiều lắm về truyện ngắn này….

    • 31/08/2011 lúc 18:20

      Chị Nha Trang: năm 1981 em lên lớp 10, học trường Ngô Quyền (một trường trung học lớn nhất Biên Hoà), thấy các cô giáo vẫn mặc áo dài đi dạy, em lấy làm lạ lắm, vì thời đó cả xã hội nghèo đói, nhếch nhác. Chiếc áo dài của các cô giáo Ngô Quyền hồi đó đã tạo nên một phong cách riêng của ngôi trường này, theo nghĩa “rách cho thơm”, chị ạ.

      • Nguyễn thị Nha Trang
        01/09/2011 lúc 23:40

        Phay Van mến ,

        Ừ…cứ mường tượng lại cái thời nhếch nhác bao cấp mà …rùng mình em nhỉ !

        Với trang phục áo dài , thì hình ảnh đẹp về nữ sinh trong trắng , duyên dáng , đoan trang , cũng như hình tượng đẹp về người cô giáo mẫu mực , trang nghiêm nhưng tỏa đầy nét trang nhã … mới theo ta suốt cuộc đời …như ” Thấp thoáng áo về …” của chị Cam Li đây vậy ….

        Hãy thả hồn trôi ngược về ký ức… với những vần thơ thăng hoa về áo dài …Phay Van nhé :

        * ” Em nhé chiều nay đi với anh
        Chìu anh , em mặc áo dài xanh
        Màu thanh thiên ấy , em còn nhớ
        Ngày mới quen nhau , thuở thái bình….”

        * ” Áo đỏ em thêu sợi chỉ xanh
        Điểm thêm chuổi hạt sáng long lanh
        Môi em tựa cánh hoa đào thắm
        Mê đắm hồn anh giấc mộng lành…..”

        * ” Áo thêu chim Phượng với chim Loan
        Quấn quýt bên nhau với tiếng đàn
        Như ta cùng nhảy bài Valse ấy
        Em đẹp , hồn anh đến ngỡ ngàng…..”

        * ” Anh biết khi em mặc áo vàng
        Một vườn mai nở đón xuân sang
        Nụ cười như đóa hoa hàm tiếu
        Ong bướm mê say luống bẽ bàng…..”

        * ” Áo tím em mang màu thủy chung
        Huế ơi cách biệt đến muôn trùng
        Man mác sông Hương cùng bến Ngự
        Xao xuyến lòng ai nỗi nhớ nhung….”

        * ” Ta dẫn nhau về thăm quán xưa
        Áo hồng em mặc gió đong đưa
        Hè về theo điệu đàn muôn thuở
        Dàn nhạc năm xưa dưới bóng dừa….”

        * ” Tà áo em mang màu lá cây
        Hoàng hôn , lấp loáng mặt Hồ Tây
        Hôm nay Hà Nội trời se lạnh
        Lòng kẻ tha hương nỗi nhớ đầy…..”

        * ” Áo trắng như hồn em trắng trong
        Như nguồn sữa Mẹ thuở khơi dòng
        Công – Dung – Ngôn – Hạnh , em còn giữ
        Sống mãi trong anh lứa tuổi hồng…..”

        * ” Lồng lộng mây trời trong tiếng hát ngân vang
        Đẹp lắm , Áo Dài như mang hồn sông núi
        Áo Dài Việt Nam , nét đặc trưng thời đại
        Ta thật tự hào : Thương Mãi….Áo Dài ..ơi ….! ”

        ( Lượm lặt từ….Áo Dài Việt Nam – Chút Lưu Lại – )

      • Mai
        02/09/2011 lúc 09:53

        Nha Trang có những nhận xét thật hay và lý thú. Mai cũng “lượm” được bài viết “Áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Đại” của Hương Kiều Loan xin chia sẻ với quý bạn.
        1.

        Tiếng hát của Duy Trác tha thiết:

        Nắng Sài Gòn em đi mà chợt mát
        Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
        Anh vẫn yêu mầu aó ấy vô cùng
        Anh vẫn yêu mầu aó ấy vô cùng….

        Bản nhạc “Aó lụa Hà Đông” của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ từ thơ Nguyên Sa, thơ và nhạc đã khiến người nghe không khỏi bâng khuâng, quyến luyến một hình ảnh quyến rũ và duyên dáng của giai nhân trong chiếc aó lụa Hà Đông, một địa danh nổi tiếng về ngành dệt lụa. Chắc chắn chiếc aó mà Nguyên Sa mô tả đây phải là chiếc aó dài, chứ không thể là áo cánh hay aó bà ba đuợc. Vẫn biết y phục của phụ nữ Việt Nam có ba bốn loại aó. Aó bà ba mà người miền Nam thường mặc ở trong nhà hay đi chợ, giống như cái aó cánh của phụ nữ miền Bắc và miền Trung vậy. Thế nhưng, tất cả ba miền, khi người phụ nữ đi dự lễ, đình đám, tiệc tùng… thì hầu như các bà, các cô đều mặc aó dài cả.

        Chiếc aó dài Việt Nam đã đuợc ca tụng qua bao nhiêu triều đại và quả đúng như vậy, vì chiếc áo dài khi đuợc mặc trên mình người thiếu nữ, đã duyên dáng xinh đẹp ra sao, nên mới đánh động đuợc các thi, hoạ,văn nhân tốn bao nhiều sơn, mực, phấn, giấy, vải, để lưu lại hình ảnh giai nhân với chiếc áo dài tha thướt đó. Các thi nhân thì ngẩn ngơ khi ngắm một tà aó bay bay trong chiều thu sang:

        Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc,
        Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường.
        Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương,
        Anh thay mực cho vừa mầu aó tím.
        ( Nguyên Sa)

        Vâng, mầu aó nàng đã khiến những anh sinh viên ngơ ngẩn mỗi chìều bên cổng trường ngóng đợi một tà aó thân quen… .
        Những tà aó trắng như những cánh buớm của nữõ các sinh đang tuổi xuân thì đã khiến bao con tim các nam sinh rung động.

        Sân trường bầy gái trẻ
        Đùa nắng má hây hây
        Gió vô tình thổi nhẹ
        Tà áo trắng tung bay…
        ( Trần Văn Lương)

        Và còn nhiều nữa, như:

        Sàigòn bây giờ trời mưa hay nắng?
        Tà aó em bay theo giọt nắng vàng.
        Con đường ta đi giòng sông kỷ niệm,
        Nỗi nhớ trong em nỗi nhớ dịu dàng.
        ( Trần Ngọc)

        Ngoài cửa lớp
        Là áo người trắng cả giấc ngủ mê
        Là bài thơ còn hoài trong cặp
        Giữa giờ chơi mang đến lại mang về.
        ( Đỗ Trung Quân)

        Em về mặc cánh hoa rơi
        Áo em tím suốt một trời bằng lăng.
        ( Bình Nguyên Trang)

        Áo dài thường may bằng những hàng lụa mỏng, mầu sắc nhẹ nhàng. Chiều dài của aó cách gấu quần khoảng 30 phân, có khi ít hơn. Áo dài có cổ, giống như cổ aó tàu, cổ áo cao chừng hai, ba centimet. Thân trên của aó dài may sát với thân hình người phụ nữ, kín từ cổ đến cánh tay, nhưng vẫn phô trương đuợc nhưng nét mỹ miều của thân thể, và vẫn là kín đáo đoan trang. Từ vòng eo trở xuống thân aó gồm hai vạt aó, vạt trước và vạt sau. Bên trong, người phụ nữ mặc quần dài, may thuôn theo hai ống chân, những cô gái có đôi chân dài, mặc quần bằng tơ, hay lụa óng, khi buớc đi, dáng uyển chuyển, và hai tà aó đuợc tự do bay bay theo gió thổi, đã khiến một ký giả người Mỹ, bạn của anh tôi, lần đầu đến Việt nam vào thập niên 60 khi nhìn các nữ sinh trung học lúc tan truờng, đã phải kêu lên là đẹp quá và đã ví những tà aó trắng đó không khác gì một đàn bướm bay lượn trên con đuờng Cường Để ngập lá vàng.

        2.
        Chiếc áo dài đã đuợc biến dạng ra sao từ những năm xa xưa?
        Khoảng thời điểm của năm 1910 tới 1950, chiếc aó dài đuợc may hơi rộng rộng, không bó sát thân hình, vì người phụ nữ phải mặc chiếc aó cánh ngắn tay bên trong, thông thường là aó “phin” hàng cotton, mỏng, sợi tơ vải rất thanh, và nhẹ, gọi là aó “phin nõn”. Chiếc aó ngắn đó có túi nhỏ bên hai vạt aó. Hàng aó dài thường là luạ, vải, còn gấm và tơ dành cho những người giàu có. Người nghèo thì may aó dài bằng vải.

        Về mầu sắc của aó dài, thì vào thời điểm đó, phụ nữ còn nhiều nhút nhát e dè. Không dám làm cách mạng trong vấn đề y phục, nên họ thường mặc những mầu nhạt, nhẹ nhàng, mà không dám mặc những mầu sặc sỡ, trông chói lọi vì sợ cho là không đứng đắn. Cái nền nếp, sự bảo thủ của lớp người cổ xưa đã khiến người phụ nữ thuở đó phải ngại ngần trong sự chọn mầu sắc của áo. Chỉ những ả đầu hay đào hát mới dám dùng mầu sặc sỡ cho y phục. Còn các tiểu thư, các bà mệnh phụ đa số là mặc những mầu hồng nhạt, mầu lòng tôm, mầu mỡ gà. Những mầu rực rỡ chỉ đuợc họ mặc trong dịp lễ lớn như đám cuới, đám rước hội. Hầu như người ta không thấy người phụ nữ bình thường ở lớp tuổi 30 lại mặc mầu đỏ khi đi phố.

        Mầu trắng, đen, xám, và nâu là dành cho những phụ nữ tuổi ngoài 40. Vào thập niên đó khó mà kiếm đuợc một cô gái đương thì, tuổi xuân mộng lại chọn mầu xám buồn để mặc. Mầu trắng, quần trắng là thuờng dành cho học sinh trung học, Ngoài ra, mầu trắng, mầu đen, cũng thường dùng cho những truờng hợp tang chế.
        Cổ áo dài thường may giống như cổ aó Tầu. Phụ nữ ở vào tuổi trung niên thì cổ aó may hở một khúc nhỏ phía truớc khoảng bằng nửa gang tay để phô trương những dây hột vàng 24k đuợc đánh như dây chuyền, gồm các hột vàng nhỏ bằng 1/3 hột đậu xanh, kết lại thành một chuỗi dài và quấn nhiều vòng quanh cổ, nhưng họ chỉ khoe phần nữ trang đó ỡ chỗ cổ phiá truớc. Phần còn lại đuợc đeo dấu bên trong aó. Họ không đeo nguyên xâu chuỗi ra ngoài cổ aó.

        3.
        Khuy aó cũng đóng một vai trò quan trọng và biến dạng dần theo mốt của áo. Khuy áo cũng đuợc đổi thay theo mốt của áo. Khuy aó thường đuợc làm bằng những hạt thuỷ tinh trong, tròn như hòn bi và to hơn hạt ngô, đủ mầu theo aó. Nhưng thường là mầu hổ phách, hay mầu xanh ngọc, như mầu qủa nho, hoặc hạt khuy đuợc tráng thủy giống như những viên ngọc trai mầu phấn hồng, mầu ngà.
        Khuy aó đuợc đính vào aó bằng chân khuy. Chân khuy aó đuợc tết bằng hàng vải cùng mầu, hay chính vải của aó, đuợc may lộn nhỏ như thân cây tăm to, đó là những chiếc chân khuy đẹp. Người thợ may xếp hai chân khuy như hai chiếc tăm nhỏ nằm song song nhau. Khéo và may giỏi là sao hai chân khuy aó may lộn cho thật muớt, đều và nhỏ, mũi kim đính khuy vào thân aó phải đều như tắp, chiếc khuy đuợc lồng vào chân khuy, bộ khuy đuợc chia làm hai phần, phần một là phần có hạt khuy aó, phần kia là phần hạt khuy aó đuợc lồng vào, chân của khuy aó đều giống nhau từ dạng đến kích thước. Ngoài ra khuy cũng được làm bằng vải tết lại. khuy thường là bằng vải cùng màu với vải may áo, nếu là áo hoa, thì sẽ phải chọn một màu nào nhiều nhất của áo để làm khuy.

        4.
        Thế rồi có một cuộc cách mạng lớn về y phục cuả thập niên 30, do nhà vẽ kiểu mẫu y phục thời trang : Cát Tường, đuợc mệnh danh là Le Mur, Người sáng chế những đổi mới cho áo dài, đã làm một cuộc cách mạng lớn về y phục phụ nữ ngày đó. Ông Cát Tường đã cải biến những chiếc aó dài, gây sôi nổi trong xã hội thời bấy giờ và bị giới bảo thủ chống đối kịch liệt, cho là kiểu áo mới làm hư phụ nữ. Dĩ nhiên những kiểu aó dài do ông sáng chế ra đã đuợc một số phụ nữ theo mới yêu thích. Những chiếc aó đó có cái đẹp riêng của chúng. Chiếc aó Le Mur cải biến là tay aó không ráp theo lối thường truớc đó, tức là tay aó ráp ở khoảng giữa cánh tay, từ vai xuống khuỷu. Lối cải biến của nhà may Cát Tường thì tay aó đuợc ráp từ vai như aó sơ mi hay áo ngắn. Vai aó hơi bồng, Hò aó đuợc thay đổi, cổ aó đuợc cắt rộng xuống, không còn cổ như kiểu áo Tàu nữa, mà cổ aó là hình trái tim, hay cổ tròn, rồi kết ren quanh cổ, tuỳ theo mầu áo và mầu sắc.

        Ngực aó thêu hay gắn ren. Khuy aó cũng đuợc thay đổi, người ta dùng những loại khuy tròn và dẹt, hình những bông hoa v…v… như khuy dùng cho các loại aó ngắn.
        Những kiểu aó Le Mur này đã bị những người bảo thủ cho là lố lăng, dị hợm, và lên tiếng công kích dữ dội trên baó chí, mặc dù các kiểu aó đuợc những phụ nữ cấp tiến hưởng ứng nhiều. Vào giai đoạn 1930, xã hội VN cũng có những thành phần chạy theo Tây, học đòi theo ngoạị bang những cái rởm, hành động lố lăng, trơ trẽn của một lớp người trưởng giả học làm sang, đã khiến nhà văn Nguyễn Trọng Phụng cho ra đời cuốn truyện “Số Đỏ”û để chấm biếm những thói hư tật xấu của một tầng lớp nào đó trong xã hội đương thời.

        Nhưng rồi phong trào cấp tiến của aó dài đó cũng không tồn tại, người ta lại trở về với lối áo cổ xưa, nghiã là chiếc aó dài đơn thuần giản dị hợp với cá tính của phụ nữ Việt Nam hơn. Áo vẫn may hơi rộng rộng.

        Mãi cho đến thời điểm 1960, người ta mói bắt đầu mặc aó dài may bó sát lấy thân hình để phô trương nét kiều diễm của thân thể, tà aó may vừa phải, không quá lớn, cũng không quá nhỏ. Sau đó mốt aó lại được cải biến dần dần, cứ vài năm lại thay đổi một tý, khi thì cổ aó đuợc may thấp, khoảng 1 centimet rưỡi,đến 3 centimet là tối đa, chiều dài của aó cũng đuợc may ngắèn hơn, khi thì mode lại đổi, là chiều dài của vạt aó dài chỉ cách gấu quần khoảng một gang tay, và cổ aó lại đuợc may cao hơn, từ 5 tới 7 centimet. Mốt áo may ngắn đi thì dễ cho phụ nữ sửa lại, chỉ việc cắt vạt aó cho ngắn bớt, là có áo mặc hợp với thời trang, nhưng khi mốt aó đổi thành dài hơn, thì người phụ nữ bắt buộc phải tốn tiền may aó mới. Chiếc aó dài lại kén chủ nhân mặc nó, bới vì mập quá, hay ốm quá, đều đuợc “nó phản bội” rõ ràng, không giúp chủ nhân che những khuyết điểm của thân hình, như khi người phụ nữ mặc y phục của Tây Phương: dress hay blouse, hay longdress, và nhất là kiểu aó đại lễ của Đại Hàn thì còn che đuợc bụng bầu đến vài ba tháng .( (=: )
        Ngoài ra quần mặc với aó dài cũng đuợc thay đổi theo mốt luôn. Mầu quần căn bản là quần lụa trắng, hoặc đen, nhưng thường người ta mặc quần trắng, chỉ mặc quần đen vào những kỳ có kinh nguyệt. Quần thuờng may bằng hàng lụa mềm, may dài đến gót chân, ống quần rộng khoảng một gang tay rưỡi, lưng quần đuợc lồng dây thun. Vào năm 1954, người miền Nam có sáng kiến rất hay,là họ mặc quần nút bấm, thì quần đuợc may sát vòng bụng, may vừa đúng eo, và để thân hình có chui lọt đuợc, bên hông phía trước của quần đuợc xẻ xuống chừng một gang tay, và có nút bấm, loại quần này khi mặc với aó dài sẽ đẹp hơn, vì vải không cộm lên ở bụng như lưng quần bằng thun, nên nhìn rất muợt mà.

        6.

        Thập niên 60, có rất nhiều đổi thay quan trọng về chiếc aó dài Việt Nam. Đó là tay aó raglan. Người ta sáng chế ra aó tay raglan, tức là tay aó nối từ cổ xuống nách, xéo theo hò áo. Loại tay aó này sẽ không nhìn thấy khúc nối ở lưng cánh tay nữa, Chiếc áo dài coi đẹp hơn. Và cũng từ kiểu aó raglan này, lại sáng chế thêm sự văn minh khác nữa, tức là người mặc có thể cho may hai tay aó bằng hàng ren một mầu trong các hoa của áo, hoặïc tiệp mầu với mầu vải aó, có khi là hàng voan, coi cũng rất đẹp. Và khuy aó cũng đuợc thay đổi luôn, họ dùng khuy bấm cho aó dài. Áo dài ở thời điển này may ôm sát vào thân hình, eo aó đuợc thắt chặt, có người còn dùng dây quanh aó phiá trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn. Vạt aó may dài lê thê, chỉ hở tý gấu quần. Giữa thập niên 60, mốt aó mới thay đổi là aó dài midi, coi xinh xắn hơn, vì vạt aó không dài nữa, chỉ dài quá đầu gối một gang tay.

        7.
        Một biến đổi lớn vào nữa đầu thập niên 60 là áo dài cổ hở do bà Ngô Đình Nhu sáng chế. Aó dài không có cổ, mà cắt hở chút vai, mốt này cũng bị nhiều người chống đối, nhưng khi nhìn quen mắt lại thấy đẹp, nhất là cho những ai có cổ cao và trắng, với bộ ngực đầy đặn. Sau này cổ aó lại cắt sâu xuống, hình vuông, hay hình tròn rộng để khoe một phần da thịt mịn màng hoặc khoe dây nữ trang đeo cổ.

        Ngoài kiểu áo hở cổ lại có mốt là aó không cổ, tức là cổ aó cắt sát chân cổ, chỉ có đuờng viền nhỏ quanh cổ mà thôi.

        Mốt cổ aó bà Ngô Đình Nhu này không đuợc mặc ở trường Trưng Vuơng. Thuở đó tôi còn nhớ, lúc năm đệ tứ, hay tam, mấy chị đệ nhị hay đệ nhất, aó mặc chít eo chật quá, để khoe vòng số hai nhỏ xíu, là bị các bà giám thị gọi lên văn phòng, “chỉnh” cho và bắt về nhà thay aó. Thập niên đó, cô đào Người Pháp Brigitte Bardot,đang là thần tượng cho nhiều học sinh , sinh viên lúc bấy giờ. BB có mái tóc dài buông lơi đến quá lưng rất là quyến rũ. Tóc cũng hơi đánh rối phiá trước. Nên nhiều nữ sinh bắt chước kiểu tóc của nàng. Tại Trưng Vương, nữ sinh nào tóc đánh rối cao quá, cũng bị các bà giám thị tóm vô văn phòng, bắt gỡ tóc chải lại. Ngoài ra cũng tuyệt đối cấm mặc aó dài mà chỉ mặc su chiêng ở trong. Các nữ sinh của trường đều phải mặc aó lá mỏng ngắn bên trong aó dài, ngoại trừ aó dài nào may bằng hàng teteron dầy, khiến các bà giám thị hay giám học không nhìn thấy su chiêng thì mới thoát.
        Cũng ở thập niên này, aó dài đuợc chế biến thêm là kiểu aó ba tà. vạt aó phía truớc xẻ từ cổ xuống thành hai tà phiá truớc, và dùng khuy tàu đính từ cổ aó một hàng khuy dài đến tận eo bụng ở vạt trước. Tay aó raglan, hàng may aó thuờng đuợc lựa là hàng gấm, mốt aó này cũng không đuợc chuộng cho lắm,
        Thập niên 60, lại phát minh ra aó vẽ, người mặc aó vẽ đầu tiên, phát minh ra kiểu aó vẽ là HKL, khi đó mới đệ ngũ, tự mình vẽ lấy aó. Ai đã đi chợ tết vào thập niên đó, chắc hẳn có người đã nhìn thấy và còn nhớ một cô bé với chiếc aó dài mầu hồng phấn, vạt aó vẽ hình một thiếu nữ phù tang, che dù, mặc kimono đi duới hàng cây anh đào, hoa anh đào rơi lả tả từ ngực xuống tận gấu áo. Tấm aó vẽ ngày đó đã lôi keó bao sự tò mò của mọi người đi chợ tết khi nhìn chiếc áo dàí đặc biệt như thếù. Nhưng với trí óc của tuổi học trò đệ ngũ, đã không biết là có những thứ sơn có thể vẽ trên vảiù, để mình có thể làm giàu bằng sự sáng tạo đó. Aó HKL vẽ bằng mầu nuớc, giặt một lần là hết. Đến hai ba năm sau Saigòn mới có aó vẽ do các nhà thuơng mại và hoạ sĩ hợp tác. Áo vẽ thịnh hành từ thuở đó, nhưng đâu có ai biết rằng, nguời đầu tiên nghĩ ra vẽ trên vải aó, và nguời đầu tiên mặc chiếc aó vẽ thuở đó là một cô bé mới 13 tuổi đầu, nay đang ngồi viết bài này và nhớ lại một thuở học trò xa xưa!

        Cũng ở thập niên này, phụ nữ lăng xê mốt mặc áo dài với quần tây may ống thẳng, chán rồi đổi qua mốt quần xéo, may bằng những hàng mềm, và quần may đuợc xếp vải thật xéo để cắt cho ống thật rộng, rất tốn vải. Muốn diện đẹp và có tiền thì may quần bằng hàng mouseline mỏng, có lót, coi rất tha thướt và duyên dáng, hàng may quần cũng chỉ là mầu đen, hay mầu trắng.

        8.
        Sau 75, thì chiếc aó dài bị cách mạng cho là loại y phục hủ hoá, làm giảm thiểu mức sinh hoạt của phụ nữ, nên chiếc aó dài hầu như bị biến mất ở thành thị. Không hiểu có phải chiếc áo dài xinh xắn bị ruồng rẫy một cách oan uổng đáng thương bởi do thời điểm nghèo khó của đất nước lúc bấy giờ? Vì mỗi gia đình một năm chỉ đuợc chính phủ cho mua vài mét vải, thì lấy đâu ra may aó dài? Ngay may quần mặc thuờng còn không đủ chiều dài cho những ai có chiều cao tốt nữa, nên quần mặc cũng ngắn cũn cỡn.
        Những chiếc aó dài của thời vàng son truớc 75 nay đuợc cắt lấy hai vạt aó để may aó ngắn. Và thảm thương hơn nữa cho nhiều chiếc aó dài xinh đẹp của một thời xa xưa đó, nay nằm tủi buồn bên lề phố, chủ nhân nó phải ngậm ngùi bán nó đi để đổi lấy chút cơm gạo cho gia đình sống qua bữa, hoặc gom góp, chắt bóp để có tiền thăm nuôi chồng trong trại cải tạo.
        Thỉnh thoảng tôi nhận đuợc thư gia đình và bạn bè thân còn kẹt lại bên quê nhà, thư chuyển qua đường bên Pháp rồi mới đến Mỹ, ngụy trang mọi cách, từ hình thức đến nội dung để đến đuợc tay mình. Nhìn hình ảnh những người bạn học xinh đẹp ngày xưa của một thời hoa gấm, một thời óng ả duyên dáng trong những chiếc aó dài duyên dáng. Nay thì…tuy vẩn còn được dậy học, nhưng nét mặt không dấu nổi nét buồn rầu u ám đến thảm haị. Thân phận cô giáo nghèo nàn trong chiếc aó ngắn bạc mầu, và chiếc quần đen cũ kỹ ,dáng dấp đã thay đổi, nét vất vả hằn trên khuôn mặt, trông bạn không khác gì mấy người buôn bán hàng rong ngoài chợ truớc 75. Nhìn hình ảnh bạn mà xót xa lòng!

        9.
        Thế rồi qua thập niên 80, chiếc aó dài đuợc rón rén về lại với dân thành thị Saìgòn, nhưng ở thời điểm này chiếc aó dài mất đi nét tha thướt duyên dáng truyền thống. Không biết có phải vì điều kiện khó khăn nghèo nàn của đất nuớc đã ảnh hưởng đến chiều dài, ngắn, của vạt aó đuợc may không? Bởi vì ở giai đoạn này, có thể nói là giai đoạn xấu nhất về mốt của aó dài. Tà áo ngắn cũn cỡn, hầu như chỉ dài hơn đầu gối tý chút mà thôi, vạt áo lại may nhỏ, kích aó cũng quá cao, nhìn người mặc aó, thấy như áo bị hớt lên. Giai đọan này chiếc nón lá cũng bị thay đổi kích thước nữa, Chiếc nón lá thuờng là vật làm tăng thêm nét duyên dáng rất nhiều cho thiếu nữ khi họ mặc aó dài. Nhưng sau 75, vòng nón ,đường kính đã bị thu nhỏ đi nhiều, khiến chiếc nón mất đi nét đặc thù của nó. Nhìn cái nón khá giống một loại mũ, hay giống giống kiểu nón của người Trung Hoa, nghĩ thật đáng tiếc!

        10.
        Buớc vaò thập niên 90, mốt aó dài lại đuợc thay đổi lần nữa, Lần này thì khá hơn. Khi mà Việt Nam có bộ mặt sung túc hơn thời điểm của thập niên 80, vì do sự tài trợ của Việt kiều đổ đô la về giúp thân nhân, người dân thành thị ở Sàigòn đã có bộ mặt sáng sủa hơn, nên mốt aó dài cũng đuợc thay đổi luôn. Tà aó đuợc may dài hơn, cổ aó cao hơn, hàng may aó mầu sắc cũng đẹp hơn, Áo thêu, aó vẽ trở nên thịnh hành … và người ta còn sáng chế ra kiểu mặc quần màu, thuờng là cùng mầu với hàng aó, hoặc chọn một mầu trong aó dài hoa đó. Nhìn những áo này, vẻ đẹp xấu tuỳ theo quan niệm mỗi người. Riêng cá nhân tôi, thì tôi vẫn thấy aó dài mặc với quần đen hay trắng là đẹp nhất.

        11.
        Thập niên 2000 thì phải nói chiếc aó dài Việt Nam đã đuợc buớc vào giai đoạn toàn mỹ nhất từ xưa đến nay. Bây giờ người dân ở Sàigòn đã diện lắm rồi vì cuộc sống đã sung túc hơn xưa rất nhiều nhờ những ngoại tệ của các nuớc đầu tư vào nền thuơng mại ở Việt Nam, nên hàng hoá tràn đầy, do đấy tơ lụa gấm vóc còn nhiều hơn thời điểm trước 75 nữa.

        Ngoài ra hiện nay tại Việt Nam có nhiều nghệ sĩ vẽ kiểu mẫu thời trang về y phục. Họ đã rất thành công vì thiết kế đuợc nhiều kiểu aó dài độc đáo vàø quá đẹp. Những người vẽ kiểu mẫu áo dài này đã biết mang sắc thái cổ xưa vào phần thiết kế áo dài, để vẫn giữ đuợc những nét đặc thù của một loại y phục có lẽ là đẹp nhất Á Châu. Họ đã dùng những loại tơ, luạ in hình hoa văn, và dùng những loại luạ mềm để làm tăng nét tha thuớt uyển chuyển của nguời phụ nữ Việt Nam. Sự pha trộn về mầu sắc lại rấùt hài hoà, và chú trọng sự cắt ráp hoa để tạo nên những đuờng nét độc đáo của aó. Áo dài của giai đoạn này đã đạt đến mức tuyệt đỉnh về cả mỹ thuật lẫn kỹ thuật .

        Các nhà thiết kế về áo dài còn phối hợp đuợc cái đẹp của Tây phương mang vào y phục Việt Nam, như những chiếc aó hở một bên vai, khoe cánh tay trần trắng nõn nà, hoặc những chiếc aó hở cả phần ngực trên và vai, lộ hai cánh tay trần, người mặc được choàng ra ngoài chiếc khan san mỏng, dài để che bớt cánh tay, và vẫn quyến rũ. Hoặc aó không dùng tay raglan, mà là khoá keó phiá sau lưng để phần ngực aó đuợc mượt mà…v..v… Thêm vào giới phụ nữ trẻ ở quê nhà, hay ngay cả bên hải ngoại, họ đều có chiều cao hơn phụ nữ ngày xưa, do đấy khi các thiếu Việt Nam mặc chiếc aó dàì, với thân hình dong dỏng cao, chân dài , buớc đi uyển chuyển trong chiếc quần tơ óng muợt, thật không một y phục Á Châu nào có thể quyến rũ và gợi cảm hơn chiếc aó dài VN trong thời kỳ hưng thịnh này.

        (nguồn: vietnhim.com)

      • hth
        06/09/2011 lúc 13:46

        Hihiii….. bác hth vẫn nhớ như in hình ảnh thầy dạy sử hồi cấp 3. Thầy dạy rất hay, cuốn hút chứ không gây chán. Nhưng ấn tượng nhất là thầy mặc lôi thôi. Chiếc quần Ka-ki sờn hết ở cả những chỗ không nên sờn, và từ chỗ moi quần của thầy, một sợi của chiếc áo len xanh của thầy thòi ra cứ bay lất phất theo bước chân từ đầu tới cuối lớp. Bọn con gái đỏ mặt cười rúc rích. Sau cùng một thằng phải nói thầy ơi, cấu sợi dây đi thầy, hihiiii……

  8. Nguyễn thị Nha Trang
    02/09/2011 lúc 00:09

    halinhnb :@ Nàng Phay,Người NB đúng là kỹ lắm, nếu k quen thì nghĩ họ khó, nhưng quen rồi thì cảm thấy thoải mái và biết ơn sự cẩn thận đó bởi vì như vậy mình tránh được những bất trắc vì bất cẩn.Chị Nha Trang thật là một người đọc rất chu đáo tinh tế!

    Phay Van & Hà Linh yêu mến ,

    Cảm ơn 2 em nhận xét về chị .
    Chị cũng không dấu diếm và khách sáo gì , chị may mắn thừa hưởng đức tính này từ mẹ ruột của chị , và sau này là mẹ chồng chị và nhất là ông Ba chồng , Ông rất nghiêm nhã , kỹ tính 1 cách nhẹ nhàng tinh tế , mọi việc qua Ông đều rất cẩn trọng hài hòa , điềm đạm ..không chê vào đâu được 2 em ạ….!
    Nói chung như Hà Linh nói : khi ta đã hòa hợp và quen rồi , thì mọi vấn đề đều thấy thoải mái trong niềm thích thú …thật sự .

  9. Minh Lê
    26/07/2013 lúc 08:17

    Tôi vô cùng sung sướng khi biết tủ sách Tuổi Hoa đã được hồi sinh và tái bán lại những cuốn truyện tuổi hoa. Mà ở đó đã cất giữ của tôi rất nhiều kỷ niệm : Kỉ niệm của thời thơ ấu nghèo khó và đau buồn . Ham đọc sách nhưng chưa bao giờ có tiền để mua . Chỉ toàn là mượn đọc và thậm chí tại hại “Mượn mà không trả ” nữa ( tôi ray rức và hối hận và đeo mang theo tôi tận bây giờ ).Đã bao lâu nay, tôi luôn tìm kiếm nhưng không ngờ ,nó lại xuất hiện trong nhà sách mà hằng ngày tôi đi qua .

    Nhưng có điều ,sao hình ảnh trang bìa bị thay đổi .Tiếc một chút đó ! . Giá như nó được giử lại như bản gốc thì hay biết mấy !
    Cám ơn cha Chân Tín .Cám ơn Bam biên tâp .Ở đây không thể nào thể hiện hết lòng vui sướng như thề nào được .Chỉ biết nói lời cám ơn và cám ơn .Kính chúc cha luôn mạnh khỏe và an lành trong Chúa .Mong chúc Ban biên tập phát triển và tái bản nhiều cuốn truyện còn lại .
    chân tình cám ơn .

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này