Trang chủ > Tem > Danh nhân Việt Nam trên tem bưu chính

Danh nhân Việt Nam trên tem bưu chính

Bài này được đăng nhờ gợi ý từ những cái còm của nhóm Kiến:

… trước 1975, hình của TT Ngô Đình Diệm và TT Nguyễn Văn Thiệu…có được in trong những bộ tem nào không? Nếu chị Năm có, post lên cho mọi người cùng xem đi… (Bảo Vân)

Nguyễn Chí Thiện xứng đáng được “in lên” TEM chứ? (Nguyễn Tuấn Anh)

và bác Ngô Tấn:
… thắp một nén nhang tưởng nhớ và đưa tiễn Ông về cõi vĩnh hằng!
Người chiến sĩ, người Ngục Sĩ, rất xứng đáng được sự trân trọng lẫn khâm phục tinh thần đấu tranh bất khuất của tất cả mọi người yêu chuộng Tự Do Dân Chủ.

ĐẢNG ĐẦY TÔI

Đảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê
Đảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Đảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử.

(Nguyễn Chí Thiện – 1972)

.

Nguyễn Chí Thiện có bài thơ Sẽ có một ngày được nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc. Thân mời quý bạn cùng nghe bản nhạc Sẽ có ngày với giọng hát của chính Phan Văn Hưng.

Chúng ta cùng mơ tới ngày được thấy hình của thi sĩ, ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện in trên tem- như ý kiến của em Tuấn Anh. Mong sao thời gian chờ đợi đó không kéo dài thêm nữa, không như lời than thở dưới đây:

Và như thế sẽ buồn lắm lắm
Cho kiếp người sống chẳng bao lăm!

(Tôi Tin Chắc Một Điều (1969)- Nguyễn Chí Thiện)

*

Bây giờ là TEM:

Kỷ-Niệm Hùng-Vương

Giá tiền 3đ00-son, cam, cam đậm; 100đ00-nâu đậm tím, tím đậm. Do họa sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ. Nhà in tem thơ Paris thực hiện. Số lượng in: 3đ00-3 triệu, 100đ00-1 triệu. Phát hành: ngày 11/04/1965, nhân dịp lễ Giỗ Tổ Hùng-Vương. Mẫu vẽ dựa theo hình khắc trên mặt các trống đồng tìm thấy tại miền Đông-Sơn tỉnh Thanh-Hóa và miền Ngọc-Lư tỉnh Hà-Nam Bắc-Việt. Đề tài chạm khắc gồm hai loại: a) Trang trí bằng những hình kỷ-hà như vòng tròn nối dây chuyền với nhau, những đường răng cưa v.v… b) Diễn tả nếp sinh hoạt người thời xưa như săn bắn, chèo thuyền, đốn cây, giã gạo với cách trang phục kỳ-dị là cắm hoặc đội lông chim trên đầu. Trống đồng với những đề tài trang trí nêu trên là dấu tích của nền văn hóa tiền sử có từ hai ngàn năm trở lên (thời đại Hùng-Vương). Nhật ấn: Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

.

Kỷ niệm Hùng Vương: Phát hành ngày 02/04/1974

.

Vua Quang Trung : Phát hành ngày 28/01/1972

.

Chí Sĩ Tiền Bối Phan Chu Trinh 1871-1926; Phan Bội Châu 1867-1940

Giá tiền 1đ00-xám đậm, hường, nâu; 20đ00- tím, xanh, xám, đen. Số lượng: 1đ00- 8 triệu; 20đ00- 500 ngàn. Hình do họa sĩ Nguyễn-Văn-Ri vẽ (1đ00); Họa sĩ Lâm-Văn-Rê (20đ00). Do nhà in de la Rue Staderini Carte Valori La-Mã. Phát hành: ngày 24/03/1967. Đề tài: Loại tem phát hành để kỷ-niệm hai Chí-sĩ tiền bối Việt-Nam: Cụ Phan-Bội-Châu tự Sào-Nam (1867-1940) nguyên quán tỉnh Nghệ-An và cụ Phan-Châu-Trinh tự Tây-Hồ (1821-1926) người tỉnh Quảng-Nam. Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

.

Thi sĩ Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu: Phát hành ngày 16/11/1970

.

Giáo-Sĩ Đắc-Lộ

(Alexandre de Rhodes 1660- 1960) Giá tiền 0đ50-hồng; 1đ00-nâu; 3đ00-mầu đất; 6đ00-xanh. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 1đ00- 1 triệu; 3đ00- 1 triệu; 6đ00- 1 triệu Hình do họa sĩ Đỗ-Bá-Yên Viện Khảo-Cổ Sài Gòn. Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát. Phát hành: ngày 05/09/1961 (44). Đề tài: Hình vẽ bên trái, chân dung Giáo-sĩ A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ (Alexandre de Rhodes) và bên phải một quyển sách mở với hành chữ: “Sách Quốc-Ngữ – Chữ nước ta” rút trong tác-phẩm của Thi-sĩ Tản-Đà Nguyễn-Khắc-Hiếu, ca tụng chữ quốc-ngữ. – Vào đầu thế kỷ 17, các giáo-sĩ Âu-Châu tới Việt-Nam để truyền đạo Công-Giáo đồng thời nghiên cứu và điển-chế ra một lối viết và phiên-âm tiếng Việt bằng tiếng La-tinh. Trong số các nhà truyền giáo, Giáo-sĩ A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ có công nhất trong việc thành lập chữ quốc-ngữ. Theo tài-liệu của Viện Khảo-Cổ: “Ông đã làm cho lối phiên âm hoàn hảo hơn và đã bắt đầu dùng lối chữ mới để soạn sách…”. Loại tem trên đây phát hành để kỷ-niệm Đệ tam bách chu niên ngày mất của giáo-sĩ. Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn. (44) Loại tem phát-hành sau một năm kỷ-niệm, Giáo-sĩ từ trần ngày 5/09/1660.

.

Hoàng hậu Nam Phương

Đặc tính: Loại tem kỷ niệm. Giá tiền 30C-tím vàng nâu, 50C-thiên thanh vàng nâu, 1$50-xanh vàng nâu. Ảnh chụp Cựu hoàng hậu Nam Phương do nhà Hélio-Vaugirard Paris thực hiện. Số lượng in: 30C-1triệu, 50C- 1 triệu, 1$50-2 triệu. Phát hành ngày 15/08/1952. Thu hồi ngày 30/12/1955 do Nghị Định số 55-022/NĐ-CC ngày 12/04/1955 của Bộ Giao-Thông Công Chánh và Bưu Điện. Dấu kỷ niệm: Nhật ấn kỷ niệm ngày phát hành đầu tiên

.

Hoàng Tử Bảo Long

Đặc tính: Loại tem kỷ niệm. Giá tiền, số lượng in: 40C-xanh da trời xanh lá cây(3 triệu), 70C-nâu đỏ thẫm(3 triệu), 80C-nâu tím(3 triệu), 90C-xanh thẫm(1 triệu), 20$-đỏ thẫm(2 triệu), 50$-vàng thẫm(2 triệu), 100$-tím(1triệu). Do nhà in tem thư đại lộ Brune Paris thực hiện. Phát hành ngày 15/06/1954. Đề tài kiểu A chụp Hoàng tử Bảo Long mặc Quốc phục Đông Cung Thái tử (các giá tiền 40C, 80C và 100$). Đề tài kiểu B chụp Hoàng tử Bảo Long mặc quân phục đại tá danh dự Ngự-Lâm-Quân đeo kiếm (các giá tiền 90C, 20$ v à 50$). Thu hồi ngày 30/12/1955 do Nghị Định số 55-022/NĐ-CC ngày 12/04/1955 của Bộ Giao-Thông Công Chánh và Bưu Điện. Dấu kỷ niệm: Tại Chánh-Thâu Cục Sài Gòn có dấu Sài Gòn -Philatélie (Sài Gòn Bưu Hoa) dùng làm nhật ấn “Ngày Đầu Tiên”

.

……………….

Phụ bản: Một số tem lấy từ trang truclamyentu.info

Chí Sĩ Tiền Bối Phan Chu Trinh 1871-1926; Phan Bội Châu 1867-1940

.

Cựu Hoàng Bảo Đại

Đặc tính: Loại tem kỷ niệm. Kiểu A: 1$20-vàng xanh lợt, 30$-xanh nước biển. Kiểu B: 3P-xanh thẫm. Ảnh chụp Tháp Rùa Hà Nội do nhà Hélio-Vaugirard Paris thực hiện. Số lượng in: 1$20- 2 triệu, 3P-3 triệu 500 ngàn. Phát hành kiểu B ngày 6/06/1951 nhân dịp Lễ Thống Nhất (Hưng Quốc Khánh Niệm). Kiểu A ngày 23/10/1951 nhân dịp lễ Vạn Thọ của cựu hoàng Bảo Đại. Đề tài kiểu A chụp cựu hoàng mặc Âu phục,kiểu B cũng ảnh cựu hoàng mặc Âu phục nhưng thêm con rồng đang bay. Thu hồi ngày 30/12/1955 do Nghị Định số 55-022/NĐ-CC ngày 12/04/1955 của Bộ Giao-Thông Công Chánh và Bưu Điện. Dấu kỷ niệm: Nhật ấn kỷ niệm Lễ Vạn Thọ của cựu hoàng bằng Việt ngữ và Pháp ngữ.

.

Vạn Thọ Nhâm Thìn

Đặc tính: Loại tem kỷ niệm. Kiểu1$50-nâu tím. Ảnh chụp Cựu-hoàng Bảo Đại (bên phải) và Văn-Miếu Hà-Nội (bên trái) do nhà Thomas de la Rue Paris thực hiện. Số lượng in: 1$50- 1 triệu. Phát hành ngày 10/11/1952 nhân dịp Lễ Vạn-Thọ Nhâm-Thìn,. Đề tài: Bên phải chân dung Cựu-Hoàng Bảo-Đại, bên trái 2/3 tem chụp hình Khuê-văn-Các tại Văn-Miếu Hà-Nội. Thu hồi ngày 30/12/1955 do Nghị Định số 55-022/NĐ-CC ngày 12/04/1955 của Bộ Giao-Thông Công Chánh và Bưu Điện. Dấu kỷ niệm: Nhật ấn kỷ niệm “Tứ-Tuần Đại-Khánh” bằng Việt ngữ và Pháp ngữ tại các Bưu-Cục Hà-Nội, Hải-Phòng và Sài Gòn, tại Chánh-Thâu-Cục Bưu-Điện Sài Gòn xử dụng nhật-ấn Sài Gòn Philatélie (Sài Gòn Bưu-Hoa).

.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm

Giá tiền 0đ20-nâu đỏ; 0đ30-nâu thẫm; 0đ50-hồng; 1đ00-tím; 1đ50-tím thẩm; 3đ00-nâu; 4đ00-xanh nước biển; 5đ00-nâu vàng; 10đ00-xanh nước biển lợt; 20đ00-đen; 35đ00-xanh lá cây, xanh da trời; 100đ00-nâu. Do nhà in Bộ Tài-Chánh Nhật Đông-Kinh thực hiện. Số lượng in: 0đ20-2 triệu, 0đ30-2 triệu, 0đ50-2 triệu, 1đ00-2 triệu, 1đ50-2 triệu, 3đ00-1 triệu, 4đ00-2triệu, 5đ00-1 triệu, 10đ00-500 ngàn, 20đ00-500 ngàn, 35đ00-500 ngàn, 100đ00-500 ngàn. Phát hành lần thứ nhất: ngày 07/07/1956 gồm 5 giá tiền 0đ50-1đ50-3đ00-4đ00 và 35đ00. Lần thứ hai: ngày 9/11/1956 gồm 7 giá tiền 0đ20-0đ30-1đ00-5đ00-10đ00-20đ00 và 100đ00. Khai-mạc Quốc-hội lập-pháp đầu-tiên của Đệ Nhất Cộng-Hòa. Thu hồi ngày 31/12/1963 do Nghị-Định số 63/248/NĐ/CC ngày 23/12/1963 của Bộ Công-Chánh Giao-Thông và Bưu-Điện. Đề tài: Chân dung cố Tổng Thống Ngô-Đình-Diệm nhìn ngang. Dấu kỷ niệm: Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn

.

Nhiệm Kỳ II Tổng-Thống Và Phó Tổng-Thống

Giá tiền 0đ50-xanh da trời; 1đ00-son; 2đ00-mầu rượu chát; 4đ00-mầu hoa cà. Số lượng: 0đ50- 1 triệu; 1đ00- 2 triệu; 2đ00- 2 triệu; 4đ00- 1 triệu Do nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris. Phát hành: ngày 29/04/1961. Ngày thu hồi: 31/12/1963 do Nghị-Định số 63/248/NĐ/CC ngày 23/12/1963 của Bộ Giao-Thông, Công-Chánh và Bưu-Điện. Đề tài: Chân dung Tổng-Thống Ngô-Đình-Diệm chụp tại Dinh Độc-Lập cũ, được các tầng lớp dân-chúng hoan hô. Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

.

Ngày nông dân Việt Nam

26/03/1973 phát hành bộ tem Ngày nông dân Việt Nam

***

Ghi chú:

1. Phần chú thích về tem lấy từ trang truclamyentu.info.
2. Giáo sĩ Đắc Lộ không là danh nhân Việt Nam nhưng ông có công trong việc hình thành chữ quốc ngữ.

Chuyên mục:Tem Thẻ:
  1. Nguyễn Tuấn Anh
    04/10/2012 lúc 15:58

    Wow…! Chị Năm…hay và nhanh thật!

    Hình in trên tem, xem, em như thấy TT Ngô Đình Diệm và TT Nguyễn Văn Thiệu…giống như hai anh em…vậy đó!
    hihihihihi…

  2. Nguyễn Tuấn Anh
    04/10/2012 lúc 16:02

    Các bộ tem in hình Tổng Thống NĐD, NVT và Vua BĐ…, hình như là để kỷ niệm chứ không làm chức năng là…cước gởi thư…phải không chị Năm, vì em thấy như không có dấu…nhật ấn?

  3. Trần thị Bảo Vân
    05/10/2012 lúc 12:05

    Tem in hình TT Nguyễn Văn Thiệu “giơ tay” vào ngày 26/3…làm Út tự dưng tưởng tượng… giống y như là ông đang…giơ tay “tuyên thệ” vào…”đoàn tncs”…vậy!?
    hihi…
    Sao hồi đó chính quyền của ông không chịu nghiên cứu và nghĩ đến…”chi tiết này”…nhỉ?!
    hihi..

    • 05/10/2012 lúc 12:12

      Bảo Vân có (hihi) làm thao tác này rồi à?

      • Trần thị Bảo Vân
        05/10/2012 lúc 12:35

        Hihi…
        Chị Năm có tin hông?

        – Cả nhóm kiến tụi em 6 đứa ( Tín, Tuấn Anh, Hồng Nga, Thu Lan,Vân Anh và út)…không hiểu sao mỗi đứa ở một nơi, vào ĐH mới gặp, thế mà…đứa nào đứa nấy cũng không thèm…vào cái “đoàn tà lơ phất phơ” nhồi sọ…này…đó chị Năm…?!
        hihi…

      • Trần thị Bảo Vân
        05/10/2012 lúc 12:50

        “Giỏi”…gì…mà…”giỏi”.. chị Năm!
        Bởi, ai cũng vậy…hở nghe mấy con Robot cs “phun” giáo điều nhồi sọ là thấy…”bắt ghét”! hihi…

        – “Con người không phải là cái nó là, mà là cái nó phải là”
        Hình như của Jean Paul Sartre…nói thì phải?
        Đúng hông chị Năm…
        hihi…

        Thôi, út rời nhà nghe….

      • Võ Trung Tín
        05/10/2012 lúc 23:00

        – “Con người không phải là cái nó là, mà là cái nó phải là”
        Hình như của Jean Paul Sartre…nói thì phải?
        Đúng hông chị Năm…
        hihi…”

        Xin lỗi chị Năm, cho Ròm em..chen dzô..nghen! hihihihi…

        Đúng rồi Bảo Vân, nó ở trong tác phẩm “L’Être et le Néant” (Thực thể và Hư vô – 1943)
        Của Jean Paul Sartre…

        – “L’homme n’est pas ce q’un l’est, mais c’est qu’un droit être..”

      • Võ Trung Tín
        06/10/2012 lúc 16:02

        Phay Van :Bảo Vân ơi, Tín trả lời rồi đó nghen em.
        Cảm ơn Tín, chị Năm mù tịt

        Chị Năm ơi,
        Chiều nay chắc Ròm em..”no”..không ăn 2 gói “mì tôm chay”..nữa quá!!! hihihihi..
        Bởi, được dịp “quăng phao” “nhắc bài”..cho “ngừ..ẹp”, lại còn được bà chị..”cổm ơn”..nữa chứ! hihihihihi…

  4. Trần thị Bảo Vân
    05/10/2012 lúc 12:07

    “Giáo-Sĩ Đắc-Lộ
    (Alexandre de Rhodes 1660-1960) Giá tiền 0đ50-hồng…”…?!

    Chị Năm ơi…gõ chỉnh sửa lại trong entry…được chứ?
    Bởi:

    – “Alexandre de Rhodes was born in Avignon, France in 1591.
    (…)
    Alexandre de Rhodes himself was sent to Persia instead of back to Vietnam. Rhodes died in Isfahan, Persia in 1660 and was buried in the New Julfa Armenian Cemetery…”

    http://en.wikipedia.org/wiki/Alexandre_de_Rhodes

    • Võ Trung Tín
      05/10/2012 lúc 22:26

      “Cảm ơn Bảo Vân. Sai hai chỗ luôn há em (năm sinh và năm mất).”

      Ui..! Hai người coi chừng..”sai”..ý tác giả..đó nghen! hihihihi..
      Bà chị Năm và Bảo Vân..đọc kỹ lại mục này ở entry..đi!?
      Bởi, Ròm em đọc…

      – “Giáo-Sĩ Đắc-Lộ
      (Alexandre de Rhodes 1660-1960) Giá tiền 0đ50-hồng…”

      thì thấy..” (Alexandre de Rhodes 1660-1960)..là hợp lý, bởi, tác giả muốn đề cập:
      -“..để kỷ-niệm Đệ tam bách chu niên ngày mất của giáo-sĩ…”..mà..chị Năm và Bảo Vân?
      Vì, có cái ý của câu ở cuối thế này:
      – “Loại tem trên đây phát hành để kỷ-niệm Đệ tam bách chu niên ngày mất của giáo-sĩ. Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn. (44) Loại tem phát-hành sau một năm kỷ-niệm, Giáo-sĩ từ trần ngày 5/09/1660.”

      OK, Chị Năm, Bảo Vân?

    • Trần thị Bảo Vân
      07/10/2012 lúc 21:50

      – “Bảo Vân ơi, Tín trả lời rồi đó nghen em.”

      Dạ, chị Năm! hihi…

      – “Đúng rồi Bảo Vân, nó ở trong tác phẩm “L’Être et le Néant” (Thực thể và Hư vô – 1943)
      Của Jean Paul Sartre…

      – “L’homme n’est pas ce q’un l’est, mais c’est qu’un droit être..”

      Cám ơn ông…ròm!
      Nhờ ông…ròm “nhắc bài”, Bảo Vân đã nhớ ra rồi!

    • Trần thị Bảo Vân
      07/10/2012 lúc 21:52

      Phải công nhận ông ròm lần này…”tinh vi”… thật đấy, hở chị Năm!
      Làm chị Năm cứ…”xoay”…như…”chong chóng”!
      hihi…

      • 08/10/2012 lúc 11:23

        Ừ, phải khen Tín đó Bảo Vân ạ. Tín đọc kỹ ghê!
        (Người Bắc không nói “xoay như chong chóng”, mà nói “xoay như thuyền rồng”. (Đừng hỏi nghĩa nhé, chị Năm thua đó.)

  5. 05/10/2012 lúc 16:29

    Những con tem này giờ đem đấu giá chắc nó sẽ trở thành vô giá đó em à!

  6. 05/10/2012 lúc 20:50

    Hình như tất cả tem ở trên đâu có ai là ” danh nhân ” ? Toàn là chính khách và mĩ nhân đó chớ ?
    SAo mình nhìn vào những con tem y hệt như nhìn vào … những con tem vậy ! Chẳng thấy quý chỗ nào. ( Ngu quá phải không Phay Van ? ) Đã bao lần cố gắng nhìn cho đẹp mà cũng chả thấy, kì quá đi !

    • Võ Trung Tín
      05/10/2012 lúc 22:11

      “Hình như tất cả tem ở trên đâu có ai là ” danh nhân ” ? Toàn là chính khách và mĩ nhân đó chớ ?”

      Ui..! Sao bác Trà lại nói như dzậy..hè?!
      Lần này, Ròm con thử..”ném đá”..bác một cục..to tổ chảng..đây nghen! hihihihihi..
      Né..nghen bác Trà..!? hihihihi…

      1/ Danh nhân: người có tiếng, người có danh tiếng. (Từ điển tiếng Việt – Ngôn ngữ học)
      ( Ròm con thêm và đồng ý: – “danh nhân là “người có tiếng”, bất kể tốt hay xấu”)

      2/ Về định nghĩa “danh nhân” thì ngay các học giả trước đây đã không thống nhất rồi. Trịnh Chuyết soạn cuốn Tự điển “Danh nhân thế giới cần biết” cho rằng danh nhân là những người có cống hiến cho nhân loại. Nhưng ngay trong lời tựa cuốn đó, 1 vị giáo sư (tôi quên tên) không đồng ý và cho rằng danh nhân là “người có tiếng”, bất kể tốt hay xấu, và rằng theo ý ông thì Hitler, Mao Trạch Đông… đã gây ra nhiều tai họa cho nhân loại nhưng lẽ ra vẫn có chỗ trong Tự điển Danh nhân. Nói vậy để thấy rằng cuộc tranh luận sẽ kéo dài vô tận. (Wikipedia)

      3/ Bác Trà vào trang này “xem thử” tác giả liệt kê..”Danh nhân Việt Nam”..nghen:

      “Vinhanonline.com đã cố gắng quy tụ và ghi nhận những nhân vật nổi bật đã sống hoặc có cống hiến lớn cho nhân loại, cho Việt Nam qua mọi thời kỳ của lịch sử,… Ngoài ra chúng tôi không quên nhắc đến những con người đã có tầm ảnh hưởng lớn trong con đường lịch sử mà không đặt nặng đến những quan điểm mang tính chính trị của thời cuộc. Danh sách chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót ngoài sức của ban biên tập, mong quý vị có tâm huyết về lịch sử và danh nhân đóng góp, giúp đỡ hoàn thiện thêm. Mọi đóng góp vui lòng liên hệ qua địa chỉ email: bientap@vinhanonline.com

      http://www.vinhanonline.com/index.php?option=com_content&view=article&id=150:danh-nhan-viet-nam-a&catid=83:nhan-vat-lich-su&Itemid=200

      Các Danh nhân trong các bộ tem ở entry này..hầu như đều có cả:

      – Vần A : Alexandre de Rhodes
      – Vần B : Bảo Đại
      – Vần H : Hùng Vương
      – Vần N : Nguyễn đình Chiểu, Nam Phương Hoàng Hậu.
      – Vần P : Phan Bội Châu, Phan chu Trinh
      – Vần Q : Quang Trung

      P/s: Theo Ròm con, tác giả của trang này còn quá.. “cảm tính, không khách quan học thuật, và tư duy theo kiểu nhồi sọ cs”.. nên đã không đưa TT Ngô Đình Diệm và TT Nguyễn Văn Thiệu..vào danh sách Danh nhân này!?

      Bác Trà thấy..”thế lào”..ạ?!
      hihihihihihi…

      • 06/10/2012 lúc 13:48

        Hì,
        Vậy một thằng cha chủi cha mắng mẹ , quậy phá hàng xóm , đâm cha chém chú … đầy TAI TIẾNG … có phải danh nhân không hè ?
        Ví dụ như bác 5 Cam chẳng hạn ?
        Không hiểu người ta định nghĩa ra sao chứ nếu như TT Nguyễn Văn Thiệu ( và các TT các nước khác nữa chẳng hạn ) mà là danh nhân thì e rằng quá khiên cưỡng !

      • 06/10/2012 lúc 15:56

        Có một thảo luận về từ “danh nhân” tại đây. Bác Trà tham khảo thêm xem sao nhé.
        Theo ý kiến của em thì danh nhân là những người nổi tiếng, bất luận tốt xấu.
        Em không được biết nhiều về cá nhân TT Nguyễn Văn Thiệu, nhưng thuộc lòng câu danh ngôn của ông: “Đừng nghe những gì cs nói…”

      • Võ Trung Tín
        06/10/2012 lúc 15:55

        Bác Trà ơi…
        Bác Trà..”Hì”..có nghĩa là..”hihihihihi”….phải không ạ?
        hihihihihihi…

        Bác ơi, “đụng” đến cái từ “Danh nhân” thì có 2 luồng “tranh luận”:
        – Học thuật
        – Chủ quan, cảm tính.

        1/ Học thuật:
        Thì, đơn giản, đây chỉ là một từ Hán-Việt, được mang (định) nghĩa rõ ràng trong sách vở, từ điển: – “Người có tiếng.”

        Việt Hán: – danh nhân (名人) = Người có tiếng.

        http://hannom.huecit.vn/VietHan/tabid/60/Default.aspx

        Vì vậy, đứng về mặt ngữ nghĩa (học thuật) hiểu theo nghĩa rộng, và đơn giản của từ…thì ý nghĩa của nó chỉ vậy, và không có phân biệt…tốt-xấu!

        2/ Chủ quan, cảm tính:
        Thông thường, theo cảm tính (nhất là người Á Đông chúng ta), người ta hay quan niệm “Danh Nhân” là nói đến những người tốt, hoặc thiên hướng nghiêng về người làm..điều tốt?!
        Chính cái “cảm tính” hạn chế trong suy nghĩ chủ quan này, mà ta luôn có những “kết luận” đầy chủ quan cảm tính với “đối tượng” Danh nhân?!
        Ròm con minh chứng một ví dụ ngay trong còm của bác Trà..nghen:

        – “Không hiểu người ta định nghĩa ra sao chứ nếu như TT Nguyễn Văn Thiệu ( và các TT các nước khác nữa chẳng hạn ) mà là danh nhân thì e rằng quá khiên cưỡng !”

        Thưa bác Trà, nếu theo cảm tính (con nhấn mạnh), thì, qua tìm hiểu sách vở, Ròm con có nhận xét sau:

        1/ TT Nguyễn Văn Thiệu, TT Ngô Đình Diệm là ân nhân và là DANH NHÂN trong lòng tất cả người nông dân miền Nam Việt Nam trước 1975 với các chính sách “Cải cách điền địa” và luật “Người cày có ruộng”…đấy bác ạ!

        2/ Đối chiếu lại, với Chủ Tịch Hồ Chí Minh qua chính sách “Cải cách ruộng đất” ở miền Bắc, thì ông Hồ Chí Minh là..TỘI ĐỒ CỦA NÔNG DÂN MIỀN BẮC..đấy ạ!
        Đó là Ròm con chưa “cảm tính” “chủ quan”..đề cập đến những chuyện “động trời” khác của Chủ Tịch Hồ Chí Minh..với dân tộc Việt Nam đó! hihihihihihi…

        Bác Trà thấy..”thế lào”…ạ?

      • Trần thị Bảo Vân
        07/10/2012 lúc 22:00

        “Bác Trà thấy..”thế lào”…ạ?”

        Còn nói…”thế lào”…được nữa!
        Bác Trà chơi… “trốn tìm”…hay…”năm mười”…rồi, ông ròm ơi…
        hihi…

        Bác Trà không có…mắng Út con đó nghe….
        hihi…

  7. chinook
    06/10/2012 lúc 09:58

    Ông Nguyễn chí Thiện còn một bài thơ về ngày 19 tháng năm được Phạm Duy phổ nhạc cúng rất hay :
    Tôi nằm
    Toan làm thơ chửi Bác
    Vần thơ mới vừa phang phác
    Thì tôi thôi
    Tôi nghĩ Bác
    Chính trị gia Sọt Rác
    Không đáng để tôi
    Đổ mồ hôi
    Làm thơ
    Dù là thơ chửi Bác.
    Đến thằng Mác
    Tổ sư Bác
    Cũng chưa được tôi nguệch ngọac vài câu!
    Thôi hơi đâu
    Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
    Vuốt râu, soa đầu mơn trớn Bác.
    Thế rồi tôi đi làm việc khác.
    Kệ cha Bác!

    • Ngô Tấn
      06/10/2012 lúc 10:42

      Vâng, cũng xin góp thêm một góc nhìn về “Hoa Địa Ngục” của Nguyễn Chí Thiện…

      “Hoa địa ngục” phác lên một hình ảnh toàn trị thu nhỏ của Đảng, kiểm soát hết các nhân quyền cơ bản:

      “Nhà văn nhà báo
      Nhà giáo nhà thơ
      Nhà thờ nhà chùa
      Đều sợ đều thua
      Nhà tù – nhà Vua!
      Chớ đùa với Đảng!”
      (“Nhà văn”, 1980)
      …….
      Về chủ nghĩa Marx-Lenin tức chủ nghĩa cộng sản, điều đáng ngạc nhiên nếu không muốn nói là kinh ngạc, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo thông tin, tuổi đời còn rất trẻ và chắc chắn không có nhiều thời gian để đi học hay tự đọc, vì đã phải liên tục đi tù, nhưng Hoa địa ngục ngay lúc chưa đầy 25 tuổi đã nhận ra sai lầm rất chính trị:

      “Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
      Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
      Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
      Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!”
      (“Mỗi lầm lỡ”, 1963)

      Dường như năm tháng tù đày triền miên lại làm cho Hoa địa ngục nhận thức sâu hơn chủ nghĩa Marx-Lenin về sự bất tương thích và hệ lụy của nó đối với dân tộc:

      “Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
      Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
      Mấy chục năm phá nước, phá nhà.”
      (“Đồng lầy”, 1972)

      Và đây Hoa địa ngục đã nói về chủ nghĩa Marx cách đây gần 40 năm mà lại gần giống như những gì ai đó mới lần đầu lên tiếng gần đây:

      “Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng
      Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương

      Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
      Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
      Đất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
      Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
      Nồi cơm mới có thể mong đầy
      Tự do, no ấm mới sum vầy”
      (“Chủ nghĩa Mác”, 1984)

      Có thể nói, so với tuổi đời của bản thân, “Hoa địa ngục” đã nhận thức được rất sớm và cũng dám phê phán bác bỏ rất sớm, mặc dù không hệ thống, về ba trụ cột chính của quyền lực cộng sản tại Việt Nam: Đảng, Bác, Marx-Lenin.”
      (Phạm Hồng Sơn – Đàn chim Việt)

    • 06/10/2012 lúc 12:54

      Cảm ơn bác chinook. Thi sĩ NCT gọi tên người này đúng quá: Chính trị gia Sọt Rác.

      Lâu quá không thấy bác chinook ghé thăm. Hai khớp gối của bác thế nào rồi? Bác còn dưỡng bệnh ở Hawaii hay đã về lại “nhà”? Mong bác sớm bình phục.

      • chinook
        06/10/2012 lúc 13:08

        Chào Chị PV.

        Cám ơn Chị. Hai đầu gối tôi coi bộ ổn rồi. Tôi đã trở lại đất liền và cùng Nhà tôi và con chó nhỏ đi một chuyến dài ngày trên 15.000 km bằng xe.

        Tôi đi thăm Gia đình con tôi ở Florida và bạn bè ở nhiều nơi khác nhau : Georgia , Missouri, Texas , North Dakota,…. Chuyến đi thật thích thú cũng là dịp tôi thử đầu gối mình và chiếc xe Camper mới mua. Cũng là thử coi mình có thích một cuộc sống như những người Mỹ tới tuổi hưu trí không.

        Tôi vẫn thuờng vô thăm nhà Chị, tuy không còm.

        Một lần nữa , cám ơn Chị đã hỏi thăm.

        Thân ái.

      • 06/10/2012 lúc 16:04

        Bác chinook: Em mừng với bác về tình hình sức khỏe. Mong hai bác có những ngày tháng hưu trí êm đềm bên con cháu và bạn bè thân hữu.

        Kính tặng bác bài này:
        Take Me Home, Country Roads
        Trình bày: Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
        Nhạc: John Denver

      • Võ Trung Tín
        06/10/2012 lúc 16:09

        Bác chinook kính,
        Wow..lâu quá mới thấy bác xuất hiện..lại…
        Tín ròm con xin kính chào bác Chinook kính mến ghé thăm nhà chị Năm ạ!
        Ròm con kính chúc Hai Bác luôn..hạnh phúc..ạ!

  8. Ngô Tấn
    06/10/2012 lúc 10:38

    Cám ơn Phay Van, đã lấy comment của Ngô Tấn này cùng 2 bạn sv trẻ để dẫn nhập cho một entry Tem “đầy kỷ niệm” của quá khứ lịch sử!
    Cám ơn một cô chủ nhà hiếu khách đầy tinh tế trong giao tiếp với các “còm sĩ”…

    • 06/10/2012 lúc 12:57

      Dạ, còm của bác Ngô Tấn hay quá mà, em phải xin phép để mang qua mở đầu cho entry này.
      Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện đã nói ra những điều đó từ rất sớm, phải không bác, từ khi nhà cầm quyền miền Bắc còn hăng say nướng quân vào chiến trường miền Nam.

  9. Võ Trung Tín
    06/10/2012 lúc 16:05

    “Cảm ơn Tín, Tín đọc kỹ ghê!”

    – Rồi..rồi! Có được câu “bỏ nhỏ” này của bà chị, Ròm em thấy..no..luôn..3..ngày..quá!!!!!
    hihihihihi..

  1. No trackbacks yet.

Bình luận về bài viết này