12. Thành quả của cải cách ruộng đất

§ +GM Phaolô Lê Đắc Trọng

Mấy sào ruộng rồi sẽ đưa vào hợp tác xã để ông chủ lại đi cầy thuê. Cái bằng chứng nhận kia, chỉ đem vứt vào sọt rác, vì nó chỉ còn là một tờ giấy vô giá trị. Cảnh người cầy có ruộng đã lại lên mây!

Cái bầu trời phát quang, cái mặt đất phẳng lì lì. Muốn dựng lên cái gì thì dựng, với cái tính tàn khốc, tính quá khích, đã tạo nên bầu trời quang, và cái mặt bằng cái tính tình man rợ đó đã in sâu trong lòng, không biết phải bao nhiêu thế hệ mới xoá nổi chăng?

Trên tờ “Chứng nhận quyền sở hữu ruộng đất” có ghi cái khẩu hiệu để viết trên mặt bằng của cải cách. “Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giầu mạnh”. Vẫn chưa thoả mãn? Đẹp thế mà! Làm sao thời kỳ cải cách mọi cái thay đổi khá nhiều, theo hướng đi lên hay đi xuống, không biết? Cả Đức Cha Khuê cũng có vẻ đổi thay. Ngài đi kinh lý xứ Nam Định. Tôi theo Ngài ra thăm Mặt trận Tổ Quốc. Thay đổi đấy. Ngồi đối diện với ông Chủ tịch Mặt trận, Ngài chúc sức khỏe ông Chủ tịch và các nhân viên.

Điều cập nhật hơn, Ngài bầy tỏ lòng yêu mến nước Việt Nam. Cầu mong nước Việt Nam hạnh phúc.

Ông Chủ tịch bất cần nhã nhặn, phản ứng ngay: “Nói Việt Nam không đủ”. Phải nói là “Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa”. Tim Đức Cha không biết có bị nhói không, phần tôi thì sạm mặt lại. Chúng tôi ngần này tuổi đầu, học hành gì mà cái tên nước Việt Nam cũng không nói đúng.

Việt Nam dù là hoà bình, là thống nhất, là giầu mạnh hay gì đi nữa, cũng không đủ. Cải cách ruộng đất không chỉ đi đến mục tiều đó, nhưng là tới cùng đích: Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Xã hội chủ nghĩa là gì?

Ai cũng hiểu. Như vậy, cải cách ruộng đất là sách lược cơ bản, không phải là cái gì tuỳ tiện. Những phương pháp tàn bạo, không phải là cái gì vượt ra khỏi dự phòng, cả những cái gọi là sai lầm cũng là giả tạo, để lấy cớ sửa sai.

Trước khi cải cách, nhiều người hy vọng vinh quang đang đến với mình, có thể phấn khởi hô lên: “Cải cách muôn năm! Cải cách muôn năm!”

Sau này, dù có những tai tiếng đến đâu, những ai nhờ đó mà có chỗ ăn chỗ đứng, trong thâm tâm vẫn phải vang lên “Cải cách muôn năm”.

  1. nguyen thi nha trang
    08/04/2011 lúc 23:48

    Đọc xong bài , sực nhớ lại câu nói cửa miệng ra rả 1 thời u mê : ” yêu nước là yêu cnxh ” ngẫm nghĩ lại thấy trân mình và cũng ” đáng phục ” mấy ông đỉnh cao trí tuệ cs này thật !

    • 09/04/2011 lúc 08:55

      U mê vẫn kéo dài thời nay đó chị.

      Em dốt lắm, chị gọi cô giáo là không đúng đâu, em chia sẻ những gì em biết cho chị nghe thôi 😀

      Không phân biệt nam nữ, hễ ai kết hôn với một người ngoài đạo, thì theo luật giáo hội CG, phải được cử hành nghi thức với sự chứng kiến của linh mục. Muốn vậy thì trước hết, phía khác đạo phải gia nhập đạo. Trường hợp ngăn trở không thể nhập đạo thì phải xin phép chuẩn của đức giám mục sở tại. Nếu sống chung với nhau như vợ chồng mà không có phép thì người có đạo bị “rút phép thông công”, có nghĩa là người ấy ở trong tình trạng bị “rối”, không thể hiệp thông cùng Hội thánh CG để lãnh nhận các ơn ích siêu nhiên từ Thiên Chúa qua tay Mẹ Giáo Hội. Cho dù người ấy vẫn đi lễ và làm việc bác ái, những việc ấy chỉ có giá trị trần thế, không có giá trị siêu nhiên.

      Học kinh- gọi cho đúng là học giáo lý CG. Lớp giáo lý dự tòng có thời gian sáu tháng. Kết thúc khóa học người này sẽ được lãnh bí tích Rửa tội và chính thức trở thành người công giáo. Lúc này họ sẽ phải học thêm ba tháng giáo lý hôn nhân nữa, rồi mới được cử hành bí tích hôn phối.

      Nội dung giáo lý dự tòng bao gồm các khái niệm, các lý lẽ trong đạo, các kinh thường đọc hàng ngày, …Nội dung giáo lý hôn nhân gồm các quan điểm của CG về đời sống vợ chồng, con cái trong gia đình, vấn đề ngừa và phá thai, …

      Thường các linh mục hoặc tu sĩ (theo chỉ định của linh mục sở tại) dạy giáo lý dự tòng. Còn giáo lý hôn nhân cũng do linh mục dạy, những vấn đề chuyên biệt hơn thì các ngài có thể mời các bác sĩ công giáo cộng tác giảng dạy. Nơi học ngay tại xứ đạo người đó đang sống. Cứ liên hệ với linh mục quản xứ, ngài sẽ giúp cho học.

  2. nguyen thi nha trang
    09/04/2011 lúc 21:41

    Cho chị tìm hiểu : tất cả nghi thức cũng như nội dung của 1 lễ cưới người Công Giáo ( à , phần này thì chắc chắn là em đã trải qua rồi ! )
    Em cố gắng đưa hình ảnh minh họa ( của em được không ? ) cho chị tỏ tường nghe !
    Có ghét không cô bé ..à..cô giáo !

    • 11/04/2011 lúc 08:39

      Hình này đẹp hơn chị ơi 😀

      Cử Hành Bí Tích Hôn Phối

      Lời Nguyện Nhập Lễ

      Lạy Chúa, Chúa dùng bí tích cao trọng

      thánh hóa tình nghĩa vợ chồng,

      để hôn nhân tượng trưng cho sự kết hợp nhiệm mầu

      giữa Ðức Kitô và Hội Thánh.

      Xin cho các tín hữu Chúa đây

      là anh (ông) T. và chị (bà) T.,

      biết thực hiện trong cả đời sống

      ý nghĩa sâu xa của bí tích hôn nhân họ sắp cử hành.

      Chúng con cầu xin vì Ðức Giêsu Kitô, Con Chúa,

      là Thiên Chúa và là Chúa chúng con

      Người hằng sống và hiển trị cùng Chúa

      hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

      Amen.

      Nghi thức Hôn Phối

      Trong thánh lễ, sau Phúc Âm và bài giảng, chủ tế đứng trước mặt đôi tân hôn để cử hành nghi thức hôn phối:

      Các con (anh chị) thân mến, các con (anh chị) đến nhà thờ để tình yêu các con (anh chị) được Thiên Chúa đóng ấn trước mặt đại diện Hội Thánh và cộng đồng dân Chúa. Thức vậy, Chúa Kitô rộng rãi chúc phúc tình yêu này, và Chúa dùng bí tích đặc biệt làm cho các con (anh chị) luôn luôn trung tín với nhau, và đảm nhận những trách nhiệm của hôn nhân, cũng như chính Người đã dùng phép Thánh Tẩy để thánh hiến các con (anh chị). Bởi đó, trước mặt Hội Thánh, cha hỏi ý kiến các con (anh chị):

      T… và T… các con (anh chị) có tự do và thực lòng đến đây, chứ không bị ép buộc, để kết hôn với nhau không?

      Ðôi Tân Hôn đáp:

      – Thưa có!

      Chủ tế hỏi:

      Khi chọn đời sống hôn nhân, các con (anh chị) có sẵn sàng yêu thương và tôn trọng nhau suốt đời không?

      Ðôi Tân Hôn đáp:

      – Thưa có!

      Chủ tế hỏi:

      Các con (anh chị) có sẵn sàng yêu thương đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban, và giáo dục chúng theo luật Chúa Kitô và Hội Thánh không?

      Ðôi Tân Hôn đáp:

      – Thưa có!

      Chủ tế đọc:

      Vậy bởi vì các con (anh chị) đã quyết định kết hôn với nhau, các con (anh chị) hãy cầm tay nhau và nói lên sự ưng thuận của các con (anh chị) trwóc mặt Thiên Chúa và Hội Thánh Người.

      Ðôi tân hôn bắt tay nhau hoặc cầm tay nhau, rồi bên nam nói:

      Tôi T… nhận em T… làm vợ, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời tôi.

      Bên nữ đáp lại:

      Tôi T… nhận em T… làm chồng, và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời tôi.
      Chủ tế đọc:

      Xin Thiên Chúa đoái thương xác nhận sự ưng thuận mà chúng con (anh chị) đã tỏ bày trước Hội Thánh, và xin Người đổ tràn đầy ơn phúc cho chúng con (anh chị).

      Sự gì Thiên Chúa liên kết, loài người không được phân ly. Amen.

      Làm Phép và Trao Nhẫn

      Chủ tế đọc:

      Xin Thiên Chúa chúc phúc cho những chiếc nhẫn này, mà hai người trao cho nhau, để làm bằng chứng tình yêu và trung thành.

      Người chồng xỏ nhẫn vào ngón tay người vợ và tùy nghi nói:

      T… em hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của anh. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

      Người vợ cũng xỏ nhẫn vào ngón tay người chồng và nói:

      T… anh hãy nhận chiếc nhẫn này để làm bằng chứng tình yêu và lòng trung thành của em. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.

      Thánh Lễ tiếp diễn như thường.

      Lời Nguyện Tiến Lễ

      Lạy Chúa, xin chấp nhận của lễ chúng con dâng

      để cầu cho anh (ông) T. và chị (bà) T.

      vừa thành hôn theo luật Hội Thánh.

      Mối duyên này Chúa đã xe định,

      xin cũng an bài cho họ được trăm năm hạnh phúc

      Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô Chúa chúng con.

      Amen.

      Lời Tiền Tụng

      Lạy Cha chí thánh là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,

      chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc,

      thật là chính đáng, phải đạo

      và sinh ơn cứu độ cho chúng con.

      Cha đã muốn kết hợp hai người nam nữ bằng hôn ước

      để họ suốt đời gắn bó yêu thương

      và sống hòa thuận trong tình nghĩa vợ chồng,

      để nhờ cuộc hôn nhân thánh thiện

      con cái Cha ngày thêm đông đảo.

      Thật vậy, nhờ Cha dự liệu và ban ơn,

      Cha làm nên hai điều kỳ diệu:

      là cho đôi bạn sinh con cái

      để trần gian được tăng vẻ huy hoàng

      và cho con cái họ được tái sinh

      để Giáo Hội càng ngày thêm phát triển,

      nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.

      Nhờ Người,

      hiệp với toàn thể thiên thần và các thánh,

      chúng con không ngừng hát bài ca chúc tụng Cha

      và tung hô rằng:

      Thánh! Thánh! Chí Thánh!…

      Cầu Nguyện Cho Ðôi Tân Hôn

      Sau kinh Lạy Cha, chủ tế bỏ kinh “Lạy Cha, xin cứu chúng con…”, đứng quay mặt về phía đôi tân hôn và đọc lời cầu nguyện cho họ:

      Anh chị em thân mến,

      chúng ta hãy dâng lên Cha trên trời lời cầu khẩn thiết tha,

      xin Người tuôn đổ muôn phúc lành cho anh chị (ông bà) T. và T.

      vừa thành hôn với nhau theo nghi thức Kitô giáo.

      Người đã liên kết họ bằng giao ước thánh

      (và bằng bí tích Mình và Máu Ðức Kitô),

      xin Người cũng cho họ biết trọn đời yêu thương nhau.

      Mọi người thinh lặng cầu nguyện trong giây lát, rồi chủ tế dang tay đọc tiếp:

      Lạy Cha là Thiên Chúa toàn năng,

      Cha đã tạo dựng muôn loài từ hư vô,

      và an bài mọi sự trong trời đất ngay từ thuở ban đầu.

      Khi dựng nên con người gống hình ảnh Cha,

      Cha đã đặt người nữ

      làm trợ tá bất khả phân ly của người nam,

      vì vậy, họ không còn là hai,

      nhưng chỉ là một xương thịt.

      Như thế, Cha dạy chúng con rằng:

      sự gì Cha đã phối hợp nên một,

      loài người không bào giờ được phép phân ly.

      Lạy Cha, Cha dùng bí tích cao trọng

      thánh hóa tình nghĩa vợ chồng,

      để hôn nhân tượng trưng cho sự kết hợp nhiệm mầu

      giữa Ðức Kitô và Hội Thánh.

      Lạy Cha, Cha đã phối hợp người nữ với người nam

      và từ nguyên thuỷ đã chúc phúc cho xã hội họ gầy dựng nên

      được sinh sôi nảy nở.

      Lời chúc phúc này,

      dù nguyên tội hay đại hồng thuỷ cũng không xóa bỏ được.

      Xin ghé mắt nhân từ nhìn đến chị (bà) T.

      vừa thành hôn với anh (ông) T.,

      và đang cầu mong được Cha ban ơn phúc.

      Xin cho chị (bà) được đầy lòng yêu thương,

      biết ăn ở thuận hòa, luôn noi gương các thánh nữ

      đã được tán dương trong Sách Thánh.

      Xin cho anh (ông) T.

      biết trọn niềm tin tưởng ở chị (bà) T.,

      nhìn nhận chị (bà) là người bạn bình đẳng,

      và cũng được thừa hưởng sự sống là hồng ân Chúa ban.

      Xin cho anh (ông) biết luôn luôn kính trọng

      và yêu thương chị (bà) như Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh.

      Vậy giờ đây, lạy Cha, xin cho đôi tân hôn này

      được kiên trì giữ vững đức tin,

      và thiết tha yêu mến luật Cha;

      được trọn tình chung thuỷ với nhau

      để nêu gương một đời sống thánh thiện.

      Xin ban cho họ được sức mạnh của Tin Mừng,

      để họ trở nên những nhân chứng đích thực của Chúa Kitô

      trước mặt mọi người.

      (Xin cho họ đông con nhiều cháu,

      được trở nê cha mẹ mẫu mực khôn ngoan).

      và khi đã trải qua tuổi thọ an nhàn,

      họ được về thiên quốc,

      cùng các thánh hưởng phúc trường sinh.

      Chúng con cầu xin

      nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.

      Amen.

      Sau đó tiếp tục thánh lễ như thường.

      Lời Nguyện Hiệp Lễ

      Lạy Chúa,

      Chúa đã an bài cho hai anh chị (ông bà) T. và T.

      kết duyên với nhau

      và đã dùng bí tích hôn nhân mà thánh hóa mối tình của họ.

      (Chúa lại còn cho họ đồng bàn

      cùng ăn một bánh, uống chung một chén.)

      Giờ đây, vì lễ tế này, xin Chúa ban dồi dào ân sủng,

      để họ sống hòa thuận trong cùng một tình bác ái.

      Chúng con cầu xin

      nhờ Ðức Kitô, Chúa chúng con.

      Amen.

      Lời Chúc Lành Cuối Lễ

      Xin Thiên Chúa là Cha hằng hữu

      gìn giữ anh chị (ông bà)

      luôn hòa thuận yêu thương nhau.

      Xin Ðức Kitô ban cho anh chị (ông bà) được bình an

      và cho gia đình hằng yên vui đầm ấm.

      Amen.

      Chúc anh chị (ông bà)

      (được hồng phúc có con nối dõi tông đường),

      được bạn hữu mến thương giúp đỡ,

      và sống hòa hợp với mọi người.

      Amen.

      Chúc anh chị (ông bà)

      trở thành nhân chứng tình yêu của Thiên Chúa

      giữa thế gian:

      luôn rộng lòng đón tiếp người khổ đau nghèo đói,

      để ngày sau chính họ sẽ đền ơn

      và mời đón anh chị (ông bà) vào nhà Cha trên trời.

      Amen.

  3. nguyen thi nha trang
    11/04/2011 lúc 13:43

    Phay Van , cảm ơn em ! thật là chu đáo , tường tận , nhưng nói thật cũng tiếc tiếc tiếc 1 chút vì không thấy cô bé xí muội đáng yêu !
    Bây giờ giảng bài mới cho chị nha :
    * Sự giống và khác nhau của Tin Lành và ( gì nhỉ ? ) Thiên Chúa ?

    • 11/04/2011 lúc 14:38

      Đức tin CG dựa trên nền tảng Kinh Thánh (Cựu và Tân ước) và Thánh truyền (các bài giảng của các thánh tông đồ và các thánh giáo phụ), trong khi Tin Lành (TL) chỉ tin vào Kinh Thánh mà thôi. Điều này dẫn đến việc TL không tin vào các tín điều Giáo hội CG dạy phải tin (như việc Đức Mẹ đồng trinh, Đức Mẹ hồn xác lên trời, các thánh cùng thông công, …)
      CG cho rằng để được cứu rỗi con người cần phải cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa, bằng những việc lành, và nhờ tín điều các thánh cùng thông công. TL cho rằng chỉ cần đức tin là đủ.
      CG tin vào bảy phép bí tích, trong khi TL chỉ tin bí tích rửa tội. Điều này dẫn đến:
      – Nhập đạo: hai bên cùng có bí tích rửa tội.
      – Các bí tích khác: Thêm sức (cử hành bởi đức giám mục), Giải tội (như em đã trình bày lần trước), Thánh Thể (việc cử hành Thánh lễ misa), Xức dầu thánh (xức dầu bệnh nhân), Truyền chức thánh (truyền chức thánh cho phó tế, linh mục, giám mục), Hôn phối (hôn nhân được nâng lên hàng bí tích): chỉ CG mới có.
      Quan niệm về tội lỗi: CG tin rằng khi thực lòng ăn năn dốc lòng chừa, và vào toà xưng tội, Chúa sẽ tha tội (xoá sạch) qua thừa tác viên là vị linh mục. TL cho rằng khi có tội thì ăn năn xin lỗi Chúa (vì họ không tin bí tích giải tội nên không có vụ xưng tội), rồi Chúa sẽ “ngoảnh mặt làm ngơ”, tức là Chúa không xét đến cái tội đó nữa, Chúa “bỏ qua”, kết quả là tội vẫn còn đó, như một vết nhơ, Chúa “khoanh vùng” lại thôi.
      Bài này chắc có nhiều khái niệm mới phát sinh phải không chị? Chị cứ nêu thắc mắc, em sẽ giải đáp hết khả năng (trong trình độ một giáo dân) 😀

  4. nguyen thi nha trang
    12/04/2011 lúc 21:24

    Cho chị hỏi tiếp nha : 1 giáo dân thì phải biết ( học ) tối thiểu bao nhiêu bài kinh ? em liệt kê tên các bài kinh này nghe . À , ở nơi chị sống hiện có 5 gia đình công giáo ( trước đây có khoảng 20 gia đình ) , chị thấy mọi người đọc kinh vào ban đêm , nhưng không đồng nhất thời gian đọc kinh lắm ! vậy cho chị hỏi : thời gian đọc kinh trong 1 ngày bao nhiêu lần ? có quy định thời gian thống nhất không ? nội dung bài kinh đọc vào ban đêm ?
    lần này chỉ vậy nghe em . Mến ,

    • 13/04/2011 lúc 08:23

      Chị ơi,các kinh phổ biến là:
      Kinh Lạy Cha
      Kinh Kính mừng
      Kinh Sáng danh
      Thuộc ba kinh này là người ta có thể lần chuỗi được rồi.
      Người ta có thể đọc kinh nhiều lần vào bất cứ lúc nào trong ngày, chung hoặc riêng. Đọc kinh tối trong gia đình là một truyền thống tốt đẹp của người công giáo VN. Giờ giấc không quan trọng, thường là sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ.
      Trong buổi Kinh tối, người ta thường đọc các kinh sau:
      Kinh Chúa Thánh Thần (kinh mở đầu)
      ba Kinh Tin, Cậy, Mến
      Kinh ăn năn tội
      Lần chuỗi 50 (bằng ba kinh em đã nói ở trên)
      Kinh Lạy Nữ Vương
      Kinh cám ơn
      Kinh phó dâng
      Kinh trông cậy.

      Đấy là giáo dân, còn các linh mục, tu sĩ có thêm những giờ kinh đọc rải rác trong ngày, gọi là Kinh Phụng Vụ. Có tất cả bảy giờ kinh PV như sau:
      Kinh sáng (bắt buộc, đọc khoảng 6h sáng)
      Kinh sách (đọc lúc rảnh trong ngày)
      Kinh trưa (giờ ba: khoảng 9h sáng, giờ sáu: khoảng 12h trưa, giờ chín: khoảng 3h chiều)
      Kinh chiều (bắt buộc, đọc khoảng 6h chiều)
      Kinh tối (đọc trước khi đi ngủ)

  5. nguyen thi nha trang
    13/04/2011 lúc 20:18

    Phay Van , còn sót nội dung bài kinh đọc vào ban đêm ? thôi cụ thể luôn nha : hàng đêm em thường đọc bài kinh nào , cho chị biết nội dung ? tư thế và nơi em đọc kinh ( tư thế và vị trí có bắt buộc không em ? ).
    Em thấy chưa , có bạn hỏi về Bánh Thánh ở entry mới của em đó , điều này cho thấy : với người ngoại Đạo , những chi tiết nhỏ nhưng lại rất lý thú để tìm hiểu ; tất nhiên có nhiều nguồn để tìm hiểu , nhưng chị thích trò chuyện thân tình tìm hiểu qua em thôi , vậy nha cô bé !

    • 13/04/2011 lúc 20:50

      Chị ơi, khi tụi em còn nhỏ gia đình em hay đọc kinh sáng (lúc 5 giờ) và kinh tối (lúc 7-8 giờ). Nội dung giờ kinh gia đình em đã trình bày ở comment trước rồi chị ạ.
      Hồi đó tụi em còn nhỏ bà nội em khó lắm, mấy chị em mắt nhắm mắt mở, đọc kinh không nổi vì đang ngủ bị đánh thức, thì bị bà quát: “chúng mày đọc kinh như người sắp tắt hơi!” 😀

      Sau này chúng em lớn lên, không còn giữ giờ kinh gia đình nữa, mà đọc riêng.

      Riêng em thì lười lắm, em ít khi lần chuỗi, nhưng có giữ hai giờ kinh phụng vụ là kinh sáng và kinh chiều. Nội dung kinh phụng vụ thay đổi theo tuần (chu kỳ 4 tuần), mỗi tuần lại thay đổi theo ngày,… Cuốn kinh này khoảng 1700 trang khổ A5, giấy mỏng như… tự điển. Em đọc phải dùng sách vì không thể nào thuộc nổi. Mỗi giờ kinh đọc hết khoảng 15- 20 phút. Tư thế đọc kinh thì khi đứng khi ngồi, tùy bài kinh. Đọc kinh trước bàn thờ gia đình hoặc trước tượng Thánh giá trong chỗ riêng của mình. Trường hợp trên tàu, xe thì cứ ngồi mà đọc thầm chị ạ.

  6. nguyen thi nha trang
    14/04/2011 lúc 21:39

    Phay Van , người ngoại Đạo như chị có được phép vào nhà thờ để xem hành lễ không ? vì chị chợt có ý định 1 chúa nhật nào đó sẽ vào nhà thờ ( cách nơi chị ở khoảng 18km ) để mục kích 1 buổi hành lễ . Nếu được , thì em cho chị biết trước 1 số điều :
    * Chúa nhật thường hành lễ vào lúc mấy giờ và thường đến mấy giờ thì xong buổi hành lễ ? nên tới trước giờ hành lễ bao lâu thì đúng phép ?
    * có cần xin phép ai để vào trong nhà thờ hay cứ tự nhiên vào ?
    * vào trong rồi thì ngồi hàng ghế nào cũng được hay có chỗ dành riêng cho người ngoại Đạo ?
    * nếu chị muốn gặp Cha để xin trò chuyện thì có được phép không ? và phải hỏi ai để xin gặp Cha ?
    ….v..v….
    Tóm lại , em có thể tư vấn cho chị những gì mà em có thể biết , nếu chị còn sót trong các câu hỏi trên , được không ANH Phay Van ! ?

    • 15/04/2011 lúc 07:42

      Vào thoải mái chị ơi, không cần xin phép ai đâu, có điều để cho mình đừng bị chú ý thì khi người ta đứng, quì hoặc ngồi thì mình làm theo. Ngồi thoải mái, có một số nhà thờ không phân biệt hàng ghế nam và nữ, tùy nơi chị ạ.

      Chị đừng lên rước lễ (rước bánh thánh) nhé, đạo CG chia sẻ tất cả, trừ phần này vì dành riêng cho người đã rửa tội.

      Chúa nhật thường có các giờ lễ sau:
      – Chiều thứ bảy (được tính là thuộc về chúa nhật: khoảng 5-6h)
      – Chúa nhật: sáng (khoảng từ 4-7h, có nơi 8h), chiều (khoảng 4-6h)
      Để tiết kiệm thời gian, chị nên kiếm số điện thoại của nhà thờ đó để hỏi giờ lễ cho chính xác.

      Thường nhà thờ sẽ đổ chuông lần 1, rồi 15 phút sau chuông lần 2, lúc này người ta sẽ đọc kinh khoảng 15-30 phút, rồi (có hoặc không có) chuông 3, hết giờ kinh và linh mục sẽ cử hành thánh lễ. Thánh lễ ngày thường khoảng 30 phút, ngày chúa nhật khoảng 45- 60 phút. Chị cứ có mặt trước khi linh mục tiến ra làm lễ là được.

      Ngay khi tan lễ, tức là khi cha chúc bình an cho cộng đoàn, cha sẽ lui vào phòng mặc áo ở phía sau cung thánh, lúc đó chị đi vòng ra ngoài nhà thờ, đi vào phòng mặc áo này và xin gặp cha. Chị cứ gặp thẳng cha, các cha cởi mở, thoải mái lắm.

      Thường ngày chúa nhật các cha rất bận rộn, vì phải lo dạy giáo lý cho thiếu nhi, đôi khi cho cả người lớn (dự tòng), rửa tội cho trẻ sơ sinh, thăm hỏi những người đau yếu, v.v… nên nếu chị muốn có nhiều thời gian hơn thì chị nên điện thoại cho cha, xin một cái hẹn khoảng xxx phút, trước (hoặc sau) giờ lễ sáng, chiều gì đó.

      Chưa kể đến trường hợp cái nhà thờ mà chị đang nói đó có cha xứ hay không, vì sau 1975 nhà nước cấm ngặt lắm, số linh mục đào tạo ra không đủ đáp ứng nhu cầu mục vụ cho các xứ đạo, có linh mục phải kiêm nhiệm 2-3 xứ, mỗi xứ cách nhau 20-30km, chúa nhật làm lễ như ca sĩ chạy show, ngày thường thì khi có khi không.

      Lễ chúa nhật là lễ bắt buộc, nên thường đông người dự. Ngày thường thì ít người hơn.

      Chị đi về kể em nghe với nhé.

  7. hth
    02/10/2011 lúc 16:08

    @PV:Chị đừng lên rước lễ (rước bánh thánh) nhé, đạo CG chia sẻ tất cả, trừ phần này vì dành riêng cho người đã rửa tội.
    —————————-
    Bây giờ mình mới biết chuyện này. Hồi còn nhóc nhóc nghịch ngợm vào Nhà thờ Lớn xem lễ, cũng xếp hàng theo người ta để xơi bánh Thánh. Lúc ra ngoài mấy thằng nhóc phàn nàn với nhau là bánh nhỏ và ít quá, hihiiiii……. Bánh Thánh tượng trưng cho gì vậy, PV?

    • hth
      03/10/2011 lúc 15:29

      Bác PV: còn thắc mắc chứ, từ hồi đó tới giờ. Cái bánh nhỏ quá, sao không làm lớn lớn một chút! Hồi đó ngậm cái bánh xong rồi lại há mồm ra định làm cái nữa, thế là mấy cậu thanh niên đứng gần cha phải đẩy nhẹ đi, hihihi…..

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: