Lưu trữ
Thương quá Sài Gòn ngày trở lại (3)
3
Trước 1975, Saigon có rất nhiều nhà sách nổi tiếng, như Khai Trí, Xuân Thu, Lê Phan , Vĩnh Bảo, Tự Lực…Mỗi nhà sách có một phong cách riêng. Xuân Thu thiên về sách dịch và văn học nước ngoài, Lê Phan , Vĩnh Bảo bán nhiều sách triết học, còn Khai Trí thì tổng hợp sách báo tạp chí… Nhà sách Khai Trí là lớn nhất, với bề rộng của ba căn nhà mặt tiền đường Lê Lợi và khi tôi lớn lên, bước vào thì nhà sách có tới hai tầng trình bày hầu như đầy đủ các loại sách báo tạp chí đang lưu hành. Ở các nhà sách đó là không gian thanh nhã, nghiêm trang…
Đối diện với nhà sách Khai Trí, phía bên kia đường là chợ sách Lê Lợi. Tôi không rõ là chợ sách này hình thành từ lúc nào, chỉ biết nó tan rã vào tháng 4 /1975. Chợ sách bắt đầu từ ngã tư Lê Lợi và Nguyễn Trung Trực tới ngã tư Lê Lợi – Pasteur. Những người bán sách dựng những sạp, trên che bằng tôn , sách bày từng kệ cao ngất ngưởng, rồi từng chồng trên sạp và lấn ra bày đầy trên những miếng nilon trải trên đất. Tôi tới đây nhiều lần thời mới lớn, khoảng năm 1970. Sách ở đây đủ thứ, sách mới, sách cũ, đủ thứ đề tài khoa học, chính trị, xã hội ,văn hóa…
đọc tiếp
Thương quá Sài Gòn ngày trở lại (2)
NGUYỄN MINH NỮU
(nguồn)
.
2
Tôi chạy xe một mình, lang thang trong thành phố với cái tâm hết sức thanh thản. Đi mà chẳng nhắm đi đâu, lại thú vị hơn nữa là không câu thúc gì giờ giấc, muốn về lúc nào thì về. Chạy xe gắn máy ở Sài Gòn? Vâng, với một số bạn hữu bên Mỹ thì chuyện chạy xe gắn máy ở Sài Gòn là chuyện không dễ dàng dù bên này ngày nào cũng lái xe cả giờ đi làm và về nhà, cuối tuần lái xe xuyên bang đi New York, đi Florida.
Thực ra, lái xe hơi ở Sài Gòn thì quả thật tôi không dám lái, vì đang chạy mà chẳng biết ai đó bất chợt đâm ngang trước mặt, hay đang chạy họ thắng giữa chừng, hoặc bên trái, bên phải có ai lượn qua , cúp đầu xe hay không. Còn lái xe gắn máy thì người Sài Gòn sao tôi vậy.
Thương quá Sài Gòn ngày trở lại
Nguyễn Minh Nữu
(nguồn)
1.
Ngay trong đêm, tôi gửi tin nhắn đến Đoàn Văn Khánh: “”Về tới Sài Gòn rồi, mai gặp nhau uống cà phê”.
Bây giờ là 11:30 đêm. Tôi nghĩ lúc 4 giờ sáng thức dậy để đi bộ tập thể dục, Khánh sẽ nhận được tin nhắn của tôi. Đêm đầu tiên về tới Sài Gòn tôi không ngủ được. Chắc chẳng phải riêng tôi. Những người xa xứ về quê khó tìm được giấc ngủ; một phần vì khác biệt về giờ giấc, một phần vì nôn nao trong lòng khi nghĩ tới các cuộc gặp gỡ sắp tới.
Nằm mơ mơ màng màng chút xíu, thấy có tin nhắn của Đoàn Văn Khánh: “Khi ngủ dậy thì gọi nhé”. Tôi nhìn đồng hồ, 5:15 sáng. Tôi bấm máy gọi cho Khánh, nói Khánh ra Sài Gòn đi, tôi sẽ ra ngay và gặp nhau.
Sài Gòn có 19 quận và 5 huyện với số dân lên tới 10 triệu người, nhưng khi chúng tôi nói tới Sài Gòn là nói tới các quận trung tâm, hay nói cụ thể hơn là nói tới chợ Bến Thành và chung quanh bán kính khoảng một cây số.
đọc tiếp
Con Trai Của Thủy Thần
Truyện ngắn NGUYỄN MINH NỮU
1
Ông Tư Thời năm nay có lẽ đã trên 80, ông sinh ra và sống bám vào vùng đất này từ thời thơ ấu đến nay, ngồi bên tách trà nhâm nhi nhìn mưa gió tối trời tối đất của tháng chin trên vùng núi non hùng vĩ của Thất Sơn, bỗng sinh lòng hoài cổ cảm khái kể lại như thế này.
Vào một năm lâu lắm rồi, lúc đó vùng Thất sơn còn rất hoang tịch, dân cư thưa thớt, giao thông vẫn còn trông cậy vào xe ngựa ở trên bờ, và thuyền ghe dưới bến. Sâu vào phía sau núi Ông Két, có một ông già sống đìu hiu một mình bên cạnh một mô đất lớn. Ông Tám nhấn mạnh “mà ông già đó còn già hơn ông nội tao nữa nghen bây”. Nhờ vào những nén hương thắp mỗi buổi chiều tàn, người ta mới hiểu đó là một ngôi mộ, nhưng là một ngôi mộ khá lớn so với kích thước bình thường. Ông già đó sống ở đó từ hồi nào và bao lâu rồi thì ông nội tao cũng không biết rõ. Người ta thường gọi ông là Thầy Tám Rắn, vì ông rất giỏi về thuốc trị rắn. Dân địa phương và các vùng lân cận nếu ai bị rắn cắn, miễn là còn sống cho tới khi gặp thầy Tám là coi như người đó sống. Cách chữa trị của ông cũng lạ kỳ, có người bị rắn cắn hấp hối, khi gặp thầy Tám chữa trị xong, sống lại rồi kể lại thì khi khiêng bệnh nhân tới, thầy Tám kêu để trên bộ ngựa giữa nhà rồi đuổi thân nhân ra ngoài hết, sau đó, thầy Tám đưa tay ra vuốt ngay chỗ rắn cắn, từ trong vết thương rỉ ra một vệt nước đen đặc sánh chảy ra tay thầy, người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng liền, chút xíu sau là các vết sưng xẹp xuống, và sinh hoạt bình thường.
“Ông nội tao hồi còn thanh niên bị rắn cắn, cũng đã đựoc thầy Tám cứu, vậy mà khi tao lớn lên, thành thanh niên mười bẩy mười tám tuổi cũng còn thấy mặt thầy Tám… thì tao cũng không biết ổng già cỡ nào”
đọc tiếp
Hà Nội Thứ Tư
Bạn thân mến,
Cho đến nay Nguyệt Mai vẫn chưa một lần đặt chân đến Hà Nội. Sống tại miền Nam, nên chỉ biết Hà Nội qua văn, thơ và nhạc. Hà Nội với năm cửa ô, Hà Nội với hương hoa sữa, Hà Nội với món ăn ngon… của những văn thi nhạc sĩ có quê hương Hà Nội. Họ vào miền Nam và đã mang theo nỗi nhớ thương quê hương da diết, nên đã ghi lại, không biết có vẽ vời thêm không, nhưng theo Nguyệt Mai cảm nhận, trong trái tim họ, Hà Nội rất quyến rũ, rất nên thơ… Xin giới thiệu với các bạn truyện ngắn Hà Nội Thứ Tư của nhà thơ Nguyễn Minh Nữu để biết thêm về một Hà Nội thực sự sau này.
Còm