Lưu trữ
Giới thiệu nhà thơ Lâm Vị Thủy: Sao em không về làm chim thành phố?
Giới thiệu nhà thơ Lâm Vị Thủy: Sao em không về làm chim thành phố?
Các bạn thân mến,
Hẳn các bạn hãy còn nhớ trong một entry của “Cõi Đá Vàng (Đọc sách)”, nhà văn Trần Hoài Thư đã trả lời điện thư của Nguyệt Mai: “…dạo này anh không được khỏe, nhất là mắt yếu khi lái xe. Đề nghị em hay bạn bè em có ai quen đang học ở Cornell copy hay scan dùm. Sách dày lắm (481 trang).
Tuy nhiên, nếu không có ai làm, chắc một ngày nào đó, anh sẽ cố gắng. Như đã làm cho nhà thơ Lâm Vị Thủy. (entry #51)
Hôm nay Nguyệt Mai rất hân hạnh được giới thiệu cùng các bạn nhà thơ Lâm Vị Thủy. Nguyệt Mai cũng rất biết ơn nhà văn Trần Hoài Thư đã sưu tập về nhà thơ “bị bỏ quên” này cùng tập thơ “Sao em không về làm chim thành phố” của ông cũng như cho phép Nguyệt Mai được lấy nguồn tài liệu từ Thư Quán Bản Thảo số 49 và 50.
.
Trước khi đọc thơ Lâm Vị Thủy, Nguyệt Mai thân mời các bạn nghe chị Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh diễn tả rất truyền cảm bài thơ “Sao Em Không Về Làm Chim Thành Phố”.
.
Tiểu sử nhà thơ Lâm Vị Thủy:
Lâm Vị Thủy sinh vào ngày 28-4-1937 mất ngày 21 tháng 7 năm 2002. Lập gia đình được 2 gái 3 trai..
Giáo sư Việt Văn tại một số trường tư thục tại Sài Gòn.
Viết văn, làm thơ. Thường xuất hiện trên tạp chí Phổ Thông.
Trong nhóm Tao Đàn Bạch Nga.
Sau năm 1975 có thời gian ở tù trong khám Chí Hòa.
Ra tù trải qua những tháng năm cùng cực và cô đơn.
Thi phẩm xuất bản: Sao em không về làm chim thành phố, do Huyền Trân xuất bản vào năm 1963.
(nguồn: TQBT số 50 tháng 2 năm 2012)
Hình bìa Thư Quán Bản Thảo 57
Trang bìa Thư Quán Bản Thảo 57 là một điều bất ngờ và là sự hân hạnh cho trang PV.
Cám ơn nhà văn Trần Hoài Thư đã dành ưu ái cho một blog vô danh tiểu tốt.
Anh Đinh Thanh Nguyện – sau khi nhận e-book Thư Quán Bản Thảo 57 – đã viết: Không biết làm sao bày tỏ hết lòng ngưỡng mộ của TN với anh chị Trần Hoài Thư khi đọc các số TQBT này.
Thân mời quý bạn xem Thư Quán Bản Thảo 57 – chủ đề Văn Chương Blog tại đây.
Chị Yến
Trong tháng 12 tôi thật bận rộn sau một chuyến đi xa trở về. Anh THT cho biết TQBT 55 có chủ đề “Nhà văn Dương Nghiễm Mậu” sẽ phát hành tháng 1-2013 với phụ bản “Địa ngục có thật”, một bút ký của ông viết về Tết Mậu Thân, mà anh đã cùng với chị Yến đi lên Đại học Yale sưu tập (vì gần nhà anh chị hơn Đại học Cornell). Anh chị đi lần thứ nhất, phải đóng $35 làm thẻ thư viện chỉ có giá trị trong một tuần lễ (chuyện tiền nong này, đại học Cornell không bao giờ đòi hỏi). Tuy nhiên, dù anh đã đứng trước kệ sách tìm hoài tìm mãi nhưng vẫn không thấy. Hỏi thì được biết cuốn sách đã có người mượn và chưa hoàn trả. Anh buồn bã ra về. Anh đã nản chí, đã nghĩ là sẽ ra báo nhưng không làm phụ bản nữa. Nhưng hai ngày sau khi nhận được email của Yale cho hay sách đã về tới thư viện và yêu cầu anh tới nhận sách trong vòng 10 ngày, thì chính chị Yến là người đã động viên, đã khuyến khích anh thực hiện ý định của mình. Để anh chị lại lên đường thêm một lần nữa. Nói như vậy, để bạn thấy rằng, đằng sau anh Trần Hoài Thư luôn luôn có người vợ, người cộng sự đã đồng hành với anh trên mỗi bước đường, mỗi dự án. Sẽ không bao giờ có cả ngàn, cả chục ngàn trang sách sưu tầm văn thơ miền Nam thời chiến nếu không có chị Yến tiếp tay ủng hộ với anh THT để thực hiện những dự án đồ sộ ấy. Như anh Phạm Cao Hoàng đã ghi lại trên trang blog của anh:
đọc tiếp
Chúc Mừng Thư Quán Bản Thảo 12 tuổi
.
Blog Trần Hoài Thư và Thư Quán Bản Thảo
Nguyệt Mai vừa hay tin:
Blog Trần Hoài Thư đã dời về địa chỉ mới:
tranhoaithux.wordpress.com
Thân mời các bạn vào xem.
.
.
Trần Thị Nguyệt Mai
Chúc Mừng Thư Quán Bản Thảo 12 tuổi
Trong một bài tập đọc thuở tiểu học, tôi vẫn còn nhớ hai câu:
Thời giờ thấm thoát thoi đưa
Nó đi đi mãi có chờ đợi ai …
Còm