Chạy Loạn
Một năm người có mười hai tháng
Ta trọn năm dài một tháng Tư
(thơ Thanh Nam)
.
Vào những ngày cuối tháng Tư 1975, tình hình chiến sự ngày càng hỗn loạn. Sau khi Xuân Lộc thất thủ, do chịu áp lực từ nhiều phía, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu buộc phải từ chức vào chiều ngày 21/4/1975.
Nhà tôi thuộc vùng ngoại ô của tỉnh lỵ và nằm trong tầm ngắm của đạn pháo. Tuy thế cha mẹ tôi vẫn nấn ná chưa muốn bỏ nhà cửa ra đi, dù sao thì ông bà cũng đã từng một lần tránh CS khi bỏ miền Bắc mà vào miền Nam rồi. Còn chị em chúng tôi thì khỏi nói. Chúng tôi nôn nao lắm, chỉ muốn được thưởng thức cái cảm giác chạy loạn: Xem nó ra làm sao cho biết với người ta! Trong khi đó, hàng xóm chúng tôi đã lác đác di tản khi thấy tình hình không mấy khả quan. Họ đổ xô về hướng Đô thành Sài gòn, nơi được mong đợi sẽ bình an hơn.
Mãi đến ngày 28 tháng Tư, khi các gia đình trong xóm đã đi gần hết, cha tôi mới chấp nhận chạy loạn. Chúng tôi trưng dụng chiếc xe lambretta cũ kỹ của gia đình cô tôi bỏ lại. Bà chị tôi cố nài cho được nhét thêm hai thành viên nữa lên chiếc xe bão táp là con chó và con thỏ, sợ bọn chúng chết đói, chết khát ở nhà. Cả hai con vật khốn khổ đó rồi sau này lại lấy được nước mắt của chị ấy khi cha tôi mang đi cho người khác.
Xe chúng tôi đi theo hướng xa lộ Biên Hòa về Sài Gòn trong buổi trưa hè nắng gắt. Nắng chói chang như đổ lửa trên mặt đường nhựa. Từng đoàn xe nối đuôi nhau chờ đợi để… nhích lên từng chút. Hai bên đường từng đoàn người gồng gánh, bồng bế, dắt díu nhau đi. Họ mệt nhọc lê bước trên đường nhựa bỏng rát, thậm chí với cả… đôi chân trần. Ai nấy mồ hôi mồ kê nhễ nhại, vẻ bơ phờ pha lẫn hoang mang lo lắng, nhằm hướng Sài gòn là nơi chiến tranh chưa đi qua mà dấn bước. Những dòng người ở đâu ra mà như vô tận, tựa như cả khúc ruột miền Trung đau thương đang tuôn về. Họ đã đi bộ như thế này từ bao nhiêu ngày rồi? Làm sao biết trong số đó có bao nhiêu cha mẹ lạc con, anh em, vợ chồng lạc nhau? Có bao nhiêu người đã phải gạt nước mắt, đắp vội manh chiếu rách trên xác người thân vừa bỏ lại bên vệ đường vì một mảnh đạn vô tình? Từng chuyến xe lần lượt bị chặn lại để chở thêm người, nhằm giảm thiểu lượng người đang gồng gánh di tản. Chiếc xe cà tàng của chúng tôi cũng hân hạnh rước thêm vài ba người.
Mãi đến chiều, khi ánh nắng gay gắt chói chang ban trưa đã tắt hẳn thì chúng tôi… tới nơi! Đó là sân một nhà thờ Công Giáo gần ga xe lửa Sóng Thần. Đã có nhiều gia đình đang lui cui dựng lều trên cái vuông sân nhà thờ rộng với hai hàng tràm thẳng tắp hai bên. Mỗi gia đình tự kiếm một gốc cây để trải bạt nằm nghỉ. Khi chia tay tại nơi tạm cư này, cha tôi đem con chó tặng cho anh thanh niên đi nhờ xe. Thế rồi mẹ tôi bất ngờ gặp gia đình người em họ của bà, và con thỏ được đem cho nốt trong dịp này.
Đêm đến, giữa tiếng súng đạn đì đùng, nhìn về phía góc trời lửa cháy đỏ rực, cha tôi bảo: “Nhà mình ở phía ấy!” Thôi thế là xong. Chúng tôi đã hết hồ hởi cái chuyện được chạy loạn một lần cho biết với người ta. Nhà mình cháy rồi, mình còn về được nữa không? Về đâu?
Trưa 30/4/75, chúng tôi được chứng kiến một cảnh thương tâm: vài người, rồi vài chục người, hàng trăm người, đầu không mũ, chân không giày, mình trần, chạy vào trong xóm xin quần áo mặc thay cho bộ quân phục trút bỏ vội vã. Tôi ngơ ngáo theo bọn trẻ con ra đường nhặt… “lon” – một hộp sữa guigoz đầy ắp những bông mai bạc, bông mai vàng.
Các chị tôi định nghĩa VC thế này: họ cũng là người như mình, nhưng… đi dép râu. Hôm ấy chúng tôi đã thấy dép râu. Đã ngỡ ngàng nhìn dép râu tiến vào Sài Gòn trên những chiếc xe tăng. Những dép râu ngờ nghệch lẫn với những dép râu vênh váo, hợm hĩnh. Để rồi những dép râu và xích xe tăng đó đã dẫm đạp lên lịch sử, đã nghiến nát thủ đô Sài Gòn, đã hủy diệt cả một chế độ dân chủ còn non trẻ nhưng đã chịu nhiều đau khổ vì chiến tranh.
Gần bốn mươi năm trôi qua. Sự việc kinh khủng vẫn hiện lên mồn một trong ký ức, để rồi mỗi năm tôi mỗi nhẩm tính như sợ mình nhầm. Có ai đó đã nói: CS là cái nghiệp chướng của dân tộc VN. Nghiệp này không biết còn phải mang đến bao giờ. Nỗi mong mỏi đằng đẵng dường như thành tuyệt vọng. Thế hệ cha mẹ tôi – những người Bắc di cư 1954 – đang qua đi. Có lẽ họ không có cơ may được thấy lại ngày hồi sinh của đất nước.
Tôi không nghĩ lại lâu đến thế. Hồi xưa chúng tôi tưởng chỉ tạm thời…
Những ai đã sống vào thời đó đều có một ngày 30/4 của riêng mình, mãi mãi không quên. Mình chỉ chực khóc khi nhớ lại cái ngày đó của đời mình…
Bi thương nàng Phay ạ!
Đọc thấy buồn mênh mông!
Chào Phay Van,
Mới đó mà đã 36 năm. Ngày đó Đà Lạt lộn xôn từ giữa tháng 3, ngày đón ĐC Nguyễn Sơn Lâm về địa phận bị trì hoãn vì VC đắp mô trên đường từ phi trường Liên Khương về Đà Lạt. Thân phụ ĐT đưa gia đình về Sài Gòn trước với niềm tin chỉ đi vài tuần rồi trở về nên khi đi không mang theo gì. Không ngờ đó cũng là lúc từ giã vĩnh viễn ngôi nhà thân yêu. Sau 1975, nhà nước tịch thu ngôi nhà chia làm hai cho hai gia đình khác vào ở. Mọi sách vở, tài liệu, cũng như kỷ vật gia đình đều bị tiêu hủy.
Đúng là “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. (Võ văn Kiệt)
ĐT
Thân phụ ĐT đưa gia đình về Sài Gòn trước với niềm tin chỉ đi vài tuần rồi trở về nên khi đi không mang theo gì
———
Thật là buồn!
@Hà Linh,
Ngày từ giã vợ con đi “cải tạo” ông cũng dặn ĐT là :”Ở nhà vâng lời mẹ, ba đi 1 tháng ba về” không biết rằng đó là một cuộc hành trình dài 8 năm đi một vòng đất nước, từ nam ra bắc rồi lại trở về nam.
Rút kinh nghiêm, sau khi trở về với nhiều bịnh tật trong người, lúc nào ông cũng có sẵn một túi đựng thuốc men và đồ dùng cá nhân để săn sàng cho một đợt “cải tạo” nữa.
ĐT
dẫu quá khứ đã lùi xa thì HL cũng xin được chia sẻ với anh Doan Tran và gia đình những cơ cực khốn khổ đã qua…
Chào Phay Van,
Thân phụ mình dạy văn và triết nên có rất nhiều sách vở về hai lãnh vực ấy, ví dụ Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong của những năm 20 thế kỷ trước, các tác phẩm của Tự Lực Văn Đoàn , tạp chí Bách Khoa trọn bộ, Thời Nay, sách triết học bằng tiếng Pháp. Con cái trong nhà cũng thích đọc sách nên các sách truyện Tuổi Hoa, hoa tím, hòa đỏ, hoa xanh, báo Tuổi Hoa, Tuổi Ngọc, Thằng Bờm, truyện tranh sách vàng, truyện chưởng Kim Dung, sách đạo, giáo lý vv… Đều bị đốt vì bị coi là sách vở “đồi trụy”.
Hôm nọ tình cờ xem hình bìa báo của Vi Vi trong blog của PV kỷ niệm xưa lại ùa về.
ĐT
Đều bị đốt vì bị coi là sách vở “đồi trụy”.
———–
Thật là buồn, HL chẳng biết dùng từ nào hơn. Xin chia sẻ với anh Doan Tran những cay đắng thời quá khứ…
Mô rất hay đọc về những biến cố thời VNCH, rất ấn tượng, thậm chí khâm phục các tướng lãnh. Họ rất tài ba và dũng cảm. Chỉ có điều Mô không “khoái” lắm chánh phủ này, vì thấy họ không được lòng dân. Đây cũng chính là một trong những căn nguyên để dẫn đến sự sụp đổ vào ngày 30/4.
Thế CP nay thì sao?
Ai rồi cũng phải qua,… một thực tại buồn của lịch sử.
Chỉ tiếc giá như hồi đó gia đình Phay Van@ chạy thẳng qua …. Mĩ thì giờ đây cũng ít nhiều tương lai sáng sủa hơn.
Thấy cũng tội, mà thôi cũng … kệ !
Hình như có câu nói , đại ý : Không ai lấy thắng bại để luận anh hùng…!
* Bên chiến bại : phần nào đã biết rõ nguyên nhân ; than ôi !
* Kẻ chiến thắng : đã làm được trò trống gì vẻ vang cho đất nước , cho dân tộc ; THAN ÔI !!!
“….có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn …” _ VVK – một sự ngụy biện kẻ cả khệnh khạng !
Với Tôi , chính xác phải là : …có hàng triệu người ân hận , ray rứt , đau đáu triền miên và cũng có hàng triệu người đau khổ , uất hận cả đời !
Lịch sử có thể đã lật sang trang mới , kết quả của 30/4-1975 là : hàng triệu triệu thanh niên của cả 2 miền Nam Bắc đã nằm xuống , cho 1 cuộc chiến Huynh Đệ Tương Tàn ; cả 2 miền chém giết lẫn nhau để rồi CÙNG THUA TẤT CẢ chứ KHÔNG CÓ 1 CHIẾN THẮNG NÀO CẢ !
” …Chính Thể nào , Chế Độ nào rồi cũng qua đi ; Chỉ có Dân Tộc Việt là Trường Tồn …” – Lm Nguyễn Hữu Lễ – Vậy tại sao chúng ta không cố gắng sống và đối xử Tử Tế với nhau , phải không bạn !
Nếu hiểu như bạn thì cuộc sống an bình biết nhường nào! Nhưng… đó có lẽ không phải là Cuộc sống như bản chất tự nhiên vốn có của nó. Hình như có câu nói bất hủ : Niềm vui của người này là nỗi buồn của người khác ! Và chính cái quy luật tự nhiên đó chi phối Cuộc sống, và thế là có chiến tranh, có cãi vã, có mâu thuẫn, có đủ mọi điều bất ổn…. cũng như có hòa bình, có yên ổn, có đủ mọi điều hài lòng…
Muốn hay không muốn thì Cuộc sống vẫn thế, chỉ có cách nhìn nhận khác nhau mà thôi. Và con người vẫn tiếp tục mơ ước đủ mọi điều, cả Thánh Thiện lẫn Tàn Ác !
Theo em, mọi lý thuyết, mọi chính sách nếu lấy con người làm phương tiện thay vì mục đích thì đều là vô nhân
———-
Nhứt trí!
“Theo em, mọi lý thuyết, mọi chính sách nếu lấy con người làm phương tiện thay vì mục đích thì đều là vô nhân (như cnxh).”
Ở đây có điều gì đó không ổn bởi tính chung chung của ngôn từ.
Lẽ dĩ nhiên, mục đích nào thì cũng phục vụ Con người, chỉ khác nhau là phục vụ ai? Một nhóm thiểu số hay đa số? Và để đi tới mục đích đó thì Con người, trong chừng mực nào đó sẽ là Phương tiện bởi sự phân chia tầng lớp trong xã hội cũng như trong tôn giáo.
Nhưng than ôi ! Có một thực tế xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của Nhân loại là : Mỗi mạng sống của con người không bao giờ có giá trị như nhau!
Chào chị Nha Trang,
“….có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn …” _ VVK – một sự ngụy biện kẻ cả khệnh khạng !
Nhưng ít ra ông VVK cũng có nhắc đến thực tế là có người buồn chứ không phải là toàn dân nô nức chào mừng ngày 30-4.
Cứ tổ chức ngày 30-4 như hiện nay thì chả bao giờ hòa giải được cả.
Trận chiến Mậu Thân là một bài học thực tế cho những người cứ nghĩ rằng dân miền Nam sẽ “nổi dậy” ủng hộ cách mạng.
Em cũng thấy nhiều bài báo trong nước có cụm từ “xin làm người tử tế” có nghĩa là đối xử tử tế cũng khó lắm trong thời đại này khi mà có người viết :”Đọc báo dạo này thấy quanh mình thật lắm người tử tế! Thế mà thiên hạ cứ kêu rầm “một mét vuông mấy thằng ăn trộm“.
Thập niên 80 có ông Trần văn Thủy làm phim “Chuyện Tử Tế” mà cũng bị trù dập khổ sở bao nhiêu năm.
Chắc chị còn nhớ chuyện ông Diogenes, một triết gia Hy Lạp, trong lúc đang ngâm mình trong bồn tắm, ông chợt nghĩ đến nhân tình thế thái mà buồn. Ông bỗng vùng đứng lên, ra khỏi bồn tắm, đi lấy một cây đèn, thắp lên, rồi chẳng kịp mặc quần áo, ông soi đèn đi tìm một người tử tế, giữa thanh thiên bạch nhật.
Bảo chế độ nào cũng có cái hay, cái dở nhưng trước năm 1975, đến kỳ nghĩ hè xuống Nha Trang chơi, đi dọc đường Duy Tân, rồi Độc Lập, Trần quý Cáp, Yersin , chợ Đầm vv.. mặc dù là giữa thời chiến nhưng vẫn cảm thấy bình an. Cách đây vài năm có dịp trở lại Nha Trang , chiếc túi xách thoáng một cái là bị giật, thi thoảng lại có một anh xe ôm kè kè gạ dẫn mối. Còn làm người “tử tế” đứng xếp hàng mua vé hay vào phòng tắm nước ngọt thì đọi mút chỉ vì lúc nào cũng có người từ đâu xông ra dành trước.
“…Vậy tại sao chúng ta không cố gắng sống và đối xử Tử Tế với nhau…”
Vâng phải cố gắng vì khó lắm thưa chị.
ĐT
@ Phay Van : Mới 9 tuổi vào năm 1975 – như em đã cho chị biết – mà đã kịp giương ống kính ghi vào não bộ những ” hình ảnh của 1 góc lịch sử ” thì quả thật là ” cừ ” lắm !
Ai cũng có những ký ức , những kỹ niệm vui , buồn , hạnh phúc , đau khổ …thoáng chợt khoảnh khắc nào đó trong đời , ta lặng người khi bắt gặp 1 vài chi tiết làm sống lại trong ta những ký ức , những kỹ niệm …
Phay Van , Cảm ơn em ! với entry này em đã cho chị những khoảnh khắc lặng người đó , với những cụm từ :
* Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa : Nguyễn Văn Thiệu ( Chị rất vui khi em viết hoa toàn bộ cụm từ 1 cách trang trọng – dù có thể là vô tình – ) .
* Đô Thành Sài Gòn – ôi ! lâu lắm rồi mới nghe 2 từ Đô Thành …-
* Lambretta .
* lon sữa guigoz .
* Bông mai bạc , Bông mai vàng .
* việt cộng .
Chắc có lẽ ai đó sẽ cho rằng chị ” bị chập dây ” ! có hề gì đâu , đâu cần giải thích ; Chị chỉ cần lặng người trong khoảnh khắc kỹ niệm này là hạnh phúc lắm rồi ! lần nữa : Phay Van chan , arigatou ne .
@ Chị Nha Trang:
Rất nhiều hình quá khứ cho chị nhớ lại những ngày xưa thân ái!
Kính,
@ Đồ Trọc: Chào bạn , Cảm ơn cũng như Đồng ý với sự trao đổi ngắn nhưng đầy đủ ý của bạn . Vì vậy mà câu cuối của comment Tôi mới suy nghĩ và mong muốn : ” Vậy tại sao chúng ta không Cố Gắng sống và đối xử Tử Tế với nhau , phải không bạn ! ”
Thiện và Ác luôn tồn tại song hành trong mỗi con người chúng ta ! Ai Ai cũng Mong Muốn Mình tính Thiện lấn át tính Ác ; thế thì mỗi người chúng ta phải tự vấn mình thôi , phải không bạn !
Chiến tranh là một sự đê tiện của hai nhóm người ở hai phía ! Nhưng nhân dân thì mất mát như nhau.
Nhưng cũng chính nhân dân đã không phân biệt được nên mới bị những đòn tâm lí chiến mà gây hấn giữa nhân dân với nhau ( gà cùng một mẹ ) – thật đáng buồn phải không ?
tại sao nhân dân phải căm thù Việt cộng ? tại sao nhân dân lại căm thú lính quốc gia ?
Có nhiều người cố tình ( hoặc không biết gì ) đã nhân cơ hội này đẩy sự việc ( mâu thuẫn trong nhân dân Việt nam ) đi quá xa mà cho đến giờ, hình như vẫn còn nhiều người mơ màng về một ” nơi xa lắm ” …
Hi vọng chúng ta là những người trí thức nên mọi chuyện đều trở nên dễ dàng vì sự hiểu biết và lòng yêu thương nhân ái phải không bác nguyen thi nha trang@ ?
( Ngay sau ngày thống nhất đất nước tôi đã công tác tại Nha Trang và Phan Rang rồi đó bác ạ. Nghĩ lại thấy vui ghê, đi chợ đầm mua thịt bò về lai rai,…. nhưng có điều người dân nhìn vào cứ như nhìn người hành tinh khác đế vậy , hihihi… thời bấy giờ chỉ có sài Gòn ( thành phố ) là thoải mái vì ở SG giống như liên hiệp quốc vậy, … )
@ Phay Van : Em biết không , chiều nay chị quyết định không ra quầy hàng mà ở nhà ; chị đang để hộp kỷ vật đựng Bông Mai – thiếu úy , trung úy , đại úy – một thời làm chị say đắm của Ổng trước mặt đây này , chị đang rơm rớm nước mắt ký ức kỷ niệm đây Phay Van . Cảm ơn em nhiều lắm , vì sự rung động thật sự đâu phải lúc nào cũng có ! Chị hôn lên trán em 1 cái nha em gái !
@ chị Nha Trang: chết em rồi, em làm giảm thu nhập của chị hôm nay rồi 😀
Nàng Phay thì thật, có những thứ mà không thể đong đếm bằng những giá trị vật chất được…những cảm xúc nàng mang cho chị ấy chiều này là vô giá!
Thôi nhé, lần sau nàng cứ thì thầm:” vâng, những ngày xưa ấy thật đẹp chị nhỉ?” là ổn, ” ngàn năm hồ dễ mấy ai quên” đó nàng Phay, những kí ức có khi chìm nghỉm bởi thời gian, bởi bao lí do, chiều này lại tuôn chảy- HL nghĩ chị Nha Trang đã có buổi chiều tuyệt vời!
Nha Trang onechan,
“…chị đang để hộp kỷ vật đựng Bông Mai – thiếu úy , trung úy , đại úy – một thời làm chị say đắm của Ổng trước mặt đây này , chị đang rơm rớm nước mắt ký ức kỷ niệm đây Phay Van..”- em nghĩ Phay Van thật hạnh phúc vì gợi lại những kí ức, cảm xúc đẹp của chị, điều đó không dễ!
@ Phay Van : “…Các chị tôi định nghĩa VC thế này : họ cũng là người như mình , nhưng đi….dép râu . ”
Em biết không , tết Mậu Thân năm 1968 lúc ấy chị 15 tuổi , là người sống ở thành phố nói chung , hầu như không ai hình dung vc như thế nào ?! Mồng 5 tết nghe mọi người bàn tán rủ đi xem vc chết ở vườn Bông – hồi ấy gọi là vườn Bông chứ không gọi là vườn Hoa hay Công Viên , đối diện với ga xe lửa Nha Trang – chị em chị cũng háo hức đi xem ; tới nơi , trời ơi nhiều quá trời luôn , họ xếp đầy xác vc chết trên các lối đi ở vườn Bông … toàn là người trẻ không , cỡ 17 -> 20 tuổi , và đó là lần đầu tiên chị nhìn thấy vc , và cũng như chị của em định nghĩa : họ cũng là người như mình , nhưng đi…dép râu ( chị thì gọi là dép cao su ! ) . Ấn tượng đó thật khó quên ! nhưng nói thật lúc đó mọi người ai ai cũng ngậm ngùi tội nghiệp : vc chết trẻ quá , và ai chết thì làm sao mà không ngậm ngùi được !
Nhưng bây giờ thì …
@ Phay Van : “…Các chị tôi định nghĩa VC thế này : họ cũng là người như mình , nhưng đi….dép râu . ”
Còn thiếu :
Phải thêm vào hai chi tiết :
1) 7 thằng đu không gãy cành đu đủ nữa chớ !
2) Có đuôi
@ bác Trà: nhà cậu ruột em còn kẹt lại ngoài Bắc vì ông ngoại em là địa chủ, ông tiếc đất đai nên không di cư. Cậu em phải ở lại với ông. Hồi đó các bà chị của em hay thì thào: có thể ngày nào đó các con của cậu cũng ôm súng bắn vào tụi mình.
bây giờ còn liên lạc không Phay Van@ ?
@ bác Trà:
Sau 1975 các con của cậu em có vào Nam tìm gặp đại gia đình em trong này (em dùng từ “đại” là vì gồm bà ngoại, mẹ em, các cậu, dì). Bác Trà biết vì sao còn có thể tìm được không? Là vì khoảng thời gian 1955-1957 gì đó, hai miền vẫn còn liên lạc bằng bưu thiếp. Đó là một tấm bìa cứng khổ A6, có in sẵn một ít chữ kiểu “định hướng”, nhằm giúp người viết chỉ thông tin về gia đình mà không nói chuyện chính trị. Hơn nữa việc gởi bưu thiếp mà không có phong bì bên ngoài giúp chính quyền hai bên kiểm soát được nội dung.
Gặp nhau mừng lắm bác ạ. Hồi đó em thấy người lớn ôm nhau mà khóc ròng. Em còn bé chẳng hiểu tai sao không cười mà lại khóc 😀
@ Phay Van : Trong đời mấy khi mà bắt gặp được những khoảnh khắc làm mình rung động thật sự , phải không em ! hạnh phúc là gì ? Hà Linh có entry này đó , chị có đồng cảm khi đọc bài này của Hà Linh và cũng đã có comment : …hạnh phúc nó ở quanh và trong nhà ta đó chứ đâu có xa xôi gì …
Em đừng lo , chị mở quầy hàng là để buôn bán gặp gỡ mọi người cho vui chứ không phải thu nhập chính đâu !
@ Ha Linh : Ha Linh chan gomen ne , quyết định nghĩ ở nhà chiều nay để trò chuyện cùng Phay Van và thoáng thấy em đang 888 với Phay Van , gõ phím chào em , thì…phụp …cúp điện… làm chị bực cả mình ! mãi tới 18h30 mới có điện lại , thông cảm cho chị nha !
Cảm ơn em đã rất tinh tế , đồng cảm với những khoảnh khắc cảm xúc thật rung động trong chị chiều nay , chị cũng không ngờ cái entry này của Phay Van làm chị thật lặng người … Vẫn biết dùng câu này không đúng chỗ lắm , nhưng chị vẫn cảm nhận được là nó đúng trong trường hợp cảm xúc rung động trong chị chiều nay : Con Tim có lý lẽ của Con Tim mà lý trí không thể nào hiểu nổi !
Chị rất vui khi quen được 2 Em .
Con Tim có lý lẽ của Con Tim mà lý trí không thể nào hiểu nổi
———–
Nha Trang onechan, chị dùng mấy câu tiếng Nhật rất chuẩn đấy, bao giờ chị thuộc lòng dạng Romaji rồi thì em sẽ dạy chị câu viết bằng kí tự điển hình nhé.
Em không qua những tháng ngày như chị và nàng Phay đã trải nhưng đọc những gì nàng Phay viết trong trí nhớ thời thơ ấu em hình như nhìn rõ bản chất cuộc chiến là gì? và em nghĩ thời tuổi trẻ với những rung động đẹp đẽ của chị đã trôi qua dù gì vẫn là những gì đẹp đẽ và lung linh nhất..em rất vui khi chị có những khoảng khắc đẹp như thế, chia vui với chị.
Em cũng tưởng nhớ tất cả những ai đã ra đi, đã bỏ lại một phần cơ thể của mình trong cuộc chiến đó, với em thì không có bên nào cả, chỉ có những đứa con Việt phải ra đi, phải chịu đau thương thôi!
@ Tuyen Vo : Cảm ơn Em thật nhiều Tuyen Vo – cho phép chị xưng hô thân mật vậy nha ! – Chiều nay Phay Van , Hà Linh cùng Tuyen Vo tặng riêng chị nhiều món quà bất ngờ và đầy ý nghĩa quá ! Với sự bất ngờ này , chị ngậm ngùi chợt nhớ tới 4 câu thơ đeo đẳng chị suốt , thậm chí nhiều lúc trong giấc ngủ nữa – không biết ai là tác giả ! khoảng 1976 – :
Tôi biết em tay chưa quen cầm cuốc
Cô sinh viên của Thành Phố Sài Gòn
Với sách vở học đường là thân thuộc
Còn vụng về khi phát rãy làm nương
……….
bài thơ dài nhưng chỉ ám ảnh chị với 4 câu này . Ôi ! còn đâu những cái
” đuôi ” bám theo chầm chậm ở sau lưng …:
* Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc
Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường
Sợ thư tình chưa đủ nghĩa yêu đương
Tôi thay mực cho vừa màu áo tím
………..
* Có phải em về trên áo bay
Hai phần gió thổi một phần mây
Hay là em gói mây trong áo
Rồi thả cho làn áo trắng bay .
Tuyen Vo , chị và em đã biết nhau ở 1 vài comments nhà Phay Van , với món quà em tặng , cảm xúc dâng trào …rồi nhớ lẩn thẩn …Tuyen Vo đừng cười chị nha ! lần nữa cảm ơn em thật nhiều . Chúc em và gia đình mạnh khỏe , hạnh phúc .
Mến ,
@ trà hâm lại : Chào bạn , bạn trao đổi như vậy thật chí tình ! Chiến tranh thật ghê tởm , nó để lại bao vết thương lòng cho tất cả mọi người trong cuộc . Vâng , Tôi nhất trí và cũng hy vọng như ý bạn nêu ra .
Bạn đã đến Nha Trang vào những ngày đầu 30/4 à ! nhà Tôi ở hồi ấy , ngay ngã 5 góc đường Trần Quý Cáp + Phương Sài đấy ( cũng là 1 trong những khu trung tâm thành phố Nha Trang ). Bạn đã đến Chợ Đầm rồi ? hỏi thật nhé :
Cảm giác lúc ấy bạn có bị choáng ngợp không ? cảm giác thật lúc ấy chớ không phải bây giờ nha !
Thân ái ,
cảm ơn nguyen thi nha trang@ đã chia sẻ.
Tôi đến Nha Trang chính xác là vào tháng 5/1979. Chúng tôi đến không là những anh bộ đội nên thực sự không bị choáng ngợp trước thành phố Nha Trang vì Nha Trang lúc đó cũng bình thường , về mặt quy mô thì thua Hà Nội xa. Có sự choáng ngợp ( nếu không muốn nói là shock ) là khi nói chuyện thì mọi người đều coi tụi mình là ” mấy anh Huế ” và hơn nữa họ đều hỏi :” Mấy anh QUA đây khi nào ? ”
Hihihi, tụi mình nghĩ bụng : sao lại dùng động từ QUA ? kể cả mấy anh chị em trí thức ( mình kể những anh chị em từ tú tài đôi trở lên là trí thức )cũng hỏi vậy. sau đó vào sài Gòn thì khác hơn nhiều so với ý nghĩ. Thậm chí vào những năm đó thanh niên SG còn đua nhau học nói giọng Bắc. Qu3a có thể coi đây là một ” hợp chủng quốc ” nho nhỏ !
Dành cho câu hỏi của bác , tôi có thể kết luận là sự choáng ( ngợp ) nếu có là sự cách nhau rất lớn giữa sài Gòn và các đô thị còn lại của miền nam hồi bấy giờ !
Với những người học tập và đi du học khắp trời Âu thì về mặt kiến trúc , lúc bấy giờ ( trừ SG ) các đô thị còn lại nó tương tự như các thị trấn huyện bây giờ thôi !
Nhưng ở Nha Trang hồi đó thích nhất là bầu rượu túi thơ, tụi mình chiều chiều là đi chợ mua thịt bò , có bữa mua cả thịt Vích về xào với củ hành tây rồi nghêu ngao, tự do tự tại lắm bác ạ.
Có câu chuyện khi đó còn được nghe là sự đối nhau của hai trường võ bị, một là Hải quân và trường kia là không quân. có nhiều chuyện vui xoay quanh được nghe kể lại,…
Vui là chính mà bác, mà mới đó đã mấy chục năm , còn chúng ta thì đã … già.
Con tạo xoay vần, mới đó mà đã bây giờ ….
Hiện nay tôi cũng có mấy anh em bạn sinh sống và làm việc ngoài Nha Trang đó bác ạ !
này Phay Van@, vậy nên từ bây giờ sửa cái động từ QUA đi nha. Người ta nói ” ra bắc – vào nam ” chứ QUA là chỉ ai đó ở nước nào đó qua nước ta mà thôi .
xin chia sẻ một bản tin vừa buồn vừa vui :
Bà Ngô Đình Nhu, nhũ danh Trần Lệ Xuân, qua đời hôm Chủ Nhật Phục Sinh trong một bệnh viện ở Rome. Bà “trút hơi thở cuối cùng thanh thản và an bình với tất cả các con và cháu nội ngoại quây quần bên giường bệnh,” theo tin ông Thứ gởi ra bằng email. “Bà đã nhận lãnh các phép bí tích cuối cùng với tràn đầy ân sủng của Chúa Phục Sinh.”
Nói chuyện qua điện thoại từ Seattle, ông Thứ, một trong số những người Việt Nam hiếm hoi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với bà Nhu từ sau chính biến 1963 cho đến ngày bà mất, chia sẻ cảm nghĩ, “Ðứng trên phương diện tình cảm con người, bất kỳ sự ra đi của một người nào cũng đều là tin buồn, là sự mất mát. Nhưng riêng trường hợp của bà Nhu, tôi lại cảm thấy mừng cho bà, người đàn bà trung trinh tiết hạnh, thờ chồng nuôi con.”
Cái mừng của ông Thứ là cái mừng của một giáo dân tin vào nước Chúa. Ông Thứ nói trong sự xúc động, “Bà đã sống thui thủi gần suốt cả nửa thế kỷ trong một căn apartment, để làm gì? Ðể hy vọng đến một ngày nào đó được gặp lại người chồng của mình, người mà lúc ông chết, bà đã không được nhìn mặt, không được lo chôn cất, không được đeo khăn tang. Giờ thì bà đã được gặp chồng bà. Chính vì vậy mà tôi mừng cho bà.”
ĐT
Ðể hy vọng đến một ngày nào đó được gặp lại người chồng của mình, người mà lúc ông chết, bà đã không được nhìn mặt, không được lo chôn cất, không được đeo khăn tang. Giờ thì bà đã được gặp chồng bà. Chính vì vậy mà tôi mừng cho bà.”
———–
em cũng mừng cho bà. Mong bà yên nghỉ!
Anh Doan Tran, nàng Phay Van, chị Nha Trang@ :đọc những hồi ức của các anh chị, HL thấy lòng chùng xuống, xin được chia sẻ những gì đã trải qua của các anh chị. Mong mọi điều tốt lành nhất đến với mọi người và các gia đình…
@ Hà Linh : Ha Linh chan , Kimiga dare desuka ? ningen desuka-yousei desuka ?
Ha linh chan , arigatou ne .
@ Doan Tran : Chào bạn ! Trước tiên , phải thật lòng mà nói ,Tôi rất mến Doan Tran thông qua phong cách thể hiện của Bạn khi comment , cũng như những nội dung comments mà Doan Tran chia sẻ trong Blog của Hà Linh và Phay Van – Tôi biết Doan Tran qua 2 Blog này – , cho Tôi cảm nhận 1 điều chắc chắn : Bạn có 1 nền tảng vững chắc thật sự về ứng xử Văn Minh Văn Hóa trong giao tiếp cũng như Trình Độ Học Vấn xứng và đúng tầm mà bạn sỡ hữu ; vì vậy Tôi rất vui được trò chuyện cùng Doan Tran !
Doan Tran , khi đọc được câu nói của VVK trong comment của bạn , lúc ấy trong tôi bức xúc ghê lắm ! vì vậy Tôi dùng cụm từ ” một sự ngụy biện kẻ cả khệnh khạng ” để biểu lộ cái tâm thế của mình , với nhân vật phát biểu !
Dù sự thật nghiệt ngã của lịch sử , họ là kẻ chiến thắng , nhưng trong Tôi cũng như hàng triệu triệu trí thức khác , chưa bao giờ coi họ là xứng tầm cả ! dù rằng bạo quyền đã dùng moị sự dối trá đốn mạt để đày đọa , hành hạ , sỉ nhục …người chiến bại ( nếu có thời gian Doan Tran cứ thử đọc 2 cuốn hồi ký này sẽ rõ phần nào cái bức xúc của Tôi : Thép
Đen của Đặng Chí Bình và Tôi Phải Sống của Lm Nguyễn Hữu Lễ ) .
Thực tế đã chứng minh : làm gì có niềm vui , ngoại trừ cái tập đoàn ấy , còn những người trí thức chân chính và những người dân có tấm lòng với đất nước của bên gọi là chiến thắng này , ai mà không 1 chút ân hận , ray rức , đau đáu triền miên với tiền đồ đất nước , dân tộc dưới sự lãnh đạo của đcs hiện tại !!! Vì vậy thì làm gì mà gọi là ” triệu người
vui ” được ! Cô Chủ Nhà Phay Van đã đưa 1 dẫn chứng sinh động : nữ văn sĩ Dương Thu Hương , đó Doan Tran !
Doan Tran , vâng , cụm từ ” hãy sống tử tế với nhau ” mình nhớ loáng thoáng đâu đó có lẽ là xuất phát từ cụm ca từ của Cố Ns Trịnh Công Sơn ” sống trong đời sống cần có 1 tấm lòng ” không biết có đúng không ! Nhưng cái vấn đề cần nói đó là : ” hội chứng nói ra rả ” y hệt như thời ra rả nhồi sọ ” yêu nước là yêu cnxh ” vậy ! Trước 1975 có câu nói không quy định , nhưng mọi người đều ý thức rất rõ trong giao tiếp :
” Hãy đàng hoàng và tự trọng ” .
Doan Tran , Cũng phải Cố Gắng Sống Tử Tế thật ! Môi trường sống đang bị ” hội chứng ô nhiễm ” , vậy thì mỗi cá nhân chúng ta phải Cố Gắng ” Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn ” phải không Doan Tran !
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe , hạnh phúc .
Mến,
Nàng Phay, HL ngày trước đi làm, được may mắn làm viêc cùng mấy bác được đào tạo từ thời thuộc Pháp, phải nói là họ có vốn kiến thức sâu, rộng và cách ứng xử lịch lãm lắm ấy nhá ( khác hẳn với các đ/c được đào tạo dưới mái trường XHCN mà đương nhiên có cả HL), họ giỏi, không bon chen danh lợi gì..và người ta sử dụng chất xám của các bác ấy vì thường các bác ấy giỏi tiếng Pháp, Anh..nghiệp vụ siêu..nhưng mà các bác hầu như không ai lên đến được chức phó phòng chứ đừng nói cao xa hơn..Sau này HL có dịp tiếp xúc với các anh chị được hưởng nền giáo dục trước 1975 ở miền Nam cũng thấy mọi người có vốn kiến thức, cách ứng xử khác hẳn…
Chào chị Nha Trang,
Xin được phép gọi bằng chị vì năm 1968 chị 15 tuổi thì chị hơn tuổi em.
Thưa chị em cũng đã đọc những cuốn sách chị giới thiệu, Đại học Máu (Hà Thúc Sinh) và em cũng được nghe những câu chuyện từ nhân chứng sống là bố em ông cũng trải qua từ những nhà tù Chí Hòa, Thù Đức, Long Thành, quảng Ninh, Thanh Hóa (trại Đầm Đùn), Xuân Lộc vv.. Em cũng đọc Chuyện Kể Năm 2000(Bùi Ngọc Tấn), Đêm Giữa Ban Ngày (Vũ Thư Hiên) Lạc Đường (Đào Hiếu) Nửa Đời Nhìn Lại(Tiêu Dao Bảo Cự) vv… Không phải họ chỉ hành hạ sỉ nhục người chiến bại nhưng cả những người một thời từng là đồng chí, từng chung chiến hào với họ.
Trong khi comment những blog của những người trong nước, nếu khi nào có thể em cũng dẫn chứng những lời của những người mà dù có muốn họ cũng không thể đội cho cái mũ “thế lực thù địch”, “phản động” gây khó khăn cho chủ nhà được.
Ngày 30 tháng nói là cả triệu người vui thì cũng không có gì quá đáng vì theo em thấy cũng có nhiều người mừng vì tưởng rằng cảnh nồi da xáo thịt không còn nữa, nhiều người miền Bắc vui vì không còn phải lo con mình phải “Sinh Bắc từ Nam” và nhiều người trốn vô bưng nay trở về vui mừng hả hê bắt chước hành xử của Đặng Trần Thường đối xử với Ngô Thời Nhiệm xưa kia.
Ở xứ người em cũng biết có nhiều người trong nước gửi con du học với “mật lệnh” tìm cách ở lại xứ người để làm sân bay “hạ cánh an toàn” cho tương lai.
Theo em thì ở bất cứ chế độ nào cũng có người tốt, người xấu. Chúng ta vẫn có thể nói chuyện thân tình với nhau trên tinh thần tôn trọng sự thật và tôn trọng sự khác biệt, em vẫn nói chuyên vui vẻ với những người sinh trưởng từ miền Bắc, điển hình như Hà Linh, bác Lê Mai, bác Trà Hâm Lai vv..
Vì chị nhắc đến phải sống tử tế nên em chỉ xin chia sẻ về sự khó khăn trong việc Cố Gắng Sống Tử Tế của người trong nước, em xin dẫn lời của người trong nước (bây giờ chắc chị đã hiểu tại sao mà cứ trích dẫn lời nói của người phía “bên kia”)
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn thẳng thắn trên báo Thanh Niên, ông Trần Quốc Thuận nói tham nhũng ở Việt Nam không chỉ gây ra thiệt hại vật chất mà còn khiến đạo đức của cả xã hội suy thoái.
“Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ.”
“Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống.”
Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận xét nói dối đã trở thành thói quen hàng ngày trong xã hội Việt Nam.
“Thói quen đó lặp lại nhiều lần thành “đạo đức”, mà cái “đạo đức” đó là rất mất đạo đức. Đấy là một cái nguy, nhưng tôi thấy ít người quan tâm, chỉ chăm chăm vào vụ tham nhũng này, vụ tham nhũng kia.”
Phép duy vật biện chứng cũng chỉ ra rằng: “Một hiện tượng lập đi lập lại nhiều lần sẽ được nâng lên thành bản chất”
Chúc chị và gia đình vui sống tử tế trong thành phố biển hiền hào.
ĐT
ĐT
@ Hà Linh : Đúng như Phay Van nói , chị nắm vững các câu Hà Linh dạy vừa rồi ; vậy bây giờ em dạy chị tiếp nha Hà Linh ! nhưng trước mắt em dạy chị các câu Châm Ngôn hoặc các câu Nổi Tiếng của các danh nhân nha ; mỗi tuần 2 câu thôi – chậm mà chắc để khỏi phụ lòng Cô Giáo đáng yêu – lấy thời điểm học 2 câu mới là tối chủ nhật hàng tuần , đồng ý chứ Hà Linh ? Nếu em nhất trí , đêm nay khởi sự chị em ta bắt đầu 2 câu đầu tiên của tuần này nha Hà Linh !
1/ Học Thầy Không Tày Học Bạn .
2/ Con Tim có lý lẽ của con Tim mà lý trí không thể nào hiểu nổi .
Trong quá trình chị học khóa đặc biệt này , nếu câu nào trúc trắc , không lột tả được thóat ý , chị em ta thống nhất tạm thời để đó . có dịp sẽ trở lại sau nha Hà Linh .
Ha Linh chan , arigatou ne .
Nha Trang onechan, em nhớ rồi chị ơi, em xin lỗi mấy hôm nay em hơi dễ quên!
em sẽ gửi lại cho chị ở entry mới nhất của nàng Phay!
@ Phay Van : Cô là Cô có nội lực thẩm nhận thật tinh tế đầy chiều sâu đấy ! Nhưng Cô tính cho bọn tôi ngồi đọt tre hở !
@ trà hâm lại : Chào bạn , Cảm ơn bạn chân tình chia sẻ những cảm nhận rất thật của mình khi công tác tại Nha Trang ; với thời điểm tháng 5/1979 và trong vị thế , cũng như nhãn quan của người đã từng được đi đây , đi đó ở ngoại quốc , thì cảm nhận thật của cá nhân bạn về Nha Trang nói riêng và các Thành Phố nhỏ khác nói chung ở Miền Nam , Tôi có thể hiểu và đồng ý được với riêng bạn ; nhưng cũng chia sẻ thật lòng với bạn là , không những riêng Tôi , mà hầu như tất cả mọi người dân sống ở Miền Nam trước đây , đều thấy rất rõ cái ( tôi xin lỗi mạn phép gói gọn trong 1 từ ) Ngố , của những người từ ngoài ấy vào . Điều này cho chúng ta thấy 1 vấn đề mà bạn đã đề cập ở comment trước : đòn Tâm lý Chiến …
Nhưng thôi , ta gạt chuyện này ra bạn nhé ! Đồng ý với bạn : vui là chính nha !
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe , hạnh phúc , công việc đầy hiệu quả .
Thân ái ,
cảm ơn nha trang@ nhiều về sự chia sẻ. Nhìn chung, một góc nhì, một nhân sinh quan nó xuất phát từ việc bạn đứng ở đâu, tâm và tầm của bạn thế nào,…
Nhưng hình như giới trí thức có những cách nhìn và vận động rất biện chứng , phải không bạn? ( Xin lỗi vì hình như tôi nhỏ thua bác 1 vài tuổi gì đó )
Những người lính sau 30/4 hầu như chưa được tiếp thu đầy đủ về mọi mặt nên có những cách xử sự làm chúng ta rất … ghê ( ngay cả tôi cũng không chịu được tác phong của họ ) …
…
Chúng ta ở đây theo tôi cũng có những quan điểm tèung lặp, chúng ta hãy nhìn về một hướng – đó là đất nước Việt nam yêu quý, là con dân của đất Việt ,….
Hi vọng sự chân thành sẽ giúp chúng ta gần nhau và hiểu nhau hơn…
hạnh phúc và thành đạt – chúa ban phước cho chúng ta !
Hihihi, chắc là cái vụ TV màu gì cũng có, tủ lạnh chạy đầy đường … phải không bác ?
@ Doan Tran : Chào Em , từ nay Chị Em mình đồng thuận xưng hô như vậy nha ! Cám ơn em , Em biết không , mới chỉ trò chuyện với Em lần đầu , nhưng sự chia sẻ nhẹ nhàng , chân tình trong phong cách thể hiện của Em , làm Chị thấy rất vui , thoải mái và nồng ấm lắm ! vì thế có thể nói Chị hiểu ngay ý và tấm lòng của Em trong từng con chữ ; có điều Chị muốn trao đổi với Em 1 ý nhỏ nhưng lại là then chốt , đó là : Môi Trường và Vị Trí Góc Nhìn về csvn ; Em may mắn hiện nay sinh sống ở 1 đất nước Tự Do , Dân Chủ – dù rằng gia đình Em cũng đã ” hưởng thụ nổi đắng cay ” của chế độ csvn 1 thời gian – , và vì sống trong một môi trường Tự Do , Dân Chủ như thế , rất dễ mơ hồ về BẢN CHẤT MAN TRÁ , XẢO QUYỆT của cs nói chung và csvn nói riêng ! Hãy Nhớ Kỹ Câu Nói Đầy Chân Lý Thực Tế của Cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa : Nguyễn Văn Thiệu ( Đừng Nghe…….! ) Doan Tran em !
Cái comment ở trên của Phay Van là CHÍNH XÁC đó Doan Tran , dù rằng vẫn còn sót nhiều điều nữa . CHỈ CÓ NGƯỜI HIỆN ĐANG SỐNG TRONG NƯỚC mới nhìn thấy rõ ràng tim đen của csvn , đó là : Bản Chất Man Trá Xảo Quyệt ! Chị xin phép được nhấn mạnh : Đừng Nên Mơ Hồ và Trông Chờ Vào Sự Thỏa Hiệp Nào Thật Lòng của csvn , vì sẽ trả giá rất rất đắt đấy !
Doan Tran em , cảm ơn em về lời chúc ! à Doan Tran , sau 1975 chị không còn ở Nha Trang Miền Thùy Dương Cát Trắng nữa , tuy vậy hàng năm ít nhất 1 lần , chị cũng có ra thăm gia đình người chị ruột của chị hiện còn ở ngoài ấy ! Gia đình chị đang sống ở Bình Thuận , quê ngoại chị !
Chào em nhé , mến .
@ trà hâm lại : Chào bạn ! bạn có cái nhìn rất thoáng và chân tình ! ước gì ” những người ngoài ấy ” ai cũng có cái nhìn thoáng và chân tình như bạn ! Vì thế Tôi rất vui được làm quen và trò chuyện cùng bạn . Ôi chao ! có lẽ trà hâm lại còn biết nhiều chuyện vui vui , ngồ ngộ , ngố ngố …đó hơn tôi nữa ấy chứ , vì lúc ấy bạn được đi nhiều mà , phải không !
Vui bạn nhé ! Thân ái .
Hì, mới nhìn giật mình. Nghĩ bụng, mới thấy blog xuất hiện trên wordpress reader mà đã đến mấy chục comments không lẽ wordpress của mình có gì trục trặc mà nó chậm xuất hiện. Xem lại, té ra không phải vậy, comments này từ hồi năm 2011 cơ. Lại một lần nữa đến ngày 30 tháng 4. Ngày hôm đó Tám làm gì nhỉ? Đạp xe đạp ra bến Bạch Đằng chưa có ai lên chiếc tàu đậu sẵn, xong rồi đạp xe đạp về vì không dám đi. Từ nhỏ đến lớn có người nuôi dưỡng, nên, sợ đi một mình không biết làm cái gì để sống. Có cảm giác Sài Gòn sao yên ắng lạ thường, không ai dám ra đường, không khí nặng trịch nỗi hoang mang, chuyện gì sẽ đến.
Bà Tám: Dạ, gần 40 năm rồi, SG bị bức tử.