Trang chủ > Tem > Lễ Vu Lan và Thương Phế Binh

Lễ Vu Lan và Thương Phế Binh

Tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã bỏ mình vì đất nước đồng thời tôn vinh các thương phế binh là một việc làm đáng khích lệ, đặc biệt trong tinh thần của mùa Vu Lan.

Tôi lần đầu được biết đến hai bản nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy dưới đây không phải vì được nghe hát, nhưng qua những trang sách của Chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh:

1. Bài Nhớ người thương binh , được nhắc đến trong truyện ngắn Người Khắc Bia Mộ.

2. Bài Chiến sĩ vô danh trong truyện ngắn Một Chút Hương Thừa Của Tết.

*

Theo nhà văn Toan Ánh, rằm tháng 7 là Tết trung nguyên (theo Lão giáo biến thể) hay ngày Xá tội vong nhân (Tam giáo) và lễ Vu Lan hay Mùa Báo Hiếu (theo Phật Giáo). Các ý niệm trên trộn lẫn với nhau, trong tín ngưỡng của người VN.

Lễ cúng Mông Sơn Thí Thực, lễ chẩn tế (Xem trong Nếp Cũ Tín Ngưỡng VN, quyển Thượng, của cùng tác giả Toan Ánh) cho thập loại cô hồn, cho chiến sỹ trận vong, đồng bào tử nạn và đại lễ Vu Lan là vào rằm tháng 7, tuy nhiên, mùa Vu Lan thì kéo dài từ mùng 1 đến hết 15 tháng 7.

.

Về đề tài “Tết Trung-Nguyên“, kho tàng tem VNCH có duy nhất bộ gồm bốn con tem:

Giá tiền 0đ50-son, nâu đen; 1đ50-đỏ, nâu,xanh; 3đ00-son, đỏ, rượu chát; 5đ00-nâu, nâu đậm, thổ hoàng.

Họa sĩ Nguyễn-Thị-Hiền vẽ (0đ50); Họa sĩ Trần-Ngọc-Tăng vẽ (1đ50); Họa sĩ Nguyễn-Hữu-Châu (3đ00); Họa sĩ Nguyễn-Uyên (5đ00).
Nhà in tem thơ Paris thực hiện.
Số lượng in: 0đ50- 2 triệu; 1đ50- 2 triệu; 3đ00- 1 triệu, 5đ00- 1 triệu.
Phát hành: ngày 30/08/1966.
Con tem 0đ50 hình dung các phẩm vật cúng tế trong ngày “Tết Trung-Nguyên”, đáng chú ý nhất là một hình nhân trong bộ mão giáp và các y phục vàng mã khác. Hai con tem 1đ50 và 3đ00, hình dung vài cảnh lễ bái. Trên con tem 5đ00, chân dung một thiếu nữ đang đốt giấy vàng, đồ mã sau buổi cúng.
Theo tín ngưỡng của dân chúng “Tết Trung-Nguyên” còn gọi là “Tết Cô-Hồn”. Nhằm ngày rằm tháng 7 âm-lịch, đặc biệt cúng âm-hồn những kẻ quá vãng cô đơn, không người kế tự hoặc những kẻ đã khuất nhưng bà con thân thuộc không ai biết ngày tử vong hay nơi địa táng. “Tết Trung-Nguyên” cũng gọi là “Tết Vong-Nhân” cũng gọi là “Tết Vong-Nhân Xá-Tội”, vì cũng theo tín ngưỡng của dân chúng, trong dịp nầy, tất cả âm-hồn bị giam cầm dưới địa ngục, đều được phóng thích để trở về phàm trần, thọ hưởng những phẩm vật cúng tế.
Nhật ấn: Nhật-ấn “Ngày đầu tiên” tại Chánh-Thâu-Cuộc Bưu-Điện Sài Gòn.

(Nguyễn Bảo Tụng- “20 Năm Bưu hoa Việt Nam 1951-1971”, Phủ Quốc Vụ Khanh xb 1971.)

*

Những năm gần đây, vào dịp đại lễ Vu Lan, chùa Liên Trì (Thủ Thiêm, Saigon) có tổ chức phát quà cho người nghèo và đặc biệt cho các Thương Phế Binh. Đây là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần nhớ ơn những vị đã hy sinh một phần thân thể để bảo vệ Tổ Quốc. Dưới đây là một vài hình ảnh năm 2011.

*

Hoà thượng Thích Không Tánh trò chuyện với các Thương Phế Binh trong dịp phát quà ngày 06/08/2012.

*

Tem VNCH về đề tài Thương Binh: những con tem dưới đây được phát hành cách nhau tới… hai mươi năm! (1952- 1972)

1. Thương-Binh Việt-Nam:

Đặc tính: Loại tem có phụ thu. Kiểu 1đ70+3đ30-nâu thẫm; 3đ30-bưu dụng, 1đ70-giúp Quỹ Cứu-Trợ Thương-Binh. Ảnh vẽ Lá quốc-kỳ và ba thanh-kiếm tượng trưng sức mạnh của Quân-Lực Việt-Nam Cộng-Hòa (qua ba quân chủng Hải, Lục và Không-quân). Do nhà Thomas de la Rue Londres thực hiện. Số lượng in: 500 ngàn. Phát hành ngày 21/12/1952 nhân dịp Ngày Thương-Binh toàn-quốc. Dấu kỷ niệm: Nhật ấn kỷ niệm “21/12/1952” Ngày “Thương-Binh” bằng Việt ngữ và Pháp ngữ tại các Bưu-Cục Hà-Nội, Hải-Phòng và Sài Gòn.
(sđd)

.

2. Bộ tem Người thương binh: phát hành ngày 01/09/1972

(Riêng mẫu tem Thương binh in lại giá tiền được phát hành ngày 01/06/1974)

*

Phụ bản: (nguồn: internet)

1. Con tem thứ tư trong bộ Tết Trung- nguyên:

2. Con tem trong bộ tem Người thương binh:

Chuyên mục:Tem Thẻ:
  1. Phạm Sơn
    15/08/2012 lúc 11:22

    “Tưởng nhớ đến các chiến sĩ đã bỏ mình vì đất nước đồng thời tôn vinh các thương phế binh là một việc làm đáng khích lệ, đặc biệt trong tinh thần của mùa Vu Lan sắp tới.”

    Vâng, đúng thế, bởi chủ đề bài viết cùng những hình ảnh, những con tem…kèm theo bài viết đã toát lên được tinh thần ấy!
    Viết bài một entry chỉ là một hoạt động nhỏ, nhưng entry này chứa đầy ý thức cùng ý nghĩa nhân văn lắm vậy, chủ blog ạ!

  2. Phạm Sơn
    15/08/2012 lúc 11:26

    Thật lắng sâu cảm xúc với…

  3. Phạm Sơn
    15/08/2012 lúc 11:27

    Và…chúng ta hãy xem “tư cách” của thương binh thời xhcn đây:

    – “Y như một lũ côn đồ, ăn nói…mất dạy!” ( Lời của một “còm sĩ” )

    – “Sáu người tự xưng là “thương binh” xông vào Viện Hán Nôm tụt quần trước mặt lãnh đạo Viện, gào thét, nói năng khiếm nhã, đòi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện gỡ bỏ khỏi blog của anh Thư gửi Chính phủ Nhật Bản, phản đối việc viện trợ Việt Nam xây nhà máy điện hạt nhân. Họ còn đe doạ gọi công an bắt Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện “ra đồn cho nó biết”
    ( theo BVN)

  4. Đinh Thành
    15/08/2012 lúc 15:40

    Bác Phạm Sơn: “Thật lắng sâu cảm xúc với…”

    Vâng, thú thật khi lắng nghe thưởng thức tôi cũng “Thật lắng sâu cảm xúc với…” nhạc phẩm “Người thương binh” trong clip mà bác giới thiệu.
    Vậy, mạn phép chia sẻ thêm một chút thông tin về “lịch sử ra đời” của bản nhạc này, các bác nhé.
    Mời click vào “play” để nghe giới thiệu thông tin về bản nhạc.

    NGƯỜI THƯƠNG BINH UỐNG RƯỢU BÊN GIÒNG SÔNG
    Tác giả: Thái Tú Hạp
    (Để nhớ bạn trước ngày chia tay trên bến sông Đà Nẵng)

    Rượu uống bao nhiêu chiều rồi nhỉ
    Chỉ thấy giòng sông đỏ dáng trời
    Chỉ thấy lòng ta mưa chẳng tạnh
    Sóng sầu nghiêng ngả mảnh hồn trôi

    Bạn cứ đi. Đừng quên người ở lại
    Ta một mình. Sống được với quê hương
    Như mãnh thú khép mình trong phố nhỏ
    Đốt hết tuổi đời nghiệt ngã đau thương

    Bao lần bên giòng sông soi mặt
    Thoáng nhớ mây trời đỉnh Chu Phong
    An Lộc – Khe Sanh – Đèo Lao Bảo
    Tử sinh ta xem nhẹ như không

    Ngày tháng rong chơi lửa reo đầu đạn
    Ta giờ lạc mất những đường chim
    Ngồi lại bên giòng u uất sử
    Uống giọt cuối cùng máu rỉ từ tim

    Chia với cỏ cây nỗi niềm tri kỷ
    Nhân gian chừng như lãng quên ta
    Chiều uống rượu bên giòng sông tủi nhục
    Hát một mình bài hát cũ: Quốc Ca

    Bao năm thấu triệt đời hư huyễn
    Tâm động hồi chuông nhung nhớ quê
    Tưởng đến ngày mai. Thầm ước nguyện
    Giòng sông thắp nắng đón nhau về

    Lâu quá hai phương trời cách biệt
    Bạn hiền nay đã giạt về đâu!
    Phố cũ chiều trôi đời nhạt nắng
    Trong gió vọng nghe tiếng hát sầu ?!…

    ( Thái Tú Hạp )

  5. Trần thị Bảo Vân
    16/08/2012 lúc 16:08

    Chị Năm ơi, Út ghé vào một chút thăm nhà chị Năm đây!
    Đọc bài xong, không biết còm gì hết vì nhìn hình ảnh các bác thương phế binh sao mà thấy…buồn và thương cảm quá!
    Thôi thì…còm bằng bản nhạc và bài thơ, để gọi là…góp chuyện với entry này vậy, nhen chị Năm…hihi…

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=RGIWEXXUjt

    KỶ VẬT
    (Chuẩn Uý Nguyễn Hữu Nghị, Tiểu Đoàn 8, Nhẩy Dù, 1969)

    Em hỏi anh bao giờ trở lại,
    Xin trả lời mai mốt anh về.
    Anh trở về không bằng áo hoa, mũ đỏ,
    Anh trở về không bằng huy chương chiến thắng,
    Anh trở về trong chiều hoang, chiều nắng
    Trong hòm gỗ hay trên chiếc băng ca,
    Anh trở về nằm giữa những vòng hoa,
    Những vòng hoa chan hoà nước mắt.

    Anh gửi về cho Em một vài kỷ vật,
    Ðây chiếc nón sắt xuyên mấy lỗ đạn thù,
    Nó đã từng che nắng che mưa,
    Ðã từng hứng cho anh giọt nước,
    Chiều dừng quân nơi địa đầu lạnh buốt,
    Nấu vội vàng trong đó nắm cơm khô.

    Anh gởi cho Em một tấm poncho
    Ðã rách nát theo hình hài năm tháng,
    Lều dã chiến trong chiều hoang cháy nắng,
    Che cơn mưa, gió lạnh buổi giao muà,
    Làm chiếc võng nằm nhìn đời lính đong đưa,
    Và… khi anh chết cũng poncho tẩm liệm.

    Nay anh gửi cho Em làm kỷ niệm,
    Nhận không Em tình lính chút này đây,
    Tình lính đơn sơ vì chinh chiến kéo dài.
    Nhưng tình lính chỉ lạt phai,
    Khi hình hài và con tim biến thể.

    (Chuẩn Uý Nguyễn Hữu Nghị, Tiểu Đoàn 8, Nhẩy Dù, 1969)

    SOUVENIRS (As translated by Ðặng Ðức Hiền, USA, 1999)

    You ask me, my love, when do I return,
    My answer: I’ll come back someday.
    I’ll come back, not with flowery uniform and red beret,
    Neither with victorious medals well deserved.
    I’ll be back during a desolate sunny afternoon,
    In a wooden coffin or on a stretcher,
    I’ll be back in the middle of crowns of flowers,
    The funeral flower crowns soaked with tears.

    I’ll send you something as souvenirs.
    A steel helmet pierced by ennemy bullets
    That, from rain and shine, protects my head.
    The helmet that accumulates drops of water,
    When we, in freezing afternoons, come to a halt at the border,
    I hastily cook a handful of dry rice in it.

    I’ll send you my used poncho,
    Torn to shreds through lengthy months and years,
    Used as a combat tent in hot summer dusks,
    It shields me from cold winds when the season turns,
    Serving as a hammock, lulling my arduous military life,
    It will also serve as a shroud wrapping my corpse.

    I’ll send it now to you as a souvenir.
    Would you accept my love of a soldier,
    My sincere love, dragged on by the persistant war,
    My love that only dies out
    When my body and heart totally disintegrate!

  6. 16/08/2012 lúc 20:07

    Mùa Vu Lan, cũng nên tri ân các anh – những người may mắn hơn các liệt sĩ đôi chút !
    các anh đã mất đi một phần cơ thể cho cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn vô bổ ! Các anh là tấm gương để phản chiếu những xấu xa bỉ ổi của bè lũ gây chiến , nướng nhân dân trên ngọn lửa hung tàn (!)
    Năm nào cũng vậy, tôi đều cầu nguyện cho nó thực sự là mùa Vu lan cuối cùng của sự chia cắt vô hình,….. và năm nay nữa la ba9 năm rồi , không nhớ ! Liệu có phải là mùa cuối cùng của sự chia lìa vô lí ? Chúng ta , hãy khép lại quá khứ ! hãy dùng chữ nhân mà đối đãi nhau ! Đất Việt cần lắm những tấm lòng vị tha …. Tổ quốc đang cần chúng ta !

    • 17/08/2012 lúc 12:08

      Cảm ơn bác Trà. Anh em mình ai cũng mong như thế, rằng mọi người đối đãi nhau như ruột thịt, như “đồng bào”. Nhưng thực tế thì dạo gần đây, mùa Vu Lan nào lực lượng “chỉ biết còn đảng (?) còn mình” cũng tái diễn những trò hề bên chùa Liên Trì. Họ “diễn” trên danh nghĩa đại diện cho nhà cầm quyền đấy chứ bác. Thế mới có chuyện nói.

  7. 17/08/2012 lúc 22:23

    Chỉ biết thở dài cho cái lòng dạ nhỏ nhen, hẹp hòi đến phi nhân tính của những kẻ vẫn vỗ ngực tự xưng là người chiến thắng …
    Cầu mong Chúa sẽ thương hại họ, mở mắt khai tâm cho họ.

  8. 19/08/2012 lúc 07:09

    Cam Li thân mến chào quý anh chị em.

    Có lẽ không còn lời nào để bày tỏ lòng xúc động của Cam Li đối với Phay Văn khi em đã có bài viết đầy ý nghĩa, cũng như quý anh chị em đã tâm tình chia sẻ trên trang PV.

    Cam Li xin hát tặng Phay Văn cùng quý anh chị em bài hát “Nhớ Người Thương Binh” của Phạm Duy, đặc biệt tưởng nhớ đến những chiến sĩ vô danh, và tri ân các thương binh đã đóng góp máu thịt cho tự do của đất nước.

    http://kiwi6.com/file/svr5e89aop

    Thân chúc quý anh chị em một cuối tuần hạnh phúc.

  9. Nguyễn Tuấn Anh
    19/08/2012 lúc 22:42

    Wow ! Lâu quá mới thấy chị Cam Li xuất hiện và…tặng quà cho cả nhà!
    Em kính chào chị Cam Li ạ.

    Chị Cam Li ơi, chị trình bày bản nhạc này với chất giọng thật đẹp và truyền cảm, bởi, lắng nghe và nhắm mắt lại, trong em có cái cảm giác chất giọng đẹp thanh, trong cao vút của chị, làm em liên tưởng ngay đến chất giọng của nữ danh ca…Thái Thanh!
    Vì em cũng đã từng nghe ca sĩ Thái Thanh trình bày bản nhạc này, và bà (cũng như ca sĩ Duy Khánh) được mọi người công nhận là trình bày thành công những bản nhạc mang âm hưởng dân ca của Ns Phạm Duy…

    http://music.maxreading.com/?song=2923&singer=48

    – “…Ca sĩ thể hiệnThành công nhất với nhạc Phạm Duy cho đến nay là Thái Thanh. Thái Thanh hát nhạc Phạm Duy từ những ngày đầu ông sáng tác, bà đã biểu diễn và ghi âm hàng trăm bài. Từ những bài “Dân ca mới” như: Tình ca, Người về, Về miền Trung, Quê nghèo, Tình hoài hương,…, những bài có âm điệu phức tạp như: Đường chiều lá rụng, Chiều về trên sông… đến tình ca đôi lứa dễ hát dễ thuộc như: Ngày xưa Hoàng Thị, Nghìn thu, Dạ lai hương… bà đều thể hiện tốt với sự đồng cảm. Nhạc Phạm Duy – giọng Thái Thanh đã là sự kết hợp hoàn hảo suốt nhiều thập kỷ qua.

    Về mảng nhạc mang âm hưởng dân ca, ngoài Thái Thanh còn có một giọng nam thể hiện thành công là Duy Khánh. Những bản: Ngày trở về, Chiến sĩ vô danh, Một bàn tay, Những bàn chân, Quê nghèo, Về miền Trung, Nhớ người thương binh, Dặn dò,.. từng nổi tiếng cùng với tên tuổi Duy Khánh.
    Duy Khánh cùng với Thái Thanh là hai ca sĩ đầu tiên thể hiện hai trường ca Con đường cái quan và Mẹ Việt Nam, và được xem là thành công nhất. Cho đến nay chỉ có vài ca sĩ hay nhóm nhạc hát lại hai trường ca này.”
    ( Wikipedia )

  10. Nguyễn Tuấn Anh
    19/08/2012 lúc 22:46

    Và ca sĩ Duy Khánh với…”Nhớ người thương binh”…

    http://music.maxreading.com/?song=2921&singer=35

  11. Nguyễn Tuấn Anh
    19/08/2012 lúc 23:03

    Chị Cam Li và chị Năm ơi,
    Ở miền Nam trước 1975 có nhiều bản nhạc nói về người Thương phế binh không?
    Bởi, bản nhạc “Nhớ người thương binh” này, Ns Phạm Duy đã sáng tác trong thời kỳ chống Pháp…1947!
    Hơn nữa, trong suy nghĩ HIỆN NAY của cá nhân em, ở một khía cạnh trong cảm thụ và quan điểm, em cảm thấy Ns Phạm Duy là một con người…luôn thay đổi lập trường, tráo trở, và…PHẢN BỘI !
    Bởi em đã đọc gặp…thế này:

    – “…Chỉ sợ ông không hôn vỉa hè Sài Gòn mà hôn gót kẻ mà ông đã trốn chạy và chửi bới trong nhiều năm!!! ”

    http://www.danchimviet.info/archives/56671

    • Nguyễn Tuấn Anh
      • 20/08/2012 lúc 07:48

        Tuấn Anh: Đây là ý kiến của Chị Cam Li, em đọc nhé:

        Về bài “Nhớ người thương binh” và điều trăn trở của Tuấn Anh (về năm sáng tác bản nhạc), em nhắc em ấy xem “Cõi Đá Vàng” nhé!

        Về Phạm Duy: chúng ta hãy tha thứ cho ông ấy hoặc không thể tha thứ thì mặc kệ ông ấy (chuyện đời tầm thường hiện tại), còn những gì ông ấy đã đóng góp cho nền âm nhạc VN (trong quá khứ) chúng ta cứ trân quý. Vậy chúng ta mới công bằng.

      • Nguyễn Tuấn Anh
        20/08/2012 lúc 16:14

        Chị Cam Li và chị Năm kính,
        Dạ, trước tiên, em rất vui và cám ơn hai chị đã cùng…”kết hợp” để trả lời cho…thằng em này ạ! hihihihihi…
        Nhưng thật tình em chưa hiểu ý của chị Cam Li…lắm?!
        – “Về bài “Nhớ người thương binh” và điều trăn trở của Tuấn Anh (về năm sáng tác bản nhạc), em nhắc em ấy xem “Cõi Đá Vàng” nhé!”
        Là sao…vậy hai chị?
        Bởi, trong tác phẩm “Cõi Đá Vàng”…chỉ có…

        – “Ngày Trở Về, anh bước lê trên quãng đường đê đến bên luỹ tre, nắng vàng hoe, vườn dâu trước hè chờ đón ngày về. Mẹ lần mò ra trước sân…” ( chương V – trang 40 )

        Click to access cc3b5i-272_c3a1-vc3a0ng-1.pdf

        Và em lục lạo…theo Wikipedia thì “Nhớ người thương binh” sáng tác vào khoảng năm 1947, và “Ngày trở về” sáng tác vào khoảng năm 1952.

        Kính thưa hai chị,
        – “Ở miền Nam trước 1975 có nhiều bản nhạc nói về người Thương phế binh không?”
        Là ý em chỉ muốn hỏi khoảng thời gian ở miền Nam từ 1954-1975…thôi ạ?

        Hai chị kính mến đừng bực mình em vì…”hỏi cù nhây”…nghen…
        hihihihihihi…

        Dạ còn về ông PD, thì tuỳ mỗi người suy nghĩ vậy…
        Với riêng em thì…”đúng là ông đã bị vỡ vụn hoàn toàn trong cảm nhận”…rồi ạ!

      • 20/08/2012 lúc 19:04

        Tuấn Anh: Ý Chị Cam Li là bài Nhớ Người Thương Binh được sáng tác trong bối cảnh thời Cõi Đá Vàng đó mà em.
        Còn câu này:
        “Ở miền Nam trước 1975 có nhiều bản nhạc nói về người Thương phế binh không?”
        Là ý em chỉ muốn hỏi khoảng thời gian ở miền Nam từ 1954-1975…thôi ạ?

        Chị Năm chịu thua, chỉ biết mỗi bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy thôi em ơi.

      • Nguyễn Tuấn Anh
        20/08/2012 lúc 16:19

        – “…Năm 1952, bài Tình hoài hương ra đời, khởi xướng cho xu hướng sáng tác “Tình ca quê hương”, sau đó là Tình ca; hai bài này được yêu thích từ Nam ra Bắc và nằm trong những tác phẩm tiêu biểu nhất nói về quê hương, với những câu như: “Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn, lửa bếp nồng, vòm tre non làn khói ấm hương thôn” (trong Tình hoài hương), “Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi! tiếng ru muôn đời” (trong Tình ca).

        Tiếp đó ông trở về thể loại dân ca mới với những bài Đố ai, Nụ tầm xuân, Ngày trở về, Người về, Tình nghèo…”
        (Wikipedia)

        NGÀY TRỞ VỀ

      • Nguyễn Tuấn Anh
        20/08/2012 lúc 22:32

        – “Tặng Tuấn Anh bài này nhé.”

        Dạ, em đã đọc xong, em cám ơn chị Năm.
        Nhưng thôi, “không cần” nói đến PD nữa nghen chị Năm!
        Bởi, như em đã bày tỏ ở còm trên:
        – “Với riêng em thì…”đúng là ông đã bị vỡ vụn hoàn toàn trong cảm nhận”…rồi ạ!”

        P/s: Cái cảm giác…”bị vỡ vụn hoàn toàn”…y như ngày nào em gặp đọc được bài của Hs Trịnh Cung viết về TCS…vậy đó, chị Năm!

      • Nguyễn Tuấn Anh
        20/08/2012 lúc 22:46

        – “Chị Năm chịu thua, chỉ biết mỗi bài Nhớ Người Thương Binh của Phạm Duy thôi em ơi.”

        Thế hệ các bác, các chị mà…chịu thua, thì chắc thế hệ tụi em cũng đành…”thua chịu”…luôn!
        Hihihihihihi…

        Đọc và tìm kiếm toàn bộ 23 bài trong bộ sách: “Văn Học Miền Nam: Tổng Quan” của nhà văn Võ Phiến, cũng không thấy ông đề cập đến…”Nhạc”…?!

        http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do?action=viewArtwork&artworkId=3056

      • Nguyễn Tuấn Anh
        20/08/2012 lúc 22:57

        Tuy nhiên có bài viết này (theo cá nhân em) rất hay và có giá trị cho lớp trẻ như tụi em và các thế hệ mai hậu…khi muốn tìm hiểu về…”nhạc Lính”…của tác giả Trần Hữu Thục.
        Vài dòng về tác giả bài viết:

        http://damau.org/archives/author/tranhuuthuc

        Trần Hữu Thục

        Sinh năm 1945, Huế. Tên thật Trần Hữu Thục, bút hiệu Trần Doãn Nho và Thế Quân. Học ở Huế và Sài Gòn. Tốt nghiệp đại học, ngành Triết.
        Trước 1975, viết văn viết báo, đi lính, dạy học. Cộng tác với các tạp chí văn học Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện.
        Sau tháng 4/1975, ở tù cho đến năm 1981. Năm 1993, định cư tại Hoa Kỳ. Hiện cùng gia đình sinh sống tại Worcester, bang Massachusetts, làm việc cho Sở Giáo Dục Thành Phố. Bắt đầu viết lại và cộng tác với nhiều tạp chí văn học và website hải ngoại như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, Phố Văn, Gió Văn, Talawas, Gió O.
        Các tác phẩm đã xuất bản:

        •Vết xước đầu đời (tập truyện ngắn)
        •Căn phòng thao thức (tập truyện ngắn)
        •Viết và Đọc (tiểu luận văn học)
        •Loanh quanh những nẻo đường (ký và tùy bút)
        •Dặm trường (truyện dài)
        •Tác giả tác phẩm và sự kiện (tiểu luận văn học)
        •Từ ảo đến thực (tạp bút)

      • Nguyễn Tuấn Anh
        20/08/2012 lúc 23:03

        NHẠC LÍNH
        – Trần Hữu Thục.

        https://baovecovang.wordpress.com/2012/03/21/nh%e1%ba%a1c-linh-tr%e1%ba%a7n-h%e1%bb%afu-th%e1%bb%a5c/

        – “…Có một nỗi buồn của người chiến thắng! Tôi ghi nhận. Nhưng một nỗi buồn…quá chậm! Quá muộn màng. Chẳng qua chỉ là một cách làm dịu đi niềm kiêu ngạo ngất trời của người chiến thắng. Lại càng chẳng dính dáng gì đến bất hạnh của người chiến bại. Họ, những người chiến bại cùng giòng máu ấy, sau khi, “tiếng ồn ào của những cuộc xung sát đã im bặt” (cách nói của Bảo Ninh), tiếp tục hứng chịu khổ nạn: khổ nạn hòa bình. Người lành lặn thoát chết thì đi ở tù, người tàn tật thì, cho đến bây giờ, 35 năm sau, vẫn còn là những công dân …không-có-hạng trên đất nước của mình! Và những người đã chết phải chết thêm một lần nữa! Kể cả một bức tượng!

        Sau chiến tranh, người chiến thắng vẫn tiếp tục tiến hành một cuộc chiến khác: cuộc chiến chống những người chiến bại.”

        https://baovecovang.wordpress.com/2012/03/21/nh%e1%ba%a1c-linh-tr%e1%ba%a7n-h%e1%bb%afu-th%e1%bb%a5c/

  12. Nguyễn Tuấn Anh
    19/08/2012 lúc 23:12

    Em đọc gặp cái này đây chị Năm…

    – TRI ÂN TỬ SĨ VNCH TẠI NGHĨA TRANG BIÊN HÒA

    Hôm nay thứ tư 04-04-2012, ngày Thanh Minh, và tưởng niệm 37 năm ngày Quốc Hận 30-4. Nhân chuyến về VN lo việc gia đình tại Sài gòn, chúng tôi một vài anh em tại Pháp và anh Trần Duy Chinh tại Vương Quốc Bỉ đã kết hợp với các Anh Em Thương Binh VNCH tại Sài Gòn, tổ chức một buổi thăm viếng, cầu siêu, thắp nén nhang hương hoa lên các mộ của các Anh Em Tử Sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam trước 30-4-1975.

    Đúng 8 giờ sáng 4-4-2012, chúng tôi và các Anh Em Thương phế binh VNCH tập trung tại ngã tư Thủ Đức, với phương tiện cá nhân xe gắn máy, người què chở người đui cùng nhau tới Nghiã trang Quân đội Biên Hoà, vào cổng Nghiã trang tất cả chúng tôi đều phải trình giấy tờ cá nhân, ghi tên tuổi và nơi cư ngụ .

    Tại Nghiã trang chúng tôi nhận thấy còn đại đa số mộ còn bị sập lở, một số các lô đã được tu bổ quét vôi nhưng các lô này vẫn còn nhiều mộ hư hỏng, các Anh Em Thưong phế binh mình cho biết, chính sách của CSVN họ không cho phép tu sửa toàn bộ các ngôi mộ trên các lô trong Nghiã trang, và mỗi thân nhân chỉ được phép xin tu sửa một mộ mà thôi, tuy nhiên với thủ tục «đầu tiên » họ làm ngơ cho tu sửa số nhiều mộ nhưng không được phép tu sửa nguyên một lô tại nghiã trang. Xin qúy vị theo dõi hình ảnh một hai lô gần cổng chính hiện tại.”

  13. Nguyễn Tuấn Anh
    19/08/2012 lúc 23:18

    Và một clip thật đầy ấn tượng độc đáo…cảm động!

    – Clip by Lê Ngọc Túy Hương
    Họa sĩ Lê Khánh Thọ (Pháp) và Thi sĩ Huy Văn (Hoa Kỳ)

  14. 20/08/2012 lúc 20:48

    Nói thêm về ” việc thương binh ” Việt Nam ,
    Chúng ta , nhẽ cũng không nên quá khích về thương binh cộng sản và thương binh cộng hòa ! Chính bản thân họ cũng chỉ là những con tốt trên bàn cờ chính trị mà thôi, tất cả đều đáng thương nhiều hơn đáng giận !
    Có điều chính sách với thương binh của nhà cầm quyền phân biệt nên tình cảm đôi khi nghiêng về phía bị đối xử không tốt (?) Vậy nên chúng ta , bằng vào lí trí hãy nhìn nhận thật công bằng. Có nhiều thương binh cộng sản hiện giờ cũng đang phải đối mặt với bao khó khăn và còn có chỗ bị chèn ép nữa,…
    Hi vọng các anh – những thương binh hãy cùng nhìn v6è một hướng – đó là tổ quốc Việt Nam !

    • 21/08/2012 lúc 07:48

      Bác Trà: Dạ, thương binh là những người nhận chịu thua thiệt về mình. Bổn phận chúng ta là tri ân họ.
      Mong sao tất cả người dân VN đều có tinh thần chung, không đặt quyền lợi của một đảng phái, một thiểu số lợi ích nào lên trên quyền lợi quốc gia, dân tộc.

  15. HÀ LAN PHƯƠNG
    21/08/2012 lúc 12:49

    Tôi xin gửi tặng qúy diễn đàn bài thơ này khi nghe xong câu chuyện của hai người thương binh tại thành phố Sài Gòn Thiết nghĩ họ đều là NẠN NHÂN CỦA NHỮNG TÊN HOẠT ĐẦU CHÍNH TRỊ LỪA DỐI VÀ LỢI DỤNG TUỔI TRẺ VN :
    Có người kể lại tôi nghe
    Chuyện buồn trong chuyến trở về quê hương
    Một chiều trong quán bên đường
    Rộn ràng tiếng nhạc , tưng bừng lời ca
    Ngoài trời mưa gió nhạt nhòa
    Có hai hành khất lê la lại gần
    Một người đã cụt hai chân
    Áo quần tơi tả lết thân trên sàn
    Bao nhiêu chiến thắng vinh quang
    Anh từng tạo dựng để mang tật nguyền
    Bây giờ đổi trắng thay đen
    Ăn xin lê khắp các miền xa hoa
    Anh kia đôi mắt đã lòa
    Quê hương Đồng Khởi Kiến Hòa Bến tre
    Vinh danh Bác Đảng trở về
    TựDo Hạnh Phúc có nệ hà chi ?
    Tưởng rằng lên ngựa xuống xe
    Ai ngờ …..đời cũng nảo nề như Ai !!!
    Lần hồi kiếm cháo qua ngày
    Chưa thành LIỆT SĨ đắng cay vẫn còn ….
    Qua rồi cái thuở vàng son
    Huy chương tưởng lục ban khen vẽ vời
    CŨNG LÀ CHÓT LƯỠI ĐẦU MÔI
    Vắt chanh bỏ vỏ quên người hy sinh
    Chiều nay trong quán vô tình
    Không cần biết đến THƯƠNG BINH làm gì
    Thản nhiên ăn nhậu nói cười
    Ngó lơ THẢM KỊCH cho đời vui tươi
    NGOÀI TRỜI GIÓ LẠNH MƯA RƠI
    HAI ANH CHIẾN SĨ RÃ RỜI QUAY RA
    ANH LÀ CHIẾN SĨ CỘNG HÒA
    HAY ANH BỘ ĐỘI CŨNG LÀ KẺ THUA
    HY SINH ĐỂ HỌ LÀM VUA
    THÂN MÌNH TÀN PHẾ BÁN MUA ÍCH GÌ !!!!

    Hà Lan Phương Paris

    • 21/08/2012 lúc 22:04

      Dạ, cảm ơn chị Hà Lan Phương đã đến thăm trang PV và gởi tặng bài thơ về thân phận người thương binh VN. Cảm ơn Chị đã cho biết thêm thông tin. Kính chúc Chị luôn an vui.

  16. 23/08/2014 lúc 01:30

    Nén hương muộn, xin cho Ly thắp lên để tưởng tiếc các anh, ở bên này và bên kia chiến tuyến. Cuộc sum họp của họ ở trên cao kia, hẳn rằng sẽ vui vầy hơn nơi cõi tạm này.

    Và Phay Van nữa, thấy Phay vẫn khỏe, mình vui! 🙂

    • 24/08/2014 lúc 08:41

      Dạ, thấy bác Ly xuất hiện (đoán được là bác vẫn mạnh khỏe) em cũng vui.
      Lâu nay bác có dịp về vùng SG- Biên Hòa không?

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: