Con Cừu Đen
Hoàng Ngọc Tuấn dịch theo bản Anh ngữ: “The black sheep”, trong Italo Calvino, Numbers in the Dark [Những con số trong bóng tối], trans. Tim Parks (London: Vintage, 1996).
(Nguồn: chuacuuthe.com)
.
Italo Calvino (1923-1985) viết xong Con Cừu Đen ngày 30.07.1944, lúc ông mới được 21 tuổi, nhưng tác phẩm này chưa bao giờ được xuất bản. Mãi đến năm 1993 bà Esther Calvino vợ ông mới cho đăng lần đầu trong tập truyện Prima che tu dica ‘Pronto’ (Milano: Arnoldo Mondadori Editore, 1993).
————
Con Cừu Đen
Italo Calvino
Ở một xứ nọ, mọi người đều là kẻ trộm.
Ban đêm, mọi người đều rời nhà với chùm chìa khoá cùng chiếc đèn lồng có vải che, và đến nhà một người láng giềng để ăn trộm. Họ trở về lúc rạng đông, với nhiều của cải, và thấy nhà của chính họ đã bị mất trộm.
Vì thế, mọi người vui vẻ sống với nhau, và chẳng ai thiệt thòi gì, bởi kẻ này ăn trộm của kẻ khác, kẻ khác lại ăn trộm của kẻ khác nữa, và cứ tiếp tục như thế đến khi kẻ cuối cùng ăn trộm của kẻ đầu tiên. Việc mua bán ở xứ ấy tất nhiên là việc người mua và kẻ bán lường gạt nhau. Chính phủ là một tổ chức tội phạm chuyên ăn trộm của nhân dân, và nhân dân chỉ chăm lo ăn trộm của chính phủ. Do đó, cuộc sống rất thoải mái, chẳng có ai giàu và chẳng có ai nghèo.
Một ngày nọ, chẳng biết vì sao một người đàn ông trong sạch lại đến sống ở xứ ấy. Ban đêm, thay vì ra đi với bao tải và chiếc đèn lồng, anh ta ở nhà hút thuốc lá và đọc tiểu thuyết.
Kẻ trộm đến, thấy đèn sáng, nên không vào nhà.
Tình trạng này diễn ra trong một thời gian ngắn, và mọi người buộc lòng phải giải thích cho anh ta hiểu rằng ngay cả nếu anh muốn sống mà không làm việc thì cũng không có lý do gì anh lại ngăn cản những người khác làm việc. Mỗi đêm anh ở nhà nghĩa là ngày hôm sau một gia đình nào đó chẳng có cái gì để ăn.
Người đàn ông trong sạch khó lòng phản đối lý lẽ đó. Ban đêm, anh ta ra đi và sáng hôm sau anh ta về nhà giống như họ, nhưng anh ta không ăn trộm. Anh ta trong sạch, và bạn không thể làm gì khác để thay đổi bản tính ấy. Anh ta đi đến tận cây cầu và đứng nhìn nước trôi bên dưới. Khi về nhà, anh ta thấy mình đã bị mất trộm.
Chưa đến một tuần lễ, người đàn ông trong sạch không còn một xu dính túi, không còn gì để ăn và căn nhà trống rỗng. Nhưng đó chẳng phải là vấn đề, vì đó là lỗi của chính anh ta; không, vấn đề là thái độ của anh ta đã làm mọi sự đảo lộn. Bởi anh ta để những kẻ khác ăn trộm tất cả của cải của anh ta, mà anh ta lại không ăn trộm của ai cả, cho nên luôn luôn có kẻ về nhà vào lúc rạng đông và thấy nhà mình còn nguyên vẹn: đáng lẽ anh ta phải ăn trộm nhà ấy. Rốt cuộc, sau một thời gian ngắn, những kẻ không bị mất trộm thấy mình giàu có hơn người khác và không còn muốn đi ăn trộm. Tệ hại hơn nữa, những kẻ đến nhà của người đàn ông trong sạch để ăn trộm thấy nhà luôn luôn trống rỗng, do đó họ trở thành nghèo đói.
Trong lúc ấy, những kẻ đã trở nên giàu có lại nhiễm cái thói quen của người đàn ông trong sạch là đi đến cây cầu vào mỗi đêm để nhìn nước trôi bên dưới. Điều này làm sự rối loạn càng tăng thêm, bởi nó khiến cho nhiều kẻ khác trở nên giàu có và nhiều kẻ khác trở nên nghèo đói.
Thế rồi, những kẻ giàu có nhận ra rằng nếu đêm nào họ cũng đến cầu ngắm nước chảy thì chẳng mấy chốc họ lại trở nên nghèo. Và họ nghĩ: “Hãy trả lương để những đứa nghèo đi ăn trộm cho mình”. Rồi họ viết hợp đồng, quy định mức lương, tính huê hồng theo phần trăm: tất nhiên họ vẫn còn là những kẻ trộm, và họ vẫn muốn lừa đảo kẻ khác. Và điều phải xảy ra là kẻ giàu càng giàu thêm và kẻ nghèo càng nghèo thêm.
Một số kẻ giàu trở nên quá sức giàu đến mức họ thấy không cần ăn trộm hay thuê những kẻ khác ăn trộm cho mình để mình được tiếp tục giàu nữa. Nhưng nếu họ thôi ăn trộm, họ sẽ trở nên nghèo, bởi những kẻ nghèo ăn trộm của họ. Vì thế, họ trả lương để những kẻ nghèo nhất trong đám nghèo canh giữ của cải của họ khỏi bị bọn nghèo lấy trộm, và qua đó họ hình thành lực lượng công an và xây dựng những nhà tù.
Nói tóm lại, chỉ trong vòng vài năm sau khi người đàn ông trong sạch xuất hiện, người ta không còn nói đến chuyện ăn trộm và mất trộm, mà nói đến chuyện kẻ giàu và người nghèo; nhưng họ vẫn còn là những kẻ trộm.
Con người trong sạch duy nhất chính là con người lúc đầu ấy, nhưng anh ta đã chết từ sớm, vì đói.
Chẳng muốn làm người đứng xem nước chảy tí nào ! Người ta dễ dàng chọn cách giàu bẩn còn hơn nghèo sạch !
Vì sao ? Vì chẳng có cách nào để trở nên …. giàu sạch cả !
Phay Van à, Nghèo thì khó sạch được lắm ! Có câu nghèo thì hèn mà ! Chính vậy xưa người ta mới dụ khị được tầng lớp dân nghèo theo đảng ….
“Ở một xứ nọ, mọi người đều là kẻ trộm.”
– Ông dịch giả Hoàng Ngọc Tuấn này dịch..”hổng đúng”! hihihihihihi…
Câu đó phải “dzịch” là…
“Ở một xứ nọ, mọi ĐẦY TỚ từ lớn chí nhỏ đều là kẻ CƯỚP!”
hihihihi…
“Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc cuớp ngày là quan”
ĂN TRỘM DẠY CON
– “Con ơi ghi lấy lời cha
Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm ”
Có một tên đạo chích rất lành nghề. Một hôm, con trai ngỏ ý muốn học nghề của cha. Tên ăn trộm liền dẫn con đi thực tập.
Hai cha con đến một nhà giàu có, đánh bã cho lũ chó chết mê mệt xong, đạo chích đào ngạch, khoét vách dắt con chun vào nhà.
Cả nhà ngủ say như chết. Tên trộm thấy một cái rương to còn trống bèn giở nắp rương bảo con:
– Con chun vào đây, hốt hết đồ đạc bỏ vào bao cho cha.
Thằng con y lời, đạo chích liền đóng nắp gài khoen lại … rồi lẻn ra khỏi nhà, hô hoán lên ầm ĩ… Ăn trộm! Ăn trộm!
Chủ nhà bừng tỉnh, thấy nhà bị khoét vách, dáo dác tìm kiếm hồi lâu, không thấy động tịnh liền đi ngủ lại.
Thằng con lão đạo chích nằm chết điếng trong rương, tái tê vì sợ và hận cha khôn tả. Hồi lâu hắn nghĩ ra một kế thoát thân, bèn lấy tay cào sột soạt vào thành rương và giả tiếng chuột kêu “chít … chít …” để đánh lừa chủ nhà.
Nghe chuột kêu, chủ nhà vội thức giấc, đốt đèn mở rương đuổi chuột. Thằng bé liền nhỏm dậy, tắt đèn, xô té chủ nhà, tông cửa chạy một mạch. Chủ nhà lục tục kéo nhau, vừa chửi vừa đuổi theo.
Thằng bé chạy đến đường cùng thì gặp một cái giếng, nó vội vàng ôm một cục đá to liệng xuống giếng và tri hô:
– Thằng ăn trộm rớt xuống giếng rồi … Làng xóm ơi!
Mọi người đổ xô nhau kéo đến giếng để bắt trộm. Thằng bé chạy thẳng về nhà.
Gặp cha, thằng bé oà lên khóc. Và không tiếc lời để oán trách cha. Lão đạo chích mĩm cười nói:
– Khoan đã … Con hãy kể cho cha nghe con đã thoát thân bằng cách nào?
Cậu con thuật lại từ đầu chí đuôi. Lão đạo chích vỗ tay cười ha hả:
– Hay quá, con tôi đã thành nghề rồi!
(nguồn: Ăn trộm quen tay.pó tay.com)
hihihihihi…
“Em thích truyện “Con Cừu Đen” không?”
Chị Năm:
Dạ, Út đã đọc vào năm học lớp 11, nhưng thú thật, lúc ấy đọc xong, chỉ là đọc để biết tác phẩm, chứ cảm nhận những ý nghĩa sâu xa mà tác giả muốn chuyển tải…Út cảm thụ chưa được sâu sắc lắm đâu ạ!
Giờ đọc lại, Út mới cảm thụ được những ý nghĩa sâu sắc của tác phẩm này, nhất là trong bối cảnh thực trạng đất nước hiện tại, một đất nước (một xứ…) gì mà tất cả mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục…, nhìn đâu đâu cũng thấy bóng dáng…”mọi người đều là kẻ trộm.”!
hihi…
À..Chị Năm ơi!
Hồi nãy, ròm em lướt qua nhà chị Ba có đọc entry này..
Bài Hát Nghìn Trùng
Hình như sương rơi thật nhẹ
Đánh thức đóa Quỳnh nửa khuya
Lá cỏ trở mình rất khẽ
Hình như cánh vạc bay về
Thuở ấy lòng tôi cánh vạc
Chờ hoài một buổi thiên di
Ngàn năm đường mây ca hát
Không nghe lời gió thầm thì
Thuở ấy lòng tôi lời gió
Thênh thang trời rộng sông dài
Xa xưa nghìn trùng tản lạc
Vọng về từ cõi mơ phai.
Tôn-Nữ Thu-Dung
* Theo như tác giả cho biết bài thơ này đã được nhạc sĩ Phan Anh Dũng phổ nhạc và ra đĩa CD ở VN. Nếu bạn biết được link để nghe bài hát này xin vui lòng giới thiệu.
Chân thành cám ơn.
Sực nhớ, trước đây ròm em có đọc thông tin này, mà nhà chị Ba thì hổng có mục còm, nên ròm em còm “gởi ké” bài này để chị Ba ghé vào đọc, và nếu có thể, thì chị Ba liên hệ với Ns Phan Anh Dũng để tìm bài hát…”Bài Hát Nghìn Trùng”..nghen!
Nhạc sĩ Phan Anh Dũng và những mối tình thơ
BT- Có một gã trung niên hàng ngày ngồi sau tủ thuốc lá con con, trưng bày năm ba đầu tạp chí trên lề đường tại số 06 Nguyễn Tri Phương- Phan Thiết. Người đó không ai khác là nhạc sĩ Phan Anh Dũng- người một thời nổi đình nổi đám với ban nhạc học sinh của Trường Phan Bội Châu vào những năm trong thập niên 60 của thế kỷ trước. Anh thi vị hóa cuộc mưu sinh nhọc nhằn của mình:
Ngồi đây tôi bán hư không
Người mua để quẳng gánh gồng ưu tư
Hay như:
Ngồi bán từng điếu thuốc
Ta chết dần hoài mong
Khách mua làn khói mỏng
Ồ! Ta bán hư không.
Đó là thời kỳ nhạc sĩ Phan Anh Dũng rơi vòng túng quẫn. Còn bây giờ thì anh yên vị với vai trò chủ nhiệm lớp nhạc Cung Đàn Xanh.
Nhạc Phan Anh Dũng nhẹ nhàng, trữ tình và sâu lắng thường theo nhịp 2/4 hoặc 3/4. Cũng giống như nhiều nhạc sĩ khác, Phan Anh Dũng sáng tác rất nhiều chủ đề. Với “gia tài” hơn 300 ca khúc, phần lớn trong số đó anh viết về tình yêu quê hương, tình yêu đôi lứa và đặc biệt là chọn những thi phẩm của bạn hữu khắp nơi mà anh đồng cảm để rung tiếng tơ lòng mình. Vì vậy, tôi gọi đây là mối tình thơ. “Bài hát nghìn trùng” anh phổ thơ của Tôn Nữ Thu Dung với tiết tấu chậm, nhẹ nhàng anh viết: “Hình như sương rơi thật nhẹ. Đánh thức đóa quỳnh nửa khuya. Lá cỏ trở mình rất khẽ. Hình như cánh vạc bay về”. Cánh vạc đó bay về đâu? Phải chăng bay về từ cõi xa xôi nghìn trùng. Để rồi: “Chờ hoài một buổi thiên di. Nghìn năm đường mây ca hát. Không nghe lời gió thầm thì”. Anh đồng cảm với nhà thơ Đoàn Thuận khi viết: “Một buổi sáng xanh trong mắt biếc. Đủ ru ta đôi phút êm đềm. Chừng như có điều gì e ấp sách cầm tay lòng ở đâu xa”. (Bên thềm lớp học). Với nhịp 4/4, anh rất tuyệt vời khi phổ những câu thơ tình của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết về quê hương trong nhạc phẩm “Mũi Né ơi!”. Hãy lắng nghe sự da diết yêu thương: “Em có về thăm Mũi Né không? Mười năm thương hoài má em hồng. Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng. Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong”.
Tôi đã từng vinh dự được nhạc sĩ Phan Anh Dũng chọn thơ để phổ nhạc. Chính vì vậy, tôi hiểu để có một ca khúc hay, ngoài tài năng về ký âm nhạc sĩ còn có sự đồng điệu với tác giả trong tâm hồn mới thêm thắt ca từ sao phù hợp với người thơ. Ví dụ bài Một thoáng xuân trong bài thơ Tịnh khúc của tôi không có những câu: “Cũng có lúc ngồi bên ly cạn. Nhớ thương bạn phương trời nổi trôi”. Hoặc như: “Mùa xuân về bên khóm hoa xinh. Cô em nhỏ cười duyên má đỏ”. Sau khi phổ xong bài thơ, nhạc sĩ Phan Anh Dũng gọi tôi đến lớp nhạc Cung đàn xanh của anh để ôm đàn hát cho tôi nghe và anh cẩn trọng xin hỏi tác giả những ca từ thêm vào có hợp lý không. Thái độ đó của một bậc đàn anh đối với lớp hậu sinh như tôi là rất đáng trân trọng.
Phan Anh Dũng không chỉ viết nhạc mà còn làm thơ. Thơ anh cũng nhẹ nhàng như chính con người anh vậy. Với Chủ nhật buồn – bài thơ khóc Từ Thế Mộng, anh viết: “Bàng hoàng chủ nhật buồn. Ngồi bên anh lần cuối. Chiều Phan Thiết rụng dần. Cuộn trong lòng trần trụi”. Đó là những câu thơ rất thật mà mỗi lần đọc tôi đều xúc động. Cảm ơn anh đã viết hộ tôi và có lẽ những người bạn quanh tôi đã dành những giây phút trong cuộc sống bộn bề này để tưởng nhớ nhà thơ Từ Thế Mộng. Với “Mùa xuân an nhiên” anh tỏ bày: “Dù cho người cách biệt. Đừng ngại đời khổ đau. Đem tấc lòng đồng vọng. Hướng về xuân nhiệm màu”. Đó là tinh thần của người đã từng học qua Triết đông như Phan Anh Dũng lúc còn mặc áo sinh viên của Văn khoa Sài Gòn.
HỮU CÁN
http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=580&news_id=24234
Chị Ba cám ơn Tín rất nhiều đã cho thông tin.
Mến chúc em và các bạn luôn an vui.
Wow..!
Ròm em kính chào chị Ba ạ,
Ròm em biết ngay là chị Ba sẽ sắp xếp thời gian lướt ghé vào nhà chị Năm chơi mà…
hihihihihi…
Dạ, Tuấn Anh nó tìm được thông tin địa chỉ này, nó nói Ròm em sẵn tiện còm luôn cho chị Ba biết về thông tin này luôn..đó chị Ba!
– LỚP NHẠC CUNG ĐÀN XANH:
33B Trần Phú, Phường Lạc Đạo, Thành phố Phan Thiết
Phụ trách : Nhạc sĩ Phan Anh Dũng ( ĐT: 0907.649.456)
Chuyên dạy: Guitar, Organ, Nhạc lý, Thanh nhạc.
Nhận học viên mỗi ngày (Chủ nhật nghỉ)
Chị Năm:
Dạ, hai đứa em vừa là đồng hương BT, vừa là đồng môn (thế hệ đàn..cháu của ông) trường Phan Bội Châu – Phan Thiết, luôn đó chị Năm! hihihihihihihi…
Dạ, tụi em biết ông, nhưng chưa có lần nào được tiếp xúc trực tiếp với ông cả, chị Năm à!
Ổng đây chị Năm:
Chị Năm:
Chời..chời..! Thế..đó là…
– Chuyện thật?
Hay..
– Tiểu thuyết? (Tác giả? Tựa truyện?)
Dzậy..bà chị?
hihihihihi…
Chị Năm:
Dạ, người dân ở Phan Thiết nói riêng, và Bình Thuận nói chung, chứ không riêng gì 2 đứa em, đều biết ông Mười Vui chị à!
Nhân chị gợi ý hỏi, Ròm em giới thiệu trang này với mọi người đọc xem luôn nghen…
– BAY VỚI BƯỚM
Căn nhà nhỏ, cổ kính nằm lặng lẽ bên dòng sông Cà Ty của nhà sưu tập Nguyễn Viết Vui, từ lâu đã trở thành bảo tàng bướm thu nhỏ gần như độc nhất tại Việt Nam, với bộ sưu tập đồ sộ, độc đáo của hơn 8.000 tiêu bản của nhiều họ, loài bướm tại Việt Nam.
http://sgtt.vn/Goc-anh/Chi-tiet/143940/Bay-voi-buom.html
À..thế..Chị Năm đã có từng nghe, xem, biết, về bộ sưu tập bướm (500 con) của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng chưa?
Và…
Thay vì sử dụng những chất liệu màu vẽ như thông thường, họa sĩ người Nga Vadim Zaritsky lại sử dụng một chất liệu hết sức độc đáo mà ít ai nghĩ đến là cánh của những chú bướm đã chết, để thực hiện những bức tranh.
– Ngỡ ngàng với những bức tranh được vẽ từ cánh bướm:
http://m.vovgiaothong.vn/nhung-cau-chuyen-kho-tin/2013/01/ngo-ngang-voi-nhung-buc-tranh-duoc-ve-tu-canh-buom/