Trang chủ > Khác > Người trí thức dấn thân

Người trí thức dấn thân

Tin cáo phó muộn màng đến vào một ngày giữa tháng Chạp.

Cáo phó về sự ra đi của người giáo sư trung học, nhà hoạt động chính trị, người tù cải tạo cộng sản, nhà văn với một tác phẩm duy nhất tôi được đọc. Thật ra thì tôi được đọc cuốn truyện này trước khi học chung với bạn, để rồi sau đó biết bạn là con gái lớn của Nhà văn. Lúc này Nhà văn đã bị bắt bỏ tù, bị kết án nặng nề hai mươi năm vì cái được gọi là “âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”, khi Ông đang dạy học tại ngôi trường Kỹ Thuật nay đã đổi tên.

Nhà bạn ở cuối một con hẻm nhỏ quanh co. Ngôi nhà thấp, nằm lọt thỏm giữa một khu vườn yên tĩnh, như một gia trang. Các em của bạn thường ở trên cây nhiều hơn dưới đất mỗi lần đám bạn của chị hai đến chơi. Bên hông nhà là những cây vú sữa râm mát, rồi đến mận, ổi, me, những loài cây dễ thương, gần gũi, thân cận với đám trẻ con tinh nghịch trong độ tuổi học trò. Những xô, chậu đầy ắp nước giếng mới xách vội, bên cạnh là tấm bảng đen với dòng phấn trắng nguệch ngoạc “cấm vịt vào!” (vịt ở đây là bọn vịt con, nhà bạn nuôi) – tác phẩm độc đáo của mấy đứa em bạn.

Khi đám bạn học tấn công lũ cây trái ngoài vườn thì tôi chúi đầu vào cái tủ sách của Ông. Toàn là sách giáo khoa Văn chương, Sử Địa, lẫn với những trang bản thảo rời rạc. Bạn lấy cuốn truyện của Ba cho tôi mượn đọc lại. Truyện có bối cảnh là Côn Đảo, nơi tác giả đã có những ngày tháng dạy học. Lời văn kể lể như tâm tình, êm đềm, nhẹ nhàng nhưng không kém phần đằm thắm.

Mẹ bạn một mặt lo dành dụm thăm nuôi chồng tù cải tạo, mặt khác lo cho các con ăn học. Nơi Bà toát lên vẻ đẹp dịu dàng quý phái và rất mực bao dung với lũ con và đám bạn quỷ sứ của chúng. Trong khi đó, bạn và những đứa em không thiết tha với việc học, vì lý lịch đã bị nhà nước xếp vào loại công dân hạng bét. Chuyện không có gì lạ trong chế độ xã hội chủ nghĩa: Học để làm gì khi tất cả những nỗ lực bản thân rồi sẽ bị phủ nhận???

Với ngày như lá, tháng như mây” (*). Nhà văn đã ra tù, gia đình bạn đã định cư nơi xứ sở tự do.

Em V. chọn ở lại VN với gia đình nhỏ… Một ngày nọ em cũng đã rời bỏ “quê hương lưu đày” (**) để về quê hương vĩnh cửu.

Bây giờ đến lượt Nhà văn…
Em V. hẳn đã được gặp lại Ba.

Xin thắp một nén hương muộn kính viếng Chú. Con chỉ được hân hạnh gặp Chú một lần, nhưng thấy nơi Chú là cả một miền Nam mất mát của con. Miền Nam của sự uyên bác trong kiến thức, của sự đằm thắm dịu dàng trong văn chương chữ nghĩa, và trên hết: Miền Nam của người trí thức dấn thân vào chính trị, nơi đó ngọn lửa nhiệt tình tranh đấu cho dân chủ không bao giờ bị dập tắt.

______

(*) thơ Thanh Nam
(**) Quê Hương Lưu Đày, truyện dài của Hoàng Ngọc Hiển, Văn xuất bản, 1969

Chuyên mục:Khác Thẻ:
  1. Không có bình luận
  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: