Hai truyện ngắn của chị Cam Li
Tác giả: Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh
Cô Bé Viết Truyện Hoa Tím
Hắn lên xe đò đi về Nam Cali. Chẳng qua là mấy hôm trước hắn đi theo người cậu thăm bà con trên Bắc rồi về lại Nam. Một chuyến đi và về không có gì đặc biệt. Nhưng rồi… hắn gặp lại “cô bé ngày xưa” của hắn. Cô bé viết truyện hoa tím!
Nếu thuật lại một câu chuyện theo kiểu “nói thẳng nói thật” như vậy thì quá dễ dàng.
Ồ, quá dễ! Cuộc đời có nhiều thứ xảy ra thật dễ dàng mà hắn không ngờ.
Hồi còn bé tí xíu, mỗi khi hắn ao ước một điều gì, hắn thường nghĩ đến bà tiên hay ông bụt. Họ là những người có chút quyền phép cao siêu, dĩ nhiên là cao hơn ông bà hay cha mẹ một chút. Ông bà cha mẹ thì thường đáp ứng những nhu cầu của ta nhưng họ không có phép. Nhiều khi ta cũng thấy họ cầu nguyện, van vái. Và hắn cũng thế thôi. Cần ăn cần mặc thì nhờ cha mẹ. Nhưng khi có những nỗi ao ước hơi xa vời một chút hiện ra trong đầu thì hắn sẽ thu người lại và nghĩ đến một đấng thiêng liêng.
Nhưng bây giờ, khi hắn không cần cầu nguyện gì cả, điều mà hắn mơ tưởng ngày xưa đã hiện ra rồi kìa!
Ông cậu giới thiệu:
– Đây là em của chị dâu cháu! Cháu chưa gặp bao giờ phải không?
– Dạ chưa.
Và hắn nhìn người đối diện, chào:
– “Hi!”
Hắn nói “Hi!” rất đơn giản như bao người. Hai vợ chồng người anh họ thì hắn đã quen biết từ lâu. Hơn thế nữa, anh lại là người học cùng một trường dòng với hắn lúc “xửa xừa xưa” ở Đà Lạt. Chị thì qua đây hắn mới biết. Chẳng cần rào đón chi thì nói ra ai cũng hiểu là chuyện xa xưa, chứ bây giờ thì hắn cũng đã có vợ con như người anh họ này rồi. Họ đã “ra đời”!
Hắn định ngồi xuống ghế, cạnh bên cậu. Nhưng chợt hắn liếc nhìn người em của chị dâu một chút. Hắn bỗng giật mình. Ủa!.. Sao cái nét này… hắn như đã nhìn thấy ở đâu. Hắn tự giải thích: Thì mình đã quen biết người chị, tất thấy cô em quen là phải. Nhưng hắn chưa kịp nghỉ ngơi để chờ giờ xe chạy thì cậu lại tiếp:
– Cô em đây đi xuống Nam để lãnh giải thưởng đấy!
Cậu thì lúc nào cũng giao thiệp rộng rãi như thế, cái gì cũng nói dù chẳng liên can! Hắn “dạ” rất lịch sự và bình thản nếu không muốn nói là hơi thờ ơ. Hắn đưa tay nhìn đồng hồ, cái đồng hồ rất trung thành của hắn ở cái thời buổi người ta chỉ thích coi giờ trong cell phone.
Còn năm phút nữa. Hắn ngồi yên, lấy cuốn sách ra đọc. Eo ơi, hắn đã quen với những chuyến xe đò thế này, chốc nữa đây sẽ vang lên nhạc, kịch, hát hò cho mà coi! Phải tận dụng thời gian hiếm hoi còn yên tĩnh này mà đọc sách cái đã. Mặc kệ ai lên lên xuống xuống, tạm biệt, vẫy tay, dặn dò…
Cũng không khác một chiếc xe đò ngày xưa bao nhiêu. Chỉ có một cái khác biệt là không có những người bán hàng rong đứng dưới đường ngước nhìn lên các cửa sổ xe để mời khách mua hàng. Lại càng không có những người leo lên tận trong xe để rao mời “Mía ghim đây!”, hay “Trà đá đây!”, hoặc có khi là những quyển sách đủ loại từ tiểu thuyết cho đến sách tử vi bói toán…
Ồn quá! Xe sắp chạy rồi! Hắn theo phản xạ như bao lần, nhìn ra sau lưng mình xem có ai. Cô em của người chị dâu ngồi ngay sau lưng hắn.
Hắn lại hơi ngạc nhiên… sao cái nét này quen quá nhỉ! Hắn giữ cái đầu ngoái lại phía sau, và tìm ra một câu mở đầu câu chuyện:
– Nghe nói… chị xuống Nam để lãnh giải thưởng… giải thưởng gì vậy?
– Dạ, một giải của VB ạ!
– Ô! VB! Vậy chị lấy bút hiệu là chi?
– Tim Tím ạ.
– Hả?
– Dạ, Tim Tím ạ!
Hắn trợn tròn mắt. Hắn đã hiểu tại sao gương mặt kia có một cái gì quen thuộc. Chính là cái nét chung, rất chung trong những bìa vẽ của họa sĩ Vi Vi. Ôi! Chính là Tim Tím, người viết truyện hoa tím đây mà!
– Con nghe có quen không?
Giọng của cậu vang bên tai làm hắn bừng tỉnh. Hắn đáp nhanh:
– Dạ, quen! quen chứ cậu! Hồi nhỏ con rất là mê…
Hắn im bặt. Hắn thấy mình thật thất thố.
Những câu trao đổi diễn ra rất bình thường và tự nhiên. Hỏi thăm về gia đình, nghề nghiệp. Chỉ có một việc không được tự nhiên là hắn cứ phải giữ cái đầu ngoái lại phía sau. Mà cũng vì vậy cho nên hắn chỉ thấy được phân nửa gương mặt của người đang nói chuyện với hắn. Thốt nhiên hắn có cảm giác Tim Tím hiện ra ở đây mà như là Tim Tím viết truyện hoa tím thuở xưa.
Thuở xưa của hắn, của cậu học sinh trung học trường dòng, rất khác với các cậu học sinh “trường ngoài đời”, bởi vì các cậu luôn đạo mạo, đứng đắn, nghiêm trang… nói chung là tất cả những gì tốt lành nhất … đều phải có. Các cậu học nội trú trong trường, ngoài học phổ thông còn phải học giáo lý, tu tĩnh theo một nề nếp nghiêm khắc. Phần giải trí cũng phải theo một chương trình đặc biệt. Sách vở báo chí đều phải qua sự kiểm duyệt và cho phép của các sư huynh. Ấy vậy mà không hiểu sao, loại truyện Tuổi Hoa “hoa tím” lại lọt vào khung cửa nghiêm trang của nhà trường các cậu. Loại sách truyện này không hiểu vì sao lại không được các sư huynh cho đọc. Bỗng nhiên trong một thoáng bị thôi miên bởi kỷ niệm, hắn bắt đầu huyên thuyên về một khung cảnh của ngày xưa.
– Hồi đó, mình học lớp Mười, đã rất mê đọc truyện của “ấy”.
Hắn ngưng bặt. Không nghe Tim Tím nói gì. Chắc là Tim Tím cũng như hắn, hơi ngạc nhiên khi nghe tiếng “ấy”. Ai không phải là học trò thời của hắn sẽ không hiểu chữ “ấy” nghĩa là chi đâu! Bạn thân thì hay xưng hô “mày, tao”, “mi, tau”, “cậu, tớ” hoặc “ông hay bà, và tui”. Nhưng bạn không thân hoặc mới gặp lần đầu thì xưng hô “bạn, tôi”, hoặc “trò, tôi”, hoặc gọi “ấy”, xưng “tôi”. “Ấy” chỉ để dành cho học trò nhỏ dùng, nghĩa là dành cho con nít. Già đầu như hắn bây giờ mà gọi người kia bằng “ấy” không ngạc nhiên sao được” Nhưng sau cái tích-tắc khựng lại đó, hắn nghĩ thôi cứ mặc kệ, hắn thích dùng chữ “ấy”, như ngày xưa hắn từng ao ước được gặp Tim Tím, nói chuyện với cô bằng cách xưng hô “mình, ấy”.
Tim Tím như cũng đồng cảm với ý nghĩ của hắn, nên tiếp lời:
– Vậy sao? Bạn thích hả?
– Thích lắm, nếu không muốn nói là mê, mê truyện của “ấy” viết đó! Sao “ấy” lại viết lôi cuốn như vậy nhỉ!
– Cám ơn. (Hắn nghe tiếng của cô bạn cười rất nhẹ).
– Mình … mình học trong trường dòng, “ấy” ạ!
– Thế sao?
– Mình ở nội trú. Mà … trong đó, ngộ lắm “ấy” à, các sư huynh cấm không cho xem truyện “hoa tím”.
– Ồ, vậy sao?
– Các loại truyện thiếu nhi và các loại người lớn thì lại được, nhưng đặc biệt truyện “hoa tím” thì không.
– Sao vậy?
– Vì các sư huynh thấy giới thiệu là “loại tình cảm nhẹ nhàng dành cho tuổi mới lớn”, sợ tụi này nhiễm cái gì không hay thì bỏ bê việc học hành.
– Tình cảm nhẹ nhàng có gì là không hay?
– “Ấy”… không hiểu đâu!
– Không hiểu thật đấy!
Hắn có cảm giác ân hận vì đã nói những điều vừa rồi. Thôi thì cứ cầu mong là Tim Tím nghĩ rằng trường nhà dòng “hơi khó hơn trường ngoài đời một chút” đi vậy! Đâu phải lỗi của mình!

Chị Cam Li thân tặng các bạn ở trang nhà Phay Van tấm ảnh của cô bé viết truyện hoa tím ngày xưa. (Photo: Kiều Loan – tongphuochiep.com)
Hình như là Tim Tím đang buồn nên hắn không nghe cô tiếp lời. Hắn ái ngại, cố ngoái đầu thêm một chút nữa, rồi một chút nữa để nhìn cho rõ mặt người bạn mới quen này. Tim Tím đang nhìn ra cửa sổ. Hắn nhìn theo. Một vùng hoa tím ngắt ở ngoài kia. Hắn thốt lên:
– Xinh quá!
– Phải, xinh quá!, Tim Tím nói theo.
Hắn lại có thể nói chuyện nữa rồi!
– Tim Tím biết không, tụi mình cũng “mánh” lắm, khi nào về thăm nhà thì lại ra tiệm sách “rinh” mấy cuốn truyện “hoa tím” về, chuyền nhau đọc. Đọc lén đó!
– Không sợ các sư huynh phạt sao?
– Không, vì mình … trùm mền lại, bật đèn pin nhỏ lên đọc.
– Eo ơi! Thiệt không?
– Thiệt chứ! Mình đọc hết tất cả các truyện của “ấy” viết. Mình ao ước có ngày được gặp “ấy”, làm quen với “ấy”, chỉ thế thôi, nhưng mình không có cơ hội.
– Vậy đã có bao giờ bạn bị sư huynh bắt gặp đọc truyện của mình, rồi bị phạt không”
– Có! Có một lần, mình bị bắt gặp.
– Thế… bị phạt ra sao?
Hắn đoán là Tim Tím đang rùng mình vì trí tưởng tượng phong phú chắc sẽ dẫn tác giả tới một cảnh ghê rợn trong đó cậu học trò cả gan này được ăn mấy chục cái thước kẻ vào bàn tay cho đến tóe máu. Hắn lắc đầu:
– Không, không có bị phạt.
– Sao được?
– Vì, “ấy” biết không, sư huynh bắt mình lên văn phòng, bảo mình ngồi một góc, để ông đọc cuốn truyện của “ấy” đã. Ý là sư huynh sẽ tìm những điểm để buộc tội mình cho chắc chắn. Mình ngồi yên. Ông đọc trang đầu, rồi trang kế, rồi…
– Rồi sao?
– Hóa ra là ông chưa bao giờ đọc truyện “hoa tím” cả, “ấy” ạ!
– Chưa đọc sao lại cấm?
– Thì mình đã nói rồi, họ chỉ nghe nói “tình cảm tuổi mới lớn” nên sợ tụi mình bị hư.
– À ra thế! Thế rồi sao?
– Thế rồi mình ngồi chờ ông đọc cuốn truyện đến… ngủ gục luôn. Khi mình mở mắt ra vẫn thấy ông say sưa đọc. Ông đọc xong, gấp sách lại không nói gì. Một lát sau ông bảo mình đi về phòng ngủ đi. Hôm sau, giờ tan học, mình đi ngang văn phòng, thấy một thông cáo ghi “Loại sách Tuổi Hoa “hoa tím” không bị cấm, miễn là đọc ngoài giờ học”.
– Thế sao? Tim Tím reo lên.
– Phải, “ấy” à, bởi vì họ cấm khi họ chưa đọc. Khi họ đã đọc những cuốn “hoa tím” rồi thì họ không muốn cấm nữa. Vì họ thấy những ý hướng xây dựng học đường, xã hội; có tình yêu gia đình, tình yêu đất nước đậm đà trong đó, chứ đâu có phải chỉ là tình cảm bâng quơ, hay “làm hư” học trò. Mình mừng lắm!
– Mình cũng mừng lắm! Đến nay mới nghe được câu chuyện này.
– Tim Tím à! Hơi muộn một chút, nhưng mình rất muốn nói cám ơn “ấy”. Cám ơn “ấy” đã viết những truyện “hoa tím”. Chúng tạo nên tuổi trẻ cho mình và các bạn mình, khó quên lắm. Nhưng, “ấy” ơi, “ấy” có biết là… ngay sau khi bản thông cáo đó dán lên, tụi mình chưa kịp vui mừng, thì nó đã bị gỡ xuống, và thay vào đó là một lệnh cấm mới. Truyện của “ấy” tiếp tục bị cấm!!!
– Thế ư? Vì sao?
– Nhưng không phải là lệnh cấm của nhà trường, mà là lệnh cấm của “nhà nước mới”, của bộ Văn hóa Thông tin, tên các truyện của “ấy” được xếp vào danh sách… các sách bị cấm.
– Mình hiểu rồi! Đó là lúc “đổi đời”. Bạn đã nói đúng. Những cuốn sách của Tim Tím nằm trong danh sách dài dằng dặc những truyện họ gọi là “văn hóa phẩm phản động, đồi trụy”…
– Xin lỗi Tim Tím…
– Bạn đâu có lỗi gì!
– Lỗi mình đã kể lể.
– Không, hãy quên đi. Bạn nhìn kìa! Hoa tím vẫn đẹp đó!
Hắn nhìn theo Tim Tím. Vẫn là một dải màu tím nhẹ vun vút trước mắt. Xe đang chạy với tốc độ tối đa cho phép trên xa lộ. Hắn có cảm giác những ngày êm đềm của hắn cũng đang chạy về vùn vụt. Cậu học trò trường nhà dòng, sau “ngày đổi đời” không còn ở trong trường dòng nữa. Ba hắn đi vào tù. Mẹ và anh em hắn muốn yên thân nên ở lại Sài Gòn.
Hắn không về lại trường nhà dòng, không về lại Đà Lạt. Có lần hắn gặp lại người anh họ, biết được rằng anh cũng không còn học trường nhà dòng nữa. Họ đã “ra đời”. Hắn không có cơ hội khoác áo làm Cha, nhưng hắn trân quý lắm cái thời học trường nội trú, với tình cảm trong sáng của một cậu học trò tuổi mới lớn đêm đêm trùm mền xem lén truyện “hoa tím”.
Hắn không biết mình đã im lặng bao lâu, nhưng có thể tính được dựa vào thời lượng của một vở kịch hài trên màn hình trong xe, vở kịch mà khi hắn và Tim Tím nói chuyện hắn đã không hề biết đến. Hắn trở về thực tại khi thấy màn hình tắt tối đen sau vở kịch. Xe đã vào khu chợ ABC. Mọi người đứng dậy, rục rịch chờ lấy hành lý. Hắn giật mình, hỏi nhanh:
– Thế… chiều nay “ấy” đi lãnh thưởng của VB phải không?
– Phải. Bạn có đến không?
– Mình sẽ đến chứ! Nếu họ bảo mua vé mình cũng sẽ mua vé.
– Vậy cám ơn bạn. Mình hẹn gặp bạn nhé! À!… bạn ơi!
– “?”
– Bạn đừng ái ngại cho Tim Tím nhé! Tất cả đã qua rồi! Mấy mươi năm cũng đã qua rồi! Bạn thấy đó, Tim Tím không có gì thiệt thòi cả.
– Phải. Mình vui lắm, “ấy” ạ!
Hắn nhìn một lần nữa, Tim Tím. Vẫn là Tim Tím như trong những giấc mơ của hắn ngày xưa.
Hắn hân hoan thả bộ trên lề đường trong khu chợ, dừng lại trước một tiệm hoa. Hắn chợt thấy cuộc đời thật mầu nhiệm. Ngày xưa ấy, khi hắn còn là cậu học trò lớp Mười, ngoài giờ học thường lẩn tránh cái nhìn “quan tâm” của các sư huynh, ăn cơm thì mơ màng nghĩ đến truyện hoa tím, đêm đến thì trùm chăn đọc truyện hoa tím, ngủ cũng mơ thấy Tim Tím, mà Tim Tím thì đã là một sinh viên, ngoài giờ học cô lặng lẽ đi vào quân y viện băng bó vết thương cho những người lính, đàn hát bên giường bệnh, và cô đã viết nên những tác phẩm trong thời chiến.
Hắn nghe mắt mình cay xè. Nhưng hắn lại mỉm cười được ngay. Bao nhiêu năm qua hắn đã học hiểu được những cái mầu nhiệm trong cuộc đời. Hắn trông khá già cỗi nhưng tâm hồn của hắn vẫn có một cái gì đó rất trung thành. Hắn có vẻ hơi “cõi trên” một chút.
Hắn chọn những bông hoa tím, nhờ cô bán hàng bó lại thành một bó, thắt một dây nơ màu tím. Hắn nghiêng đầu ngắm món quà mà mình sẽ trao tặng cho người bạn mới nhưng “rất xưa” của hắn.
Vâng, chiều nay hắn sẽ trịnh trọng tặng cho Tim Tím bó hoa tím này ngay sau khi cô lên nhận giải thưởng của VB.
Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh
(nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 48 – tháng 9 năm 2011)
***
Những Mảng Bám
1
Ông dừng xe lại trước một con đường nhỏ rẽ vào một khu dân cư. Phong cảnh này… ồ, trông quen quá! Ông cố moi óc xem mình đã thấy nó ở đâu.
Một con đường đầy những cây phượng tím trồng hai bên. Ông quẹo vào, và đậu lại bên lề. Ông bước ra khỏi xe. Màu tím của những bông hoa này ông không thể nói rằng gợi cho ông cảnh ở Việt Nam được. Việt Nam không có phượng tím. Nhưng cái dáng cây, hai hàng cây tăm tắp, những hạt nước mưa còn đọng trên lá như những giọt lệ, lại đang khiến một cái gì bật ra từ trong trí ông, như thể lâu nay nó đã nằm nghỉ thật sâu.
A! Ông như thấy lại những chuyến xe tất bật ra vào con đường này. Những chiếc xe lấm lem bùn đất. Những chiếc xe mang dấu hồng thập tự. Có những người tài xế mặc đồ “xi-vin”, và cũng có những người tài xế, những nhân viên mặc đồ lính. Ông thấy mình đang nằm trên một chiếc “băng-ca”. Ông không cần ngước lên mà cũng đã thấy được trời xanh mây trắng. Ông nghe được cảm giác đau đớn đến như tê dại ở cánh tay. Ông ngửi được mùi thuốc mê. Và ông hết ý thức…
Tiếng chuông từ chiếc cell phone trong túi áo vang lên. Ông giật mình. Những cảnh trong trí vụt biến mất hết. Ông bắt máy, nói theo phản xạ:
– Hello!
– Ông! Ông ở đâu, sao chưa thấy về ăn cơm?
– Hả???
– Ông! Tôi đây nè! Ông đi đâu vậy?
– Ơ….
– Ông!
Ông ngơ ngác. Ông định thần một giây nữa, và đã nhận ra tiếng của bà. Ông đáp vội:
– Tôi đang ở… ở…
– Ở đâu?
– Tôi… – Ông ngó quanh- Tôi đang ở…
Giọng nói bên kia nghe rất sốt ruột:
– Ông nói nhanh lên! Có chuyện gì?
– Ơ… không… Tôi không biết… ở đâu…
– Ông nói gì kỳ vậy? Ông lái xe phải không?
– Phải.
– Xe.. có bị mất không?
– Không. Xe vẫn đang ở cạnh tôi đây.
– Vậy ông làm gì? Ông đang ở đâu? Ông… ông dòm cái tên đường, nói cho tôi biết đi!
– À… à, – Ông tiến đến dòm bảng tên đường – Dalton Drive.
– Ông tới đường đó làm gì?
– Tôi… tôi không biết.
– Làm sao ông tới đó?
– Tôi lái xe… nhưng … tôi không biết làm sao tôi tới đó.
– Thôi ông ơi, để tôi nhờ mấy đứa nhỏ giúp. Ông đứng đó, đừng đi đâu hết nhé!
2
Đường Dalton. Đường phượng tím. Con đường đẹp đến quen thuộc… Ủa, mà làm cách nào mình đã đến đó? Mình lái xe mà!.. Ông chơi vơi trước câu hỏi của gia đình và của chính ông. Ông bắt gặp vẻ mặt lo lắng của bà, và ánh nhìn nghi ngại của thằng con. Trong bữa cơm chiều, ông gắp và đưa đẩy thức ăn vào miệng như lấy lệ. Ông cũng còn hoang mang lắm. Ông từ từ nhớ ra là mình đã ngồi vào xe và lái đi như có ai dẫn dắt. Nhớ ra được rồi thì ông lại càng hoang mang hơn. Ôi! Ông đã làm cái gì vậy???
Ông đến trước tủ lạnh, toan mở tủ lấy đĩa trái cây, nhưng ông dừng lại. Ông thấy trên mặt cửa tủ lạnh, gắn đầy những tờ “sticky notes” trên đó ghi những câu nhắc nhở: “Nhớ uống thuốc bổ lúc 6 giờ tối”, “Nhớ gọi điện thoại cho bác sĩ ngày thứ ba”, “Nhớ ghi địa chỉ nhà bác Châu”… Ông thấy bần thần quá! Ông trở lại bàn, ngồi lặng thinh.
Bà trở lại sau khi ra phòng ngoài nghe điện thoại. Bà hơi nghiêng đầu, hỏi ông:
– Ông không sao chứ?
– Tôi OK.
– Ông xem mà đi nghỉ sớm đi nhé!
– Ừ. Mà … bà này! Tự nhiên tôi muốn mình đi thăm bác Châu. Lâu quá không thăm bác. Chắc bác cũng bận đi đâu nên không thấy bác ghé mình.
Bà kêu lên thảng thốt:
– Kìa! Ông!
– Hả? Chuyện gì?
– Ông nói gì vậy? Hôm qua, nhà mình mới đi… phúng bác Châu. Bác ấy mất rồi! Ông quên rồi sao?
– Hả???
Bà im lặng. Ông cũng im lặng. Không biết được bao lâu, rồi ông nghe bà nói khẽ:
– Ông đi nghỉ sớm nhé! Tôi đi tụng kinh đây!
– Ừ, đi… tụng kinh.
Ông cười nhẹ như để làm bà yên tâm.
Bà quay đi rồi, ông thơ thẩn ra sân. Ông đã nhớ lại, hôm qua cả nhà vừa mới đi đám bác Châu.
3
Ông cầm cây đàn lên. Đã lâu ông không đàn. Cây đàn guitar này là của thằng cháu nội. Ông nhớ một đoạn nhạc của Glen Campbell và ông khe khẽ hát. Bỗng nhiên trong tâm tưởng của ông, như một đợt sóng, những hình ảnh từ thuở xa xưa nào lần lượt sắp hàng trước mắt. Ông thấy mình và một bạn đồng đội đến trước căn nhà của bác Châu, ở một khu ngoại ô Sài Gòn. Hai bác cùng xuất hiện ở cửa, mời họ vào. Hai người lính, áo còn khét mùi chiến trận, vào nhà, và không dám ngồi. Trong một nghi thức tự lập ra, họ đứng nghiêm chào hai bác Châu, và báo tin con trai của họ đã tử trận. Ông thấy ông và bạn mình đứng thẳng, đông cứng như hai pho tượng bằng nước đá. Ông nghe tiếng kêu khô khan của bác Châu trai và tiếng nấc của bác Châu gái. Một hình ảnh khác tiến lên che mờ khuôn mặt của hai bác. Đó là gương mặt của người chiến hữu đang ngã xuống giữa khói đạn mịt mù. Ông thấy mình đang vuốt mắt cho bạn. Rồi ông thấy mình đang băng qua một hào sâu, tiếp tục cuộc chiến. Ông nghe một cái gì nhọn và nhỏ xoáy vào da, rồi cắm vào thịt rất nhanh, rất sâu, đi qua mạch máu. Ông ôm cánh tay, lết vào một chỗ nấp. Máu chảy quá nhiều. Ông nhắm mắt, nghiến răng chịu đau. Người lính cứu thương chạy đến gần. Ông như lịm đi…
Những cảnh gián đoạn trôi qua như trong một cuốn phim bị đứt. Ông thấy lại cảnh bệnh viện bên một con đường trồng đầy cây còng. Phải rồi! Cây còng. Ông nhớ như in. Hoa màu hồng nhưng sau những cơn mưa trông sao buồn quá! Ông hiểu vì sao nhìn cây phượng tím ông lại liên tưởng đến những con đường cây còng. Ông mỉm cười. Có một chút gì vui vui, như thể ông đang được xem một cuốn truyện cũ mà mình từng rất thích.
Bà đến ngồi bên ông. Ông nhìn qua, cười nhẹ:
– Bà muốn nghe hát không?
– Có.
– Bà muốn nghe nhạc gì?
– Gì cũng được. Ông đang chơi nhạc của Glen Campbell?
– Ừ. Tôi chơi tiếp nhé! Mà bà này, hình như Glen cũng bị…
– Bị gì? Ông hát đi! Bị gì… kệ người ta – Bà nói như át lời ông.
– Được. Bà không muốn tôi nói thì thôi. Tôi hát mà có quên lời thì bà nhắc nhé!
– OK.
Ông cười xòa. Rồi ông hát. Ông không quên một chữ.
“Galveston”. Gương mặt Glen Campbell thời trai trẻ hiện ra như đang song ca với ông. Ca sĩ thần tượng của ông, cùng tuổi với ông đấy! Ông thường nói với bà: “Tay này sướng hơn tôi nhiều, đâu có ra chiến trường như tôi, nhưng tôi cám ơn ổng vì ổng cho tuổi trẻ của mình những bản nhạc hay”.
“Galveston, oh, Galveston
I am so afraid of dying
Before I dry the tears she’s crying
Before I watch the sea birds flying in the sun…”
Ông dừng lại đột ngột. Bà nghĩ rằng ông quên lời. Bà nhắc:
– at Galveston.
Ông nhìn bà. Ông như người mê. Tôi sợ tôi chết trước khi tôi lau khô nước mắt của nàng, trước khi tôi được nhìn ngắm những cánh chim hải âu bay trong nắng… Ôi! Ông sợ ông sẽ quên trước khi ông nhớ được hết mọi điều. Bảy mươi mấy năm là một đoạn đời dài. Phải nói là những đoạn đời rất dài, nối với nhau ở những ngã rẽ. Ông đã để những đoạn đời lắng chìm. Đôi khi ông nhớ lại, nhớ rất rõ. Nhiều khi ông quên mất.
– Bà này! Tôi muốn nói với bà chuyện này, mà bà đừng có la tôi đấy!
– Ông nói đi. Về chuyện gì?
– Về Glen Campbell.
Bà như kêu lên:
– Lại nữa!
– Bà nghe này, Glen sẽ làm một “tour” hay một buổi “chia tay”, thấy cũng hay hay…
Bà ngập ngừng:
– Ông … ông muốn nói…?
Ông cười to:
– Bà khoan hiểu lầm đã. Tôi thì không. Hãy để cái gì đến sẽ đến. Tôi không muốn rùm beng đâu! Hơn nữa, mình không phải là nhân vật nổi tiếng gì cho lắm. Tôi muốn yên tĩnh.
– Nhưng nói cho mọi người, chia sẻ cho mọi người, thì cũng là một điều hay. Mà… ông ơi, nghe nói bệnh này có xác suất cao ở phụ nữ, sao ông lại…
– Bà lẩm cẩm chưa! Nam cũng bị vậy! Mà đúng ra nam là phải bị nhiều hơn chứ! Nam hút thuốc, nam uống rượu, nam ít vận động hơn nữ. Có gì đáng ngạc nhiên đâu! Có điều nữ bị nhiều hơn nam là ông Trời hơi bất công rồi đó!
– Tôi… tôi rồi… có sẽ bị không hở ông?
– Tôi tin là không. Bà kinh kệ hàng ngày, bà thông minh lắm đó, yên tâm đi!
Hai người cười vang, và lại trêu nhau vui vẻ. Ông như cất đi bớt chút gánh nặng. Nỗi ám ảnh đè lên tâm tư ông hàng ngày. Từ hôm lái xe đi như người mộng du đến khi vào bệnh viện để chẩn bệnh kỹ lưỡng, ông biết đã có một thay đổi rất lớn, như thể cuộc đời lại qua một ngã rẽ khác nữa. Nhưng ông vốn đã tập tính chấp nhận từ hồi còn trẻ, cho nên ông cố gắng bình tĩnh để đón nhận. Ông xin ngồi lại nói chuyện với bác sĩ. Bệnh ông chưa nặng, nhưng không thể coi thường. Bác sĩ cho ông xem hình chụp bộ não của ông, giải thích cho ông nghe về những chỗ có “vật lạ”. Những mảng bám! Người trong chuyên môn gọi đó là “amyloid plaque”. Vị nữ bác sĩ dễ thương lại còn lấy giấy bút ra vẽ và giải thích đơn giản cho ông biết đó là một loại chất đạm “cứng đầu”, bình thường nó tan rã, nhưng ở ông và những người đồng bệnh, chúng tích tụ lại và bám dính giữa những tế bào thần kinh, ngăn cản hoạt động của não. Cô lại vẽ thêm những “mớ tóc rối” nằm trong tế bào thần kinh, nói rằng đó là thủ phạm gây nên sự hủy hoại của các tế bào này. Đương nhiên là ông nhận được những loại thuốc đặc trị, rồi lời khuyên về một chế độ ăn uống và tập thể dục để “làm chậm tiến trình của bệnh”, ông chăm chú nghe theo.
“Làm chậm tiến trình của bệnh”, ông lẩm bẩm.
4
“Cho tôi lại trí nhớ!” – Ông thét vang trong giấc ngủ. Ông choàng tỉnh, thấy bốn bề yên lặng. Người bên cạnh ông vẫn đang ngủ say. Ông nhìn kỹ gương mặt này, nhờ ánh đèn mờ mờ của chiếc đèn ngủ. Trong giấc mơ ông đã thấy lại gương mặt của từng đồng đội. Ông nhớ rất rõ tên của từng người cùng những thói quen tốt hay xấu của họ. Cả những bản nhạc mà anh em cùng đàn hát với nhau khi về hậu cứ. Rồi đến những con sông, những ngọn núi, những khu rừng… tất cả sáng ngời trong một góc trí nhớ như người ta xem một phần sân khấu sáng choang nhờ ánh đèn chiếu tối đa vào. Bên ngoài khoảng sáng đó là một vùng đen thăm thẳm. Ông thức dậy thấy mình ở trong vũng đen ấy. Người bên cạnh ông vẫn ngủ say. Ông moi óc, tự hỏi: “Ai đây?..”
5
Ông đón cái cốc từ tay bà. Ông mỉm cười, nói:
– Cám ơn.
Bà nhìn ông hớp từng ngụm nóng hổi. Bà hỏi:
– Vừa uống không ông?
Ông gật gù:
– Ngon lắm, cháo ngon lắm!
Bà kêu lên:
– Ông nói sao?
– Cháo… cháo ngon lắm!
– Ông nè, ông hãy nhìn kỹ tôi pha cho ông cái gì đây!
Ông nhìn vào cốc, rồi bỗng như tắc hết ý, ông lắc đầu, ngơ ngác. Bà nói nhẹ nhàng:
– Cà phê, ông ạ! Ông muốn ghẹo tôi phải không?
– Ơ! Cà phê! Cà… phê!
Bà cười rồi quay đi như coi việc vừa rồi là chuyện ông cố ý trêu bà.
Nhưng ông thì không. Ông không đùa, không trêu. Mấy ngày nay ông đã thấy triệu chứng nhầm lẫn và quên tên những đồ vật thông thường nổi lên rõ ràng. Và đặc biệt hơn cả, đáng sợ hơn cả, là sự việc đêm hôm qua ông thức dậy không nhận ra bà bên cạnh. Ông biết đó là người rất quen nhưng không nhớ là ai, phải gọi là gì. Ông cảm thấy hoảng sợ với chính mình. Nhưng sáng ra thì mọi việc lại không có gì khác lạ. Ông đã mỉm cười chào bà khi bà ra sân, nơi ông đang ngồi sưởi nắng.
Ông đến bên bàn. Ông định thần một lát, nhìn vào cái vật quen thuộc hàng ngày mình vẫn dùng. Nó tên là gì nhỉ? Ông lại chơi vơi trong cái vũng tối. Bà đến bên cạnh, đoán ý:
– Ông định gọi cho ai?
– À… cho cái cô xinh đẹp hôm trước…
– Cô bác sĩ?
– Ồ đúng, đúng, cô bác sĩ. Cô bác sĩ có dặn khi nào muốn hỏi gì thì cứ gọi, không cần phải gặp.
– Vậy ông gọi cho cô ấy đi!
Ông cầm điện thoại lên, tần ngần một lát, rồi đưa cho bà:
– Bà … bà coi số rồi gọi giùm cho tôi. Nhiều số quá!…
Và ông nói chuyện với cô bác sĩ. Ông kể cho cô nghe về những giấc mơ, những hồi ức chính xác ông tìm về, cùng những điều lạ lùng xảy ra như quên tên các đồ vật, quên cách gọi người thân, nhầm lẫn và quên những việc vừa mới xảy ra, sự khó khăn với những con số… Rồi ông nghe cô bác sĩ khuyên nhủ ông hãy bình tĩnh, và cô giải thích về “trí nhớ ngắn hạn”, “trí nhớ dài hạn” bị ảnh hưởng ra sao trong căn bệnh của ông. Ông nghe thì ông hiểu. Nhưng ông e rằng sau đó ông sẽ quên hết. Chắc là cô bác sĩ hiểu điều này hơn nhiều, nên cô xin nói chuyện với bà. Ông trao điện thoại cho bà. Ông ngồi bên cạnh. Bà cũng nói chuyện rất lâu với bác sĩ. Khi bà chấm dứt câu chuyện, ông thấy đôi mắt bà đã đỏ hoe.
– Bà này, tôi không có làm sao đâu!
Bà cười gượng:
– Vâng, ông không có làm sao. Bác sĩ bảo ông ráng uống thuốc theo đúng toa. Ông sẽ khỏi bệnh. Có tôi chăm sóc cho ông, ông vui chứ?
– Vui lắm, tôi sẽ vui lắm! Cám ơn bà.
– Ông cám ơn tôi? Khách sáo vậy?
Ông cười to như để lây sự vui vẻ cho bà. Bà soạn trong tủ ra mấy cuốn album, đặt ngay ngắn trên bàn. Bà lẩm bẩm:
– Mình sẽ coi lại mấy cuốn album này nghen ông! Hy vọng những chuyện cũ ông không quên.
– Phải. Chuyện cũ tôi không quên.
– Vậy ông có nhớ lần đầu tiên hẹn tôi, ông thấy tôi mặc áo màu gì không?
– Không phải màu, mà là áo hoa. Bà mặc chiếc áo dài hoa vàng nền xanh rất nhã. Đúng không?
Bà cười trong nước mắt:
– Ông giỏi!
– Bà ơi, tôi xin bà một điều…
– Ông nói đi!
– Lỡ chăng… đến một ngày nào đó, khi tôi không còn nhớ bà là ai, xin bà đừng giận tôi nhé!
– Sao mà tôi giận ông được? Ông bệnh mà! Nhưng ông hãy vui lên, ông sẽ khỏi bệnh.
– Mình có thể làm chậm căn bệnh lại bà ạ, bác sĩ nói vậy. Làm chậm lại. Còn nếu mình muốn chậm lại mà nó không chậm, thì mình ráng chấp nhận nghen! Tôi cám ơn bà trước, vì lúc đó bà sẽ rất cực với tôi đấy! Bà và các con có thể gửi tôi vào viện dưỡng lão.
Bà ôm chặt lấy ông:
– Tôi sẽ chăm sóc cho ông, nếu trời không bắt tôi bị bệnh như ông.
6
Những mảng bám ngày càng nhiều trên óc. Ông có một thế giới khác. Một thế giới của riêng ông. Bà và các con, cùng với một người được thuê để phụ giúp, đã khá vất vả khi chăm sóc cho ông, bởi ông càng ngày càng khó khăn khi tự làm những công việc đơn giản cho chính mình. Cũng khá đau khổ, khi bà nhận thấy mình không còn quen thuộc với ông nữa.
Nhưng ông tỏ vẻ vui thích khi nói về chuyện quá khứ. Ông chăm chú xem những cuốn album và nhận ra hết những người trong đó. Bà vui lây. Bà cũng đi vào cái thế giới đó với ông. Chỉ bằng cách đó. Đôi khi bà đứng lại phía ngoài. Bà để cho ông tự mình hồi tưởng, đắm chìm trong những kỷ niệm của đời người. Mỗi ngày hầu như ông chỉ sống cho hiện tại một vài khoảnh khắc ngắn ngủi. Còn với tương lai, ông không thể hoạch định.
Bà không có gì để than trách. Vì ông đã nói hết những lời “cám ơn, xin lỗi” với bà khi ông còn nhận ra bà. Ông chẳng đã hát “Tôi sợ tôi chết trước khi tôi lau khô nước mắt của nàng, trước khi tôi được nhìn ngắm những cánh chim hải âu bay trong nắng” rồi đó ư? Vậy thì hãy để ông sống với những ký ức cháy bỏng một thời của ông, những đoạn đời đáng sống mà ông luôn hoài niệm. Ít ra, trong giai đoạn này, “trí nhớ dài hạn” của ông vẫn còn nguyên vẹn, não của ông vẫn còn những vùng chưa bị tàn phá, đúng theo lời bác sĩ nói “Người bị bệnh Alzheimer vẫn có một điều hạnh phúc, đó là được sống với những ký ức tuyệt vời”.
Có một ngày, bà mở ti-vi cho ông xem. Ông không còn nhận ra Glen Campbell trên màn ảnh. Vì trên đó là một Glen Campbell bảy mươi mấy tuổi, bằng với ông hiện tại. Ông chỉ nhớ một Glen thời trai trẻ. Ông thấy chán, ông lim dim mắt. Ông nghe tiếng đàn guitar của chính mình. Ông nghe tiếng hát của đồng đội vang trong cánh rừng âm u sau một trận thắng. Rồi như lật qua một trang khác, ông thấy gương mặt của anh con bác Châu từ từ nhòa nhạt. Anh đã ngã xuống. Ông nghe lại tiếng đạn chui vào da thịt, vào đến mạch máu trong cánh tay mình.
Bà đem đến cho ông một ly nước gì không biết. Ông mở mắt, đón cái ly, uống mà không hiểu đó là gì. Rồi ông lại nhắm mắt, tiếp tục phiêu du vào cõi xưa, nơi ông thức dậy trong một bệnh viện. Người lính trẻ sức sống còn tràn đầy. Cánh tay bị thương đã được băng bó. Một gương mặt cúi xuống. Một mái tóc dài được bới gọn sau chiếc mũ trắng. Ông đón ly nước từ đôi bàn tay của người con gái. Nước! Nước ngon quá! Ông nhìn người đối diện. Một đôi mắt đen nhánh đầy tình yêu đang nhìn ông.
Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh
(nguồn: vietbao online)
***
Kính mời các bác nghe giọng hát của chị Cam Li:
Câu truyện thật nhẹ nhàng, gợi lại chongười đọc những kỷ niệm êm đềm của tuổi học trò mới lớn! Giờ đã lớn tuổi, mà tác giả Cam Li Nguyễn thị Mỹ Thanh vẫn luôn trung thành với phong cách sáng tác của mình, bảo sao những thế hệ học trò trước 1975 không mê giọng văn của chị…
Cám ơn cô chủ đã đưa lên một truyện, đọc thật thú vị!
Ơ! vừa đọc xong truyện ” Cô bé viết truyện hoa tím “…gởi comment đi thì lại thấy xuất hiện truyện thứ hai…!
Vậy đọc tiếp cô chủ nhé…
Ui, có bài mới! nhưng… út mở cửa nhà chậm hơn bác Công Thành rồi!!!Tiếc ơi là tiếc!!!
Không thì được chị Phay thưởng cho…tô bún bò huế nữa rồi!!!
Chị Phay ơi, vậy là em vào thăm nhà chị sau…” ấy “…một bước rồi phải không chị?
Em vui quá chị Phay ơi! ” ấy”..ơi.., cho Tín đứng sau làm vệ sĩ nhen…
Chị Phay: được chị khen em vui vui quá trời luôn!
Nhưng chị ơi! không biết…” ấy “…đọc còm này của em rồi có..Xiiiiiiiiiiiii…không nữa đây chị Phay!!!!? Có gì chị đỡ giùm em nhen chị Phay!!!
Em xin phép đi dạy kèm nhen chị Phay!
“ấy”…chắc giờ này cũng đang dạy kèm rồi đó chị …
Ông Tín ròm: cái gì mà…ấy…ấy…ở đây??? trời ơi lại còn đòi làm vệ sĩ nữa chứ!!!
Xíiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii!!!!!!!!!!!
Ông chịu nổi ” chưởng ” này của tui không????
Bảo Vân !!! em làm gì mà một…tràng dài dữ vậy ?!
Điệu này chắc Tín nó ….chạy mất dép …quá…!
Tín ơi…! Hoa Hồng… có gai ! Em trai nhắm đủ …bản lĩnh…hông…đó ?
Chị Phay Van: Dạ, chị ơi! ông Tín ròm này là phải ” chưởng ” mạnh mạnh tay như vậy đó chị!!!
Đừng mắng em nhen chị…
Chị Nha Trang kính: Dạ, chị Nha Trang ơi! út mới có dùng 1/3 ” công lực ” thôi đó chị!
Kệ, cho ông Tínròm này chạy…mất dép, mũ…luôn đi chị Nha Trang nhen!
À, chị Nha Trang, chị Nguyệt Mai, chị Hà Linh, chị Phay Van…hồi xưa mấy chị có dùng ” chưởng “…XÍiiiiiiiiiiiiiii….này như út dùng bây giờ không mấy chị? Mấy chị chỉ cho út vài chiêu bí quyết của mấy chị…để ” bứt mấy cái đuôi “…đi mấy chị…?!
Chị Phay ơi! Anh Hai hth ơi! CỨU …C…Ứ….U….E…M….V….Ớ…..I….
Đó, Chị Phay thấy ” ấy “…ớn ớn…chưa!!!
Hoan Hô chị Phay van!!!
Hôm trước chị Nha Trang cũng khen em như vậy đó chứ bộ!
Chỉ có ” ấy ” là….XÍ iiiiiiii với em thôi, phải không chị Phay!?
Anh Hai hth mấy hôm rày sao không thấy anh xuất hiện gì cả?!
Anh Hai ơi! anh có sao không? Hay là anh bị chị nào…đá giò lái…rồi thì phải???!!!
Đừng cự em nghe anh hai…
Chị Nha Trang ơi, em sẵn sàng lấy thân ròm này chịu đau và để cho ” ấy ” gai Hoa Hồng đâm thiệt tình đó chị Nha Trang! nhưng chị chỉ chút chút cho em trai ròm này một vài cách đỡ khi bị gai của… ” ấy ” …đâm, nhen chị Nha Trang…
Hihiiiii…… anh thấy em cũng dạn đòn đấy chứ, dối đáp với BV chan chát có sợ gì đâu mà cứu. Tiết lộ với em một chiêu để xử với chị em là phải chân thành, kể cả khi bị … đá giò lái! 😀 .
Ui, chị Phay hết chỉ đường rồi lại còn cho ăn nói có duyên và bảo em là lầm nữa chứ…huhuhu ! Ai cũng binh ông Tín ròm hết!!!
P/s : ông Tín, ông đã làm xong bài nhóm giao chưa? nhớ sáng mai đưa cho Lan đó, chỉ chờ còn bài của ông và Nga đó…
Chị Phay: một mình em bơi thôi hả chị!!! Căng dữ vậy chị Phay !!! em hơi ớn ớn!!!
Dạ được, nhưng ban đầu chị cũng cho em mượn đỡ cái…phao một chút nghen!
” ấy” ơi…, Tín làm xong rồi, nhưng mai có việc không lên trường được, Tín nhờ Tuấn Anh đưa cho Lan đó…
Chị Phay Van: Dạ, em cám ơn chị quan tâm nhắc nhở em ạ!
Út nấu cơm…rồi đọc sau chị Phay nhen!
Chị Phay Van: Út mới đi dạy thêm về, hồi trưa tính vừa đọc bài mới vừa nói chuyện với chị, thì có đứa bạn ghé lại kêu đi có việc, út không kịp chào chị, út xin lỗi chị nha!
Ủa, hồi trưa em thấy chị post có một truyện thôi mà…
Chị Phay Van: Dạ, đọc đã lắm chị! Văn phong chị ấy nhẹ nhàng, đầy tình cảm, nhân hậu…đi vào lòng người đọc dễ chịu một cách tự nhiên…
Chỉ là cảm nhận của riêng em thôi nhen chị Phay…vì lần đầu tiên em mới đọc truyện của Tác giả, chị Mỹ Thanh…,em thật sự có cảm tình ngay…
Phay Van: Vừa mới đọc truyện thứ hai vài dòng thì…cúp điện ! đành treo võng ngoài vườn đọc sách và làm một giấc….
Thức dậy thấy có điện lại…, đọc tiếp đây cô chủ nhé..
Phay Van: Đúng vậy cô Phay Van, Truyện thật hay và cuốn hút; với bút pháp thật giản dị, chân thành, Cam Li đã làm tâm thế người đọc phải ngùi ngùi cảm động…, đọc xong tôi cứ miên man suy nghĩ mãi…về quãng thời gian trước mắt…của mình…!
Chuyện thứ hai đọc sao thấy buồn buồn quá chị Phay ơi, làm em nhớ ông bà nội em ghê quá!
Chị Phay: Dạ, quê em ở Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận chị à !
Chị Phay Van: Ơ! chị Nha Trang cũng quê ở Bình Thuận hả chị?
Vậy là em có người chị cả đồng hương rồi! Vui thật!
Nguyệt Mai chọn hai bài nhạc thích hợp với chủ đề này để thân mời các bạn trên trang nhà Phay Van nghe chị Cam Li NTMT hát bài “Giàn thiên lý đã xa”
http://hathaykhongbanghayhat.org/node/1453
Và bài “Đường xưa lối cũ”, nhạc và lời: Hoàng Thi Thơ
http://hathaykhongbanghayhat.org/node/1379
Cô em yêu quý,
Em cứ tự nhiên. Chị cho phép em từ lâu rồi mà. 🙂
Wow…! Vừa mở cửa vào nhà đã thấy entry mới…!
Ui chao…, Truyện mới của chị Mỹ Thanh à…? Nguyệt Mai và Phay Van hay thật đấy …!
Từ từ đọc bài …, chị đề nghị Phay Van điểm này trước ngay cái đã :
Em lấy hình của chị Mỹ Thanh – mà nhà mình đã xin chị ấy ở entry trước – gắn vào ngay đầu entry này đi em , để cho mọi người khi đọc truyện của chị , sẽ có ấn tượng rõ với Tác Giả , khỏi mất công quay lại entry trước… , đồng thuận không em yêu ? Làm ngay chứ cô em…! À…, Phay Van ơi sẵn gắn luôn link bản nhạc mà chị ấy hát ở entry trước luôn nhé…
Đừng bực mình chị đó nghen….
@ Nguyệt Mai và Phay Van thân quý :
Đúng là giọng văn chân tình của chị đã tạo cho người đọc cái cảm giác nhẹ nhàng , man mác …, đọc truyện đầu , người đọc như thấy mình quay lại cái thời mơ mộng của tuổi học trò …say mê háo hức tìm và mua đọc bán nguyệt san Tuổi Hoa …vậy !
Truyện thứ hai , đúng là đọc xong thấy cảm phục chị quá !
Là nhà văn nữ , mà chị ấy xây dựng cốt truyện với nhân vật nam chính , cùng phân tích diễn biến tâm lý đầy tâm trạng của nhân vật , thông qua bối cảnh thời gian và không gian của quá khứ và hiện tại đan xen lẫn nhau thật logic , đầy hấp dẫn và cuốn hút người đọc…
Đọc xong truyện này , ắt hẳn những người lớn tuổi , và nhất là những người lớn tuổi đã từng sinh sống ở miền Nam Việt Nam trước 1975 , chắc chắn sẽ …đăm chiêu suy nghĩ nhiều lắm….!
@ Nguyệt Mai và Phay Van thân quý :
Trong truyện thứ hai , chị Mỹ Thanh có cho nhân vật hát bản nhạc ” Galveston ” cùng ca sĩ Glen Campbell…gì gì đó…!
Mai và Phay Van có thể tìm được bản nhạc với giọng của ca sĩ này không ? Nếu tìm được thì post lên nha…hai bồ tèo.. ( Trang chưa nghe bản nhạc và giọng của ca sĩ này lần nào ! )
À…, Nguyệt Mai ơi…, tự nhiên gõ tới đây , Trang chợt nghĩ : chị Mỹ Thanh cho nhân vật hát bản nhạc này trong truyện , thì ắt hẳn ngoài đời thật …chắc chắn chị Mỹ Thanh…đã biết và đã hát bản nhạc này ? Vậy Nguyệt Mai có thể xin phép chị ấy cho post lên entry này giọng hát của chị với bài hát trong câu truyện…được chứ Mai ?
Trang háo hức chờ tin từ Mai đấy…bồ tèo ơi…
Chị Nha Trang: chị và các bác nghe GLEN CAMPBELL hát bài GALVESTON nhé, em cũng chưa từng nghe trước đây chị ạ:
Thế còn giọng ca của chị Mỹ Thanh thì em phải đợi chị Mai thôi.
Quý anh chị em và các bạn thân mến,
Cam Li cảm động vô cùng trước sự chào đón thân tình của anh chị em trang Phay Văn. Những đóa hoa thật thắm. Những bài nhạc thật hay. Cám ơn rất rất nhiều……
Và Cam Li đã “cùng hát” với Glen Campbell nhạc phẩm “Galveston” làm quà tri âm cho trang Phay Văn như một chút tình đáp lại (ưu tiên 1 đó!) nhưng không biết làm sao gửi đây….. Nguyệt Mai đi vacation rồi nên Cam Li chưa nhờ được. Phay Văn giúp Cam Li gửi cách nào nhé!
Mến,
Cam Li NTMT
Chị Cam Li NTMT : Chào chị ghé lại vào thăm trang nhà cô Phay Van, chị lại còn tặng thêm món quà ” ưu tiên 1 ” nữa chứ ! Là một độc giả của chị và cũng là khách của nhà cô Phay, Công Thành tôi rất vui…, vì chỉ có ở đây – nhà cô Phay – mới đặc biệt hân hạnh được chị ghé thăm, trò chuyện…và tặng quà!
Cám ơn chị nhiều! biết chị rất bận rộn công việc, nhưng nếu có thể, thì chị hãy vào nhà cô Phay Van chơi và chia sẻ những sáng tác mới của chị…, chị Cam Li nhé!
Cô Phay ơi! cô đâu rồi? cô hãy thực hiện nhanh nhanh món quà ” ưu tiên 1 ” của chị Cam Li đi…?
Chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh : Chào Chị !
Rất vui, khi chị vào lại trò chuyện cùng các bạn độc giả mến mộ chị! món quà chị mang đến tặng cho trang nhà cô Phay Van quả là đặc biệt!
Cũng như anh Công Thành, Lãng Tử tôi cũng xin được…hối thúc cô Phay mau mau đưa món quà của chị Cam Li lên để mọi người cùng thưởng thức nhé!
TB: À, cô Phay ơi! lần trước Lãng Tử tôi… quên hoa tặng chị Cam Li đến thăm, lần này cô cho tôi được chuộc lỗi cô nhé…! Cô chọn giúp 2 lẵng hoa thật đẹp…đưa vào comment này, gọi là 2 lẵng hoa chào mừng chị Cam Li đến lần trước và lần này … của tôi nhé!
Cám ơn cô Phay thật nhiều đó!
@ Chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh :
Nha Trang – là một độc giả của chị – rất hân hoan đón chào chị ghé thăm !
Wow…! Vậy là chị đã sắp xếp thời gian bận rộn quý báu của mình , ghé vào lại trang nhà Phay Van thăm hỏi các fans của chị rồi …! Chị lại còn tặng cho mọi người món quà ” ưu tiên 1 ” nữa chứ ! Cái tình cảm ưu ái đặc biệt này của chị dành cho mọi người thật đáng quý , như anh Công Thành có nói : ” …chỉ có ở đây – nhà cô Phay – mới đặc biệt hân hạnh được chị ghé thăm , trò chuyện…và tặng quà ! ”
Nha Trang cũng như mọi người rất mong chị ghé thăm nhiều lần như thế này nữa…, chị Cam Li nhé !
Chân thành chúc chị và đại gia đình của chị luôn dồi dào sức khoẻ , an bình và hạnh phúc !
Thân ái ,
Ui! vui quá chị Phay ơi! trang nhà chị lại may mắn đón chào chị Cam Li ghé thăm nữa rồi! Hôm qua út bận không vào nhà nên đâu có biết tin vui này…!
Dạ , Bảo Vân kính chào chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh ghé lại chơi lần nữa và tặng quà cả nhà ạ !
P/s: Chị Phay ơi nhanh nhanh mở quà của chị Cam Li cho mọi người cùng nghe đi…
Chị Phay ơi! trong lúc chờ chị …mở quà của chị Cam Li, Út xin phép chị cho bật 2 bản nhạc cho có không khí chào đón chị Cam Li…, được không chị?
1/ Rhinestone of Cowboy – ca sĩ Glen Campell
2/ My Way – ca sĩ Frank Sinatra
Được chứ chị Phay ? Út cám ơn chị nhiều ạ…
Nha Trang, Phay Van và các bạn yêu quý,
Chị Cam Li rất cảm động với những tình cảm nồng hậu mà các bạn đã dành cho chị. Chị rất bận rộn nên chị xin các bạn cho chị làm “độc giả thầm lặng” của Nhà Phay vậy nhé, nhưng chị sẽ đáp ứng yêu cầu của các bạn nếu có thể được. Hiện thời chị chưa hát bài Galveston mà Nha Trang yêu cầu. Nên chưa thể post lên cho bạn nghe được. Đến khi nào chị hát bài này, thì chị sẽ dành ưu tiên cho trang nhà Phay Van post trước, bạn chịu không?
@ Nguyệt Mai & Phay Van thân quý :
Hai bồ tèo , và nhất là Nguyệt Mai , cho Nha Trang … ” Được voi đòi tiên “…một chút nghen.., đó là :
Nguyệt Mai ơi , Trang rất chân thành mong ước Mai gợi ý đề nghị …chị Mỹ Thanh ưu ái cho trang nhà của Phay Van – cũng như của tất cả chúng ta – một vài dòng comment trong chính entry này…, để chính thức là một dấu ấn kỷ niệm đẹp của một nhà văn trang nhã , tài hoa …tên tuổi , mà tất cả fans chúng ta yêu mến , tự hào , hãnh diên , và ngưỡng mộ…!
Nguyệt Mai ơi…! cố gắng thuyết phục chị Mỹ Thanh nhé…, trọng trách ” quốc gia ” này , Nguyệt Mai …rán hoàn thành nhé…! Rất tin tưởng ở sự thuyết phục của Nguyệt Mai…, cả nhà đang…háo hức chờ tin vui bằng… một vài dòng comment của Chị Mỹ Thanh …ở ngay chính trong entry này đấy…Nguyệt Mai ơi…!
Công nhận chị Nha Trang có đề nghị hay hay thật! qua đọc những entries, út học hỏi đượcở chị một kỷ năng mềm cá tính về những…đề nghị độc đáo …!
Chị Nguyệt Mai ơi, em cũng háo hức chờ tin vui này đó nhen chị…
Chào các anh chị, các bạn, các em
HL góp mặt rồi sẽ đọc sau.
Chị Hà Linh: dạ.
Hà Linh khỏe không? Bên em giờ này trời có lạnh?
Luôn vui nhé em!
Em chào chị Mai ạ,
Bên em lạnh dần lên rồi chị à, sáng nay qua công viên lá vàng đỏ rơi rụng nhiều lắm.
Em khỏe chị à,
Chị thì sao? bên chị thời tiết sao rồi?
Em mong chị luôn khỏe, khỏe thì sẽ làm được mọi việc chị nhỉ!
Hà Linh yêu mến,
Cám ơn em chị vẫn khỏe. Nơi chị ở đang là mùa thu nên lá vàng cũng như lá đỏ rơi ngập lối đi. Thời tiết đã trở lạnh. Mùa thu rồi đến mùa đông nên bầu trời như ủ rũ hơn.
Cuối tuần vui nhé, Hà Linh!
Chị Nha Trang ơi, cái từ” bồ tèo” nghe hay quá nha!
Thế có gọi được là ” em tèo” không chị? em đoán tèo là tính từ gợi sự thân thương, gắn bó …
Chị Hà Linh: chị tách ra thế chắc không được đâu :D, nó là một từ kép mà (như: hy sinh, dũng cảm, …)
Ủa, HL tưởng bồ là bạn, tèo là thân!
Bồ tèo hóa ra là một từ à? hihihihi
@ Hà Linh mến yêu :
Wow….! Chị chưa nghe và thấy ai dùng từ ..” em tèo “…cả Hà Linh ơi , đây là lần đầu tiên chị mới nghe…” em tèo “…đó nha cô em yêu ! hi..hi..
Từ…” em út “…thì trước đây ở miền Nam có dùng tương đối phổ biến , nhưng trong một số trường hợp người ta lạm dụng từ… ” em út ” …này , với nghĩa…không được đẹp , do đó những người nghiêm túc cũng tránh sử dụng…đó em !
Còn từ ” bồ tèo “, thì đây là một từ thân mật…, dùng rất phổ biến và chỉ ở miền Nam hay sử dụng thôi …, tuy nhiên người dùng đôi khi có lẫn lộn…! em quá bộ lại entry ” Nơi không còn tiếng là xứ của sương mù ” xem ở comment # 96 , chị có hồi đáp cho câu hỏi của bạn Đồ Trọc về từ… ” bồ tèo ” …đó em yêu…!
Vui em nhé…
Nguyệt Mai thân mời các bạn nghe ca sĩ Duy Trác hát “Áo lụa Hà Đông”, thơ Nguyên Sa, nhạc Ngô Thụy Miên.
và “Mộng Dưới Hoa”, thơ Đinh Hùng, nhạc Phạm Đình Chương nhé.
Nguyệt Mai cũng yêu mến riêng tặng hai bài nhạc này cho các cô thiếu nữ của những năm xưa….
@ Nguyệt Mai & Phay Van thân quý :
” Tạng “…của Nha Trang là …hoài cổ nặng nặng lắm ! cho nên khi thấy bất cứ cái gì gợi gợi lại những ký ức kỷ niệm xưa là cứ…xao xuyến , bồi hồi , ngơ ngơ ngẩn ngẩn , nhung nhung nhớ nhớ…kỳ quặc lắm…các bồ tèo ơi…!
Trang cảm ơn Mai về 2 clip nhạc này nghen , đúng là nghe nhạc và xem hình ảnh các cô gái mặc áo dài trong clip , mình …xao xuyến bồi hồi… lắm lắm…Nguyệt Mai ơi..!
Cám ơn chị Nguyệt Mai đã cho đọc chị Cam Li , lại được nghe Duy Trác.
Giọng Duy Trác thật tuyệt,trí thức, đầy truyền cảm, nhất là khi Ông hát Cung Tiến.
Tôi nghe đâu sau ’75 Ông cũng lận đận nhưng nay đã định cư tai Hoa Kỳ. Những thông tin về Ông rất ít.
Một lần nữa,cám ơn chị Nguyệt Mai
Bác Chinook nghe Duy Trác nữa nhé:
—
và… Hương Xưa:
http://www.nhaccuatui.com/m/mJdJrq8gqb
Duy Trác: Tiếng hát trở về vùng đất ấm
Tiếng hát ấm áp ấy tưởng chừng tắt lịm từ lâu. Sau 75. Còn chăng, chỉ là chuỗi âm hưởng bạt ngàn hàng hàng giây kẽm gai trong trại tù. Những đêm trăng sáng, dưới bóng tàn cây. Đâu đó, những khuôn mặt u uất, nhen nhúm những kỷ niệm phôi phai hồi lại. Bằng giọng hát kẻ cả, kiêu sang, có một khôg hai, tưởng như sáng mãi trên vòm trời ca nhạc quê nhà.
Ngồi bên nhau bằng tiếng hát đó, cuộc đời tưởng đã trôi xuôi. Kỳ diệu thay, vẫn có tình yêu đâu đó. Tình vợ chồng thủy chung trọn kiếp – Đời lính chiến vật vờ bão nổi; phút đầu sống lại, khí thế hiên ngang buổi đầu lên đường hành quân.
Đời người tưởng đã khuất lấp bao quanh bởi hàng rào kẽm gai. Họng súng oan khiên nã đạn chẳng từ. Cứ thế, chúng ta sống phom phom. Quên hết – quên đời. Quên chuyện tình yêu chăn gối. Ánh mắt vợ hiền cũng mặc. Giọng nói, tiếng cười con thơ đành quên trong tâm thức mịt mù.

Phải chăng, chúng ta đã có tiếng hát Duy Trác sừng sững trong bóng đêm năm nào. Ở trại tù Trảng lớn. Hay đâu đó trong lãnh thổ vùng III thân yêu. Giọng hát tù ngục thoát ra từ con tim thôi thúc. (…)
Tôi được tin Duy Trác cùng gia đình, do cô con gái bảo lãnh, đã đến bến bờ bình yên vùng Houston (Hoa Kỳ) từ lâu.
Từ nay, chúng ta có Duy Trác, tiếng hát trở về vùng đất ấm. Ngồi viết những giòng chữ này, kỷ niệm giữa tôi và anh Duy Trác tưởng đã rong rêu bởi cuộc sống đẩy đưa một cách khốn kiếp, bỗng chan hòa một tình bạn nghệ sĩ không bao giờ phai nhòa. Biết sao tôi nói vậy?
Đây là sự thật! Khi anh hát, tiếng Tây ban cầm tôi hòa nhịp theo anh tưởng như bất tận. Giọng ca và tiếng đàn soắn sít bên nhau, ăn ý; Nếu tôi không lầm, chúng tôi là cặp bài trùng điệu nghệ nhất khi trình diễn trước mặt mọi người:
“Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa?
Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò.
Còn đó, tiếng xe êm ru – còn đó, bóng đa hẹn hò.
Còn đó, những đêm sao mờ hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu….”
(Hương xưa – nhạc và lời Cung Tiến)
Nét nhạc Cung Tiến đài các, đãi lọc bằng từng giòng âm thanh, không hẳn chiếu trên chiếu dưới, nhưng chắc chắn những nhà phê bình âm nhạc không thể đặt ông ngang hàng với thứ âm nhạc đặt hàng, chiều theo lỗ nhĩ người nghe. Cổ võ cho một thứ âm nhạc kêu đường, đứng chợ. Đừng mong!
Thứ âm nhạc ấy, qua tiếng hát Duy Trác, đã trau chuốt kể cả phần kỹ thuật trình diễn lẫn diễn tả nội tâm. Nếu ai đã từng nghe qua, sẽ nghe mãi mãi, không còn muốn nghe ai trình bày nữa.
Chưa hết, anh không những chỉ thành công qua một Hương Xưa mà còn dài dài. Các thể loại tình dìu dặt, đầm ấm – nhạc quê hương mộc mạc, chan hòa, nhạc khí thế qua khúc quân hành. Nhạc được phổ qua thơ Đinh Hùng, Nguyên Sa… Bất kỳ thể loại nào, anh đều đạt đến mức thượng thừa:
Ngày đó có em đi nhẹ vào đời
Và đem theo trăng sao đến với thời thơ nuối
Ngày đó có anh mơ lại mộng ngời
Và se tơ kết tóc giam em vào lòng thôi….
(Ngày đó chúng mình – Phạm Duy)
Hoặc:
Từ giã hoàng hôn trong mắt em
Anh đi tìm những phố không đèn
Gió mùa thu chớm bao dư vị
Của chút hương thừa vương tóc quen…
(Mái tóc dạ hương – Thơ: Đinh Hùng, nhạc: Nguyễn Hiền)
Đặc biệt, qua một ca khúc Ngô Thụy Miên, phổ thơ Nguyên Sa:
Em chợt đến, chợt đi em anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
Sao em đi lại chẳng bảo gì nhau
Để anh gọi tiếng thơ buồn vọng lại…
(Áo lụa Hà Đông)
Lần đầu tôi gặp anh quả là sự kỳ diệu. Nhờ âm nhạc chúng tôi kết giao tình. Nhờ âm nhạc, chúng tôi quên đi những năm tháng tù đày, vui sống lại. Nhờ âm nhạc, về phần tôi, một tên dở ông, dở thằng, dám vươn lên ngạo nghễ giữa đám lau sậy che mất tầm nhìn cuộc đời.
Với anh, cũng nhờ âm nhạc, mãi mãi là ca sĩ Duy Trác in sâu vào tiềm thức giới yêu nhạc, hơn là ông luật sư cố vấn pháp luật phủ Tổng thống năm nào.
(…)
Giờ đây, ở phương trời nắng ấm Texas, giọng hát anh vốn đã tồn tại, bất tử từ bao năm qua, sẽ lại một lần, làm ấm áp cõi lòng ly xứ.
Tiếng hát đó tưởng đã chết lịm. Đâu ngờ, vẫn hồi sinh, bay bổng mãi mãi, vượt thời gian. Dù anh còn cất tiếng hát nữa hay không, điều đó không cần thiết. Điều đáng nói là giọng ca Duy Trác vẫn là giọng ca ấm áp, truyền cảm, chính cống “Hà Nội 100%” nghe qua một lần là muốn nghe nữa, không bao giờ chán.
Tiếng hát rót mật cho tình yêu. Ru ngủ trong nỗi trở trăn ngậm ngùi. Làm chất ngất, rung động những con tim còn biết hòa nhịp đồng điệu giữa thực và mộng. Giữa khổ đau và hạnh phúc. Tiếng hát đó vẫn đời đời…
Phạm Quang Ngọc
(nguồn)
Nghe, thưởng thức giọng hát của Duy Trácquả là ” danh bất hư truyền ” : đẹp và truyền cảm đến tuyệt vời !
Cám ơn cô Phay nhé …
Kính anh Chinook:
Cám ơn anh đã chia sẻ. Ngoài những thông tin của cô em Phay Van, Mai cũng tìm thấy những thông tin này, xin gởi đến anh.
Duy Trác là một ca sĩ nổi tiếng, thành danh ở Sài Gòn từ những năm trước 1975. Tuy chỉ là một ca sĩ nghiệp dư, nhưng nhiều người xem Duy Trác như một trong những giọng ca nam lớn nhất của tân nhạc Việt Nam.
Duy Trác tên thật là Khuất Duy Trác, quê ở Sơn Tây, xuất thân trong một gia đình Nho giáo truyền thống. Nghề nghiệp chính của ông là luật sư, trước đó là thẩm phán ngành Quân Pháp. Ngoài ra ông còn tham gia viết báo và cũng là một dịch giả. Duy Trác bắt đầu đi hát từ những năm còn là sinh viên, khoảnh cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Tuy giọng ca của ông được rất nhiều người mến mộ, nhưng trước 1975 ở Sài Gòn, Duy Trác gần như không bao giờ trình diễn ở phòng trà hay các chương trình nhạc hội. Ông chỉ hát trên đài phát thanh và thu âm cho các hãng băng đĩa, vì vậy nhà văn Duyên Anh đã đặt cho ông biệt danh “chàng ca sĩ cấm cung”. Duy Trác cũng có sáng tác một vài bài hát như Tiếng hát đêm Noel, Sài Gòn chỉ vui khi các anh về…
Sau 1975, Duy Trác có đi cải tạo nhiều năm tới 1988. Năm 1992 ông rời Việt Nam định cư tại Houston, Hoa Kỳ. Tại đây ông có tham gia trình diễn ở một vài chường trình ca nhạc và phát hành hai CD riêng Còn tiếng hát gửi người và Giã từ. Trong CD Giã từ ông đã nói lời từ biệt với âm nhạc. Từ đó Duy Trác không còn hát và hiện nay ông hợp tác với đài phát thanh VOVN – Tiếng nói Việt Nam tại Houston phụ trách một vài chương trình.
(nguồn: amnhacviet)
Nguyệt Mai cũng tìm được bài viết này của chính ông viết, anh đọc nhé để biết thêm tin tức về ông:
http://www.nguoivietatlanta.com/index.php?option=com_content&view=article&id=234:-duy-trac-tui-gia-ca-toi&catid=55:sng-vui-sng-khe&Itemid=106
Cám ơn chị Phay Van
Cám ơn chị Nguyệt Mai.
Dạ, không có chi, anh Chinook ơi.
@ Phay Van mến yêu :
Em cũng hoài cổ…giống chị ư ? …Vậy chị em mình cùng đọc bài thơ này nghen…, vì khi đọc 2 truyện ngắn của chị Cam Li trong entry này , chị liên tưởng và nghĩ ngay đến bài thơ sau…vì theo cảm nhận của cá nhân chị , hơi và tứ thơ cũng mang mác , bàng bạc …những kỷ niệm đầy cảm trạng của hiện tại , làm người đọc quyện trong trạng huống phải ngùi ngùi , mang mang…trôi theo dòng ký ức…
????????
* Đi lang thang qua những phố , những đường
Chúng ta như những trẻ thơ mới lớn
Tóc đã bạc nhưng tâm hồn đôi tám
Muốn tìm về khu vườn cũ tuổi thơ…
* Bốn mươi năm…thời gian thật không ngờ
Nào ai biết sẽ có ngày gặp lại ?
Cứ ngỡ mình như đang còn nhỏ dại
Cùng đi chung một khúc rẽ tình cờ
Cùng nhau ôn những kỷ niệm ngày thơ
Muốn nói hết những gì chưa kịp nói…
* Thời gian ơi ! Thời gian qua rất vội
Đã trễ rồi…xin cất chuyện ngày xanh
Rồi mỗi người lặng lẽ bước độc hành
Để đi đến một con tàu định mệnh…
????????
Những dấu ????????…cũng là phần của em đấy nhé…, em yêu…!
Chị Nha Trang:
Hoài cổ thì nghe Duy Trác hát Hương Xưa của Cung Tiến chị nhé. Em thích bài này lắm chị ơi:
http://www.nhaccuatui.com/m/mJdJrq8gqb
***
đọc bài này buồn quá chị ơi.
Kỷ Niệm
Đi lang thang qua những phố, những đường
Chúng ta như những trẻ thơ mới lớn
Tóc đã bạc nhưng tâm hồn đôi tám
Muốn tìm về khu vườn cũ tuổi thơ…
Bốn mươi năm…Thời gian thật không ngờ
Nào ai biết sẽ có ngày gặp lại?
Cứ ngỡ mình như đang còn nhỏ dại
Cùng đi chung một khúc rẽ tình cờ
Cùng nhau ôn những kỷ niệm ngày thơ
Muốn nói hết những gì chưa kịp nói…
Thời gian ơi! Thời gian qua rất vội
Đã trễ rồi … Xin cất chuyện ngày xanh
Rồi mỗi người lặng lẽ bước độc hành
Để đi đến một con tầu định mệnh…
Trần Thị Nguyệt Mai
Thư Quán Bản Thảo số 45 – tháng 1 năm 2011
Nha Trang yêu mến,
Nhìn những tà áo dài mà nhớ thời thiếu nữ quá phải không Trang?
Kính tặng hai chị Nguyệt Mai và Nha Trang yêu quí của em:
@ Phay Van mến yêu :
Trời ơi…! Ở đâu mà em có những tấm ảnh quá tuyệt vời vậy , nhất là ảnh đen trắng nữa chứ ! Phay Van ơi…, những bức ảnh đen trắng thật tuyệt vời này đã …làm chị…chết lặng lặng người…luôn… vậy… đó em ơi !
Ôi…, em biết tạng của chị rồi…thế mà lại còn chơi…ác…với…chị…quá…!
Cảm ơn em nhiều nhiều nha …em yêu…!
Cho chị ngắt…má …em…một cái nghen…
@ Nguyệt Mai thân quý :
Nguyệt Mai ơi…, quả thật với những thăng trầm , cùng những tất bật lo toan đầy khó nhọc trong cuộc sống mưu sinh ; giờ đây tuy lớn tuổi , nhưng cứ mỗi lần có khoảnh khắc tình cờ nào đó …ngồi mộng mơ hồi tưởng lại …, Trang vẫn luôn nghĩ rằng , các thế hệ nữ sinh , và thời thiếu nữ của thế hệ chúng mình thật là đầy chất thơ hạnh phúc…, đó Mai ơi…
Phay Van thân thương,
Cám ơn em rất nhiều về những hình ảnh năm xưa trên đường phố Sài Gòn. Chị như thấy lại những ngày êm ả của thuở nào….
Hai chị xem thêm hình nhé:
@ Phay Van mến yêu ơi :
Em đã…” Giết chết trong lòng một ít “…hai bà chị …hoài cổ này của em bằng loạt hình đen trắng tuyệt vời này rồi đấy …em ơi !
Phay Van…chị rất vui và thật sự hạnh phúc thăng hoa tâm hồn , khi có được người em đồng cảm đến tinh tế như em đấy…Phay Van ơi…
Cám ơn cô em Phay Van thật nhiều đã chiều ý thích của hai bà chị, em nhé. Ngày xưa thật hiền hòa, em ơi…
Nha Trang và Phay Van yêu quý,
Nguyệt Mai tình cờ nhìn thấy cái clip “Saigon ngày xưa” này, xin chia sẻ với hai bồ tèo và cả nhà nha.
@ Nguyệt Mai thân quý :
Cảm ơn Mai nghen ! hai bồ tèo thật là…cừ !
À…, nếu lục lạo trên mạng , có gì hay hay…về chủ đề ” hoài cổ ” này…! Hai bồ tèo cứ đưa lên cho mình xem… ké với nhé !
Không có chi, cô em! 🙂
Em chào chị Phay Van, út mới đi học về, vừa nấu cơm vừa vào thăm nhà…
Ui, công nhận chị Nha Trang đề nghị thật độc đáo! vừa đọc bài vừa thấy tác giả hiện diện như là đang kể cho mình nghe chuyện vậy, lại còn được nghe chính giọngchị Mỹ Thanh hát nữa chứ! thật là một entry sinh động và độc đáo thú vị, phải không chị Phay!
Phải chi tất cả các chị Nguyệt Mai, chị Nha Trang, chị Hà Linh, chị Phay Van…đều có hình post lên ở nhà mình cho út Vân ngắm ngưỡng mộ nhỉ…
Út ước ao lắm…những đỉnh Thái Sơn…kính quý của út…!
Chị Phay ơi, ” ấy” là em út trong nhà chị, vậy em đề nghị chị kêu “ấy ” post hình của ” ấy “…lên trước tiên, được không chị Phay?
P/s : em nói nhỏ chị Phay nghen: ” ấy ” là…hoa khôi và học giỏi của lớp em đó chị! ( tin bí mật này mà ” ấy ” Xíiiiiiiiiiiiii là chị phải…. đỡ cho em đó nghen chị! )
Cái ông Tín ròm này…đúng thiệt là…!!!!!
Ông ba hoa gì thế….hả??????????????
Chị Phay ơi! chị mà nghe ông ròm này thì…..TIÊU BAN LỘ…đó nghen!!!! ( hihihi…em bắt chước chị Nha Trang )
Đề nghị nàng Phay đăng 1 truyện một đọc nhẩn nha hay hơn nàng Phay( theo ý tui nha).
Nhắn với bạn HDN của tui chuẩn bị tinh thần hội ngộ nhe, “đi nhẹ nói khẽ cười duyên” dần đi là vừa! hihihihi
Chào cả nhà !
Hà Linh ơi ! Đúng đấy em , cảm giác của chị cũng trùng với suy nghĩ của em đó !
Phay Van ơi , cứ từ từ …để mọi người thưởng thức những sáng tác của chị Mỹ Thanh em nhé…
hi, gần gần!
Nhắn HDN cho tui nha nàng Phay!
Cả nhà ơi: Đọc truyện của chị Mỹ Thanh thấy chị ấy dùng từ… ” ấy ” , rất hay và nghe có cảm giác… thân thương dễ chịu ….
Đọc comments của cậu Tín, cô bé Vân, dùng từ ” ấy ” , cũng thấy…vui vui , tức cười…một cách đáng yêu.. .
Đọc comment của cô Hà Linh hỏi chị Nha Trang về ” bồ tèo ” , ” em tèo ” cũng thấy… ngộ ngộ…
Công Thành tôi có đọc một bài này, cũng thấy…hay hay, vui vui, ngộ ngộ…! vậy xin chia sẻ với cả nhà…đọc thư giản vui vui nhé :
Vô google : ” pdf Tiếng lóng Sài Gòn – Hải Phan “
Chúc cả nhà vui vẻ…
@ Anh Công Thành :
Cảm ơn anh ! bài viết đọc hay hay thú vị đấy chứ anh nhỉ !
Nguyệt Mai ơi …, hãy vào đọc bài này của anh Công Thành giới thiệu …, bồ tèo nhé ! Trang tin chắc là Mai sẽ …thoang thoáng gặp lại những nét thân thương đáng yêu của người Saigon , nơi mà Mai sinh trưởng…!
Nói đến… thoang thoáng gặp những nét thân thương đáng yêu…Nha Trang cũng kịp thoáng thấy trong 2 truyện của chị Mỹ Thanh , có một vài từ mà lâu lắm ta mới nghe thấy lại , đó là các từ :
Xửa xừa xưa , ấy , ông bụt , mía ghim đây , sách tử vi bói toán , tích-tắc , mánh , rinh , dòm , hồng thập tự…
Những từ đọc lên nghe rất quen quen một cách kỳ lạ…, dù rằng các tác giả trong nước hầu như… ít hay không dùng đến….!
@ Phay Van mến yêu :
Ừ…, những từ ngữ thân thương , đáng yêu một thời ….dường như càng ngày càng mai một dần một cách đáng tiếc….! à…, thế thì chị nhờ em gắn lại link bài viết sau , để các bạn nào có thời gian có thể thuận tiện ghé đọc…, ngõ hầu có thể có một cái nhìn khách quan và dung hoà khoáng đạt hơn , về những từ ngữ…đáng ngậm ngùi…, Phay Van nhé…
Vào Google : ” Ngôn ngữ ngậm ngùi – tuan’s blog “
Hai MC Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên thì trình độ và rất duyên rồi ! Cá nhân chị cũng rất thích phong cách dẫn chuyện , cũng như duyên sắc sảo sử dụng từ ngữ trong văn nói dẫn chuyện của họ ….
Cám ơn anh Công Thành và Nha Trang nhiều lắm nghen. Nguyệt Mai đã đọc bài viết anh Công Thành giới thiệu, và Trang khuyến khích nên đọc, Mai như thấy lại được nét thân thương của Sài Gòn xưa cũ. Vui lắm.
Chị Phay ơi! em tranh thủ vào thăm nhà, giờ em đi dạy nghen chị…
Em chào chị và các bác…
Đọc mãi không hết …. mai đọc tiếp
Nhẹ nhàng truyền cảm. Mình mới đọc truyên thứ nhất. Chào Phay Van nha
Ôi ôi Phay Van ơi nhà PV nhiều Giai phẩm thía. Mình phải lọ mọ suốt ngày ở đây rồi.Thích quá thích quá
He he he. . . bà chị Do nhảy cẫng như trẻ con!
Ui, út vào nhà hôm nay đọc lại bài và các còm, thấy có hình chị Cam Li hồi thiếu nữ chị Phay mới post lên phải không, chứ hôm qua út đâu thấy? à mà sao chị Phay không để 2 hình gần nhau để mọi người nhìn so sánh?
Chị Nguyệt Mai và chị Phay Van ơi, chị Mỹ Thanh lấy bút hiệu là Cam Li, như vậy chị ấy là người Đà Lạt phải không hai chị?
Út Vân và Phay Van:
Hình hoa tím là hình chị Cam Li thuở học trung học, năm chị được Giải thưởng văn chương phụ nữ đó em.
Hình ở trên là hình của chị Cam Li chụp lúc gần đây.
Út đoán đúng. Chị Cam Li sinh trưởng ở Đà Lạt.
Đến mùa Giáng Sinh năm nay, Út và các bạn sẽ được đọc một truyện ngắn của chị Cam Li lấy khung cảnh của Đà Lạt. Chờ nhé.
Chị Nguyệt Mai và chị Phay Van: út cám ơn hai chị đã giải đáp câu hỏi thắc mắc của út!
À, hai chị ơi, có một bài hát lâu lắm trước đây em có lần nghe hát nói về Đà Lạt, em không nhớ tên bài hát, hình như là… ” Đà Lạt mộng mơ ” thì phải?
Hai chị có biết? nếu tìm được thì post lên, gọi là cả nhà mình chào mừng…quê hương sinh trưởng của chị Mỹ Thanh!
Út đề nghị vậy được không hai chị?
Bảo Vân: đề nghị của em rất hay
Phay Van: Có hồi hộp thì khi đọc truyện mới thấy thích thú hơn, em ạ! 🙂
Chào chị Phay, vào thăm nhà chị một chút, em đi dạy nghen chị…
Chao ôi…! vào nhà hôm nay không thấy Nguyệt Mai đâu cả ?!
Bồ tèo ơi…! bận lắm phải không bồ tèo…?
Nha Trang yêu mến,
Lúc này Nguyệt Mai đang rất bận với công việc ở sở. Cuối tuần nhưng cũng mang việc về làm cho đây. Mệt bơ phờ và ngất ngư luôn.
Tin mừng đến với các bạn đây. Sau khi được Nha Trang giao “trọng trách”, Mai có chuyển lời đến chị Cam Li. Chị ấy rất cảm động với tình cảm của các bạn đã dành cho chị. Chị hứa sẽ đến thăm nhà Phay vào một ngày nào đó. Bạn chờ nhé.
Hoan hô chị Nguyệt Mai hoàn thành trọng trách cao cả !
Hoan hô! Hoan hô! Hoan hô!!!!!!!!!!!!!!
Ơ! sao có mình em …hô…mấy chị đâu phụ hô với út chứ!!!!!?
@ Nguyệt Mai thân quý :
Cảm ơn Mai nhiều nhiều vì kết quả tuyệt vời ! Mai bận bịu nhiều công việc , thế mà mình …sơ ý lại đề nghị ” giao trọng trách quốc gia ” …cho Mai ! Trang thật lòng xin lỗi bồ tèo nha !
Chân tình và lòng nhiệt thành của Mai với trang nhà của em nó thật đáng quý ! Mình trân trọng cái tình này của Mai lắm lắm…Mai ơi…!
Nguyệt Mai cám ơn Nha Trang, Phay Van và Út Vân nhiều thiệt là nhiều nha….
@ Phay Van mến yêu :
Vậy là comment này…” tha ” …chị hồi đáp cho em rồi …, phải không em yêu ! hi..hi..
@ Phay Van mến yêu ơi :
Chị đố em bài thơ này nói về ai ? ai là chị ? ai là em ? Tên bài thơ là gì ? Ai là tác giả ? và sáng tác vào năm nào ? hi..hi..
????????????
* Một chút khói sương còn lãng đãng
Em như tìm lại những âm xưa
( Thuở ấy mây trong và rất sáng
Có đâu là mây của bóng mưa )
* Bên chị , hồn em thôi dậy sóng
Nói để mà nghe , hiểu quá rồi
Em mãi mãi là em mơ mộng
Thèm ghê dù chỉ một giây thôi
* Được sống lại ngày vui mùa cũ
Ngồi trên ghế đá buổi chiều nao
Hay buổi tất niên lần nào đó
Nghe chị đàn và hát ngọt ngào
* Chiều xuống , sao êm đềm quá đỗi
Phút thần tiên ngắn đã trôi qua
Chừ màn đêm xuống , trời ngả tối
Có phải màu tang của chúng ta ?
?????????
Những dấu ????? …, là phần… của em phải điền vào , và gõ một comment khác hoàn chỉnh …để trả lời câu đố của chị …đó nhen…!
Và….đây…nữa…nhé…. Phay Van…!
???????????
* Ngỡ sẽ không gặp lại
Hai cô em ngày nào
Sau mùa Xuân tao loạn
Đời lắm nỗi biển dâu…
* Chị đã không còn viết
Sống âm thầm , lặng im
Dẫu đôi khi vẫn nhớ
Khu vườn nhỏ trong tim
* Về ngang lại nhà thờ
Đâu Tuổi Hoa ngày thơ ?
Đâu rồi hình bóng cũ ?
Giờ chỉ còn trong mơ
* Ba mươi năm buông bút
Một hôm thật tình cờ
Giở lại trang bản thảo
Đã ố màu thời gian
* Chị xúc động khôn cùng
Hình ảnh xưa chợt đến
Khơi bao nguồn cảm hứng
Viết nốt truyện dở dang
* Chị thương Mai Vi nhiều
Cô em khi lên tám
Đã đánh mất đôi chân
Vì miểng bom hoả tiễn
* Giờ em ở phương nào ?
Và cuộc sống ra sao ?
Chị chắp tay cầu nguyện
Chân em không còn đau
* Và còn Quỳnh Mai nữa
Cô thi sĩ năm xưa
Bặt tin từ dạo đó
Em có còn làm thơ ?
* Nhờ bài đăng báo ảo
Cũng như là báo in
Chị đã nhận được tin
Hai em trong tuần lể
* Cùng sống trên nước Mỹ
Thế mà có biết đâu
Nhờ cơ duyên em nhỉ
Chúng mình gặp lại nhau
* Xuân này Mai vẫn nở
Xuân này đẹp tuyệt vời
Xin cảm ơn Phật , Chúa
Cho chúng con sum vầy
Cho chúng con hôm nay
Xuân này Mai vẫn nở
Xuân này Mai vẫn nở
Chị đã tìm lại Mai .
??????????
Chị Nha Trang: Bài này cũng… buồn…
Mùa Xuân, Mai Vẫn Nở
Cảm tác truyện ngắn Mùa Xuân Mai Vẫn Nở của Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Thưong tặng Cam Li và Mai Phương.
—————————————————————————————–
Ngỡ sẽ không gặp lại
Hai cô em ngày nào
Sau mùa Xuân tao loạn
Đời lắm nỗi biển dâu…
Chị đã không còn viết
Sống âm thầm, lặng im
Dẫu đôi khi vẫn nhớ
Khu vườn nhỏ trong tim
Về ngang lại nhà thờ
Đâu Tuổi Hoa ngày thơ?
Đâu rồi hình bóng cũ?
Giờ chỉ còn trong mơ
Ba mươi năm buông bút
Một hôm thật tình cờ
Giở lại trang bản thảo
Đã ố màu thời gian
Chị xúc động khôn cùng
Hình ảnh xưa chợt đến
Khơi bao nguồn cảm hứng
Viết nốt truyện dở dang
Chị thương Mai Vi nhiều
Cô em khi lên tám
Đã đánh mất đôi chân
Vì miểng bom hỏa tiễn
Giờ em ở phương nào?
Và cuộc sống ra sao?
Chị chắp tay cầu nguyện
Chân em không còn đau
Và còn Quỳnh Mai nữa
Cô thi sĩ năm xưa
Bặt tin từ dạo đó
Em có còn làm thơ?
Nhờ bài đăng báo ảo
Cũng như là báo in
Chị đã nhận được tin
Hai em trong tuần lễ
Cùng sống trên nước Mỹ
Thế mà có biết đâu
Nhờ cơ duyên em nhỉ
Chúng mình gặp lại nhau
Xuân này mai vẫn nở
Xuân này đẹp tuyệt vời
Xin cảm ơn Phật, Chúa
Cho chúng con sum vầy
Cho chúng con hôm nay
Xuân này mai vẫn nở
Xuân này mai vẫn nở
Chị đã tìm lại Mai
Trần Thị Nguyệt Mai
9 – 2 – 2010
***
Sinh Nhật Đầu Tiên
Thương tặng chị Cam Li và Mai Vi
Chị em mình đã gặp lại một năm
Em bé tình thân vừa tròn một tuổi
Cám ơn mọi người mang niềm vui tới
Cho chúng mình có cơ hội tìm nhau…
Ngọn nến sinh nhật của năm đầu
Ba chị em cùng chụm đầu thổi nhé
Xin Ơn Trên ban niềm vui nhỏ bé
Chúng con luôn hoài mãi thương nhau
Sau Mùa Xuân của muôn nỗi biển dâu
Nào dám nghĩ sẽ có ngày gặp lại
Ai biết giữa giòng đời đưa đẩy
Nên lần đầu mà cứ ngỡ trong mơ..
Này Quỳnh Mai, cô bé làm thơ
Đã lâu lắm… bặt tin em từ đó…
Con thuyền nào vượt phong ba, bão tố
Để đưa em tìm đến bến Tự Do?
Còn Mai Vi, cô bé năm xưa
Chị vẫn nhớ ở Làng Bồ Câu Trắng
Gặp em, ngập ngừng, mà chưa chắc chắn
Có phải là em, em thương mến, em ơi…
Thế rồi ba chúng mình ở khác góc trời
Đã đến Seattle một ngày mưa nhỏ
Mưa reo vui trùng phùng hội ngộ
Vì chúng ta tay đang ở trong tay…
Cho đến hôm nay
Ngọn nến đầu sinh nhật
Ba chị em cùng thổi tắt
Mơ một ngày họp mặt tương lai…
Trần Thị Nguyệt Mai
10/20/2010
Em phục chị Nha Trang quá đỗi.
Bên chị
Thương tặng Chị Mỹ Thanh
Một chút khói sương còn lãng đãng
em như tìm lại những âm xưa
(thuở ấy mây trong và rất sáng
có đâu là mây của bóng mưa)
Bên chị, hồn em thôi dậy sóng
nói để mà nghe, hiểu quá rồi
em mãi mãi là em mơ mộng
thèm ghê dù chỉ một giây thôi
Được sống lại ngày vui mùa cũ
ngồi trên ghế đá buổi chiều nao
hay buổi tất niên lần nào đó
nghe chị đàn và hát ngọt ngào
Chiều xuống, sao êm đềm quá đỗi
phút thần tiên ngắn đã trôi qua
chừ màn đêm xuống, trời ngả tối
có phải màu tang của chúng ta ?
Trần Thị Nguyệt Mai
1975
Chị Nha Trang: Chị Nguyệt Mai vắng lâu quá, có lẽ chị lại bận việc gì đó rồi.
Em thích bài thơ dưới đây quá chị ạ. Em copy về đây, chị em mình tưởng tượng đang được trò chuyện với chị Nguyệt Mai , chị nhé:
Đối với chị, hạnh phúc đơn giản lắm. Môt buổi mai đi làm thấy trời xanh và nắng ấm thì đã là hạnh phúc. Làm được một việc gì nho nhỏ là một hạnh phúc. Có được những người bạn dễ thương trên trang nhà của em, cũng là một hạnh phúc… Viết đến đây, chị lại nhớ đến bài thơ “Cũng đủ là hạnh phúc” chị đã sáng tác sau năm 1975 và chị Tịnh Tâm đã phổ nhạc để hát trong ngày đám cưới của chị Cam Li. Để chị gõ lại tặng em và các bạn nhé!
Cũng đủ là hạnh phúc
Khi ta trông thấy nhau
Nỗi buồn đã chìm sâu
Niềm vui bừng lên mau
Xin mãi gần nhau…
Cũng đủ là hạnh phúc
Những lần gặp gỡ nhau
Quên đi bao ưu sầu
Chôn đi bao niềm đau
Cũng đủ là hạnh phúc
Khi gặp người yêu thương
Những đắng cay trần thế
Tan đi theo đại dương…
Trần thị Nguyệt Mai
(Chị Nha Trang làm ơn email cho em tại xxx nhé. Cảm ơn chị
PV nhắn)
@ Phay Van mến yêu :
Ui chao…! Có chuyện chi quan trọng mà bảo chị…” làm ơn email “….thế hả em ?
Rủ chị đi …ăn bún bò huế….phải không nào !? hi..hi..
@ Phay Van mến yêu ơi :
Thật bụng mà nói , chị cũng như ông MC Nguyễn Ngọc Ngạn , đến giờ này có biết sử dụng i meo , i miếc…gì đâu !!!
Tập tò vào mạng được… là do con nó…cầm tay chỉ…vậy vậy…thì chị làm …vậy vậy !!! bây giờ con nó có đứa nào ở bên cạnh để chỉ đâu…mà chị biết gởi i meo i miếc…cho em đây !!!?
Chị nhớ có lần chú tran long nói chị gởi email để chú nó gởi cho bài hát…, chị phải nhờ cháu học sinh nhà bên cạnh gởi đấy em ơi !
Thôi để mai chị nhờ cháu đó , rồi gởi cho em sau nhen ! À…, mà gởi nội dung gì vậy em ?
@ Phay Van ơi !
Chị đã nhờ cháu bên cạnh nhà gởi…meo…miếc…cho em rồi đó ! nhận được…meo…miếc…của chị chưa…em yệu ?
Phay Van ơi , Nguyệt Mai xuất hiện lại rồi , nhưng chị cũng đồng thuận với em là chị em mình…” tưởng tượng đang trò chuyện “…với Nguyệt Mai thân quý …! hi..hi..
Phay Van yêu quý,
Em thật tài, lấy tranh của anh Vi đăng trên Tuổi Hoa và post lên, thật hợp cảnh hợp tình, tưởng như mấy chị em mình đang trò chuyện cùng nhau trong sân trường em nhỉ?
Nha Trang có nghĩ như vậy không hở bồ tèo?
@ Nguyệt Mai & Phay Van thân quý :
Ừ…, Mai ơi…, một thời thiếu nữ học sinh thân thương , dấu yêu …với bao kỷ niệm hồn nhiên , trong trắng , thơ mộng…nơi góc lớp , chốn sân trường…làm sao mà có thể phai nhoà được… khi ta bất chợt thoáng gặp những hình ảnh , gợi lại bao kỷ niệm ắp đầy nhung nhớ luyến lưu…như tấm ảnh trang báo cũ này thế là hồn cứ xuyến xao… bồi hồi …khôn tả …đến khó ngủ… đó Nguyệt Mai ơi…!
Cám ơn Nha Trang và nàng Phay rất nhiều đã giới thiệu thơ của Nguyệt Mai.
@ Nguyệt Mai thân quý :
Nguyệt Mai rất rất xứng đáng với những fans như Trang và Phay Van mà !
Phay Van và Nha Trang yêu quý,
Nguyệt Mai rất hân hạnh và chân thành cám ơn hai bồ tèo đã yêu mến thơ Mai.
@ Phay Van mến yêu ơi ,
Chị có …” Giác quan thứ sáu “…đó em yêu ơi…! Tin…hông…? ..hi..hi..
@ Nguyệt Mai thân quý :
Chời…ơi…là…chời…! Mai cho…” Phay Van…” vả ” Nha Trang ” …hả…bồ …tèo…?!
Chơi… dzậy…ngó…được…hông…ta !!!
Cô sửa thì…má chị…đã sưng vù lên đây này…! Nguyệt Mai…chơi…ác…thiệt…tình…đó…nghe…! hi..hi..
@ Phay Van yêu mến :
Trời ơi…! Đã gọi là…” giác quan thứ sáu “…thì khoa học cũng không giải thích nỗi…, vậy em thắc mắc , thì chị biết trả lời sao đây…cô em yêu !? hi..hi..
Quý anh chị em trang “Phay Văn” thân mến,
Cam Li rất cảm động khi thấy có một mảnh đất lành để quý anh chị em sinh hoạt văn nghệ như nơi đây. Cảm động hơn nữa khi thấy những tác phẩm của Cam Li được quý anh chị em đón nhận và yêu thương. Vì không thể update thường xuyên những chia sẻ của trang Phay Văn (chỉ vì sợ biến thành kẻ vô tình thôi!) cho nên xin phép Nhà Phay (chữ này do Cam Li đặt ra) cho Cam Li thỉnh thoảng vào nhé. Cam Li vẫn là “độc giả thầm lặng” của Nhà Phay và sẽ đáp ứng những yêu cầu của các bạn nếu có thể được.
Thân kính chúc quý anh chị em một cuối tuần vui khoẻ.
Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
Ui Trời Đất ơi…!!!!!!!! Chị Nha Trang…ơi!!!!!!!!! Tin đặc biệt….Tin đặc biệt….Vào lúc 12g57 sáng ngày 13/11/2011…Nữ văn sĩ, nữ nhạc sĩ, nữ ca sĩ …mà nhà mình ngưỡng mộ : Chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh ….đã đến ghé thăm nhà chị Phay rồi!!!!!!!!chị Nha Trang ơi!!!!!!!!!!
Chị…đâu….rồi ???? Út vui quýnh quáng quá các chị ơi!!!!!!!!!
Dạ, em Út Bảo Vân kính chào Chị Cam Li ạ!
Chị Phay ơi! cho âm nhạc trỗi lên chào mừng chị Cam Li ghé đến thăm đi chị Phay…, Út xin phép đề nghị chị 2 bản nhạc , đừng mắng út….qua mặt trước mấy chị đó nghen!!!!!
1/ Để tạo không khí chào mừng chị đến vui như tết, bản nhạc đầu tiên: ” Happy new year ” !
2/ Bản nhạc: ” Thương Hoài Đà Lạt ” , nhạc: Cao ngọc Dung, thơ: Nguyễn văn Nhơn, Với tiếng hát của nữ ca sĩ :
CAM LI NGUYỄN THỊ MỸ THANH
Em xin hết ạ…..
Phay Van: Thật là quý hoá cho trang nhà của cô rồi đấy! Xin chúc mừng cô nhé!
Chào chị Cam Li ! chúng tôi cũng là khách của trang nhà cô Phay Van, nhờ trang nhàcô ấy mà chúng tôi mới có dịp đọc lại những sáng tác trước đây của chị cũng như của cô Nguyệt Mai, những cây viết thân thương của các thế hệ học trò trước 1975…
Là khách thôi, nhưng cũng là một bạn đọc của chị, xin chào mừng chị ghé đến thăm mọi người nhé! chúc chị luôn dồi dào sức khoẻ để sáng tác nhiều hơn nữa cho mọi người cùng đọc.
Thân ái.
Wow…! Thật là quá tuyệt vời ! như vậy là vị khách quý đã ưu ái ghé thăm nhà Phay Van rồi ! Xin chúc mừng em Phay Van nhé !
Nha Trang , một độc giả và cũng là một fan hâm mộ chị trước 1975 , xin hân hạnh và hân hoan được chào mừng chị ghé thăm trang nhà Phay Van thân thương này …, chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh nhé !
Thật là thoả lòng mong đợi và vui lắm lắm…! Trong entry này , đã được nhìn thấy chị qua tấm ảnh đầy sự trang nhã , đã được nghe giọng chị hát qua những links nhạc , và giờ đây chị chính thức ghé thăm cùng để lại dấu ấn vài dòng comment lưu bút thân ái …, thật là một niềm hân hoan đầy xúc động !
Cảm ơn chị , cảm ơn chị…nhiều nhiều lắm vì sự ghé thăm đầy nồng ấm này của chị…, Chị Mỹ Thanh ạ…!
P/s : Phay Van ơi , nhờ em vào trang dưới này , đem một lẵng hoa đẹp về , gắn vào comment này của chị , gọi là lẵng hoa …chị hân hoan chào mừng chị Mỹ Thanh ghé thăm nhà em nhé…!
Cảm ơn em…
Vào google : ” Những lẵng hoa đẹp – Ảnh ”
Ui chao…! té ra Bảo Vân là người đầu tiên đón chào mừng chị Cam Li !
Bảo Vân ơi…! Chị Nha Trang cảm ơn em nhiều nhé , chị bận việc nên đến sau em rồi ! Bảo Vân thật là hoạt bát thông minh , với đề nghị trỗi nhạc chào mừng chị Cam Li ghé thăm nhà đầy sáng tạo , sôi nổi , phù hợp không khí một cách thật đáng yêu…
Chị Nha Trang kính: Dạ, út Vân rất vui và kính cám ơn chị…” khen ” út! từ ngày vào nhà chị Phaychơi, út học hỏi được nhiều những ” kỷ năng mềm” ứng xửtrong phong cách trò chuyệnrất hay,có duyên và lịch sự của tất cả các chị các bác! giới trẻ của lứa tuổi út khi ” tám ” với nhau nhiều lúc ăn nói cụt lủn, không chủ từ…thấy các chị và các bác tuy chỉ là gặp nhau trên mạng ảo, nhưng nói chuyện sao như thân mật,tôn trọng đầy thân tình gần gũi quá! út mê lắm, út quyết tâm theo học lóm cái phong cách này của các chị và các bác kính mến ạ!
Dạ, út còn nhỏ, tánh tình chắc còn bộp chộp,út rất kính phục các chị vì thế út kính mong các chị khi út có gì không phải các chị cứ thẳng tay mắng dạy út nghen mấy chị, út mong các chị mắng út lắm đó…
@ Nguyệt Mai thân quý ơi ,
Cảm ơn bồ tèo thật nhiều nhiều nhé , bồ tèo đã rất ưu ái cùng nhiệt thành đáp ứng đề nghị của mình đạt đến kết quả thật là TUYỆT CÚ MÈO !
Nha Trang yêu quý,
Cái này là phải cám ơn nàng Phay và các bạn đã nhiệt tình và ưu ái với chị Cam Li, nên chị ấy đã ghé thăm nhà. Chứ một mình Nguyệt Mai thì không làm nổi “trọng trách” đó đâu. Hihi.
Chị Phay Van: Dạ, út chào chị! út mới đi học về, háo hức vào thăm nhà ngay!
Chị Phay ơi, Thấy chị Nha Trang treo tặng hoa chào mừng chị Cam Li ghé nhà chơi!
Út cũng có một ý đề nghị này kính nhờ chị Phay giúp út nghen:
Đà Lạt là xứ sở nổi tiếng của những loài hoa đẹp , Mimosa là một trong số những loài hoa đẹp đó ở Đà Lạt, học theo cách chị Nha Trang, út kính mong chị Phay tìm giúp út hình một lẵng hoa Mimosa post lên còm của út, để út kính tặng chị Mỹ Thanh, để tỏ lòng quý trọng của út với chị Cam Li nhân dịp chị ghé thăm ạ ! được không chị Phay kính mến?
Và loài hoa này cũng có một bài hát cùng tên : MIMOSA ca sĩ Văn thanh Tùng , chị Phay post link nhạc lên luôn nhé!
Út chân thành cám ơn chị ạ…
Bảo Vân kính tặng chị Mỹ Thanh:
—
và bài Mimosa, ca sĩ Văn Thanh Tùng:
http://www.nhaccuatui.com/m/mb4MTeHg4u
Kính tặng các bác một trang trong báo Tuổi Hoa:
Hai hôm nay không vào chơi, chiều nay mới ghé vào chơi, mới hay có bất ngờ mới…
Xin lỗi vì đón chào vị khách đặc biệt : nữ văn sĩ Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh của trang nhà cô Phay hơi muộn nhé ! Tôi và gia đình trước 1975 cũng là độc giả của Bán nguyệt san Tuổi Hoa đấy chị Cam Li ạ !
Cô Phay Van ơi! thế thì Công Thành tôi cũng đề nghị nhờ cô chọn một lẵng hoa thật đẹp, gắn vào comment này của tôi, gọi là để cùng chào mừng chị Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh ghé đến chơi cô nhé ! Cám ơn cô nhiều…
Phay Van: Vâng, cám ơn cô rất nhiều…cô Phay Van nhé!
Hồi này nhà em đông khách quá, phải chăng em đã đăng những bài viết đi vào lòng người, những vần thơ khi tìm lại những người bạn năm xưa thật là tình cảm. Con người có cái duyên được gặp lại sau hơn ba mươi năm quả là một niềm vui vô bời bến. Chị Cam Ly Nguyễn Thị Mỹ Thanh, Chị Nha Trang, Chị Trần Thị Nguyệt Mai quả là những cây bút bài hoa. Thơ của Chị Trần Thị Nguyệt Mai viết rất gần gũi với đời thường nên đọc dễ cảm nhận lắm. Chúc cả nhà một tuần mới vui vẻ và hạnh phúc nhé.
@ Hà Bắc : Chào Hà Bắc !
Ấy chết…! Hà Bắc ơi…! Cho Nha Trang đính chính nghe Hà Bắc : Nha Trang chỉ là một bạn khách bình thường vào chơi nhà Phay Van em nó thôi…Hà Bắc à !
Hà Bắc nói thế Nha Trang…thẹn và lúng túng…lắm đấy…!
Chị Cam Li là nữ văn sĩ , nữ nhạc sĩ , nữ ca sĩ , và Nguyệt Mai là nữ thi sĩ …Chính Danh…từ trước 1975 ở Miền Nam …đó Hà Bắc ơi…!
Chúc Hà Bắc cùng gia đình của bạn luôn vui khoẻ và hạnh phúc Hà Bắc nhé…, vào chơi nhà em nó thường xuyên để chúng ta cùng trò chuyện cho vui…nghen Hà Bắc !
Thân ái ,
@ Phay Van mến yêu ;
Ủa…, chưa nhận được… meo…miếc…gì của chị sao em ?
Sao lạ vậy ta ?
Thôi để chị tự làm theo hướng dẫn của em , và tự gởi luôn đêm nay nhen !
Em chờ đó …chị bắt đầu…vỡ lòng…meo…miếc…đây…nhen…
@ Phay Van mến yêu :
Chị nhờ cháu học sinh cạnh nhà qua cùng ngồi trước máy nhà chị gởi…meo…miếc… cho em rồi đó !
Chị gởi cho em vào lúc 20g06 đêm nay đó nghen…
Nếu nhận được , tin lại cho chị biết nhé !
@ Phay Van mến yêu :
Ủa…, cũng không có nhận được hở em ? sao kỳ vậy ?
À…, mà sao trong hộp thư của chị có còn lưu 2 thư ” đã gửi ” chị gởi cho em là sao ?
Thôi thì chị gõ địa chỉ meo…miếc…của chị ở đây cho gọn nhen !
nguythinhatrang@yahoo.com
Có còn thiếu gì nữa không em , nếu có cho chị biết nghen ?
Phay Van ơi ! sao tự nhiên nó hiện lên dòng chữ màu xanh là sao vậy ?! có gì trở ngại không em ?!
@ Phay Van ơi , chiều nay chị sắp xếp công việc vào nhà một chút , để đăng ký lại email như em nói ở comment trên , cuối cùng thì có địa chỉ này nè em :
(…)
Em coi gởi có được không nghen ? Tối chị vào lại xem , giờ chị đang bận em nhé !
@ Phay Van mến yêu ơi :
Rồi…! chị mày mò mở hộp thư , và thấy 2 thư của em gởi đến rồi đó , chị có hồi đáp trong email rồi đó nghen !
Bây giờ thì chị …biết…biết…meo…meo…miếc…miếc…rồi đó ! hi..hi..
Cảm ơn em nhen !
@ Phay Van mến yêu :
Rồi…được rồi…! Vậy là từ nay khi bật máy chị sẽ xem …meo..miếc..trước…!
được chưa cô…giáo…! hi..hi..
@ Phay Van mến yêu ơi :
Chị đã gởi cho em một thư vào lúc 1g10 khuya ( sáng nay ), em đã nhận ?
Chị vào nhà một tí , tối về xem lại nhé !
@ Phay Van mến yêu ơi ;
Vậy là vui rồi ! chiều nay khi ghé vào nhà một tí , không thấy em …ừ hử…gì cả , làm chị cứ tưởng mình thao tác có gì sai sót chứ !
Được rồi…, chị vào kiểm…meo…miếc…đây..! hi..hi..