Trang chủ > Đọc sách > Những cái nhất của riêng năm 74

Những cái nhất của riêng năm 74

Bảng Phong Thần 55 Cái Nhất

.

Nằm nhiều nhất Vũ Hoàng Chương
Gây chấn động nhất Trùng Dương
Sống khuất lánh nhất Nguyễn Thị Hoàng
Đen nhất Vũ Bằng
Hành hạ cái máy chữ khủng khiếp nhất Nhã Ca
Sợ nắng nhất (bốn mùa đội mũ) Vũ Hạnh
Nhỏ con nhất Đinh Tiến Luyện
Sếu vườn nhất Ngụy Ngữ
Độc miệng nhất Nguyễn Đình Toàn
Ở đảo lâu nhất Hồ Hữu Tường
Nhà võ nhất Ngọc Linh
Phệ nhất Nguyên Sa

Nói về mình nhiều nhất (trong tác phẩm) Nguyễn Thị Thụy Vũ
Bí mật nhất Nguyễn Mạnh Côn
Huế nhất Túy Hồng (tự phong)
Lật đật nhất Sơn Nam
Lủi thủi nhất Bình Nguyên Lộc
Long đong nhất Trần Lê Nguyễn
Gầm gừ nhất Vũ Khắc Khoan
Âm thầm nhất Quách Tấn
Đang có nhiều tiền mặt nhất (bốn trăm ngàn giải thưởng) Viên Linh
Thơ dại nhất Mộng Tuyết
Trong ấm ngoài yên nhất Tô Thùy Yên
Đạo mạo nhất Võ Hồng
Thơm nhất Thanh Lãng
Làm thơ hăng nhất Phạm Thiên Thư
Nhàn hạ nhất Tạ Tỵ (vừa giải ngũ)
Ngừng viết lâu nhất Văn Quang
Tươi nhất Võ Phiến
Có chiếc xe hơi chiến nhất Duyên Anh
Có chiếc xe đạp cà khổ nhất Doãn Quốc Sỹ
Đạp chiếc xe đạp cà khổ kỹ nhất Thanh Nam
Cần kiệm nhất Dương Nghiễm Mậu
Hippy nhất Nguyễn Sỹ Tế
Làm dáng nhất Cung Trầm Tưởng
Ra khỏi nhà sớm nhất Mặc Đỗ (đi làm từ sáu giờ sáng)
Hạnh phúc nhất Tú Kếu và Trần Thị Nga (chàng vừa lấy vợ nàng vừa lấy chồng)
Ngoan đạo nhất Lệ Hằng
Ngang nhất Đỗ Đức Thu (theo Vũ Hoàng Chương)
Đổ bác nhất Hùynh Phan Anh
Nổi sóng nhất Nguyễn Thị Vinh
Don Juan nhất Nguyễn Xuân Hoàng
Hồi xuân nhất Tuệ Mai
Chỉnh nhất Lãng Nhân
Già gân nhất Vi Huyền Đắc
Nhiều cái nhất nhất Bùi Giáng

.

(từ Tạp chí Văn)

Chuyên mục:Đọc sách Thẻ:
  1. 28/02/2011 lúc 15:11

    Trong list này có những cái tên rất quen và rất lạ. Em mới biết tên khoảng độ 1/3 chị ới

    • 01/03/2011 lúc 21:08

      Chú biết 1/3 là thông kinh bác sử hơn anh bao nhiêu rồi đó. Anh chẳng biết ai cả mới đau chứ.

      • 02/03/2011 lúc 10:32

        Gọi là biết thì nghe sang quá, thực sự thì anh chỉ mới nghe tên thôi, cả nhà văn, nhà thơ như Sơn Nam, Vũ Bằng, Ngụy Ngữ, Vũ Hòang Chương … cũng vậy, mới nghe tên chứ chưa từng đọc.

  2. 28/02/2011 lúc 16:12

    Hiện giờ nguồn tài liệu về văn học trước 75 hiếm lắm chị, gúc cũng khó thấy. Em có vài chục tác phẩm của Vũ Bằng, Bình Nguyên Lộc, Võ Hồng, Sơn Nam… nhưng toàn là ebook thôi 😀
    Nếu phát hiện ra điều gì mới, em sẽ bổ sung chị nhé!

    • ha linh
      01/03/2011 lúc 10:10

      đúng ra là vậy nàng Phay nhẻ?
      nhưng mà thực tế k phải vậy. Ngay như HL đi học ĐH, mà vẫn cứ học ” ta cái chi cũng tốt, họ cái chi cũng xấu”, nhưng ra đi làm thì toàn nhờ họ giúp hết!

    • ha linh
      02/03/2011 lúc 15:20

      thì một thời họ nghĩ cái gì của cũ cũng là xấu hết đo Phay Van.
      Nếu các bác ở trển nghĩ vậy thì đã k có bao bi kịch rùi!

  3. 28/02/2011 lúc 17:09

    Túm lại em là nhà văn hay là con mọt sách mà em sưu tầm được nhiều cái nhất thế.
    Bây giờ chị thấy PV hào phóng nhất. Đem tất cả cái nhất của gần 40 năm trước sưu tầm được tặng cho mọi người.

  4. ha linh
    28/02/2011 lúc 18:49

    E k biết nhiều người trong này, nhưng em biết bác Tố Hữu vô cùng kính mến!

    • Choitre
      02/03/2011 lúc 09:02

      Nói thật thì Ct không ưa bác Lành một tí nào, cả thơ và con người.
      Stalin là một kẻ ác độc hơn cả “lũ 3 tên” ở Cambodia mà ông ca ngợi hơn cả cha mẹ.
      Một nhà thơ làm sao dẫn dắt một nền kinh tế vốn đã trầm luân mà ông vẫn nhận nhiệm vụ BTKT, tất yếu đem lại khốn khổ cho dân mà thôi.

      • chinook
        22/03/2011 lúc 04:36

        Co the nao mot nguoi co the yeu nuoc ma khong thuong dan khong Chi PV ?

      • chinook
        22/03/2011 lúc 10:02

        Dong y voi chi, noi la yeu nuoc ma khong thuong dan,nhat la mot lanh dao thi la gia doi.

        Toi ghe chi ma “quen” go cua, xin chi thu loi.

  5. 28/02/2011 lúc 19:19

    Toàn người lạ không à.

  6. 28/02/2011 lúc 19:36

    Những tên trong bài bạn trẻ sau này chắc hiếm khi nghe đến ha?

  7. trà hâm lại
    28/02/2011 lúc 20:08

    Ừ, chắc là chuyện tổng kết trước năm 1975

  8. 28/02/2011 lúc 20:48

    Cả một nền văn nghệ miền Nam bị xóa sổ để riêng văn nghệ miền Bắc độc tôn; tội ác man rợ nhất của Tần Thủy Hoàng là phần thư. Mình nghĩ, là người Việt mà không được thưởng thức những tác phẩm của các tác giả miền Nam là một thiệt thòi, có thể nói là một nỗi oan ức lớn…
    Có thể tìm đọc họ trong Vuông Chiếu của nhà thơ Luân Hoán: http://www.luanhoan.net/

    • 01/03/2011 lúc 07:39

      Mình nhớ nhất Duyên Anh với những tập truyện vừa về Dzũng Đakao, nhờ văn ông mà tuổi thiếu niên của mình thật đẹp…

    • 01/03/2011 lúc 10:48

      Mô rất thích được đọc các tác phẩm của các tác giả miền Nam trước 75 nhưng không biết sưu tầm ở đâu. Ai biết xin chỉ giùm (nếu tặng càng tốt 😀 ) hậu tạ một cây cà lem 😀

  9. 28/02/2011 lúc 21:18

    ngẫm lại thấy mình giống người mù quá hehehe

    • ha linh
      01/03/2011 lúc 10:08

      đúng đó Như Mai à, tui hầu như k biết ai đâu, nếu biết ai là nhờ các anh chị chỉ cho thì biết chứ nếu từ nhà trường, từ bạn bè “ở ngoải” thì không biết.

    • 02/03/2011 lúc 00:06

      hehe, hèn chi mình sanh 1976 nên hông biết ai chẹp chẹp
      (giống như một chuyện vui mình xem đâu đó, rằng cô giáo hỏi trò về một sự kiện lịch sử nào đó, trò bảo, thời ấy em đã được sanh ra đâu mà em biết, hihihi)
      Phay Van nói đúng, những người thành danh với những tác phẩm đồ sộ thế này, k đọc là một thiệt thòi lớn cho bản thân. Hiện tại mình đang xem lại “miền thơ ấu” của Vũ Thư Hiên, k biết ông được xếp vào cái chi nhất, nhưng những trang viết của ông trong tác phẩm (cho đến đoạn mình đang đọc) đều gợi nhớ đến một thời tuổi thơ của mình.

  10. 28/02/2011 lúc 22:16

    Chị cũng thấy toàn người lạ không à.

  11. 01/03/2011 lúc 10:45

    Sưu tầm tuyệt vời nhất: Phay Van 😀
    Thật thú vị khi lần theo đường link để tìm hiểu về những bậc tiền nhân, có những vị tới giờ Mô mới được biết đến. Thanh kiu Phay Van đã giới thiệu “Nhất” này!

    • 01/03/2011 lúc 16:19

      “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản”. Mô ăn cơm cộng sản thì thờ ma mô mà nàng Phay lại nói Mô thưởng thức một góc nhìn khác. Nô nô, Mô kiên định lập trường tư tưởng, quyết tâm đọc theo quan điểm Mỹ học Mác xít Lê nin nít 😀

      • Choitre
        02/03/2011 lúc 09:04

        Hê hê, chàng Mô ni sính đồ ngoại nhẻ. Không nghe BCT đang kêu gọi dùng đồ nội à?

      • 02/03/2011 lúc 10:32

        Đúng đúng, phải kiên định lập trường tư tưởng ai thắng ai giữa CNXH và TBCN. Phải kiên quyết chống lại âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, của sự diễn biến và tự diễn biến…nói chung cái chi của TB về tư tưởng là phải bài, nhưng cái chi tốt của TB về vật chất thì phải xài 😀

  12. 01/03/2011 lúc 11:55

    Talawas và VN thư quán bị rào từ lâu rồi

  13. 01/03/2011 lúc 14:47

    Đúng là kỳ tích của Phay van , lúc rảnh chị sẽ tham khảo xem , hay đó nha .

  14. Choitre
    02/03/2011 lúc 08:54

    Ua, Ct tìm hoài mà không thấy tên Ct ở đây nhỉ. Hê hê.

    Một chế độ tất nhiên cho phép những dòng văn học ca ngợi và phục vụ lợi ích của chế độ đó và loại trừ những dòng văn học của chế độ đối kháng.

    Rất may là khoa học về mạng cho phép lưu trữ và chuyển tải mọi thông tin và người đọc được phép chọn lựa những gì mình cần. Các bạn ở miền Bắc tất nhiên là không biết những người trên này, ngoại trừ…

    Ct nghĩ, có thể nghiên cứu mọi ngóc ngách điều hay cũng như điều gở, không hạn chế, không cấm đoán, không che giấu, … Nếu một “trường phái” nào đó ưu việt hơn thì người ta sẽ theo, đâu cần giở chiêu “cấm chợ, ngăn sông”.

  15. 02/03/2011 lúc 19:04

    Tạp chí Văn lần đầu đến tay độc giả vào năm 1963. Sau 30/4/1975, tạp chí này ngưng xuất bản một thời gian dài và tục bản lại tại California khoảng những năm đầu thập niên 80s do Mai Thảo chủ bút và sau này là Nguyễn Xuân Hoàng.

  16. 03/03/2011 lúc 08:09

    Em có trang web này giới thiệu với chị, trong đó có khá nhiều bản scan của những tác phẩm văn học trước 75.
    Diễn đàn sách xưa 😀
    http://sachxua.net/forum/

  17. 03/03/2011 lúc 08:11

    May mà năm đó mình không bị Phong thần nên đến nay vẫn sống để đến thăm Phay đây ! 😀

  18. 05/03/2011 lúc 07:38

    Nếu chị muốn theo dõi tiếp tạp chí Văn tục bản sau này (và có một số bản scan của Văn từ 1963-75) có thể xem tại đây: http://vanmagazine.saigonline.com/

  19. nguyễn thị nha trang
    05/03/2011 lúc 12:45

    Thật đầy giá trị với những người từng sống ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975 !
    Cám ơn chủ Blog thật nhiều , chúc bạn nhiều sức khỏe !

    • 05/03/2011 lúc 12:53

      Cảm ơn bạn Nha Trang đã ghé thăm. Bạn có thể đọc thêm về một số nhà văn có tên trong bảng phong thần này ở mục “SÁCH” (kế mục “tin nhắn”). Mình đang đưa lên dần dần, bạn cứ đọc thoải mái nhé.
      (Bạn chắc là đồng hương với nhà văn Võ Hồng?)

  20. nguyễn thị nha trang
    05/03/2011 lúc 21:32

    Mình sinh ra , lớn lên và học tập ở thành phố biển Nha Trang , nhưng sau 1975 mình không còn ở Nha Trang – Khánh Hòa nữa !
    Nhà Văn VÕ HỒNG , mình cũng đọc nhiều tác phẩm của Ông . Trước 1975 mình không có cơ may học và diện kiến Thầy ( nhưng biết ) vì mình học khác trường Thầy dạy.
    Bạn Phay Van , sưu tầm của Bạn thật ý nghĩa và giá trị lắm ! ít nhất là đối với mình , lần nữa cám ơn Bạn !

    • 07/03/2011 lúc 07:40

      Có lẽ em phải gọi chị Nha Trang bằng chị?

  21. 05/03/2014 lúc 16:43

    Không biết ai đã ghi nhận những cái đặc biệt, “nhất”, của quí vị nhà văn này, rất là thú vị. Ông Duyên Anh lúc ấy có xe hơi chiến nhất có lẽ vì ông có nhiều sách bán chạy nhất vào thời ấy. Ông xã tôi ở gần nhà Duyên Anh. Tuy DA nổi tiếng với loạt truyện viết về tuổi thiếu nhi/thiếu niên như Mơ Làm Người Quang Trung, Thằng Vũ, Con Thúy, Thằng Côn nhưng ông lại rất ghét trẻ con chơi đùa ồn ào gần nhà ông. Có lẽ ông nên được mang danh hiệu ghét trẻ con ồn ào nhất.

    • 06/03/2014 lúc 07:56

      Dạ, có lẽ trẻ con chơi đùa ồn ào làm hỏng cái “yên si” của ông chăng, hihi.
      Bảng “phong thần” này thú vị thật, nhưng còn thiếu rất nhiều quý vị văn thi sĩ thời trước hở Bà Tám

  22. Michael
    22/03/2014 lúc 04:05

    Co ai biet gi ve 2 nha van duoi day khong? Toi xin chan thanh cam on truoc:
    -Nha van Nguyen vu (phan lon truyen cua anh viet ve chien si Biet kich nhay toan(vi du:tac pham Vong tay Lua).
    -Nha van Nguyen Dinh Thieu ( hinh nhu anh la nha van Khong Quan ) truyen cua nha van nay viet ve du dang Sai gon.

    • 22/03/2014 lúc 08:54

      1. Nhà văn Nguyên Vũ:

      Chính Đạo là một trong hai bút danh của Vũ Ngự Chiêu. Bút danh kia là Nguyên Vũ, rất nổi tiếng ở Miền Nam trước năm 1975. Trước 1975, Vũ Ngự Chiêu phục vụ trong binh chủng Pháo Binh Dù, QLVNCH, và đã có hơn 20 tác phẩm xuất bản. Sau khi ra hải ngoại, ông vừa tiếp tục cầm bút vừa đeo đuổi việc học. Tốt nghiệp Tiến Sĩ Sử tại Đại Học Wisconsin – Madison năm 1984, sau khi cùng gia đình di chuyển về Houston, ông là Giám Đốc nhà xuất bản Văn Hóa và tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật tại Đại Học Houston năm 1999.

      Những tác phẩm của Vũ Ngự Chiêu xuất hiện trước năm 1975 dưới bút danh Nguyên Vũ gồm có Đời Pháo Thủ (bút ký), Những Cái Chết Vô Danh (tập truyện), Trở Về Từ Cõi Chết (truyện), Vòng Tay Lửa (trường thiên), Thềm Địa Ngục (truyện), Đêm Hưu Chiến (truyện), Sau Bảy Năm Ở Lính (bút ký), Đêm Da Vàng (trường thiên), v.v. Tại hải ngoại, Vũ Ngự Chiêu đã in thêm các tập Xuân buồn thảm: Cuộc Sụp Đổ của Nam Việt Nam (bút ký), Trận Chiến Chưa Tàn (truyện), Giặc Cờ Đỏ (trường thiên), cùng hai tâm bút Paris: Xuân 1996, và Ngàn Năm Soi Mặt.

      Về nghiên cứu sử học, ông đã in ba tác phẩm bằng tiếng Anh dưới tên thực, và 10 biên khảo bằng Việt ngữ với bút danh Chính Đạo. Biên khảo duy nhất bằng Việt ngữ ký tên thực của ông là bộ Các Vua Cuối Nhà Nguyễn (1883-1945) gồm ba tập. Những tác phẩm ký tên Chính Đạo thường được viết cho độc giả không chuyên môn, dễ đọc hơn, không quá khô khan như các biên khảo đúng yêu sách bác học.

      Ông vừa xuất bản tác phẩm mới nhất với tựa đề Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng (1945-1975) tập I, gồm 5 phần: Sơ lược tiểu sử Tổng thống Jean Baptiste Ngô Đình Diệm (1897-1963); Từ Điện Biên Phủ tới Geneva; Cuộc truất phế Bảo Đại; Mùa Phật Đản đẫm máu (1963); và “Phiến Cộng” trong Dinh Gia Long.

      Sau năm 1975 ở hải ngoại, có những dòng thác ngụy tạo ngụy biện nhằm vặn méo sử kiện để chạy tội và biện minh cho sự vô minh của một số người. Vũ Ngự Chiêu đã dần dần xuất hiện như một nhà sử học khai sáng và can trường. Giá trị tinh thần của người trí thức không chỉ là tôn trọng sự thật mà còn nói lên sự thật và chấp nhận hậu quả của quyết định can trường đó. Đó là một sự đổi đời tâm linh có ý nghĩa đã hình thành nơi Vũ Ngự Chiêu. Huyền thoại và huyễn mị lịch sử đã làm cho người Việt xa nhau, chỉ có sự thật mới làm cho người Việt gần lại với nhau, trong tình dân tộc, nghĩa đồng bào. Những tác phẩm mới của Vũ Ngự Chiêu là một đóng góp sáng giá và có ý nghĩa trong chiều hướng đó.
      (https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090114171743AAGiIoQ)

      2. Hiện em chưa tìm thấy tài liệu về nhà văn Nguyễn Đình Thiều.
      Về các nhà văn Không Quân, xin xem bài này: Tập thơ truyện KHÔNG QUÂN THỜI CHIẾN (1974)
      http://huyvespa.blogspot.com/2014/03/tap-tho-truyen-khong-quan-thoi-chien.html

      Mong anh Michael tạm hài lòng với những thông tin ít ỏi trên.

      • Michael Baach
        22/03/2014 lúc 11:45

        Chan thanh cam on Phay Van,thong tin ban cho ve nha van Nguyen Vu lam toi thay that thoa long mong doi bay lau nay,rat mong ban timhieu giup ve nha van Nguyen Dinh Thieu. Mot lan nua toi xin tran thanh cam on ban da bo cong tim giup.Chuc ban luon duoc doi dao suc khoe ,viet khoe de phuc vu doc gia,mong ban tin rang tu nay tro di ,toi se la ban doc trung thanh cua Phay Van. Tran trong, Michael Dinh (Tucson,AZ)

      • 22/03/2014 lúc 15:05

        Em tìm thấy ba bài trong đó có nhắc đến nhà văn Nguyễn Đình Thiều. Anh Michael đọc nhé:

        Bài thứ nhất: http://thang-phai.blogspot.com/2013/10/my-bo-cua-chay-lay-nguoi-hoi-uc-hoang.html
        Chúng tôi cùng im lặng, chừng như thấy mình hơi quá lố, ông Mạc hỏi:
        – Ông có chơi với Nguyễn đình Thiều không ?
        – Thiều Quân cảnh hả ?
        – Không, Thiều, nhà văn Không quân ấy.
        – Không, tôi chỉ biết tên, quen sơ sơ thôi, chứ không thân. Nhưng, có gì không ?
        – Hắn chết rồi , tôi tưởng các ông nhà văn, nhà thơ dễ biết nhau. Hắn bị Không quân đưa ra đây để cai ma túy. Hắn chết vì bệnh. , vì đủ mọi thứ phá nát cả người. Hắn mới chết chừng hơn vài tuần. Mộ của hắn cũng gần nghĩa địa tù. Nếu ông thân với hắn, tôi bảo thằng cốt đột của tôi lái xe đưa ông đi thăm, không thân thì thôi.

        .

        Bài thứ hai: http://newvietart.com/index3.1885.html
        Chẳng bao lâu mặc áo lính,- Thượng sĩ Bảng, thợ chụp hình cho báo Lý Tưởng dọn cho một phòng nhỏ, để gia đình ba người dọn vào Tân Sơn Nhứt ở trong khu gia binh Âu cũng là một sự may mắn, vì ngay khi vào lính; đợt cấm trại trăm phần trăm thi hành gắt gao vào ngày đầu bầu cử Tổng , Phó Tổng thống năm 67. Hôm ấy, muốn ra ngoài, về nhà thăm vợ con, không có cách nào thoát khỏi trại. Gặp Nguyễn Đình Thiều, nhà văn lính không quân, anh rủ tôi thay bộ quần áo dân sự, chui vào chiếc xe hơi Hillman tã của anh; thoát ra lối Hàng không dân sự. Thất hú vía, cả hai chúng tôi đã thoát được cổng kiểm soát của quân cảnh và cảnh sát phi trường.

        .

        Bài thứ ba: http://chiasetruyen.com/story/Truyen-ma-hay/Ma-Nu-Da-Tinh-78/

        Tôi kể cho em nghe chuyện nhà văn Không quân thân mến của chúng ta, ông Nguyễn Đình Thiều (dám mặc đồ bay cam lắm) vào nằm vùng trong đám hành khất chợ Vườn Chuối để lấy chất liệu viết phóng sự “Tôi Đi Ăn Mày”. “Anh Hai” Nguyễn Đình Thiều đẹp trai có hạng, được mấy mợ ăn mày yêu kể gì, ghen nhau, giành nhau đòi lấy làm chồng, coi anh hai như Vua, năn nỉ “anh hai” cứ việc ở nhà (!) coi con cho em đi “lạy ông đi qua, lạy bà đi lại” xin tiền bá tánh về nuôi anh hai ăn nhậu suốt đời! Mấy chị ghen nhau, uýnh nhau, chửi bới om xòm, loạn cào cào khu chợ Vườn Chuối khiến “anh hai” sợ quá, ôm bị gậy chạy có cờ!

  23. DTN
    23/03/2014 lúc 02:02

    Nhà văn Nguyễn đình Thiều đã mất và được chôn cất ở Phú Quốc trong thời gian bị đưa ra cai nghiện tại đây, đúng như nhà văn Hoàng Khởi Phong đã nhắc đến trong hồi ký Ngày N+.

    Gia đình ông rất đông anh em. Di cư vào Nam, trú ngụ trong căn nhà nhỏ con hẻm nhỏ đường Phan Đình Phùng, Bàn Cờ, mẹ ông với gánh xôi chè tần tảo nuôi các anh em ông ăn học thành tài. Một người em khá nổi tiếng của ông là đạo diễn truyền hình Nguyễn Đình Khánh. Sau khi tốt nghiệp, từ Đài Loan về trông coi đài truyền hình THVN, đạo diễn Nguyễn Đình Khánh đã có nhiều thay đổi đột phá các chương trình thời sự văn hóa văn nghệ , đặc biệt khá đình đám với cuộc thi hoa hậu VN lần đầu tiên trên màn ảnh nhỏ.

    Nhà văn Nguyễn Đình Thiều có lẽ do chuyên viết feuilleton cho các báo, nhanh và nhiều nên chất văn không sâu sắc lắm. Nhà văn Võ Phiến, trong “Hai mươi năm văn học miền Nam 1954-1975” (NXB Văn Nghệ USA), xếp Nguyễn Đình Thiều vào khuynh hướng tả chân (cùng với Thế Uyên…) trong dòng tiểu thuyết truyền thống, với các tác phẩm :

    Bão mùa xuân(1969), Đào kép giang hồ(1969), Đồ chơi trong chiến tranh(1969), Giấc ngủ cô đơn(1969), Thời loạn(1969), Thúy Kiều giao chỉ(1969), Bay vào lửa đạn(1970),vv… Bộ phim nhựa Như giọt sương khuya(1972) của đạo diễn Bùi Sơn Duân (với Trần Quang, Bạch Tuyết, Đoàn Châu Mậu…) dựa trên tiểu thuyết Đừng gọi anh bằng chú(1970) của nhà văn Nguyễn Đình Thiều.

    DTN

    • Michael Baach
      23/03/2014 lúc 03:04

      Cam on Phay Van rat nhieu,toi da nhieu lan do tim tin tuc ve 2 nha van nay ,nhung da khong thanh,Vay ban biet rang toi tri an ban biet duong nao ,that toi nghiep cho nha van NDT, thoi cu ong nao viet van hay lam tho cung co dinh qua voi a Phu Dung.Ban hay cung toi thap mot nen nhang cho NDT nhe. Michael Dinh ,AZ

      • 24/03/2014 lúc 07:33

        Anh Michael: Dạ không có chi. Anh có thắc mắc gì xin đừng ngại nêu, vì trang PV may mắn có anh Đinh Thanh Nguyện (như là một pho tự điển văn học sống) thỉnh thoảng ghé qua tặng những lời giải đáp.

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: