Trang chủ > Xã Hội > Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn

Những trang dưới đây do anh Đinh Thanh Nguyện gởi, lấy trong sách Quốc Sử lớp Nhì. Câu chuyện Nguyễn Trãi theo tiễn chân cha là Nguyễn Phi Khanh tới tận ải Nam quan, rồi gạt lệ quay về lo trả thù cho cha, rửa hận cho nước ngày nay ít được (có khi vì người ta ngại phương hại đến 4 tốt 16 chữ vàng) nhắc đến.

Nguyen Trai 1

Nguyen Trai 2

Nguyen Trai 3

1. Chùa Côn Sơn:

Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Côn Sơn, thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương. Chùa có từ thời Trần (có truyền thuyết cho rằng chùa có từ thời Đinh). Theo tài liệu, vào năm 1304 nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một ngôi chùa nhỏ tại đây gọi là Kỳ Lân. Đến năm 1329 chùa được xây dựng lại khang trang hơn, trở thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc Tự – nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành – do nhà sư Huyền Quang trụ trì.

Tương truyền núi Côn Sơn là nơi hun gỗ làm than và tại đây đã từng diễn ra trận hoả công hun giặc, dẹp loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh năm 968. Vì thế ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa “Thiên Tư Phúc Tự” trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.

Ngoài Đức Phật, chùa cũng thờ vua Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Loa và Thiền sư Huyền Quang. Hiện nay chùa Côn Sơn còn nhiều cổ vật giá trị, đó là những pho tượng Phật từ thời Lê cao tới 3 mét.

???????????????????????????????

.

Sân chùa có 4 nhà bia. Mỗi tấm bia đều nằm trên lưng một con rùa.
Đây là bia Thanh Hư Động, nơi lưu lại bút tích vua Trần Duệ Tông khi nhà vua về thăm Côn Sơn năm 1373:

1

.

Giếng Ngọc nằm ở lưng chừng núi, phía sau ngôi chùa. Du khách có thể thấy những tờ giấy bạc mệnh giá nhỏ ghim đầy lư hương:

2

.

Múc nước giếng rửa mặt cầu may:

3

.

Tiền được thả đầy mặt giếng:

4

.

2. Đền thờ Nguyễn Trãi:

Gần thượng nguồn suối Côn Sơn là đền thờ Trần Nguyên Đán – ông ngoại của Nguyễn Trãi. Ở lưng chừng núi là đền thờ Trần Nguyên Hãn và dưới cùng là nơi thờ Nguyễn Trãi (1380 – 1442).

Sau những năm tham gia triều chính, Nguyễn Trãi lui về Côn Sơn – cũng là quê ngoại của ông – và sống cuộc đời ẩn dật. Bài Côn Sơn Ca được ông sáng tác trong giai đoạn này:

Côn Sơn có khe,
Tiếng nước chảy rì rầm.
Ta lấy làm đàn cầm.
Côn Sơn có đá,
Mưa xối rêu xanh đậm,
Ta lấy làm chiếu thảm.
Trên núi có thông,
Muôn dặm rờn rơn biếc một vùng,
Ta tha hồ ngơi nghỉ ở trong.
Trong rừng có trúc,
Nghìn mẫu in biếc lục,
Ta tha hồ ca ngâm bên gốc.
Ngươi sao còn chửa về đi!
Nửa đời bụi bặm hoài lăn lóc,
Muôn chung, chín đỉnh có làm gì?
Nước lã, cơm rau miễn tri túc,
Ngươi chẳng thấy Ðổng Trác ngọc vàng chất đầy nhà?
Nguyên Tải hồ tiêu tám trăm hộc?
Lại chẳng thấy Bá Di với Thúc Tề?
Thú Dương chết đói không ăn thóc?
Hiền ngu dù chẳng giống nhau đâu,
Cũng đều muốn thoả lòng sở dục.
Người đời trong trăm năm,
Rốt cuộc như thảo mộc.
Vui buồn lo sướng đổi thay nhau,
Một tươi một héo vẫn tương tục.
Cồn hoang lầu đẹp cũng ngẫu nhiên,
Chết rồi ai vinh với ai nhục?
Nhân gian nếu còn bọn Sào Do,
Khuyên hãy nghe ta ca một khúc.

(Bản dịch của nhóm Đào Duy Anh)

.

Đường lên núi Côn Sơn, nơi có “Bàn Cờ Tiên” trên đỉnh:

11

.

12

.

Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng lại vào tháng 12 năm 2000, trên khu đất rộng gần mười ngàn mét vuông tại chân núi Ngũ Nhạc, thuộc khu vực Thanh Hư Động. Phía bên phải là dòng suối Côn Sơn.

5

.

6

.

7

.

8

.

Chuyện kể rằng khi Nguyễn Trãi từ biệt cha là Nguyễn Phi Khanh ở ải Nam Quan (nay đã rơi vào tay Trung Cộng), lúc trở về đi ngang qua cửa biển Bạch Đằng – nơi ghi dấu hai cuộc đại thắng quân Tàu bằng cọc nhọn chôn đáy sông – ông cảm tác bài Quan Hải, ngụ ý nói về việc Hồ Quý Ly chống giặc Tàu giỏi nhưng không được lòng dân nên cuối cùng phải thất bại. Bản dịch của Hưởng Triều như sau:

Đóng cửa bể

Lớp lớp cọc ngăn giữa sóng nhồi,
Thêm ngầm dây sắt- uổng công thôi.
Lật thuyền, thấm thía: dân như nước,
Cậy hiểm mong manh: mệnh ở trời.
Họa phúc có nguồn, đâu bỗng chốc?
Anh hùng để hận, dễ gì nguôi?
Xưa, nay, trời đất vô cùng ý,
Nơi sóng xanh cây khói tuyệt trời…

.

9

.

10

.

Một vài quan chức cao cấp đã mon men đến đây trồng cây, để lại bảng ghi nhớ nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân. Không biết họ có thấy nhục nhã khi đọc bài thơ trên?

Chuyên mục:Xã Hội Thẻ:
  1. Võ Trung Tín
    14/10/2013 lúc 23:46

    Chị Năm quơi…! Lâu nay Bà chị khỏe hông..dzậy?
    Chời quơi! Nhà cửa dạo này sao mà trống huơ trống hoác..dzữ dzậy bà chị Năm!?

    Lâu nay, Ròm em bận bù đầu quá xá trời không kịp thở luôn đó, nên không có dám hó hé ho he..ghé dzô nhà chị Năm “tám” chơi được…
    Thông cảm cho Ròm em nghe!
    hihihihihihi…

  2. Võ Trung Tín
    14/10/2013 lúc 23:52

    Chị Năm và bác Đinh Thanh Nguyện ơi:
    Khi Ròm cháu đọc nội dung 3 trang sách “Quốc Sử lớp Nhì” post ở trên, thì Ròm cháu thấy có một số chi tiết sao mà..”hơi khang khác” những điều mà Ròm cháu đã từng đọc cũng như tìm hiểu, làm Ròm cháu phân vân quá, khp6ng biết đâu mà lần, và hổng hiểu, những tài liệu dữ kiện lịch sử nào là..”chính xác”, nữa đây?! Đó là:

    1/ “Nguyễn Trãi người làng Nhị Khê, tỉnh Hà Đông”
    2/ “Thi đỗ Tiến Sĩ đời nhà Hồ”
    3/ “Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, phong cho Nguyễn Trãi chức Tể Tướng, tước Tề Văn Hầu, đứng đầu các quan”

    Còn Ròm cháu có đọc và tìm hiểu thì thấy 3 dữ kiện lịch sử trên, nó lại như thế này:

    1/
    “Nguyễn Trãi (阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋) sinh năm 1380 tại làng Chi Ngại, huyện Chí Linh (nay là thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Ứng Long, tức Nguyễn Phi Khanh, người làng Chi Ngại, một nho sĩ hay chữ nhưng nghèo và mẹ là Trần Thị Thái, con gái thứ ba của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán “

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i

    2/
    “Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, nhà Hồ thành lập. Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng”

    (Thái học sinh (太學生) là học vị cấp cho những thí sinh thi đỗ kỳ thi Hội, một trong những kỳ thi Nho học do triều đình phong kiến tổ chức.
    Học vị này xuất hiện từ khoa thi Nhâm Thìn (1232) đời Trần Thái Tông cho đến khoa thi Canh Thìn (1400) đời Hồ Quý Ly)

    (Trước năm 1442 thí sinh đỗ cả 4 kỳ được công nhận là trúng cách thi Hội, nhưng không có học vị gì. Nếu không tiếp tục thi Đình thì vẫn chỉ có học vị hương cống hoặc cử nhân. Chỉ sau khi thi Đình, người trúng cách thi Hội mới được xếp loại đỗ và mới được công nhận là có học vị các loại tiến sĩ. Từ năm 1442 thí sinh đỗ thi Hội mới có học vị Tiến sĩ (tức Thái học sinh – tên dân gian là ông Nghè). Người đỗ đầu gọi là Hội Nguyên.)

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa_b%E1%BA%A3ng_Vi%E1%BB%87t_Nam

    3/
    “Đầu năm 1428, ngay cả khi chưa chính thức lên ngôi vua, Bình Định Vương đã đại hội các tướng và các quan văn võ, định công ban thưởng. Nguyễn Trãi được ban cho quốc tính (họ Lê) và tước Quan phục hầu, tiếp tục giữ chức Nhập nội Hành khiển như cũ, được khắc tên trên biển Khai quốc công thần.”

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Tr%C3%A3i

    (Nhập nội hành khiển: Đặt từ thời Lý, chuyên dùng hoạn quan ở chức đó. Đời Trần thời Thiệu Phong (1341-1357) dùng người có văn học giữ chức Nhập nội hành khiển: Chức này đứng sau chức Tể Tướng.)

    http://dzunglam.blogspot.com/2013/07/bang-tra-cac-chuc-quan-pham-tuoc-hoc-vi.html

    Với 3 chi tiết dữ kiện lịch sử “hơi khang khác” mà Ròm cháu nêu trên, Chị Năm và bác Đinh Thanh Nguyện..thấy sao ạ?

    • dinh thanh nguyen
      15/10/2013 lúc 22:19

      Thân gửi Ròm em

      Chắc chị Phay Van cũng như bác, khá bối rối trước các thông tin do Ròm em cung cấp. Sau khi đọc lại sách cũ và tìm trên mạng, bác có mấy chi tiết bổ sung để làm rõ nghi vấn 1 và 2 của Ròm em như sau:
      Mục từ Nguyễn Trãi trong Từ điển văn học tập II (N-Q), nxb Văn học, Hà Nội, 1984 trang 87 ghi:

      Nguyễn Trãi (1380-19 IX 1442)…hiệu là Ức Trai, vốn người xã Chi Ngại, huyện Phương Sơn, lộ Lạng Giang, nay thuộc tỉnh Hải Hưng, sau dời về xã Ngọc Ổi (sau đổi thành xã Nhị Khê) huyện Thượng Phúc, châu Thượng Phúc, lộ Đông Đô, nay thuộc tỉnh Hà Sơ Bình. Là con Nguyễn ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh, nhà văn xuất sắc thời Trần-Hồ, và là cháu ngoại Trần Nguyên Đán, nhà văn và tể tướng cuối triều Trần.

      Thuở trẻ, Nguyễn Ứng Long nhà nghèo phải ngồi dạy học tại nhà quan Tư đồ Trần Nguyên Đán. Sau một thời gian ông được học trò, cô Trần Thị Thái, con gái đầu quan Tư đồ đem lòng yêu. (…) Trái với điều ông lo sợ, Trần Nguyên Đán biết chuyện đã vui lòng
      hợp tác cho hai người. Nguyễn Trãi là đứa con đầu của cuộc tình duyên này. Ông sinh ở Thăng Long, trong dinh của ông ngoại, và sống qua thời niên thiếu trong gia đình ông ngoại. Bấy giờ thân phụ ông, mặc dù đã đỗ thái học sinh (tiến sĩ) 1374, nhưng vì xuất thân nghèo hèn mà lại tự tiện lấy con gái dòng tôn thất, vi phạm luật lệ nhà Trần, nên chỉ được làm một chức quan nhỏ. Ông đành trở về quê mở trường dạy học. 1385, Trần Nguyên Đán về hưu tại Côn Sơn, đem cả Trần Thị Thái và cháu ngoại về theo. Nhưng chẳng bao lâu mẹ mất, rồi 1390 ông ngoại cũng mất, Nguyễn Trãi phải trở về làng Nhị Khê sống với bố. Tại đây ông được bố rèn cặp, dạy dỗ. Sau khi Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần dựng ra nước Đại Ngu 1400, liền tổ chức khoa thi. Nguyễn Trãi đi thi đỗ thái học sinh, được trao chức Ngự sử đài chánh chưởng. (…)

      Trên trang nguyentrai.net, bài của tác giả PGS TS Nguyễn Công Lý, khoa văn học và ngôn ngữ trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TPHCM

      http://www.nguyentrai.net/home/index.php?option=com_content&task=view&id=130&Itemid=4

      Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm Canh Thân (1380) tại dinh thự của ông ngoại ở Thăng Long và mất ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất (19 – 9 – 1442) bởi vụ án Lệ Chi viên oan nghiệt, thảm khốc; nguyên quán ở làng Chi Ngại (làng Ngái), huyện Phượng Nhỡn (nay là huyện Chí Linh), Hải Dương; trước đó vài đời, một chi họ Nguyễn ở Chi Ngại đã dời về định cư tại làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc, Hà Đông (sau đổi thành làng Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thường Tín, Hà Tây; nay thuộc Hà Nội). Làng Nhị Khê là một làng quê nằm bên tả ngạn sông Tô Lịch phía Hà Nội chảy về, trù phú, thuần nông và có nhiều nghề thủ công đặc sắc
      (…)

      Ông ngoại là Chương Túc Quốc Thượng hầu Tư đồ Trần Nguyên Đán (1325 – 1390), hoàng tộc nhà Trần, ông là cháu bốn đời của Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải – con trai thứ của Trần Thái Tông, người sáng lập nhà Trần. Quan Tư đồ là người có học vấn uyên thâm, nổi tiếng thơ văn, giỏi lịch pháp, thiên văn, độn số và là người có công giúp Cung Định vương Tả Tướng quốc Trần Phủ (tức Trần Nghệ Tông 1370 – 1372, nhường ngôi cho em, và làm Thượng hoàng 1372 – 1394) tiêu diệt Dương Nhật Lễ để khôi phục nhà Trần, được phong tước hầu, giữ chức Tư đồ quyền ngang Tể tướng.

      Thân phụ là Nguyễn Ứng Long (1355 ? – 1428 ? (1), sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh vào năm 1400 lúc ra làm quan dưới triều Hồ Quý Ly) lại không theo nghiệp võ. Ông là con rễ của Trần Nguyên Đán, từng đỗ Hoàng giáp (Đệ nhị giáp, có tài liệu ghi ông đỗ Đệ tam giáp, tức Thái học sinh) trong kỳ thi Đình năm Giáp Dần (1374), niên hiệu Long Khánh thứ 2 triều Trần Duệ Tông (1373 – 1377), nhưng triều đình không trọng dụng bổ chức quan, với lý do “con nhà thường dân mà lấy con gái hoàng tộc” như sử sách có ghi lại (2). Mãi đến khi họ Hồ soán ngôi nhà Trần, thì Nguyễn Ứng Long mới được Hồ Quý Ly ban chỉ dụ mời ra làm quan với chức Hàn lâm Học sĩ, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám (3). Mẹ là Trần Thị Thái (1349 – 1386), con thứ ba của Trần Nguyên Đán.
      Năm 1400, Nguyễn Trãi đi thi Đình, đỗ Thái học sinh khoa thi đầu tiên dưới triều nhà Hồ, năm sau được cử giữ chức Ngự sử đài Chánh chưởng (…)

      Bác tóm lại vài ý chính với Ròm em :

      Nguyễn Trãi sinh tại Thăng Long, nguyên quán gốc xã Chi Ngại, huyện Phương Sơn, lộ Lạng Giang, nay thuộc tỉnh Hải Hưng hoặc làng Chi Ngại (làng Ngái), huyện Phượng Nhỡn (nay là huyện Chí Linh), tỉnh Hải Dương
      Quốc sử lớp nhì nói Nguyễn Trãi người làng Nhị Khê, Hà Đông không sai vì: trước đó vài đời họ Nguyễn đã dời về định cư tại làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc, Hà Đông (sau đổi thành làng Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thường Tín, Hà Tây; nay thuộc Hà Nội)

      Nguyễn Trãi đậu thái học sinh (tiến sĩ) khoa đầu tiên thời nhà Hồ. Đến nhà Hậu Lê danh hiệu này mới đổi là tiến sĩ và được đặt bia ghi tên.

      Về chức tể tướng,đứng trên các quan , bác chưa tìm thấy tài liệu nào ghi.

      Thực ra các cuốn Quốc sử tiểu học cho các lớp tư, lớp ba, lớp nhì thời trước (tức lớp hai, lớp ba, lớp bốn bây giờ) rất tóm lược, chủ yếu giúp học sinh thấy thú vị với bài học và yêu mến các nhân vật lịch sử. Điều giúp học sinh nhớ và thuộc bài ngay tại lớp là việc nội dung mỗi bài học được tóm tắt vào một tiêu đề hàm súc dễ nhớ về danh nhân đó
      Bác mong giải tỏa một phần cho Ròm em.Thân

    • dinh thanh nguyen
      15/10/2013 lúc 22:25

      Bác bổ sung chi tiết. Mục từ Nguyễn Trãi trong Từ điển văn học do giáo sư Nguyễn Huệ Chi viết.

  3. Võ Trung Tín
    14/10/2013 lúc 23:57

    Chị Năm, có cái còm lúc 23:52 của Ròm em, chị Năm lôi nó ra đi…

  4. Võ Trung Tín
    16/10/2013 lúc 13:19

    Bác Đinh Thanh Nguyện kính,
    Dạ, Ròm cháu rất cám ơn bác đã ưu ái reply để giải thích rõ thêm một vài ý mà ròm cháu hơi hơi “phân vân” ạ!
    Thưa bác, Ròm cháu đọc còm của bác, thật tình, lòng cũng cảm thấy..hơi áy náy, khi thấy cái còm của mình lại vô tình đã làm bác (và chị Năm ?)..”khá bối rối”! Cháu thành thật xin lỗi bác nghen!
    Thưa bác, Ròm cháu có cái tính xấu là..khi đọc một “văn bản” (nói chung) nào đó, và cảm thấy có điều gì “hơi khang khác” với những gì mà bản thân cá nhân mình “biêng biết”, thì cháu hay có cái tật..”lanh chanh, mau miệng hỏi”, (chứ không khúc mắc truy vấn) để cho được phần nào tường tận, nhằm bổ sung kiến thức, chứ ròm cháu ít chịu để trong lòng! hihihihihihi…

    Bác kính, cháu rất thích đọc cũng như tìm hiểu Lịch sử (nói chung), nhưng quả thật, chân lý lịch sử thì luôn ngoằn ngoèo, rắc rối, thậm chí rối rắm, không biết đâu mà lần! Vì vậy, cá nhân cháu, rất tâm đắc với những giòng sau đây của Ts Nguyễn Hưng Quốc:

    – “Lịch sử không phải là quá khứ. Lịch sử chỉ là cái người ta viết về quá khứ. Những cái viết ấy, như nhiều lý thuyết gia hậu hiện đại đã chứng minh, bao giờ cũng chịu sự tác động của phái tính, của ý thức hệ và của những ý đồ chính trị cụ thể. Chính vì thế, lịch sử, thứ nhất, tự bản chất, có tính chủ quan, và thứ hai, luôn luôn được viết lại.”
    (Quốc Khánh – Nguyễn Hưng Quốc)

    http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/010110A/uggc:/=2fjjj.ibngvrativrg.pbz/pbagrag/dhbp-xunau/1741851.ugzy

    Bác Đinh Thanh Nguyện ơi,
    Dạ, cháu rất thích cái ý đoạn kết trong còm của bác: “Thực ra các cuốn Quốc sử tiểu học cho các lớp tư, lớp ba, lớp nhì thời trước (tức lớp hai, lớp ba, lớp bốn bây giờ) rất tóm lược, chủ yếu giúp học sinh thấy thú vị với bài học và yêu mến các nhân vật lịch sử. Điều giúp học sinh nhớ và thuộc bài ngay tại lớp là việc nội dung mỗi bài học được tóm tắt vào một tiêu đề hàm súc dễ nhớ về danh nhân đó”.

    Dạ, còn về câu thứ 3 mà cháu phân vân, chưa rõ về chức “Tể Tướng” của Nguyễn Trãi, thì cháu có truy tìm thêm ở 2 tài liệu..”gốc”…

    1/ Đại Việt Sử Kí Toàn Thư:

    http://www.nomna.org/du-an-nom/dai-viet-su-ki-toan-thu/tim-kiem-Dai-Viet-Su-Ky-Toan-Thu

    (Gõ vào ô “Tìm”…chữ: Nguyễn Trãi)..sẽ có:

    – “Đại hội các tướng và các quan văn võ để định công, ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc.
    Lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu; tư đồ Trần Hãn làm Tả tướng quốc; Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm Thái Bảo; đều được ban quốc tính.
    Chia cả nước làm ba đạo. Đạo đặt vệ quân, vệ đặt Tổng quản, lớn nhỏ giữ gìn nhau, trên dưới ràng buộc nhau. Lại đặt chức Hành khiển các đạo để chia giữ sổ sách quân, dân.
    Sai các quan chia nhau đi tế thần kỳ núi, sông, đền, miếu các xứ và lăng tẩm của triều trước.
    Truy tôn thuỵ hiệu từ khảo tỷ {1568} trở lên.
    Tổ khảo Đinh làm Chiêu Đức Hoàng Đế, bà là Nguyễn Thị Quách làm Gia Thục hoàng hậu, cha là Khoáng làm Tuyên Tổ Hoàng Đế, mẹ là Trịnh Thị Thương làm Ý Văn hoàng hậu.
    Mùa hạ, tháng 4, vua từ điện tranh ở Bồ Đào về đóng ở thành Đông Kinh.
    Ngày 15, vua lên ngôi ở Đông Kinh, đại xá, đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt.”

    ( 大 會 諸 將 文 武 臣 僚 定 功 行 賞 眎 功 之 高 下 定 爲 等 級
    以 承 旨 阮 廌 爲 冠 服 候 司 徒 陳 扞 爲 左 相 國 樞 密 大 使 范 文 巧 爲 太 保 並 賜 國 姓
    分 國 中 爲 五 道
    道 置 衛 軍 衛 置 總 管 大 小 相 維 上 下 相 繋
    又 置 各 道 行 遣 分 掌 軍 民 簿 籍
    遣 官 分 祭 處 山 川 廟 社 神 祗 及 先 朝 陵 寝
    追 尊 考 妣 以 上 謚 號
    祖 考 汀 爲 昭 德 皇 帝 妣 阮 氏 廓 爲 嘉 淑 皇 后 考 曠 爲 宣 祖 皇 帝 妣 鄭 氏 蒼 爲 懿 文 皇 后
    夏 四 月 帝 由 菩 提 )

    2/ Việt Nam sử lược – Trần Trọng Kim:

    (Việt Nam sử lược (chữ Hán: 越南史略) là tác phẩm do nhà sử học Trần Trọng Kim biên soạn năm 1919. Tác phẩm này là cuốn sách lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, hệ thống lại toàn bộ lịch sử nước Việt (cho đến thời Pháp thuộc) và được đánh giá là một trong những cuốn sách sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu. Sách được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1920 và được tái bản rất nhiều lần, có lúc đã được dùng làm sách giáo khoa tại miền Nam trước năm 1975.)

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_s%E1%BB%AD_l%C6%B0%E1%BB%A3c

    (Rê chuột đến cuối trang, phần “Liên Kết Ngoài”, Click vào link “Việt Nam sử lược”. Đọc…
    Chương XV – NHÀ LÊ (1428-1788) -Thời Kỳ Thống Nhất (1428-1527), trang 95 đầu 96)

  5. Võ Trung Tín
    16/10/2013 lúc 13:27

    Chị Năm quơi….bà chị đang ở đâu dzồi….!

    Nhờ bà chị..lôi ra tiếp cái còm mà em reply bác Đinh Thanh Nguyện lúc 13:19, ra nữa đi..bà chị!
    hihihihihi…

  6. Võ Trung Tín
    16/10/2013 lúc 13:31

    Chời..chời..!

    Ròm em rảo chân đọc lại các entries..ở “quá khứ”, thấy bà chị Năm đã…

    “PHẠM PHẢI MỘT SAI LẦM..TRẦM TRONG”, ĐÓ NGHEN!!!???

    • 17/10/2013 lúc 19:53

      Cám ơn bác Đinh Thanh Nguyện đã tận tình giải đáp cho cháu Tín.
      Tín ơi, lỗi gì thế, hihi.

  7. Võ Trung Tín
    18/10/2013 lúc 23:17

    Chời quơi là chời..!!
    Tự nhiên, chị Năm đem delete hết các comments của chị Năm ở các entries, làm cho các comments của các bác và các anh chị..”đứng trơ trẽn” chẳng ăn nhập logic trò chuyện gì cả, nên khi đọc, người đọc..cảm thấy những comments..”dzô dziên” hết sức!!!

    Phục hồi tất cả comments lại đi bà chị Năm..quơi!!!

    • 26/10/2013 lúc 08:36

      Tín: Đọc lại mới thấy nhiều còm cũ của chị Năm ”dzô dziên” quá, nên chị Năm tự kiểm duyệt mình, hihi.

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: