Trang chủ > Xã Hội > “Xin” Chữ

“Xin” Chữ

Nói đến Chu Văn An (1292 – 1370) người ta nhớ ngay đến việc dâng sớ xin chém đầu bảy tên nịnh thần. Dưới đây là những trang trích trong sách Quốc Sử lớp Nhì do anh Đinh Thanh Nguyện gởi.

scan12

scan13

scan14

Đầu năm 2013 vừa rồi, tôi có dịp theo một người bạn đến thăm Đền thờ Chu Văn An trong khu rừng thông của dãy núi Phượng Hoàng, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đây cũng là nơi Chu Văn An cáo quan về dạy học sau khi dâng sớ bị từ chối.

2

Theo tài liệu của địa phương thì tại Phượng Hoàng có các di tích: Đền thờ xây trên nền trường học của thầy giáo Chu Văn An ngày trước, chùa Huyền Thiên, Cung Tử Cực, Điện Lưu Quang, phần mộ Chu Văn An, Am Lệ Kỳ, Miết Trì, Giếng son … Những công trình này được xây dựng từ thời Trần và trùng tu khoảng 1997 – 2005.

1

.

Tại đây không thấy đề cập gì đến “Thất Trảm Sớ”, chỉ thấy hàng đoàn người nối đuôi nhau vào đền “xin chữ”. Có khi người ta chưa từng nghe nói đến chuyện này. Hoặc có nghe rồi thì… cũng khó nghĩ, vì “Thất Trảm Sớ” của Chu Văn An mà đem ra áp dụng thời nay thì lấy ai ra điều hành cái xứ sở có tên là CHXHCNVN!

Phía tay trái là “Nơi sắp lễ” và “Xin chữ thầy”:

3

.

Các trường học miền Bắc thường tổ chức đưa từng đoàn học sinh đến thăm đền và thắp nhang khấn vái cho “cái sự học” của mình. Chiều hôm đó tôi gặp một đoàn học sinh lớp 9 của trường Trung học Mạo Khê (Đông Triều, Quảng Ninh) do cô giáo phụ trách dẫn đầu. Các em được cái gọi là “ban quản lý đền” hướng dẫn ra “xin chữ” ngoài sân đền. Tôi ra theo:

4

.

Bộ đồ nghề:

4 A

.

4b

.

4C

.

4D

.

Thầy (tức là người viết chữ) và trò đang “phát huy giá trị văn hóa ở khu di tích Phượng Hoàng“:

5

.

Các em đua nhau mua chữ, đa số chọn chữ “đạt”, rồi nắn nót viết tên mình vào phía dưới:

6

.

7

.

Chữ đã “xin” xong, được đặt ngay ngắn trên mâm “Lễ”:

8

.

Thầy trò dẫn nhau vào đền làm lễ. Thầy đọc “bài khấn” viết theo lối cổ văn – thỉnh thoảng điểm vài tiếng mõ – xin vị Vạn Thế Sư Biểu về chứng giám cho lòng thành và độ trì cho các kẻ hậu sinh được… thi đỗ!

10

.

“Bài khấn” được hỗ trợ bởi tiếng mõ và tiếng trống, làm cho không khí “xin chữ” náo nhiệt phút chốc trở nên linh thiêng:

9

.

Thầy trò sì sụp khấn vái:

11

.

Việc “xin” chữ được hợp pháp hóa bằng văn bản:

12

.

Người bạn rủ tôi hôm sau đi Vĩnh Bảo (Hải Phòng) thăm Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tại đó cũng có nhiều đoàn học sinh từ khắp nơi về xin chữ như thế này. Tôi cám ơn bạn và từ chối.

Người ta đã nói nhiều về một nền giáo dục đang lầm đường lạc lối. Hôm chứng kiến cảnh này, tôi càng thấy nó lạc xa quá, xa tới nỗi không có lối ra.

Chuyên mục:Xã Hội Thẻ:
  1. 16/07/2013 lúc 14:34

    Hì hì! Vui nhỉ? Các bậc văn tài nước ta bị hậu thế làm cho trở nên đổ đốn thế này đây! “20.000đ/chữ”, ai bảo văn chương hạ giới rẻ như bèo?
    Các sĩ tử đi “xin chữ” kia, nay mai mà thành đạt xênh xang mũ cao áo dài ắt sẽ quen nết mà phát huy sự nghiệp “xin chữ” tiếp, chữ ký khống!

  2. 16/07/2013 lúc 14:36

    Nhìn cái bọn “cho chữ” mà muốn nổi điên!

    • 17/07/2013 lúc 08:22

      Vâng, bác Ly, mong sao hậu thế khi nhắc đến Chu Văn An thì nhớ đến câu chuyện dâng sớ xin chém đầu bảy nịnh thần hơn là sa đà vào chuyện văn hay chữ tốt.
      Trong bối cảnh hiện nay thì việc làm này có vẻ ru ngủ thanh thiếu niên.

  3. 17/07/2013 lúc 07:10

    Nếu ai nhiều tiền thì sẽ được nhiều chữ, Phay Van nhỉ?

    • 17/07/2013 lúc 08:26

      Bà Tám: Dạ, họ lên đồng tập thể, và dẫn dụ các em học sinh theo họ đi vào con đường mê muội đó, thay vì khuyên các em lấy sự học (thật) làm trọng.

  4. 19/07/2013 lúc 15:57

    Biết thế lúc trước đi học …. CHỮ !

    • 21/07/2013 lúc 14:48

      Bác Trà: Dân VN còn giữ cái tư tưởng gia nô cho đến bao giờ nữa? Ngành giáo dục VN khi nào mới thôi phản dân trí?

  1. No trackbacks yet.

Gửi phản hồi cho levinhhuy Hủy trả lời