Trang chủ > Tây Nguyên > Nhà thờ Công Giáo ở Kontum

Nhà thờ Công Giáo ở Kontum

Mùa đông năm 2002 tôi có dịp ra Kontum và trọ lại một vài ngày tại Tòa Giám mục. Tiếc rằng hình ảnh chụp hồi đó đã thất lạc hết cả, chỉ còn nhớ buổi sáng cao nguyên mù sương và lối đi hun hút giữa hai hàng cây sứ cổ thụ dẫn vào Tòa Giám mục – một kiến trúc bằng gỗ từ thời Pháp thuộc.

Chuyến đi Kontum cuối năm vừa rồi khi biết sẽ lại được trọ qua đêm tại Tòa Giám Mục, tôi đã rất mừng, định bụng sẽ chụp thật nhiều hình. Thế nhưng đến nơi lúc 11 giờ đêm, chúng tôi chỉ kịp cơm nước qua loa, tắm rửa nghỉ ngơi một chút. Bốn giờ sáng hôm sau khi trời còn tối đen như mực chúng tôi đã phải thức dậy, “khăn gói quả mướp” đi tiếp cho kịp giờ hẹn ở một nơi khác. Một bạn đồng hành nói vui: Chúng ta đến và đi trong bóng tối như những kẻ trộm!

Thế là “giấc mộng” chụp hình của tôi tan vỡ. Tôi thất vọng quá!

???????????????????????????????

Trời thương, sau hai ngày trèo đèo (không có lội suối), trên đường về lại Sài Gòn, bác tài xế có việc phải ghé qua thành phố Kontum độ nửa tiếng. Lúc ấy vào buổi chiều và trời sắp sửa tắt nắng. Tôi mừng rơn, nhờ một bác chạy xe “honda ôm” chở vào Tòa Giám mục và Nhà thờ Chính tòa Kontum để chụp vội vài tấm hình.

Thân mời quý bạn cùng xem.

.

1. Nhà Thờ Gỗ Kontum

Nhà thờ Chính tòa Kontum (còn gọi là Nhà thờ Gỗ) tọa lạc tại một khuôn viên khá rộng trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Kontum. Theo tài liệu, nhà thờ này được một vị linh mục người Pháp tên là Joseph Decrouille thiết kế theo nguyên mẫu nhà thờ ở vùng nông thôn quê hương ông. Nhà thờ được khởi công xây dựng từ năm 1913 đến 1918, có diện tích trên 700 mét vuông, mặt tiền có tháp chuông cao hơn 20 mét. Các bức tường nhà thờ đều được xây bằng vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam.

DSCN5592

DSCN5594

DSCN5595

.

Trước sân nhà thờ có pho tượng thánh Stêphanô Cuénot Thể (Stéphane Théodore Cuénot, 1802 – 1861) – Giám mục tử đạo, cũng là Ðấng khai sáng Miền Truyền Giáo Tây Nguyên Kontum và là Giám mục của 10 Ðịa phận Ðàng Trong.

DSCN5596

*

2. Tòa Giám mục Kontum

Toà Giám mục Kontum – còn gọi là Chủng viện Thừa sai Kontum – được xây dựng vào năm 1935, nằm gần Nhà thờ Gỗ, trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Kontum.

Trừ hàng trụ dưới sàn nhà làm bằng xi măng cốt thép, còn lại toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng gỗ. Người có công lớn trong việc xây dựng trụ sở Tòa Giám Mục là vị Giám mục Tiên khởi của Giáo phận Kontum: Đức cha Martial Jannin Phước (1867- 1940). Ngài cũng là Đấng sáng lập Hội Thừa sai Kontum.

DSCN5597

DSCN5602

DSCN5616

.

Tượng Đức cha Martial Jannin Phước – Giám mục Tiên khởi của Giáo phận Kontum.

DSCN5606

.

Phòng Truyền Thống nằm trong khuôn viên Tòa Giám mục. Đây là một bảo tàng nhỏ trưng bày các vật dụng sinh hoạt, nông cụ của người Thượng. Tôi không vào chụp hình được bên trong vì đã đến giờ đóng cửa.

DSCN5610

.

3. Nhà thờ “hội nhập văn hóa”

Nhà thờ Pleikly của người Jrai:

DSCN3009

DSCN2996

.

Nhà thờ Măng La của người Bahnar:

DSCN3050

DSCN3065

Chuyên mục:Tây Nguyên Thẻ:
  1. Võ Trung Tín
    30/05/2013 lúc 12:38

    “Các bức tường nhà thờ đều được xây bằng vữa trộn rơm”

    Chị Năm:
    Đọc và xem ảnh, với Ròm em, cảm thấy chi tiết này thật..”lạ” nhỉ!?
    Nhà thờ gỗ đã gần 100 năm tuổi, thế mà những bức tường “vữa trộn rơm” của nhà thờ đến nay vẫn..”trơ gan cùng tuế nguyệt”!?
    Tò mò tìm hiểu thử, thì..”té ngữa”! hihihihihihi…
    Thì ra..
    – “Nhà làm từ rơm đã có lịch sử từ những năm 1850”!
    Và..
    – “Ở các nước trên thế giới, rơm rạ ngày càng được áp dụng phổ biến làm vật liệu hữu ích, xây dựng nên những ngôi nhà đẹp như trong chuyện cổ tích…“

    http://congnghexaydung.wordpress.com/2010/09/30/r%C6%A1m-r%E1%BA%A1-lam-v%E1%BA%ADt-li%E1%BB%87u-xay-d%E1%BB%B1ng/

    • Võ Trung Tín
      30/05/2013 lúc 12:43

      Chị Năm,
      Hôm chị đến chụp hình, Nhà thờ gỗ đang “trùng tu”..chi tiết dzì dzậy?
      Vì, xem hình thứ 2 Ròm em thấy có nhiều..”giàn giáo”..ở trên nóc nhà thờ không dzậy?!

      • 31/05/2013 lúc 09:33

        Tín: Nhà thờ được trùng tu nhằm kỷ niệm 100 năm nhà thờ Gỗ (18.2.1913-18.2.2013).

        Trích:
        Vì theo thời gian năm tháng sàn nhà thờ bị mối mọt xuống cấp nghiêm trọng. Biết tin trên chị Thu chủ DN Xuân Phúc đã xin giúp cho Đức Giám mục trên 10 khối ván, anh Quỳnh Hội chủ DN nhận xẻ theo yêu cầu của ban xây dựng. Nhìn các DN lao vào công việc để kịp chuyển về nhà thờ Gỗ cho đúng tiến độ thi công mà gạt bỏ hết mọi công việc của DN mới thấy được sự hy sinh của các anh chị DN Miền Pleiku thương người Cha chung giáo phận của mình như thế nào. Sau khi số gỗ xẻ xong chị Thu cũng đã cho xe vận chuyển về nhà thờ Gỗ.
        Chúng tôi đến nhà thờ Gỗ nhìn thấy toàn bộ số ván hư được cạy lên mới biết thời gian đã hủy hoại ngôi nhà thờ Gỗ như thế nào. Anh Lợi một nghệ nhân được mời đến để hướng dẫn việc trùng tu tâm sự với chúng tôi: Các anh thấy đó, đúng ra các cây đà cũng phải thay nhưng kinh phí có giới hạn chúng tôi cắt những phần hư đi rồi ghép lại ở giữa dùng đá xây lên đỡ, đà nào hư quá mới thay. Chúng tôi hỏi ghép như vậy có chịu lực nổi không, anh cười và nói sẽ cố gắng tìm mọi cách để công trình không bị ảnh hưởng…

  2. Võ Trung Tín
    30/05/2013 lúc 12:45

    Một chút thư giãn..nghen bà chị!
    hihihihihihi…

    “Rơm rạ lâu nay vẫn được dùng làm thức ăn cho gia súc, lót ổ cho gia cầm, nhưng dưới bàn tay của nghệ sĩ người Nga Irina Parosova, chúng lại biến thành những bức tranh sặc sỡ, óng ánh.”

    http://www.tinmoitruong.vn/van-hoa/nhung-buc-tranh-tu-rom-ra_57_17693_1.html

  3. 15/06/2013 lúc 16:33

    Nhiều ảnh đẹp quá, mỗi tội hơi mờ

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: