Cá Nhân với Tổ Quốc
Tác giả: Linh mục Cao Văn Luận
Tổ quốc là đại gia đình nòi giống, là giang sơn của tổ tiên để lại; đối với tổ quốc chúng ta thường có những tình cảm mạnh mẽ sâu xa như đối với gia đình và nhiều khi còn hơn. Tổ quốc có một ảnh hưởng lớn trong việc cấu tạo nhân cách của mỗi người, giá trị đạo đức của chúng ta tùy thuộc rất nhiều vào thái độ của chúng ta đối với quê hương.
A. Tổ quốc là lò huấn luyện cá nhân.
Tổ quốc, trước hết, là giải đất có bờ cõi rõ ràng mà tổ tiên đã dày công khai thác và bảo vệ để lối lại cho con cháu, nhưng tổ quốc lại còn gồm cả một nền văn hóa riêng, nghĩa là một thứ tiếng nói với tất cả các ý tưởng nó lưu chuyển, tất cả tác phẩm văn chương nó phát biểu, một sinh hoạt kinh tế được định đoạt tùy theo điều kiện địa dư và thủy thổ, một lịch sử gồm nhiều kỷ niệm di tích nghìn năm để lại và những nỗi lo âu chung, những quyền lợi chung; tất cả các điều ấy tạo nên một bầu không khí riêng biệt đem lại cho chúng ta một quan niệm riêng về đời sống với một sự cảm biết riêng về thiện và mỹ.
Giải đất kia với văn hóa kia là thân xác của tổ quốc, nhưng thân xác ấy còn có một linh hồn; mà chính linh hồn của tổ quốc mới là yếu tố ảnh hưởng đến sự cấu tạo của nhân cách chúng ta. Hồn của tổ quốc tức là những hoài niệm quá khứ vẻ vang của giống nòi, là những bức gương xán lạn các vị anh hùng hào kiệt của giống nòi để lại, những hoài niệm ấy, những bức gương ấy với những nguyện vọng tổng quát và cao thượng của nước nhà kết thành một tiếng gọi xa xăm mà mãnh liệt thúc bách chúng ta phải giày đạp những tư lợi ích kỷ và đi đến một lý tưởng tốt đẹp, để tìm kiếm những giá trị thiêng liêng, những giá trị đạo đức.
B. Tổ quốc là trường hùng dũng.
Trong gia đình, chúng ta học tập lòng thương yêu tận tụy và tương trợ anh em, trong nghề nghiệp chúng ta học tập sự mến chuộng công ăn việc làm, và sự trọng đức công bằng, nhưng hai khu vực ấy chỉ đào tạo ra những đức tính trưởng giả, còn thiếu sự hy sinh, hy sinh cả tính mạng, sự hy sinh ấy là một điều mà tổ quốc đòi hỏi phải có, những lúc tổ quốc bị xâm chiếm; thời kỳ chiến tranh là thời kỳ tai hại, nhưng cũng là thời kỳ sản ra những tâm hồn hào kiệt, biết chết để bảo vệ giang sơn, giống nòi.
Đạo Đức Học (trang 60-61), nhà in Đại Học, Huế.
(kiểm duyệt số 3513 ngày 23-12-1957)
—————————————————————–
.
Tôi Thấy Em Thấp Thoáng Áo Về
Tôi thấy em
Thấp thoáng áo mẹ về
Tà áo dài trắng mẹ may
Họ không cho em mặc
Nhưng em đứng đó, thẳng người, nghiêm trang
Như em học trò muôn thuở hiền lành, lễ phép, nề nếp
Và hiên ngang
Nếp áo của mẹ, của cha, của thầy, của cô, của trường lớp
Nếp áo vinh quang của quê hương bốn ngàn năm
Áo hình chữ S đi suốt những chặng đường lịch sử
Mà chưa hề lấm bẩn
Quê hương mình bây giờ rách rưới
Em học trò đứng lên giữa hỗn mang cuộc đời
Đem lại một nụ cười tươi
Quê hương hôm nay hãnh diện có các em
Phương Uyên ơi, Nguyên Kha ơi
Đứng thẳng lên các em nhé
Áo trắng dân chủ
Thấp thoáng về trên đôi vai các em
Hạ Huyên 72 (Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh)
danlambaovn.blogspot.com
Đề tài này quá khổ với một blog rồi đây !
Ngày nay người ta xóa nhòa Tổ quốc với giai cấp và nhóm lợi ích do vậy đề tài này mới trở nên quá khổ … là quá kích cỡ chứ hổng phải …khổ quá !
Nhưng lão hâm rất đồng tình với quan điểm trên !
Có lúc trà dư tửu hậu, mấy thằng bợm nhậu mới hỏi nhau thế này :” Tổ quốc ( dân tộc ) hay giai cấp ?”
Chúng nói to, nói nhỏ , nói như chưa bao giờ được nói,…v.v….
Lão hâm mới nói :” Một ngày đẹp trời khi bình minh thức dậy bỗng dưng có mấy đồng chí người Bana, Ede,Giarai,…v.v… cạy cửa vào nhà các ông rồi họ tự nhiên ăn ở thắm thiết tình đồng chí ,… thì các ông tính sao ? ”
Bàn nhậu bỗng dưng im như chưa từng có ai trước đó !
Hahahaha, vậy là quyền lợi dân tộc phải là trên hết !
Cũng có thằng làm lớn và làm lâu quá nên trở nên …chứng. Cũng vào một ngày đẹp trời bỗng dưng hứng chí láy giấy bút ra viết ba điều bốn câu chi chi đó. Lúc dân chúng đọc được thì đất đai của tổ quốc (dân tộc ) của cha ông đẻ lại bỗng dưng trở thành của những ĐỒNG CHÍ môi răng tự bao giờ !
Nói như thằng cu Bi học lớp 3 trường làng :” Chẳng đồng chí đồng rận đéo gì hết ! Của cha ông là của dân tộc ! Đéo phải của giai cấp vô sản toàn thế giới ! … ”
Chẹp ! Đúng là giọng lưỡi cu Bi !
Cám ơn bác Trà.
Em rất tiếc là anh em mình không được hấp thụ nền giáo dục nhân văn thời VNCH, để được may mắn học những giòng sau (cũng trích từ Đạo Đức Học của Lm. Cao Văn Luận):
Xét theo phương diện nhân chủng, dân tộc là toàn thể những cá nhân nối kết với nhau bởi một văn hóa, một nòi giống, một ngôn ngữ, một lãnh thổ và những quyền lợi chung.
Xét về phương diện tâm lý, dân tộc được nhân cách hóa và gọi là Tổ quốc mà chúng ta xem như là một thực thể tinh thần có thể làm phát xuất nhiều tình cảm sâu đậm bao hàm trong tình yêu nước.
Xét về phương diện pháp lý, thì một dân tộc hay nhiều dân tộc họp thành một quốc gia nếu chúng lập thành một xã hội chính trị độc lập và có quyền tự trị.
Quốc gia là môt xã hội chính trị thực hữu. Dân tộc và Tổ quốc thường là những xã hội lý tưởng. Bởi vậy vào thời kỳ mà một vài dân tộc mất quyền độc lập hay là tự do chính trị, họ vẫn tiếp tục nói đến dân tộc hay Tổ quốc của họ.
Chị Năm quơi!
Ròm em bận quá! Tranh thủ một chút ghé nhà thăm chị Năm..đây!
Wow!
Bài viết, chỉ với một đoạn ngắn, được viết vào năm 1957, nhưng với nội dung ý tưởng thật rõ ràng khúc chiết cùng văn phong thật lưu loát sáng rõ, khiến người đọc (trẻ tuổi) ngày nay hiểu và cảm nhận được ngay những khái niệm tưởng chừng như..mơ hồ trong tâm thức!
Quả là các bậc trí giả chân chính ngày xưa bút lực thật thâm hậu thay!
Chị Năm quơi..!
Lm Cao Văn Luận, tác giả của “Bên Giòng Lịch Sử”, đúng không chị?
– Ròm em đã biết mặt ông và đã đang đọc được 1/3 cuốn này, rồi đó nghen!
Và, hôm vào nhà bác Nam Ròm lục lọi, Tín Ròm em đã “gặp” được..tác giả!
Chị Năm trước đây đã từng có biết mặt ông chứ?
hihihihihihi…
http://namrom64.blogspot.com/2012/09/hinh-anh-xua-vien-ai-hoc-hue-tu-1957.html
Đọc bài viết này, Ròm em chợt nhớ đến bài văn của một bạn học sinh lớp 10, viết thật hay, mà Ròm em đã đọc cách đây hơn 1 năm.
Copy về, mọi người cùng đọc vui vui nghen…
– Tổ quốc là gì?
– Tổ quốc trong lòng tôi.
(Đây không phải là bài viết tham gia một cuộc thi, phong trào. Không phải một bài văn gây xôn xao, càng không phải là một bài văn điểm 10 (10 thì hoàn hảo quá!). Đây là một bài văn điểm 9, đề tài tự chọn, và của một học sinh lớp… 10.)
Bài làm:
“Thế hệ trẻ bây giờ không còn yêu Tổ quốc”: Đó là tít của một bài báo trong nước. Tôi giật mình. Dán mắt đọc kỹ bài báo đó, tôi tự kiểm nghiệm lại bản thân và bạn bè. Tôi vui, tôi tự hào vì ai đó không còn yêu Tổ quốc chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh. Còn chúng tôi – thế hệ trẻ, Tổ quốc đối với chúng tôi là một điều vô cùng thiêng liêng cao cả, tình yêu Tổ quốc là tình yêu đẹp đẽ nhất, là tình yêu của mọi tình yêu.
Tổ quốc là gì? Hai tiếng Tổ quốc rung lên trong tim chúng ta nghe to tát và lớn lao lắm. Thực ra Tổ quốc được lí giải rất đơn giản đó là đất mẹ, là mảnh đất của cha. Tổ quốc chính là đất nước mình được gọi lên một cách trân trọng , thân thương. “Tổ quốc của tôi” cất lên đầy trìu mến như “mẹ của tôi” hay “cha của tôi” hay chính là “quê hương của tôi”… Tổ quốc vang vọng trong câu ca hùng tráng, Tổ quốc nằm gọn trong trái tim con người.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người”
Khái niệm quê hương trong thời đại này càng ngày càng lớn hơn và có thể nói đến quê hương chính là Tổ quốc. Tổ quốc nếu ai không yêu không nhớ sẽ không lớn nổi thành người. Tình yêu Tổ quốc là gì mà khi lớn lên ai cũng yêu, ai cũng nhớ?
Tổ quốc là câu hát ru ầu ơ của mẹ. Cánh cò trắng muốt lượn lờ trên cánh đồng vàng mùa gặt, có cánh diều chao nghiêng trên cánh gió thổi vi vu, bé nằm ngủ, bình yên. Bé không hiểu hết những giá trị trong câu hát, bé không thấy hết được khung trời lớn lao và góc sân nhà bé như thế nào. Nhưng trong lời ru ngọt ngào của mẹ, bé từng ngày uống dòng sữa quê hương, tình yêu Tổ quốc.
Cô bé bắt đầu biết làm việc nhà. Cô biết quét nhà, biết dọn đồ chơi trong căn phòng bé nhỏ của mình. Và khi đó cô cũng bắt đầu biết rót cho mẹ một ly nước khi mẹ đi làm về, khi thấy mồ hôi mặn chát của mẹ nhỏ xuống.
Cô bé biết ôm lấy mẹ khi giọt nước mắt buồn bã của mẹ rơi. Cô không biết công việc của mẹ vất vả như thế nào nhưng cô biết một cốc nước mát sẽ làm tan đi những vất vả lo âu trong lòng mẹ. Cái ôm bé con của cô có thể làm dịu những nỗi đau không giọt nước mắt nào đếm đủ. Cô bé yêu mẹ, yêu cả những nỗi vất vả, nỗi đau và cả những niềm vui của mẹ nhiều lắm.
Bố xem tivi, bố cứ chau mày, nhăn mặt, chốc chốc hét lên mấy tiếng “dô dô”, lâu lâu nhảy dựng khỏi ghế cười ha ha. Thấy bố vui, bé cũng vui lây. Vì sao bố lại vui như thế, là vì bố đang xem bóng đá giữa hai đội Việt Nam và Thái Lan đấy mà. Việt Nam thắng thì bố sẽ cho cô bé và em cu đi chơi, Việt Nam thua thì đành ở nhà vậy. Bố bảo Việt Nam đá không hay nhưng vẫn cổ vũ vì đó là nước mình mà. Từ đó hễ có đội “nước mình” thi đấu, cô bé cũng sẽ xem. Dù cô không hiểu chút gì về mấy người mặc quần đùi cùng chạy loanh quanh cướp một quả bóng. Ngẫm lại thì đó cũng là một tình yêu “nước mình” của cô bé.
Một chiếc áo dài trắng, thướt tha, chị cô đem ra ngắm hàng ngày và mặc mỗi sáng thứ hai đi học. Chị cô thật đẹp trong chiếc áo dài ấy. Chị cô bảo: Đấy là trang phục truyền thống của nước ta, sau này lớn em cũng sẽ được mặc thôi! Thế là cô bé mong mình lớn thật nhanh trở thành một thiếu nữ tươi tắn, duyên dáng trong chiếc áo dài. Cô luôn mơ một ngày trang phục truyền thống Việt Nam sẽ cùng cô tung bay đến những đất nước khác khoe bộ áo dài Việt Nam. Cô tự hào…
Bài học về những con người ngày đêm âm thầm lặng lẽ làm đẹp xã hội hằng ngày gợi lên trong lòng cô gái khi trông thấy những cô chú lao công quét rác trên hè phố. Họ làm việc không ngơi nghỉ, tiếp xúc với những gì người khác vứt đi. Cô học trong sách, đọc trong vở nhưng nhìn tận mắt cô mới thấy sự vất vả không từ ngữ nào diễn tả hết. Bỗng trước mặt cô, một ai đó vừa vứt giấy kẹo ra đường, cô cúi xuống, nhặt lấy và bỏ vào thùng…
Hành động của cô thật không đáng gì so với đóng góp của những con người cắm cúi với công việc kia nhưng cũng thật đáng trân trọng. Bởi cô vừa giúp những con người kia đỡ vất vả hơn, và có lẽ nếu ai trong số những người lao công kia trông thấy hành động của cô, lòng họ cũng đang ấm dần lên. Họ biết rằng, trong xã hội tấp nập không ai để ý đến ai này, thì vẫn có những con người trẻ sống có trách nhiệm với cộng đồng.
Cô gái thấy Tổ quốc mình đang online trên Internet. Những diễn đàn tấp nập cờ Việt Nam, đỏ chói những themes nổi bật, những con người ảo với những cái tên ảo đang tranh luận với nhau về những câu chuyện có thật của thế hệ trẻ 8X, 9X, thế hệ @ nữa…
Xã hội ảo, cộng đồng ảo đang lên tiếng về đảo Hoàng Sa, lên tiếng về vụ bạo hành trẻ em ở Bình Dương… Những blog màu sắc, chứa đựng cá tính của bloger từ trẻ đến già, từ những giáo sư đến học sinh, từ đại biểu quốc hội đến những người dân bình thường nhất. Người ta đã thống kê rằng, cứ mười blog thì có khoảng bốn blog nói về chuyện xã hội, chuyện chính trị. Và những bloger đó đã dùng một từ đó là “nói chuyện Việt Nam”. Cả Tổ quốc vẫn đang online và enter theo những bước nhảy của xã hội.
Rồi cất tất cả mọi phiền muộn lo âu sang một bên, cô gái đưa mắt ra khung cửa sổ bé nhỏ, một bên là giỏ cây cũng nho nhỏ xinh xinh mà ngày nào cô cũng tưới tắm cho nó. Mặt trời bắt đầu lấp ló chui ra từ những nóc nhà chót vót, ánh nắng chảy tràn lên những bức tường, đổ xuống con đường nhộn nhịp, le lói sau tán cây, lấp lánh nhảy nhót. Nhìn xuống hè phố cô bắt gặp một ánh mắt ngại ngùng đang nhìn cô của một cậu con trai.
Cô bỗng thấy mình đẹp lên trong mắt mọi người, tươi tắn cùng mặt trời. Và cô yêu cái giỏ hoa treo bên cửa sổ, yêu cái ngõ xóm, con đường đi qua nhà cô, yêu cả ánh mặt trời ngày ngày cùng cô thức dậy, yêu ánh mắt ai đó khẽ trộm nhìn… Cô yêu quê hương vô cùng.
I-li-a Ê-ren-bua đã viết trong một tác phẩm của mình rằng: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất (…). Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Có thể nào khác chăng, Tổ quốc là mồ hôi mẹ, là niềm vui chiến thắng bóng đá của cha, là vẻ đẹp của chị trong chiếc áo dài, là thấy một mảnh rác và bỏ vào thùng, là một cú click chuột, là một cảm xúc tươi mới của một ngày… là tất cả tất cả những gì ta yêu và ta hát lên bài ca Tổ quốc mình.
P/s: Bài viết này được giáo viên chấm 9 điểm. Với lời phê: “Văn viết hồn nhiên, dễ thương, không lên gân hô hào trước một vấn đề người viết dễ gồng mình lên”.
Cũng bình thường thôi em. Tại học sinh ngày nay dở văn quá nên hễ thấy một bài coi “được được” thì mọi người “tung hê”.
Chuẩn, không phải Chỉnh 🙂
DÂN KHÍ VÀ TÌNH YÊU ĐẤT NƯỚC
Kính mến tặng hai con Phương Uyên và Nguyên Kha.
http://www.bshohai.blogspot.ca/2013/05/dan-khi-va-tinh-yeu-at-nuoc.html
Trong ngực trái của các con có cái gì đang đập?
Người ta bảo đó là trái tim đấy Mẹ ơi.
Nhưng con nghĩ, nó là nhịp đập của thiêng liêng
Nhịp đập của tình yêu quê hương đất nước.
Người ta bảo, đất nước mình có điều luật hai cái còng số 8(*)
Để bắt người mà chế độ gán tội cho
Người ta bảo, đất nước mình có điều mang tên con số tử(**)
Để nhắn gửi dân mình, ai không muốn chết chớ động vào.
Người ta bảo, trẻ đẹp như mày sao không học và yêu?
Yêu làm sao được khi quân thù ngay trước mặt?
Quan thì cúi đầu phận nhược tiểu nô tài
Dân đói khổ vì quan hèn cướp hiếp.
Lịch sử dân mình lắm nỗi điêu linh
Con được học từ từng mảnh thật
Giặc ngoại xâm từng giày xéo quê hương
Ngàn năm cũ làm sao con quên được?
Người ta bảo, tao sẽ cho mày tù nặng
Để hăm he lũ trẻ ranh theo mày biết sợ.
Không đâu, họ đã rất nhầm.
Khi đất nước đã là máu thịt.
Con sẽ chọn tấm áo trắng học trò cho ngày tòa phán quyết
Để thế giới thấy rằng trên mảnh đất khổ đau
Học trò cũng phải ra vành móng ngựa vì lòng yêu đất nước
Ngày độc lập, nhưng dân chưa từng hưởng mùi độc lập bao giờ.
Con sẽ mặc tấm áo trinh nguyên thời cắp sách
Để ra tòa chứng kiến chúng dọa con
Để nhân dân không còn trong u tối
Để tuổi học trò được cắp sách đến trường với tình yêu lắm mộng.
Con sẽ mặc tấm áo Mẹ may cho thời cắp sách
Để đứng thẳng người trước lũ sai nha
Dõng dạc nói tình yêu tổ quốc là gì ở ngày tuyên án
Yêu tổ quốc không đồng với yêu đảng, yêu ngai vàng.(***)
Con sẽ cho thế giới biết rằng ở nước Nam ta
Có một thời trẻ thơ không được quyền yêu và suy nghĩ
Không được sống và được làm Người
Chỉ được cúi đầu trước họa ngoại xâm bằng những trò lố bịch
Trong ngực trái của các con có cái gì đang hiển hiện
Đó là Dân Khí đấy Mẹ ơi.
Dân khí mất có nghĩa là nước mất.
Phận làm Người Có Học con đâu nở cam lòng để Dân Khí vụt tan.
(Bs Hồ Hải – Sài Gòn 15h30’ ngày thứ Sáu, 17/5/2013)
(*) Điều 88 bộ luật hình sự nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
(**) Điều 4 hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCN Việt Nam.
(***) Lời khẳng khái của Đinh Nguyên Kha trước tòa.: “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu Dân Tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”. Còn Nguyễn Phương Uyên thì: “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn”
http://www.bshohai.blogspot.ca/2013/05/dan-khi-va-tinh-yeu-at-nuoc.html
Đã định không buồn bực.
Có mà buồn suốt ngày.
Thế mà vẫn buồn bực
Vì phiên tòa hôm nay.
Cái Phương Uyên, tội nghiệp,
Những sáu năm tù giam.
Thằng Kha còn hơn thế.
Chúng, thanh niên Việt Nam.
Chúng phạm tội yêu nước,
Chống giặc chiếm Hoàng Sa.
Đã bực, ngẫm càng bực
Cho công lý nước nhà.
Nếu chúng là Việt Cộng,
Chắc ông Thiệu, ông Kỳ
Sẽ xử nhẹ, có thể
Còn tha bổng, cho đi.
Bực, còn thêm bực nữa
Rằng thỉnh thoảng có chàng,
Cũng sinh viên như chúng,
Đã khuyên tôi nhẹ nhàng,
Rằng đừng viết thế sự,
Viết chính trị làm gì.
Chúng cháu đau đầu lắm.
Ông viết thơ vui đi.
Thế đấy các bác ạ.
Người cũng nhiều loại người.
Đã hèn và ngu dốt
Lại còn thích dạy đời.
Mà rồi tôi không viết,
Không nói thì còn ai?
Ai cũng khôn, im lặng,
Thì còn khổ dài dài.
Xin nhắc lại lần nữa
Rằng cái Uyên, thằng Kha
Dám dấn thân, chịu khổ,
Tù thay cho chúng ta.
*
Biết, không nói là hèn.
Không biết, nói là điên.
Đã mang danh kẻ sĩ,
Không ngậm miệng ăn tiền.
Đó là phương châm sống
Của tôi, Thái Bá Tân,
Chuyên viết thơ con nít,
Nhưng dám nói khi cần.
Bắt thì bắt, không sợ.
Tù thì tù, đã sao.
Tôi nói vì yêu nước,
Yêu quốc dân, đồng bào
(Thái Bá Tân)
Bỏ Tù Một Đoá Hoa
http://www.bshohai.blogspot.ca/2013/05/dan-khi-va-tinh-yeu-at-nuoc.html
Nguyễn Phương Uyên đứng trước tòa
Em xinh hơn mọi loài hoa trên đời
Em không phải đóa mặt trời
Mà sao bóng tối rụng rời vây quanh
.
Trước vành móng ngựa gian manh
Phương Uyên chợt mọc lên thành đóa sen
Trái tim yêu nước thắp đèn
Phương Uyên em giữa bùn đen sáng lòa
.
Em là nụ, em là hoa
Bởi yêu nước phải ra tòa em ơi
Đưa tay chúng tính che trời
Làm sao che nổi nụ cười trinh nguyên
.
Tư do tuyên án bạo quyền
Cám ơn mẹ sinh Phương Uyên tuyệt vời
Bỏ tù hoa, bỏ tù người
Bỏ tù đất nước giống nòi quê hương
.
À ơi nước Việt đau thương
Ngủ đi những đóa hoa đương ngồi tù….
.
Sài Gòn ngày 17-5-2013
Trần Mạnh Hảo”
“Tín đọc câu này nghĩ gì: “Ngủ đi những đóa hoa đương ngồi tù….”
Chị Năm: Dạ..”Chị hỏi thì Ròm xin thưa”! hihihihihihi……
Ròm em có 3 cảm nhận trong ý tứ của câu thơ này:
1/ “NHỮNG đoá hoa đương ngồi tù” : Ý này, ngoài ý chính nguyên mẫu sống động là bạn Phương Uyên, tác giả còn liên tưởng nghĩ đến “những đoá hoa sen” khác đương ngồi tù, tỉ như chị Tạ Phong Tần…v.v….
2/ “Ngủ đi”..trong ngữ cảnh lời ru “À ơi..”, mang một lời ru nhắn nhủ chân tình của tác giả, khuyên là..”hãy cố gắng ngủ để lấy lại sức khoẻ và tinh thần sau “cuộc chiến toà án” đầy bỉ ổi uất ức, ngõ hầu mới có đủ sức khoẻ và tinh thần để tiếp tục..hiên ngang dũng cảm đấu tranh đầy khí phách với chế độ lao tù khắt nghiệt cs! Vì…
– “Ngủ là một quá trình điều hòa các hoạt động không chỉ của các cơ quan mà còn là của hệ thần kinh. trong giấc ngủ, các hệ cơ quan cũng như các cơ quan hoạt động đạt hiệu quả hơn (như hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch, gan, thận…) và cũng có các cơ quan và hệ cơ quan đi vào trạng thái nghỉ ngơi (như hệ cơ, tim, thần kinh…). ý nghĩ của giấc ngủ rất quan trọng trong sinh học của các động vật, điều hòa, điều chỉnh hành hoạt động thần kinh, vì thế mà sau một giấc ngủ, chúng ta cảm thấy thoải mái hơn, làm việc hiệu quả hơn, không còn cảm thấy mệt mỏi nữa… ngoài ra giấc ngủ còn đạt hiệu quả cao trong việc giúp con người và các sinh vật khác loại bỏ những thông tin không quan trọng cũng như đưa các thông tin quan trọng từ vùng nhớ tạm thời vào vùng nhớ dài hạn, sắp xếp thông tin một các có trật tự và dễ dàng “truy cập” thông tin ấy một cách nhanh chóng…”
3/ “Ngủ đi”..trong ý biểu tượng tôn vinh bạn Phương Uyên là Hoa Sen, tác giả hàm ý một lời khuyên, nhắn nhủ thật sâu sắc: “Hãy kiên nhẫn”!
Bởi,
– “Hoa sen có 8 đặc tính tuyệt diệu sau đây:
1. Không nhiễm. 2. Trừng thanh. 3. Kiên nhẫn. 4. Viên dung. 5. Thanh lương. 6. Hành trực.
7. Ngẩu không. 8. Bồng thực.
( 3. Kiên Nhẫn: Như chúng ta đã biết, hoa sen là loại túc căn thảo, tức một loại có nẩy mầm từ rễ củ của năm trước. Hoa sen mang đặc tính kiên nhẫn rất là kỳ thú. Rễ củ của nó nằm trong bùn thật lâu để chờ đợi khi hội tụ đầy đủ nhân duyên là nó sẽ nẩy mầm ngay. Sự chờ đợi đó, tức là đức tánh kiên nhẫn. Đức tánh nầy, rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Người nào có đức tánh kiên nhẫn nầy, thì người đó khi ra làm việc gì chắc chắn sẽ dễ đạt được thành công. Bằng ngược lại, thì khó mong đạt được.
Có nhiều khi, vì một việc rất nhỏ nhặt nào đó xảy ra mà chúng ta cũng không đủ sức kiên nhẫn để vượt qua, thì đừng nói chi đến việc trọng đại. Cho nên, đức tánh kiên nhẫn là một đức tánh tối thiết yếu trong đời sống hướng thượng thăng hoa, khác nào hoa sen đã kiên nhẫn vươn lên tìm sự sống cao đẹp vậy! )
Hihihihihihi…Ròm em cảm nhận câu thơ chị Năm hỏi, ý “nôm na”..như vậy!
Còn chị Năm thì..thế lào?
hihihihhihi…
ĐẤT NƯỚC ĐẾN HOA CÒN XẤU HỔ
– Trần Mạnh Hảo –
Một nhà nước như không còn ai biết ngượng
Lại mọc đầy hoa xấu hổ nơi nơi
Cây thẹn thùng nép cỏ
Lá nhắm hờ mắt gió trêu ngươi
Nói dối mọi nơi
Nói dối mọi điều
Nói dối quá làm hoa đỏ mặt
Muôn năm cái không có thật
Không có thật ở đâu?
Ai áp giải nhân dân phải tìm ra ma xó?
Đất nước nằm mơ trên quả địa cầu
Đất nước khom lưng tìm thiên đường không có
Một thiên đường ý cuội mạo lòng dân
Hoa thay người xấu hổ
Kẻ gian manh mang mặt nạ thánh thần
Hoa xấu hổ mọc trong tờ hộ chiếu
Ra nước ngoài thương người Việt tủi thân
Sự trâng tráo làm vương làm tướng
Xấu hổ ơi xấu hổ mọc nơi nào?
Kẻ ăn cắp lên truyền hình dạy người tự trọng
Lê Chiêu Thống gào: phải yêu nước như tao…
Ai đang chọn quốc hoa giữa thời quốc nhục
Đất nước ơi xin thẹn với Tiên Rồng
Trong băng hoại hoa giữ mình nhân cách
Giữa lòng người hoa xấu hổ còn không?
Sài Gòn 08-5-2013
Trần Mạnh Hảo
http://danluan.org/tin-tuc/20130509/dat-nuoc-den-hoa-con-xau-ho
ÔNG CÓ BIẾT PHƯƠNG UYÊN VÀ NGUYÊN KHA LÀ AI KHÔNG?
(Kính gửi ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS Việt Nam)
http://www.bshohai.blogspot.ca/2013/05/dan-khi-va-tinh-yeu-at-nuoc.html
Ông có biết Phương Uyên và Nguyên Kha là ai không?
Là những thanh niên ưu tú của nhân dân toàn nước Việt
CNCS không rành nhưng kẻ thù của nhân dân là ai thì biết
Và các cháu đã sẵn sàng dấn thân để cứu dân tộc, non sông
Chúng ta phải làm thế nào để được họ gọi bằng ông
Đừng để các cháu khinh rẻ chúng mình là già rồi sinh lú
Hèn với giặc, ác với dân, ghét tự do, yêu độc tài, bài dân chủ
Chỉ vì đồng đô la và địa vị chức quyền mà bán biển đảo, núi sông!
Các cháu chỉ mới bằng tuổi chúng ta ngày sơ tán ở Đại Từ xưa[1]
Nhưng ngày đó ông và tôi còn lơ ngơ nên bị người ta dắt mũi
Bảo yêu chủ nghĩa xã hội thì yêu chứ có biết gì đâu ông hỡi
Khác nào Cô Bé Bán Diêm bị chết cóng giữa giao thừa!
Hồi đó chúng ta sợ cấp trên, sợ cả bí thư đoàn, lớp trưởng
Sợ chúng báo cáo lên nhà trường mình nghe đài địch ông ơi
Nghe tin chiến sự bằng đài Hoa Kỳ, đài BBC là phạm pháp
Không bị đuổi khỏi trường mà bị ghi lý lịch cũng lôi thôi!
Cho nên ông và tôi đã trở thành những thằng khờ khi tốt nghiệp
Trên sai việc gì là chẳng cần nghĩ suy mà cứ răm rắp theo làm
Có đứa còn về tận làng tố giác cả em trai mình đang trốn lính
Để giờ phải vào Trường Sơn tìm xác em, ân hận suốt trăm năm!
Suốt cả cuộc đời chúng ta khờ nhưng giờ các cháu không khờ
Chúng còn biết xấu hổ khi chúng ta đi ra ngoài giơ hai tay ra bắt
Thế là nhục Quốc Thể ông ơi vì qui định ngoại giao rất nghiêm ngặt
Không phải làm thế giặc nó thương mà chúng sẽ coi dân tộc mình ngu!
Khi Tàu cưỡng chiếm Hoàng Sa từ VNCH thì đảng ta im lặng
Giờ ông là tổng bí thư nên phải dựa vào dân để sửa chữa sai lầm
Ngày nay Uyên, Kha lên tiếng đòi Hoàng Sa sao lại bị người ta bắt
Ông là vua nên sẽ lên tiếng để cứu Uyên, Kha hay lại lần nữa vô tâm?
Lẽ ra ông phải tự hào vì đất nước đã có những người con dũng cảm
Bất chấp cả hiểm nguy đối với bản thân để lên tiếng cứu non sông
Ông đang đứng về phía dân Ta hay dân Tàu? Trả lời đi, dân hỏi
Nếu đứng về phía dân Ta thì Uyên, Kha đâu có tội thưa ông!
Phương Uyên và Nguyên Kha còn ngây thơ trong trắng
Chưa một ngày làm quan nên đâu biết tham nhũng là gì
Dân nói phe ông thề chống tham nhũng không nhân nhượng
Vậy hai cháu đã cùng phe với ông chống tham nhũng còn chi!
Tôi lại nghe phe CTN và TBT quyết chống bọn giặc Tàu xâm lược
Vậy hai cháu đi dán khẩu hiệu chống Tàu thì ai bắt chúng ông ơi?
Chẳng lẽ bị Ếch bắt mà ông chịu bó tay không can thiệp được?
Thế nên chăng ông chuyển việc khác đi để chuẩn bị nghỉ ngơi?
Tôi biết Tòa Án Long An đã tuyên tội của Uyên, Kha rất nặng
Vì nay bị Trung Quốc bắn giết ngư dân mà bất lực nên căm
Như kẻ bị láng giềng quấy phá rồi về đánh con cho hả giận
Không phải chuyện lạ gì đâu nên xin ông chớ băn khoăn!
Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc
Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông
Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu
Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa ông!
Ôi ước gì Tuổi Trẻ Yêu Nước Việt Nam đều được như hai cháu!
Để gìn gữ giang sơn gấm vóc của Hùng Vương đã trải bốn ngàn năm
Ôi giá có một Đinh Bộ Lĩnh oai hùng có thể dẹp hết phe này, phái nọ
Để đòi lại Hoàng-Trường Sa và Biển Đông ngàn thương
Cho đất mẹ Việt Nam!
( TS ĐẶNG HUY VĂN – Hà Nội, 16/5/2013)
_______
[1]- Tôi và ông TBT Nguyễn Phú Trọng đều học ở trường Đại Học Tổng Hợp, Hà Nội. Ông ấy học ở Khoa Văn còn tôi học Khoa Toán. Có một thời gian chúng tôi phải sơ tán lên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ở trên miền núi rất buồn và đói nên chúng tôi phải theo dõi tình hình chiến sự qua đài tiếng nói Hoa Kỳ, hoặc đài BBC London để hễ ngớt ném bom Miền Bắc là chúng tôi lại trốn về Hà Nội xin tiếp tế. Tuy nhiên, nếu lớp trưởng hoặc bí thư chi đoàn mà phát hiện được ai nghe đài địch thì sẽ bị kiểm điểm, nếu tái phạm có thể sẽ bị ghi lí lịch rất lôi thôi.
Chị Năm ơi, mệt quá!
Út mới đi “công tác” miền Tây về sáng nay, giờ vào thăm nhà một chút…
Ông ròm và Tuấn Anh về BT “công tác” hôm 20/5 rồi, khoảng một tuần nữa mới vào lại SG chị à!
Dạ, để Út ghé qua lại entry “Tem Campuchia”…xem sao…
Chị Năm đọc bài này chưa?
TRỜI LUÔN CÓ MẮT
http://www.bshohai.blogspot.ca/2013/05/troi-luon-co-mat.html
Trong diễn văn nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961, Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy có nói: “Đừng hỏi tổ quốc có thể làm gì cho bạn, hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc”.
Tháng 1-1955, sau khi tiếp quản Thủ đô, tại buổi lễ khai mạc Trường Đại học nhân dân Việt Nam, Pre. Hu nói: “Phải quan tâm đến việc khôi phục và xây dựng lại nước nhà. Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:B%C3%A0n_tham_kh%E1%BA%A3o/Ask_not_what_your_country)
Thời xưa, khái niệm “mất nước” dường như chỉ có ở các bậc vua chúa, vì họ mới có nước để mất. Chỉ có vua Tề hay vua Tần mất nước, còn dân nước Tần hay Tề chẳng mất nước, vì bây giờ họ là dân Trung quốc.
Cho nên cần phải có một cái nhìn bình tĩnh và thấu đáo về khái niệm Tổ quốc, nhất là trong thời đại “yêu Tổ quốc tức là yêu CNXH”
Chị Năm ơi,
Nhân bác cua đồng đề cập đến câu nói nổi tiếng trích trong bài diễn văn nhậm chức của John F. Kennedy, Tổng thống Mỹ thứ 35…
– “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho đất nước mình”.
(Ask not what your country can do for you – Ask what you can do for your country.)
Út mạn phép “rinh” đem về nhà mình để làm tư liệu, phòng khi cần có thể lấy trích dùng, luôn nghe chị Năm!
hihi…
John F. Kennedy
Inaugural Address
Friday, January 20, 1961