Trang chủ > Tây Nguyên > Ban Mê Thuột

Ban Mê Thuột

(Kính tặng cô bé Buôn Hô ngày xưa.)

Ban Mê Thuột (hay Buôn Ma Thuột) là thủ phủ của tỉnh Daklak. Theo nhà văn Võ Phiến, cái tên Ban Mê Thuột có gốc từ tiếng Rhadé: Buon Ama Y-Thuot, có nghĩa là Làng của cha cậu Y Thuột. (“Ama” có nghĩa là cha. Người Rhadé có thói quen gọi nhau bằng tên của con trai mình.)

Ban Mê Thuột cách Sài Gòn khoảng 350 cây số. Từ Sài Gòn đi Thủ Dầu Một, Đồng Xoài rồi theo Quốc Lộ 14, đi hết Dak Nong thì tới nơi.

Tháng Ba là mùa của gió – dân Ban Mê Thuột bảo thế. Đêm đầu tiên không ngủ được vì tiếng gió. Nửa đêm về sáng nằm nghe gió đập tưởng chừng muốn làm bật tung cánh cửa gỗ cũ kỹ của một căn chòi nằm lọt thỏm giữa khu vườn cà phê um tùm. Gió len lỏi rít qua tàn cây kẽ lá, lúc khẽ thì lao xao, mạnh thì rào rào như trời giông bão, tựa hồ cảnh “gặp nhau” rùng rợn giữa anh chàng thuê nhà với cô chủ (quá cố!!!) Catherine Earnshaw trong một đêm mưa gió ở trang trại Thrushcross, trên vùng đồng cỏ hoang dã Yorkshire.



.

Một nền văn minh sự chết: đường phố cổ võ cho thú chơi “độc bình” – một kiểu chơi của những trưởng giả học làm sang mà những người có lương tâm xem là “một thú chơi giết rừng”.

“Người ta” học tập và làm theo tấm gương đạo đức… (như một tranh cổ động trong hình này) . Đây là con đường tên Nguyễn Chí Thanh:

.

.

Thú chơi tàn bạo này không chỉ phổ biến nơi tư dinh của các đại gia, các khách sạn, nhà hàng, mà đã lan đến những nhà dân hết sức bình thường:

.

Thậm chí đến cả một trạm dừng chân cho xe cộ dọc đường.

.
Chiếc “độc bình” này cao hai mét. Người ta bảo rằng để có được một lõi cây to và thẳng như thế này, họ đã phải đốn ngã một cây cổ thụ. Mà chơi “độc bình” thì phải “chơi” cả cặp. Ở đây đã có hai cây ngã xuống, đáp ứng (cái gọi là) thói háo danh của con người:

.

Phần đông dân chúng nông thôn vẫn không thoát ra khỏi cái nghèo, như người ta thường thấy tại khắp nơi trên đất nước Việt Nam.

Tuy thế, cổng buôn rất khang trang, lại có cả búa liềm.

.

.

.

.

Dã quỳ đang tàn theo mùa đông:

.

Ban Mê Thuột được xem là thủ phủ của cà phê. Một cây cà phê ven đường nở hoa trắng xóa:

.

Bơ cũng là một loại cây phổ biến của vùng này:

.

Giàn su su:

.

Không rõ dân chúng nơi đây có sợ hai chữ “quy hoạch”?

.

Ngôi nhà gỗ này (như hầu hết các ngôi nhà trong vùng) chỉ có… lá cờ là mới:

.

Một phụ nữ Êđê (Rhadé) từ chợ về. Trong gùi của bà có một mớ rau nằm giữa những cuộn len nhiều màu:

.

Đàn “Bò sữa gặm cỏ cháy” (*)

.

Màu đất đỏ nhức nhối gợi nhớ bauxit. Thương Tây Nguyên đang chảy máu vì bị cắt da xẻ thịt:

.

Một nơi thu hoạch khoai mì:

.

Trời đã về chiều, những người làm công lầm lũi làm nốt phần việc cuối ngày:

.

.

Họ làm việc ngoài trời suốt ngày và buổi trưa nghỉ trong những túp lều dựng tạm.

.

(*) tên một tác phẩm của Nhà văn Duyên Anh

.

Sau đây xin mời các bạn cùng thưởng thức một ít bài thơ của các cây bút học trò xứ Ban Mê, đã đăng trên Bán nguyệt san Tuổi Hoa thuở trước.

1. Thơ Đỗ Thị Hồng Liên

NGÀY Ở B.M.T.

Trót về hiu quạnh trăm năm
Làm chim cánh nhỏ buồn câm giữa trời
Sông xưa tìm chẳng thấy người
Một dòng nước chảy, về thôi ngỡ ngàng
Tình cờ, một phía sương lan
Giữa đời ta những mộng tàn không hay.

(Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 221 ngày 01.04.1974)

*

KHÁNH XƯA

Còn thương vai nhỏ hiền hoà
giữa đời nhau những nụ hoa đã vàng
mai về thương áo em ngoan
tóc xưa rối mộng đò sang bến nào
với người mắt đỏ chiêm bao
ngỡ lòng đã chết thuở nào mưa bay.

(Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 219 ngày 01.03.1974)

*

CÓ KHI CHIM KHÓC

gửi Khánh

buổi tối ngồi ru sao với gió
sớm mai góp lại chút hư bay
có con chim hót trên đầu núi
thôi chẳng về đâu những tháng ngày
có khi sao thắp mà em nhớ
tháng tám, thu mưa, đôi bàn tay
có khi chim khóc mà em nhớ
một đoá quỳ vàng trong đắm say
mai ra cuối ngõ không nhìn lại
che mắt, trông về mây trắng bay
thôi có chi đâu chùm phượng gãy
một mùa hạ cũ hết không hay
tháng mấy em về bông cúc nở
trong trái tim buồn thương áo phai
em đi, đời sống không ngừng lại
em khóc, đường xưa nắng vẫn dài
chim ơi quên hết thề hương cũ
tóc dài em gọi nắng hôn vai
sớm mai cắt đứt dòng quá khứ
sao áo xưa bay lệ nhỏ hoài.

(Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 228 ngày 15.07.1974)

*

2. Thơ Thương Vũ Minh

GỌI CHIM VỀ

Và yêu dấu vỡ trong không
Bạn bè đâu nối một vòng tay xưa
Em đi lồng lộng mắt mưa
Gọi chim về với đợi chờ một mai
Ôi mùa hạ nắng chưa phai…

(Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 221 ngày 01.04.1974)

*

BÓNG MÂY XƯA

Cơn mưa đổ suối trên nguồn
Cây xanh rũ tóc gọi buồn lên cao
Lối về nắng cũng hư hao
Trăm con suối cũ lạc vào hư không
Xuân ta mừng tuổi em hồng
Có ngày vừa vỡ trôi bồng trên môi
Những con đường cũ xa xôi
Lá vàng phong kín nửa vời ước mơ
Bóng mây rụng xuống ơ thờ
Con chim vỗ cánh vật vờ về đây
Buồn im ngủ giữa vòng tay
Dòng thơ thôi cũng hao gầy lênh đênh
Về nghe sóng vỗ bồng bềnh
Qua cơn nắng quái ngỡ mình bay xa.

(Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 180 ngày 01.07.1972)

*

3. Thơ Thuỵ Đỗ

CÙNG MÙA BƯỞI ĐƠM HOA

Chim ơi tiếng hót rất buồn
Cánh giăng chưa hết trăm đường bay xa
Biết mùa bưởi đã đơm hoa
Chở giùm ta nỗi sầu qua xứ người
Tóc cha bạc trắng lâu rồi
Biết đâu mắt mẹ đã thôi ngóng chờ
Mưa bay hàng dậu hoa thưa
Dẫu trăm lối nhớ cũng là thế thôi
Hoa rơi mặt đất ngậm ngùi
Sầu ta chưa hết một đời phiêu du.

(Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 204 ngày 01.07.1973)

*

QUA LỐI CỎ MỘT NGÀY

Mây đan thêm sợi khói buồn
Rêu xanh nào kết trên đường em đi
Ngập ngừng đôi mắt hoài nghi
Lạnh lùng một cánh chim di hải hồ
Ôm cho hết nỗi mong chờ
Ngẩn ngơ nghe gió qua bờ tháp cao.
Ơi con tim nhỏ xôn xao
Nghiêng nghiêng nắng sẽ thì thào bên song
Bao giờ em hết nhớ mong?

(Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 180 ngày 01.07.1972)

Chuyên mục:Tây Nguyên Thẻ:
  1. Võ Trung Tín
    16/03/2012 lúc 14:54

    Ủa!!! chị Năm post bài mới rồi, Ròm em “hân hạnh” mở cửa đầu tiên đây…

  2. Võ Trung Tín
    16/03/2012 lúc 15:00

    Chị Năm chụp loạt “phóng sự ảnh” này khi nào vậy? Chị đi thực tế, hay lấy ảnh ở các nguồn khác vậy?
    Chưa có cơ hội lên BMT lần nào, đây là lần đầu tiên, Ròm em nhìn được cận ảnh các “độc bình”, và thấy quả là “độc” thật, chắc trên thế giới không có một thành phố nào có cách trang trí “độc chiêu” như thành phố BMT Việt Nam này!!!!!
    Lãnh đạo, và các đại gia ở Ban Mê Thuột “chịu chơi” đấy chứ!!! hihihhhi…

    • 16/03/2012 lúc 15:23

      Để trang trí các chân cột đèn trên đường phố, người ta làm các “độc bình” giả bằng kim loại như em thấy trong hình. Giả mà giống thật quá phải không em?
      Lấy hình ở đâu thì phải ghi xuất xứ chứ em (trừ những gì quá phổ biến). Em thấy không ghi là biết rồi, còn hỏi 😀

      • Võ Trung Tín
        16/03/2012 lúc 15:34

        Chị Năm: Vậy là trúng phóc chị Năm đi du lịch thực tế rồi, chị sướng thật!
        À, mà có anh Năm em đi theo..kè kè bảo vệ chị không đấy?
        Đừng có nói là chị chỉ đi với các bạn, như ở bài Bs A. Yersin..nữa đó nghen!!!! hihihihihihi…

      • Võ Trung Tín
        16/03/2012 lúc 15:53

        Ròm em..thua cái cách..”né”..của chị luôn đó!!!!! Chị thiệt là..

        Tranh thủ vào chơi một chút, thôi ròm em rời nhà, đi dạy nghen chị Năm…
        Anh Năm ơi, nấu cơm xong chưa.., đi đón “bà xã” về kìa..!!!!hihihihihihihi…

  3. Võ Trung Tín
    16/03/2012 lúc 15:08

    Theo ý của riêng em, thì việc sử dụng tài nguyên quý của đất nước, phục vụ lại cái đẹp cho cộng đồng, làm cho toàn bộ người dân, ai cũng có chút được hưởng lợi ( trang trí đường phố đẹp và độc đáo ), thì cũng là việc không có gì “phải đáng” lên án lắm!
    Có điều đáng nói và đáng lên án, là những việc làm “ăn theo” các dự án này để trục lợi cá nhân của cán bộ: Lẽ ra trang trí các độc bình trên các con đường cần khoảng 500 cây gỗ quý, thì các “bố” cán bộ và bọn “thầy dùi” ăn có theo, lại triệt hạ đến..1000 cây!!!!
    Đó mới là vấn đề, mà theo em, cần..lên án!!!!

    • 16/03/2012 lúc 15:30

      Nếu em có theo dõi báo chí khoảng tháng tám năm 2010 thì đã thấy người ta lên án thú chơi độc bình này. Giá tiền một cặp “độc bình” rất mắc, nó tùy thuộc vào loại gỗ và kích thước. Người ta đua nhau “chơi” để phô bày sự giàu có của mình, hệ quả tất yếu là nạn phá rừng vốn đã có lại gia tăng. Đây là một thú chơi không có đạo đức. Con người sẵn sàng hủy diệt thiên nhiên chỉ nhằm thỏa mãn tính khoe khoang hợm hĩnh.

      • Võ Trung Tín
        16/03/2012 lúc 15:47

        Thật tình mà nói, thì cá nhân em ủng hộ việc sử dụng tài nguyên quý của quốc gia một cách hợp lý – bất kỳ loại tài nguyên nào -, nhằm mục đích để phục vụ lợi ích chung cho cả cộng đồng, trên mạng hoặc trên TV thấy hình ảnh đẹp của các quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng thấy ngưỡng mộ kia mà.
        Chỉ tiếc là, ( HẬN..thì đúng hơn ) mấy “ông cố nội” cán bộ cs trưởng giả học làm sang khệnh khạng ngu dốt nhà mình, thì có lòng tham và trục lợi cá nhân “không đáy”..cho nên dân chúng và dư luận nói chung..mới phải lên án bọn cán bộ “ông cố nội cs” phá nát tài nguyên quý của quốc gia..này!!!!

      • Công Thành
        17/03/2012 lúc 11:10

        ” Chỉ tiếc là, ( HẬN..thì đúng hơn ) mấy “ông cố nội” cán bộ cs trưởng giả học làm sang khệnh khạng ngu dốt nhà mình…”

        Lời nhận xét của bạn sv trẻ Võ Trung Tín, quả là đắng cay, chua xót…vì quá thực tế!
        Một vài ví dụ dẫn chứng để minh hoạ cho sự…”khệnh khạng ngu dốt” mà cậu Tín nói:

        1/ ” Loạn cán bộ xài bằng giả – Tuổi Trẻ Online ”
        2/ ” Cần xử lý nghiêm việc sử dụng bằng giả ”

        Bảo sao mà loại “cán bộ ngu dốt” này…không phá nát tất cả mọi nguồn tài nguyên quý của đất nước, kể cả… đạo đức làm người!

  4. Mai
    16/03/2012 lúc 21:36

    Nguyệt Mai thân mời các bạn đọc “Ban Mê Thuột ngày tháng khó quên”, một trang phụ do nhà văn Trần Hoài Thư thực hiện từ cảm xúc sau khi đọc trên Blog Phay Van entry này.

    http://bmtpre1975.wordpress.com/

  5. Nguyễn Tuấn Anh
    16/03/2012 lúc 22:12

    Chị Năm ơi, nhìn những ảnh chị chụp nông dân đang thu hoạch mì, làm em nhớ nhà quá!
    Ở quê em giờ này bà con – và gia đình em – cũng đang thu hoạch mì đó chị Năm!
    Hai năm trước nhờ giá cả khoai mì cao, nên cây khoai mì là cây xoá đói giảm nghèo ở quê em đó chị, nhưng năm nay thì giá thấp kinh khủng, bà con nông dân lại rơi vào cảnh..lỗ vốn to!!!

  6. Nguyễn Tuấn Anh
    16/03/2012 lúc 22:19

    Loạt ảnh với 2 góc nhìn, chị Năm chụp post lên giới thiệu, cho ta suy ngẫm nhiều điều trong cái xã hội đầy bất công,rối ren và chụp giật này!
    Nhưng thôi..cứ để mặc…”những đỉn cao trí tệ của nhà nước..no!!!” vậy, chứ không khéo thì thành “các thế lực thù địch”…mất!!!!

    Đọc thơ thôi chị Năm ơi…

    ƠI ! BUÔN MA THUỘT

    Trời trong xanh như thể đến vô cùng
    Cánh rừng khộp bước vào mùa rụng lá
    Bên bàu nước con nai chừng khát quá
    Tạm quên đời uống cả những bóng cây

    Bụi Mù Trời – Buôn Ma Thuột là đây
    Cô gái Ê Đê để ngực trần tắm suối
    Gian nhà dài dễ chừng hơn trăm tuổi
    Cứ rung lên theo mỗi bước chân người

    Bạt ngàn hoa nở trắng cả góc trời
    Và thơm ngọt như làn môi con gái
    Hoa cà phê hứa hẹn mùa gặt hái
    Còn yêu thì, về đây phải không em?

    Đêm rượu cần say bởi tiếng chiêng
    Kèn đinh pút thổi bập bùng ánh lửa
    Trời cao nguyên nồng nàn hơi thở
    Đam San chàng vạm vỡ đất Bazan

    Nếu chưa say chưa trọn vẹn với Giàng
    Hãy cứ để hồn Trời hoà vào Đất
    Khi tiếng thác còn ầm vang tiếng nhạc
    Con nai vàng mê hát đứng chôn chân

    Để núi xa hồ rộng cũng thấy gần
    Thì em hãy vít cong cần rượu nhé!
    Rừng nguyên sinh nhưng người Ban Mê Trẻ
    Ưng bụng rồi ta chẳng thể không yêu!

    ( Mai Đức Nghĩa – 2006 )

  7. Công Thành
    17/03/2012 lúc 10:28

    Với chủ đề về BMT, mời cả nhà xem một số hình ảnh của Buôn Ma Thuột vào thập niên 1960s nhé:

    Vô google: ” Ảnh Buôn Ma Thuột thập niên 1960s – Đọt Chuối Non “

  8. Công Thành
    17/03/2012 lúc 10:31

    Và những hình ảnh của Buôn Ma Thuột, gợi nhớ lại cái thời kỳ…”rùng mình”…bao cấp, đáng nguyền rủa dưới chế độ “ưu việt” của cs:

    http://my.opera.com/a2bmt/blog/show.dml/7840331

  9. Ngô Tấn
    18/03/2012 lúc 10:36

    ” Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc.
    Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc.
    Bách niên chi kế, mạc như thụ nhân”
    ( Cổ văn Trung Hoa – Đạo đức kinh )

    Có tay “đạo ý” những câu cổ văn này, rồi ra giọng thuyết giảng để làm kim chỉ nam cho một số đông “nhai lại” ra rả…”Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”

    Ác thay, thượng có chính danh đâu mà bảo hạ không…làm bậy: “Vì lợi ích mười năm phải CHẶT cây, vì lợi ích trăm năm phải NHỒI SỌ người”…vậy!

    Ô hô! 82 năm rồi đấy! biết 18 năm nữa có trở thành NGƯỜI “nhai lại” trong cái xã hội “lộn tùng phèo” này, không nhỉ?!

  10. Trần thị Bảo Vân
    18/03/2012 lúc 14:31

    Rồi..rồi..! Chị Năm lại..dzắng nhà, không tiếp khách các bác các chị nữa rồi??!!!!
    Chị Năm ơi!!!!!!!
    Về…..mau….!!!!!!!!!!!!!
    Lần trước chị bảo pha trà, lần này Út thay chị pha cà phê..”cứt chồn” Ban Mê Thuột..tiếp các bác đây nghen…
    Ơ mà.., gói cà phê “cứt chồn” Ban Mê Thuột chị mua về, chị để ở đâu rồi..chị Năm???!!!!
    Chị Năm ơi!!!!!!!hihihihihihihi…

    • Trần thị Bảo Vân
      19/03/2012 lúc 12:20

      Em uống cà phê.. “pạc xỉu”..thôi chị Năm ơi!!!!! hihihihihihi

      And you?

    • Trần thị Bảo Vân
      19/03/2012 lúc 12:25

      À chị Ba, chị Năm,
      Út chỉ nghe người ta nói cà phê.. “cứt chồn” ngon lắm, nhưng chưa bao giờ Út thấy và thưởng thức lần nào, Hai chị có biết, và đã từng thưởng thức chưa, kể cho Út nghe với?
      Cái gì Út cũng..tò mò..muốn tìm hiểu biết hết đó.

    • Mai
      20/03/2012 lúc 19:10

      Bảo Vân:
      Chị nghe nói cà phê “cứt chồn” ngon, nhưng chưa bao giờ được uống. Mà có được uống chắc cũng không cảm nhận được vị ngon của nó đâu em. Vì chị … không biết uống cà phê. Nhưng có nghe nói nó ngon vì con chồn ăn những hạt cà phê này vào, rồi nhờ những chất tiết ra ở dạ dày của nó tạo nên được vị ngon đặc biệt.
      Ngày xưa chị nghe nói cà phê này vì ngon và hiếm nên bán đắt lắm.

  11. Trần thị Bảo Vân
    18/03/2012 lúc 14:42

    Uống cà phê thì phải nghe nhạc..
    Vậy bật vài bản nhạc lên nghe chị Năm ơi:

    1/ Ly cà phê Ban Mê – Nguyễn Cường.

    Và, Út đề nghị, thôi lâu lâu, trang nhà chị Năm thay đổi không khí một chút, đổi “gu” nhạc, chuyển sang một bài..vọng cổ, cho nó..đa dạng nghen chị Năm…hihihihihihhi…

    2/ Cô Hàng Cà Phê – soạn giả Viễn Châu

    • Trần thị Bảo Vân
      18/03/2012 lúc 15:53

      Út bảo đảm, bản..vọng cổ “Cô Hàng Cà Phê” này, các bác Nam lớn tuổi nghe, chắc chắn sẽ thấy lòng..vương vương..luyến luyến..một chút gì đó của một trời..trai trẻ vẫy vùng ngang dọc!
      Chẳng hạn như bác nhà văn Trần Hoài Thư…hihihihihihihihi…
      ( vì Út đã đọc hết các bài ở blog của bác ấy theo link chị Ba dẫn )

    • Mai
      18/03/2012 lúc 20:33

      Út Vân:
      Út giỏi lắm. Chị Năm bận việc vắng nhà chút xíu, Út biết lo giúp rót nước và giới thiệu nhạc. Chị giúp Út mở nhạc cho các bác nghe nha:

      1/ Ly cà phê Ban Mê – Nguyễn Cường, với tiếng hát Ngọc Anh.

      2) Cô Hàng Cà Phê – soạn giả Viễn Châu, do Trọng Hữu và Thanh Kim Huệ trình bày.

      • Lãng Tử
        18/03/2012 lúc 21:17

        Cô Mai và cháu Bảo Vân: Bản vọng cổ “Cô hàng cà phê” của cháu BV đề nghị nhằm “thay đổi không khí”, và cô Mai đã post lên, tôi thấy cũng thú vị đấy chứ.

        Tuy nhiên, trước đây tôi có đọc trang này, có bản vọng cổ “Cô hàng cà phê” cũng của soạn giả Viễn Châu, nhưng lời ca thì khác hoàn toàn bài vọng cổ “Cô hàng cà phê” mà cô Mai đã post lên?!
        Thú thật, tôi vốn cũng không “mặn mòi” với vọng cổ lắm, nhưng khi đọc bài và nghe bản vọng cổ “Cô hàng cà phê” ở trang này, trong tôi cũng có cái gì đó xúc cảm lắm…
        Vậy, nếu không phiền, nhờ cô Mai, cô Phay Van dẫn link bản vọng cổ “Cô hàng cà phê” ở trang này về nghe luôn, được chứ hai cô?
        Cám ơn hai cô.
        P/s: Link của bản vọng cổ này nằm ở gần cuối, khoảng 2/3 bài viết ( mục 5- Bài ca Vọng cổ mẫu: Cô Hàng Cà Phê )

        Link: ” Vọng Cổ – http://www.vphausa.org

      • Lãng Tử
        18/03/2012 lúc 21:34

        Đã từng nghe ca sĩ Siu Black hát bản nhạc “Ly cà phê ban mê”, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe Ca sĩ Ngọc Anh trình bày bản nhạc này:
        Giọng ca của Ngọc Anh…thật đẹp, mượt mà, đầy nồng nàn nhưng cũng không kém phần cháy bỏng…
        Cám ơn cô Mai đã post bản nhạc với một giọng ca thật tuyệt!

      • Mai
        19/03/2012 lúc 08:44

        Kính anh Lãng Tử:
        Cám ơn anh đã yêu thích tiếng hát Ngọc Anh mà Nguyệt Mai đã giới thiệu, cũng như đã giới thiệu một bài vọng cổ “Cô hàng cà phê” khác.
        Thú thật với anh, Nguyệt Mai cũng không rành cổ nhạc lắm, nên cứ tưởng bài của NM post là của soạn giả Viễn Châu.

        *

        Đây là link mà Chị Nguyệt Mai đã tìm ra theo đề nghị của bác Lãng Tử. Xin kính mời bác và cả nhà. (Phay Văn)

      • Mai
        19/03/2012 lúc 08:45

        Phay Van: Không có chi, cô em. Chị thật vui khi thấy em đã về nhà bình an.

      • Trần thị Bảo Vân
        19/03/2012 lúc 12:15

        Cám ơn bác Lãng Tử giới thiệu link bản vọng cô “Cô hàng cà phê” này.

        Chị Ba ơi, link bản vọng cổ “Cô hàng cà phê” mà bác LT giới thiệu mới đúng là bản mà Út đề cập “thay đổi không khí” đó.
        Sở dĩ Út “thay đổi không khí” bằng bài vọng cổ này, vì sau khi đọc các bài ở blog bác nhà văn THT mà chị dẫn link ở trên, Út nghĩ ngay đến..ông nội của Út..! hihihihihi..
        Hồi Út còn nhỏ ở nhà, thấy ông nội của Út hay thích nghe bản vọng cổ “Cô hàng cà phê”..này lắm..

      • Trần thị Bảo Vân
        19/03/2012 lúc 12:16

        Hoan hô chị Ba..”khen” Út!!!!
        Nhưng, chị Năm..”tệ” quá chị Ba ơi!!! Đi chơi mất biệt mà còn “dấu” cà phê, làm Út tìm..gần chết luôn, cuối cùng cũng đâu có cà phê mời các bác uống đâu!!!!! huhuhuhuhuhuhu..
        Phạt chị Năm “cho đáng đời”..hông chị Ba??? hihihihihihi..

      • Trần thị Bảo Vân
        20/03/2012 lúc 17:12

        Chị Năm: Xuất phát từ đoạn hội thoại này, chị Năm ơi:

        ” Cô bé thích Vương Vũ hay Khương Đại Vệ? ”

        Út không biết rõ, nhưng ông nội Út có kể, ngoài 2 diễn viên trên, còn có diễn viên.Địch Long nữa cơ !?

        Đố chị Năm, ” Cô bé thích Vương Vũ hay Khương Đaị Vệ.
        Ở Entry nào của bác THT?

      • Trần thị Bảo Vân
        21/03/2012 lúc 10:22

        Chị Năm có..tìm ra câu hội thoại đó ở bài nào không thì nói!!!!!?????
        Không có..chuyền bóng qua Út đó nghen! hihihihihihi…

  12. Trần thị Bảo Vân
    18/03/2012 lúc 15:42

    Chị Năm ơi!!!!Út chưa một lần được ghé thăm Ban Mê Thuột, qua entry này của chị Năm, Út lang thang một chút vào trang thơ viết về BMT, thấy có bài thơ này thật hay ( với Út ) , Út gõ chép gọi là góp chuyện vui vui chiều ngày Chúa Nhật…

    THƯ VỀ BAN MÊ THUỘT

    Tôi muốn hỏi một người đang ở núi
    Có bao giờ nghe gió nhắn gì không?
    Tôi muốn biết đất trong vườn hoang dại
    Vừa nở thêm được mấy nụ hồng?

    Tôi muốn biết những hoa thục quỳ, hoa cánh bướm
    Có tươi vàng rực rỡ ở trong sương?
    Và rất nhiều hoa cỏ dại ở bên đường
    Vẫn âm thầm đua nở khắp đồi nương?

    Tôi muốn hỏi những dãy đồi thinh lặng
    Mộng mơ gì sau những lớp mù giăng?
    Tôi muốn biết những hoa cà phê màu trắng
    Có thoát hồn trong vằng vặc những đêm trăng?

    Những người xưa cũ đi đâu đó?
    Có bao giờ thoáng nhớ đến ai không?
    Những hôm bão rớt mưa to, nhỏ
    Mưa có làm xanh những má hồng?

    Tôi vẫn nhớ chỗ người yêu tôi ngủ
    Trên đồi cao cỏ mọc rất thong dong
    Tôi muốn hỏi những con đường đất đỏ
    Ngõ lên trời chẳng biết có gần không?

    ( Đặng thị Quế Phượng )

    Bài thơ có 10 câu với những dấu hỏi gây nhiều ấn tượng thật thâm trầm sâu lắng trong cảm nghĩ người đọc, nhất là nữ -như Út -!
    Bài thơ thật đẹp ý, ắt hẳn tác giả, nữ thi sĩ, phải là một thiếu phụ chững chạc, trải qua nhiều nỗi truân chuyên, nhưng không mất đi cái hồn của một người..phụ nữ dịu dàng đầy lãng mạn…

    • Mai
      19/03/2012 lúc 08:38

      Cám ơn Út Vân đã giới thiệu bài thơ THƯ VỀ BAN MÊ THUỘT của Đặng thị Quế Phượng thật hay. Ngày xưa chị ấy cũng là một cây bút của bán nguyệt san Tuổi Hoa đó, em biết không?.
      Nguyệt Mai cũng tìm được thêm hai bài thơ của cùng tác giả viết về Ban Mê Thuột để tặng cho các bạn:

      Xuân Ban-mê-thuột

      Những dây đàn lục huyền
      Không dưng mà rộn rã
      Dịu dàng rồi bâng khuâng
      Trong hương xuân êm ả

      Gỗ lạnh trên thân đàn
      Không dưng thôi buồn bã
      Âm thanh nghe thật lạ
      Êm đềm lẫn thiết tha

      Những cành khô ủ rũ
      Chợt tươi mạch nhựa tràn
      Trên những lá cao su
      Óng ả sắc nâu vàng

      Và rất ư dịu dàng
      Chừng như là ru ngủ
      Cả đất trời mang mang
      Hoa cà phê nở tràn

      Cả hồn xuân rung động
      Trong cánh bay nhịp nhàng
      Của loài ong lãng mạn
      Rắc hương lừng không gian.

      *

      Về Ban-mê-thuột

      Mai kia buồn cũng phù vân
      Ta về trên núi, bâng khuâng phím đàn
      Ðông tàn xuân hết hạ sang
      Lá khô cũng chở thu vàng mà đi
      Mình ta ôm hết xuân thì
      Chôn trong những lối từ bi của rừng.

      Đặng thị Quế Phượng

      • Trần thị Bảo Vân
        19/03/2012 lúc 12:05

        Chị Ba: Dạ, Út đâu có biết tác giả Đặng thị Quế Phượng là ai đâu! Nhưng khi lang thang gặp đọc được bài thơ này của bà, trong Út tự nhiên có một niềm xúc cảm lạ lắm, nhất là những câu mà bà thả dấu chấm hỏi!? Nó làm Út như muốn phiêu diêu vậy đó..Thật là tuyệt! hihihihihihihi…

        ” Tôi vẫn nhớ chỗ người yêu tôi ngủ
        Trên đồi cao cỏ mọc rất thong dong
        Tôi muốn hỏi những con đường đất đỏ
        Ngõ lên trời chẳng biết có gần không? ”

        Toàn bài thơ ( theo cảm nhận của Út) thì hay rồi, và chính khổ thơ cuối cùng tuyệt vời này, đã cho út tự nhiên bật viết một vài dòng cảm nhận, Út thật tình cảm giọng thơ, vì nó có gì đó gợi gợi cho Út – tuy không rõ ràng lắm – một sự liên tưởng đến những thế hệ phụ nữ trí thức trước 1975..như chị Cam Li, chị Hai, chị Ba..
        Thế mới biết, sự quyến rũ nội hàm của một bài thơ hay, cho ta bật cảm nhận và liên tưởng đến nhiều điều thú vị..
        Út nói vậy, có gì trật không, chị Ba thi sĩ kính mến của Út..?

      • Mai
        20/03/2012 lúc 19:16

        Phay Van: Theo trí nhớ của chị, chị Đặng thị Quế Phượng chỉ viết văn trên Tuổi Hoa thôi. Chị đoán sau này chị ấy mới làm thơ. Em thử tìm xem. Rất tiếc là chị không nhớ trong khoảng thời gian nào.
        Gởi tặng em một cái link về tác giả này trong trang web của nhà thơ Luân Hoán:

        http://www.luanhoan.net/tacgiavn/1htm/dtqp.htm

      • Mai
        20/03/2012 lúc 19:21

        Út Vân thân mến,
        Cảm nhận thơ là tùy theo tình cảm, tâm hồn của mỗi người, không có gì mà gọi là trật và trúng đâu em. Có khi chính em đọc bài thơ ở những thời điểm khác nhau, em lại cảm nhận bài thơ ấy ở một khía cạnh khác, lại thấy nó đẹp hơn, nên thơ hơn…
        Nhưng bài thơ THƯ VỀ BAN MÊ THUỘT quả là một bài thơ hay, phải không em?

      • Trần thị Bảo Vân
        21/03/2012 lúc 10:18

        Chị Ba: DẠ !

        Chị Ba ơi, trước 1975, chị Ba có quen và gặp chị Quế Phượng không?
        Theo link chị Ba cho, thì chị Quế Phượng theo ngành Mỹ thuật, vậy bà là Hoạ sĩ, hở chị Ba?
        Nếu được, chị Ba tìm post tranh của chị ấy lên đây cho mọi người xem đi chị Ba?

    • Trần thị Bảo Vân
      19/03/2012 lúc 12:03

      Chị Năm bỏ nhà đi đâu biệt tích rồi bây chừ về..”cảm ơn suông”..Út thôi hở?!!!
      Quà đâu chị Năm???? hihihihihihi…

  13. 20/03/2012 lúc 11:21

    Đọc và xem ảnh lại nhớ đến Cao nguyên lộng gió.
    Lại nghĩ đến tháng 3, Tây nguyên …

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: