Hiến pháp (??? !!!)
1. Hiến pháp Hoa Kỳ
Hoa Kỳ phát triển về các mặt kinh tế, khoa học, giáo dục và có ảnh hưởng về chính trị nhất thế giới là nhờ có bản Hiến pháp hết sức có giá trị. Hình thành năm 1787 tại Philadelphia, câu mở đầu “We the people” chịu ít nhiều ý kiến của J. J. Rousseau, nhấn mạnh trên ý chí chung của dân tộc.
Hiến pháp Hoa Kỳ đã dựa trên bản tính tự do của con người và tính chất dân chủ của xã hội mà khẳng định những điều bất biến dưới đây (viết lại theo tài liệu CDGD của Gs. Ngô Đình Độ):
1.1. Các quyền tự do: Bao gồm
1.1.1. Các bảo đảm bản thân:
– Quyền an ninh cá nhân: Không ai có thể vô cớ bị bắt giam,tra tấn hay bị đe dọa về tinh thần.
– Quyền được tôn trọng danh dự và đời tư cá nhân: Không ai được quyền làm mất danh dự kẻ khác. Đời tư, nhà cửa và thư tín của công dân phải được tôn trọng.
– Quyền tự do đi lại và cư trú: Mọi công dân đều có quyền lựa chọn nơi cư ngụ, đi lại trong nước, xuất ngoại hay hồi hương, ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế vì lý do y tế, an ninh và quốc phòng.
1.1.2. Quyền tự do tư tưởng:
– Quyền tự do tín ngưỡng: Công dân có quyền truyền giáo và hành đạo bất kỳ tôn giáo nào.
– Quyền tự do giáo dục: Quyền học hỏi và giảng dạy phổ biến về khoa học, văn chương nghệ thuật…
– Quyền tự do ngôn luận: Công dân được quyền phát biểu ý kiến hay phổ biến tư tưởng trong quần chúng bằng các phương tiện như: sách báo, diễn đàn…
– Quyền tự do hội họp: Công dân có quyền hội họp một số đông người để thảo luận về vấn đề gì.
– Quyền tự do lập hội: Đó là quyền thành lập các tổ chức có nhiều người tham dự hoạt động để đạt mục tiêu xã hội, kinh tế hay chính trị.
1.1.3. Các quyền tự do kinh tế và xã hội:
– Quyền làm việc và tự do hành nghề: Mọi công dân đều có quyền lựa chọn và làm bất kỳ nghề gì theo ý riêng mình.
– Quyền tự do nghiệp đoàn và đình công: Quyền liên kết giữa các công nhân cùng một ngành thành một tổ chức để bảo vệ quyền lợi của đoàn viên. Công nhân có quyền đình công để đòi thực hiện một yêu sách nào đối với phe chủ.
– Quyền tự do kinh doanh
– Quyền tự do tư hữu
– Quyền an ninh xã hội
1.1.4. Các quyền chính trị:
– Quyền tham chính: Công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào các cơ quan chính quyền.
– Quyền tuyển cử: Quyền bầu cử hay ứng cử vào các chức vụ thay mặt dân điều khiển guồng máy quốc gia.
1.2. Các quyền bình đẳng:
1.2.1. Bình đẳng về quyền lợi: Không ai được bành trướng quyền hạn của mình để lấn át hoặc tước quyền kẻ khác.
1.2.2 Bình đẳng về nghĩa vụ:
– Nghĩa vụ đóng thuế
– Nghĩa vụ quân sự: Quân dịch là nhiệm vụ chung của toàn dân, không phân biệt giàu nghèo, trình độ học vấn, địa vị sang hèn…
– Nghĩa vụ trọng pháp: Không ai có thể nại rằng mình phạm lỗi vì không biết luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ ngang nhau. Trước tòa án, dù sang trọng hay nghèo hèn, dù trí thức hay ngu dốt, mọi người đều được xét xử công minh theo luật pháp và ai cũng có quyền tự mình minh oan hay nhờ luật sư bào chữa cho mình.
*
Một ít tem bưu chính của Hoa Kỳ:
*
… và VNCH – quốc gia chịu ảnh hưởng của Hiến Pháp Hoa Kỳ – với chính thể Tổng thống chế:
Đề-Cao Nhân-Vị
Họa sĩ Vĩnh-Phôi vẽ.
Nhà in Thomas de la Rue Londres thực hiện.
Phát hành ngày 26/10/1958 nhân dịp “Kỷ-niệm Đệ-tam chu-niên Cộng-Hòa Việt-Nam.
Đề tài: Hai cành lá, hai bàn tay trắng nâng một đầu người, tượng trưng sự đề-cao nhân-vị.
.
Kỷ-Niệm Thập-Ngũ Chu-Niên Tuyên-Ngôn Quốc-Tế Nhân-Quyền (1948-1963)
Họa-sĩ Nguyễn-Minh-Hoàng vẽ.
Nhà in tem thơ, Đại lộ Brune Paris ấn loát.
Phát hành ngày 10/12/1963 nhân-dịp Kỷ-niệm năm thứ 5 Tuyên-Ngôn Quốc-Tế Nhân-Quyền.
Đề tài: Mẫu vẽ hình dung một cây cân và trái đất, đề tài do Văn-Phòng Tổ-Chức Văn-Hóa Quốc-Tế (Unesco) giới thiệu, hàng sau quyển Hiến-Pháp, bên dưới họa-sĩ ghi thêm hàng chữ giải thích ý nghĩa con tem: “Kỷ-Niệm năm thứ mười lăm Tuyên-Ngôn Quốc-Tế Nhân-Quyền”.
.
Công-Lý, Toàn dân tham gia bầu cử, Tôn-trọng Hiến-Pháp, Xây-Dựng Dân Chủ
Họa-sĩ: Võ Hùng-Kiệt (04đ00); Nguyễn-Văn-Ri (05đ00); Võ Hùng-Kiệt (30đ00).
Nhà in tem thơ Nhật-Bản Đông-Kinh.
Phát hành ngày 01/11/1967 để kỷ-niệm đệ-tứ chu niên ngày Cách-mạng 1/1/1967.
Đề tài: Ba con tem diễn-tả công cuộc Xây-dựng Dân-chủ tại Việt-Nam Cộng-Hòa.
.
Năm Quốc tế nhân quyền: Phát hành ngày 10/12/1968.
.
Dân chủ và pháp trị: Phát hành ngày 09/06/1969.
*
2. Người mù không quay quắt vì bóng tối, vì họ chưa từng biết đến ánh sáng! (*)
Có vẻ như đa số dân chúng VN hiện nay- đặc biệt là giới trẻ – hài lòng với cuộc sống hiện tại. Việc đó chứng tỏ họ không biết đến điều này: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá cũng như về quyền lợi”, đây là luật tự nhiên và cũng là điều đầu tiên trong Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.
Nhìn bức tranh toàn cảnh xã hội VN hôm nay, người ta dễ dàng nghiệm thấy những dòng dưới đây – được viết cách đây gần năm mươi năm – nay như một lời tiên tri:
… Chúng ta bị mất tất cả, nhưng chúng ta còn có cái để mà mất mát. Còn những lớp người sau chúng ta, họ sẽ không có gì cả để mà ảo vọng. Và họ vẫn bị mất mát như thường, có lẽ họ sẽ mất ngay chính con người của họ, đó mới chính là điều khủng khiếp.
(chương XLI – Cõi Đá Vàng, Nguyễn Thị Thanh Sâm)
.
Ý thức xuất hiện cùng với sự phản kháng: Ý thức về giá trị, về quyền
Albert Camus (1913-1960) – trong tác phẩm L’homme révolté (1951) – đã viết:
Thế nào là con người phản kháng? Đó là một con người biết nói “không”. Nhưng từ chối không có nghĩa là khước từ; ngay từ động tác đầu tiên, người phản kháng cũng là người nói “phải”, nghĩa là ưng thuận. Một kẻ nô lệ, suốt đời chỉ biết nhận lệnh bỗng không chấp thuận một mệnh lệnh mới: nội dung của sự chối bỏ đó như thế nào?
Nó có nghĩa chẳng hạn là “sự việc đã kéo dài quá lắm rồi”, “đến đây thì được quá nữa thì không”, “các anh đã quá quắc nhiều lắm rồi” và còn có nghĩa là “có một giới hạn mà các anh sẽ không vượt qua được”. Tóm lại, thái độ đó xác nhận có một biên giới. Người ta tìm lại được ý tưởng về giới hạn đó nơi cảm thức của con người phản kháng, cảm thức này cho rằng kẻ kia đã “làm quá”, đã vượt quá một giới hạn; ở đó y sẽ thấy có một quyền hạn khác đối đầu lại và hạn chế quyền hạn của mình. Như vậy, hành động phản kháng vừa dựa vào việc chối bỏ một sự xâm nhập mà ta xét thấy là không thể chịu đựng được và dựa vào niềm tin mập mờ về một quyền hạn chính đáng, đúng hơn cái cảm tưởng là “mình có quyền…” sự phản kháng không thể không kèm theo ý nghĩ là mình có lý, về một phương diện nào đó, ở một điểm nào đó. Chính vì vậy mà ta cho rằng người nô lệ phản kháng vừa biết từ chối vừa biết chấp thuận. Đồng thời với sự hiện diện của một biên giới, con người phản kháng khẳng định điều mà họ thoáng nhận biết và muốn bảo vệ, ở bên kia biên giới. Họ cương quyết chứng minh rằng nơi bản thân họ, có một cái gì “đáng cho người ta…”, đòi hỏi người ta phải lưu tâm đến. Bằng một cách nào đó, họ đối lập một thứ quyền, quyền không bị áp bức quá những gì mà họ có thể chấp nhận, chống lại cái trật tự đã đàn áp họ… Cái phần nơi bản thân mà họ muốn kẻ khác phải tôn trọng, họ đặt lên trên tất cả và công nhận rằng cái phần đó đáng được yêu chuộng hơn tất cả mọi điều ngay cả sinh mạng. Nó trở thành điều thiện cao quí nhất. Trước kia họ bằng lòng với một cuộc thỏa hiệp, nhưng bây giờ “nếu đã như thế…” thì họ quyết liều mình hoặc được tất cả hoặc không còn gì cả. Ý thức xuất hiện cùng với sự phản kháng.
.
3. Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn! (**)
Cái gọi là hiến pháp của VN hiện nay được soạn dựa theo cương lĩnh của đảng cầm quyền. Chủ tịch Quốc hội VN – trong phiên họp đầu tiên vào tháng 8/2011 của Ủy ban dự thảo hiến pháp mới – đă chỉ thị: “Ủy ban dự thảo và Ban biên tập cùng các Tổ biên tập cần nắm vững và đưa vào bản Hiến pháp mới nội dung Cương lĩnh quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Nghị quyết vừa được Đại hội XI của đảng CS thông qua.”
.
Trong dịp “mừng sinh nhật đảng” vừa qua (đảng này nằm chễm chệ trong điều 4 của cái gọi là HP), người ta thấy những tranh cổ động hài hước như kiểu dưới đây treo la liệt khắp các đường phố:
.
Bản tin thời sự của VTV tối 25/2/2013 dẫn lời “răn đe” của tổng bí thư đảng cs VN trong chuyến ông này tới làm việc tại tỉnh Phú Thọ:
“Vừa rồi đã có các luồng ý kiến, cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.”
“Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không? Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm đấy, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thế là suy thoái chứ còn gì nữa. Tham gia khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể, thì nó là cái gì? Nên phải quan tâm xử lý những điều đó.”
Cũng nhân vật này, trong dịp gặp mặt 1.000 đảng viên trẻ xuất sắc và tuyên dương 100 đảng viên trẻ xuất sắc tiêu biểu lần thứ II năm 2012 vào tối ngày 22/04/2012 tại Cung Hữu nghị Hà Nội, đã có những lời phát biểu ngây ngô:
“… Nếu là hoa hãy là hoa hướng dương, nếu là chim hãy là chim câu trắng, nếu là đá hãy là đá kim cương, nếu (sic) là người hãy là người cộng sản”.
Nhiều người tưởng ông (và các đồng chí của ông) lú.
———————————
Phần chú thích tem VNCH lấy từ “20 Năm Bưu Hoa Việt Nam 1951-1971” (Nguyễn Bảo Tụng, Sài Gòn, 1971)
(*) không rõ tác giả
(**) Hát tuồng- Trần Tế Xương
Hù.uuuuuuuuuu.ù…!!!!
Chào chị Năm!
Chị Năm đang làm gì đó? Út mới về trưa nay, mệt quá, ăn no làm một giấc “thẳng cẳng”, giờ mới dậy Út vào thăm nhà đây!
hihi..
Cha…cha…!
Tựa đề entry là Hiến Pháp, mà lại có 3 dấu hỏi, 3 dấu chấm cảm…”to tổ bố”, là…Hiến Pháp này có vấn đề rồi đó nghen!
hihi…
Út mới đọc bài này, tác giả có vài phân tích nhận xét thật hay và hữu ích, đọc, bổ sung cho kiến thức thật thú vị, chị Năm đọc chưa?
– Hiến pháp và việc sửa đổi hiến pháp.
http://www.voatiengviet.com/content/hien-phap-va-viec-sua-doi-hien-phap/1615208.html
Ừ, cái đó có phải là Hiến Pháp đâu em?
Chị Năm mới đọc cái này, copy cho em xem nhé:
Chuyện sửa đổi hiến pháp ở Trại súc vật
Tất cả các loài hai chân đều là kẻ thù. (Whatever goes upon two legs is an enemy.)
Tất cả các loài bốn chân hoặc có cánh đều là bạn. (Whatever goes upon four legs, or has wings, is a friend.)
Không con vật nào được mặc quần áo. (No animal shall wear clothes.)
Không con vật nào được ngủ trên giường. (No animal shall sleep in a bed.)
Không con vật nào được uống rượu. (No animal shall drink alcohol.)
Loài vật không được giết hại lẫn nhau. (No animal shall kill any other animal.)
Mọi con vật sinh ra đều bình đẳng. (All animals are equal.)
Bảy điều răn này, hay còn được giới phê bình gán cho cái tên mỹ miều “Hiến pháp”, dần dà thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Nhiều lần sửa đổi nhưng tựu chung cũng chỉ phục vụ ý đồ và sở nguyện của đám lợn chóp bu. Cần có những phương châm súc tích, mạnh mẽ và dễ nhớ để đáp ứng nhu cầu của cách mạng, bởi vậy điều 1 và điều 2 gộp thành “Bốn chân tốt, hai chân xấu!” (Four legs good, two legs bad). Theo đề xuất của Tuyết Tròn (Snowball), nhân vật về sau bị lãnh tụ Nã Phá Luân (Napoleon) thanh trừng, cách ngôn mới này được viết to hơn, chồng lên bảy điều ban đầu. Và khẩu hiệu hừng hực hào khí đấu tranh giai cấp này được hô vang liên tu bất tận trong những lần hội họp. (Chương 3)
Tuyên bố bình đẳng phải hiểu một cách tương đối, và ứng dụng linh hoạt tùy theo diễn biến của cách mạng. Khi Nã Phá Luân chuyển từ chuồng heo vào nhà chính và ngủ trên giường cho xứng với vai trò lãnh tụ, có điều tiếng là đồng chí ấy vi phạm điều 4. Tức thì có chỉnh huấn rằng điều ấy đúng ra là “Không con vật nào được ngủ trên giường có trải drap” (No animal shall sleep in a bed with sheets, Chương 6). Khi Tuyết Tròn cùng đồng bọn bị chụp mũ phản bội và bị xử tử, để dập tắt nghi ngờ lãnh tụ vi phạm điều 6, lập tức có huấn thị rằng điều này nguyên thủy là “Loài vật không được giết hại lẫn nhau nếu không có lí do” (No animal shall kill any other animal without cause), chỉ tại đám súc vật ít chữ đọc thiếu mấy từ cuối (Chương 8). Cũng trong Chương 8 có chuyện tay sai của lãnh tụ vi phạm điều 5, cả trại được nhắc rằng điều đó thực ra là: “Không con vật nào được uống rượu đến say xỉn” (No animal shall drink alcohol to excess).
Nhưng rốt cuộc, lần sửa đổi cuối cùng (Chương 10), chỉ còn vỏn vẹn một câu trên bức tường: “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC” (ALL ANIMALS ARE EQUAL, BUT SOME ANIMALS ARE MORE EQUAL THAN OTHERS).
Khi quyền bính đã thâu tóm trong tay, kẻ súc sinh cần chi tới hiến pháp với hiến chương. Từ 7 điều răn ban đầu chỉ còn lại 1 điều, dư sức chi phối đời sống cả Trại súc vật. Và luôn tâm niệm rằng bỏ điều duy nhất thực sự có ý nghĩa đó là “tự sát”.
(nguồn)
“Và luôn tâm niệm rằng bỏ điều duy nhất thực sự có ý nghĩa đó là “tự sát”.
Chị Năm xem thử clip này nghe:
– Số phận đcsVN sẽ ra sao nếu bỏ điều 4 Hiến Pháp ?
“câu mở đầu “We the people” chịu ít nhiều ý kiến của J. J. Rousseau, nhấn mạnh trên ý chí chung của dân tộc.”
Chị Năm ơi,
– J. J. Rousseau?
Có lẽ, có một chút gì đó bị “nhầm lẫn Tên” khi gõ viết bài chăng chị Năm? Chị Năm xem lại thử sao nghen? hihi..
Theo Út, thì là…Montesquieu…chứ!
Vì lẽ, Út cũng có đọc và tìm hiểu…sơ sơ, (trong sự hiểu biết hạn hẹp của mình) thì, Hiến Pháp Hoa Kỳ :
1/ “Hiến pháp Hoa Kỳ là bộ luật tối cao của nước Hoa Kỳ. Nó là bản hiến pháp đầu tiên của thế giới được soạn thảo ngày 17 tháng 9, 1787 dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa ba nhánh lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Tổng thống), tư pháp (tòa án) do Montesquieu, một triết gia người Pháp đề xướng. Nó được phê chuẩn sau các cuộc hội nghị tại 13 tiểu bang đầu tiên.”
2/ “Tam quyền phân lập hay còn hiểu theo nghĩa phân chia quyền lực là một khái niệm đã được biết đến từ lâu nhờ sự xuất hiện của các bản Hiến pháp Tư sản, trong đó nổi bật là Hiến pháp Hoa Kỳ.
Từ thế kỷ 18, nhà tư tưởng vĩ đại người Pháp Montesquieu, đã phát triển thuyết tam quyền phân lập trở thành một học thuyết độc lập. Tiếp thu và phát triển tư tưởng về thể chế chính trị tự do, chống chuyên chế, Montesquieu xây dựng học thuyết phân quyền với mục đích tạo dựng những thể chế chính trị đảm bảo tự do cho các công dân.
Theo ông, tự do chính trị của công dân là quyền mà người ta có thể làm mọi cái mà pháp luật cho phép. Pháp luật là thước đo của tự do. Cũng như và J. Locke, Mongtesquieu cho rằng, thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân – Quốc hội
Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.
Tư tưởng phân quyền của Mongtesquieu là đối thủ đáng sợ của chủ nghĩa chuyên chế phong kiến và có thể khẳng định ông là người đã phát triển và hoàn thiện thuyết:”tam quyền phân lập”. Học thuyết về sự phân chia quyền lực gắn liền với lí luận về pháp luật tự nhiên đã đóng vai trò quyết định trong lịch sử đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại sự độc đoán, chuyên quyền của nhà vua
Cùng với sự hình thành chế độ tư bản, nguyên tắc “phân chia quyền lực” đã trở thành một trong những nguyên tắc chính của chủ nghĩa lập hiến tư sản, lần đầu tiên được thể hiện trong các đạo luật mang tính hiến định của cuộc Cách mạng Pháp và sau đó thể hiện đầy đủ trong Hiến pháp Hoa Kỳ 1787. Học thuyết pháp luật – chính trị (thuyết “phân quyền”) với quyền lực nhà nước được hiểu không phải là một thể thống nhất, mà là sự phân chia thành 3 quyền: quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, các quyền này được thực hiện độc lập với nhau, kiểm soát lẫn nhau, kiềm chế lẫn nhau. Trên thực tế, việc phân chia quyền lực trong bộ máy nhà nước được áp dụng khác nhau trong hệ thống các nước cộng hoà tổng thống, theo nguyên tắc “kiềm chế và đối trọng”, tức là các quyền kiểm tra và giám sát lẫn nhau, tạo ra sự cân bằng giữa các quyền.”
http://vi.wikisource.org/wiki/Hi%E1%BA%BFn_ph%C3%A1p_H%E1%BB%A3p_ch%C3%BAng_qu%E1%BB%91c_Hoa_K%E1%BB%B3
– Constitution of the United States of America.
“We the People of the United States, in Order to form a more perfect Union, establish Justice, insure domestic Tranquility, provide for the common defence, promote the general Welfare, and secure the Blessings of Liberty to ourselves and our Posterity, do ordain and establish this Constitution for the United States of America.”
(…)
http://en.wikisource.org/wiki/Constitution_of_the_United_States_of_America
Cám ơn Bảo Vân đã chịu khó tìm tòi, em giỏi lắm.
Hiến Pháp của một chế độ dân chủ tự do (mà ở đây Hoa Kỳ làm kiểu mẫu) có những đặc điểm sau:
1- Chủ quyền thuộc về dân
2- Nguyên tắc đại diện
3- Nguyên tắc đa số
4- Nguyên tắc trọng pháp
5- Nguyên tắc tự do bình đẳng
6- Nguyên tắc phân quyền
Chia sẻ với em một chút về những đóng góp của tư tưởng J.J. Rousseau trong việc hình thành Hiến Pháp Hoa Kỳ:
1. Quan niệm Chủ quyền nhân dân: J.J. Rousseau quan niệm Chủ quyền thuộc về toàn thể công dân, mỗi công dân nắm giữ một phân số Chủ quyền dù là rất nhỏ. Ông đưa ra thí dụ: nếu có 10.000 công dân thì mỗi công dân nắm giữ 1/10.000 Chủ quyền. Do đó mỗi công dân đều có quyền tham dự vào việc lựa chọn nhà cầm quyền, thể thức phổ thông đầu phiếu được lấy làm nền tảng cho chế độ dân chủ.
2. Quan niệm về trọng pháp: Trong thực tế, ý chí chung được phát biểu bằng luật lệ. Tuân theo luật lệ tức là tuân theo ý chí của mình và chứng tỏ cá nhân có tự do.
3. Quan niệm về quyền tự do và bình đẳng: Ông là người đầu tiên trình bày minh bạch về “quyền tự nhiên” của con người (trong Du Contrat Social)
Khi sinh ra con người đã có tự do. Vậy trước khi gia nhập xã hội, con người đã có tự do. Vì lợi ích công cộng, xã hội có thể thu hẹp quyền tự do cá nhân, nhưng không thể hủy bỏ được quyền này.
Theo ông, sức mạnh là tạm thời, uy quyền mới là vĩnh cửu. Muốn có uy quyền này phải có sự đồng tình trong một khế ước nguyên thủy. Ông đã tìm ra một giải pháp để đi từ trạng thái thiên nhiên lý tưởng, con người có tự do, đến trạng thái xã hội, trong đó con người mất hết quyền nguyên thủy. Cá nhân chuyển đổi trạng thái như vậy là vì mục đích bảo vệ hữu hiệu quyền lợi thiên nhiên của mình. Vậy khế ước xã hội phải đồng thời đạt được hai mục tiêu:
– Đặt quyền thiên nhiên của cá nhân trước sự bảo vệ chung.
– Làm sao chính trong lúc ấy, mỗi người chỉ tuân lệnh chung để tự đưa đến tự do như trước kia.
Như vậy Rousseau cho vấn đề quan trọng là: “ý chí chung”. Theo ông, sự hy sinh toàn thể sẽ bảo đảm được sự tự do và bình đẳng tuyệt đối. Cá nhân lại tìm thấy trong xã hội những quyền đã chuyển dịch. Vì mỗi người tuân theo “ý chí chung”, ý chí của toàn thể, trong đó cũng có một phần nhỏ ý chứa đựng ý chí của mình, thì khác nào cá nhân tuân theo ý chí riêng của mình.
J.J. Rousseau đã đưa ra quan niệm: một xã hội hoàn toàn bình đẳng không thể thành một xã hội áp bức, vì áp bức người khác tức là áp bức mình. Do các điều khoản của khế ước xã hội cộng đồng, nên tự do của con người thiên nhiên biến thành tự do của một công dân trong một tập thể có tổ chức. Xét cho kỹ, công dân chỉ là sự kiện tham gia không ngừng vào việc cấu tạo ý chí chung. Như vậy, người nào chống lại ý chí chung, để hành động theo ý chí riêng, không phải là hành động tự do, mà trái lại, họ đã tự mâu thuẫn, đã đi ngược lại ý chí riêng của mình, để làm một hành vi nô lệ.
Đôi khi, có thể ý chí riêng phù hợp với ý chí chung. Nhưng sự hòa hợp không thể vững bền, lâu dài. Bởi vì, do bản chất, ý chí riêng có biệt hướng về sở thích, còn ý chí chung hướng tới sự bình đẳng.
Dạ, cám ơn chị Năm!
Hơi ranh rảnh, Út tò mò tìm hiểu thêm, thì ở một mức độ nào đó, Út đã hiêu hiểu và bổ sung thêm được một số kiến thức về tầm ảnh hưởng của Montesquieu với học thuyết “The separation of powers”, và J.J.Rousseau với “Du Contrat Social”, đặt nền tảng cơ bản quan trọng, cơ sở đã tạo nên bản Hiến Pháp Hoa Kỳ.
– Montesquieu với học thuyết “The separation of powers” (Tam quyền phân lập, Phân chia quyền lực), thì:
“thể chế chính trị tự do là thể chế mà trong đó, quyền lực tối cao được phân thành 3 quyền : lập pháp, hành pháp và tư pháp.
1/ Lập pháp: biểu hiện ý chí chung của quốc gia . Nó thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân – Quốc hội
2/ Hành pháp: Là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập.
3/ Tư pháp: là để trừng trị tội phạm và giải quyết sự xung đột giữa các cá nhân. Các thẩm phán được lựa chọn từ dân và xử án chỉ tuân theo pháp luật.
http://en.wikipedia.org/wiki/Separation_of_powers
– Và, với J.J.Rousseau trong “Du Contrat Social” (Khế ước xã hội), thì:
” Xã hội cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.”
http://fr.wikipedia.org/wiki/Du_Contrat_social
Hiến pháp chính là bản Khế ước xã hội lớn nhất đó em. Đây là đặc điểm của bản Khế ước đó:
1- Chủ quyền thuộc về dân
2- Nguyên tắc đại diện
3- Nguyên tắc đa số
4- Nguyên tắc trọng pháp
5- Nguyên tắc tự do bình đẳng
6- Nguyên tắc phân quyền
Phân quyền chỉ là một trong 6 đặc điểm của bản Khế ước này thôi.
“Charles-Louis de Secondat, Nam tước de La Brède et de Montesquieu (Charles-Louis de Secondat, Nam tước vùng La Brède và xứ Montesquieu; 18 tháng 1 năm 1689 tại Bordeaux – 10 tháng 2 năm 1755 tại Paris) là một nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị Pháp sống trong thời đại Khai sáng, ông thường được biết đến dưới tên Montesquieu. Ông nổi tiếng với lý thuyết tam quyền phân lập.”
http://en.wikipedia.org/wiki/Montesquieu
Còn… J. J. Rousseau?
– “J.J. Rousseau có ảnh hưởng lớn đến cuộc Cách mạng Pháp, mặc dù ý tưởng chủ quyền thuộc về toàn thể nhân dân được thực hiện qua hình thức đại diện thay vì trực tiếp. Ông cũng là một trong những tác giả đầu tiên phê phán thể chế tư hữu và được xem là bậc tiền bối của chủ nghĩa xã hội hiện đại và chủ nghĩa cộng sản khoa học.”
– “J.J. Rousseau cho rằng con người sinh ra về bản chất tự nhiên là tốt, và như vậy là hoàn toàn trái ngược với niềm tin về tội tổ tông của cả giáo phái Calvin ở Geneva và Công giáo ở Paris. Trong Khế ước Xã hội, ông cũng viết rằng những người tin vào Chúa Giê-xu sẽ không phải là những công dân tốt.”
http://simple.wikipedia.org/wiki/Jean-Jacques_Rousseau
Wikipedia viết về J.J. Rousseau sơ sài và phiến diện quá há em.
Như đã nói ở “còm” trên, Nguyên tắc phân quyền là đặc điểm thứ sáu của chế độ dân chủ tự do.
Thường thường kẻ nắm giữ quyền hành hay lạm quyền. Vì vậy, chính phủ nếu có quyền hành rộng rãi, sẽ lạm dụng và có thể vi phạm các quyền tự do của dân chúng. Do đó, chủ nghĩa dân chủ tự do phải thiết lập một chế độ, trong đó nhà nước không thể lạm dụng quyền hành sẵn có trong tay.
Montesquieu đã đưa ra giải pháp: “dùng quyền lực để ngăn chặn quyền lực”. Muốn vậy, quốc gia phải áp dụng nguyên tắc phân quyền. Đó là phân chia quyền hành cho ba cơ quan khác nhau: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
Ba cơ quan này biệt lập, ngoài nhiệm vụ riêng biệt, còn có nhiệm vụ kiểm soát lẫn nhau, để có thể ngăn chặn các sự lạm quyền, vi phạm đến các quyền tự do công dân.
Hợp Chúng Quốc hay Hợp Chủng Quốc?
Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931:250) giảng:
– Hợp-chúng-quốc là Nước nhớn do nhiều nước nhỏ hợp lại và cho ví dụ kèm theo: Nước Hoa-kỳ là Hợp-chúng-quốc.
Chúng, chính là một từ Hán Việt (眾). Ta gặp từ này trong các tố hợp công chúng, quần chúng, chúng sinh… và chúng mày, chúng nó… với nghĩa là đông. Do một sự cố có tính cách ngữ âm chúng đã trở thành chủng trong Hợp Chủng Quốc: chữ Hán 種 có thể đọc là chúng (chúng thụ, nghĩa là trồng cây) hay chủng (chủng tộc, nghĩa là giống người). Để cho hợp lý, tên gọi Hợp Chủng Quốc được giải thích là nước gồm nhiều giống (chủng tộc) người hợp thành. Đây là một kiểu vọng văn sinh nghĩa.
Dòm lại tên chính thức của nước Mỹ (United States) đâu có từ nào nói về chủng tộc?
http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/03/hop-chung-quoc-hay-hop-chung-quoc.html
– “Nhiều người tưởng ông (và các đồng chí của ông) lú.”
Chị Năm đọc bài này, cho…”đa chiều”…nghe!
hihi…
– “Ông Tổng Trọng không sai và không lú”
http://www.chimbaobao.com/?p=8246
“(chà, viết tới đây nhớ bác Hồ và lối chính tả đặc biệt của bác í quá!)”
Ủa?! Là sao chị Năm?
Út hổng hiểu…”mô tê răng rứa”…gì cả!?
hihi…
Chời..chời..!
Cho Ròm em chen dzô một chút nghen!
Bộ, chị Năm tính “thọt lét” Ròm em đó phải hông?!
Dzì, Ròm em thường hay dzùng (trong các còm dzui dzui)!
hihihihihihihi…
Qua ý còm của chị Năm, Ròm em có một sự quan sát cách viết:
– Người miền Bắc, nếu ai có dùng, thì thường họ viết như cách viết của ông Hồ.
Vd: : vui vẻ = zui zẻ ; vậy = zậy
– Còn người miền Nam, nếu ai có dùng, thì họ lại thường viết theo kiểu…dz.
Vd: vui vẻ = dzui dzẻ ; vậy = dzậy.
(Duyên Anh, có truyện..”Dzũng Dakao”, và bác Hoàng Hải Thuỷ cũng hay sử dụng cách viết này trong các bài viết của bác ấy).
Tuy nhiên, có một bất ngờ thú vị, theo Ròm em đọc cảm nhận (nhưng không biết có là chính xác không?), thì phải chăng, cách viết theo kiểu..Dz.., lại xuất phát từ cách phát âm của người dân xứ Nẫu – Phú Yên?
Vd: đi về = đi dzìa , vậy nghen = dzẫy nghen , với nghen = dzí nghen…
Một bài viết vui vui, đượm đầy chất tình quê hương, quê nhà xứ Nẫu – Phú Yên..thật thú vị, nhất là comments trò chuyện trao đổi với nhau thật là “dzui dzẻ dziên dzáng” của các “còm sĩ” trẻ già trai gái..xứ Nẫu!
– Nói và nghe giọng Nẫu.
http://xunau.org/2011/08/27/noi-va-nghe-gi%E1%BB%8Dng-n%E1%BA%ABu/
Tín ròm à, đơn zản chút đi sẽ thấy nó …đơn zản thôi mà. Chả phải Bắc Nam gì ráo mà xuất phát từ người có tên là DŨNG, khi viết theo tiếng Anh thì là DUNG – mà DUNG trong tiếng Anh lại … nhạy cảm >>> vì thế nên ai có tên DŨNG khi viết theo tiếng Anh sẽ chêm chữ Z vô cho …. lành. Vậy là có từ DZUNG ! Nghe và viết thấy cũng zui zui và ngồ ngộ nên từ đó hễ xài từ có chữ cái đầu là D thì người ta cũng cố tình chêm chữ Z vô ! Hóa ra đơn giản phỏng ạ !
Bác Trà kính mến ơi,
Dạ, đúng là, qua cái ý còm hóm hỉnh của bác Trà, thì, quả đúng là..đơn giản thật!
Nhưng, như bà chị Năm nói: “Tưởng dzậy mà không phải dzậy”..đó bác Trà..quơi!
Bởi lẽ, có một bài viết thật công phu, thật hợp lý, đã thử lý giải “nguyên nhân” có cách phát âm, và cách viết.. “Dz..” đó bác, bác đọc xem thử nghen:
– “Một phần của việc truy tìm giải đáp cho những thắc mắc này cũng được dùng để giải thích hiện tượng tại sao người Bắc Bộ lại có khuynh hướng phát âm Y như Dz (trong những từ bắt đầu bằng D: Dũng, Dung, Dương Qua)”
– “Phát âm Dz theo với các Thầy quốc ngữ xa xưa của những từ bắt đầu bằng D như Dương Qua, duyên dáng, Dũng Đakao, Hoàng Dung,… chính thật là một tổng đề của một biện chứng pháp bỏ túi:
Tiền đề: D nguyên thủy là D-Tây: Docteur
Phản đề: D-Việt quốc ngữ có âm Yờ: Danh Y
Tổng đề: Dz tổng hợp được Tiền đề và phản đề: Dzanh Y
Dz= D-Tây + D-Ta ”
– Rồi tại sao D lại biến thành Dz? Xin tiếp tục với giả thuyết bỏ túi. Ta tạm chấp nhận hai điểm:
* D-Việt nguyên thủy chính là âm Yờ
* Các thầy Tây khi chạm phải D-Việt sẽ lâm vào một thế mâu thuẫn: Đáng lẽ phải đọc ngay Đ theo với phản xạ và thói quen của tiếng mẹ đẻ / nhưng lại phải đọc ra Yờ cho đúng với âm quốc ngữ.
Tức khi các thầy Tây gặp phải một từ tiếng Việt bắt đầu bằng D như Danh, họ sẽ có một khuynh hướng “bẩm sinh” phát âm nó như Đanh. Họ sẽ buột miệng phát âm Danh như Đanh trong chừng một tíc-tắc của thời gian, chừng 1 phần trăm hay 1 phần 1000 của một giây đồng hồ. Sau khoảng thời gian nhanh chóng đó, với trí hiểu biết của một bậc ‘tôn sư’, họ sẽ nhận thức ngay rằng từ bắt đầu bằng D đó, Danh, phải được đọc Yanh. Lập tức các vị thầy Tây sẽ biến chuyển phần phát âm còn lại trở thành Yanh. Tức họ sẽ phát âm D như Đờ-Yờ. Và Danh như Đờ-YỜ-Anh. Đờ chính là âm Đ của D-Tây, và Yờ chính là âm gió hãm của Đ. Đờ-Yờ đọc nhanh chính là Dz.”
(…)
– Năm Mùi, thử tìm hiểu chữ D (và Dz) trong tiếng Việt
(Nguyên Nguyên)
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=95&rb=08
Cùng..một bài viết, đọc..suy ngẫm!
CHUYỆN CẢI CÁCH TIẾNG VIỆT
(Ðặng Trần Huân)
Kể ra từ khi tiếng Việt được hình thành tới nay biết bao nhiêu nhà ngôn ngữ học và không ngôn ngữ học đề xướng thay đổi nó. Nhiều quá kể ra không xuể.
Khi tiếng Việt mới ổn định và đã có những tờ báo đầu tiên viết bằng tiếng Việt, nhà văn muốn cải cách tiếng Việt được nhiều người biết đến có lẽ là Nguyễn Trọng Thuật, tác giả tiểu thuyết Quả Dưa Ðỏ. Với cuốn Việt Văn Tinh Nghĩa xuất bản năm 1928, Nguyễn Trọng Thuật có nhiều nhận xét về tiếng Việt thời đó và đồng thời đề nghị một số cải cách nhưng những cải cách của ông bị văn phạm Pháp văn ảnh hưởng khá sâu đậm.
Thấy tiếng Pháp có sô 1nhiều, số ít, giống đực, giống cái, ông đề nghị tiếng Việt cũng nên có những chữ câm đằng sau để phân biệt khi nghĩa khác nhau. Ví dụ chữ “kinh” có nhiều nghĩa khác nhau nên mỗi khi viết chữ kinh theo nghĩa nào phải viết khác nhau cho chính xác như viết kinhs sợ, kynhp đô, kynh Thánh, kinh nghiệm, v.v… Những đề nghị của Nguyễn Trọng Thuật chỉ gây thêm rắc rối phức tạp vì tất cả mọi nghĩa của chữ kinh khi đọc nguyên một câu văn hoặc có kèm theo một chữ khác là đủ nghĩa rồi. Do đó cuốn Việt Văn Tinh Nghĩa của ông dù có nhiều nhận xét, phân tách Việt ngữ rất hay nhưng những đề nghị của ông không được mấy người tán thành cả.
Ngoài Việt Văn Tinh Nghĩa của Nguyễn Trọng Thuật, Trần Trọng Kim soạn cuốn Việt Nam Văn Phạm (chung với Phạm Duy Khiêm và Bùi Ký) có những tiến bộ rõ rệt. Ngay trong bài tựa, Trần Trọng Kim đã công bố minh bạch rằng Việt ngữ là một ngôn ngữ đơn giản, không nên mô phỏng văn phạm pháp văn để áp đặt cho tiếng Việt. Nhưng xét về nội dung Việt Nam Văn Phạm cũng chia ra danh từ, động từ, tính từ, … Một ví dụ: ba chữ cái nhà ở, Trần Trọng Kim cho là động từ vì có chữ ở. Thế nhưng khi cuốn Việt Nam Văn Phạm được dịch sang tiếng Pháp với tên Grammaire Annamite do Lê Thăng xuất bản thì cái nhà ở được dịch là maison d’ habitation thì không thể coi là động từ được nữa.
Thành ra chủ trương không theo văn phạm Pháp khi soạn tiếng Việt nhưng vô hình trung các tác giả đã bị ảnh hưởng nặng nề văn phạm Phám mà không hay. Y như bây giờ có khá nhiều nhà văn, nhà báo hải ngoại mặc dầu biết Việt cộng đã đặt ra những chữ rất ngô nghê, lố bịch nhưng khi viết thì vẫn vô tình lôi cuốn và dùng những chữ lố lăng mà cộng sản đã chế ra.
Sau Nguyễn Trọng Thuật và Trần Trọng Kim, nhiều lần vấn đề cải cách ngôn ngữ được đề ra. Cái trở ngại của tiếng Việt là năm dấu và những chữ cái mà vần Pháp ngữ không có trong khi chúng ta đang sống dưới thời thuộc Pháp. Có một dạo ngành bưu điện đã đề nghị và áp dụng thử những chữ Việt mà tiếng Pháp không có như ưng ý, ăn cháo, … thay bằng uung ý, aan cháo để dùng khi gửi điện tín. Ngành in cũng muốn bỏ năm dấu và thay những tiếng thuần túy Việt bằng chữ cái Pháp nhưng không thực hiện nổi mà vẫn phải dùng con chữ đúc riêng cho tiếng Việt không tinh xảo lắm để chờ tới khi kỹ thuật đúc chữ Việt Nam tinh vi hơn.
Tới nay máy điện toán (computer) được phát minh, các nhuu liệu tiếng Việt được sáng chế kịp thời vấn đề sắp chữ không còn nữa. Nhưng tới thư điện tử (e-mail) thì gặp trở ngại khi không đọc được hết các loại tiếng Việt từ nhu liệu không thống nhất ở nhiều vùng khác nhau trên trái đất. Người dùng đành tùy tiện gửi e-mail cho nhau với nhu liệu tiếng NAh không đánh dấu. Khi nhận được một e-mail có câu như sau: Bac Duong cuoi vo cho chau Hung ngay 7 tháng 3 vua qua. Tuy không xa nhung co chu Duong cung ve du dam cuoi. Người ngoài có thể biết co một người tên Duong mới làm đám cưới cho con nhưng chỉ người trong gia tộc mới hiểu được người anh tên là Ðường, hai vợ chồng người em là Dương và chủ rể là Hưng chứ nếu đoán sẽ có thể lộn hai tên Duong và Hưng với Hùng.
Phải chăng vì biết đưa ra đề nghị cải cách có nhiều người không theo nên có những cuộc cải cách được đề xướng và chính người đề xướng tự thực hành lối viết của mình để làm gương.
Vào thập niên 1960, khi in tập phiếm luận Chuyện Vô Lý của Lãng Nhân, nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn đã áp udng lối viết các từ kép bỏ dấu nối và viết liền vào nhau như ânái, hạnhphúc, chínhchuyên, giađình, … Lối này mới torng cũng thấy ngồ ngộ nhưng không phải là không có trở ngại. Nếu những từ kép ô mai, phát hành, bác sĩ thú ý mà viết liền thành ômai, pháthành, bácsĩ thúy người ta cũng có thể lộn với ôm ai, phá thành, bác sĩ Thúy. Phải chăng thấy chuyện thí nghiệm này cũng gian nan nên bút ký Chuyện Vô Lý lần đầu chỉ in 160 bản tặng bạn bè và chuyện dính liền cũng rơi vào quên lãng một thời gian khá dài.
Nguyễn Hữu Ngư một một mình một chợ đưa ra nhiều thay đổi cách viết tiếng Việt như bỏ Y dài thay bằng I ngắn, bỏ phụ âm H trong GH, NGH, … Không ai nghe theo thì ông tự thực hành một mình. Ông bỏ tên Nguyễn Hữu Ngư của cha mẹ đặt để ký biệt hiệu là Nguiễn Ngu Í, Ngê Bá Lí đơn phương độc mã áp dụng lối viết ấy trong các tác phẩm của mình.
Sau năm 1975 ở hải ngoại cũng có nhiều tác giả đưa ra những cải cách có khi mới, có khi không. Về việc viết I ngắn thay thế Y dài hai nhà biên khảo Lê Hữu Mục, Nguyễn Ðình Hòa nêu lại vấn đề này và hỗ trợ nó. Có nhiều người không đồng ý chuyện thay đổi này nhưng có người yểm trợ và người yểm trợ mạnh mẽ nhất là Dương Ðức Nhự.
Theo một bài đăng trên tuần báo Sài Gòn Nhỏ, Wesminter (CA) số Xuân Kỷ Mão của Ðỗ Hữu và Diên Nghị (sau đăng lại có sửa chữa trên tạp chí Tinh Hoa, Minneapolis (MN) số tháng 10/99 với tên Ðức Cố và Diên Nghị), hai tác giả cho biết Dương Ðức Nhự không những yểm trợ chuyện thay thế Y dài do Lê Hữu Mục và Nguyễn Ðình Hòa theo duổi mà còn đề nghị cả chuyện viết dính liền, bỏ phụ âm Hoặc, du nhập chữ cái F, J, W, Z. Ông đề nghị viết ngẫm ngĩ, ngễnh ngãng, gồ gề thay cho ngẫm nghĩ, nghễnh ngãng, gồ ghề; viết zễ zàng, zu dương thay cho dễ dàng, du dương.
Nhà thơ Diên Nghị và Ðức Cố hẳn cũng không tán thành lối cải cách của ông Dương Ðức Nhự khi đưa ra thí dụ chép truyện Kiều như sau:
Trăm năm trong kõj người ta,
Cữ tài, cữ mệnh qwé là gét nhaw.
Trải kwa một kuộk bể zâu
Những diềw trông thấj mà daudớn lòng
Lạ jì bỉsắc tưfong,
Trời xanh kwen thój má hồng dánh gen.
Kảw thơm lần jở truớk dèn
Fongtình kổlụk kòn trwiền sử xanh …
Có thể bị ám ảnh về kiến thức uyên bác của mình, về những điều đã dày công học hỏi và nghiên cứu nên thạc sĩ ngôn ngữ học Dương Ðức Nhự thấy cần phải thay đổi một cái gì mà ông cho là mới chăng? Nhưng thực ra những cải cách của giáo sư Nhự tưởng là mới lại không có gì là mới cả. Viết toàn I ngắn thì đã có từ khi Paulus Của viết tên ông là Huình Tịnh Của vào cuối thế kỷ 18. Nguyễn Hữu Ngư cũng chỉ làm công việc lập lại. Còn cộng sản Hà Nội thì quen cách cai trị theo lối độc tài nên đã ra hẳn một pháp lệnh về việc thay đổi I ngắn, Y dài.
Cách viết tiếng Việt với những chữ cái la tinh F, J, W, Z, thì ông Hồ đã thực hiện vàlần cuối cùng là trong chính di chúc viết tay của ông đã có những chữ nhân zân, fe xã hội chủ nghĩa, fục vụ, Ðỗ Fủ, … Lối viết đó được đàn em bợ đỡ, điển hình nhất là Nguyễn Kim Thản, Viện Trưởng Viện Ngôn Ngữ Học đã tâng bốc như sau:
Ngay từ khi viết Ðường Kách Mệnh người đã dùng F thay cho Ph, Z thay cho Ðược và G, dùng K thay cho Các, bỏ Hoặc trong GH và NGH. Những người làm công tác ngôn ngữ học ngày nay ở nước ta vô cùng khâm phục những sự sửa đổi nói trên của Bác. Thiên tài và sự vĩ đại của Bác biểu hiện ở từng việc làm, từng chủ trương cụ thể như vậy đó. (Tiếng Việt của chúng ta, nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1983 trang 40).
Di chúc viết tay của ông Hồ với cách viết lố lăng như trên đã được chụp lại in trong báo Nhân Dân sau khi ông chết và năm 1976 cũng bút tích ấy torng cuốn Chủ Tịch Hồ Chí Min, Tiểu Sử và Sự Nghiệp do Ban Nghiên Cứu lịch sử Ðảng Trung Ương biên soạn. Sự thay đổi chữ nghĩa đó sau này đã được ban hành bằng một pháp lệnh của chính quyền và được thực hiện trong Từ Ðiển Tiếng Việt (Hoàng Phê) từ ấn bản 1988 và trong Ðại Từ Ðiển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý) do Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo xuất bản năm 1998.
Cách viết dính liền những từ kép thì cũng là lập lại điều mà Nam Chi Tùng Thư đã làm từ năm 1962 mà không ai theo.
Sống ở Mỹ ảnh hưởng lối viết cắt xén chữ nghĩa trong ngôn ngữ nên đã có khá nhiều người lên tiếng hoặc tự cải cách tiếng Việt theo một lối riêng mà mạnh mẽ nhất là viết tắt. Nhà thơ Du Tử Lê sau những sáng kiến về thơ gạch chéo cũng đã ch in hẳn ra ngoài bìa sách của ông cái tên với chữ thật lớn K. Khúc Của Lê mà không viết ca khúc như thường lệ.
Báo Văn Nghệ Tiền Phong đã từng lên tiếng châm biếm lối viết tắt này khi đưa ra những “dự phóng” (đao to búa lớn ch nó oai):
K nhac, H hong, C xich
Chan minh nhung lam b b
Lai cam bo duoc ma d chan nguoi
Những người ủng hộ lối viết tắt lý luận rằng người Mỹ viết Toy R Us (chữ Rồi viết ngược), BBQ, U R here, Open on Nite thay cho Toys are us, You are here, Open all night mọi người vẫn hiểu. Không những viết mà khi đọc họ cũng bỏ những khuôn mòn sáo cũ. Khi nói về Quân Ðòan Một họ viết chữ số La Mã I Corps nhưng khi đọc họ đâu cần đọc Girst Corps hay Corps Oe mà đọc là Ai Co. Nước Mỹ là cờung quốc bậc nhất thế giới tại sao ta không bắt chước họ cho tiện lợi?
Nghĩ cho cùng thì những cách viết lạ lùng khác thường ở Mỹ cũng thường chỉ thấy trong những bảng hiệu, trong những quảng cáo thương mại. Ở một quốc gia tư bản tự do, cạnh tranh kịch liệt thì các chuyên viên quảng cáo chỉ nghĩ làm sao cho mọi người chú ý, làm sao lôi kéo được sự tò mò, lôi kéo nhiều khách hàng nghĩa là mang lại nhiều lợi lộc. Nếu không có luật lệ hạn chế thì quảng cáo thương mại có thể sử dụng mọi hình thức dù lố bịch, vô luân, bạo lực, dâm đãng để làm sao kiếm được nhiều tiền. Nếu đúng như vậy có lẽ cũng chẳng nên dễ dãi thu nhập vào văn chương chữ nghĩa tiếng Việt để coi như một cải cách tân kỳ.
Tiếng Việt có ưu điểm của nó nhưng cũng làm cho những người ngoại quốc muốn nghiên cứu phải bối rối về việc sử dụng uyển chuyển các từ ngữ mà chẳng cần văn phạm và năm dấu Việt độc đáo không có trong ngôn ngữ nào trên thế giới.
Có thể vì lẽ đó tác giả Phụng Nghi trong cuốn 100 Năm Phát triển tiếng Việt (nxb Văn Nghệ, 1999) đã dành hẳn một chương để bàn chuyện có nên bỏ một trong hai dấu hỏi (?) ngã (~) tiếng Việt không? (Trang 137)
Ông dẫn chứng ba khuynh hướng khác nhau về vấn đề này là khuynh hướng chỉ dùng một dấu trên toàn quốc, khuynh hướng dùng một dấu riêng tại miền Nam và khuynh hướng giữ nguyên trạng không cần thay đổi. Vấn đề đáng nói nhất là khuynh hướng đầu được báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, xuất bản tại Sài Gòn từ năm 1990 là hai dấu hỏi ngã nên nhập chung làm một cho tiện, hỏi ngã gì cũng được. Ý kiến của tác giả bài báo thật dễ dãi nhưng khó chấp nhận và thực tế thì đã chín năm trôi qua chưa có ai tán thành đề nghị đó. Nếu chỉ vì ngại khó mà cứ đọc sao viết vậy thì chữ nghĩa không còn là chữ nghĩa nữa. Hai dấu hỏi và ngã có nghĩa khác nhau, dùng trong những trường hợp khác nhau không thể đồng hóa thành một được.
Nếu câu nói: “Anh nỡ bỏ cô ấy mà không nghĩ tới tình nghĩa những năm qua sao?” mà viết toàn một dấu hỏi là Anh nở bỏ cây ấy mà không nghỉ tới tình nghỉa nhửng năm qua sao? Thì chắc cả trăm năm nữa cũng khó có thể quen tai. Nếu báo thanh Hồ chủ trương viết một dấu cho dễ thì cũng nên theo những anh bộ đội nói ngọng không phân biệt được hai chữ L và Những, mà bỏ một chữ L đi. Khi đó học trò viết Nu nàng nu nống cái Bống nằm trong cái Ong nằm ngoài hoặc là Não nính nệ nàng Náng nên nàng Nủ nấy nòng nơn nuôn nuôn đều được coi là đúng chính tả. Và nhân tiện cũng bắt chước giọng đọc của người miền Nam tất cả những chữ bắt đầu bằng Việt đầu viết thành Ðược cho tiện việc mặc dầu torng Nam đồng bào dù đọc Ðược nhưng vẫn viết V trúng phóc, (la ve). Cũng như không thể viện cớ thông tin trung thực, vô tư để khi rỗi rãi ngồi ghi âm hai người nói chuyện gẫu rồi cứ htế ghi chép lại nguyên văn in thành sách, chắc chắn tác phẩm này phải dày cả nghìn trang với đầy rẫy thì, mà, à, ờ, ừ, và nhiều khi còn chửi thề, nói tục.
Học chự hay muốn nói cho đúng thì cũng phải chịu khó nên không thể ngại khó mà đơn giản hóa quá mức đến thành thiếu sót, thiếu nghĩa. Không thể viện cớ đơn giản để mà đưa đề nghị bắt chước người Mỹ chỉ cần xưng hô bằng hai tiếng I, You cho tiện để bỏ hết những từ ông, bà, cô, bác, chú, thím, cậu, dì, … thân thương, độc đáo của Việt ngữ.
Vấn đề cải cách một ngôn ngữ không phải là một chuyện dễ dàng. Người Trung Hoa hẳn cũng biết chữ viết của họ phức tạp, bất tiện nhưng không hề nghĩ tới chuyện la tinh hóa chữ Hán mà chỉ thay đổi Hán tự từ văn ngôn ra bạch thoại cho đơn giản hơn thôi. Người Nhật mạnh dạn hơn đã đặt ra một cách viết tiếng Nhật bằng chữ cái la tinh gọi là romaniji được chính quyền tích cực truyền bá nhưng cho tới nay có lẽ vẫn chưa có sách Nhật in bằng tiếng Nhật cải cách romaniji. Họ vẫn yêu thích lối chữ Nhật hiện hành, hình thức hơi giống chữ Hán nhưng ít nét và không rườm rà.
Việc thay đổi chữ viết có ảnh hưởng tới kho tàng thư tịch của các dân tộc nên khó bề thực hiện. Giả thử có một nền văn học lâu đời như Trung Quốc, nếu thay đổi chữ Hán bằng chữ la tinh thì phải có một đội ngũ hùng hậu người mình dịch các áng văn của mình sang chữ mới của chính mình.
Học giả Hoàng Xuân Hãn chắc chắn đã nghiên cứu những đề nghị cải cách tiếng Việt của các tác giả trước ông, đã biết sự khó khăn khi cải cách nên năm 1942 ông đã viết trong cuốn Danh Từ Khoa Học rằng: Tiếng hiện thời của các nước đều đầy những sự vô lý. Nhưng đố ai cải cách nó được.
Ðể kết luận vấn đề ngôn ngữ, chúng tôi thiết nghĩ tiếng Việt hiên nay đã sử dụng được trong bậc đại học, đã có những thuật ngữ diễn đạt được những vấn đề chuyên môn, khó khăn mà không gặp trở ngại nên có thể tự hào về ngôn ngữ hiện tại. Công việc cần của chúng ta là bảo tồn ngôn ngữ ấy sao cho tiếp tục trong sáng mà đừng chế ra những cải cách lai căng làm vẩn đục tiếng Việt như Hà Nội đã làm. Việc thay đổi chỉ nên thực hiện khi thật sự cần thiết cho việc diễn đạt tư tưởng, hay cải đổi những phi lý rõ rệt mà không nên quá dễ dãi để a dua, mô phỏng nhất thời ngôn ngữ nước ngoài với mục đích làm duyên khiến cho mất sự đơn giản nhưng phong phú và uyển chuyển của tiếng Việt chúng ta.
http://mythuat.proboards.com/index.cgi?board=chuy7878n2727900is7888nghngngy&action=print&thread=157
“Cao xà lá là gì thế Bảo Vân?”
– Ui…Trời đất!!!! Hỏi thật, hở chị Năm???!!!
Nếu vậy thì…
– Chị…Baaaa…ơ.ơ..ơi iiiiiiiiiiiiiiiiiiiii…!!!!!!!!
Chị Ba dự tính phạt chị Năm theo…hình thức nào đây?
hihi…
Nhiều người cho rằng điều 4 HP nước CHXHCNVN là vô lí và cho rằng nên không có ( bỏ ) nó thì tốt hơn (?)
Hiến pháp có lẽ không cần thay đổi mà chỉ bổ sung ( tu chính ) vài điều – bên Mĩ họ cũng có bản hiến pháp với hơn 200 năm mà có cần sửa đâu ?
Chỉ cần thay đổi một số chữ mà thôi ! Thực chất một đất nước bắt buộc phải có đảng lãnh đạo , đảng sẽ chỉ định thủ tướng để điều hành và cơ bản là điều hành theo ý muốn gần như
chủ quan của đảng ! Đất nước như thế mới ổn định và phát triển !
Điều quan trọng – sống còn – đó là phải phi chính trị quân đội, cảnh sát và các lực lượng vũ trang trong đất nước !
Với VN bây giờ thì có lẽ cứ mượn hiến pháp Hoa Kì hoặc Pháp hoặc …v.v… đem về dịch ra mà xài – nhẽ tốt nhất !
Hiến pháp (??? !!!)..hở chị Năm?!
Thôi thì, cho Ròm em tiếp tục mượn cái ghế đẩu ngồi dựa cột hóng chuyện nữa rồi!
hihihihihihi…
Vậy thì, Ông Ròm hãy dựa cột “lắng nghe” giới nữ “diễn thuyết”… đây nè…
hihi…
Trước đây, Út loáng thoáng nhớ, đâu như chị Năm đã có từng còm trò chuyện nói về bộ phim “Chúng tôi muốn sống” với bác nào đó, thì phải?
Dạo lang thang, Út tình cờ gặp được bộ phim này, Út xin phép chị Năm, đem về “lưu trữ” ở entry này luôn, nghe chị Năm!
(Út…Tiền trảm hậu tấu!)
hihi…
– Chúng tôi muốn sống – We want to live .
-“miễn là được làm người tự do!”
Vâng, thế thì, Út chọn nhạc, chị Năm nghe nhạc thư giãn nhé!
hihi…
VIỆT NAM – VIỆT NAM
(Phạm Duy)
Việt Nam Việt Nam nghe từ vào đời
Việt Nam hai câu nói bên vành nôi
Việt Nam nước tôi.
Việt Nam Việt Nam tên gọi là người
Việt Nam hai câu nói sau cùng khi lìa đời
Việt Nam đây miền xinh tươi
Việt Nam đem vào sông núi
Tự do công bình bác ái muôn đời
Việt Nam không đòi xương máu
Việt Nam kêu gọi thương nhau
Việt Nam đi xây đắp yên vui dài lâu
Việt Nam trên đường tương lai,
Lửa thiêng soi toàn thế giới
Việt Nam ta nguyện tranh đấu cho đời
Tình yêu đây là khí giới,
Tình thương đem về muôn nơi
Việt Nam đây tiếng nói đi xây tình người
Việt Nam! Việt Nam!
Việt Nam quê hương đất nước sáng ngời
Việt Nam! Việt Nam! Việt Nam muôn đời…