Trang chủ > Tây Nguyên > Tượng Nhà Mồ ở Pleikly

Tượng Nhà Mồ ở Pleikly

NAY GUM, CSsR

Trong tiến trình hội nhập với đa sắc tộc, và nhất là phải sống với sắc tộc lớn như người Kinh, và xu hướng văn minh hóa, người thuộc các sắc tộc thiểu số và sắc tộc bản địa gặp rất nhiều khó khăn.

Nhân dịp về quê Mơak Noel (mừng Chúa Giáng Sinh), chúng tôi ghi nhận lại một số hình ảnh tượng nhà mồ của người Jarai, đang được dựng tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Pleikly, thuộc làng Pleikly, thị trấn Nhơn Hòa, tỉnh Gia Lai. Qua những bức tượng gỗ mộc mạc này, chúng tôi sẽ cố gắng nói một vài điều hiểu biết ít ỏi về nó và những vấn đề người Jarai cũng như các sắc tộc bản địa khác đang đối diện.

Ngày xưa, những người làm ra các tượng nhà mồ này được gọi là pơjâu (người Kinh gọi cách máy móc là phù thủy, sau này bị phản ứng quá, lại gọi là nghệ nhân. Cả hai cách gọi đều sai). Những người già kể rằng, pơjâu đó, trước kia nó không biết chút gì về việc trạm trổ hay nghệ thuật gì cả. Mà hiện nay nó cũng chẳng làm thêm tượng nào cả. Vậy nghĩa là sao?

Đang đêm nó ngủ, nó mơ gì không biết – người già Jarai kể – nó thức dậy khi mọi người đang ngủ, đi vào rừng, có nhiều khi kéo dài cả hai ba ngày đêm. Đến một cây, nó lấy rựa hạ cây rồi cũng dùng con rựa đó đẽo thành cái tượng, rồi vác đến nhà mồ của ai đó để dựng lên. Từ đó người tagọi nó là pơjâu. Có ai xin nó làm cho một cái tượng khác nữa, có pơjâu làm được có pơjâu không làm được. Những người nhờ làm tượng nhà mồ sẽ mang gà, heo, thậm chí là trâu đến biếu pơjâu này. Pơjâu nhận lễ vật đó lại xin pô phai yang (thầy cúng) cúng thần giúp mình, rồi chia cho cả làng ăn. Tức là không có lấy của người khác để làm giàu cho mình. Vì hơn ai hết pơjâu này biết khả năng của mình không do mình thủ đắc bởi học hành, mà do thần linh ban cho. Pơjâu không thể là nghệ nhân là thế.

Tượng gỗ mẹ bế con đang mon men đến thế giới hiện đại

Tượng gỗ mẹ bế con đang mon men đến thế giới hiện đại

Hình ảnh người mẹ bế con bằng gỗ đứng giữa đất đỏ, mặt nhìn về hướng Tây, phía sau là những chiếc xe gắn máy, và căn nhà vừa truyền thống vừa pha tạp với kỹ thuật hiện đại cách không hoàn hảo.

Đây là tâm trạng của người Jarai và các sắc tộc bản địa hiện nay. “Hiện đại” đã chạy vào làng họ rồi, còn họ thì không biết nên thế nào? Không thể không sử dụng các phương tiện hiện đại, nhưng cũng không có gì bảo đảm cho họ khi chạy theo “hiện đại”, họ sẽ là họ.

Đứa con ôm chặt lấy mẹ

Đứa con ôm chặt lấy mẹ

Căn nhà sàn của người Jarai trong các làng xa vẫn thế này là căn nhà dài theo hướng Bắc Nam, cửa ở hướng Nam, để tránh gió, bụi, nóng nắng đến từ hướng Đông Tây. Nhưng những căn nhà của người Jarai ở dọc quốc lộ hoặc khu vực có nhiều người Kinh xâm thực vào ở chung, thì họ cũng bắt đầu xây nhà theo kiểu Thái, kiểu Yuan (Kinh).

Tình cảm mẹ con đối với người Jarai rất đặc biệt

Tình cảm mẹ con đối với người Jarai rất đặc biệt

Đây là bức tượng được các già làng Jarai vùng Pleikly chọn là diễn tả được bản chất người Jarai nhất. Suốt đời mẹ vì con.

Đây là bức tượng được các già làng Jarai vùng Pleikly chọn là diễn tả được bản chất người Jarai nhất. Suốt đời mẹ vì con.

Với sự yểm trợ của truyền thông đại chúng, văn hóa người Kinh được cho là chuẩn mực cho mọi văn hóa của cả 54 sắc tộc VN, khiến giới trẻ Jarai thấy mình phải làm mọi cách để trở nên người Kinh, giống người Kinh, mà họ có biết đâu, người Kinh hiện nay không biết đâu là văn hóa gốc của mình.

Với người Kinh, một nhà văn hóa học cho rằng đã có quá nhiều lớp văn hóa phủ lên khiến không thể nào có thể truy tìm ra được văn hóa gốc mang tính bản địa của mình nữa. Tiếp cận văn hóa hiện nay, lớp trên cùng là thứ văn hóa lộn xộn mạo danh là toàn cầu hóa. Lớp kế tiếp là văn hóa vô thần cộng sản cho cả Bắc Nam. Lớp tiếp nữa cho Miền Nam là văn hóa Mỹ. Lớp kế tiếp nữa cho cả hai miền là văn hóa Pháp và Pháp – Nguyễn. Lớp kế tiếp dày nhất là văn hóa Hán (1000 năm). Lớp kế tiếp nữa sẽ là văn hóa Đông Nam Á. Nhiều người hô hào tìm về bản sắc văn hóa dân tộc thì nhiều lắm cũng chỉ mới đào xuống tới lớp văn hóa Hán với việc đề cao Lão và Khổng. Nhưng đó là văn hóa Trung Hoa, không phải văn hóa Việt Nam.

Bi đát ở chỗ, mình không biết rõ mình là ai, lại còn ép người khác theo mình!?

Thiếu nữ Jarai trên đường rời bỏ làng

Thiếu nữ Jarai trên đường rời bỏ làng

Bức tượng nhà mồ này diễn tả thiếu nữ Jarai (cái gùi nhỏ thó sau lưng) đã học xong tú tài của mái trường xhcn (cầm sách phía trước). Cô sẽ đi Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Quy Nhơn để học đại học. Nhiều người bạn cũng học xong tú tài với cô không muốn xa quê đã ở lại nhà, để ngày ngày chăn bò chăn dê, hoặc hái tiêu mướn cho người Kinh ngay trên đất trước kia của cha ông mình.

Giới trẻ Jarai lên đô thị học đại học. Sau khi học xong, hầu hết họ ở lại các thành phố đó để làm việc, vì ở quê đâu có nhà máy cần đến kiến thức của kỹ sư hóa, cử nhân sinh học,… Những người học sư phạm thì quay về dạy học, nhưng để được nhận vào trường thì phải có tiền đút lót, từ 30 đến 100 triệu. Còn không có tiền thì cứ đợi đó, chăn bò, làm thuê trước đi cái đã.

Mỗi người một cảnh đời

Mỗi người một cảnh đời

Con khỉ ôm chặt lấy trái bầu, sợ ai đó cướp mất

Con khỉ ôm chặt lấy trái bầu, sợ ai đó cướp mất

Con khỉ là một hình tượng được sử dụng nhiều cho các tượng nhà mồ Jarai. Họ ôm chặt lấy giá trị còn lại rất ít ỏi của mình và cố gắng giữ lấy để không ai lấy đi, nhưng xem ra họ khó có thể giữ được. Ví dụ như cồng chiêng (ching chêng) của họ được Tổ chức văn hóa, khoa học Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công nhận “Quần thể văn hoá cồng chiêng là di sản văn hóa thế giới”. Nhưng nhà cầm quyền không cảm nghiệm được khái niệm “quần thể văn hóa” như thế nào, nên chỉ cổ võ chuyện cồng chiêng mà thôi. Rồi khi mang cồng chiêng đi khắp nơi biểu diễn, nhà quản lý văn hóa cộng sản nhận ra, chỉ cồng chiêng không thì đơn điệu, có gì đâu mà thưởng thức, nên đưa violon, piano và nhiều nhạc cụ khác vào phụ họa cho cồng chiêng để tôn cồng chiêng lên. Họ tưởng họ làm ơn cho người dân tộc khi đã nâng nhạc cụ truyền thống người dân tộc lên đẳng cấp hòa tấu với các nhạc cụ hiện đại nhất thế giới.

Thực chất họ chẳng giúp gì, mà còn phá đi văn hóa cồng chiêng, làm cho giới trẻ Jarai không còn biết cồng chiêng thật và giá trị của nó.

UNESCO công nhận “Quần thể văn hóa cồng chiêng là di sản văn hóa thế giới” là rất chính xác và tinh tế. Chính quần thể này làm con người sống và lớn lên. Quần thể đó là bầu khí thờ phượng thần linh.

Cách nay 10 năm, khi chúng tôi mới tiếp cận cồng chiêng, chúng tôi thắc mắc không hiểu tại sao có mấy cái chiêng rất quý, người tong ching (người đánh chiêng) được dành riêng, nhưng trong nghi lễ chỉ gõ có vài tiếng ở một vài thời điểm rất ít mà thôi. Sau này chúng tôi mới biết đó là ching iâu yang (chiêng gọi thần), tức là tiếng của bộ chiêng này chỉ được vang lên khi thần linh chuẩn bị đến và đang ngự trị mà thôi. Từ đó, chúng tôi nhận ra từng bộ chiêng riêng biệt có một chức năng riêng biệt nhau, giúp thần linh và con người hòa quyện với nhau. Ban đầu, cộng đồng có vẻ thụ động, ngồi yên, nhưng với các loại chiêng vang lên từng lúc theo nghi lễ, đã kéo dân chúng hóa thân qua việc đứng lên yun soang (múa). Lúc đó không có ai là nghệ sĩ biểu diễn, mà cũng không có ai là khán giả, mà mọi người hòa quyện, sống với thần linh.

Thất bại của nhà cầm quyền cộng sản trong việc phục hồi văn hóa là do họ không trả văn hóa lại cho đời sống, mà biến văn hóa thành thương phẩm để buôn bán, để làm trò vui. Trong khi đó, bản chất văn hóa là cuộc sống. Cuộc sống mà bị đem bán thì làm gì có giá trị làm người nữa.

Đau khổ, cái ít ỏi còn lại cũng đang mất dần.

Đau khổ, cái ít ỏi còn lại cũng đang mất dần.

Hình ảnh này chỉ còn ở trong akhan, không còn thấy trong các làng nữa.

Hình ảnh này chỉ còn ở trong akhan, không còn thấy trong các làng nữa.

Những người Jarai thật sự âu sầu cùng với các sắc tộc bản địa khác, do những gì là mình đang mất hết. Hiện nay chỉ có những người Jarai theo đạo Công giáo và Tin Lành là biết đọc và viết tiếng Jarai, do hàng ngày đọc Kinh Thánh tiếng Jarai. Nhà nước cũng có quy định các cán bộ làm việc với người dân tộc phải có bằng A, B, C tiếng dân tộc như kiểu bằng ngoại ngữ tiếng Anh. Nhưng những cán bộ này chỉ cố lấy bằng để có chức và giữ chức chứ không phải để bảo tồn văn hóa cho người Jarai và các sắc tộc bản địa.

Các thừa sai ngày nay đang cùng với người Jarai suy nghĩ về văn hóa đức tin bản địa

Các thừa sai ngày nay đang cùng với người Jarai suy nghĩ về văn hóa đức tin bản địa

Vừa qua, người ta bàn đến sự khác nhau giữa hai cách gọi về người thiểu số là sắc tộc thiểu số và sắc tộc bản địa. Sự khác nhau này thế nào? Sắc tộc bản địa là những người chủ đất, họ đã ở đây vài ngàn năm, như Jarai, Bahnar, Eđê, Sêđăng, Chru, K’Ho… (ở Tây Nguyên). Còn sắc tộc thiểu số là các cộng đồng sắc tộc thiểu số từ nơi khác đến do phải chạy loạn, tha phương cầu thực… Họ không phải là chủ đất, chỉ là những người ở tạm, như người Hoa…

Có thể đã đến lúc cần phải có cách khác tốt hơn giúp người bản địa tồn tại và phát triển, nhờ đó họ có thể góp phần mình vào cộng đồng các sắc tộc Việt Nam, chứ không thể cố gắng duy trì quan điểm, thiểu số phải phục tùng đa số, rồi bắt họ phải Kinh hóa, như người Kinh đã từng và đang bị Hán hóa.

NAY GUM, CSsR

(chuacuuthe.com)

Chuyên mục:Tây Nguyên Thẻ:
  1. Trần thị Bảo Vân
    28/01/2013 lúc 13:39

    “Vừa qua, người ta bàn đến sự khác nhau giữa hai cách gọi về người thiểu số là sắc tộc thiểu số và sắc tộc bản địa.”

    Đọc cái câu trên, Út thấy hơi lấn cấn một chút!
    Bởi, theo Út, bài viết này, chắc là tác giả mới viết gần đây thôi!
    Mà, Út thì…nhơ nhớ là trước đây, có đọc một tài liệu nghiên cứu (sẽ tìm lại dẫn chứng sau) về dân tộc học, có cho biết thuật ngữ, khái niệm “sắc tộc”, chỉ được sử dụng và tồn tại ở miền Nam trước 1975, và, thuật ngữ khái niệm “sắc tộc” khi ấy, nó được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số ở khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên là chính!

    Vậy, vấn đề mà Út lấn cấn là, liệu có “chính xác” khi dùng thuật ngữ “sắc tộc”, mà tác giả bài viết này sử dụng, để muốn đề cập đến cái ý :

    – “Sắc tộc bản địa là những người chủ đất, họ đã ở đây vài ngàn năm, như Jarai, Bahnar, Eđê, Sêđăng, Chru, K’Ho… (ở Tây Nguyên). Còn sắc tộc thiểu số là các cộng đồng sắc tộc thiểu số từ nơi khác đến do phải chạy loạn, tha phương cầu thực… Họ không phải là chủ đất, chỉ là những người ở tạm, như người Hoa…”

    …hay chăng?

    • Trần thị Bảo Vân
      29/01/2013 lúc 14:58

      – “Dân tộc Việt Nam (Etat Ethnic/Nation) bao gồm nhiều tộc người khác nhau liên kết lại, hay nói cho đúng hơn, Dân tộc Việt Nam là khối cộng đồng quốc gia bao gồm nhiều dân tộc/tộc người (Minority Ethnic groupe ) hợp lại. Cần chú ý thêm, vào những năm trước 1975 ở miền Nam Việt Nam đã từng tồn tại khái niệm Sắc tộc. Vậy sắc tộc là gì. Trước tiên phải khẳng định thuật ngữ này chỉ tồn tại dười thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam. Khi đó nó được dùng để chỉ các dân tộc thiểu số ở khu vực Trường Sơn -Tây Nguyên là chính.”

      .Link bài viết có đoạn trên, mà Út đã từng đọc, đây chị Năm:

      MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỘC NGƯỜI & DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

      http://huc.edu.vn/vi/spct/id43/MOT-SO-VAN-DE–VE-TOC-NGUOI—DAN-TOC-O-VIET-NAM/

    • Trần thị Bảo Vân
      30/01/2013 lúc 12:46

      “Giá mà có bài nghiên cứu nào của thời trước (VNCH) thì uy tín hơn.”

      Dạ, Út cũng nghĩ như chị Năm vậy, có điều, là khi đọc entry này, thấy tác giả đề cập đến chi tiết thuật ngữ “sắc tộc”, vì…thấy hơi lấn cấn, nên Út mới nhơ nhớ lại cái tài liệu “nghiên cứu” ấy…đó! hihi…
      Bởi, thật tình thì Út cũng “hơi hơi” nghi ngờ về cái tầm, cũng như cái trình độ nghiên cứu thật sự của các vị “giáo sãi tiến sư” nhà sản…này quá! hihi…

      À mà…Chị Năm nhắc, cũng làm Út chợt nhớ lại ( Út từng đọc trong tủ sách ở nhà bác Hai của Út…) có cuốn “Miền Thượng Cao Nguyên” của tác giả Cửu Long Giang và Toan Ánh, xuất bản năm 1974, cũng có đề cập đến thuật ngữ “sắc tộc” này…đó chị Năm!

      “Nó” đây..chị Năm!
      Hình dạng “nó” y chang như trong tủ sách nhà bác Hai của Út, có điều, muốn đọc được toàn bộ nội dung của “nó” thì phải…bỏ tiền ra MUA!
      hihi…

      – MIỀN THƯỢNG CAO NGUYÊN
      (Cửu Long Giang – Toan Ánh)

      http://books.google.com.vn/books?ei=e6oIUZfYLo2SiAeZ4YBg&hl=vi&id=3z8dAAAAMAAJ&dq=bibliogroup%3A%22Mi%E1%BB%81n+Th%C6%B0%E1%BB%A3ng+cao+nguy%C3%AAn%22&q=Mi%E1%BB%81n+Th%C6%B0%E1%BB%A3ng+cao+nguy%C3%AAn%22

    • Phạm Sơn
      31/01/2013 lúc 07:43

      Cháu Bảo Vân có nhận xét rất thú vị về cách sử dụng từ “sắc tộc”, vì từ này được dùng phổ biến khi nói về người “Thượng” sống ở Cao nguyên Trung Phần, ở miền Nam trước 1975. Sau 1975 thì ít thấy dùng.

      Nếu tôi nhớ không lầm, thì thời TT Ngô Đình Diệm có “Văn phòng cố vấn Thượng vụ”, sau đổi thành “Nha công tác xã hội miền Thượng”, rồi “Nha đặc trách Thượng vụ”.
      Đến thời TT Nguyễn Văn Thiệu, khoảng năm 1969 – 1970 có Bộ Sắc tộc (Bộ phát triển Sắc tộc) do một người Thượng lãnh đạo.
      Tổng Trưởng Bộ Sắc tộc vào thời này gồm lần lượt các ông Paul Nưr, Ya Ba, cuối cùng là ông Nay Luett (Nay Louette)…đến tháng 4/1975.

    • Phạm Sơn
      31/01/2013 lúc 08:04

      Vợ chồng người Thượng xưa:

  2. Trần thị Bảo Vân
    28/01/2013 lúc 13:43

    Chị Năm ơi,
    Tin…hot đây!
    hihi…

    – CHI HÀNG CHỤC NGÀN ĐÔ “SĂN” TƯỢNG NHÀ MỒ LẤY MAY!

    “Đại gia” T.T.A. (54 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM), vừa bỏ ra 12.000 USD để mua 4 tượng nhà mồ đặt trong nhà và nơi làm việc để công việc được hưng thịnh…”

    http://laodong.com.vn/Kinh-doanh/Chi-hang-chuc-ngan-do-san-tuong-nha-mo-lay-may/99547.bld

    • Trần thị Bảo Vân
      29/01/2013 lúc 14:02

      “Em nghĩ sao?’

      Hihi…Thế, còn chị?

      Dạ, nếu…”chị hỏi thì em xin thưa”…một chút chút vậy! hihi…

      Thưa chị,
      1/ Trên tinh thần phóng khoáng và quan điểm yêu chuộng cùng tôn trọng sở thích tự do của mỗi cá nhân, thì, việc lùng tìm mua hay lùng sưu tập “đồ cổ” nói chung và tượng nhà mồ nói riêng, Út nghĩ, cũng không có gì là…”đáng lên án” cả!
      Chẳng hạn như vị này:

      http://www.baomoi.com/Home/DuLich/thethaovanhoa.vn/Ong-trum-suu-tap-tuong-nha-mo/2453905.epi

      Có “đáng lên án” chăng, là khi người nào đó thật sự cố tình…tổ chức trộm cắp, gây rối loạn đến an ninh, và làm xáo trộn đến thuần phong mỹ tục của bản làng người dân tộc thiểu số!

      2/ Nhìn trạng huống đất nước hiện tại, chúng ta, ai ai cũng thấy rõ, hầu như mọi truyền thống đạo đức mang tính nhân văn nhân bản tốt đẹp của cha ông trải qua bao đời, nay đã bị phá nát và gãy đổ đến tận gốc, nguyên nhân là…bởi sự điều hành đất nước “không chính danh”, “nguỵ biện”, tạo nên một xã hội hổ lốn, dối trá, trong tình trạng công khai tràn lan tính “thượng bất chính” của nhà cầm quyền ở tất cả các cấp!
      Vì vậy, Út thiển nghĩ, việc nhà cầm quyền “thượng bất chính” to họng, dối trá, hô hào bảo vệ những di sản tinh thần của đất nước (nói chung), chỉ là…”đầu môi chót lưỡi”…mà thôi!

      Do đó, việc những người lùng mua, hoặc lùng sưu tập đồ cổ nói chung, và tượng nhà mồ nói riêng, thiết nghĩ, tuy chỉ là những cá nhân, nhưng biết đâu, chính nhờ họ sưu tầm lưu giữ cẩn thận, mà, các thế hệ mai hậu mới sẽ có dịp tận mắt chiêm ngưỡng những bộ sưu tập hiện vật di sản quý ấy…vậy!

      hihi…
      Chị Năm không có mắng Út đó nghe!

  3. Nguyễn Tuấn Anh
    28/01/2013 lúc 21:23

    Cái tượng: “Thiếu nữ Jarai trên đường rời bỏ làng”, thật là đẹp..thanh thoát!

    Nhưng, sao nó lại có mặt trong “tượng nhà mồ” nhỉ, khó hiểu thật?!
    Vì như ý diễn giải, là…”Cô sẽ đi Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Quy Nhơn để học đại học”, cơ mà?!
    Chị Năm có biết?

  4. Nguyễn Tuấn Anh
    28/01/2013 lúc 21:29

    Chị Năm đã từng đi tham quan nhà mồ ở Tây Nguyên nhiều lần.
    Thế, chị Năm đã có từng mục kích những nhà mồ “hiện đại” này lần nào chưa vậy chị?

    – Bê tông hóa nhà mồ:
    “Già làng A Juh (gần 70 tuổi) của làng Weh, xã Ya Chim cho biết: “Ngày nay vào rừng khai thác gỗ rất khó, nên dựng nhà mồ bằng bê tông cho chắc chắn”…

    http://laodong.com.vn/Lao-dong-cuoi-tuan/Nha-mo-cua-nguoi-Cotu-hien-nay/66831.bld

    • 29/01/2013 lúc 12:57

      Không biết có thấy chưa em ạ, vì nếu có thấy chắc cũng không để ý, vì nó mất đi cái nét riêng độc đáo. Chị thích những cảnh này hơn:

  5. Trần thị Bảo Vân
    29/01/2013 lúc 14:14

    “Chị thích những cảnh này hơn”

    Trời…trời…!

    Chứ chị…không thích “chính hiệu”…(Tượng) Nhà mồ này, sao chị Năm?

  6. Trần thị Bảo Vân
    29/01/2013 lúc 14:22

    Chị Năm ơi,

    Bs Ngọc, nghỉ “xả hơi” một thời gian thật lâu, nay ông ấy “tái xuất giang hồ”, trình làng một bài viết thật…hết ý, đó chị Năm!
    Chị ghé mắt qua xem nghe…
    hihi…

  7. Trần thị Bảo Vân
    29/01/2013 lúc 14:24

    Ấy chết! Út quên, Link…đây:

    – Bên thắng cuộc” lột trần hậu trường chính trị VN:

    “Bên thắng cuộc” lột trần hậu trường chính trị VN

    • Trần thị Bảo Vân
      30/01/2013 lúc 12:54

      Hihi..
      Dạ, tại…làm biếng và “bù đầu” quá, nên Út thi thoảng mới có thời gian đọc được gần gần xong phần link mà hôm trước chị Ba cho thôi…chị à!
      Huhu…hihi…

      • 30/01/2013 lúc 13:38

        Sự thật đã được phơi bày cách đây cả hai mươi năm, đâu cần đợi đến Bên Thắng Cuộc.
        Em có thể đọc Mặt Thật, Hoa Xuyên Tuyết, Mây Mù Thế Kỷ, còn thú vị hơn em ạ. Nhớ chú ý đến mốc thời gian (cách đây cả hai mươi năm!).

  8. Trần thị Bảo Vân
    30/01/2013 lúc 13:04

    Nhân chủ đề entry này…
    Vì…tánh “nhiều chiện”! hihi…
    Út thấy có bài viết này cũng có chi tiết hay hay thú vị, giới thiệu, chị Năm thử lướt đọc “tham khảo”… nghe:
    hihi…

    DÂN TỘC KINH LÀ GÌ?

    http://www.hungsuviet.us/lichsu/Dantockinhlagi.html

  1. No trackbacks yet.

Gửi phản hồi cho Trần thị Bảo Vân Hủy trả lời