Trang chủ > Văn > Tiếng Cười Đoàn Viên*

Tiếng Cười Đoàn Viên*

Tiếng cười đoàn viên của nhà văn Khuất Đẩu đã được đăng trên trang Phay Van năm ngoái. “Tiếng cười” mà sao nghe đắng cay buồn quá. Có lẽ đó là một trong muôn ngàn tiếng buồn của người Việt dù trong nước hay ngoài nước.
Xin gửi đến các bạn truyện “Tiếng cười đoàn viên” gần đây được nhà văn gởi lại cho Nguyệt Mai.

.

TIẾNG CƯỜI ĐOÀN VIÊN*

Truyện ngắn của Khuất Đẩu

Khi tôi vừa ăn xong mấy củ khoai thay cho bữa cơm chiều, thì một người cán bộ đi vào. Như những người miền Bắc tôi thường gặp, sau chiến tranh tràn ngập cả miền Nam, dù không là bộ đội vẫn thường mặc một bộ dồ màu cứt ngựa bạc phếch, nhàu nhò và đội một cái nón cối do Trung Quốc viện trợ. Bộ đồ ông mặc hãy còn mới nhưng vẫn không che giấu được vẻ buồn bã nhàm chán của một thứ quân phục được sản xuất hàng loạt. Ông cũng có một chiếc bị lủng nhủng những túi những dây gọi là ba-lô con cóc Ông mang một đôi săng-đan bằng nhựa màu nâu nhạt, loại dép mới cũng do “ông” Trung Quốc chi viện thay cho dép cao su.
Ông bước vào sân giữa lúc trời đang còn chút nắng nên mặt ông sáng lên với những giọt mồ hôi lấm tấm, nhưng hai nếp nhăn từ cánh mũi vòng qua cái miệng không râu lại sẫm đen giống như hai đường cày. Một cái bớt trên má trái giống như một giọt mực xạ bị bôi lem. Mái tóc cắt sát hai bên thái dương chỉ chừa một mảng trước trán như một cái lưỡi rìu. Cái mái tóc sắc nhọn giống nhau cả triệu người như một ấy, đã từng xuất hiện trong tết Mậu Thân trên các xác VC được kéo bỏ ngoài công viên thành phố. Tôi đã nhiều lần hoang mang tự hỏi không biết có ai trong số họ là cha tôi.

Ông đi qua sân không một chút ngập ngừng, rồi ông bước lên thềm quay mặt nhìn ra ngõ, hơi bất ngờ khi thấy mấy con “trâu máy” của hợp tác xã trên đường trở về đang kêu phành phạch thay cho tiếng nghé ngọ. Ông đặt ba-lô xuống thềm, lọ mọ lấy điếu cày, xe thuốc nhét vào nõ rồi rít một hơi dài kêu roọc roọc. Ông tựa lưng vào cột, lim dim mắt, thở ra một hơi khói đậm và gắt. Cái vẻ tự tin yên bình, cái vẻ không xa lạ với cửa nhà vườn ruộng, cái vẻ của một người đi xa về lại nhà mình khiến cho tôi trả lời đúng chóc khi nghe ông hỏi:
“Có biết ta là ai không?”
“Là cha”, tôi nói.
“Giỏi đó, con còn nhìn ra cha là nhà có phước”.
Đó, cái buổi trùng phùng của hai khúc ruột lìa xa nhau hơn hai mươi năm chỉ có vậy. Không có chuyện mừng mừng tủi tủi. Không có một giọt nước mắt nào run rẩy nhỏ xuống. Cũng không oái ăm như tôi đã từng tưởng tượng mỗi khi nghĩ đến người cha chưa từng thấy mặt. Có phải vì chúng tôi là hai người đàn ông hay vì chúng tôi đã từng ở hai bờ chiến tuyến?
Tôi đã từng vẽ ra những cảnh cha con gặp nhau rất éo le, oan trái. Như lúc ông bị thương sắp chết sau khi nhận loạt đạn của chính tôi, hay lóp ngóp chui lên từ căn hầm bí mật dưới những họng súng sẵn sàng nhả đạn, trong đó có họng súng của tôi.
Hồi đó, tôi thường tự hỏi, trên cái dải đất mỏng manh hình chữ S này có bao nhiêu người cha và người con, người anh và người em, những người ruột rà máu mủ lại phải bắn giết nhau. Cả trăm, cả ngàn hay đến cả chục ngàn? Và vì sao bọn họ phải trở thành kẻ thù của nhau? Có phải vì chiến tranh quá dài và những kẻ cầm đầu hai bên quá hèn nhát hay quá thủ đoạn, hích vào đầu chúng tôi như bọn trẻ chăn trâu thúc sau đít để trâu bò húc nhau.
Lô lô ầm
Lô lô ạt
Thịt nạc dao phay
Con nào hay để lại cày
Con nào dở dao phay nước mắm.

Bộ máy tuyên truyền của hai bên cũng y chang như vậy đó, chỉ khác là được khuếch đại to hơn và bền bĩ sâu hiểm hơn mà thôi.
Giờ đây, tôi lại tưởng tượng khác. Nhiều người cha xấu hổ đã không muốn nhìn mặt con khi biết chúng đã từng “theo giặc cầm súng bắn vào nhân dân”. Biết con đang “học tập” họ chẳng những đã không ái ngại xót xa, còn bảo không bị giết đã là nhân đạo lắm rồi, hãy để nó học càng lâu càng tốt. Vì vậy, tôi chẳng mong gì được gặp ông một cách đề huề cảm động. Tôi chờ đợi những câu mắng chửi y như bọn họ, những người chiến thắng rồi mà vẫn chưa hết căm thù những kẻ thua trận là chính con cái anh em mình. Nhiều lúc tôi vẽ ra cảnh ông rút súng chĩa vào ngực tôi gào lên, mày là thằng bán nước và tôi nhắm mắt để cho ông bóp cò.
Nhưng bây giờ,“con còn nhìn cha là nhà có phước”, ông nói vậy là sao? Phải chăng ông cũng đang vẽ ra những cảnh trái ngang: con không thèm nhìn cha, hay lớn tiếng kết tội bỏ cả vợ con để đi theo Liên xô và Tàu cộng? Và như thế cả hai cha con chúng tôi đều vừa mong mà cũng vừa sợ cái ngày sẽ gặp lại.

Tôi mở cửa mời ông vào nhà, nhưng ông bảo ta muốn đi dạo một chút. Rồi ông đi quanh vườn. Vườn rộng, trồng rất nhiều cây ăn trái, nhưng đã già cỗi. Những mít, những xoài ngày nào giờ đã thành cổ thụ. Dừng lại bên cạnh một cây xoài ngã rạp chắn lối trước mặt, ông nói đây là cây xoài quý và quay lại hỏi tôi:
“Lúc nhỏ con cũng thường leo lên đây?”
“Dạ.”
“Con có bị bà bắt phạt quỳ không?”
“Dạ có.”
“Bà cấm leo trèo vì sợ té gãy chân.”
“Dạ.”
“Ta nhớ cái vườn này lắm. Ngoài đó làm gì có được cái vườn như nhà mình”.
À ra vậy, tôi nghĩ, lúc nhỏ ông vẫn thường nghịch ngợm leo trèo và ông vẫn nhớ đến khu vườn xưa, ngôi nhà cũ chứ không phải chỉ nghĩ đến đảng không thôi.
“Ta cứ tưởng bị đốt phá hết rồi.”
“Thế nhà ngoài đó của cha cũng có vườn chứ?”
‘Làm gì có nhà, chỉ có bốn thước vuông thôi. Chỉ rộng hơn cái áo quan một chút.”
Cái giọng điệu chua chát từ miệng một người miền Bắc lần đầu tiên tôi mới được nghe, thật khác xa với giọng điệu huênh hoang tự hào của những “ông”, những “bà” cán bộ trong trại cải tạo hay những người miền Nam mới theo cách mạng.
Sau đó ông vòng ra giếng, cúi nhìn xuống sâu một lúc như tìm lại hình bóng mình rồi thả gàu múc nước. Ông xối nước rửa mặt, ngửa cổ uống một hơi, khà một tiếng: nước giếng nhà mình ngon thiệt! Cái cách ông uống và khen cứ như vừa làm một cốc bia mát lạnh, khiến tôi rất xúc động.
Vườn nhà mình! Nước giếng nhà mình! Những tiếng ấy dường như được ông nhốt kín trong lồng ngực suốt hơn hai mươi năm, giờ bỗng vọt ra như những cánh chim đang bay vút trên bầu trời quê hương. Tôi có cảm giác sẽ còn được nghe tiếng “mình” thêm nhiều lần nữa. Nhà của mình, ruộng của mình, vợ con của mình. Những thứ “của mình” đó làm nên một đời người, vì sao ông lại bỏ tất cả để đi tìm những thứ rất chi xa lạ không phải của mình?
Lúc vào nhà, tôi cẩn thận đi trước, dặn ông coi chừng vấp phải ngạch cửa cao ngang đầu gối, nhưng ông bảo vấp làm sao được, ta thuộc cái nhà này như biết rõ trong lòng bàn tay.

Đèn được thắp lên, căn nhà đã một trăm tuổi hơn mở con mắt ngái ngủ của mình ra nhìn ông. Không biết nó nghĩ gì nhưng ông chủ của nó thì bồi hồi đứng nhìn trong yên lặng. Nào cột nào kèo, nào trính nào xiên, cái bàn thờ lạnh lẽo với những bức hình trùm khăn nhiễu đỏ, những tủ giường xưa cũ, tất cả đã bị mối mọt và nhất là bàn tay của con người làm cho xệch xạc méo mó. Ngôi nhà đã hai lần bị “mượn”. Lần thứ nhất, chính quyền cũ “mượn” làm nhà tạm giam những người tình nghi Việt cộng. Lần thứ hai, cách mạng “mượn” làm trụ sở ủy ban. Cứ sau mỗi lần bị “mượn” là tiều tụy xơ xác. Giá như nó là một người vợ đẹp mà bị ‘mượn” đến những hai lần như thế thì không biết người chồng sẽ đau khổ đến mức nào.
Đến trước bàn thờ, ông có vẻ muốn lật những tấm khăn nhiễu ra để nhìn lại hình những người đã khuất, nhưng tần ngần một lúc, ông lại thôi. Ông ngồi xuống cái tràng kỷ mà một chân sau được thay bằng bốn cục gạch. Tự nhiên ông trở nên bé nhỏ mặc dù ngọn đèn làm cái bóng của ông nở to ra, bôi đen cả chỗ ông ngồi. Ông có vẻ giống như một đứa con có tội đang ngồi lặng nghe những lời rầy la của mẹ cha. Phải chăng ngôi nhà đã một thời uy nghi lộng lẫy giờ suy sụp thảm hại là do ông đã bỏ nó mà đi? Bởi vì có ông thì ngôi nhà này ai dám mượn đến những hai lần. Và vợ có chồng thì ai dám thập thò tán tỉnh. Nói vậy thôi chứ trong những ngày cách mạng mùa thu, cả kinh đô nhà Nguyễn nằm soi bóng bên bờ sông Hương còn bị Bảo Đại “bỏ của chạy lấy người” huống hồ là ông.
“Cha chắc chưa ăn gì, tôi nói, để con kiếm cái gì làm bữa tối cho cha.”
‘Khỏi, ông nói, ta ăn quà rồi. Kiếm cái gì nhâm nhi thì được. Ta có hai chai bia đây.”
Thật là bất ngờ, thay vì sẽ phải ngồi nghe ông tra hỏi, nguyền rủa, lại được cùng ông ngồi uống la-de. Tôi quá vui nhưng cũng rất lúng túng, vì mới đi cải tạo về chưa được một tuần, biết lấy gì để làm mồi nhậu đây. Tôi loay hoay mãi, sau cùng đành chạy ra quán nói thật với bà chủ cho mua chịu mấy cái trứng vịt. Tôi không đủ dầu để làm món trứng tráng chỉ còn mỗi cách là đem luộc.
Khi trứng chín đã được bóc vỏ trắng muốt, tôi lấy thêm một chút muối tiêu, trịnh trọng bày lên bàn để mời ông. Lúc đó đã thấy ông để sẵn hai chai bia La rue hiệu con cọp, giờ là của hiếm. Hai chai bia được cột chặt vào nhau trông rất lạ, đem ngược từ miền Bắc vào cứ như hai số phận đã được an bài.
“Cái này, ông nói, ta được phân phối đã hai năm rồi, để dành mãi đến ngày hôm nay đấy.”
“Quán hết đá, cha chờ chút để con lên chợ.”
“Khỏi, uống không cũng được.”
Đó là đại yến mừng ngày đoàn tụ mà nếu cả tộc họ nhà tôi kể từ ngày lập làng còn sống, nước mắt tủi hờn chắc cũng đựng đầy hai chai la de. Cha tôi là người mà chính tôi có bổn phận phải lùng diệt. Còn tôi là đứa con đi theo giặc đáng nguyền rủa của cha. Số phận nào lại đưa chúng tôi đối mặt nhau một cách nghiệt ngã như thế. Ai cũng bảo là do lịch sử, nhưng cái con mãng xà dài cả ngàn thước ấy, ai đã nhảy lên lưng khiến nó lồng lên suốt mấy chục năm? Ai đã khiến nó nuốt một lúc hàng chục tiểu đoàn ở cổ thành Quảng Trị? Ai khiến nó đuổi theo cả vạn người di tản từ Pleiku? Nếu lúc này cha tôi cầm con dao đang thái trứng kia đâm thẳng vào ngực tôi cũng là do con mãng xà ấy sao?
Uống đi cha!
Uống đi con!
Uống để mừng cha con mình đã thoát khỏi cái tội ác lớn nhất trong đạo làm người vì chiến tranh quá dài đủ để cho cha con giết nhau!

Đêm hôm đó hai cha con tỉnh như sáo không phải vì bia ít quá không đủ say mà vì chúng tôi bàng hoàng nhận ra dưới đám lá mục của lịch sử, giấu mặt bao nhiêu là sâu bọ rắn rít, chúng tôi vẫn là cha và là con. Ông nói gần như suốt đêm về cái dòng họ Trần “rân rác” (ý nói danh giá), về lúa chín tràn bờ, về bắp trổ đầy soi, về những ngày giỗ chạp heo gà ngã hết con này đến con khác, về những xe trâu chở lúa từ đồng lớn, đồng dài kẽo kẹt suốt cả tháng, về bằng thành chung của ông, (cả huyện chỉ có hai người đậu), về những ngày đầu cách mạng bà nội đã đem cả rổ vàng ra cúng vào quỹ cứu quốc. Nhưng tuyệt nhiên ông không nói gì về những ngày ông đi tập kết. Cũng không hỏi tôi đi lính gì, gây bao nhiêu nợ máu và phải học tập bao nhiêu năm mới “sáng mắt sáng lòng”. Và, im như băng giá ở Nam cực, ông không hề mở miệng ra hỏi nói gì về mẹ tôi. Tàu Titanic có ngày còn được khai quật lên để cho mọi người thấy lại cái bi kịch hàng hải đau thương nhất thế kỷ, nhưng cái mối tình mà từ đó mới có tôi sinh ra, đụng phải tảng băng của lịch sử (lại lịch sử) bị gãy làm đôi thì ông nhất định chôn chặt dưới đáy đại dương của lòng mình.

Hai năm trước ngày ký kết hiệp định Giơ-neo, tôi được sinh ra với một cái bớt đỏ trên môi. Bà nội nói, cha mày cũng có một cái bớt trên má, nhưng xấu hơn vì là bớt màu đen. Bà nói như thể biết trước cuộc chiến tranh sẽ còn kéo dài và cha con chúng tôi có thể phải đối mặt nhau ngoài mặt trận. Cha tôi phải nhớ là đừng bắn vào đứa có bớt đỏ trên môi, còn tôi thì đừng bắn vào người có bớt đen trên má. Hai cái bớt ấy đã được tổ tiên nhà họ Trần làm dấu để cha con nhận ra nhau.
Mẹ tôi lấy chồng khác khi tôi lên mười. Tôi ở lại với bà nội. Điều ấy chắc làm mẹ tôi đau lòng lắm. Bà ôm tôi khóc như mưa. Tôi không biết gì nhiều về bố dượng, chỉ biết ông ở trong quân đội và cấp bực sau cùng khi Sài Gòn thất thủ là trung tá.
Nếu trên đời này có những người đàn bà rất tần tảo, rất giỏi dang, nhưng cũng rất đau khổ chắc phải kể đến mẹ tôi. Sau 75, chồng bị bắt đi cải tạo, nhà bị tịch thu, con cái bị đưa đi kinh tế mới.Bao nhiêu tiền của dành dụm bị mất sạch khi đổi tiền. Vậy mà vẫn phải mua đường sữa, mắm cá đi thăm nuôi, hết lặn lội ra tận Bắc để thăm chồng sau, lại lộn vào Nam thăm con chồng trước. Như lúc này đây, nghe đâu mẹ đang ở Bắc.
Những điều ấy tôi muốn tâm sự với cha nhưng ông đã coi như không có người đàn bà ấy trên đời, thì tôi cũng đành biết vậy mà thôi. Ông ăn ít, ngủ ít, không ra ủy ban thôn, không lên huyện, lại càng không vào tỉnh và chưa hề hỏi han hay gặp gỡ những người bạn chiến đấu cũ nay đã là đồng chí bí thư này, chủ tịch nọ.
Có một lần, tôi rụt rè hỏi, cha cũng có gia đình ngoài đó chứ, thì ông bảo, hỏi làm chi chuyện đó. Hãy lo cho con đi. Con phải kiếm một người đàn bà mới giữ được cái nhà này. Ta có còn gì nữa đâu. Cuộc đời ta như một con cá, khúc ngon nhất là khúc giữa thì bị mèo tha chó đớp. Chỉ còn lại cái đầu và khúc đuôi, giữ lại mà làm gì.
Giọng ông u uẩn quá, nghe rất thương. Cái khúc giữa đời ông phải chăng là hơn hai mươi năm ông đi tập kết. Và trong hai mươi năm đó, với cái lý lịch con địa chủ chắc là ông đã run sợ xiết bao.

Đến ngày thứ năm, mẹ tôi từ vùng đất đỏ Long Khánh ra thăm. Bà được tin tôi ra khỏi trại cải tạo ngay lúc bà đến thăm nuôi. Khi nghe mấy tiếng đã được tha, không kịp quay về nhà, bà liền đón xe đi suốt đêm để ra gặp con. Lúc bà kêu cửa thì trời chưa kịp sáng.
Không như lúc gặp cha, tôi khóc nức nở khi gặp mẹ. Bà cũng khóc, nhưng tỉnh táo hơn, hỏi: khổ lắm phải không con? Tôi lắc đầu, chỉ tay vào trong nhà, nói nói thầm vào tai bà: cha con đang ngủ trong đó.
Tự nhiên tôi cảm thấy như đầu và ngực bà lạnh ngắt. Bà rời tôi, ngồi sụp xuống đất, cả người bà rung lên. Tôi hiểu bà đang cố kìm giữ tiếng khóc. Giá như có thể được, chắc bà đã kêu thét lên rồi.
Tôi dìu bà lên thềm, mẹ và con cùng lặng im ngồi chờ sáng.
Bên trong có tiếng ho nhỏ, rồi có ánh đèn lọt qua khe cửa.
Cha tôi bước ra sân, ngửa mặt lên trời, làm một vài động tác cho đỡ mỏi. Ông định đi ra giếng nhưng khi thấy mẹ con tôi, ông chớp mắt mấy cái, nói như thể hai người chưa từng xa nhau:
“Kìa, sao hai mẹ con lại không vào trong nhà?”
Mẹ tôi đứng lên, một tay nắm tay tôi, một tay quệt nước mắt nói:
“Ông mới về?”
“Phải, mới về được mấy bữa.”
“Ông vẫn khỏe?”
“Ờ, vẫn khỏe. Bà thế nào? Đường xa chắc là mệt lắm. Này Tân, con đưa mẹ vào nhà nghỉ, ta ra vườn một lát.”
Tôi chưa bao giờ nghĩ tới lúc cha và mẹ gặp nhau. Mọi sự đã trôi qua rất xa. Phải nói là thật xa, tận trong mịt mờ của quá khứ. Liệu cuộc trùng phùng không được báo trước này có làm cho họ vì thế mà bớt xa nhau chăng.
“Mẹ chỉ mang theo đồ khô, chẳng có gì mời cha con ăn sáng. Hay là để mẹ lên chợ kiếm thứ gì.”
“Thôi mẹ, chắc cha không thích bày vẽ. Mẹ có mì gói không?”
“Có đấy, để mẹ đi đun nước.”
“Việc đó để con, có cái chõng của con, mẹ nằm tạm mà nghỉ.”

Một lúc sau, cha tôi vào. Ba bát mì bốc khói được tôi mang lên.
“Mời cha, mời mẹ,” tôi nói.
“Mời bà”, cha tôi nói.
“Mời ông”, mẹ tôi nói.
Những sợi mì ngập ngừng trôi qua miệng cha.
Tiếng húp nước rụt rè chảy qua miệng mẹ.
Tiếng nhóp nhép trong miệng tôi.
Bỗng mẹ tôi đặt bát xuống mâm, nhìn thẳng vào mặt cha hỏi:
“Ông thù tôi lắm phải không?”
“Không.”
“Ông nói dối.”
“Để làm gì?”
“Tôi biết, ông hận tôi. Nhưng nếu như tôi đợi ông đến hơn hai mươi năm thì tôi được gì?|”
“Tôi có muốn bà đợi tôi đâu. Chẳng ai đợi ai. Thành thực mà nói, tôi rất có lỗi với con và bà.”
Đột nhiên tôi vọt ra câu hỏi suốt bao nhiêu lâu cứ đè nặng trong lòng:
“Cha có biết là mình lầm đường không?”
Cha tôi hơi bối rối nhưng cũng nói:
“Vấn đề là đừng hỏi biết hay không biết. Một người đã rơi xuống đáy vực thì có gào lên cũng chẳng ai nghe.”
Tôi nói lớn:
Vậy thì rõ rồi. Xin cha và mẹ hãy cùng con ăn hết bát mì. Dẫu sao cũng là một ngày vui!

Chiều hôm đó mẹ tôi xuôi Nam.
Sáng hôm sau cha tôi ra Bắc.
Tôi còn lại một mình.
Thôi hãy lấy vợ, sinh con.

16/9/2010
_________
*Tựa bài mượn trong lời nhạc của Phạm Đình Chương
Ngày nao tan đao binh
Mẹ bồng con sơ sinh
Chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh
Ngậm ngùi hân hoan tiếng cười đoàn viên

Chuyên mục:Văn Thẻ:
  1. Nguyễn Tuấn Anh
    11/01/2013 lúc 13:28

    “Tiếng Cười Đoàn Viên”
    Đọc cái tựa đề của truyện, bỗng chợt loé lên một ý nghĩ liên tưởng thật…”méo mó”!
    – Tiếng cười…”Đoàn ViênTNCS” !!!
    hihihihihi…
    Ước gì, được nhà văn dùng chữ..”Đoàn tụ” nhỉ?
    Bởi, với cốt truyện mà tác giả chuyển tải, như rằng, đã lột tả được cái chất, cái ý, cũng như cái không khí và cái nghĩa của cụm từ “Đoàn tụ” hơn là…”Đoàn viên”…chứ?!

    – Đoàn tụ: Sum họp lại với nhau sau một thời gian bị li tán. ( mang ý…vui vui buồn buồn tủi tủi…)
    – Đoàn viên: Sum họp đầy đủ. (mang ý…sum vầy vui vẻ)
    “Đoàn viên lại mở tiệc hoa vui vầy”
    (Kiều – Nguyễn Du)

  2. Nguyễn Tuấn Anh
    11/01/2013 lúc 13:32

    Kể từ khi đọc được truyện ngắn “Để Tang cho Sách” của nhà văn Khuất Đẩu, mà chị Ba post năm ngoái, đọc, em đâm “mê” luôn cái phong cách viết và các sáng tác của ông, nên hầu như các sáng tác của ông, khi ranh rảnh, em hay tìm đọc! Chẳng hạn:
    http://4phuong.net/index.php?action=search&mode=author&query=Khu%E1%BA%A5t+%C4%90%E1%BA%A9u&pageID=1

    Đọc các sáng tác của ông, em như khám phá ra được nhiều điều thú vị, cũng như hàm lượng tri thức trong từng sáng tác mà ông muốn chuyển tải, nằm ẩn trong những góc khuất của một giai đoạn lịch sử nước nhà. Bút pháp của ông như đầy nội lực dồn nén, được bung tuôn trào ra vào từng con chữ trang viết với sự già giặn, từng trãi nhưng cũng đầy bản lĩnh lịch duyệt, trầm tĩnh, cuốn hút người đọc, khi đọc, là phải đọc liền một mạch cho hết…bài, hết truyện…

    MỘT NƯỚC VIỆT BUỒN
    – Khuất Đẩu.

    Một ngàn năm đô hộ giặc Tàu
    Một trăm năm đô hộ giặc Tây
    Năm mươi năm cộng sản đọa đày[*]
    Gia tài của Mẹ để lại cho con
    Gia tài của Mẹ: một nước Việt buồn

    Nước Việt mà tôi được sinh ra (không do tôi chọn) đã biết buồn từ lâu. Một nỗi buồn sâu dài còn hơn cả nỗi buồn của dân Do Thái hay dân Hời.
    Hai phần ba thế kỷ tôi sống, là hai phần ba của một trăm năm đầy bóng tối. Gần hai triệu người chết đói năm Ất Dậu.
    Hàng vạn người chết trong Mậu Thân, trong Mùa Hè đỏ lửa.
    Hàng triệu người chết ở cả hai miền trong cuộc giành giựt quyền làm chủ đất nước.
    Rồi hàng chục vạn chết vì vượt biên, vì kinh tế mới, vì cải tạo…
    Và bao nhiêu người khác nữa mà cụ Nguyễn Du có sống dậy cũng không dám chấp bút làm một bài văn tế cho họ.
    Linh hồn những người chết xao xác, lượn lờ trên rừng sâu núi thẳm, trên biển rộng sông dài. Nếu mỗi linh hồn biết nhấp nháy như những con đom đóm, thì đêm tối quê hương sẽ như một nền trời đầy sao trong một đêm nguyệt tận.
    Giá như tôi có được uy quyền tuyệt đối, tôi sẽ cho xây một tượng đài cao vút như lưỡi kiếm đâm thẳng vào trời xanh. Bao nhiêu linh hồn của những kẻ chết vì đói, vì đấu tố, vì vượt biên, vì chiến tranh sẽ quy tụ về đây thắp sáng để cho hậu thế thấy được cái giá của lòng hận thù.
    Đó cũng còn là hình tượng một dấu chấm than dài như một lời tạ tội.
    Nhưng với những người sống, ôi chao, có cho tôi một ngàn ngày tôi cũng chẳng làm gì được.
    Tôi sẽ làm được gì với những người nông dân mất đất đi lang thang trên những phố phường bụi bặm?
    Tôi sẽ làm được gì với những em bé còm cõi phải cõng trên lưng hàng trăm viên gạch, những em đu dây qua sông, hay chống bè chuối đến trường?
    Tôi sẽ làm được gì với những em bé một tuổi, hai tuổi được cha đèo ngồi trước xe trong gió lạnh mưa phùn, tới nơi thì em đã chết cóng?
    Tôi sẽ làm được gì với những bà mẹ sụp hầm trên đường phố để con bị nước cuốn trôi?
    Tôi sẽ làm được gì với những cơn mưa lũ khiến dân miền Trung ngoi ngóp trong đói khát, chết chóc trong lạnh lẽo?
    Tôi sẽ làm được gì với những con “tàu lạ” vào biển nước ta bắt thuyền nhân đem về hang ổ rồi đòi tiền chuộc?
    Tôi sẽ làm được gì với chương trình học nhồi nhét vô bổ ở các cấp học?
    Làm được gì với nạn tham nhũng ngay cả trong trường học và trong bệnh viện?
    Làm được gì với sách báo trong luồng đầy khiêu dâm và nịnh hót?
    Làm được gì chỉ trong 24 giờ? Có chăng là ký lệnh tha những người ngồi tù vì khiếu kiện, vì bất đồng chính kiến.
    Nhưng, chỉ sau 24 giờ hơn lại có quyết định (không phải của tôi) bắt bọn họ trở lại nhà tù.
    Đó là chưa nói tới cái nhà tù vĩ đại không chấn song, không kẽm gai nhưng cứ như những người tị nạn kinh tế Trung Quốc bị lèn chặt trong những chiếc xe bít bùng, là nước Việt của thế kỷ 21 này. Tôi làm sao phá được những bức tường vô hình, để mọi người thở hít được chút khí trời của Tự Do?
    Tôi buồn quá, thưa nhà mạng talawas, mười năm hay hai mươi năm nữa, tôi e cũng vậy thôi hay là ngột ngạt hơn nữa, khốn khổ hơn nữa, khi mà nền độc tài toàn trị cứ mỗi năm năm lại tu bổ nền móng, ra sức học tập “mười sáu chữ vàng” càng ngày càng trí trá, càng phình to với sức nặng của vàng ròng, và sức mạnh của đồng nguyên.
    Liệu đến bao giờ thì mọi nghịch lý bị cơn bão cách mạng quét sạch?
    Có lẽ nên hỏi bạch tuộc Paul. Nhưng mà bạch tuộc Paul cũng sắp bị đem ra xào chua ngọt rồi, biết hỏi ai!
    Chỉ còn biết than dài: đúng là làm dân một nước Việt buồn!
    – (Khuất Đẩu – 2010)

    [*] Trên vỉa hè, tôi đã nghe câu hát của Trịnh Công Sơn được cải biên như thế.

  3. Nguyễn thị Bảo Trâm
    12/01/2013 lúc 12:26

    Mến chào Phay Van em, và cả nhà!
    Chị sắp xếp vào chơi đọc bài một chút.
    Chúc em cùng gia đình và mọi người cuối tuần vui vẻ nhé!

  4. Nguyễn thị Bảo Trâm
    12/01/2013 lúc 12:35

    Truyện, được nhà văn Khuất Đẩu viết vào tháng 9/2010.
    Chị Nguyệt Mai và Phay Van cho post lại vào thời điểm này, theo mình, thật là phù hợp, rất có tính “thời sự đối chiếu”! Vì lẽ, dạo gần đây, mọi người cũng xôn xao bàn luận nhiều về “Bên Thắng Cuộc – của Huy Đức”
    Đọc,”Tiếng Cười Đoàn Viên” của nhà văn Khuất Đẩu, tiếng là truyện ngắn, nhưng chắc có lẽ ông là “người trong cuộc” chăng (?), nên mới có sự quan sát và diễn đạt nội tâm những diễn biến tâm lý nhân vật…rất thật như vậy!

    Thử “đối chiếu” vài dòng trong “Bên Thắng Cuộc” xem sao:
    – “Lịch sử đã đặt nhiều gia đình miền Nam vào những tình huống vô cùng nghiệt ngã. Có những gia đình trong khi sau hai mươi năm chia cắt, lịch vui mừng đón đứa con “nhảy núi” trở về thì đứa con “nguỵ” đang phấp phỏng nằm chờ trên gác; có những cán bộ cao cấp từ Hà Nội vô mới biết đứa con mà khi tập kết mình để lại đã trở thành “lính nguỵ”…

    – “Đoàn tụ”! Có lẽ không mấy gia đình ở miền Nam không đồng thời có người thân vừa ở phía bên này vừa ở phía bên kia. Và có lẽ không có ở đâu, ý thức hệ lại chia cách tình thân đến thế.”

    – “Năm 1975, ông Lưu Quý Kỳ trở về, Lưu Đình Triều nhớ lại: “Bao lần tôi đã nằm tưởng tượng ra cảnh hội ngộ này và nghĩ rằng lúc ấy tôi sẽ hét vang cái tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”…

  5. Nguyễn thị Bảo Trâm
    12/01/2013 lúc 12:46

    Mời mọi người (bạn nào chưa đọc) cùng đọc:
    Huy Đức – Bên thắng cuộc
    (Trích chương II: Cải tạo – Phần 2 – Ngụy quyền, Ngụy quân)

    “Đoàn tụ” Có lẽ không mấy gia đình ở miền Nam không đồng thời có người thân vừa ở phía bên này vừa ở phía bên kia. Và có lẽ không có ở đâu, ý thức hệ lại chia cách tình thân đến thế.”
    (…)
    Cũng có không ít quan chức Cách mạng thay vì bảo lãnh, đã vận động ngay chính những người trong gia đình mình đi “học tập”. Có người muốn chứng minh với Đảng sự “chí công vô tư”. Có người tin là cần thiết đối với người thân của họ.
    Thiếu úy Việt Nam Cộng Hòa Lưu Đình Triều có ba mẹ là cán bộ cao cấp của Cách mạng. Năm 1954, lúc Lưu Đình Triều một tuổi, chị gái Triều ba tuổi, anh đã được ba mẹ để lại cho bà ngoại để đi tập kết. Trong suốt hơn hai mươi năm, hai chị em Lưu Đình Triều đã lớn lên như những đứa trẻ mồ côi trong khi ba mẹ mình sống ở Hà Nội trong một phần căn biệt thự trên đường Điện Biên Phủ với sổ mua hàng “Tôn Đản”. Ba anh là ông Lưu Quý Kỳ, vụ trưởng Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương kiêm tổng thư ký Hội Nhà báo. Còn anh, năm 1972, khi Chính quyền Sài Gòn tạm đóng cửa các trường đại học và hạ bớt tuổi hoãn quân dịch của sinh viên, như nhiều sinh viên khác, Lưu Đình Triều bị động viên vào lính.
    Năm 1975, ông Lưu Quý Kỳ trở về, Lưu Đình Triều nhớ lại: “Bao lần tôi đã nằm tưởng tượng ra cảnh hội ngộ này và nghĩ rằng lúc ấy tôi sẽ hét vang cái tiếng gọi mà tôi đã thèm khát hàng chục năm trời: Ba ơi! Má ơi!”. Nhưng, ngay trong ngày gặp lại, Lưu Đình Triều đã cảm nhận được một “hố sâu thực sự”.
    Lúc đó, do tình hình đi lại khó khăn, ông Lưu Quý Kỳ về Nam trước, vợ và con ông, những người sinh ra ở Hà Nội, đã gửi gắm tình cảm vào chiếc máy ghi âm mà ông Kỳ mang theo. Cô em gái Triều sau khi thăm hỏi anh chị, hồn nhiên hỏi: “Từ hôm giải phóng tới giờ anh chị biết bài hát nào mới chưa. Em và con Thảo, con chú Tân, hay hát lắm. Để bọn em hát cho anh chị nghe nhé”. Rồi hai cô gái Hà Nội cất giọng lanh lảnh hát trong máy ghi âm: Sài Gòn đó, quê ta ơi / Trong biển lửa vẫn ngời ngời / Ta đi như sóng căm hờn dâng trào / Xô lên trên xác quân thù hung bạo / Giành một mùa xuân tươi sáng khắp miền Nam…
    Lưu Đình Triều viết: “Khi nghe tới đó, tim tôi như thắt lại. Một ‘quân thù’ đang đứng cạnh ba đây. Ba có biết không? Có căm hờn nó không? Từ giờ phút đó, niềm vui hội ngộ trong tôi giảm hẳn. Chỉ có nỗi lo âu, thắc thỏm là mới dâng trào”.
    Vài tháng sau, Lưu Đình Triều vẫn phải đi cải tạo. Trong thời gian ở trại, Lưu Đình Triều kể: “Ban ngày chúng tôi phải học lý luận, ban đêm học hát những bài như Bão Nổi Lên Rồi, Rầm Rập bước Chân Ta Đi Trên Đường Phố Sài Gòn… Sau khi được “lên lớp” về Truyền thống Chống Ngoại xâm, Đường lối Sáng suốt của Đảng Ta, Cuộc Chiến tranh Chính nghĩa, Chính sách Khoan hồng của Chính phủ Cách mạng…, các trại viên phải tập trung thảo luận, theo hướng: phải phân tích được âm mưu của Mỹ – Ngụy; phải nhận ra Ngụy quyền không chính nghĩa, chỉ có Cách mạng mới chính nghĩa. Học xong lại phải “soi rọi bản thân”, kể ra những tội lỗi của mình, mỗi người phải nghĩ cho ra một điều phi nghĩa của Quân đội Việt Nam Cộng hòa”.
    Lưu Đình Triều nói: “Tôi dẫn chuyện lính Sư 7 hành quân bắt gà, bắt heo của dân. Có người là lính tài vụ, cả đời chỉ đi phát lương, với mong muốn được Chính phủ khoan hồng, đã nhận phát lương cũng coi như tạo điều kiện cho lính đi càn quấy. Có người than, tao nghĩ không ra tội, chúng mày ạ”.
    Từ tháng thứ ba, Triều kể: “Mỗi tháng, trại viên được thăm nuôi một lần. Trong số những người thăm nuôi có người quê Biên Hòa, tôi nhắn chị tôi đi thăm. Hóa ra, khi ấy chị tôi đang đi Hà Nội. Khi chị tôi về, lên trại đúng lúc trại cấm thăm nuôi vì một sự cố do trại viên gây ra. Tôi nhìn thấy chị tôi, khoát tay bảo về nhưng chị tôi cứ đứng bên kia đường không chịu. Một người quản giáo tốt bụng tới vỗ vai, nói: ‘Đi theo tôi’. Đi ra, vệ binh chặn lại; nhưng người quản giáo can thiệp. Hai chị em nhìn nhau khóc, khiến người quản giáo cũng khóc”.
    Chỉ huy trại khi ấy cũng biết Lưu Đình Triều là con cán bộ cao cấp nên chủ động gửi thư cho ông Lưu Quý Kỳ, nói: “Chúng tôi biết anh, nếu được, anh lên trại chúng ta nói chuyện về cháu”. Ông Lưu Quý Kỳ có lên nhưng thay vì gặp con và bảo lãnh, ông chỉ viết thư khuyên “con cố gắng học tập tốt”. Lưu Đình Triều nhớ lại: “Tôi vừa đọc thư ba tôi vừa xé và vừa cay đắng khóc”.
    Có những quan chức Cách mạng không bảo lãnh cho con cháu của mình bởi họ tin rằng những đứa con, đứa cháu lầm đường của họ cần có thời gian cải tạo. Có những quan chức cẩn trọng biết rằng tờ bảo lãnh đôi khi sẽ là một trong những cái cớ để khi cần, các đồng chí của mình đem ra “xử lý”. Ông Trần Quốc Hương nguyên là một nhà chỉ huy tình báo, từng là cấp trên của “ông cố vấn” Vũ Ngọc Nhạ và “trưởng văn phòng báo Time” Phạm Xuân Ẩn. Năm 1950, ông Hương “đánh” từ Hà Nội vào Nam một cán bộ tình báo có tên là Từ Câu. Vì hoạt động trong lòng chế độ
    Sài Gòn nên con cái của ông Từ Câu cũng phải đi lính như những gia đình khác. Sau1975, họ cũng phải đi “học tập”. Khi ông Từ Câu mất, các con ông – thiếu úy Từ Dũng và thiếu úy Từ Tuấn – đang bị cải tạo ở Minh Hải, gia đình có đơn xin cho con về để tang cha. Ông Mười Hương phê đơn, chuyển Giám đốc Công an, xin cho họ “được về để tang rồi vào trại lại”. Trước Đại hội V, ông Trần Quốc Hương bị tố cáo “bốn vấn đề”, trong đó, “một đồng chí trong tiểu ban bảo vệ Đảng” tố ông đã can thiệp cho “hai thiếu úy Ngụy ra khỏi trại giam”…
    (Huy Đức – Bên thắng cuộc)

  6. 12/01/2013 lúc 23:30

    Khó còm quá , phải đọc thêm lại vài lần nữa Phay Van à !

  7. Mai
    13/01/2013 lúc 11:51

    Thân ái chào Bảo Trâm và cả nhà.
    Nhân Bảo Trâm giới thiệu cuốn sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức, Nguyệt Mai google search, xin giới thiệu link này để các bạn và các em vào đọc.

    • Trần thị Bảo Vân
      13/01/2013 lúc 13:05

      Ui…! Thật là tuyệt! Một chủ đề mà Út cũng hay quan tâm!
      Cám ơn chị Ba đã cho link nội dung cuốn sách trọn vẹn, Út sẽ dành thời gian đọc và giới thiệu cùng các bạn vào đọc!
      Chị Ba ơi, chị Ba vào chơi, còm thường xuyên, cũng như post nhiều nhiều bài hay,lạ, để tụi trẻ em có dịp học hỏi nhiều điều…nghen chị Ba?
      hihi…

      • Phạm Sơn
        17/01/2013 lúc 11:44

        Ừ, hãy đọc để biết, nhưng với tinh thần tư duy khách quan, độc lập, để có cái nhìn cẩn trọng với % “sự thật lịch sử” trong sách, nhất là các thế hệ trẻ, cháu Bảo Vân nhé, bởi:

        – Lê Quang Liển says:
        16/01/2013 at 11:23

        Tôi là Lê Quang Liễn, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 7 TQLC, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức đã phổ biến những chi tiết sai về cá nhân tôi và về đơn vị mà tôi phục vụ trong Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, là Tiểu Đoàn 7 TQLC. Sau lời phản đối của tôi, tác giả Huy Đức có gửi thư xin lỗi. Nay tác giả lại cho biết sẽ hiệu đính những điều mà ông ta cho là “sai sót” trong lần tái bản sắp tới.
        Tuy nhiên tôi thiết nghĩ một cuốn sách viết về những nạn nhân của chế độ Cộng Sản Việt Nam mà lại phổ biến những lời trích dẫn đầy ác ý, đa số nguồn tin được cung cấp từ các giới chức chóp bu Cộng sản như tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng, phó thủ tướng, ngoại trưởng… thì nó chỉ có tính cách thông tin một chiều. Tác giả BTC chỉ đưa ra những sự kiện mà mấy chục năm nay người dân trong và ngoài nước đều biết, chẳng hạn những chuyện như: cải tạo, vượt biên, đổi tiền… Vậy còn những sự kiện bi thảm như vụ thảm sát Mậu Thân 1968 ở Huế, việc CS miền Bắc cố tình vi phạm ngưng bắn,pháo kích bừa bài vào khu vực dân cư,…thì những sự thật lịch sử đó nằm ở đâu? Viết về những biến cố lịch sử theo đường lối này, tác giả không làm được điều mong muốn là đi tìm sự thật lịch sử mà chỉ là bóp méo những sự thật lịch sử. Đây là một hành động thiếu lương thiện, xúc phạm trầm trọng đến các nạn nhân của CSVN, những nạn nhân trong cuộc chiến tranh xâm lược đẫm máu tại miền Nam VN, tạm chấm dứt vào ngày 30-4-1975, nhưng còn để lại bao di lụy cho nhiều thế hệ người Việt trong nước cũng như tại hải ngoại.
        Vì những lý do trên, tôi khẳng định sách “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo VC Huy Đức chỉ là “1 sản phẩm tuyên truyền độc hại của CS, không đáng cho chúng ta tin, đọc và phổ biến”. Nếu tác giả chỉ hiệu đính những chi tiết sai mà tôi đã vạch rõ trong Quyển I của cuốn sách thuộc ChươngII“Giải Phóng” nhằm xoa dịu dư luận chống đối của người Việt tỵ nạn CS nói chung, và của các anh em binh chủngTQLC nói riêng, thì tác giả tính sao đối với những phần sai, phần thiếu, phần một chiều khác của cuốn sách? Tôi là 1 nhân chứng được đề cập đến trong sách, phản đối tác giả, và được tác giả xin lỗi. Vậy các nhân chứng còn sống nhưng không biết được những tường thuật, trích dẫn sai lầm của sách, hoặc là những nhân chứng nạn nhân của CSVN nay đã chết rồi thì làm sao họ có tiếng nói, và tác giả làm sao xin lỗi họ, và hiệu đính những chi tiết sai lầm liên quan đến họ?
        Một cuốn sách đã sai như vậy thì không đáng tin nữa. Hôm nay, tôi long trọng tuyên bố là “kiên quyết giữ vững lập trường trước sau như một của các đồng hương Việt tỵ nạn CS và của các chiến hữu Quân Lực VNCH đối với cuốn sách này:”TẨY CHAY SÁCH BÊN THẮNG CUỘC, LÊN ÁN TÁC GIẢ HUY ĐỨC LÀ TUYÊN TRUYỀN CHO VC, BÓP MÉO SỰ THẬT LỊCH SỬ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN, LÊN ÁN TẬP ĐOÀN BÁO NGƯỜI VIỆT PHÁT HÀNH SÁCH TUYÊN TRUYỀN CHO VC TẠI VÙNG ĐẤT CỦA NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CS.”
        Cộng đồng những người Việt tỵ nạn cộng sản tại Nam Cali đã vạch trần những hành động sai trái mà Nhật Báo Người Việt đã thực hiện nhiều lần trong nhiều năm qua, mới nhất là việc nhật báo này cho đăng thư của “Sơn Hào” ngày 8/07/2012 nhục mạ tập thể quân, dân, cán, chính VNCH. Cộng đồng kêu gọi Nhật Báo Người Việt, bằng văn thư chính thức, hãy bày tỏ lập trường quốc gia rõ ràng, và có những biện pháp sửa đổi cụ thể để chứng tỏ sự thành tâm, thiện chí phục vụ cho đồng hương Việt tỵ nạn CS như họ vẫn tuyên bố. Trong thời gian qua, Công ty & Nhật Báo Người Việt không những đã không đáp ứng lời kêu gọi chân thành trên của cộng đồng mà còn có thái độ khiêu khích qua việc đứng ra phát hành sách Bên Thắng Cuộc của nhà báo VC Huy Đức, một tài liệu tuyên truyền độc hại của CS tại vùng đất sống của người Việt quốc gia chống cộng, những nạn nhân trực tiếp của bạo quyền CSVN.
        Tôi hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu của cuộc biểu tình của CĐNVQG cùng các hội đoàn ở Nam California vào ngày 19 tháng 1 năm 2013.
        Kính thư,
        TQLC Lê Quang Liễn

        https://vn1975.info/b/http://www.danchimviet.info/archives/71294/ban-ve-cuon-ben-thang-cuoc-cua-huy-duc/2013/01

      • Trần thị Bảo Vân
        17/01/2013 lúc 13:14

        Bác Phạm Sơn kính:
        Dạ, BV con cám ơn bác đã lưu ý đọc còm của con, và rồi có lời khuyên, nhắn nhủ chân tình ạ!

  8. Trần thị Bảo Vân
    13/01/2013 lúc 12:14

    Bài này đọc sao thấy buồn buồn quá chị Ba chị Năm ơi!
    Thôi thì, Út còm nhạc “ăn ké” theo ý cảm xúc “mượn tựa đề” của nhà văn Khuất Đẩu vậy:

    *Tựa bài mượn trong lời nhạc của Phạm Đình Chương:

    “Ngày nao tan đao binh
    Mẹ bồng con sơ sinh
    Chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh
    Ngậm ngùi hân hoan tiếng cười đoàn viên”

    TIẾNG SÔNG HƯƠNG
    – Ns: Phạm Đình Chương
    – Cs: Ngọc Hạ

    http://mp3.zing.vn/bai-hat/Tieng-Song-Huong-Ngoc-Ha/IW60IZB9.html

    Miền Trung vọng tiếng,
    em xinh em bé tên là Hương giang,
    đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than.
    Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua… cửa chợ,
    bến Vân Lâu… thuyền vó… đơm sâu.

    Hỡi hò, hỡi hò.
    Quê hương em nghèo lắm ai ơi,
    mùa đông thiếu áo hè thờì thiếu ăn.
    Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm….ơ….. à ơi,
    khiến đau thương thấm tràn,
    lấp Thuận An.. để lan biển khơi.., ơi hò…. ơi hò…

    Hò ơi…… Ai là qua là thôn vắng,
    nghe sầu như mùa mưa nắng cùng em
    xót dân lều tranh chiếu manh.
    Hò ơi…… Bao giờ máu xương hết tuôn tràn,
    quê miền Trung thôi kiếp điêu tàn
    cho em vang khúc ca nồng nàn.

    Ngày vui, tan đao binh, mẹ bồng con sơ sinh,
    chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh.
    Ngậm ngùi hân hoan tiếng cười đoàn viên.

    Hò ơi…… Ai là qua là thôn vắng,
    nghe sầu như mùa mưa nắng cùng em
    xót dân lều tranh chiếu manh.
    Hò ơi…… Bao giờ máu xương hết tuôn tràn,
    quê miền Trung thôi kiếp điêu tàn
    cho em vang khúc ca nồng nàn.

    Ngày vui, tan đao binh, mẹ bồng con sơ sinh,
    chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh.
    Ngậm ngùi hân hoan… tiếng cười… đoàn viên.

  9. Trần thị Bảo Vân
    13/01/2013 lúc 12:24

    TIẾNG SÔNG HƯƠNG trong Trường ca HỘI TRÙNG DƯƠNG, qua giọng ca vượt thời gian…Ca sĩ Thái Thanh:

    http://mp3.zing.vn/bai-hat/Truong-ca-hoi-trung-duong-Thai-Thanh/IWZB8WCA.html

    – HỘI TRÙNG DƯƠNG
    Nhạc sĩ: Phạm Đình Chương

    1.Tiếng Sông Hồng:

    Trùng dương, trùng dương…… trùng dương …

    Trùng dương …..chốn đây ngàn phương,
    có ba dòng sông cuốn trôi biển Đông nhắc câu chờ mong.
    Về khơi sóng muôn triền tới,
    nước non buồn vui đây hội trùng dương đầy vơi.
    Sóng muôn triền tới, sóng xô về khơi, như muôn tình mới,
    vươn sức người dựng giữa đời.

    Chiều nay nước xuôi dòng đại dương
    có em tên sông Hồng dâng sóng tuôn trên nguồn.
    Vẩn vơ nắng quái vươn trên phù sa
    có những cô thôn mờ xa đón bầy dân đánh cá.
    Ngày qua trai gái sống vui một miền,
    quanh năm anh cuốc em liềm vun xới ruộng mùa lúa chiêm.

    Từ thượng du nước trôi về trung châu,
    ấp êm đồng ruộng sâu bên người áo nâu…. dãi dầu…

    Hò ơi ….. Gối đầu trên Lào Cay Việt Trì,
    em nằm tóc xõa bãi cát dài
    thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây.
    Hò ơi …..
    Nhớ ngày nao dân chúng lên đường
    đem thịt xương ngăn giữ nương đồng
    đem vinh quang thắm tô sông Hồng.

    Nằm mơ, xuân vinh quang, trở về, cho non sông,
    và ngày nao nơi nơi giết sạch buồn thương
    là ngày em mơ duyên người lập công.

    Hò ơi ….. Gối đầu trên Lào Cay Việt Trì,
    em nằm tóc xõa bãi cát dài
    thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây.
    Hò ơi …..
    Nhớ ngày nao dân chúng lên đường
    đem thịt xương ngăn giữ nương đồng
    đem vinh quang thắm tô sông Hồng.

    Nằm mơ, xuân vinh quang, trở về, cho non sông,
    và ngày nao nơi nơi giết sạch buồn thương
    là ngày em mơ duyên người lập công.

    2. Tiếng Sông Hương:

    Miền Trung vọng tiếng,
    em xinh em bé tên là Hương giang,
    đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than.
    Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua… cửa chợ,
    bến Vân Lâu… thuyền vó… đơm sâu.

    Hỡi hò, hỡi hò.
    Quê hương em nghèo lắm ai ơi,
    mùa đông thiếu áo hè thờì thiếu ăn.
    Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm….ơ….. à ơi,
    khiến đau thương thấm tràn,
    lấp Thuận An.. để lan biển khơi.., ơi hò…. ơi hò…

    Hò ơi…… Ai là qua là thôn vắng,
    nghe sầu như mùa mưa nắng cùng em
    xót dân lều tranh chiếu manh.
    Hò ơi…… Bao giờ máu xương hết tuôn tràn,
    quê miền Trung thôi kiếp điêu tàn
    cho em vang khúc ca nồng nàn.

    Ngày vui, tan đao binh, mẹ bồng con sơ sinh,
    chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh.
    Ngậm ngùi hân hoan tiếng cười đoàn viên.

    Hò ơi…… Ai là qua là thôn vắng,
    nghe sầu như mùa mưa nắng cùng em
    xót dân lều tranh chiếu manh.
    Hò ơi…… Bao giờ máu xương hết tuôn tràn,
    quê miền Trung thôi kiếp điêu tàn
    cho em vang khúc ca nồng nàn.

    Ngày vui, tan đao binh, mẹ bồng con sơ sinh,
    chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh.
    Ngậm ngùi hân hoan… tiếng cười… đoàn viên.

    3. Tiếng Sông Cửu Long:

    Ồ.. ơi.. ồ… Đây Miền Nam
    Nước sông dâng cao cá lội ngù ngờ
    Nước xanh xanh lơ bóng in cây dừa
    Về về đây miền Đồng Nai có Cửu Long
    Cuộn chảy dâng miền Nam mạch sống
    Một sáng em ra khơi Vĩnh Long tươi cười
    Và Cần Thơ, Long Xuyên lòng hương cau lúa chín
    Đời vươn lên thuyền ghé bến
    Sống no nê dân quê một miền
    Kìa nắng thương dân đây nắng khô đồng lầy
    Chiều tới. Hò lơ hò lơ, hò là hò lơ

    Chẻ tre bện sáo… cho dầy,
    băng ngang sông Mỹ ơ ơ…. có ngày . . . gặp em

    Ô hò ơi… ra . . . biển khơi
    Trùng Dương . . .
    Ba chị em là ba miền nhưng tình thương đem nối liền
    Gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên
    Hẹn nhau .
    Tha hồ sống lại bốn phương trời,
    đem tự do tranh đấu bao người,
    cho quê hương ấm no muôn đời
    Giờ đây bao tâm tư, rộn ràng như câu thơ
    Hội Trùng Dương tay tay xiết chặt cùng hô
    Dựng đời vinh quang… hoa đời… tự do.

  10. Trần thị Bảo Vân
    13/01/2013 lúc 12:27

    TIẾNG SÔNG HƯƠNG trong Trường ca HỘI TRÙNG DƯƠNG, qua giọng ca của các ca sĩ khác…

    http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=6y0KnJUyHu

  11. Trần thị Bảo Vân
    15/01/2013 lúc 12:17

    “Cảm ơn Bảo Vân nhé.’

    Hihi…
    Bộ tính…hổng cho Út ăn…”Cám”…nữa…ha…?!
    hihi…

  12. Trần thị Bảo Vân
    17/01/2013 lúc 13:22

    “Bảo Vân: Hihi.”

    Hihi…gì mà…hihi…!
    Trong entry này, chị Năm cũng cho Tuấn Anh…ăn “Cám”…nữa đó nghe!
    Nó…đây nè:
    hihi…

    Tháng Một 11, 2013 lúc 22:29 | #12
    Cám ơn Tuấn Anh nhé.

  1. No trackbacks yet.

Gửi phản hồi cho Trần thị Bảo Vân Hủy trả lời