Trang chủ
> Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp > Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (4): Giải Đáp Thắc Mắc
Nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (4): Giải Đáp Thắc Mắc
Mục Giải Đáp Thắc Mắc (trên báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp) là một trong những mục thường xuyên có sức hấp dẫn; không chỉ bởi những câu hỏi thú vị (đôi khi “hóc búa”) của độc giả, mà còn vì những câu trả lời uyên bác nhưng không kém phần duyên dáng, dí dỏm của linh mục phụ trách- cha Hồng Phúc.
Biến cố tháng Tư 1975 xảy đến lúc cha Hồng Phúc đang truyền giáo tại Vientaine- Lào.
Thân mời quý bạn xem một số trang báo cũ của mục này.
Chuyên mục:Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Thẻ:PV
Phân loại
- Âm nhạc (3)
- Cambodia (3)
- Hoàng Sa- Trường Sa (12)
- Khác (43)
- Khoa học (2)
- Mỹ Thuật (36)
- Nha Trang (11)
- Nhà văn Trần Hoài Thư và TQBT (12)
- Tây Nguyên (8)
- Tem (21)
- Thằng Bờm (1)
- Tuổi Hoa (17)
- Tuổi Ngọc (7)
- Văn (99)
- Xã Hội (60)
- Đọc sách (36)
- Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (23)
Kho
Bài mới
Đang đọc
- Nguyễn Văn Trung- Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học
- Giơ chân đạp mũi nhọn
- Exsultet- Bài Công Bố Tin Mừng Phục Sinh
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- Tuổi Ngọc- tuần báo của yêu thương
- 5. Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại? & 6. Tình hình các địa phận sau 1954- Bắc 54 Là Thế Nào ?
- Trẻ con không được ăn thịt chó
- 8. Trường Lê Bảo Tịnh 1953-1957
- Phía Đông Vườn Địa Đàng
- Tòa Giám Mục Phnom Penh
Links
Còm
trang bạn hữu… trong Cõi Đá Vàng (đọc sách) | |
Nguyen duc vu trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Phay Van trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Nguyen duc vu trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Trò chuyện với Trần… trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai | |
Phay Van trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Phạm Trung Kiên trong Giơ chân đạp mũi nhọn | |
Hoa trong Tòa Giám Mục Phnom Penh | |
Hãy nói giùm Tô Thuỳ… trong Tuần báo Đời Mới | |
Uyen Minh trong Học Trò Già |
Sách
- Đọc sách
- Cõi Đá Vàng
- Exodus – Leon Uris
- Phim
- Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
- Những Ngày Nắng Vỡ – Chuỗi truyện ngắn
- Anh Em Là Người Bạn Trời Cho
- Áo Đầm Trắng Gia Long
- Bay Cao Lên, Những Thiên Thần Bằng Sành!
- Bài Cho Nhi Đồng Tháng Tám
- Bài Nhạc Khẩu Cầm
- Bài Viết Cho Ngày Đầu Năm Tây
- Bao Giờ Còn Lồng Đèn
- Bé yêu, người bạn mới
- Bên Kia Chiếc Cầu
- Bên Nỗi Chết, Cám Ơn Cuộc Sống
- Bông Hồng Ngày Sinh Nhật
- Bụi Đường Xa
- Buổi Học Đầu
- Bước Chân Trở Lại
- Cái Ôm
- Cánh Chim Ưng Đã Bay Qua
- Chiến Trận
- Cô Bạn Chưa Kịp Thân và Vương Trường Giang
- Cô Bé Viết Truyện Hoa Tím
- Có Gì Bán Không
- Có Một Nụ Cười
- Cô Vân
- Con Búp-Bê Cụt Tay
- Còn Dấu Chân Người
- Con Tôm
- Cây Bút Của Ba Tôi
- Cây Chưa Lớn
- Cây Cổ Thụ Của Tuổi Hoa Đã Ra Đi
- Cây Giáng Sinh Tình Yêu
- Cây Mai Của Đồng Nguơn
- Chai Dầu Cho Bà Ngoại
- Chiếc Lồng Đèn Bốn Mươi Năm
- Chiếc Vòng Hoa Của Thế Vân
- Chờ Nghe Tiếng Còi Tàu
- Chùm Bóng Hy Vọng
- Chuồng Chim Trên Cây Thu-già
- Chuyện “Xanh Non Em”
- Chuyện ngày mồng Năm Tết
- Chuyện Ở Một Ngã Tư
- Chưa Một Lần Trở Lại
- Cô Bạn Chưa Kịp Thân
- Dấu Chân
- Dấu Chân Cha Đạo
- Đá Đợi
- Đêm Vô Cùng
- Đi Tìm Người Thương Binh
- Điều Mẹ Không Quên
- Đôi Giày Cho Người Lạnh
- Đông Hà
- Đợi Mưa Trên Rừng
- Gà con và Bụt
- Giải Nhất Văn Chương Phụ Nữ 1970
- Giống Như Một Ngày Tựu Trường
- Gởi Mỹ
- Hát Bài “Rừng Lá Thấp”
- Hành Trình Về Đến Trái Tim
- Happy Father’s Day, Daddy!
- Khi Về Dưới Bóng Cây
- Không Mang Riêng Nỗi Đau Em
- Khúc Lan Can Gãy
- Khung Kính Vỡ Và Chiếc Nhẫn Đồi Mồi
- Lá Cờ Trong Tim
- Lá Cờ Cũ
- Lá Khô Mùa Mưa
- Lá Thông Xanh, Hoa Ngũ Sắc
- Lá Thuộc Bài
- Làng Yên
- Lão Say
- Lời Hát Xa Xưa Trở Lại
- Lời Gió Mang Xuân Về
- Lưng Đồi Ridgewood
- Mạ
- Màu Kỷ Vật
- Miếng Ăn
- Món Tóc Tình Yêu
- Một Chút Hương Thừa Của TẾT
- Một Người Thầy
- Mùa Trăng Khổ
- Mùa Xuân, Chim Én
- Mùa Xuân, Mai Vẫn Nở
- Mùa Xuân Của Ông Ngoại
- Mứt Đắng
- Mứt Không Còn Đắng
- Ngày Gió Lên
- Ngày Sẽ Tới
- Người Bà Con Trong Kiếp Nào
- Người Khắc Bia Mộ (truyện dài)
- Người Khắc Bia Mộ (Truyện ngắn)
- Người Lính Già Chỉ Mờ Đi
- Người nghệ sĩ ở Phố Hầm Atlanta
- Nhà Bốn Anh Em
- Nhạc Du Ca Trong Nỗi Niềm Tôi
- Nhịn Đói Trên Xứ Mỹ
- Nhớ Người Thơ-Nhà Binh Đỗ Tư Long-Trần Miên Trường
- Những Thiên Thần Bằng Sành
- Những Ngày Nắng Vỡ
- Những Chiếc Vé Cuối Đời
- Những Mảng Bám
- Những Ngày Nắng Vỡ (Phan 3)
- Những Ngày Nắng Vỡ – Phần tiếp
- Những Người Lính Không Già
- Nơi Chân Thang
- Nơi Có Những Nụ Cười Di Lặc
- Nơi Lạ
- Nữ Chúa
- Ổ Kiến Lửa
- Ôn Của Thạnh
- Ơn Trong Từng Phút Giây
- Ông Già Nô-en Không Đến
- Ông Ngoại Của Na
- Phiên Khúc Ngày Mưa
- Qua Giấc Mù Sương
- Rời nhà mà đi
- Rừng Xuân Đã Khép
- Sài Gòn Tôi, Những Ngày Còn Mang Tên
- Sáng lên, những quả cầu!
- Suy Niệm Mùa Vu Lan
- Sửa Văn
- Tấm Thiệp Xuân, Một Cành Đào Trắng
- Tập Bản Thảo
- Thằng Chà
- Thấp Thoáng Áo Về
- Thầy Dạy Công Dân
- Thơ Bước Theo Chân
- Thơ Còn Mãi Trong Tâm
- Tiếng Súng
- Tim Tím Như Hoa Dại
- Tóc Dài, Mùa Xuân và Niềm Mơ
- Tôi Thấy Em Thấp Thoáng Áo Về
- Tôi Không Viết Nổi Một Câu Thơ
- Trái Mơ
- Trăng Thơ Ấu
- Trên Vai, Mùa Xuân…
- Tri Ân
- Trong Những Bức Thư Của Danh
- Trở Lại Với Cuộc Sống
- Tuổi Buồn
- Từ Đồi Cao
- Từ Một Góc Đời
- Tưởng Nhớ Trần Miên Trường
- Vẫn là mùa xuân, vẫn là nụ cười
- Vẽ Trên Xương Lá
- Viết Cho Hai “Nhà Thơ-Người Lính” Họ Phạm
- Villa International, Nhà… Ở Xa Nhà
- Xin Tha Kẻ Trộm
- 2014 Cha Vào Đất
- Ơn Trong Từng Phút Giây
- Chân dung Nguyễn Du
- Chân dung Nguyễn Du
- Vũ Hoàng Chương- Góp phần hiểu biết
- Nguyễn Văn Trung- Đặt lại vấn đề Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học
- Nguyễn Sỹ Tế- Triết lý đoạn trường
- Trần Bích Lan (Nguyên Sa)- Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do
- Doãn Quốc Sỹ- Tình quê hương của Thuý Kiều
- Vũ Khắc Khoan- Nguyễn Du và tình yêu
- Trần Thanh Hiệp- Để giải quyết mâu thuẫn trong Đoạn trường tân thanh
- Thanh Tâm Tuyền- Cửa vào Đoạn trường tân thanh
- Việt Tử- Minh oan cho Kiều
- Nguyễn Thị Sâm- Người em vườn Thuý
- Phạm Thếng- Tiếng khóc Tố Như
- Đinh Hùng- Người thơ thuần tuý Nguyễn Du trong Văn tế thập loại chúng sinh
- Tạp chí Văn- Số đặc biệt tưởng niệm Nguyễn Du
- Mục lục
- Lời ngỏ
- Một điểm Phật tính trong Truyện Kiều (Đông Hồ)
- Lấy ngữ pháp để giải thích Truyện Kiều [1] (Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê)
- Vài điều nghĩ về, triết lý trong Truyện Kiều (Nguyễn Văn Xuân)
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du (Quách Tấn)
- Đoạn trường tân thanh trên đường tìm kiếm người đọc (Huỳnh Phan Anh)
- Nguyễn Du giữa chúng ta (Nguyễn Quốc Trụ)
- Biên khảo của Gs. Nguyễn Văn Lục (nguồn: http://www.ngo-quyen.org/)
- Mười khuôn mặt văn nghệ và Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay (Tạ Tỵ)
- Antoine de Saint-Exupéry
- Alexandre Soljenitsyne
- HERMANN HESSE
- JOHN STEINBECK
- Yasunari Kawabata
- Tôi và em – Hoàng Ngọc Tuấn
- Trại Súc Vật
- Sách tôn giáo
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- 1. Lời Bạt & 2. Ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945
- 3. Cuộc nói chuyện với Đức Cha Cương Tại Nhà Khách Nhà Chung Hà Nội & 4. Cảnh phiêu bạt của các cha xứ
- 5. Hàng Giáo sĩ đi Nam có lợi hay có hại? & 6. Tình hình các địa phận sau 1954- Bắc 54 Là Thế Nào ?
- 7. Lễ Noel – Giáng Sinh
- 8. Trường Lê Bảo Tịnh 1953-1957
- 9. Sáng 20-7-1954
- 10. Đi gặp Mác – ănghen hay lên thiên đàng?
- 11. Chính sách hộ khẩu
- 12. Thành quả của cải cách ruộng đất
- 13. Phải chăng đó là trong chủ nghĩa duy vật?
- 14. Hoàn Thành
- 15. Phong trào cải cách ruộng đất khựng lại
- 16. Một số kinh nghiệm riêng tư về cải cách
- 17. Toà án nhân dân và những án tử hình
- 18. Cải cách ruộng đất
- 19. Quốc hội thứ I của nuớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
- Những câu chuyện về một thời (+GM Phaolô Lê Đắc Trọng)
- Vũ Khởi Phụng
- Virgil Gheorghiu
- Cam Li Nguyễn Thị Mỹ Thanh
- Đọc Sách – 2
- tin nhắn
Chỉ mới đọc vài trang thôi đã thấy cuốn hút và bị thuyết phục, và đúc kết ra được tiêu chí dành cho người phụ trách mục hỏi đáp trên báo chí:
Có kiến văn quảng bác và ngòi bút sinh động không thôi cũng chưa đủ, mà còn phải có tấm lòng thuần khiết, yêu thương chan hòa thật sự.
Từ sau đức cha Hồng Phúc đến nay, hình như chỉ có mỗi bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là khả dĩ đáp ứng những tiêu chí trên…
Thưa Cha,
Cho con “thắc mắc” hỏi 5 câu hỏi nhỏ ạ:
1/ Loại nước giải khát nào chứa sắt và canxi ạ?
2/ Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết ạ?
3/ Từ gì mà 100% nguời dân Việt Nam đều phát âm sai ạ?
4/ Cái gì tay trái cầm được còn tay phải cầm không được ạ?
5/ Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1 ạ?
Cám ơn Cha.
Hihihihihihi….
Xin mạn phép cha Hồng Phúc, một người mà mình rất thích đọc những bài giair đáp của cha trả lời bạn Tín:
1. Nước giải khát về mặt dinh dưỡng có chứa sắt và canxi thì nhiều lắm nhưng có một thứ nước uống không hẳn là nước giải khát vì người ta uống để tỉnh táo nhiều hơn có chứa canxi (CA) và sắt (FE) là cà phê.
2. Trong truyenj ngắn Hương Cuội của Nguyễn Tuân có nhắn đến người bõ già trung thành với mơ ước:” Là lúc trăm tuổi nằm xuống sao được một cái “áo” gỗ vàng tâm thật dày.” Trong các đồ vật mà mình sử dụng có lẽ cái “áo” gỗ là vật dụng mà khi xài mà mình không biết đuọc cảm giác ra sao. tuy vậy đôi khi cũng có người đoii khi đội mồ sống dậy …
3. Có từ mà ai cũng phát âm “đúng”, còn có từ thì người gốc Bắc hay phát âm là “xai” còn người miền Nam lại phát âm là “sai” .
4. Tay phải không cầm được chính mình, đúng hơn là từ cùi chỏ trở xuống . Vì thế bắt tay phải cầm cùi chỏ tay phải thì giống như chống tham nhũng bằng phê và tự phê.
5. Adam cầm quả táo(Apple) cắn một miếng rồi đưa cho Eva , Eva không ăn đưa cho Steve Jobs nên bây giờ máy tính Apple có hình quả táo mẻ một miếng. Eva cũng xài qua đồ Apple nên cũng có 1 chữ A.
Công nhận bác Doan Tran còm “Giải đáp thắc mắc” thật hợp lý đầy thú vị và có duyên như Cha Hồng Phúc vậy đó!
– Ông ròm ơi, mau vào đọc còm “Giải đáp thắc mắc” của bác Doan Tran…nè!
5/ Cái gì Adam có 2 mà Eva chỉ có 1 ạ?
– Adam = 2 chữ a.
– Eva = 1 chữ a.
Được chứ cậu Tín?
Tín Ròm con kính chào bác Doan Tran ạ,
Cám ơn bác Doan Tran rất nhiều vì bác đã có chút lưu ý đọc còm của Tín ròm con, rồi lại ưu ái đầy thân tình bỏ công ra còm “Giải đáp thắc mắc” cho những ý mà ròm con còm hỏi ạ.
Wow..! Bác Doan Tran quả là một cao nhân với những “Giải đáp thắc mắc” thật logic, thú vị, cùng nét duyên hóm hỉnh nhưng sâu sắc hết sức (nhất là câu 4)!
Ròm con rất thoả mãn với những “Giải đáp thắc mắc” của bác rồi ạ.
Lần nữa, Ròm con xin cám ơn bác và kính chúc bác luôn luôn vui khoẻ ạ.
Bác Phạm Sơn kính,
Dạ, Tín Ròm con cám ơn bác ạ.
Cái còm trả lời “giải đáp thắc mắc” câu 5 rất ngắn gọn của bác thật đầy ấn tượng gợi mở, nó “khai thông” cho ròm con một góc nhìn “giải đáp” đầy ý vị vui vui với những mẫu tự Alphabet..ạ!
Kính chúc bác luôn mạnh khoẻ ạ.
Dạ còn..sót.. một câu nữa ạ:
– Bà chị Năm của Ròm con…Đẹp..hông ạ?
hihihihihihihi..
“Chị Năm (lén) thay mặt cha Hồng Phúc trả lời em Tín đây: ĐẸP!”
Chị Năm ơi,
Cám ơn chị đã trả lời, tưởng như..”đùa, nhưng không đùa”..với ròm em!
Hơn một năm vào nhà chị chơi, qua nhiều entries và nhiều comments; vậy, cho ròm em nói thật lòng nghen:
– Ròm em thật sự cảm nhận được vẻ..ĐẸP..mà chị Năm đã gõ HOA đó!
Chị Năm thật sự ĐẸP ở tấm lòng, nhân cách và phong cách trí tuệ.., cái ĐẸP ấy, ròm em cảm nhận được nó toả bàng bạc qua những entries and comments; chứ không phải chị Năm đẹp ở khía cạnh cái đẹp của sự trang điểm hào nhoáng của thẩm mỹ viện!
Có lẽ, chị Năm sẽ hơi ngạc nhiên bất ngờ, khi ròm em nhắc lại (nếu em nhớ không lầm là ở entry “Thánh Lễ Giỗ – 2011) là khi ấy ròm em xem các ảnh và đã như đoán biết được..”chân dung” của chị Năm rồi đó nghen!
Không tin, chị Năm đọc lại các còm của ròm em ở entry đó đi?
hihihihihihi…
Và, ròm em..”tặng”..chị Năm..cái link mới nhất..này…
hihihihihihihi…
Hình số 5:
http://3.hidemyass.com/ip-1/encoded/Oi8vd3d3LmNodWFjdXV0aGUuY29tLz9wPTQwODM1
Trời! Ông ròm này “mắc cười” thật!
Cha Hồng Phúc có ở đây đâu mà “Giải đáp thắc mắc” cho ông…hở?!
“Ông ròm này “mắc cười” thật!”
– Ậy..! Ậy..!
“Ngừ đẹp”..ơi, đừng có “mắc cười”..sớm!
Bởi, Ròm tui mà “thét mét” là dzì có cái..”ý lớn”..đó nghen!
hihihihihihi…
“Bởi, Ròm tui mà “thét mét” là dzì có cái..”ý lớn”..đó nghen!”
– Cha…cha…! Chém gió vừa vừa thôi ông ròm ơi!
Có “ngon” thì…hãy nói cái “ý lớn” của ông ròm ra…nghe thử coi nào?
“- Cha…cha…! Chém gió vừa vừa thôi ông ròm ơi!”
Chời..chời! “Ngừ đẹp”..quơi..!
Ròm tui nào có dám..Chém gió dzì đâu mà ròm tui..chém gió!
Toàn nói oan cho..tui không hà! Hihihihihihihi…
Sở dĩ, ròm tui nói có cái..“ý lớn”, là vì cảm nhận được..trang nhà chị Năm có rất rất nhiều cao nhân lẫn “anh hùng hào kiệt” tiềm ẩn; các bác ấy khi cần thiết, thì sẽ sẵn sàng ra tay “cứu giúp” và cho những ý kiến hay sắc sảo và độc đáo ngay…(nhà văn Cam Li, thi sĩ Nguyệt Mai, văn sĩ Huyền Chiêu, nhà văn Trần hoài Thư, nhà văn Khuất Đẩu, nhà văn Trần Lệ Uyên, Hoạ sĩ Đinh Cường, Kiến trúc Sư Đinh Trường Giang, bác Chinook, bác Phaolo, bác Trà hâm lại, bác Đoan Tran, bác thi sĩ Đồ Trọc, bác Công Thành, bác Lãng Tử, bác Ngô Tấn, bác Phạm Hoàng Trọng, bác Phạm Sơn, bác Đinh Thành…)
Chẳng hạn như 2 cái còm này:
Phạm Hoàng Trọng
Tháng Ba 30, 2012 lúc 13:09 | #13
” Chưa có người Việt Nam nào được yêu nhiều và bị ghét nhiều như Trịnh Công Sơn ”
Câu này chưa đúng lắm!?
– Tác giả cần nên thêm vào…2 từ : Nhạc sĩ…
Bởi lẽ, người VN… “được yêu nhiều và bị ghét nhiều”…cũng nhiều lắm chứ!
Chẳng hạn: Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu…”
Và, chị Ba hồi đáp:
Mai
Tháng Ba 31, 2012 lúc 07:39 | #15
“Cùng anh Phạm Hoàng Trọng và cả nhà:
Chị Huyền Chiêu, tác giả bài “Xin giữ gìn màu lúa chín quê hương”, rất vui vì trang Phay Van có nhiều “anh hùng hào kiệt ” ghé thăm với những góp ý vô cùng sắc sảo và thú vị.
Chị ấy nhờ Nguyệt Mai chuyển lời cám ơn đến các độc giả chân tình .
Theo đề nghị của anh Phạm Hoàng Trọng, xin nàng Phay sửa dùm thành:
“Chưa có nhạc sĩ Việt Nam nào được yêu nhiều và bị ghét nhiều như Trịnh Công Sơn”.
Cám ơn em.”
Nhưng..độc đáo tuyệt vời nhất là bác..Phaolo, một “cao nhân” tình cờ vãng lai, nhưng bác ấy đã thật sự nhiệt tình góp công sức rất lớn đầy giá trị nhân văn, để làm sống lại một tác phẩm đầy giá trị mà ai ai cũng ngỡ rằng đã tuyệt tích: CÕI ĐÁ VÀNG – NGUYỄN THỊ THANH SÂM.
“Ngừ đẹp”..thử đọc lại các còm này..nhé:
Phaolo
Tháng Một 18, 2012 lúc 01:29 | #54
Tôi có một người thân (một người của ngày xưa, như chị viết ở trên) đã đọc qua tác phẩm này, bây giờ ngỏ ý muốn được đọc lại nhưng không tìm ra nên nhờ tôi tìm giùm. Khi “google” tên sách thì trang blog này nằm trong số kết quả tìm thấy. Tôi xem qua các trao đổi thì thấy quý anh chị cũng có ý muốn đọc lại. Tôi tìm trên WorldCat.Org thì thấy một bản được lưu giữ ở trường đại học Cornell, một ở trường đại học ở Hamburg. Tôi gởi email cho thư viện trường Cornell thì được trả lời là có thể mượn qua thư viện địa phương. Liên lạc với thư viện địa phương mấy lần họ đều bảo không mượn được, không rõ lý do. Sau khi cung cấp tin tức từ quản trị thư viện Cornell cho thư viện địa phương thì tôi được thông báo là “mượn được” nhưng phải trả lệ phí phòng sách bị mất hay hư hại, và tôi đồng ý. Nhận được sách, mỗi ngày tôi gõ vài tiếng, sau một tuần thì hoàn thành. Mặc dù đã cố gắng dò/sửa lỗi đánh máy, nhưng nếu còn sai sót chỗ nào, xin quý anh chị vui lòng cho tôi biết để hoàn chỉnh lại.
Quý anh chị vui làm tôi cũng vui lây. Hy vọng tác giả sẽ lượng thứ cho chúng tôi khi sao chép lại tác phẩm này để chia sẻ đến những đọc giả mến mộ.
o
Công Thành
Tháng Một 18, 2012 lúc 10:44 | #55
Là một trong những người khách vào chơi ở Phay Van’s blog, đọc comment của bác Phaolo…, Công Thành tôi thật cảm động và trân quý tấm lòng, cũng như tình cảm hết sức quý của bác Phaolo. Bác đã cất công tìm tòi, rồi chịu khó ngồi gõ lại toàn bộ cuốn truyện dài này để chia sẻ lại với tất cả mọi người.., quả là tấm lòng của những người yêu quý và trân trọng văn chương…
Không gì hơn, với tư cách là một người đọc, thành thật cám ơn nghĩa cử này của bác, chúc bác cùng gia đình luôn mạnh khoẻ…
o
Lãng Tử
Tháng Một 18, 2012 lúc 11:06 | #56
Rất đồng tình với ý trong comment của anh Công Thành!
Chúng ta cám ơn bác Phaolo, cũng như những người có tấm lòng chia sẻ những thông tin hiếm quý như thế…
Ở các entries trước, biết được nhà văn Trần Hoài Thư với công việc âm thầm đơn độc sưu tầm di sản văn chương miền Nam trước 1975, cho các thế hệ mai sau có cơ hội đọc; nay trang nhà cô Phay Van, lại có thêm bác Phaolo…
Rất trân trọng…
o
Trần thị Bảo Vân
Tháng Một 18, 2012 lúc 11:27 | #57
Bác Phaolo: Bảo Vân kính chào bác.
Thưa bác Phaolo, thế bác Phaolo có thể chia sẻ một vài nét thông tin về.. “tiểu sử tác giả” Nguyễn thị Thanh Sâm.., cho mọi người biết chút chút.., được không ạ?
Con kính cám ơn bác trước.
Phaolo
Tháng Một 19, 2012 lúc 00:49 | #58
Chào Bảo Vân. Muốn có “tiểu sử tác giả” tôi nghĩ chúng ta phải cậy nhờ đến chị Mai, xin từ họa sĩ bạn thân của bà. Tôi cũng có ý tìm kiếm nhưng không ra manh mối.
o
Mai
Tháng Một 18, 2012 lúc 11:33 | #59
Anh Phaolo:
Rất trân trọng tấm lòng yêu quý văn chương chữ nghĩa của anh. Cám ơn anh nhiều lắm đã giúp mọi người được đọc một tác phẩm rất hay, ngỡ đã tuyệt tích. Tác giả, nếu biết được, chắc chắn là cảm động lắm anh ạ. Như họa sĩ Đinh Cường đã chia sẻ, hiện giờ nhà văn Nguyễn thị Thanh Sâm bị Alzheimer nằm một chỗ. Liên lạc cũng rất khó, khi được khi không. Thật buồn anh nhỉ?
Đinh Thành
Tháng Một 18, 2012 lúc 11:54 | #60
Vâng đúng thế!
Rất trân trọng những vị có tấm lòng chia sẻ thông tin như bác Phaolo, nhất là trong thời buổi ai cũng tất bật với chuyện “cơm áo gạo tiền” hiện nay!
Phay Van
Tháng Một 18, 2012 lúc 11:58 | #61
Các bác Công Thành, Lãng Tử, Đinh Thành và chị Nguyệt Mai: Dạ, bỏ công ra ngồi đánh máy lại một cuốn sách như bác Phaolo thật là một nghĩa cử cao đẹp.
Phaolo
Tháng Một 19, 2012 lúc 00:56 | #62
Vâng, thưa chị. Cầu mong tác giả được thanh thản và bình an. Nhờ chị xin thêm chi tiết về bà.
o
Phay Van
Tháng Một 18, 2012 lúc 12:11 | #63
Bác Phaolo: Dạ, cảm ơn bác đã giải thích vì sao có được bản đánh máy tác phẩm này. Em rất trân trọng việc làm của bác. Chẳng phải là các nhà văn đều muốn tác phẩm của mình tới tay độc giả cách rộng rãi đó sao? Nó góp phần nhỏ bé thực hiện hoài bão của nhà văn Nguyễn thị Thanh Sâm, như chia sẻ của họa sĩ Đinh Cường: “Từ lâu chị rất muốn in lại cuốn này mà chịu…”
Có lẽ em sẽ trở lại đề tài nói về tác phẩm này trong thời gian ngắn nữa (khoảng tháng hai). Mong các bác tiếp tục bàn thảo.
Ngô Tấn
Tháng Một 18, 2012 lúc 14:40 | #64
Đọc truyện “Để tang cho sách” ở còm trên, mới thấy công việc đáng quý trọng của bác Phaolo!
Rất cám ơn và trân trọng việc làm chia sẻ của bác, bác Phaolo ạ!
2.
tranhoaithu
Tháng Một 18, 2012 lúc 17:00 | #65
Theo như họa sĩ Đinh Cường cho biết, nhà văn NTTS đang nằm trên giường bệnh, tình trạng sức khỏe rất xấu. Tôi xin đề nghị:
– Tôi sẽ lảnh phần giúp in lại truyện dài Cõi Đá Vàng, và sẽ nhờ Phay Van (hay Nguyệt Mai) đứng đầu tàu chuyển đến bà như là món quà tặng của chúng ta. Nếu bà cần bao nhiều cuốn, tôi sẽ in bấy nhiêu cuốn để bà tặng thân hữu.
– Nếu quí bạn đồng ý, xin anh Phao Lô scan cái bìa trước, bìa sau, đánh máy phần tiểu sử tác giả (nếu có ). Và cũng xin anh, nếu được, đổi double spacing sang single spacing để có thể in trên trang sách thông thường (5.5 inch x 8.5 inch). Hay anh có thể tự relayout rồi đổi sang dạng pdf acrobat như file hiện hữu mà anh gời tặng Phay Van. Anh may mắn lắm đó. Thư viện địa phương tôi không nhận mượn sách theo lối loan liên bang.
– Nhờ Phay Van & Nguyệt Mai làm trung gian để liên lạc với anh ĐC hoặc người thân của tác giả CĐV
– Việc làm này cần phải sớm chừng nào hay chừng đó.
THT
o
Phay Van
Tháng Một 18, 2012 lúc 21:46 | #66
Rất trân trọng sáng kiến của nhà văn Trần Hoài Thư. Xin anh Phaolo và chị Nguyệt Mai hết lòng cộng tác với nhà văn, để mọi việc từ khởi sự đến hoàn thành được mỹ mãn.
o
Phaolo
Tháng Một 19, 2012 lúc 01:02 | #67
Thưa anh – cuốn sách mượn được ở thư viện được đóng bằng bìa cứng, không còn trang bìa nguyên thủy. Tôi đã đổi sang hàng đơn. Khi nào có tiểu sử của tác giả (nhờ chị Mai) thì tôi sẽ chép lại.
Phay Van
Tháng Một 19, 2012 lúc 08:30 | #68
Kính thưa anh Phaolo: Em có một vài emails đang chờ anh hồi đáp. Xin anh vui lòng kiểm mail nhé.
Kính cảm ơn anh và chúc anh luôn an mạnh.
https://123hoang.wordpress.com/2012/01/16/coi-da-vang-qua-t%E1%BA%B7ng/
“Ngừ đẹp” ơi,
Trên tinh thần cảm nhận..có rất nhiều cao nhân tiềm ẩn..ấy, nên ròm tui mới dám nêu lên hỏi “những thắc mắc nhỏ”..đó chứ bộ! hihihihihihi…
Và y như rằng, cao nhân Đoan Tran cũng như bác Phạm Sơn..xuất hiện, với những giải đáp thật logic, thú vị, cùng nét duyên hóm hỉnh nhưng sâu sắc..hết sức!
Đúng không..”ngừ đẹp”?
Hihihihihihihi….
“Đúng không..”ngừ đẹp”?
– Duyệt!
Vì…nghe cũng…”lọt tai”…chút chút!
“Có một vị còm rất hay nữa là Bác Chinook! Chị em mình học được nhiều điều từ Bác Chinook, đúng không Tín?”
Dạ, đúng vậy chị Năm!
Bác Chinook là một trong những cao nhân đáng kính trong trang nhà của chị Năm mà!
Ròm em rất thích đọc các còm bác ấy bàn luận về âm nhạc Pháp, kiến thức bàn luận của bác ấy về lĩnh vực âm nhạc này thật rộng và lịch duyệt; ngoài ra văn phong còm của bác ấy thể hiện rất là lịch lãm…
– Chị Năm có cảm nhận như thế không vậy?
“Vì…nghe cũng…”lọt tai”…chút chút!”
Chời..chời..!
– Chỉ..”lọt tai”..được có một chút chút sao, “ngừ đẹp”?!
Chời..Chời..!
Bà chị Năm này lại bận đi họp..tổ 888..hay sao mà để cửa nhà trống hoác trống hơ..dzậy ta?!
Thôi..thôi, điệu này anh Năm chắc “bổn củ soạn lại”..tém 2 gói mì gói rồi nằm ngủ chèo queo một mình..nữa dzồi quá!!!!!
Anh Năm quơi..!!!!
– Dậy..có khách!!!!!
hihihihihihi…
“Tín ăn hai gói mì xong rồi nằm xuống, kế anh Năm đó, ngủ đi!”
Ui..!! Chời..Chời..!!
Bộ Chị Năm muốn phạt “tra tấn”..cái màng nhĩ và cái thân ròm còm cỏi, của ròm em hở?!
huhuhuhuhuhuhu….
– Anh Năm của chị, ổng..ngủ dzì mà..ngáy to..như bò mộng, rồi còn..mớ, vung tay đạp chân..làm rung rinh luôn cả cái divan..nữa đó, bà chị Năm..quơi!!!!!
hihihihihihi…
Đi Kontum rồi hở chị Năm?
Vì, hôm trước Út có đọc thấy còm này?
– Tháng Mười Một 21, 2012 lúc 18:08 | #62
“Dạ, nhớ quá hở Chị Tư.
Chị Tư nhắn gì với Kontum không? Em sắp đi rồi đó.”
Chị mới về em à. Có mua cho em con voi cột ngoài Kontum đó. Khi nào thư thả thì lên dắt về nghen 😀
“Chị mới về em à. Có mua cho em con voi cột ngoài Kontum đó. Khi nào thư thả thì lên dắt về nghen”
Ủa?! Kontum có…voi, hở chị Năm? hihi…
Sao Út đọc, lại thấy thế này nhỉ?!
– “…Gọi là voi Tây Nguyên nhưng thực ra thì chỉ 3 tỉnh là Gia Lai, Đăk Nông và Đăk Lăk có voi. Voi Gia Lai thì về cơ bản đã… hết. Gia Lai có hai nơi có voi là làng voi Nhơn Hoà và bãi luyện voi cô Hầu ở An Khê. Bãi luyện voi cô Hầu nổi tiếng từ hồi Tây Sơn, nơi đây vua Quang Trung tập kết voi về luyện làm nên một đội tượng binh kiêu hùng và dũng mãnh của quân đội Tây Sơn…”
http://vanconghung.vnweblogs.com/print/1026/32034
Có voi em ạ, nhưng hiếm. Hiếm mới quý há. Chị mua tặng em cả con voi 😀
Chị Năm, Út…nghi nghi:
– “Chị mua tặng em cả con voi” …bằng nhựa quá!
Đúng hông?
Hihi…
Không! Voi thật em ơi. Nhớ lên dẫn về nghen.
Trời…!
Chị Năm còm bằng tiếng Việt, mà Út đọc chẳng hiểu “đầu cua tai nheo” gì cả, cứ y như là đang đánh vật đọc tiếng…Ả Rập vậy đó!
hihi…
– Túm lại, ý chị Năm…ra răng?
hihi…
Thì voi thật chứ sao em? Có điều… nó to quá không biết sao mà đem về Sài Gòn cho em. Chị đành cột tạm ngoài đó, khi nào rảnh em lên tháo dây dắt nó về há.

Em xem cái hình này: tội con voi này quá!
À, có phải việc giải thích của ông cha này giống như ” anh bồ câu ” của báo Thanh niên bây giờ hông ?
Hì, vậy thì cô nên nghiên cứu thêm nha ….
“Biến cố tháng Tư 1975 xảy đến lúc cha Hồng Phúc đang truyền giáo tại Vientaine- Lào.”
Chị Năm: Một chút tò mò hỏi:
– Thế, hiện nay cha HP thế nào, chị Năm có biết?
Để trả lời thắc mắc của Tuấn Anh, chị copy tặng em bài này:
(nguồn: http://www.cuuthe.com/bao/s154hiente.html)
LINH MỤC GIOAN BAOTIXITA HỒNG PHÚC
MỘT ÐỜI HIẾN TẾ
Lm. Nguyễn Tất Hải, C.Ss.R.
Linh mục Gioan Baotixita Hồng Phúc tên thật là Cái Viết Phúc sinh ngày 27/04/1921 tại làng Bình Thôn, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình đạo đức. Song thân ngài là ông Barbara Cái Hồ và bà Maria Cái Thị Dài. Ngài có hai người anh và một cô em gái. Sau này khi làm linh mục và viết báo, ngài lấy tên là Hồng Phúc.
Năm 1932, lúc lên 11 tuổi, cậu Phúc vào Huế nhập học ở Ðệ tử viện Dòng Chúa Cứu Thế. Khi chuyến tàu lửa chở cậu và người cha từ Quảng Bình vào Huế đi ngang qua Linh địa Lavang, cậu Phúc đã đứng lên hướng về tháp chuông Linh địa, dâng một chuỗi tràng hạt để xin Chúa và Mẹ Maria dìu dắt cuộc đời mình. Ở quê nhà Quảng Bình, kể từ lúc cậu Phúc chọn đời hiến dâng cho Chúa, mẹ cậu đêm nào cũng cầu nguyện cho con được ơn tu trì.
Ngày 01/08/1942, sau khi mãn Trung học ở Ðệ Tử Viện Huế, thầy Phúc nhập Tập viện DCCT tại Hà Nội và khấn dòng lần đầu vào ngày 2/8/1943, tức là ngày Lễ Thánh Anphong, Tổ phụ sáng lập Dòng Chúa Cứu Thế. Thầy Phúc khấn trọn đời ngày 15/8/1946, nhằm ngày Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Sau khi học xong chương trình thần học, thầy được thụ phong linh mục ngày 27/5/1948 tại Ðền Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp DCCT ở Thái Hà Ấp, Hà Nội. Cùng một lớp chịu chức với Cha Hồng Phúc là các Linh mục Ðào Hữu Thọ (khởi xướng Phong trào Liên Minh Thánh Tâm tại Việt Nam và qua đời năm 1984) và Phan Văn Ðài (sau được nâng lên hàng Ðức Ông của Tổng Giáo phận Los Angeles và qua đời năm 1993).
Sau khi chịu chức linh mục, Cha Hồng Phúc bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng từ Bắc chí Nam. Thời gian này, ngài cũng ra mắt tác phẩm đầu tiên “Nhìn Lên Ảnh Mẹ” vào năm 1951. Ðồng thời cùng với Cha Antôn Nguyễn Ðức Tuyên, ngài làm phụ tá cho Cha Vũ Ngọc Bích (hiện vẫn còn sống tại Hà Nội) trong việc điều hành Nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, đã được các cha Dòng Chúa Cứu Thế Canada cho ra mắt lần đầu vào tháng Bảy năm 1935. (Cho đến năm 1947, Báo Mẹ có tên là Nguyệt san Ðức Bà Hằng Cứu Giúp).
Năm 1954, sau cuộc di cư vào Nam, Cha Hồng Phúc vâng lệnh Bề Trên về làm Giám đốc Nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp đặt tại Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Ðồng, Sài Gòn. Trong thời gian 9 năm ngài làm Giám đốc (1954-1963), Cha Hồng Phúc đã cải tiến lại Báo Mẹ từ nội dung đến hình thức và nâng con số độc giả lên 26.000. Một con số kỷ lục! Ngài cũng đã xây dựng Toà báo đặt cạnh Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Từ năm 1956, Cha Hồng Phúc bắt đầu viết mục “Hộp Thư Ðức Mẹ”, sau đổi qua tên “Hộp Thư Học Hỏi” và “Giải Ðáp Thắc Mắc” để trả lời các câu hỏi độc giả bốn phương về các vấn đề Tín lý, Luân lý và Ðời sống Công Giáo. Năm 1963, ngài được cử làm Bề trên Tu Viện DCCT Ðà Lạt, và sau đó là Bề trên Tu Viện DCCT Kỳ Ðồng, Sàigòn. Năm 1965, ngài thành lập Trung tâm Mục vụ Gia đình ở Sài Gòn, mở các khóa dự bị hôn nhân. Ngài cũng đi mở các khoá Thăng tiến Hôn nhân và Gia đình ở Nha Trang, Ðà Nẵng, Vientiane (Lào).
Ðồng thời với việc viết báo, Cha Hồng Phúc đã đi giảng tuần đại phúc rất nhiều nơi, và cổ võ lòng sùng kính Mẹ Hằng Cứu Giúp. Ngài cũng đi giảng cấm phòng cho các dòng tu nam nữ như Dòng St. Paul, Mến Thánh Giá, Bác Ái… Bước chân rao giảng của ngài đến tận cả các nước láng giềng Thái Lan, Lào và Cambốt.
Khi biến cố đau thương tháng Tư năm 1975 xảy ra trên quê hương, Cha Hồng Phúc đang giảng đại phúc tại Thái Lan và Lào. Không thể trở về Việt Nam, Cha đã xin đi Pháp, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời thừa sai linh mục. Trong thời gian này, ngài đã đi giảng nhiều nơi tại Pháp, Bỉ, Ðức, Canada, Hoa Kỳ… Ðồng thời, nhờ vào kinh nghiệm những năm làm báo tại Việt Nam, ngài chú tâm vào mục vụ truyền thông qua việc viết báo và ra sách. Ngày 18/02/1979, Cha sang Hoa Kỳ hội ngộ với những anh em DCCT Việt Nam đang tị nạn tại Los Angeles. Năm 1981, theo lời mời của cha Cao Ðăng Minh thuộc Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Oakland của Hoa Kỳ, ngài lên Portland, tiểu bang Oregon, để phục vụ dân Chúa, giúp công xây dựng Trung Tâm Mục Vụ Ðông Nam Á và Giáo xứ Ðức Mẹ Lavang. Ngài lại tiếp tục ra sách và viết báo cho nhiều tạp chí Công Giáo ở hải ngoại. Năm 1985, khi Phụ tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại quyết định cho tục bản Nguyệt san Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở hải ngoại, Cha Hồng Phúc được cử làm Phụ tá Chủ Nhiệm và đóng góp rất nhiều bài viết, cách riêng mở lại mục “Hộp Thư Tìm Hiểu” để giúp giáo dân sống đạo. Ngoài ra, ngài cũng cộng tác thường xuyên với Chương trình Phát thanh Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp của Nhà Dòng ở Nam California.
Mặc dầu cao tuổi, Cha Hồng Phúc đã không ngại đi giảng nhiều nơi theo lời yêu cầu của các giáo xứ, các dòng tu. Với kinh nghiệm mục vụ phong phú và sự hiểu biết rộng rãi về các vấn đề đạo cũng như đời, ngài giúp hướng dẫn rất nhiều người tìm lại mối quan hệ với Chúa và Mẹ. Với tính tình khiêm tốn, hiền hoà, và đầu óc cởi mở, ngài dễ thu hút tình cảm của nhiều người đến với ngài.
Mùa Hè năm 1998, Cha Hồng Phúc mừng Kim Khánh Linh mục, đánh dấu 50 năm dài phục vụ Thiên Chúa, Hội Thánh và tha nhân trong thánh chức.
Ngày 29/12/1998, Cha Hồng Phúc từ Portland xuống thành phố Westminster, California, để nghỉ ngơi tại nhà cô em gái, đồng thời cũng để chẩn bệnh. Ở Hoa Kỳ, đây là gia đình thân nhân ruột thịt duy nhất của Cha mà năm nào ngài cũng về thăm. Ngày 6/1/1999, bác sĩ khám thấy ngài bị ung thư bao tử. Không muốn cho ngài lo âu, gia đình đều nói ngài chỉ bị bướu (tumor). Dù vậy, tin này cũng làm Cha Hồng Phúc lúc đầu cảm thấy buồn lắm. Ngài không muốn mổ vì nghĩ rằng đã lớn tuổi nên nếu qua cuộc giải phẫu, ngài cũng khó lòng phục hồi sức khoẻ. Trong khi đó, ngài còn rất nhiều dự án để thực hiện. Ngài mong thấy nhà thờ mới của Giáo xứ Lavang ở Portland sớm xây xong. Ngài cũng hy vọng được chóng thấy Thầy Marcel Văn cùng Dòng được Ðức Thánh Cha nâng lên hàng chân phước. Ðồng thời ngài còn là linh hướng của Lavang Foundation. Trong lãnh vực truyền thông, ngài là cây viết thường xuyên của Báo Mẹ và của các tạp chí Công Giáo khác. Ngoài ra, ngài cũng quan tâm đến việc sớm ra mắt cuốn sách “Ðiển Ngữ Các Thánh” mà ngài đã dày công biên soạn; chuẩn bị cho in cuốn “Giáo Hội Công Giáo Bước Vào Năm 2000” hiện đang được đăng hằng tháng trên Báo Mẹ; cùng đang viết dở cuốn “Ðiển Ngữ Kinh Thánh”.
Thấy tinh thần Cha Hồng Phúc có phần xuống, gia đình ngài đã mời các anh chị trong nhóm Thánh Linh đến nhà cầu nguyện, khiến ngài cảm thấy phấn chấn và phó thác hơn nơi Chúa và Mẹ Maria. Sau đó, ngài được đi thông tim để chuẩn bị cho việc mổ ung thư bao tử. Trong thời gian dưỡng bệnh tại nhà cô em gái, các cha trong Dòng đã thường xuyên đến thăm hỏi và ban bí tích. Mặc dầu gia đình can ngăn không cho làm việc, Cha Hồng Phúc vẫn cố gắng mỗi ngày viết ít nhiều cho đến khi được đưa vào Bệnh viện “The Good Samaritan” hôm 19/2/1999. Ngoài việc bị ung thư bao tử, ngài cũng bị chứng phình mạch máu (aneurism) và vì thế, các bác sĩ đã quyết định giải phẫu các động mạch này trước.
Sau cuộc mổ vào ngày 23/2/1999, mọi việc xem ra tốt đẹp nhưng rồi biến chứng bắt đầu. Ngài lúc tỉnh lúc mê, khi nào cũng nhắc đến việc phải bỏ phiếu bầu bề trên. (Thời gian này, Phụ tỉnh DCCT Hải ngoại đang tổ chức tiến hành bầu bề trên mới). Ngày 7/3/1999, để thoả mãn ước nguyện của Cha Hồng Phúc, cô Nga, người cháu ruột gọi ngài bằng cậu, xin Cha Cố vấn Phụ Tỉnh Vũ Minh Nghiễm đưa phiếu đến để ngài bầu. Mặc dầu không thể nói năng, ngài vẫn tỉnh táo gật đầu đồng ý tên vị linh mục ngài muốn bầu. Ðiều này cho thấy ngài dù bệnh nặng vẫn luôn quan tâm đến sinh hoạt của Phụ Tỉnh. Chiều tối ngày 10/3/1999, Cha Hồng Phúc hôn mê hoàn toàn và lúc 9 giờ 25 sáng ngày thứ Năm 11/3/1999, ngài từ giã cõi đời.
Tin Cha Hồng Phúc ra đi đã được thông báo nhanh chóng trên các đài phát thanh, khiến nhiều người bàng hoàng xúc động. Những lời phân ưu qua điện thoại, điện thư từ khắp nơi trên thế giới gửi về Nhà Dòng, nói lên tâm tình yêu mến của biết bao thân hữu và con cái tinh thần của ngài.
Linh cửu ngài sau đó được để tại Nhà quàn Forest Lawn, Long Beach. Trong suốt 2 ngày từ 13-14/3/1999, nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân từ Orange County và Los Angeles đã đến viếng xác. Qua sáng thứ Hai 15/03/1999, một Thánh lễ an táng được cử hành lúc 9 giờ tại Nguyện đường Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp của Phụ Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế ở Long Beach do Cha Bề trên Phụ Tỉnh Ngô Ðình Thoả chủ tế với sự đồng tế của các linh mục thân hữu và trong Dòng. Nhiều người không ngại mưa to gió lớn và đường xá xa xôi đã đến dự Lễ vĩnh biệt Cha Hồng Phúc. Trong khi đó, tại Sài Gòn, chiều 15/03/1999, một Thánh lễ cầu hồn cho Cha được cử hành tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế với sự đồng tế của 18 linh mục trong Dòng cùng sự tham dự của thân nhân ngài và đông đảo tín hữu.
Ngày thứ Tư 17/3/1999, linh cửu Cha Hồng Phúc đã được máy bay đưa về Portland, nơi ngài đã ở và phục vụ Cộng đồng dân Chúa suốt 18 năm cuối đời. Thánh lễ an táng cho ngài được cử hành lúc 7 giờ tối ngày 19/3/1999 do Ðức Cha Phụ tá Kenneth Steiner chủ tế với sự hiện diện của Ðức Tổng Giám mục John Vlazny cùng nhiều linh mục Việt Mỹ đồng tế và rất đông giáo dân tham dự. Vào 10 giờ sáng, một nghi thức tiễn đưa được cử hành trong ngôi thánh đường mới của Giáo xứ Lavang đang xây dở. Sau đó linh cửu Cha Hồng Phúc được đưa ra Nghĩa trang Gethsemani. Nơi ngài an giấc ngàn thu nằm dưới bóng tượng bia Mẹ Lavang, người Mẹ mà ngài hằng yêu mến kể từ ngày là một cậu bé 11 tuổi trên chuyến xe lửa từ Quảng Bình vào Huế để dâng đời mình cho Thiên Chúa.
Một người con Chúa, một người tu sĩ, một linh mục, một nhà báo và một nhà văn Công Giáo, suốt đời chỉ biết sống và phục vụ theo tinh thần của một sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế, Cha Hồng Phúc đã được Thiên Chúa thương gọi về sau 78 năm trên dương thế trong đó có 56 năm khấn dòng và 51 năm linh mục. Ngài ra đi về Nhà Cha trong niềm thương nhớ của rất nhiều người: Các sĩ tử Dòng Chúa Cứu Thế trong cũng như ngoài nước, một người em gái cùng nhiều cháu đang sinh sống tại Hoa Kỳ và Việt Nam, các linh mục tu sĩ và giáo dân quốc nội cũng như quốc ngoại.
Cha Hồng Phúc tuy ra đi nhưng vẫn để lại một tấm gương sáng ngời về lòng yêu mến và tận tụy với Thiên Chúa, với Mẹ Maria, với Giáo Hội và với Dòng Thánh. Nguyện xin Thiên Chúa từ ái đón nhận Cha vào cõi vĩnh hằng sau một đời hiến tế.
Dạ, Cám ơn chị Năm đã “Giải đáp thắc mắc”.
À, em tình cờ gặp đọc được thông tin này, bởi nhơ nhớ chị và chị Ba có nói…Lm Chân Tín là chủ bút của Bán nguyệt san Tuổi Hoa trước 1975, hẳn là chị Năm đã biết tin này?:
– Phân ưu của Bauxite Việt Nam
Được tin Linh mục STÊPHANÔ NGUYỄN TÍN tức CHÂN TÍN vừa qua đời ngày 01 tháng 12 năm 2012, sau khi hoàn tất hành trình 92 năm ở trần gian, 68 năm tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, 63 năm sứ vụ Linh mục, chúng tôi, BBT BVN xin được bày tỏ lời phân ưu thành kính.
Linh mục Chân Tín là tấm gương của một nhà chân tu, kết hợp được đức tin tôn giáo nhân ái với tư duy độc lập của một công dân trí thức yêu nước, vì con người, luôn mong cho xã hội được công bằng, dân chủ, tự do. Linh mục qua đời để lại nhiều tình thương yêu nơi trần thế.
Xin chia sẻ niềm tiếc thương sâu sắc của chúng tôi và của bạn bè tới Dòng tu Chúa Cứu Thế, tới Giáo hội cùng gia đình Linh mục Chân Tín.
Bauxite Việt Nam
http://www.boxitvn.net/bai/43208
Cảm ơn Tuấn Anh. Để biết thêm về linh mục Chân Tín, mời em đọc bài này
Lm. Chân Tín: Trang viết cuối cùng
VRNs (04.12.2012) – Sài Gòn – Vào chiều hôm qua, ngày 03.12.2012, cô Thảo, người cháu gọi cha Chân Tín bằng ông, người trực tiếp chăm sóc cha Chân Tín vài tháng cuối cùng này, đã chuyển cho VRNs trang viết cuối cùng của cha Chân Tín. Theo cô Thảo, cha Chân Tín muốn trang việt cuối cùng này của ngài được đọc thay cho điếu văn tiễn biệt ngài, nhưng DCCT VN không có tiền lệ đọc điếu văn cho các linh mục tu sĩ DCCT qua đời, nên điều đó không thể thực hiện.
Xét thấy nội dung trang viết cuối cùng của ngài đề cấp đến một vấn đề có liên quan trực tiếp với ngài và anh em cộng sản, mà từ sau 1975 cho đến nay, nhiều người vẫn nói ra nói vào, thêm đủ thứ mắm muối, mặc dù không biết rõ sự thật, nên VRNs xin được công bố trang viết cuối cùng này đến toàn thể công luận để mọi người được tường.
————-
Các bạn thân mến.
Nay tôi đã 92 tuổi với những cơn bệnh nặng chắc tôi không qua khỏi đe doạ đó, tôi muốn gởi đến các bạn vài hàng để nói lên lập trường của tôi trong thời gian qua có nhiều sự hiểu nhầm trong sự đấu tranh của tôi, có người cho đến giờ này vẫn nghe tôi theo cộng sản nhưng thật sự ra niềm tin của tôi vào Giáo hội Công giáo luôn luôn vững bền.
Sau khi tôi lấy bằng tiến sĩ thần học ở Roma vào năm 1953, tôi được bề trên đề cử dạy môn thần học ở học viện DCCT Đà Lạt, tôi đã hết sức giúp sinh viên nắm vững, giáo lý của Giáo hội, sau đó tôi về Sài Gòn lo việc tòa báo Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (ĐMHCG).
Vì công đồng Vatican II sắp đến, nên bề trên muốn cho tôi giúp giáo dân nắm vững thần học của cộng đồng Vatican II. Tôi đã cố gắng hết sức nhưng vào 1 lúc nào đó, Cha Giám Tỉnh Trần Tử Nhãn, nhận thấy những tư tưởng của tôi về công đồng, có vẻ quá cao đối với giáo dân xưa nay quen đọc báo đạo đức, do đó ngài chuyển báo ĐMHCG cho 1 linh mục khác. Từ đó tôi lập tờ báo Đối Diện để người tín hữu nắm được những điều cần thiết để đối diện với vấn đề hiện tại đặc biệt vấn đề cộng sản (CS).
Vào năm 1971, cuộc đấu tranh giữa quốc gia và CS tăng dần. Sinh viên SG nổi lên chống đối chế độ quốc gia, đòi hỏi những quyền lợi của họ và cuộc đấu tranh trở nên gay gắt. 1 số sinh viên (sv) đã bị bắt và bị tra tấn, 8 Linh Mục, trong đó có tôi điều tra cẩn thận những cuộc tra tấn dã man, nên chế độ quốc gia lên án chúng tôi, cho rằng chúng tôi ủng hộ Cộng Sản, nhưng thật sự chúng tôi là những người quốc gia đòi hỏi 1 chế độ tự do, do đó mà chúng tôi lên án cuộc bắt bớ tra tấn đấu tranh vì con người, dù nay chúng tôi mang tiếng là ủng hộ CS cuộc đấu tranh giữa sinh viên và nhà nước quốc gia kéo dài hàng tháng và tờ báo Đối Diện của chúng tôi theo dõi rất kỹ về cuộc đấu tranh này, và chúng tôi luôn bảo vệ sv.
Lẽ dĩ nhiên trong số sv đó có người CS nhưng tôi bênh vực con người khi cuộc đấu tranh giữa sv và quốc gia đã ngã ngũ và cuộc đấu tranh giữa quốc cộng đã ngã ngũ quân đội Bắc Việt đã bao vây khắp nơi, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từ chức vào ngày 28/4, tướng Dương Văn Minh lên cầm quyền, tôi cùng một số anh em được xem là thành phần thứ 3 không theo CS cũng không theo quốc gia. Do đó mà chiều ngày 29/4 Đại tướng Dương Văn Minh đã gửi 1 phái đoàn của chỉnh phủ vào sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) để thương thuyết nhưng không thành công.
Vào chiều 29/4 tôi vào dinh của tổng thống yêu cầu thả tự do cho tù nhân chính trị để tránh những cuộc xô sát trong những ngày cuối chiến tranh. Tướng Dương Văn Minh cho tôi hay đã thả tù vào buổi sáng, tướng Dương Văn Minh khẩn khoản nài xin tôi với LS Trần Ngọc Liễng và Giáo sư Châu Tâm Luân vào TSN một lần nữa để thương thuyết với chính quyền Bắc Việt. Vào lúc 6 giờ chiều, 3 anh em chúng tôi thấy nguy hiểm, nhưng vì hoà bình, 3 anh em chúng tôi treo cờ trắng trên xe hơi đi vào TSN, lúc đó tình hình rất căng, chúng tôi có thể bị bộ đội và lính quốc gia bắt trên đường vào TSN, dù vậy chúng tôi cũng liều đi với cờ trắng.
Trên đường đi bị chặn nhiều nơi nhưng chúng tôi có giấy của tướng Dương Văn Minh giới thiệu vào thương thuyết với chính quyền Bắc Việt, lúc chúng tôi vào đó 1 trung tá Bắc Việt đón chúng tôi và hỏi lý do phái đoàn này vào gặp với giấy giới thiệu của tướng Dương Văn Minh, họ biết chúng tôi là thành phần thứ 3 và trung tá đưa chúng tôi xuống dưới hầm cấp cứu của bộ đội, ở đó tướng Tuấn của Bắc Việt đến gặp chúng tôi. Họ hỏi lý do và họ cho biết cuộc thương thuyết đã chấm dứt đến nơi rồi, chúng tôi liền cho họ biết tình hình quân sự của chính quyền Sài Gòn đã quá tồi tệ, các tướng lãnh từ sáng sớm đã bay ra ngoại quốc, do đó chúng tôi yêu cầu bộ đôi Bắc Việt không nên bắn phá Sài Gòn như ý định của nhà nước Bắc Việt, vì lý do cuộc chiến tranh không thể chấm dứt nên yêu cầu bộ đội Bắc Việt không nên bắn phá Sài Gòn, phá huỷ cơ sở và giết dân vô tội. Báo cáo của chúng tôi trước tướng Tuấn gởi ra đại tướng Võ Nguyên Giáp là bộ trưởng quốc phòng, hỏi ý kiến tướng VN Giáp, cuối cùng đồng ý không theo kế hoạch cũ bắn phá Sài Gòn, nhưng chỉ bắn qua loa rồi cho bộ đội vào TP, như vậy tránh được sự đổ nát và chết choc.
Sau khi biết tin chắc chắn về quyết định đó của tướng Giáp, 3 anh em chúng tôi xin phép về Sài Gòn, thế nhưng tướng Tuấn cho hay chính lúc đó bộ đội xâm nhập TSN và phát pháo của Việt Cộng vào TSN để chuẩn bị cho cuộc xâm nhập của bộ đội, 3 anh em chúng tôi phải ở lại trong hầm đến lúc tiếng súng ngưng.
Anh em chúng tôi xin rút về Sài Gòn thì được biết bộ đội xâm nhập vào TSN, do đó chúng tôi ở lại trong hầm cho đên chiều ngày 30/4/75. khi thấy hình ảnh của tôi trong TSN ngày 30/4 nhiều người nghĩ rằng tôi vào đó để rước cộng sản về Sài Gòn.
Mãi đến ngày hôm nay nhiều người còn nghĩ như vậy, thực ra chính 3 anh em chúng tôi được chính quyền Sài Gòn gởi vào gặp Việt cộng và nhờ đó chúng tôi đã cứu Sài Gòn khỏi nạn bom đạn chết chóc chứ đâu có phải chúng tôi theo cộng sản, mà sau khi cộng sản nắm chính quyền toàn quốc, qua báo chí và hoạt động tôi luôn luôn chống đối những biện pháp vô nhân đạo của cộng sản đặc biệt vào Tuần Thánh, Mùa Chay năm 1990, tôi giảng 3 bài sám hối đặc biệt chống lại đường lối của cộng sản, do đó cộng sản nghi rằng tôi bắt đầu vận động một cuộc lật đổ chế độ cộng sản ở Miền Nam và tôi đã bị lưu đầy ra ở Cần Giờ 3 năm cho đến ngày anh ruột tôi là cha Phaolo Nguyễn Văn Cơ chết ở Nha Trang, tôi mới được thả về để chịu tang anh tôi.
Và từ ngày trả tự do về Sài Gòn tôi vẫn dùng ngòi bút chống lại đường lối của cộng sản, nói như vậy để thấy rằng tôi không bao giờ chạy theo cộng sản, ủng hộ đường lối của cộng sản. Tôi cũng một lòng trung thành với Giáo Hội. Và cho đến giờ này trên giường bệnh, tôi vẫn tiếp tục chống lại chế độ cộng sản và bênh vực GHCG. Xin Chúa chứng giám cho lòng thành tín của con.
Chân Tín
(nguồn: chuacuuthe.com)
Chị Năm, đọc gặp trong 1 câu trả lời cho độc giả NG.MINH.T (Saigon)
-“Trong số ấy có 84 vị được tôn phong hiển thánh và chơn phước…”
– Hiển thánh và chơn phước, là gì và thế nào, chị Năm có thể giải thích rõ một chút được chứ ạ?
Cám ơn chị.
Tuấn Anh: Chơn Phước (hay Chân Phúc) còn được gọi là Á Thánh. Đây là một tước hiệu được tôn phong trước khi được phong Hiển Thánh.