Trang chủ > Xã Hội > Ngày Nhà Giáo Việt Nam 2012

Ngày Nhà Giáo Việt Nam 2012

.

Mấy hôm nay trang PV được nhiều bạn (có lẽ là học sinh) chiếu cố, vì bài này: Bài cho ngày Nhà giáo Việt Nam

.

Ngày Nhà Giáo Việt Nam còn được gọi là ngày “tết” của các thầy cô giáo. Để mừng ngày này, hồi xưa thời còn đi học, chúng tôi đã lo chuẩn bị từ cả tháng trước: làm báo tường, tập dượt, trình diễn văn nghệ và các môn thể dục thể thao. Rồi đúng ngày 20/11, bọn học sinh lau chau ấy vui sướng được nghỉ học sau khi dự một buổi lễ “hoành tráng” tại trường. Thời nay chắc cũng thế, vì học sinh thì chỉ có vậy. Cũng có thể là ngày nay bớt đi tiết mục báo chí mà thêm cái vụ quà cáp, cho nó… theo kịp thời đại văn minh “hậu hiện đại” (?)

Ngày Nhà Giáo Việt Nam năm nay (2012) có ai đau lòng không, khi mà một thầy giáo sắp bị đưa ra tòa phúc thẩm, vào đúng ngày 20/11.

Thầy “phạm tội” yêu nước. Nhưng tòa sơ thẩm đã kết tội Thầy khác đi, bằng những xảo thuật ngôn ngữ.

Lễ lạc, cờ quạt, diễn văn mà làm gì; quà cáp, hoa và những lời xưng tụng mà làm gì? Ngành giáo dục- ngành mệnh danh là có sứ vụ trồng người- tại sao lại im lặng?

Một nhà giáo dục có tâm huyết đã phải thốt lên: Nền giáo dục Việt Nam ngày nay đã lạc đường. Lạc đường chứ không phải tụt hậu, vì tụt hậu thì còn mong có lúc đuổi kịp. Lạc đường thì ngày càng xa rời chân lý.

Chuyên mục:Xã Hội Thẻ:
  1. Ngô Tấn
    12/11/2012 lúc 15:16

    “Nền giáo dục Việt Nam ngày nay đã lạc đường…”

    Nào có “lạc đường”!?
    Họ đã thiết kế nền giáo dục xhcn “đúng đường” theo “ông tổ” của họ đấy chứ…

    – “Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.”
    (Điều 3 – Luật giáo dục)

    Có điều, cái con đường giáo dục xhcn “quái thai” ấy, các nước trên toàn thế giới đều…che tai, nhắm mắt và bịt mũi tránh chạy…như tránh…HIV/AIDS, vậy!

  2. Võ Trung Tín
    12/11/2012 lúc 21:38

    Chời..chời..!
    Chị Năm post entry này kèm theo link dẫn đến bài ” Bài cho ngày Nhà giáo Việt Nam”..khiến ròm em thấy..”xốn xan” trong lòng là lạ lắm đó nghen!
    Bởi trong entry ấy, có đầy đủ “bá quan văn võ” tham gia còm, làm không khí còm trò chuyện thật là thân tình sinh động, đầy tình cảm ấm cúng như trong một đại gia đình..dzậy đó!

    Nào là…bên nam, hiện diện đầy đủ những “anh hùng hào kiệt”..bác Chinook, bác Lãng Tử, bác Công Thành, bác đồ Trọc, bác Trà hâm lại, bác Dân Cổng chốt, anh hai hth, dzà..ròm em! hihihihihihi…
    Bên nữ, thì góp mặt đầy đủ những..”giai nhân tuyệt sắc” (hihihihihi…) bác Nguyễn thị Phương Lan, bác Trịnh Hâm, chị Hai Nha Trang, chị Ba Nguyệt Mai, chị Tư Hà Linh, chị Năm Phay Van, dzà..”ấy” BV!

    Ui..! 225 comments đầy cởi mở, vui vẻ, thân tình, ấm cúng, lịch sự..ở trong một entry, đâu dễ gì mà một blog nào cũng có được..cái tình thân mật ấy…!!!!

    Ròm em ước mong sao, với cái entry này..cái không khí còm ấy..quay trở lại nhỉ!

    – Các bác, các chị..Ơ.ơ.ơ..iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii…ơi…..

    • Võ Trung Tín
      13/11/2012 lúc 21:48

      Chị Năm: – “Năm ngoái vui há em”
      Ròm em: – “Năm nay buồn hở chị”

      hihihihihi…

    • Võ Trung Tín
      14/11/2012 lúc 22:27

      “Hihi, đối chan chát”

      Ủa..! Chị Năm?
      Có loại câu..”Đối chan chát”..nữa sao ta?
      Dzậy mà..ròm em tưởng nó là câu..”Đối tức cảnh”..kiểu này,,chứ!

      – “Giơ tay với thử trời cao thấp
      Xoạc cẳng đo xem đất vắn dài”
      Hihihihihi…

      Bởi, học đọc thấy:
      Gs Dương quảng Hàm, phân loại câu đối, gồm:
      Đối mừng, Đối phúng, Đối tết, Đối thờ, Đối tự thuật, Đối đề tặng, Đối tức cảnh, Đối chiết tự, Đối trào phúng, Đối tập cú và.. Đối thách.

  3. Võ Trung Tín
    12/11/2012 lúc 21:47

    Hai truyện thật ngắn, đọc..”thư giãn”..nhân ngày nhà giáo 20/11..nghen chị Năm:

    1/ QUYỂN SÁCH

    Tôi là giáo viên Tiếng Anh. Đến lớp, dặn các em không ghi lời giải vào sách trước.
    Hôm qua, phát hiện một quyển sách đầy nét bút, tôi quát: “Sao em gian dối với thầy?”
    Nó không nói, oà khóc.
    Đứa bạn bảo: “Mẹ nó nghèo, nó mua sách cũ đó thầy”.
    Tim tôi như rạn nứt: ba năm sư phạm tôi đâu có học điều này!

    (Tăng khắc Hiển)

    2/ CÙNG NGHỀ

    Thằng bé mới bảy tuổi ngây thơ hỏi bố:
    – Sao hôm nay nhà cô Lan đông học sinh vậy bố?
    – Ngày 20/11 con ạ, các anh chị đến thăm và chúc mừng cô giáo của mình đấy.
    – Vậy thầy giáo thì có được học trò thăm không hả bố?
    – Có chứ con vì đây là ngày của thầy, cô luôn mà.
    – Sao mấy anh, chị không thăm bố?
    – À… thì tại vì…mấy anh, chị…gặp bố ở trường rồi…

    Thằng bé không biết bố nó đã nói dối. Chỉ vì cô Lan là giáo viên dạy toán, còn bố nó là giáo viên thể dục.

    (Ủng Sơn ca)

    • 13/11/2012 lúc 08:11

      Dạy thể dục, văn, sử, địa, công dân là hết đường suy nghĩ há em, trong cái xã hội này.
      Nhưng đấy là những môn nhân bản.

  4. Võ Trung Tín
    12/11/2012 lúc 21:58

    Và…

    – NỖI NIỀM CỦA MỘT GIẢNG VIÊN NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO.

    “Ước gì đừng có ngày 20/11”, Thạc sĩ giáo dục Phạm Phúc Thịnh, Giảng viên Khoa Toán ứng dụng tin học trường Đại học kinh tế kỹ thuật Bình Dương mở đầu lá thư gửi VnExpress.net, tâm sự nhà giáo đang “cô đơn” giữa cộng đồng.

    Ước gì đừng có ngày 20/11.
    Ngày 20/11 lại đến, một ngày lúc đầu mang ý nghĩa tôn vinh những người làm công tác giáo dục, nhưng theo dòng đời trôi cùng với tác động của cơm áo gạo tiền trở thành “ngày lễ thầy” với đúng nghĩa đen của từ lễ.
    Thật vậy, cách tổ chức mừng ngày này của các trường na ná giống nhau về hình thức. Các thầy cô giáo phải đến trường, nghe những lời huấn dụ phải thế này, thế kia… Điều quan trọng nhất là làm gì để cho vị thế của giáo viên trong xã hội được nâng cao, được tôn trọng thì lại chia ở thì tương lai với động từ “sẽ…” mà không biết bao nhiêu năm “sẽ…” đã trôi qua. Tại sao trong ngày này, giáo viên không được nghỉ ngơi thư giãn, đi chơi đâu đó để có thể đón nhận những niềm vui thật sự từ học trò, từ người thân, từ bạn bè..
    Có ngày 20/11 để làm gì, khi những món quà tặng thầy cô bị biến tướng thành phong bì, voucher quà tặng với 1 chữ số khác 0 đứng trước và đi kèm theo đó là 5 hoặc 6 chữ số 0. Để rồi sau đó, các phương tiện truyền thông và một bộ phận xã hội người dân nhìn, nói những lời xúc phạm nặng nề đến nhân cách của giáo viên. Là giáo viên chân chính không ai muốn điều đó cả. Nhưng hình như mọi người quên rằng, có những phụ huynh thật sự có điều kiện về kinh tế, họ không được tặng cho người thầy cô mà con cái họ yêu quý những món quà có giá trị lớn sao? Và người giáo viên nhận những món quà này có gì sai chăng?
    Có ngày 20/11 để làm gì khi mỗi ngày trong cuộc sống, người giáo viên đang là những “Don Quixote” cố gắng giáo dục cho học trò viết đúng tiếng Việt, tôn trọng những chuẩn mực đạo đức của xã hội, tuân thủ luật pháp; thì hàng loạt “cối xay gió” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” lại in vào đầu các em những câu văn vô nghĩa, những câu nói vớ vẩn mà một số người lớn lại biện minh đó là “sự sáng tạo của tiếng Việt hiện đại”. Những hành động vô cảm trước hoạn nạn của người khác, thậm chí còn hưởng lợi từ sự thiếu may mắn của người khác. Để rồi đến một ngày khi đám trẻ trở thành sát thủ, giải quyết mọi mâu thuẫn bằng bạo lực, mọi nguyên do lại được quy về “không biết thầy cô dạy dỗ như thế nào?”.
    Có ngày 20/11 để làm gì khi có những phụ huynh vì không nhìn thấy cái sai của quý tử nhà mình, sẵn sàng hành hung giáo viên, hả hê khi thấy giáo viên bị kỷ luật chỉ vì không kiềm chế được trong lúc nóng giận đã lỡ quất vào mông của quý tử đó một roi. Chưa bao giờ, giáo viên lại là người dễ bị “bắt nạt” như bây giờ, giáo viên bị phụ huynh hành hung, bị học sinh tấn công thì mọi chuyện sẽ không có gì ầm ĩ. Nhưng chỉ cần giáo viên có một hành động gì đó không đúng chuẩn mực lắm thì ngay lập tức hàng loạt “cơn mưa đá” sẽ trút xuống người giáo viên tội nghiệp, mà hình như mọi người ném đã quên mất rằng giáo viên cũng có đầy đủ hỷ nộ ái ố của một con người bình thường.
    Khi cuộc sống đời thường của người giáo viên quá nghèo khổ thì bị nhìn với cặp mắt thương hại. Nhưng khi người giáo viên vươn lên thoát nghèo bằng chính nghề nghiệp của mình thì bị xã hội mỉa mai gọi là “bán chữ”, thậm chí còn bị xem đó như hành vi phạm tội, lập ra đội chống dạy thêm để hạch sách.
    Xã hội đòi hỏi giáo viên phải sống thanh bạch như những cụ đồ ngày xưa trong làng xã, nhưng quên mất rằng những cụ đồ ngày xưa chỉ chăm lo việc dạy, còn cuộc sống được dân trong làng đảm bảo không để thầy phải bận tâm về cơm áo gạo tiền. Những người thầy mẫu mực được gọi là “vạn thế sư biểu” trong lịch sử như Chu Văn An, Khổng tử… đều có một cuộc sống đời thường thanh bạch giản dị nhưng không phải thiếu thốn những nhu cầu cần thiết.
    Có lẽ, rất nhiều giáo viên đều ước rằng thay vì một năm có một ngày 20/11 với đủ các lời chúc hoa mỹ, quà tặng, với những lo lắng “đua quà” của phụ huynh, thì suốt cả năm cha mẹ hãy cùng chung tay với thầy cô trong việc giáo dục con em mình trở thành những người có ích trong xã hội, nói đúng ngôn ngữ tiếng Việt.
    Cả xã hội thay đổi cách nhìn, nâng cao vị thế và cuộc sống thực tế của giáo viên để người thầy không còn là những “Don Quixote” trong cuộc chiến chống lại những cái xấu; để giáo viên xuất hiện trước mắt học sinh thân yêu với hình ảnh đẹp và mẫu mực của một thầy cô giáo đúng nghĩa.
    Làm được như thế, ngày 20/11 không còn là một ngày của riêng ngành giáo dục mà mang một ý nghĩa to lớn hơn rất nhiều. Đó là ngày toàn dân vì tương lai của thế hệ trẻ sau này.

    (Phạm Phúc Thịnh)

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/cau-chuyen-cuoc-song/2011/11/noi-niem-mot-giang-vien-nhan-ngay-nha-giao-viet-nam/

    • Võ Trung Tín
      13/11/2012 lúc 21:21

      “Tín có thấy cái khẩu hiệu “dạy tốt, học tốt” hỗn quá không? Nó xúc phạm nặng nề đến những nhà giáo chân chính.”

      Ui..! Sao chị Năm nói trúng phóc ý của ròm em…dzữ dzậy!
      Chị Năm có tin không?
      – Hồi học phổ thông, trong một buổi sinh hoạt lớp, ròm em bị ông thầy chủ nhiệm (đảng viên)..”cự” cho một trận..ra trò! Nhưng, nói thật (ngay cả đến bây giờ) ròm em cũng không phục cái “lý luận học thuộc lòng ra rả”của..thầy ấy! hihihihihi…

      Vì…Ngay từ năm học lớp 11, Tín ròm em đã có cái suy nghĩ, và đã có phát biểu cho rằng:
      Cái câu khẩu hiệu “Dạy tốt, Học tốt” này là..”không ổn”, vì cái khẩu hiệu “cụt lủn, thô thiển” mang tính nhồi ép chính trị (đi đôi với..vừa hồng vừa chuyên!) và “mệnh lệnh hành chính” quan cách đầy trịch thượng này, đã ẩn chứa một sự “can thiệp thô bạo” bao hàm sự không tôn trọng nghề dạy học cao quý, cũng như ẩn hàm sự không trân trọng lương tâm nghề nghiệp của những nhà giáo chân chính.

      Và, thực tế “chính trị” cuộc sống đã cho ta chứng kiến..quả đúng là như vậy!

      Theo cá nhân ròm em, câu: TIÊN HỌC LỄ, HẬU HỌC VĂN.
      Luôn luôn là phương châm và là chân giá trị với môi trường giáo dục..vậy!

      – “Lễ” là phạm trù chỉ đạo đức. “Lễ” có nghĩa là cách ứng xử, giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định. Theo đó, trong giao tiếp, ứng xử, trong giải quyết các mối quan hệ phải biết kính trên nhường dưới, biết đặt lợi ích riêng sau lợi ích chung. “Văn” có nghĩa là chữ, là kiến thức của loài người được tích lũy qua nhiều thế hệ.
      Muốn trở thành người có “lễ” thì phải học, mà học thì phải học “văn”, tức là học kiến thức. Tuy nhiên, học nhiều không có nghĩa là có đạo đức. Nếu một người có học mà không có “lễ” thì được xem là hạng bất nhân. Như vậy, “lễ” – “văn” không thể tách rời nhau.

      Do đó, cá nhân ròm em rất tâm đắc 2 cái còm của bác Trà Hâm Lại và bác Công Thành còm..ở entry “Bài cho ngày nhà giáo” mà chị Năm dẫn link:

      1/ Bác Trà hâm lại: Tháng Mười Một 16, 2011 lúc 07:11 | #136

      Mỗi năm cứ đến ngày 20/11 mình lại nhớ và thèm cảm giác được thày cô đánh khi xưa, suốt đời mình không bao giờ quên được ,…..
      Những ngọn roi của thày theo con suốt cuộc đời , và thật không tưởng tượng được mình sẽ ra sao nếu không có những lằn roi ấy của thày ,….

      Một lần, ông cụ thân sinh ra mình dắt tới nhà thày để xin lỗi vì một vụ nghịch phá của mình, ông cụ một điều thưa thày, hai điều thưa thày,… khi ra về, ông hơi c*i đầu chào thày,…
      Thấy lạ ( vì mình cho rằng ông cụ lớn tuổi … ) mình hỏi thì ông nói ” vì thày là thày giáo con ạ ”
      Có lẽ những lằn roi của thày và lời nói của ông cụ đã theo mình suốt cuộc đời !
      ( nếu không có những điều trên thì có lẽ bây giờ mình đã làm đến bí thư một tỉnh rồi )

      2/ Bác Công Thành: Tháng Mười Một 15, 2011 lúc 11:01 | #7

      Nhân chủ đề của entry Ngày Nhà Giáo Việt Nam ! Xin mạn phép chia sẻ một vài lượm lặt những câu Danh Ngôn…, chúng ta cùng suy ngẫm…thư giản:
      1/ Dưới ánh mặt trời, không có nghề nào cao quý như nghề dạy học ( Comenxki )
      2/ Một gánh sách không bằng một người thầy giỏi . ( Ngạn ngữ Trung quốc )
      3/ Dạy tức là học hai lần . ( G. Guibe )
      4/ Người thầy trung bình chỉ biết nói . Người thầy giỏi biết giải thích . Người thầy xuất chúng biết minh hoạ . Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng . ( William A. Warrd )
      5/ Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống, hay cung cấp công cụ để đạt được sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn đến cái CHÂN và thực hành cái THIỆN . ( Vijaya Lakshmi Pandit )

      • 14/11/2012 lúc 11:56

        Chị kể Tín nghe: Hồi năm lớp 12, chị bị học văn với một thầy giáo ngoài Bắc vào. Ông dạy không hay, mà hay xưng tụng Tố Hữu với bác Hồ. Giờ ra chơi, một bạn (nam) trong lớp lấy phấn viết giòng chữ “dạy tốt, học tốt” thật to trên bảng. Thầy vào lớp, giận tái mặt, méc ông hiệu trưởng. Kết quả là bạn ấy bị hạ điểm đạo đức.
        Thấy không? Giáo viên, và ngay cả hiệu trưởng- cũng còn sợ bốn chữ này.

    • Võ Trung Tín
      13/11/2012 lúc 21:37

      Chị Năm ơi, chị đọc bài này chưa dzậy?
      Có một cha nội “thần nước mặn” cũng mang danh “chí rận xhcn đầy mình”, có cái gọi là “tham luận”..đưa “tối kiến”…

      – Khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”… nên chấm dứt?

      “Việc sử dụng lại khẩu hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” từ hơn chục năm nay, theo tôi, chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt.”
      (Tham luận của nhà Nghiên cứu phê bình Văn học: Lại Nguyên Ân)

      Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với “tư tưởng phong kiến” đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại.

      (…)

      http://vn.news.yahoo.com/kh%E1%BA%A9u-hi%E1%BB%87u-ti%C3%AAn-h%E1%BB%8Dc-l%E1%BB%85-n%C3%AAn-ch%E1%BA%A5m-d%E1%BB%A9t.html

    • Võ Trung Tín
      13/11/2012 lúc 21:44

      Và…đây là tâm tư suy nghĩ của một độc giả với tham luận “tối kiến” của cha nội “chí rận xhcn đầy mình”…

      – Bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” ?

      Hôm nay rất lấy làm sửng sốt khi đọc bài này: Khẩu hiệu ‘Tiên học lễ…’ nên chấm dứt?
      Càng sửng sốt hơn khi bài viết lại từ một nhà nghiên cứu văn học viết ra!
      Đọc xong cả bài lặng mất khoảng 5′ và biết dùng từ như nào để diễn tả tâm trạng của mình nhỉ?
      Có lẽ là BÀNG HOÀNG, XÓT XA và cuối cùng là GIẬN!

      (…)

      http://www.truongxua.vn/card/1437932

    • Võ Trung Tín
      14/11/2012 lúc 22:33

      “Chị kể Tín nghe: Hồi năm lớp 12, chị bị học văn với một thầy giáo ngoài Bắc vào. Ông dạy không hay, mà hay xưng tụng Tố Hữu với bác Hồ. Giờ ra chơi, một bạn (nam) trong lớp lấy phấn viết giòng chữ “dạy tốt, học tốt” thật to trên bảng. Thầy vào lớp, giận tái mặt, méc ông hiệu trưởng. Kết quả là bạn ấy bị hạ điểm đạo đức.
      Thấy không? Giáo viên, và ngay cả hiệu trưởng- cũng còn sợ bốn chữ này.”

      Hihihihihi…
      Ròm em cũng kể chị Năm nghe..nghen:

      Hồi đó, ròm em cũng bị hạ một bậc đạo đức (ròm em chẳng có là..đòn dziên, đòn gánh..dzì hết cả…hihihihihi..) nên cũng thấy hơi lo lo, vì sợ Ba Má em..mắng!

      Nhưng, khi Má em đi họp phụ huynh về, rồi có trao đổi với Ba em sao sao đó..hổng biết (?), mà..Ba em kêu em tới, lúc đầu ổng “đóng mặt lạnh” làm ròm em muốn thót tim, nhưng bỗng ổng bật cười và nói:
      – Ngó mày ốm nhách, vậy mà cũng..to gan vuốt râu hùm..dữ hén! Từ rày về sau, muốn phát biểu gì , hãy cẩn thận mồm miệng đó nghen con!
      Thế là..thoát!
      Hihihihihi…

      Nhưng chị Năm ơi,
      – “Chứng nào tật nấy”..hở thấy..”gai gai, trái trái”, thì ròm em quên tuốt luốt..lời Ba dặn luôn!
      Hihihihihihi…

  5. Võ Trung Tín
    12/11/2012 lúc 22:23

    Cùng..một bài giảng “nổi tiếng”..

    Và nó..”Nổi tiếng”..ở góc độ giáo dục nào, thì..tuỳ quan điểm của mỗi người đánh giá..vậy!

    • Võ Trung Tín
      14/11/2012 lúc 23:01

      “Không có cái gì bảo đảm cho đạo đức của một nhà Nghiên cứu phê bình Văn học em nhé. Thế nên, ý kiến của ông LNA thì cũng như ý kiến của bao người khác, nó phản ảnh trung thực thành quả mấy mươi năm trồng người của miền Bắc xhcn.”

      Dạ chị Năm,
      Cho nên ròm em có thể tự tin nói mà không hề sợ bị “ai” đó nổi chứng “tự ái rởm”, rồi bày đặt..“ném đá”, cho là.. “vô lễ”, bởi, đọc và chứng kiến thấy cái giới được gọi là “cây đa cây đề..trí thức xhcn” nhiều lúc..”vô liêm sỉ”..hết sức!
      Trang “Tạp chí Gs dỏm” là một minh chứng hùng hồn nhất.
      Và, cũng như không phải mình ròm em thấy đâu đó nghen…
      Hổng tin, chị Năm đọc..nè..

      MÙI DANH HIỆU
      “…Cứ mỗi mùa xét duyệt Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật và các danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, cũng như xét phong học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư cho giới nhà giáo, nhân sĩ, học thuật… là lại kiện tụng, cãi chửi nhau ỏm tỏi. Đến mức có vị nhà giáo khả kính phải buột miệng về cái “qui trình giáo sư” bằng một câu chua xót “nhục lắm em ạ!”
      Có cái gì trong đấy mà “nhục” đến thế? Tại sao nhục đến thế mà vẫn khối người tranh nhau để được chui vào?…”
      http://motgocnhinkhac.blogspot.com/2011/07/mui-danh-hieu.html

    • Võ Trung Tín
      14/11/2012 lúc 23:11

      “Tội nghiệp vị độc giả này. Giận chi mà giận. Nền giáo dục xhcn có bao giờ đã từng “Tiên học lễ, hậu học văn” chưa?”

      Ui..! Chị Năm..!
      Họ có học..”Tiên học lễ…”…đấy chứ!!!!

      Cái sự giáo dục..“Tiên học lễ…” của nền giáo dục “ưu tú của một thời xhcn”..đây nè…

      – “…Nhận giải thưởng nhà nước cao quí vinh hạnh thế, sao không ngửa mặt thẳng đầu lên, lại phải cúi mặt khom mình đến vậy?
      Tư thế người trí thức hèn mạt đến vậy sao? …”

      http://motgocnhinkhac.blogspot.com/2012/09/tu-nguoi-tri-thuc.html#more

  6. Đinh Thành
    13/11/2012 lúc 15:34

    Có thể nói không ngoa, ngày nay ở VN, tìm được những nhà giáo đủ chuẩn “sư phạm” cùng những phẩm chất “mô phạm” hiện đang đứng trên bục giảng, thì quả thật là rất hiếm…

    Nhưng dù sao, nhân ngày nhà giáo 20/11, cũng thành tâm chúc mừng “ngày tết” của những thầy cô giáo…còn cái tâm sư phạm chân chính!

    • 14/11/2012 lúc 11:59

      Bác Đinh Thành: Bắt chước Diogène đốt đuốc giữa ban ngày đi tìm, không biết có ra không?

    • Đinh Thành
      15/11/2012 lúc 11:25

      Vâng, thế thì mời các bác cùng đọc tham khảo thêm:

      Thảo luận:Lê Bá Khánh Trình

      http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:L%C3%AA_B%C3%A1_Kh%C3%A1nh_Tr%C3%ACnh

      • 15/11/2012 lúc 19:13

        Diễn đàn này “kỳ” quá hở bác. Em thấy Lê Bá Khánh Trình nổi tiếng đấy chứ, đâu nhất thiết là phải có một công trình nghiên cứu gì.

      • dtg
        16/11/2012 lúc 09:54

        Anh Trình sinh 1962 chứ không phải 1963.
        Anh học sớm 1 năm nên trên lứa mình 5 lớp dù hơn 4 tuổi 🙂
        Mình nghe thầy kể anh được giải đặc biệt vì lời giải hay hơn(đơn giản hơn )của ban giám khảo.

        Anh Thắng thì học chung trường, trên 2 lớp nên mình cũng có biết 1 chút.

        Mỗi người chọn 1 con đường
        Nếu thấy hợp với mình, thấy hạnh phúc
        trường hợp anh Trình, chọn nghề giáo thầm lặng và được nhiều thế hệ học trò biết ơn
        thì đó,
        theo mình
        là 1 con đường rất đẹp
        và không dễ tí nào
        nhất là trong một xã hội như ở VN

        ( vì anh có thể dễ dàng chọn môi trường các nước tân tiến để nghiên cứu, dạy học như anh Thắng hay nhiều người khác )

        vậy thôi

      • 16/11/2012 lúc 13:11

        Dạ, bắt chước nói như Chị Cam Li trong “Một Người Thầy”, anh Lê Bá Khánh Trình đã đắc đạo.
        Năm Lê Bá Khánh Trình đạt giải, mình được biết qua một cô giáo dạy văn. Cô là người Huế và rất tự hào về thành tích của anh ấy.

      • 29/11/2012 lúc 12:28

        Cô Phay Van có nhầm nhọt từ trồng trọt sang chă nnuôi không đó ? Nổi tiếng ( hình như chủ để này cách đây ít ngày có trao đổi rồi phải không ? ) Buộc phải có ” cái gì ” đó chứ hè ? Ông Trình không có cái gì ngoài cái học giỏi ( phổ thông ) thì sao lại nổei tếng ? Trong quá trình dạy , ông ta cũng có được phong tặng danh hiệu nào đâu ( danh hiệu theo quy định của mỗi quốc gia )?
        Tóm lại , người như ông Trình ở xứ ta có mà lấy đấu mà đong !

      • 01/12/2012 lúc 18:02

        Em kính phục anh Lê Bá Khánh Trình, một tài năng toán học, bác Trà ạ. Và càng phục hơn khi thấy anh ấy không chọn con đường như Ngô Giáo sư. Anh ấy chiếm vị trí Người Thầy trong lòng sinh viên, như thế là đủ.
        Còn tiến sĩ (giấy) nước VN mình thì lấy thúng mà đong cũng không hết, bác ạ.
        Danh hiệu nhà nước VN này phong tặng có chi là đáng hãnh diện hở bác. Nó không phản ảnh cái thực học của người ta.

  7. Võ Trung Tín
    13/11/2012 lúc 22:16

    Chị Năm ơi, chị Năm đừng có mắng ròm em vì cái còm..”lộn chỗ”..này nghen:

    – Nhờ thông báo !!! làm phước.
    Chúng tôi vừa nhận email sau đây. Xin được post:

    – Chúng tôi có tìm thấy một hài cốt của một người lính đã chết trận tại NHA TRANG, thuộc tỉnh KHÁNH HÒA có thẻ bài ghi rõ:

    *Họ tên : NGUYỄN VĨNH LÂN
    *Số quân : 68/137969
    *Loại máu : O +

    Nếu ai là thân nhân của quân nhân nói trên
    xin vui lòng liên lạc
    Đ.T 0935.899.347 gặp Ni sư Thông Mẫn.

    Nhờ quý vị chuyển E-mail nầy đến những người mình
    quen biết may ra chúng ta có thể tìm được thân nhân
    của người này, để vong linh của người quá cố được
    đoàn tụ với gia đình.
    Đây là việc làm nhân đạo, xin chuyển tiếp. Xin cám ơn.

    https://tranhoaithux.wordpress.com/2012/11/12/nho-thong-bao-lam-phuoc/

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: