Trang chủ > Xã Hội > Đau lòng con quốc quốc

Đau lòng con quốc quốc

1. Từ tấm bản đồ nửa nước:

Tôi mới nhận được một email gồm nhiều hình cũ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, trong đó có tấm hình này:


.

Lần đầu tiên được nhìn thấy tấm bản đồ nửa nước tôi ngạc nhiên quá, vì không nghĩ người ta lại làm thế dù hồi đó đất nước chia đôi. Chắc là khi làm việc này họ cũng buồn lắm.

Tôi những tưởng tấm bản đồ nửa nước chỉ có trong các tài liệu hành chánh như cái hình dưới đây:

Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng Hòa năm 1972- theo CIA (nguồn: wiki)

.

Còn nhớ hồi lớp Ba tôi được dạy rằng nước Việt Nam hình cong chữ S, trải dài từ ải Nam quan đến mũi Cà mau. Đi tìm lại tài liệu cũ thì quả không sai. Tôi gặp được những hình này từ trang namrom64.blogspot.com:

.

.

.

.

2. Đến… ải Nam-quan

Sau tháng Tư 1975, người ta không còn phải đau lòng nhìn tấm bản đồ nửa nước nữa. Thế nhưng, những học sinh tiểu học may mắn được học cuốn sách địa lý lớp Ba trên đây- nay bỡ ngỡ khi bắt gặp những dòng này trong sách địa lý lớp 12 (nguồn):

Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; trên biển giáp Malaixia, Brunây, Philippin, Trung Quốc, Campuchia.
– Phần trên đất liền nằm trong khung hệ tọa độ địa lí sau:
+ Điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang,
+ Điểm cực Nam ở vĩ độ 8034’B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
+ Điểm cực Tây ở kinh độ 102009’Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
+ Điểm cực Đông ở kinh độ 109024’Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
– Ở ngoài khơi, các đảo kéo dài tới tận khoảng vĩ độ 6050’B, và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến trên 117020’Đ tại Biển Đông.
– Đại bộ phận nước ta nằm trọn trong khu vực múi giờ thứ 7.

.

Thế… ải Nam-quan ở đâu? Có ai biết không?

.

Chuyên mục:Xã Hội Thẻ:
  1. 08/11/2012 lúc 08:32

    Vụ này phải hỏi Nguyễn Trãi, nghe đâu từ thuở quân Minh mượn tiếng diệt phù Trần diệt Hồ để kéo quân sang xâm chiếm nước ta, thân sinh Nguyễn Trãi là cụ Nguyễn Phi Khanh bị Trương Phụ bắt mang đi, Nguyễn Trãi đưa chân đến ải Nam Quan.
    Từ đó, tên ải biên thùy phía Bắc này đã gắn liền với tên cụ Nguyễn Phi Khanh. Á Nam Trần Tuấn Khải viết bài thơ “Hai chữ nước nhà”: Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm/ Cõi trời Nam gió thảm đìu hiu. Hoàng Cầm viết kịch thơ “Hận Nam Quan”: – Nghe cha nói tương lai đầy ánh sáng/ Khiến lòng con bừng tỉnh một cơn mê/ Quỳ lạy cha, cha lên đường ảm đạm/ Rời Nam Quan, theo gió con bay về/ – Ôi! Sung sướng, trời cao chưa nỡ tắt/ Về ngay đi, ghi nhớ hận Nam Quan/ Bến Kim Lăng cho đến ngày nhắm mắt/ Cha nguyện cầu con lấy lại giang san.
    Nay đã ta đã lấy lại giang san nhưng ải Nam Quan thì biến mất, cái đó rõ ràng là tại… cụ Nguyễn Phi Khanh, giá mà thuở đó cụ chỉ cho Nguyễn Trãi theo tiễn đến… Đồng Đăng thôi, có phải là đỡ rách việc không! 😦

    • 08/11/2012 lúc 11:16

      Dạ, cảm ơn bác Ly. Để em hỏi lại cụ Nguyễn Trãi xem chỗ ngày xưa cụ tiễn chân thân phụ ở đâu nhé.
      Từ Đồng Đăng đến ải Nam quan còn xa không hở bác?

      • 08/11/2012 lúc 20:13

        Thị trấn Đồng Đăng cách biên giới phía bắc chừng 5km. Mở bản đồ vệ tinh Google sẽ thấy cả mục Nam Quan – hiện đang nằm ở phần đất của Trung quốc.
        Hồi nhỏ chúng mình học thì là “Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau”, sau 1975 thì nghe người ta gọi ải Nam Quan là mục Nam Quan. Gọi gì thì gọi, có một điều có thể khẳng định là chuyện dâu bể biến thiên, Nam Quan thành địa phận Trung quốc là chuyện gần đây!

  2. 08/11/2012 lúc 20:18

    Mình xem đi xem lại tấm ảnh cũ ở trên nhiều lần. Lấy làm lạ lắm, sao lại chỉ “nửa bức dư đồ” nhỉ? Thiên Chúa giáo vốn lấy yêu thương làm trọng, sao lại có quan niệm Chúa của riêng phần vĩ tuyến 17 trở vào? Ý Phay thì sao hè?

    • 08/11/2012 lúc 21:09

      Dễ ợt, người ta có ý định như Triều Tiên và HÀN QUỐC ! Miền Bắc Việt Nam thời bấy giờ in cả bản đồ còn miền Nam thì chỉ in 1/2 ! Cũng có thể đây là loại bản đồ tác chiến của nhà binh (?)

      • 08/11/2012 lúc 22:02

        Bác Trà và bác Ly: Em cũng lần đầu được thấy “nửa bức dư đồ”, lại trong một ngày lễ của Công Giáo nữa chứ, một tôn giáo vốn bao dung.
        Em có thắc mắc chuyện này với một vị (rằng tại sao lại vẽ chỉ một nửa nước VN) thì được trả lời là hồi xưa người ta hay vẽ bản đồ một nửa như thế, vì nó là VNCH.
        Em lại nghĩ: Người ta thấy chuyện đó rất bình thường, vậy… anh em mình nhạy cảm quá chăng, nhất là trong bức tranh toàn cảnh ngày nay.

  3. 08/11/2012 lúc 21:16

    Vật chất luôn biến đổi theo thời gian !
    Ngày xửa ngày xưa nước Việt Nam chỉ đến châu Ái. Nay đã dài đến mũi Cà Mau rồi còn gì. Vậy nên một vài địa điểm mất đi hoặc đổi tên âu cũng là điều tựt nhiên theo …. lẽ trời !
    Bây giờ nếu muốn chúng ta có thể xây một cái ải ngay trong sân Tao Đàn rồi đặt tên nó là ” ẢI NAM QUAN ” thì ….. có sao đâu !
    Cái chỗ mà Nguey64n Trãi khóc tiễn ông Nguyễn Phi Khanh bây giờ vẫn còn. Nó nằm phía bên kia hai lằn chấm chấm vài trăm mét. Ai muốn coi cứ xin visa rồi qua đó mà coi – tự nhiên !
    Điều đáng sợ không phải là nó ( ải Nam Quan ) nằm ở đâu , còn hay mất trên thực địa mà là nó có còn trong tâm hồn Việt không ! Chỉ cần trong mỗi con dân Việt , ải Nam Quan vẫn còn thì việc đưa nó trở về nguyên gốc chỉ còn là thời gian mà thôi !
    Huhuhuhuhuhuhuhuhuhuhuhu,……………………………………
    ” nam quốc sơn hà , nam Đế cư
    Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ”
    Vẫn còn âm vang khúc bi tráng này trong hồn Việt !

  4. Trần thị Bảo Vân
    08/11/2012 lúc 23:30

    Hù.uuuuuuuu.ù..!!!!

    Chào chị Năm,
    Út mới về hồi chiều, mệt quá, nên giờ mới vào nhà chào chị Năm đây…
    Nhà chị tự nhiên sao khó vào quá! Út phải “trèo” bằng thang của…VOA…đó! hihi…

    Chị Năm, Anh Năm và các cháu khoẻ chứ?
    Út đọc bài nghe…

    • Trần thị Bảo Vân
      09/11/2012 lúc 15:06

      – “Nước mất, nhà tan”

      Nhà chị (blog) cháy thì có…”ăn thua, nhằm nhò”…gì…”ba cái chuyện lẻ tẻ”…đó, chị Năm?!
      hihi…
      Chị Năm của Út…”dư sức qua cầu”…mà…
      hihi…

  5. Trần thị Bảo Vân
    08/11/2012 lúc 23:51

    – Chị Năm: “Lần đầu tiên được nhìn thấy tấm bản đồ nửa nước tôi ngạc nhiên quá, vì không nghĩ người ta lại làm thế dù hồi đó đất nước chia đôi…”

    – Bác Trà: “Cũng có thể đây là loại bản đồ tác chiến của nhà binh (?)”

    – Bác levinhhuy: “Mình xem đi xem lại tấm ảnh cũ ở trên nhiều lần. Lấy làm lạ lắm, sao lại chỉ “nửa bức dư đồ” nhỉ?”

    Hai bác và chị Năm kính,
    Chắc có lẽ, hai bác cùng chị Năm…đã lớn tuổi, nên…có phần nào hơi quên quên cái “kỷ năng đọc bản đồ”…chăng? hihi…
    Bởi lẽ, theo Út con…“đọc bản đồ” thì…”đọc hiểu” cái hình tấm bản đồ trong entry này, là như thế này ạ:

    1/ Căn cứ vào chú thích, thì khả năng, đây là tấm bản đồ (hành chính) do cục tình báo CIA…in, để nghiên cứu cũng như lưu hành trong nội bộ CIA, chứ không phải chính quyền VNCH in, nhằm phổ biến rộng rãi!
    Vì lẽ, chúng ta đọc thấy TÊN CÁC TỈNH (hành chính) của VNCH đều in…không dấu!
    Và…chẳng hạn, cũng như tấm bản đồ dưới đây, chắc cũng là cùng một bộ bản đồ “Hành chính VNCH”, trong đó, CIA họ có in rõ ràng (nước VNCH)… SOUTH VIETNAM và vùng ranh giới (nướcVNDCCH)…NORTH VIETNAM…

    http://commons.wikimedia.org/wiki/Image:Southvietmap.jpg?uselang=vi

    2/ Hơn nữa, điểm lưu ý cần “đọc” xác định chính xác khi “đọc bản đồ” của tấm bản đồ trên, đó là…

    – Đây là tấm BẢN ĐỒ HÀNH CHÁNH của nước VIỆT NAM CỘNG HOÀ!
    – Chứ không phải, là… TẤM BẢN ĐỒ NƯỚC VIỆT NAM!

    Với 2 ý trên, do đó, tấm BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH VNCH ở trên chỉ có là…”nửa bức dư đồ”, thì…Út thiển nghĩ, cũng không có gì là…khó hiểu…vậy!
    Bởi lẽ, học và tìm hiểu qua Lịch Sử, ai trong chúng ta cũng đều đã biết các sự kiện lịch sử dẫn đến khai sinh ra nước VNCH, cùng với lãnh thổ cũng như dư địa chính của VNCH!
    Đó là:
    Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) là một cựu chính thể được thành lập từ “Quốc gia Việt Nam” (1949–1955), có chủ quyền lãnh thổ ở miền Nam Việt Nam (phía nam vĩ tuyến 17).
    Năm 1955, sau một cuộc trưng cầu dân ý thắng lợi, thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Đây là nền Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam và tên gọi “Quốc gia Việt Nam” không còn được sử dụng nữa.

    – (“Quốc gia Việt Nam” (tiếng Pháp: l’État du Viêt Nam) là một chính thể thuộc Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp, cai quản về mặt danh nghĩa toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, tồn tại trong giai đoạn từ giữa năm 1948 và 1955.
    Về mặt hình thức, nhà nước quốc gia này gần như là một quốc gia quân chủ lập hiến (nhưng chưa có Hiến pháp và Quốc hội) với Quốc trưởng là Cựu hoàng Bảo Đại.)

    Út con có cái suy nghĩ như trên!
    Vậy, bác Trà, bác levinhhuy và chị Năm…thấy sao ạ…?

    • Nguyễn Tuấn Anh
      10/11/2012 lúc 12:01

      Nhất trí với phân tích của BV qua “kỷ năng đọc bản đồ” rất kỹ và bài bản của bạn!
      Tuy nhiên, có một chi tiết hơi quá lạ lùng khó hiểu, đó là:
      Chị Năm và các bác cũng như BV, có phát hiện thấy “thiêu thiếu” một chi tiết về lãnh thổ VNCH (hoặc VN) trên tấm bản đồ (và cả hình 2 bản đồ trong sách giáo khoa) không?

      – Đó là 2 quần đảo…HS và TS?!

      Bởi Tuấn Anh em thấy:

      – Tấm bản đồ chị Năm post, được in năm 1972.
      – Tấm bản đồ mà BV dẫn link, được in năm 1967.

      Mà…trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải Quân VNCH và Trung Cộng, thì lại xảy ra vào tháng 1/1974…
      Thế thì, tại sao các tấm bản đồ này lại không có in…2 quần đảo HS và TS nhỉ, trong khi đảo Phú Quốc lại có!?
      Lạ, và quá khó hiểu với sự “thiếu” này, thật sự đấy?!

      Tuấn Anh em còn nhớ, đâu như dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi (2011), chị Năm có “khoe” với cả nhà một phong bì “lì xì” mà sếp của chị đã tặng, vì trên mặt phong bì “lì xì” này có in hình ảnh bản đồ nước VN, mà trong đó có in cả 2 quần đảo HS và TS, đúng không chị?

    • 11/11/2012 lúc 04:26

      Hình 2 là bản đồ của CIA, phân chia bốn vùng chiến thuật của VNCH. Miền Bắc xhcn đâu có tấn công VNCH ngoài HS-TS, nên họ (CIA) không quan tâm.

      Hình trong sách giáo khoa: có lẽ vì dạy cho học sinh lớp 3, người ta muốn làm cho đơn giản chăng?

      Còn nhớ những cuốn vở ngày xưa hay có hình bìa là bản đồ nước VN hình chữ S, với cả HS, TS, Côn Đảo và Phú Quốc, em ạ.

  6. Trần thị Bảo Vân
    09/11/2012 lúc 00:05

    “Thế… ải Nam-quan ở đâu? Có ai biết không?”

    – Hihi…Út biết nè…
    Nếu…Chị Năm…”giả đò hỏi, thì Út sẽ giả bộ…xin thưa”…ngay tắp lự!
    hihi…

    .

    • Trần thị Bảo Vân
      09/11/2012 lúc 15:01

      Bác Ly?
      – bác levinhhuy…chứ chị Năm?

      – Nhưng…sự kiện lịch sử mà bác levinhhuy nêu ra, nó không có…”Đau lòng con quốc quốc”…lắm lắm đâu, chị Năm ơi!
      hihi…
      Chị Năm có còn nhớ một sự kiện trong lịch sử mà có nhiều người gọi “trại” ra là…”NHỤC NAM QUAN”…(chứ không là “Mục Nam Quan” như Mao Trạch Đông…đặt tên), không?
      Sự kiện lịch sử này giống y như nhà nước csvn hiện nay đã làm, khiến cho cả dân tộc Việt Nam phải…”Đau lòng con quốc quốc”…lần 2!!!!
      …như tựa đề entry chị Năm post đó…
      hihi…

    • Nguyễn Tuấn Anh
      10/11/2012 lúc 12:16

      Chị Năm và Bảo Vân:
      Có phải là sự kiện lịch sử này không?

      – Theo “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục”, năm 1541, Mạc Đăng Dung và cháu là Mạc Văn Minh cùng bầy tôi là bọn Nguyễn Như Quế hơn 40 người, tự buộc dây thừng vào cổ, đi chân đất, qua cửa Nam Quan, quỳ lạy, phủ phục trước quân Minh, khúm núm dâng biểu xin hàng, nộp trình sổ sách đất đai cho quân Tàu để mong nắm giữ được vương quyền và thủ lợi riêng tư…

      Ngày nay, các Mạc Đăng Dung tân thời dùng phi cơ sang chầu hầu Thiên triều, được đón tiếp hết sức niềm nở và cùng nhau ca tụng tình hữu nghị giữa hai nước bằng cách cắt đất đai ở vùng biên-giới và nhường phần lớn lãnh hải thuộc vùng vịnh Bắc Việt rộng lớn của Tổ tiên ta để trả ơn cho các quan thày đã có công đùm bọc đảng csvn từ buổi ban đầu…

    • Trần thị Bảo Vân
      11/11/2012 lúc 15:14

      Chị Năm oi,
      Theo Út, nếu nghĩ đến…”tận cùng bằng số”, thì… bọn “mãi quốc cầu vinh” này, bọn chúng hổng có…”Hèn, hèn và rất hèn.”…đâu đó nghen, chị Năm! hihi…

      Trái lại, chúng rất cố tình…”to gan”, “táo tợn”, “hùng hổ”…đạp, đá, quăng, vật… thậm chí…”dũng cảm”… công khai đương đầu, triệt để dùng chiêu “chuyên chính vô sản” sắt máu, chà đạp lên những phán xét của người đương thời, cũng như những phán xét của lịch sử ngàn đời mai hậu…vậy!

      Hihi…

    • Trần thị Bảo Vân
      11/11/2012 lúc 15:18

      “Có phải là sự kiện lịch sử này không?”

      – Đúng là 2 sự kiện lịch sử mà BV muốn nói đến rồi đó, Tuấn Anh!

  7. Doan Tran
    09/11/2012 lúc 00:08

    Từ nhỏ trong chương trình sinh hoạt học đường trước 1975 tôi đã được tập hát bài

    Những Nẻo Đường Việt Nam

    Những nẻo đường Việt Nam
    Suốt từ Cà Mâu thẳng tới Nam Quan
    Ôi những nẻo đường Việt Nam
    Ôi những nẻo đường Việt Nam

    Những nẻo đường về đâu?
    Bóng chiều chậm rơi bờ lúa nương dâu
    Ôi những nẻo đường về đâu?
    Ôi những nẻo đường về đâu?

    Ôi ta đắp đường làng ta
    Nhắc ai đi chớ quên quê nhà
    Con đường về thôn vui quá

    Ôi ta hát trên đồi cao
    Ánh trăng đón đưa soi lối vào
    Những nẻo đường gặp gỡ duyên nhau.

    ÐK::
    Yêu là yêu là yêu không bờ bến rồi
    Yêu là yêu là yêu những nẻo đường mới
    Yêu là yêu là yêu chúng mình yêu nhiều
    Sao người ơi đành tâm chia đường cách đôi

    Sau này khi sinh hoạt trong Hùng Tâm Dũng Chí rồi Thiếu Nhi Thânh Thể thì chúng tôi hay hát chỉ phần cuối:

    Yêu là yêu là yêu không bờ bến rồi
    Yêu là yêu là yêu những nẻo đường mới
    Yêu là yêu là yêu chúng mình yêu nhiều
    Yêu là yêu là yêu chúng mình quá yêu.

    hoặc đổi thành:

    Vui là vui là vui chúng mình vui nhiều
    Vui là vui là vui chúng mình vui quá
    Vui là vui là vui chúng mình vui nhiều
    Vui là vui là vui chúng mình quá vui

    Nhưng trong chương trình Dạ Lan thì người ta hát:

    Yêu là yêu là yêu không bờ bến rồi
    Yêu là yêu là yêu những nẻo đường mới
    Yêu là yêu là yêu chúng mình yêu nhiều
    Sao Cộng quân đành tâm chia đường cách đôi

    Qua bài hát trên thì trong tâm tưởng người Việt thế hệ chúng tôi lúc nào trong đầu cũng vang vọng câu hát :”suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan” và quặn lòng vì nỗi đất nước chia đôi: “Sao người ơi đành tâm chia đường cách đôi

    Ngày đó Trịnh công Sơn mơ đến ngày thống nhất ông sẽ đi khắp đất nươc :

    —–

    Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm
    Tôi sẽ đi thăm, làng xóm thành đồng
    đi thăm từng khu rừng tre nám
    Khi đất nước tôi không còn giết nhau
    mọi người ra phố, mời rao nụ cuời

    Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng
    Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam
    Tôi đi chung cuộc mừng
    và mong sẽ quên
    chuyện non nước mình

    Bây giờ mơ ước ngày “đi không ngừng” trên con đường suốt từ Cà Mau thẳng đến Nam Quan, chắc sẽ không bao giờ thực hiện được nữa vì phải dừng lại trình hộ chiếu cũng như biết bao lần phải dừng lại để “làm luật” với những người đầy tớ
    ………
    Tôi đi bao bưc mình
    Càng thêm xót xa
    Chuyện non nước mình

    Đoàn Trân

    • 09/11/2012 lúc 07:49

      Bác Doan Tran: Câu: Nước Việt Nam hình cong chữ S, trải dài từ ải Nam quan đến mũi Cà mau như ăn vào máu thịt của mình, bác nhỉ.

      Kính mời bác Doan Tran và cả nhà nghe Những Nẻo Đường Việt Nam (sáng tác: Thanh Bình, ca sĩ Hương Lan và Duy Khánh).

  8. 10/11/2012 lúc 12:08

    Chỉ mong nước VN là của dân tộc Việt Nam !

    • 11/11/2012 lúc 21:15

      Ừ, thế rồi sẽ ra sao …… ?
      Vùng rừng đầu nguồn nhạy cảm, và nhất là cao nguyên trung phần , nơi mà các nhà quân sự cho là điểm chết người – ai nắm nó sẽ nắm cả Đông Dương bây giờ thành một đại công trường bô – xít …….
      Ai về Bắc ta theo với
      Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
      ……
      Giống Lạc Hồng nay có còn ?

  1. No trackbacks yet.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

%d người thích bài này: