Ngày Lễ Các Thánh 01. 11. 2012
Đại lễ kính toàn thể các thánh nam nữ cho ta chiêm ngưỡng đám đông
hằng hà sa số những người đã được Chúa Kitô cứu chuộc, đồng thời cũng
cho ta thấy trước tương lai chúng ta đang hướng tới. Lễ này còn giúp ta
ý thức mối dây kiên đới giữa ta với các anh chị em đã đi trước vào
thế giới vô hình. Nay họ đang được ở bên Thiên Chúa và đang chuyển
cầu cho chúng ta. Họ là sức mạnh nâng đỡ cuộc đời chúng ta.
(trích: Kinh Sách ngày Lễ Các Thánh)
.
Vào 12 giờ trưa ngày Lễ Các Thánh 01.11.2012, một nhóm tín hữu Công Giáo đã có mặt tại nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Dương). Họ cùng với các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho Tổng thống Ngô Đình Diệm, Ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, Ông Ngô Đình Cẩn và thân mẫu. Bằng nghĩa cử này, họ muốn diễn tả một truyền thống tốt đẹp của Giáo Hội Công Giáo là cầu nguyện cho những người đã qua đời và đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Bàn thờ là phần mộ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, làm ta liên tưởng đến các thánh lễ được cử hành trên mộ của các vị tử đạo Công Giáo thời sơ khai, trong các hang toại đạo thời Đế quốc La Mã.
.
Vài phút ôn hát trước Thánh Lễ:
Ca lên đi thần thánh trên thiên đình hiển vinh, mừng Chúa yêu thương trần gian đến muôn ngàn đời. Ca lên đi chúc tụng Chúa cả uy quyền, trần hoàn ơi ca lên đi, triều thần ơi ca lên đi.
(Ca Lên Đi 3, Lm. Kim Long)
.
Lời nguyện Thánh Lễ:
… trong ngày đại lễ hôm nay, Chúa cho chúng con được mừng kính toàn thể các thánh trên trời…
.
Bài đọc 1: Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống (G 19, 25)
.
Đáp ca:
Này là dòng dõi những người tìm Chúa. Đây là những người mong bệ kiến Ngài, một đời lòng ngay không hề gian dối, giữa bao hận thù luôn sống mến yêu.
(Tv 23, 6)
.
Bài đọc 2: Chúng ta đã được nên công chính nhờ Máu Đức Kitô đổ ra… (Rm 5, 9)
.
Công bố Tin Mừng: Ai tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. (Ga 6, 40)
.
Chúng ta là con cháu của những người thọ ơn các Vị.
.
Con dâng lên Ngài trọn thân xác tâm tư đã bao nhiêu lần ghi dấu chân mịt mờ.
Con dâng lên Ngài niềm tin đã bao phen lung lay phiêu bạt xao xuyến trên dòng đời.
(Bài Ca Dâng Hiến, Trầm Hương, Dao Kim)
.
Gioan Baotixita
Huynh
Mất ngày 2.11.1963
.
Trước mộ Ông Cố vấn Giacôbê Ngô Đình Nhu:
.
Mộ Ông Gioan Baotixita Ngô Đình Cẩn:
.
Cứ mỗi lần nhớ đến hai cụ, tôi đều ngậm ngùi xót xa. Nhất là đối với cụ Diệm. Ông quá ngay thẳng, quá quân tử, quá rộng lượng, lúc nào cũng nghĩ tới làm cho dân được ấm no hơn. Vậy mà người ta nỡ hãm hại ông. Không phải chỉ có những ngày giỗ hai ông tôi mới khóc. (trích lời ông Cao Xuân Vỹ trong một bài phỏng vấn)
… Một nơi không còn trần gian ước mơ, và hết kinh hoàng sầu bi lắng lo…
(Mừng các Thánh- Lm. Hoài Đức)
Ròm em mới dzề lại nhà trọ tối nay, lập tức dzô nhà trình diện..chào chị Năm..đó nghen!
Chị Năm khoẻ không?
Đọc bài sau, nghen chị Năm…
Dạ, chị Năm!
Vì có việc cần Tuấn Anh “xử lý”, nên Ròm em về để Tuấn Anh đi xuống đó chị Năm à!
Chị Năm ơi,
Dạ, bởi trong cái “dự án” mà tụi em đang thực hiện..có một sự cố nhỏ, nhưng cả nhóm đều lắc đầu bó tay, duy nhất chỉ có “ông Phật” Tuấn Anh là có kỷ năng và “bí quyết” để “xử lý” sự cố ấy, nên “Nữ hoàng” kiến lửa Bảo Vân đành “giáng chỉ”..hối thúc “ông Phật” Tuấn Anh tức tốc “cân đấu vân”..xuống gấp rút, còn ròm em thì “đón xe đò” cà rịch cà tang..dzề lại..”giữ nhà trọ”..đó chị!
hihihihi…
Cụ Ngô là người con của dân tộc Việt Nam !
“Cụ Ngô là người con của dân tộc Việt Nam !”
Bác Trà ơi,
Trong chừng mực suy xét khách quan và ý thức thận trọng khi đọc tìm hiểu với lịch sử, với thế hệ trẻ, ít nhất, cá nhân ròm con nhất trí quan điểm với bác Trà.
Ròm con kính bác Trà..đọc bài này nghen:
MƠ NGÔ ĐÌNH DIỆM QUA “SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH”
NGUYỄN DUY THÀNH
Do chịu tác động của chiến tranh thế giới bởi các cường quốc. Dải đất bé nhỏ Việt Nam bị cắt làm đôi, phải trầm luân trải dài qua một cuộc chiến ý thức hệ, mà hậu quả của sự bất tương đồng về hệ ý thức này vẫn mãi kéo dài đến ngày nay. Dù rằng, hơi nóng của chiến tranh đã bị đẩy xa, nhưng thân phận và ước mơ của người Việt Nam vẫn còn vàng vọt.
Chiêm nghiệm về cuộc chiến đã qua cũng như liên hệ với hiện tình chính trị của Việt Nam. Có thể nói, giấy bút ghi thành sử liệu được chất cao như núi Hoàng Liên Sơn, hay ghép dài như dòng Cửu Long. Nhưng nổi trội lên trong muôn triệu ngôn từ viết về lịch sử cận đại, thì hình ảnh lãnh tụ của hai miền Nam- Bắc được nhắc đến nhiều nhất. Đó là hai nhân vật lịch sử: ông Hồ chí Minh và Ngô Đình Diệm.
Tuy hai người khác nhau về chính kiến, nhưng luôn luôn gặp nhau trên cùng một điểm. Đó là điểm tranh luận của các sử gia và ngay cả trong câu chuyện mang tính thời sự của người đời thường. May mắn hơn ông Ngô Đình Diệm, là ông Hồ Chí Minh được cả một ban nghiên cứu đảng, hay học viện hàn lâm và đầy đủ các cơ quan ngôn luận viết về mình, thì ông Ngô Đình Diệm chỉ được một số cá nhân sử gia chân chính sưu khảo và biên soạn để lưu hậu, còn phần lớn sách mực viết về ông không mấy tốt đẹp dù đa số người viết đó cho rằng, họ là người từng thân cận làm việc với ông, hay nói gần hơn họ đã từng ăn bổng lộc, hoặc chính tay họ cầm lá phiếu đi bầu cử cho ông.
Vậy, thế hệ mai sau biết tin ai đây? Hay, lấy điểm tựa nào của lịch sử để bàn về các vị lãnh tụ, nhằm so sánh và tìm ra người chân chính cho tương lai Việt Nam?
Không. Không đến nổi phải quá thất vọng khi trả lời cho các câu hỏi nói trên. Bởi, mọi nhân vật hay sự kiện đã được cô đọng và đúc đặc thành hai chữ Lịch Sử, thì tự nó sẽ có mặt phẳng. Hay nói đúng nghĩa hơn là thời gian và chứng cứ của sử liệu đã rất tự nhiên, rất công bằng cho câu hỏi nói trên. Đó là bao sách vở, bao áng văn hay, bao thi phẩm tuyệt vời viết về ông Hồ Chí Minh. Hay bao lý luận sắc bén, bao cáo trạng hùng hồn, bao chỉ trích của miệng đời đối với ông Ngô Đình Diệm. Tất cả trở thành vô giá trị sau tiếng nổ.. ..BÙM.. ..DVD “ SỰ THẬT VỀ HỒ CHÍ MINH” xuất hiện.
Trong chừng mực ngắn gọn của một bài báo. Xin được dựa trên tư liệu lịch sử để tổng hợp một số điểm cụ thể mang tính giống và khác nhau giữa hai nhân vật lịch sử này.
Xuất Xứ và Quan Điểm: Sự giống nhau của hai nhân vật lịch sử . Là đều có nguồn gốc từ quê hương nghèo nàn đất cày lên sỏi đá. Ông Hồ Chí Minh người Nghệ An, và từ đây tính theo hướng vào Nam không xa thì có tỉnh Quảng Bình là quê hương của ông Ngô Đình Diệm.
Cả hai ông đều xuất thân từ cửa con nhà Quan, đều mang hùng tâm đại chí là: Cách Mạng, và có thể nói trường hoạn lộ của cả hai ông đều phải trải qua sóng gió lao đao. Nhưng cuối cùng cả hai ông đều toại thành chí nguyện và đạt được đỉnh cao chính trị.
Phía ông Hồ Chí Minh theo phe Cộng Sản và áp đặt thể chế này lên Miền Bắc – Việt Nam, với câu nói của ông và cũng là khẩu hiệu của Đảng Cộng Sản Việt Nam do ông sáng lập là: Không Có Gì Quý Hơn Độc Lập Tự Do.
Phía ông Ngô Đình Diệm thì khởi xướng và thành lập chế độ Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam. Với câu nói mộc mạc nhưng cũng là chủ trương đường lối và lập trường chính trị của ông trong công cuộc xây dựng quốc gia, đó là: Không Gì Quý Bằng Nồi Cơm Của Mình.
Hoàng Đế và Mỹ Nhân: Cả hai ông Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm đều đạt đến đỉnh cao danh vọng và quyền lực, nhưng trên danh chánh ngôn thuận khi hai ông mất đều sống độc thân, không có vợ con. Tuy nhiên, tiếng sét ái tình cũng như tiếng sét thiên nhiên đánh vào đâu thì để lại dấu vết ở chổ đó. Trường hợp ái tình của ông Hồ Chí Minh cũng vậy, càng ngày càng có nhiều sử gia Việt Nam và ngoại quốc, kể cả những đồng chí thân cận của ông đã trưng ra được nhiều bằng chứng để xác định rằng. Ông Hồ Chí Minh đã từng cưới vợ và có lắm nhân tình mà “dân chơi” có thể tặng ông cái ái danh là “ sở khanh nhưng không hào hoa”, vì ông hay hát bài “giết người trong mộng” sau khi cơm no bò cưỡi. Chính vì điểm yếu là “ăn vụng nhưng không biết chùi mép” này của ông Hồ Chí Minh, đã làm nổi bật tính nhân thân và hạnh kiểm cho đối thủ là ông Ngô Đình Diệm.
Mặc dầu có dư luận chỉ trích về đường lối của chế độ do ông lãnh đạo, nhưng tuyệt nhiên không tìm thấy một dòng sử nào phê phán về đức tính, đạo hạnh cũng như tình cảm riêng tư của ông Ngô Đình Diệm, tất cả nhận xét của phía người bênh hay kẻ chống đều có chung một điểm là hết sức kính phục đức tính cá nhân của ông. Hay, nói một cách khác là anh hùng trong thiên hạ từ cổ chí kim chưa mấy ai vượt qua được cái câu: “ Anh Hùng Khó Qua Ải Mỹ Nhân”. Ngoại trừ ông Ngô Đình Diệm đã bước qua được cái ải đầy mê hồn trận này. Nói như thế, rất dễ nhiều người cho rằng ông Ngô Đình Diệm là người khô queo về tình cảm? Không! Nếu chịu khó tìm trong sử lược nói về tâm tính, tình cảm của một người có “ quyền sinh quyền sát” này, thì ông Ngô Đình Diệm bị liệt vào dạng người “keo” vì không mấy khi có tiền để tưởng thưởng cho những người phục vụ giúp mình, ngoài ra ông cũng là người có tính hay nổi giận, nhất là những ai dám cắt ngang lời ông nói, thái độ này đã tạo cho những chính khách dưới quyền xếp ông vào loại độc tài. Còn chuyện với phái đẹp thì ông rất yếu kém và phần lớn các tư liệu xếp ông vào loại: Nhát Gái. Vì người ta ít khi thấy ông Ngô Đình Diệm bắt tay với phụ nữ, kể cả các Bà Đầm trong các Ngoại giao đoàn của Tây phương đến thăm Miền Nam Việt Nam, mặc dầu sức khỏe và tâm sinh lý của ông Tổng Thống hết sức bình thường.
Với ông Ngô Đình Diệm thì ai cũng biết cái tình lớn nhất trong con người của ông là tình mẫu tử. Ông luôn tâm sự với mọi người về hiếu nguyện lớn nhất của đời ông, là sau khi không còn làm Tổng Thống, mong ước của ông là được về Huế để phụng dưỡng Mẹ già, nếu Mẹ mất sớm thì ông tiếp tục đi tu theo Dòng Chúa Cứu Thế.
Thành Công Và Thất Bại: Bằng mưu chước và thủ đoạn, ông Hồ Chí Minh đã biết lợi dụng cộng sản quốc tế để thành công trong việc nắm giữ độc quyền chiêu bài yêu nước. Nhưng trả giá cho nền độc lập như đảng phái của chính ông ca ngợi, thì sinh linh nước Việt phải chết chốc quá nhiều, nhất là thành phần trí thức ái quốc thuần chính nghe theo lời kêu gọi yêu nước của ông. Hay, rà xét lại một số sự kiện đẫm máu từng xảy ra dưới thời ông Hồ Chí Minh đương nhiệm như: Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Tết Mậu Thân, thiển nghĩ về mặt chính trị và quân sự của chế độ Miền Bắc lúc bấy giờ, không cần thiết phải đi qua những bước tàn sát tập thể như đã xảy ra. Mà ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản nên có chính sách ngược lại, vì những thành phần bị giết này chính là rường cột về mặt nhân văn và kinh tế để xây dựng xã hội Miền Bắc vào lúc phôi thai. Qua đó chứng minh rằng: Ông Hồ Chí Minh là người có đầy đủ mưu mô để giành giật ngôi vị, nhưng hoàn toàn không có khả năng cần có của một chính trị gia thuần chính yêu nước. Chính những di hại mà ông Hồ Chí Minh để lại đã đánh mất hết tình tự dân tộc, mà mãi đến hôm nay đảng của ông muốn kêu gọi tình đoàn kết cũng không tập hợp được. Xa hơn nữa, hậu quả lớn nhất, và trách nhiệm lớn nhất mà cá nhân ông Hồ Chí Minh phải gánh chịu trước lịch sử, đó là ông đã cam tâm đồng thuận dâng nhường Biển Đảo cho Trung Cộng qua công hàm năm 1958. Dù phản biện dưới lý luận nào, thì nhà nước Trung Cộng vẫn dùng yếu tố này để làm cơ sở pháp lý.
Khác với ông Hồ Chí Minh. Tại Miền Nam vào thập niên 1950, tình hình chính trị ngổn ngang trăm mối như hiện tình của đất nước Iraq hôm nay, cũng lắm phe nhiều phái mà chính phủ Hoa Kỳ phải tiêu tán đến hàng ngàn Tỷ đô la vẫn không bình định được. Nhưng với bản lỉnh chính trị cương quyết và khôn khéo. Ông Ngô Đình Diệm đã thâu tóm được quyền lực trong thái độ khá ôn hòa, không đến nổi phải tạo ra sự chết chóc thương vong cho đồng bào, cũng như với đối thủ chính trị của ông.
Nhìn từ mọi biên độ của lịch sử. Có thể nói, chính thể Cộng Hòa do ông Ngô Đình Diệm thành lập và lãnh đạo tuy chưa hoàn hảo về mọi mặt. Nhưng đem so sánh với bất cứ quốc gia nào trên thế giới từng phải đối diện với 2 mặt, xây dựng bên trong và chống đở bên ngoài, thì khả năng lãnh đạo quốc gia của ông Ngô Đình Diệm khó có chính khách nào bì sánh được. Thời gian 9 năm, một con số ít ỏi chưa đủ để đào tạo thành công một con người, huống hồ gì tạo dựng một chế độ! Một điều đáng kính trọng và cũng là điểm để cho bất cứ một lãnh tụ nào của Việt Nam trong tương lai đều cũng phải học hỏi ở ông. Đó là tinh thần quốc gia độc lập. Một đặc tính cần thiết không thể tách rời trong đường lối chủ trương giữ nước hay kiến quốc. Hoặc nói khác đi, là với vị thế của Việt Nam nằm sát nách một nước khổng lồ tham mộng bá quyền như Trung Cộng, thì người lãnh đạo quốc gia phải biết vận dụng mọi phương diện để không rơi vào tình trạng phụ thuộc. Xin đưa ra một chính sách mà ngay cả hai ông Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh đã từng thực hiện nhưng khác nhau, và chính sách này đã liên quan đến tình hình chính trị của Việt Nam hiện nay, mà nguy cơ mất nước đã hiện rõ nhưng đảng cộng sản Việt Nam vẫn bất lực. Đó là chính sách đối với người Hoa của hai muền Nam- Bắc trong thời kỳ chiến tranh.
Khi Mao Trạch Đông thành công cuộc cách mạng năm 1949, ngay sau đó đã dõng dạc tuyên bố với thế giới. Là chính quyền Trung Quốc có quyền can thiệp lên mọi quốc gia để bảo vệ công dân của mình. Thế giới đã đồng loạt phản đối về lời tuyên bố ngạo ngược này , khiến giữa thập niên 1950 chính phủ Trung Quốc phải rút lại lời tuyên bố.
Riêng tại Miền Bắc Việt Nam. Ông Hồ Chí Minh hết sức lỏng lẻo trong việc quản lý người Hoa, vào năm 1955 giữa Hà Nội và Bắc Kinh có thống nhất với nhau rằng, người Hoa do nhà cầm quyền Hà Nội quản lý, và được hưởng mọi quyền lợi như người dân Việt. Nhưng không phải chịu nghĩa vụ quân sự.
Trái lại, tại Miền Nam vào năm 1956. Chính phủ Ngô Đình Diệm đã bắt buộc tất cả người Hoa phải nhập quốc tịch Việt Nam, hoặc bị trục xuất. Chính sách quản lý chặt chẻ người Hoa này đã khiến giới cầm quyền Bắc Kinh phải lên tiếng phản đối vào năm 1957, vì cho rằng “sự xâm phạm các quyền hợp pháp của người Hoa”. Tuy nhiên, Chính phủ Đệ Nhất Cộng Hòa vẫn cứng rắn không thay đổi lập trường.
Từ đó cho thấy rằng, việc quản lý hay lỏng lẻo với người Hoa là một điều hết sức quan trọng. Việc quản lý không chỉ tạo điều kiện cho người Hoa hòa nhập đồng nhất với người Việt để cùng nhau xây dựng xã hội, tuân thủ kỷ cương của chế độ, mà còn bảo đảm được mặt an ninh quốc phòng lâu dài cho quốc gia xã tắc. Đó là nhãn quan viễn kiến của Tổng Thống Ngô Đình Diệm nhìn về tầm ảnh hưởng của quốc gia khổng lồ phương Bắc. Và mối lo ngại của ông đã biến thành sự thật cho 50 năm sau. Khi ông Thủ tướng cộng sản Việt Nam mở toang cửa khẩu để rước đại họa vào cho quốc gia Việt Nam như hiện nay.
Đứng trước hiện tình chính trị của quốc gia. Một cận ảnh chính trị đen tối sẽ chụp lên đầu dân tộc Việt Nam. Nhưng không ai có thể đứng ra cáng đáng công cuộc giữ nước trước sự độc tài của giới cầm quyền đương thời Việt Nam. Đồng thời, tinh thần đoàn kết quốc gia cũng bị xói mòn, và tình tự dân tộc bị lở sập, thì lịch sử minh chứng đúng đắn rằng: Tinh thần lãnh đạo quốc gia độc lập của ông Ngô đình Diệm là thượng sách.
Thật khó thay và biết đến bao giờ! Người Việt, Nước Việt kết tinh và hội tụ được một vị lãnh đạo mà nhân thân không bị một chút tỳ xước trong hạnh kiểm, hay trong chủ trương chính sách đã không phụ thuộc ngoại bang. Đồng ý rằng, chính thể Cộng Hòa do ông Ngô Đình Diệm thành lập và lãnh đạo chưa hoàn chỉnh về mọi mặt. Nhưng rất đầy đủ nhiều yếu tố để khẳng định rằng. Đó là Mô hình, là Kiểu mẩu để cho đảng cộng sản Việt Nam thực hiện để mở ra một trang sử mới cho Việt tộc. Hay, nói một cách đích thực hơn là: Để quốc gia Việt Nam tránh được nguy cơ mất nước về tay phương Bắc, thì cần phải có một con người đầy đủ uy tính và bản lỉnh chính trị như Ngô Đình Diệm, và một “bộ óc trăm năm” như Ngô Đình Nhu.
Nhân Húy Nhật của Nhị Vị vì ái quốc mà vong thân. Xin kính cẩn nghiêng mình và Trọng kính: Vĩnh Biệt Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Cố Vấn Ngô Đình Nhu.
NGUYỄN DUY THÀNH
(Nguồn: http://motgoctroi.com/StLichsu/LSCandai/NgoDinhDiem/MoNDDquaHCM.htm )
http://thongtinberlin.de/tailieu/suthatvehochiminh.htm
Ông Ngô Đình Diệm là người theo chủ nghĩa quốc gia, dân tộc em ạ. Ông phản đối việc Mỹ đưa quân vào VNCH nên bị Mỹ mượn tay các tướng lãnh VNCH “đảo chánh”. Còn việc sát hại ông là do một số vị đi “quá đà”.
– “Cụ Ngô là người con của dân tộc Việt Nam !”
Bác Trà ơi,
Có một vế đối rất…”chỉnh”..vói câu của bác, do cái ông “thần nước mặn” dám..”hỗn hào” dzà ”bố láo bố lếu”..muốn ra rả “nhồi sọ” các thế hệ người VN..đó nghen!
Hihihihihihihi…huhuhuhuhu…
– “Bác Hồ là cha già của dân tộc Việt Nam!” (sic)
Chị Năm ơi,
Cái cha nội “thần nước mặn..bố láo bố lếu”..dám “hỗn hào”.. tự xưng “hỗn xược”.. với cả truyền thống đạo lý, tôn ti trật tự với tất cả tiền nhân và cả dân tộc VN, bằng giấy trắng mực đen, mà chị Năm cho là…”mọi việc hết nghiêm trang”..sao?!
Chị Năm đọc thử xem ý kiến này của một bạn trong giới sv trẻ chúng em, xem nó có..nghiêm trang, nghiêm túc..không nghen…
hihihihi….
– ”
Nhiều người trong chúng ta đều biết Hồ Chí Minh là một trong những người lãnh đạo đã giúp kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) và thống nhất hai miền Nam Bắc. Ông cũng là người có công đầu khai sinh ra Đảng Công sản Việt nam vì đã triệu tập được cuộc họp đại biểu Cộng sản năm 1930, và là người khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa khi tuyên bố bảng tuyên ngôn độc lập trước quảng trường Ba Đình.
Nhưng theo tôi những công trạng trên chưa đủ để đưa ông lên tới làm cha già dân tộc. BỞI LẼ: dân tộc Việt Nam ta đã trải qua 4000 năm lịch sử, trong đó 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 năm đô hộ cho giặc Tây. Trong những năm lịch sử đô hộ cho Tàu, chưa một khi nào dân tộc Việt thèm hoặc chịu nhận sáp nhập vào Trung Hoa, mặc dù văn hóa có bị ảnh hưởng, nhưng trong tư tưởng của người dân Việt Nam: “SÔNG NÚI NƯỚC NAM, DÂN NAM Ở”. Chúng ta không khuất phục bất kỳ thế lực ngoại bang nào. Điều này càng cho thấy rõ khi danh tướng Trần Hưng Đạo, người đã lãnh đạo quân dân Đại Việt đánh và đuổi quân Mông Nguyên ra khỏi nước Đại Việt 3 lần thành công, đây là một trong những trận chiến hào hùng nhất của dân tộc, vì quân Mông Nguyên được xem là một trong những quân đội mạnh nhất lúc bấy giờ cũng phải chịu thua trước dân ta. Trần Hưng Đạo, người đã được dân Việt tôn sùng như một vị thánh nên được gọi là Đức Thánh Trần. Và còn nhiều anh hùng dân tộc không thể nào kể hết: hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, Nguyễn Huệ, Lý Thường Kiệt, Lê Đại Hành, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,…. Họ đều có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc, được nhân dân suy tôn và lịch sử dân tộc ghi nhận.
Và bước qua lịch sử cận đại, chỉ khoảng 100 năm trở lại đây, khi Hồ Chí Minh lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản và khai sinh ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người đã lập tức được nhà nước đem lên thành biểu tượng cho đất nước Việt Nam, lên thành vị cha già dân tộc. Trong khi trải qua 1500 năm đấu tranh chống ngoại bang, chưa một danh tướng, quan binh, hay đời vua nào đã dám nhận danh hiệu này… Bởi lẽ khi nghe tới danh hiệu “cha già dân tộc” chúng ta sẽ nghĩ ngay tới người đứng đầu cả dân tộc Việt Nam và là vị cha chung của dân tộc, là người cưu mang ra cả dân tộc Việt nam này. Trong khi Hồ Chí Minh chỉ là người khai sinh ra một chế độ nhà nước, giống khi xưa vua Hùng khai sinh ra nhà nước Văn Lang. Khi đó vua Hùng cũng không dám nhận là người cha già dân tộc nhưng chỉ nhận là hậu duệ của Lạc Long Quân. Cách mà Hồ Chí Minh được Đảng cộng sản vn gọi là cha chung của dân tộc như vậy là quá gượng ép và không hợp lí, nếu có thể thì hãy gọi là “vị cha già của Đảng cộng sản Việt Nam” hay “lãnh tụ của Đảng cộng sản Việt Nam” hay có thể là anh hùng dân tộc. Không thể gượng ép cho ông là người đứng đầu cả dân tộc và đứng cao hơn cả cha Lạc Long Quân và mẹ Âu cơ được. NÊN NHỚ: dân tộc này sinh ra Hồ Chí Minh, cưu mang ông và cho ông cơ hội thể hiện lòng yêu nước, CHỚ không phải Hồ Chí Minh sinh ra dân tộc này và dân tộc này là hậu duệ của ông.
Giả sử (chỉ là giả sử) nếu không có sự tồn tại của ông, khi đó nếu ngoại bang tiếp tục làm càn trên đất nước Việt Nam của chúng ta. THÌ người Việt Nam chúng ta sẽ còn tranh đấu cho lí tưởng tự do của dân tộc, sẽ còn nhiều vị anh hùng dân tộc khác đứng lên dành lại chủ quyền từ tay ngoại bang. Người Việt sẽ không chịu khuất phục… KHÔNG BAO GIỜ. Bởi vậy nếu không có ông thì chúng ta sẽ vẫn còn tồn tại, vì ông không phải là người cưu mang ra cả dân tộc này, nếu không có ông chúng ta vẫn có cơ hội để trở thành một đất nước độc lập, ấm no, dân chủ và hạnh phúc. Hồ Chí Minh cũng chỉ là người thực hiện tinh thần yêu nước của mình VÀ điều này không thể làm ông trở thành một vị cha già cho toàn dân tộc!!
Nên phân biệt giữ dân tộc và nhà nước, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Không thể gán ghép cho bất kỳ ai danh hiệu “người cha của dân tộc Việt Nam”, mà có thể chỉ là một người anh hùng dân tộc đứng chung hàng với các vị danh tướng khác như Lý Thường Kiệt, hai Bà Trưng, Lê Lợi, hay Nguyễn Huệ,….
Đó là ý kiến của tôi, Theo các bạn?
Ui dza..!
Hôm nay chị Năm post cái entry này, bỗng làm ròm em sực nhớ lại như đâu..năm ngoái chị Năm cũng đã post một entry “Thánh Lễ Giỗ”..đúng không?
Ròm em nhớ, vì ròm em có một “kỷ niệm rất đáng nhớ” quá, đó là…cái còm của bác Chinook trong entry “Thánh Lễ Giỗ”, nhưng chị Năm sau đó..”hô biến tàng hình”..” cái entry này, làm ròm em phải ráng cố gắng vận dụng “mười hai thành công lực”..mới nhớ lại được đúng nguyên văn nội dung cái còm của bác Chinook còm trong entry ấy:
– “Chinook: Chị Nha Trang, tôi nghĩ Sherlock Holmes cũng phải bái phục chị ..”
Chị Năm có còn nhớ không? Hihihihihi…
Vì.. chị Năm đã từng hạ bút sát thủ..”khen cho thằng ròm..nó chết ngắt”..rồi kia mà!!!!! Hihihihihi…
– “Tín: em quá xuất sắc. Xuất sắc tới nỗi chị phải lấy bài Thánh Lễ Giỗ ra cho các bác ấy kiểm chứng.”
Đố chị Năm, cái còm chị.. “khen cho thằng ròm..nó chết ngắt”..của chị, nó nằm ở đâu đó?
Hihihihihihi…
“Tín nhớ siêu thiệt!”
Thôi..dzồi..!!!
Lần này, đúng là ròm em..”chết không kịp ngáp”, chớ không còn..”chết ngắt”..nữa dzồi..!!!
hihihihi…
Chời chời..!!!
– Chị Năm mà..”già”..hở?!
Anh Năm ơi…Anh Năm ở đâu, lên tiếng “đính chính” lại..đi anh Năm?!
hihihihi…
Ui dza..! Chị Năm ..quơi..!
Anh Năm đã phone cho ròm em rồi…hihihihi….
Ảnh nói…”thằng ròm đừng có nghe dzà tin chị Năm mày nói!
Bộ thằng ròm em mày hổng có nghe câu…”Con gái nói..CÓ..là..KHÔNG”…..ha…hả…?”
hihihihihi…
Năm nay chị Năm cũng đi..hở?
Phải…thế này không chị Năm:
– “Nếu muốn viếng mộ cố TT NĐD, thì đến ngã tư cầu Ông Bố quẹo phải vào khoảng 3km thấy cổng nghĩa trang đầu tiên (đừng vào cổng), đi quá khoảng gần 300m nữa sẽ thấy quán cóc bên đường, cạnh nghĩa trang. Dừng xe, có đường mòn, đi qua vài nấm mộ là thấy mộ cố TT ngay, nếu đi Honda thì dắt vào lối này gần mộ TT, dể trông chừng xe hơn…”
Thấy..Ròm em…”tài” hông..chị Năm?!
Hihihihihihi…
Đúng đó em. Nghĩa trang này nằm đối diện với nghĩa trang Lái Thiêu. Phần mộ của gia đình Tổng Thống NĐD nằm gọn ngay một góc nghĩa trang, sát lề đường. Nếu có dịp các em đến cho biết, có thể dắt xe vào tận nơi (theo lối mòn).
Chị Năm ơi,
Chị Năm, ắt hẳn là đã đọc biết bài thơ này..của ai..rồi chứ?
– NỖI LÒNG
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không !
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?
(…….-1953)
Và..cái bài thơ trên, đã được các thi nhân tài hoa “HỌẠ” lại..thật là hay, đầy.. chí tình sâu sắc thâm thuý…
1/ Gan vàng đem trải khắp non sông
Quyền rộng chẳng màng, lợi cũng không
Chí quyết dẹp xong bọn cướp nước
Lòng mong quét sạch đám cờ hồng
Tâm hư chói rạng vùng trời Bắc,
Tiết trực sáng ngời chốn biển Đông
Một lũ phản thần mưu giết chúa
Tham tiền nào biết đục hay trong .
(Lệ Khanh – 2003)
2/ Ghé vai gánh vác nửa non sông
Lèo lái Thuyền Nam sóng gió không
Đả thực, giữ gìn bờ cõi Việt ,
Bài phong, tô điểm nước non Hồng
Đêm lo ngăn cản thù phương Bắc
Ngày tính canh chừng giặc bể Đông
Tế thế kinh bang tài xuất chúng
Tiếc thay mầm vạ nẩy từ trong !!
(Từ Phong – 2003)
3/ Nỗi lòng trang trải với non sông
Hậu thế ai người có biết không ?
Độc lập nước nhà nêu ý hướng
Tự do dân tộc điểm tâm hồng .
Chí ngăn lũ giắc cuồng phương Bắc
Tài giữ đồng minh vai chủ Đông
Tiết trực tâm hư gương ái quốc
Mai nầy đời gạn đục khơi trong
(Trần Việt Yên – 2003)
4/ Thù nhà, nợ nước, gánh non sông
Chưa vững quyền uy bậc cũng không
Quyết chí đánh tan quân mặt trắng
Tận tâm xé nát ngọn cờ hồng
Thanh liêm chỉ một vang Miền Bắc
Chính trực không hai, dội cõi Đông
Khí tiết lăng sương thù khiếp vía
Hiềm vì phản loạn núp bên trong .
(Trường Giang – 10/2003).
5/ Bùi ngùi tấc dạ xót non sông,
Sóng lớn thuyền con, kẻ sĩ không
Xin gửi tấm lòng cùng sử ký
Trao về xương cốt với tim hồng
Quốc gia nghiêng ngửa, chèo phò tá ?
Đất nước chênh vênh, tát biển Đông
Nhắm mắt xuôi tay tùy cõi thế
Nguyện cầu dân tộc, đục thành trong .
(Hoàng Ngọc Văn – 2003)
6/ MỘT đời tận tụy gánh non sông
NÉN bạc phản thùng, nghiệp hóa không
HƯƠNG ngát nghìn thu, gương chính khí
LÒNG son một thuở dáng linh hồng
THẮP cao ngọn đuốc soi đêm tối
DÂNG tận đài mây gọi gió đông
CHÍ lớn chưa thành, thân dẫu thác
SĨ dân thương tiếc biển, trời trong
(Thiên Tâm 18/10/03)
7/ Chí Sĩ quên mình với núi sông
Vì dân vì nước chẳng hề không
Cộng hòa khai lối giòng Dân Việt
Tiên tổ truyền lưu giống Lạc Hồng
Diệt Cộng bài Phong nạn giặc Bắc
Đồng minh kết hữu tình Tây Đông*
Trời ơi ! Oan nghiệt ai mưu giết
Giữa buổi nhiễu nhương đục lẫn trong
(Tố Nguyên – 19/10/03)
(*) Tây Phương và Đông Nam Á
Ủa..?!
Chị Năm, cái nội dung còm của nickname “Làm Chùa Thì Cho Nga…”..sao không thấy hiển thị..dzậy chị Năm?!
Xem kỹ các tấm ảnh chị post…
Sao ròm em hơi..nghi nghi..hình như là có “chó săn”..đang rình..phải không chị Năm?
hihihihihi…
– Hình số 4: áo đen..đang điện thoại.
– Hình số 5: có 2 cái đầu đội mũ trắng đứng lấp ló..sau cây cột.
– Hình số 6: áo đen, quần lửng trắng, mũ trắng..đang điện thoại.
– Hình số 7: áo đen, quần lửng trắng, mũ trắng..đang ngồi ghế.
Em có cái suy nghĩ “trinh sát hình sự”trên…hihihihihi…
Bởi, nếu là người của đoàn đi lễ, thì tại sao họ không vào làm lễ thắp hương, mà lại..cứ đi quanh quẩn..thập thò, lấp ló..?!
Bùi ngùi cảm động, Phay à!
Xin cúi đầu tưởng niệm Ngô tổng thống.